Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 28 trang )

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người bất kể lứa tuổi nào và
sống ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống
văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng như một
nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Qua nhiều thời gian hình thành và phát
triển các làng nghề sản xuất hương ngày càng hoạt động tốt. Và việc trồng cây Hương
Bài trên vùng đất gò đồi để làm nguyên liệu sản xuất hương mang lại hiệu quả kinh tế
xã hội rõ rệt. Tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập đáng kể cho người dân. Cung
cấp ổn định nguyên liệu sạch có chất lượng cho ngành sản xuất hương (nhang) trên
địa bàn và tạo việc làm từ nghề làm hương thắp cho nhiều người.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, người dân có xu hướng thích dùng
những sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, không
độc hại. Do vậy, những loại cây cho tinh dầu quý, có tính ứng dụng cao trong nhiều
lĩnh vực sản xuất và đời sống đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu khai
thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sử dụng của chúng. Một trong những loại
nguyên liệu để sản xuất tinh dầu đang được các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt
Nam quan tâm là cây hương bài.
Cây hương bài vừa là nguyên liệu chính để làm hương, sản xuất tinh dầu và là
loại cây có thể giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường. Không có nhiều loài cây vừa
độc đáo, đa năng, vừa kinh tế, hiệu quả, thân thiện với môi trường, lại đơn giản như
cây cỏ Vetiver. Do bộ rễ phát triển mạnh nên quần thể cây hương bài là một hàng rào
bảo vệ hiệu quả, cỏ Hương bài (vetiver) còn có thể giải phóng được năng lượng từ


dòng xoáy của nước lũ tạo thành dải bờ kè thiên nhiên bảo vệ các công trình cơ sở hạ
tầng rất hiệu quả và rẻ, giúp bảo vệ các công trình đập, kênh, đường bộ, sông hồ thủy
điện không bị bồi lấp, chống lũ lụt, hạn chế dòng chảy mất mùa trên diện rộng.
Được biết, lần đầu tiên, hệ thống cỏ Vetiver được Ngân Hàng thế giới (World
Bank) phát triển với mục đích bảo vệ nguồn đất và nguồn nước cho nông nghiệp vào
những năm 1980. Trong vòng hơn 20 năm qua, hệ thống cỏ Vetiver đã được sử dụng
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 2

trên 100 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới tại châu Úc, châu Á, châu Phi và châu Mỹ
La Tinh để loại bỏ và xử lý nước thải (sinh hoạt và công nghiệp), xử lý chất thải tại
các khu vực mỏ và các vùng đất bị nhiễm bẩn. Đây là một phương pháp bảo vệ môi
trường tự nhiên rất hiệu quả với giá thành thấp.
Từ những lý do trên, em chọn đề tài chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình
thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương bài nhằm mục đích cung cấp nguyên
liệu sản xuất hương và nâng cao hiệu quả sử dụng đất” bài tiểu luận của mình.
Nhằm tìm hiểu những thông tin khái quát về đặc điểm hình thái sinh thái, các lợi ích
kinh tế mà cây hương bài mang lại để từ đó có thể định hướng hướng được những
biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện môi trường để đạt hiệu quả cao về kinh tế và
phát triển bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về đặc điểm hình thái sinh thái của cây hương bài, và các ý nghĩa,
hiệu quả sử dụng của cây hương bài trên Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế
nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Cây hương bài (Vetiveria zizanioides (L.) Nash)
4. Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận này được phân tích, đánh giá dựa trên những vấn đề tiêu biểu đi từ
chi tiết hóa đến khái quát tổng hợp, đặt vấn đề trong mối liên hệ tác động qua lại và
trong một tiến trình phát triển, phân tích tổng hợp tài liệu và qua tìm hiểu đặc điểm
hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương bài nhằm đánh giá mục đích cung cấp
nguyên liệu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
5. Nguồn tư liệu sử dụng
Nguồn tư liệu được sử dụng trong bài tiểu luận này chủ yếu được kế thừa và
khai thác trên các nguồn như sau:
- Nguồn tài liệu bằng Tiếng Việt rất quan trọng và giúp ích nhiều cho quá trình
nghiên cứu, đây là nguồn tư liệu quan trọng.
- Các bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước công bố trên các tạp
chí chuyên ngành, kỷ yếu tọa đàm, hội thảo, hội nghị khoa học.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 3

- Các công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được các nhà xuất
bản hoặc các viện, trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam xuất bản.
- Các thông tin trên một số trang web đáng tin cậy nhằm đảm bảo tính chính
xác của thông tin đưa ra.
6. Bố cục tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của bài tập lớn gồm ba chương.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, HÌNH THÁI VÀ KỸ THUẬT
TRỒNG CÂY HƯƠNG BÀI

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HƯƠNG


CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NHỜ CÂY
HƯƠNG BÀI (VETIVER)


Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, HÌNH THÁI
VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HƯƠNG BÀI
1.1 Đặc điểm hình thái, sinh thái cây hương bài

Cây Hương bài
(trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế)
Cỏ hương bài hay cỏ hương lau hoặc cỏ Vetiver (danh pháp hai phần:
Chrysopogon zizanioides, đồng nghĩa: Vetiveria zizanioides) là một loài cỏ sống lâu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 5

năm thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tên gọi vetiver có nguồn
gốc từ tiếng Tamil. Các tài liệu cổ bằng tiếng Tamil có đề cập tới việc sử dụng cỏ
hương bài cho các mục đích y học.
Cỏ Vetiver phát triển được ở mức nhiệt độ trung bình là 18-25

0
C, nhiệt độ
tháng lạnh nhất trung bình là 50
0
C, nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối là -15
0
C. Khi mặt đất
đóng băng, cỏ sẽ chết. Nhiệt độ mùa hè nóng 25
0
C sẽ kích thích cỏ phát triển nhanh,
sự sinh trưởng thông thường bắt đầu ở nhiệt độ hơn 12
0
C. Cỏ Vetiver có sức chịu
đựng đối với sự biến động khí hậu cực kỳ lớn như hạn hán kéo dài, lũ lụt, ngập úng.
Khả năng chịu ngập úng kéo dài đến 45 ngày ở luồng nước sâu 0,6-0,8m và chịu được
biên độ nhiệt từ -10
0
C đến 48
0
C.
Cỏ Vetiver cần lượng mưa khoảng 300mm, nhưng trên 700mm, có lẽ thích hợp
hơn để cỏ tồn tại suốt thời gian khô hạn, thông thường cỏ Vetiver cần một mùa ẩm ướt
ít nhất 3 tháng, lý tưởng nhất là có mưa hàng tháng.
Cỏ Vetiver phát triển tốt ở điều kiện ẩm hoặc ngập nước hoàn toàn trên 3
tháng. Tuy nhiên, chúng cũng sinh trưởng tốt ở điều kiện khô hạn nhờ hệ thống rễ
đâm ăn sâu vào đất nên cỏ Vetiver có thể chịu đựng được khô hạn và trên các triền
dốc.
Cỏ Vetiver là loại cây C4 nên chúng thích hợp trong vùng có lượng ánh sáng
cao. Loài này phát triển yếu dưới bóng râm, khi bóng râm được bỏ đi thì cỏ sẽ phục
hồi sinh trưởng rất nhanh.

Cỏ Vetiver mọc tốt nhất ở đất cát sâu, tuy nhiên nó cũng phát triển được ở phần
lớn các loại đất, từ đất vertisol nứt - đen đến đất alfisol đỏ. Cỏ còn mọc trên đá vụn,
đất cạn và cả đất trũng ngập nước.
Cỏ Vetiver mọc tốt nhất ở chỗ đất trống và thoát nước tốt, nhất là ở đất non trẻ
tạo từ tro núi lửa. Hàm lượng tinh dầu trong rễ cỏ Vetiver sẽ tăng lên nếu cỏ được
trồng ở đất sét.
Từ những đặc điểm thực vật và sinh thái của cỏ Vetiver cho thấy chúng là loài
có khả năng thích nghi rộng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, phát triển được ở
những vùng đất tương đối khắc nghiệt và có thể dùng được trồng với mục đích chống
xói mòn và sạt lở đất để bảo vệ đất đai.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 6

1.1.1. Đặc điểm hình thái Rễ
Rễ cây Hương bài là hệ rễ chùm gồm có nhiều rễ phụ. Rễ phụ thường không
mọc lan rộng mà đâm thẳng và cắm sâu vào đất. Rễ dài từ 3-4m sau hai năm trồng.
Trong môi trường đất khô, rễ có kích thước nhỏ và ngắn. Trong môi trường đất
ngập nước, rễ có kích thước lớn và dài.
Rễ có cấu tạo điển hình của rễ cây họ lúa, phần biểu bì và ngoại bì tương đối
dày, phần nhu mô vỏ gồm các tế bào có kích thước lớn, giữa các tế bào có các khoảng
gian bào chứa khí - đây là đặc điểm thích nghi của những cây sống ở vùng ngập nước.
Tế bào nội bì hóa bần khá dày. Phần trung trụ của gồm đầy đủ các thành phần,
hệ dẫn gồm gỗ và libe sắp xếp xen kẽ nhau theo kiểu bó dẫn xuyên tâm, phần nhu mô
ruột gồm các tế bào nhu mô có vách mỏng, kích thước lớn dần từ ngoài vào trong.

Bộ rễ cây Hương bài sau 6 tháng trồng







Cấu tạo giải phẩu của rễ cây Hương bài

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 7

1.1.2. Đặc điểm hình thái thân:
Cây có dạng thân thảo, phân đốt. Phần gốc thân có khả năng hóa gỗ và cứng.
Cây mọc thành khóm (bụi), phần thân khí sinh mọc thẳng đứng, có chiều cao từ 1,5-
2m, không phân nhánh. Từ các mấu ở gốc có các nhánh nhỏ. Mấu của thân thường
nhẵn, không có lông, lồi ra ở ranh giới giữa các đốt. Từ mấu đó của thân hình thành
các rễ phụ, chồi phụ khi được chôn vùi vào đất.
Về giải phẫu, thân cây Hương bài có cấu tạo điển hình của thân cây họ lúa,
trong đó lớp biểu bì mỏng, phần cương mô nằm dưới biểu bì xếp hàng hình vòng cung
tương đối dày. Các tế bào nhu mô cơ bản có hình đa giác, vách mỏng, kích thước lớn
dần từ ngoài vào, các bó dẫn sắp xếp tản mạn trong khối nhu mô cơ bản. Một bó dẫn
gồm có lớp tế bào cương mô có vách dày bao xung quanh bó dẫn, bên trong có mạch
thông, quản bào, các tế bào libe. Nhờ những cấu trúc như vậy nên thân Hương bài có
khả năng dẫn truyền vật chất rất tốt.


Thân cây Hương bài

(Tại trung tâm Tứ Hạ thuộc
trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế)

Cấu tạo một bó mạch
của thân cây Hương bài


Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 8

1.1.3. Đặc điểm hình thái lá
Lá cây Hương bài gồm có bẹ lá hình lòng máng bao bọc lấy thân và phiến lá
dạng dải, hẹp, dài 45-100cm, rộng 6-12mm. Lá trưởng thành có răng cưa nhỏ và sắc.
Cấu tạo giải phẫu của lá Hương bài bao gồm có: bao bọc mặt trên và dưới của
lá là những tế bào biểu bì. Nhu mô đồng hoá là những tế bào đa giác, có các khoảng
gian bào. Các bó dẫn có kích thước nhỏ, nằm dưới biểu bì và thường cách nhau bởi
những khoảng gian bào.
Hình ảnh lá cây
(Tại trung tâm Tứ Hạ thuộc trường
Đại học Nông lâm, Đại học Huế)
Lát cắt ngang của lá cây Hương bài

1.1.4. Đặc điểm hình thái hoa
Hoa mọc thành cụm, ở tận cùng dài từ 10 - 20 cm, không có đế cuống, hoa
màu tím nhạt, nụ hình trứng, mỗi hoa có 3 lá đài, 3 cánh trắng, 6 nhị cầu và 3 ngăn.
Hương bài là cây có hoa cùng gốc, gồm hoa lưỡng tính, đơn tính và vô tính. Cụm hoa
dạng bông kép (gié). Trên cùng một gié có thể có đầy đủ các loại hoa. Mỗi gié gồm

nhiều nhánh, các nhánh sắp xếp thành 8-12 vòng xoắn ốc, mỗi vòng có 6-12 nhánh,
trên mỗi nhánh có 10-20 hoa. Một bông có 600 -1500 hoa.
Hoa thụ phấn nhờ gió, quá trình thụ tinh ít xảy ra, nên khả năng tạo hạt kém.
Thời gian trổ hoa từ tháng 6 đến tháng 11.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 9

1.1.5. Đặc điểm hình thái hạt
Quả mọng, khi chín có màu tím sẫm, hay màu xanh đen, hình cầu, đường kính
từ 8 - 9 mm, có 1 - 3 hạt, mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 5. Hạt của cây Hương bài
được quan sát dưới kính lúp sau trổ hoa 30 ngày. Ở thời điểm này thì hai mảnh vỏ có
màu nâu sẫm, cứng và giòn nên khi muốn tách ra để quan sát thì phải ngâm vào trong
nước một thời gian để vỏ mềm ra.
Bên trong hạt không có nội nhũ, chỉ còn lại hai tua nhụy cái đã khô có màu nâu
đậm, có rất ít hạt còn sót lại bao phấn bên trong vỏ ở hạt 25 ngày sau khi trổ. Bên
trong vỏ hoàn toàn trống rỗng, chỉ có mô mềm mà nhụy cái đính lên.
Khi nghiền nát tất cả những bộ phận bên trong hạt và nhuộm với dung dịch
lugol thì thấy không có xuất hiện màu xanh đặc trưng của phản ứng với tinh bột. Qua
đây chúng tôi có thể rút ra kết luận là hạt của Hương bài không chứa nội nhũ như hạt
lúa hoặc như mô tả của Watson và Chomchalow.

Hình ảnh hoa Hương bài mọc thành cụm,
quả khi chưa chính có màu xanh lá cây
(Tại trung tâm Tứ Hạ thuộc trường Đại
học Nông lâm, Đại học Huế)
Hình quả khi chưa chính có màu tím
(Tại trung tâm Tứ Hạ thuộc trường Đại

học Nông lâm, Đại học Huế)












Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 10

1.2. Giá trị kinh tế, mục đích sử dụng của cây hương bài
Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng cỏ hương bài như một loại nguyên liệu
tạo ra hương thơm và là một loại dược liệu quí chữa được rất nhiều loại bệnh.
Rễ cây hương bài là nguyên liệu chính để sản xuất hương trầm. Những năm
gần đây, thị trường và giá thu mua mặt hàng này ổn định. . Và việc trồng cây Hương
Bài trên vùng đất gò đồi mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt. Tạo công ăn việc làm,
tăng thêm thu nhập đáng kể cho người dân.

Hình ảnh rễ cây Hương bài dùng làm hương(nhang)
Bên cạnh đó, tinh dầu chiết tách từ rễ hương bài có hương vị đặc trưng,
là một loại tinh dầu an toàn, không độc hại nhưng có thành phần khá phức tạp, chứa

trên 100 cấu tử được nhận dạng mà chủ yếu là các thành phần chất thơm có giá trị, có
nhiệt độ bay hơi cao (như: khusimol, spathulenol, terpinen-4-ol, khusimone,
valerenol, vertiven, furfurol, các axít vetivenic- benzoic dưới dạng ete của
vetivenol…) nên được sử dụng làm chất định hương cho các tổ hợp hương liệu cho
thực phẩm và nước hoa cao cấp. Và nó có đặc tính kháng khuẩn, kích thích tuần
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 11

hoàn, giúp cân bằng thần kinh, giảm stress và phục hồi trí nhớ… nên được sử
dụng nhiều trong dược phẩm. Rễ hương bài tươi có độ ẩm từ 45-55%, còn lại là các
chất khô. Trong thành phần chất khô, tinh dầu (chiếm từ 1-3%) là thành phần quan
trọng nhất tạo nên giá trị cao cho cỏ hương bài. Ngoài ra, theo nhiều tài liệu tham
khảo, trong rễ hương bài khô còn có các chất khác như xenluloza 80-89%, tinh bột 2-
5%, protein 2-7%, đường 1-4%, chất béo 0,5-2%, và một lượng rất ít các chất khoáng,
chất màu, vitamin…Hàm lượng và chất lượng của tinh dầu rễ cỏ hương bài dao động
từ 1-3% tuỳ thuộc vào giống, khí hậu và thổ nhưỡng. Tuỳ theo từng loại đất khác
nhau mà hàm lượng tinh dầu thu được cũng khác nhau, nếu được trồng ở vùng đất sét
thì hàm lượng và chất lượng tinh dầu sẽ cao hơn.
Hơn nữa, trồng cây hương bài sẽ giúp chống sạt lỡ đất hai bên bờ sông.
Ở Việt Nam, từ năm 2001, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông
Vận tải đã quyết định cho phép sử dụng cỏ Vetiver vào các mục đích giảm nhẹ thiên
tai, chống sạt lở các công trình giao thông công cộng. Với những ưu điểm: hiệu quả
cao, chi phí thấp, áp dụng đơn giản, thân thiện với môi trường, cỏ vetiver đã trở thành
sự lựa chọn để giảm nhẹ bất lợi của thiên tai ở Việt Nam. Chưa kể, làm kè bằng đá
hộc, bê-tông, phải khai thác, vận chuyển nguyên liệu từ xa đến. Khi xây bờ kè, phải
đào đắp nên thải một lượng lớn đất xuống sông, làm thay đổi dòng chảy, gây trầm
trọng thêm vấn đề thiên tai. Mặt khác, bê-tông mảng phủ lên lõi đất cát, rất dễ gãy vỡ

khi có xói lở ngầm. Do bộ rễ phát triển mạnh thành chùm, đan xen trong đất và có thể
chịu lực bằng 1/6 lần so với bê-tông nên hàng rào vetiver có tác động đệm rất tốt,
chống được xói mòn nếu đặt theo đường đồng mức với khoảng cách nhất định.
Tại Thừa Thiên Huế, kể từ năm 2005 cỏ Vetiver đã được Ban quản lý sông
Hương và Chi cục Quản lý đê điều tỉnh trồng để chống sạt lở đất ở hai bên bờ sông
Hương, sông Xước Dũ, sông Bồ Năm 2006, Viện Địa chất - Khoáng sản cùng với
mạng lưới cỏ Vetiver quốc tế đã thử nghiệm trồng loài cỏ này để xử lý môi trường đất
bị ô nhiễm chất độc Dioxin ở sân bay A Sò huyện A Lưới.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 12


Cây hương bài trồng còn có thể giúp bảo vệ nguồn nước, đất. Một ví dụ điển
hình, trong các kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi hiện mới chỉ thường được nhắc đến
công nghệ Biogas nhưng thực tế thì không phải chỉ có công nghệ khí sinh học là tối
ưu, là thay thế được tất cả các phương pháp khác. Trồng cây hương bài là công tác
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra mà giá thành lại rẻ, dễ sử dụng.
Cây Hương Bài, một loài cỏ có thể mọc hoang dễ dàng ở mọi vùng miền trên cả nước.
1.3. Kỹ thuật trồng cây hương bài
5.2.1. Lựa chọn địa điểm
Khu đất bằng phẳng, đất thịt pha cát,
không xói lỡ, không ngập úng khi mưa. Phải
làm đất và lên luống, tạo nên đất tơi xốp,
không lẫn cây cỏ. Phải bón phân khi lên luống
nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và
phát triển tốt.
Làm luống đất rộng từ 1 – 1,2m;

cao khoảng 30cm; độ dài tốt nhất là 10 – 15m,
có thể thay đổi tùy độ dài của vườn. Hai luống
cách nhau từ 20 -30cm.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 13

5.2.2. Kỹ thuật tạo giống
5.2.2.1. Tạo giống bằng hạt
Sau khi thu hoạch quả chín, ngâm quả trong nước 2 sôi 3 lạnh 48 giờ, đem quả
ra xát sạch vỏ lấy hạt ủ, hàng ngày rửa chua một lần, ủ đến khi hạt nẩy mầm đem hạt
ra gieo lên luống, khi cây cao từ 20 - 25 cm thì đem trồng (Phương pháp này ít làm vì
tốn công và nhiều thời gian).
5.2.2.2. Tạo giống bằng phương pháp giâm om
Giâm hom là một phương pháp nhân giống vô tính có nhiều ưu điểm như: có
hệ số nhân giống cao, đảm bảo chất lượng, giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ,
đáp ứng đủ và kịp thời cho việc sử dụng một lượng lớn cây giống trên qui mô lớn.
Sau khi thu hoạch rễ ta lấy đoạn thân cách gốc 10 cm trở lên, cắt hom phải đảm
bảo có từ 2 - 3 mắt, khi cắt hom không giập nát, mỗi cây chỉ lấy từ 3 - 4 hom. Thời
gian giâm hom trong vườn ươm từ 50 - 70 ngày là có thể xuất vườn.



Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 14


5.2.2.3. Tạo giống gốc ( Tách gốc)
Trước khi thu hoạch chọn cây con bánh tẻ ở nhưng cây mẹ khỏe, không sâu
bệnh để tách gốc và trồng ngay sau khi thu hoạch. Phương pháp này là phổ biến nhất
hiện nay, nhược điểm là khi làm quy mô lớn thì khó đủ giống.


5.2.3. Chăm sóc và quản lý
5.2.3.1. Thời vụ
Gồm vụ xuân: Tháng 2 – 3 và vụ thu: Tháng 9 – 10.
5.2.3.2. Phương thức trồng
Trồng thuần loài hoặc trồng xen trong hàng cây khi cây rừng, cây ăn quả chưa
khép tán để tận dụng đất và chống xói mòn rất tốt.
Nếu trồng mới thì phát dọn toàn diện, nếu trồng xen thì làm sạch cỏ theo băng,
phát giấy leo, làm nhỏ đất rồi lên luống hoặc làm từng đám tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể. Nếu trên đất dốc thì làm cục bộ từng hố kích thước 30 x 30 x 30 cm.
Cây cách cây: 30 cm, hàng cách hàng: 40 cm
Phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m
2
)
-Phân chuồng hoai: 55 - 60 kg
-NPK: 30-35 kg
-Vôi bột: 20 kg
Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, NPK theo hàng hoặc theo hốc, bón xong lấp
một lớp đất mỏng rồi mới trồng cây. Để cây đứng thẳng, lấp đất ngập gốc 3 cm rồi ấn
chặt gốc. Khi trồng nên bố trí trồng hàng so le theo hình nanh sấu.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất


Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 15

Sau khi trồng 2 tháng tiến hành chăm sóc đợt 1 làm cỏ, xới vun gốc, mỗi năm
nên chăm sóc từ 2 - 3 lần. Không cho gia súc vào vườn sau khi trồng, thường xuyên
kiểm tra đề phòng mối gây hại cây.
5.2.4. Thu hoạch và bảo quản
Nếu trồng vào vụ xuân thì tháng 12 thu hoạch. Nếu trồng vụ thu thì cuối năm
sau thu hoạch. Trường hợp chưa có thị trường thì có thể để năm sau thu hoạch cũng
được.
Khi thu hoạch dùng cuốc hoặc thuổng trọc quanh gốc cây rồi nhổ toàn bộ rễ,
đập sạch đất rồi dùng dao sắc cắt sát gốc, rửa sạch, phơi khô cho vào bao tải để nơi
thoáng mát, khô ráo.
Thu hoạch rễ vừa mới nhổ lên đem rửa sạch thật nhanh rồi đem phơi
khô dưới bóng râm, phơi ngoài trời nắng tinh dầu sẽ bay hơi mạnh. Thời gian bảo
quản rễ tốt nhất từ 1 - 3 tháng sau thu hoạch, nếu bảo quản trong kho có điều kiện tốt
thì cũng không quá 6 tháng. Thời gian kéo dài quá 3 tháng chất lượng tinh dầu có tốt
hơn nhưng hàm lượng thì giảm nhiều và thời gian chưng cất cần phải kéo dài làm
giảm hiệu quả kinh tế.


Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 16

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HƯƠNG

2.1 Thực trạng của sản xuất hương
Từ rất xa xưa cây hương bài mọc hoang dã ở ngoài rừng, các thế hệ cha anh

chúng ta đã phát hiện ra đây làm một loài cây có vị thơm đặc biệt, và bắt đầu đi gom
cây này về mỗi dịp tết lễ. Ban đầu là phơi khô, rồi chờ ngày tết mang cả bộ rễ cho vào
các bát sứ và đốt, hương thơm tỏa ra từ loài cây này đã dần dần trở thành 1 cảm giác
thân thiện, lôi cuốn, và thiêng liêng. Sau đó, cứ mỗi độ tết đến , xuân về, dỗ chạp,
cúng tế, mọi người sử dụng cây hương bài làm nguyên liệu chính cho cây nhang đốt.
Gồm có nhiều loại nhang được con người sử dụng như hương thẻ, hương
vòng,…

Hương (nhang) thẻ

Hương (nhang) vòng

Hương ( nhang) tháp

Hương ( nhang) bột


Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 17

2.2 Sản xuất hương trên thành phố Huế
Quy trình chế biến rễ cây hương bài
thành bột hương bài nhằm tạo cho cây
hương(nhang) có mùi thơm đặc trưng. Bột
tạo ra được chọn từ những cây hương bài có
tuổi thọ trên 2 năm, mọc ở nơi cằn cỗi,đồi
cao để có được tinh chất dầu thơm đặc biệt.

Quá trình chế biến tỉ mỉ cẩn thận mới có
được.



Quy trình sản xuất bột hương bài
Bên cạnh rể cây hương bài là nguyên liệu chính còn có các nguyên liệu như cây
tre đủ loại, cây để chẻ làm chân nhang, gỗ trầm, bạch đàn, cây quế , phẩm vàng, phẩm
đỏ xanh, đen để nhuộm chân nhang, giấy bao nhang. Và dụng cụ làm nhang rất giản
dị. Làm nhang thường hay nhang ma, nhang đất chỉ cần cái bàn dài, mấy chậu sành và
một cái bàn tròn bằng cây hay bằng tôn làm nhang thơm hay nhang thẻ thì dùng thêm
một miếng ván cây nhỏ có núm để cầm và dùng để lăn nhang. Nếu làm nhang vòng
thì có một cái khuôn bằng cây gỗ phẳng, trên có đục một rãnh hình cái nhang vòng
xoáy trôn ốc, lớn nhỏ tùy theo cỡ nhang dự định làm.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 18

Có ba loại nhang là nhang đất, nhang thẻ và nhang vòng cho nên cách thức làm
hơi khác nhau, nhưng trừ lối làm hương vòng còn đối với hai loại nhang nén thì có
công việc chính là chẻ chân nhang, làm bột nhang, làm mình nhang, bó nhang và đóng
thẻ.
2.2.1. Quy trình sản xuất hương đất
Chẻ chân nhang
Việc đầu là phải chẻ chân nhang. Chân nhang làm bằng tre, nứa, cần lựa thứ tre
nào dầy như tre tầm vong chẳng hạn và cây tre phải không non quá và cũng không già
quá. Cây tre mua về đem cưa ra từng đoạn ngắn bằng cây nhang đoạn dùng dao sắc
mà chẻ ra thành thanh nhỏ, ( đem ngâm nước rồi phơi khô để nhang cháy đượm). Sau

đó lại chẻ các thanh ấy ra chân nhang các chân nhang sau khi chẻ ra được vào lỗ có
đục ở miếng tôn hay sắt tây và đóng vào bàn gỗ, như dùng để vuốt tre, mây cho nhẵn
và tròn. Nhưng đối với nhang thường nghĩa là nhang ma, nhang đất thì không cần
vuốt nhẵn, cứ để nguyên như lúc chẻ cũng được. Chân nhang được bó thành bó một
muôn ( mười vạn hay 100 ngàn) để bán. Chân nhang chẻ xong được nhuộm đỏ phía
dưới để cắm vào bát hương trước khi làm mình que nhang, hoặc về sau mới nhuộm.
Làm bột nhang
Làm bột nhang là khâu tiếp theo. Bột để se mình nén nhang lấy bột rễ cây
hương bài. Người ta mua hay vào rừng lấy rể cây đem về phơi khô, rồi dùng cối đá
mà giã (đâm ) nát ra bột. Đem bột ấy mà rây cho nhỏ, mịn, bột nào còn to thì bỏ vào
cối mà giã lần thứ hai. Bột mịn nhuyễn gọi là bột áo để bao phía ngoài nén nhang và
làm bằng gỗ mục tán và rây thật nhỏ còn bột to gọi là bột hồ để se phía trong. Khi chế
loại nhang thơm hay là nhang thẻ thì phải dùng gỗ trầm, gỗ bạch đàn, quế chi, chẻ nhỏ
ra và tán nhỏ rồi rây kỹ.
Làm mình nhang
Lúc se mình nhang bằng bột hương bài thì lấy một cái bàn độ dài 2 thước, trên
bàn để 3 đống bột:
- Đống thứ nhất là bột hồ hương bài
- Đống giữa là nửa hồ nửa áo
- Đống thứ ba là bột hồ và hai phần bột áo
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 19

Lấy chân tre chia ra từng nắm (chét) nhỏ, dùng một cây cơ cặp vào để trừ phía
dưới chân nhang, đoạn nhúng phần nhang sẽ bọc bột vào thùng nước lạnh cho ngập
tới đầu cây cơ chân nhang.
Nhúng nước rồi, kéo tre ra mà vẩy cho thật ráo nước. Đem vùi đầu tre đã nhúng

nước lạnh vào đống hồ thứ nhất, nhúng vào bột xong bỏ ra ngay và rũ cho rơi bớt bột
xuống bàn đồng thời phải cầm tách các cây nhang ra cho khỏi dính chùm vào nhau
nhúng vào bột, kéo ra, rũ bột, đến khi nào không thấy nước ngấm ra ngoài cây nhang
nữa là được. Đem để nắm nhang ấy lên giá gác cho khô rồi lấy nắm khác mà nhúng
bột. Thường thương nhúng luôn một muôn cái chân, rồi lúc này lấy nắm đã nhúng
nước, nhúng bột đầu mà nhúng lại vào nước lạnh, đoạn đem vùi vào đống bột thứ hai
(có một nửa bột hồ, một nửa bột áo). Lần này ở cây tre nhang đã có bột hương bài rồi,
gặp nước sẽ có thể rời ra, nên phải cầm đầu cây nhang tách ra một chút, và nhúng
xuống nước cũng nên lấy ra ngay đoạn đem vùi nhang vào đống bột thứ 3 (có 1 phần
bột hồ và 2 phần bột áo). Lần này nên cầm xòe chân nhang ra như cái quạt, rồi để nằm
xuống bàn mà rắc bột đống số 3 lên, xong nắm chụm tre lại mà rũ bột thừa đã bám
vào nhang, nhúng xong đem gác lên giá, phên mà phơi cho khô. Cái chân tre nhúng
được 3 lần nước, 3 lần bột thì lớn bằng chiếc đũa, nhưng bột thoa chưa được chặt,
phảin lăn thì nó mới se mình lại. Khi làm nhang ma, nhang đất rẻ tiền thì phải lấy một
cái thùng đựng đinh cũ, hoặc kiếm cái thùng bằng tôn, kẽm, sắt tây có đáy cao độ 40
phân. Đem xếp nhang, đầu xuống đáy thùng, để thùng nằm ngang xuống, rồi lấy tay
mà lăn đi lăn lại để cho nhang mới làm xong được chắc mình lại. Lăn độ 15, 20 phút,
đoạn đem để lên giàn mà phơi nắng cho khô. Nhang này được xếp thành ó 200 cây để
bán.
2.2.2. Quy trình sản xuất hương (nhang) thẻ
Nhang ma, nhang đất không thơm lắm, vì không có bỏ hương gì trong nhang ấy
cả. Nhang đất để không mà bán chứ không cần bỏ vào bao.
Nhang thơm là loại nhang trong có trộn gỗ thơm như trầm, bặch đàm, quế chi,
thường thứ nhang này đựng trong bao hay thẻ, mổi bao có 60 cây, nên người ta gọi là
nhang thẻ.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 20


Nguyên liệu làm nhang thẻ cũng như làm nhang đất, nhưng cách làm cũng có
khác. Một phần là bột hồ trộn với bột thơm, hòa với nước lạnh. Một phần nữa là bột
thơm trộn với ít bột hồ, rây thật mịn rồi để khô dùng làm bột áo.
Bột thơm làm bằng gỗ cây trầm, bạch đàn, quế chi được tán nhỏ và rây kỹ.
Cách làm: Sau khi trộn, nhồi bột rồi thì lấy tay mà se bột thành một cục nhỏ,
tròn như đuôi chuột. Lấy một que nhang mà đặt cái đuôi chuột bằng bột ấy rồi lăn cho
bột bọc kín lấy chân nhang. Muốn se cho đều và nhang được tròn thì lấy một miếng
cây dẹp, ngang 10 pần, dọc 20 phân, dày 1 phân, phía lưng có núm cầm, cầm cái núm
ấy mà lăn lên mình cây nhang, lăn đi lăn lại vài lần cho tròn và nhẵn. Khi nhang đã
nhẵn rồi thì vùi vào đống bột áo khô se lại lần nữa để cho bột ăn vào cây nhang, như
vậy cây nhang mới đẹp, mùi thơm ngát. Se xong đem phơi nắng cho khô xong đem
nhúng chân vào bao, thường mỗi bao có 60 cây nhang. Nhang thơm làm tốn công nên
giá bán phải cao hơn nhang thường.
Loại nhang rất thơm và bán đắt tiền là nhang Huế và nhang Ấn Độ. Nhang Ấn
Độ thơm một mùi đặc biệt, rất mạnh, chỉ hợp với người Ấn quen dùng nhang này để
cúng bái, nhu cầu của ta ít đòi hỏi loại nhang này. Nhang này chân nhỏ và mình cũng
nhỏ.
Còn nhang Huế thì chân và mình cũng nhỏ hơn nhang thường nhưng rất thơm
vì chế tạo bằng gỗ trầm, giã-hương, hoàng đàn và nhữa trám. Nếu có nguyên liệu và
phương tiện kỹ thuật thì cũng nên chế tạo loại nhang này để bán.
2.2.2. Quy trình sản xuất hương (nhang) vòng
Nhang vòng thuộc loại nhang đặc biệt, ít dùng hơn hai loại nhang ma và nhang
thơm. Bột làm nhang vòng là bột làm nhang thơm, nhưng cách thức làm khác. Hoặc
lấy bột nhang thoa vào cái khuôn bằng cây (gỗ) có đục máng nhỏ theo đường xoáy
trôn ốc hoặc se bột thành sợi dây dài rồi cuốn vào một miếng gỗ hình nón, cuốn theo
hình xoáy trôn ốc. Cuốn xong thì đẩy nhang vòng ra ngoài cho ép thành hình nhang
rồi phơi khô. Khi nào khô, gói giấy bỏ hộp cho kín thì nhang không mất mùi thơm. Có
thể làm nhang vòng bằng cách khác, nhưng hai cách trên là đơn giản hơn cả.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương

bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 21





Cơ sở sản xuất hương (nhang) và quán tại làng hương Trường Đá, TP Huế


Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 22

CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT NHỜ CÂY HƯƠNG BÀI (VETIVER)
3.1. Cơ sở khoa học
Không có nhiều loài cây vừa độc đáo, đa năng, vừa kinh tế, hiệu quả, thân thiện
với môi trường, lại đơn giản như cây cỏ Vetiver. Không có nhiều loài cây đã từng
được sử dụng một cách lặng lẽ từ hàng trăm năm nay, rồi bỗng nhiên được phổ biến,
ứng dụng rộng rãi và nhanh chóng đến vậy trong vòng 20 năm trở lại đây trên khắp
thế giới, như cây cỏ Vetiver. Và chắc cũng không có nhiều loài cây được đặt cho
nhiều cái tên thân thương,trìu mến như cây cỏ Vetiver: nào là “cây cỏ lý tưởng”, “cây
cỏ độc đáo”, “cây cỏ thần diệu”, “cây cỏ đa năng”v.v., rồi thì “bức tường sống”,
“hàng rào sống”, “neo đất sống” v.v.
Nếu trồng đúng cách, cỏ Vetiver có thể mọc trên rất nhiều loại đất và trong rất

nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, đặc biệt là điều kiện khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt
đới và Địa Trung Hải. Nó có rất nhiều đặc tính độc đáo, hiếm khi cùng thấy ở riêng
một loài thực vật nào đó. Những đặc tính đó thể hiện rõ nét nhất khi cỏ Vetiver được
trồng thành những băng cỏ ken dày, điều cực kỳquan trọng trong hầu hết các ứng
dụng của hệ thống cỏ Vetiver.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 23

Những đặc điểm độc đáo sau đây của cỏ Vetiver đã được nghiên cứu.
Cỏ Vetiver có bộ rễ đồ sộ, rất phát triển, mọc rất nhanh và ăn rất sâu, trong 12
tháng đã có thể ăn sâu tới 3,6m trên đất tốt.
Do có bộ rễ ăn sâu nên cỏ Vetiver chịu hạn rất khỏe, có thể hút độ ẩm từ tầng
đất sâu bên dưới, và xuyên qua các lớp đất bị lèn chặt, qua đó giảm bớt lượng nước
thải thấm xuống quá sâu.
Phần lớn các sợi rễ trong bộ rễ khổng lồ của nó lại rất nhỏ và mịn, đường kính
trung bình chỉ khoảng Q,5-1,Qmm, tạo nên một bầu rễ rất lớn, rất thuận lợi cho sự
phát triển của vi khuẩn và nấm, là điều kiện cần thiết để hấp thụ và phân hủy các chất
gây ô nhiễm như nitơ…
Thân cỏ mọc thẳng đứng, rất cứng, có thể đạt tới 3m chiều cao, nếu trồng dày
thì chúng tạo thành hàng rào sống, kín nhưng vẫn thoáng, khiến nước chảy chậm lại
và hoạt động như một màng lọc, giữ lại bùn đất.
Cỏ Vetiver có thể thích nghi với đất có độ chua, độ mặn, độ phèn cao, có hàm
lượng Na và Mg cao.Cỏ Vetiver có thể thích nghi với đất và nước có hàm lượng Al,
Mn cao và những kim loại nặng như As, Cd, Cr, Ni, Pb, Hg, Se và Zn. Cỏ Vetiver có
thể hấp thụ một lượng lớn N và P hòa tan trong nước thải.
Cỏ Vetiver có thể thích nghi với đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Cỏ Vetiver có thể chịu nồng độ thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cao.
Cỏ Vetiver có thể phân hủy một số hợp chất hữu cơ liên quan với thuốc trừ sâu,
thuốc trừ cỏ.
Cỏ Vetiver có khả năng phục hồi rất nhanh sau khi bị ảnh hưởng của hạn hán,
giá lạnh, cháy, nhiễm mặn và những điều kiện bất thuận khác sau khi những điều kiện
này kết thúc.
3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cỏ Hương bài (Vetiver)
Với những đặc điểm hình thái và sinh lý kỳ diệu như đã nói ở trên, cỏ Vetiver
đã được sử dụng rất thành công trong phục hồi và cải tạo đất. Ở Việt Nam, hầu hết
kinh nghiệm ứng dụng hệ thống cỏ Vetiver trong canh tác nông nghiệp trên đất dốc
đều được đúc kết từ “Dự án trồng sắn” do Quỹ Nippon Foundation tài trợ cho các
nước Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1994-2003. Phần dự án ở
Việt Nam do Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng và Viện
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 24

Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp thực hiện. Dự án được triển khai cùng với
nông dân miền núi các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thừa
Thiên-Huế và Tây Nam Bộ.
3.3.1.Hiệu quả giữ đất

Áp dụng các biện pháp giữ đất là nhằm ngăn chặn hoặc giảm nhẹ hiện tượng
xói mòn, rửa trôi do nước hoặc do gió gây nên.
Để ngăn chặn, giảm nhẹ xói mòn, rửa trôi trước hết cần bảo vệ lớp đất mặt bằng một
lớp phủ thực vật, không để các hạt đất bị rã ra dưới tác động của nước hoặc gió.
Tiếp theo, khả năng gây xói mòn, rửa trôi của nước hay gió tỷ lệ thuận với tốc độ
nước chảy hoặc gió thổi. Do vậy, nguyên lý giữ đất chủ yếu là giảm tốc độ nước hoặc

gió và có thể làm điều đó nhờ trồng các hàng cây, thí dụ như cỏ Vetiver, theo đường
đồng mức địa hình.
Nếu trồng đúng cách, các hàng rào cỏ Vetiver sẽ rất có hiệu quả trong việc
ngăn chặn, giảm nhẹ xói mòn, rửa trôi, kể cả do nước hoặc gió.
Tương tự như vậy, các biện pháp giữ nước nhằm tạo điều kiện để nhiều nước
mưa hơn thấm sâu vào đất, mà hiệu quả nhất cũng là bằng một lớp phủ thực vật và
đặc biệt là trồng cây thành những hàng rào kín. Nếu được trồng dày theo đường đồng
mức cỏ Vetiver sẽ có tác dụng như vậy. Nước tuy vẫn lọt được qua giữa các cây cỏ
nhưng sẽ chậm lại rất nhiều và không tập trung thành dòng lớn. Kết quả là nước sẽ
thấm vào đất được nhiều hơn, lớp đất mặt đỡ bị rửa trôi, xói mòn hơn và các hạt đất
nếu có bị xói rửa đi cũng sẽ tích tụ lại ở ngay trước các hàng rào cỏ Vetiver.
Giảm lượng đất bị rửa trôi, xói mòn đương nhiên là có lợi, ít nhất cũng là giữ
lại độ phì cho đất. Tuy nhiên người nông dân cần tự cân nhắc xem có nên đầu tư cho
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và kỹ thuật trồng cây hương
bài nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu sản xuất hương và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất

Lê Nguyễn Kiều Nhị Trang 25

công việc này hay không. Chẳng hạn nếu lớp đất trồng khá dầy thì giữ đất bằng biện
pháp trồng cỏ Vetiver có thể chưa cần ưu tiên vì cũng phải đầu tư công sức, và các
hàng cỏ Vetiver cũng chiếm một diện tích đất nhất định.
Ở những vùng đất dốc, nơi lớp đất phủ không dầy lắm, đã và đang bị rửa trôi,
xói mòn và người nông dân phải đầu tư nhiều để thâm canh, tăng năng suất, thí dụ bón
phân chuồng, phân hóa học, thì hiệu quả tích cực của cỏ Vetiver không chỉ là hạn chế
rửa trôi, xói mòn mà còn là giữ lại hoặc làm tăng độ phì của.
Bộ rễ phát triển, ăn sâu của cỏ Vetiver có thể hấp thụ và giữ lại các chất dinh
dưỡng hòa tan trong đất. Nếu không, những chất này có thể bị nước mưa cuốn trôi
mất hoặc thấm xuống lớp đất sâu hơn, ngoài tầm với của rễ cây. Cắt cỏ Vetiver phủ
lên mặt đất và để cho hoai thành mùn chính là cách giữ lại, trả lại hoặc tăng độ phì

cho đất, nhất là đối với lớp đất trên cùng.
3.3.2. Thiết kế và khuyến nông
Kinh nghiệm trồng
cỏ Vetiver chống xói mòn
chỉ ra rằng người nông dân
phải tính toán, xem xét
nhiều mặt trước khi quyết
định có sử dụng cỏ Vetiver
hay không và sử dụng như
thế nào. Kết quả điều tra
một số người dân “ưa” thử
nghiệm (họ thường được
các dự án hỗ trợ một phần)
cho thấy họ thích bón thêm
phân hóa học và trồng các
loại cây cải tạo giống.
Trong khi đó ý kiến về hệ
thống cỏ Vetiver như là
biện pháp giữ đất và nước
chủ yếu còn khá tản mạn.

×