Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MAI THANH TÙNG
CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG CA TỪ NHẠC
TRỊNH CÔNG SƠN
(KHẢO SÁT NHỮNG CA KHÚC THÂN PHẬN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian là suối nguồn vô tận cho biết bao thi sĩ muôn đời nay.
Ngỡ tƣởng rằng thi ca hiện đại sẽ ngày càng xa nguồn để hƣớng tới cảm quan
hậu hiện đại nhƣng trên hành trình ấy vẫn có những nhà thơ tìm về với truyền
thống, với văn học dân gian để khơi nguồn thơ của mình. Những nhà thơ nhƣ
Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Tố Hữu, Nguyễn Duy …
đã chứng minh cho ta thấy ảnh hƣởng to lớn của văn học dân gian tới thi ca.
cũng nhƣ vậy các nhạc sĩ đã mƣợn “đôi cánh” của văn học dân gian để chắp
vào cho âm nhạc của mình. Sự hòa phối ấy đã tạo nên những hiện tƣợng âm
nhạc độc đáo, những vần thơ nốt nhạc sẽ còn lƣu lại mãi với thời gian.
Mọi ngƣời vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chƣa mấy ai biết rằng
ông cũng là một nhà thơ, dù ông cũng đã in một số tập thơ. Cũng có ngƣời gọi
ông là "người thơ ca" hay "người hát thơ"[57], nghĩa là ông là ngƣời kết nối
cho thơ và nhạc trở nên hài hòa trở nên du dƣơng, hoàn hảo nhất.
Sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc,
hoặc có bài lời thơ viết sau khi đã có nhạc, hay trƣớc khi "phổ nhạc" thì mỗi
lời ca của ông đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn
từ và cảm xúc. Trịnh Công Sơn là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tƣ tƣởng nhân
sinh và thời cuộc với một phong cách rất riêng biệt trong thơ ca Việt Nam.
Các ca khúc của Trịnh Công Sơn sáng tác rất nhuần nhuyễn trong các
thể thơ truyền thống nhƣ lục bát, đồng dao, ca dao. Ngay từ lần nghe đầu tiên
ca khúc Ở trọ, tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái
chuyện ở trọ bình thƣờng trong đời, ông đã đẩy liên tƣởng tới cái "cõi tạm"
chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông
minh và hóm hỉnh. Ông nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ
dƣới nƣớc, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
Trăm năm ở đậu ngàn năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn (Ở trọ)
Trong ca khúc Để gió cuốn đi, Trịnh Công Sơn diễn tả thắm thiết tình
cảm với cuộc đời:
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không
Để gió cuốn…đi
Để gió cuốn…đi.
Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông
Ôi trái tim đang bay theo thời gian. (Để gió cuốn đi)
Thân phận con ngƣời là một trong ba chủ để lớn (thân phận - tình yêu -
quê hƣơng) kết cấu nên dòng nhạc Trịnh. Có thể nói thân phận con “Ngƣời”
là chủ thể của mọi mục đích sáng tạo. Con ngƣời hiện sinh, con ngƣời tƣợng
trƣng, con ngƣời mặc định, con ngƣời trở đi trở lại nhƣ một nỗi ám ảnh trong
hầu hết các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thân phận con ngƣời có khi đứng
tách riêng ra thành một chủ đề độc lập, có khi ẩn hiện trong các chủ đề khác
tạo nên một sợi dây xuyên suốt, một chất keo kết dính tạo nên tính thống nhất
mà đa dạng trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Ông khai thác con ngƣời ở hầu
hết các trạng thái khác nhau, khi thì “gần gũi”, có lúc thật “xa xôi”, nhƣng tựu
chung đều bắt nguồn từ một cái nôi văn hoá dân gian của tâm hồn tác giả, đó
là: “chất liệu dân gian”, nguồn cảm hứng đã xuyên suốt mọi chủ đề và hình
tƣợng trong ca từ nhạc của ông. Chất liệu dân gian hiện lên trọn vẹn nhất
trong những bài hát về thân phận, về kiếp luân hồi và giải thoát bản ngã. Ông
giúp ngƣời nghe lắng nghe những âm vọng nhân sinh để chiêm nghiệm hết sự
tàn phai của cõi đời, để rồi trăn trở với những suy tƣ, với những quan niệm về
sự sống và cái chết.
Ca từ âm nhạc Trịnh Công Sơn rất xứng đáng đƣợc nghiên cứu. Có thể
nhận định rằng Trịnh Công Sơn là một nhà thơ lớn. Nhạc và thơ của ông hòa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
quyện vào nhau, nƣơng tựa vào nhau tạo nên những nhạc phẩm đã, đang và sẽ
làm say mê hàng triệu triệu trái tim qua bao thế hệ. Trong đó phải nói phần ca
từ đóng một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên phong cách Trịnh Công
Sơn. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về nhạc Trịnh Công Sơn. Trƣớc thực tế
đó, trong luận văn này chúng tôi chỉ tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về chất
liệu dân gian của ông qua thi pháp thể loại văn học dân gian, qua những biểu
tƣợng (mô típ dân gian), cách sử dụng ngôn từ ghép từ, nhịp điệu, gieo vần và
biện pháp so sánh trong phạm vi những ca khúc viết về thân phận của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn.
Chọn đề tài “Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn những
ca khúc về thân phận” ngƣời nghiên cứu muốn khẳng định vai trò to lớn của
văn học dân gian trong sự ảnh hƣởng tới văn học viết đồng thời chỉ ra một
hƣớng tiếp cận mới với ca từ âm nhạc Trịnh Công Sơn một trong những hiện
thực độc đáo trong làng âm nhạc Việt Nam hiện đại. Đề tài đồng thời cũng là
sự hiện thực hóa cho những câu hỏi? “Một thi sĩ hiện đại đã trở về với cội
nguồn dân gian như thế nào? Văn hóa dân gian đi qua màng lọc tư duy nghệ
thuật hiện đại sẽ biến đổi ra sao? Sự dung hợp giữa hiện đại và truyền thống
sẽ tạo ra thành quả gì cho văn chương, thi ca, âm nhạc?”.
2. Lịch sử của vấn đề
Đã có rất nhiều công trình, bào báo bài nghiên cứu về thơ về nhạc của
cố nhạc sĩ. Có thể khẳng định ngay từ khi Trịnh Công Sơn công diễn tác
phẩm đầu tiên “Ướt mi” cho đến nay đã làm tốn không biết bao nhiêu là giấy
mực của nhà nghiên cứu phê bình. Nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển
của âm nhạc và sự yêu mến những sáng tác của ông, liên tiếp những show
biểu diễn về nhạc “TRỊNH” ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý của
rất nhiều khán giả yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn và những học giả, nhà
nghiên cứu tìm hiểu về ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Hầu hết đều là giới thiệu những bài viết ngắn, từ 2 cho đến khoảng 15
trang, cho ta những cái nhìn nghiêng, những “bán diện” của Trịnh Công Sơn,
qua mắt nhìn của những ngƣời viết. Ðặc biệt, về nội dung và cách trình bày,
nổi bật lên cuốn sách của Trịnh Cung và Nguyễn Quốc Thái (Trịnh Công Sơn
(1939 - 2001) cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội hoạ và suy tưởng) và tuyển tập Một
cõi Trịnh Công Sơn của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha và Ðoàn Tử
Huyến [45]. Trong hai tuyển tập này, ngoài bài viết của những tác giả trong
nƣớc, có nhiều bài viết của những tác giả không sống ở Việt Nam. Ở nƣớc
ngoài, có những tuyển tập đặc biệt về Trịnh Công Sơn, gồm những bài viết
trong nƣớc, của các tạp chí sáng tác, nhận định văn nghệ, tạp chí Văn học, …
Trong những năm trở lại đây, về đề tài Trịnh Công Sơn, trong nƣớc nổi
bật lên cuốn sách Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của Hoàng tử bé (nhà xuất
bản Trẻ, 2004) của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng [72], một ngƣời bạn của ngƣời
nhạc sĩ. Cuốn sách là một tập hợp nhiều bài viết mang tính đoản văn, tuỳ bút,
pha với phần nào tính chất ký và tự truyện, cho ngƣời đọc thấy đƣợc chân dung
đời thƣờng của ngƣời nhạc sĩ, đƣợc nhìn ngắm từ những góc độ đời thƣờng pha
lẫn một chút triết lý của tác giả. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là một ngƣời có đƣợc
những nét tài hoa trong tạp bút và ký, lại là bạn thân của Trịnh Công Sơn, nên
cuốn sách của ông có những nét đặc biệt riêng, chiếu rọi đƣợc những “cận
cảnh” đời thƣờng của Trịnh Công Sơn. Ở hải ngoại, có cuốn Trịnh Công Sơn:
Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (nhà xuất bản Văn Mới, 2005) của Bùi
Vĩnh Phúc [50]. Ðây là chuyên luận của một nhà lý luận phê bình hiện sống tại
Mỹ. Cùng với các nhà phê bình lý luận nhƣ Nguyễn Hƣng Quốc, Ðặng Tiến và
một vài ngƣời khác nữa, đƣợc nhiều độc giả văn học quan tâm theo dõi và đánh
giá cao, trƣớc chuyên luận về Trịnh Công Sơn này, Bùi Vĩnh Phúc đã cho ra
mắt nhiều tác phẩm mà cuốn sách tƣơng đối gần đây của ông đƣợc nhiều ngƣời
chú ý là cuốn Lý luận và phê bình Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước
(1975 - 1995) [49]. Gần đây, trên báo Văn học (số 232, tháng 7 & 8.2006), một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
tạp chí sáng tác và nhận định văn nghệ xuất bản tại Mỹ, ngƣời ta thấy có đăng
bài Thân phận con người và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn của Nguyễn
Thị Thanh Thuý [56].
Cũng nhƣ những nghệ sĩ, những nhà văn, nhà thơ và những nhà văn hoá
lỗi lạc khác của Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã có những đóng góp của mình
vào việc làm phong phú và đẹp đẽ hơn nữa gia tài văn hoá Việt. Ðặc biệt đối
với Trịnh Công Sơn, đóng góp của ông nổi bật lên trong lĩnh vực ngôn ngữ.
Ông đã làm mới lạ cách diễn tả tình ý của con ngƣời Việt Nam, đặc biệt trong
khía cạnh tình yêu và thân phận con ngƣời trong cuộc chiến cũng nhƣ trong
chuyến đi lữ thứ của nó về cõi vĩnh hằng. Ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn để
diễn tả cuộc chiến tàn khốc của lịch sử Việt Nam hậu bán thế kỷ XX, cái nhìn
của ông về phận ngƣời giữa cõi vô thƣờng là cuộc đời này, tiếng nói ngọt
ngào yêu thƣơng và thiết tha nhân ái trong trái tim ông khi nói về tình yêu
nam nữ nói riêng, hoặc tình yêu giữa ngƣời và ngƣời nói chung, đã là những
dấu ấn khó phai trong tâm thức con ngƣời Việt Nam hiện đại.
Tóm lại đã có rất nhiều tác giả đi nghiên cứu về Trịnh Công Sơn trên
mọi phƣơng diện âm nhạc và ca từ nhƣng chƣa có một công trình nghiên cứu
chuyên biệt nào về chất dân gian, chất văn học của tâm hồn và tƣ duy âm
nhạc của ông. Có thể khẳng định văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa
mẹ nuôi dƣỡng tâm hồn Trịnh Công Sơn giúp ông sáng tạo nên những tác
phẩm bất hủ cùng năm tháng.
Nhƣ vậy, với lịch sử khám phá về ca từ nhạc Trịnh Công Sơn với những
giai điệu đáng tự hào ta có thể làm rõ sự ảnh hƣởng sâu sắc từ cội nguồn văn
hoá - văn học dân gian đã tác động nhƣ thế nào, để từ đó tạo lên những vần
thơ độc đáo vừa sâu lắng hồn quê vừa nồng nàn tinh thần hiện đại của tƣợng
trƣng - siêu thực trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
3.1. Luận văn sẽ làm rõ - chính văn hóa dân gian, văn học dân gian là cơ
sở, nền tảng góp phần tạo lập nên vẻ đẹp độ sâu trong nội dung ca từ nhạc
Trịnh Công Sơn. Thành tựu bền vững của nhạc Trịnh là giai điệu lắng sâu, mê
đắm và ca từ đẹp của nhạc phẩm. Vì vậy, việc tìm hiểu ca từ là tìm hiểu và
xác định giá trị đích thực của nhạc Trịnh Công Sơn.
3.2. Việc sử dụng chất liệu dân gian - những thành tố cấu trúc trong văn
hóa dân gian, văn học dân gian - để tạo lập nên lời trong các ca khúc nhạc
Trịnh Công Sơn.
3.3. Xác định đƣợc những thủ pháp mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sử
dụng để tạo nên ca từ của ông. Ông đã sử dụng nguyên bản những yếu tố dân
gian và biến đổi sáng tạo những chất liệu dân gian nhƣ thế nào cho phù hợp
với thời đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Những biểu tượng của văn hóa
dân gian, văn học dân gian đã đƣợc sử dụng làm chất liệu để tạo nên Lời, tức
là tạo nên ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn ?
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ đi tìm hiểu riêng phần ca từ trong di sản nhạc Trịnh Công
Sơn. Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi là chất liệu dân gian
trong ca từ những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong đó chúng tôi sẽ
làm sáng tỏ ảnh hƣởng sâu sắc của văn hóa - văn học dân gian tới sáng tác
nhạc Trịnh Công Sơn nhƣ thế nào.
Trong số những ca khúc mà Trịnh Công Sơn sáng tác chúng tôi chỉ đi
sâu nghiên cứu ca từ những bài hát chủ đề thân phận con ngƣời, trên phƣơng
diện chất liệu dân gian tạo nên hình tƣợng con ngƣời xã hội và con ngƣời
bản thể.
5. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của luận văn chúng tôi đã lựa chọn
những tài liệu liên quan đến ca khúc của Trịnh Công Sơn đã đƣợc công bố rõ
ràng gồm:
- Trịnh Công Sơn tuyển tập những bài ca đi cùng năm tháng – Nhà xuất
bản Âm nhạc - 1998.
- Một cõi đi về - Nhà xuất bản âm Nhạc TP HCM - 1989.
- Tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn tập 1.2.3.4.5.6 – Nhà xuất Văn nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh - 1999.
- Những bài hát về thân phận của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đƣợc sƣu tầm
từ nhiều nguồn tài liệu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên những khái niệm về văn
hóa, văn học, ngôn ngữ. Từ đó làm cơ sở để phân tích, tổng hợp những quan
điểm này thông qua các ca từ trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn, để
giải quyết những vấn đề mà đề tài đề cập đến.
- Phương pháp định lượng qua thống kê phân loại, phân tích: Để cho
việc nghiên cứu đánh giá có căn cứ xác thực chúng tôi tiến hành khảo sát,
thống kê những ca từ, những bài hát của Trịnh Công Sơn. Thông qua đó phân
loại nội dung phản ảnh theo từng chủ đề, từ đó phân tích nội dung phản ánh
để rút ra giá trị của những chất liệu dân gian mà Trịnh Công Sơn đã sử dụng
trong ca khúc của mình.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Ngƣời viết đề tài đã phân loại các bài
hát theo đúng chủ đề thuộc phạm vi đề tài và có số liệu thống kê chính xác
khoa học nhất cho những luận điểm của vấn đề đã đƣợc nêu ra trong ca từ nhạc
âm nhạc Trịnh Công Sơn. Đó là quá trình tổng hợp các bài nghiên cứu, các bài
thống kê nhận diện về chất liệu dân gian, cũng nhƣ qua đó thể hiện quan điểm cá
nhân của tôi về Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn một cách
có hệ thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
- Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh nhằm mục đích để soi
rọi, thấy đƣợc những điểm giống và khác nhau trong cách lựa chọn chất liệu
dân gian của các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ với Trịnh Công Sơn. Từ đó tìm ra
cái khác biệt, cái mới, sự sáng tạo của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
7. Đóng góp của luận văn
Đề tài “Chất liệu dân gian trong ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
những ca khúc về thân phận” nhằm có một cái nhìn khái quát và hệ thống
hoá về tài năng nghệ thuật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những sáng tạo ca
từ của ông. Từ đó chứng minh rằng Trịnh Công Sơn không chỉ là một nhạc sĩ
tài hoa mà còn là một nhà thơ có tâm có tầm trong nghệ thuật, một nhà thơ
với phong cách từ cội nguồn văn hoá dân gian Việt Nam.
Nghiên cứu về chất dân gian trong ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
trong ca từ những bài hát thân phận giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe thêm yêu
mến âm nhạc Trịnh Công Sơn hơn nữa và thấy rõ dấu ấn của chất liệu dân
gian dân gian từ tâm lí sáng tạo, cách nhìn thế giới, dạng thức biểu hiện cái tôi
trữ tình đến cách sử dụng các mô típ dân gian, nhằm bảo lƣu văn hoá diễn
xƣớng dân gian. Với lối tƣ duy và diễn đạt đậm chất dân gian qua màng lọc
của nghệ thuật âm nhạc hiện đại đã tạo nên giá trị riêng cho các ca khúc của
Trịnh Công Sơn trong nền văn học đƣơng đại.
8. Cấu trúc của luận văn
Phần một: Mở đầu
Phần hai: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất liệu dân gian của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn trong ca từ những ca khúc viết về thân phận
Chương 2: Biểu hiện chất liệu dân gian của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơntrong ca từ những ca khúc viết về thân phận
Chương 3: Hiệu quả của chất liệu dân gian trong ca khúc nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn
Phần ba: Kết luận
CHƢƠNG 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LIỆU DÂN GIAN CỦA NHẠC SĨ
TRỊNH CÔNG SƠN
TRONG CA TỪ NHỮNG CA KHÚC VIẾT VỀ THÂN PHẬN
1.1. Những vấn đề chung về cuộc đời và sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hƣơng, tổng Vĩnh Tri, huyện Hƣơng
Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ
Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak. Ông mất vào 12:45 trƣa ngày
1 tháng 4 năm 2001, tại Sài Gòn. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dƣa chùa
Quảng Bình, tỉnh Bình Dƣơng bên cạnh mộ của thân mẫu.
Năm 1943 từ Dak Lak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trƣờng
tiểu học Nam Giao (nay là Trƣờng An), vào trƣờng Pellerin, theo học trƣờng
Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup
Laubat, Sài Gòn. Học trƣờng Sƣ Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau
khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm hiệu trƣởng một trƣờng Tiểu học ở Bảo
Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại
Sài Gòn. Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại
Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) [45].
Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh
vực nhƣ: Thơ, Văn và Hội Họa.
Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ƣớt
Mi (Nhà xuất bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn
600 tác phẩm, có thể đƣợc phân loại dƣới 3 đề mục lớn: Tình Yêu - Quê
Hƣơng - Thân Phận.
Năm 1972, ông đoạt giải thƣởng Đĩa vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi
con (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên
2 triệu bản; Giải thƣởng cho bài hát hay nhất trong phim Tội lỗi cuối cùng;
Giải nhất của cuộc thi Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh với
bài Em ở nông trường, Em ra biên giới; Giải nhất cuộc thi Hai mươi năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
sau với bài Hai mươi mùa nắng lạ; Năm 1997 ông đoạt giải thƣởng lớn của
Hội nhạc sĩ cho một chuỗi bài hát: Xin trả nợ người, Sóng về đâu, Em đi bỏ
lại con đường [56].
Trịnh Công Sơn thực sự là một thi sĩ, nhạc sĩ có tài có tâm, cái tâm cao
quý của ngƣời thể hiện những thi phẩm thơ lấp lánh chất nhạc. Cái tâm của
Trịnh Công Sơn còn là tâm huyết của ngƣời con Việt Nam luôn trăn trở trong
khát vọng sống về tình yêu về hòa bình. Bằng tài năng của mình, Trịnh Công
Sơn đã khẳng định một tiếng nói riêng trong âm nhạc Việt Nam, một tiếng nói
tha thiết trong dòng chảy âm nhạc dân tộc.
1.1.1. Quan điểm về nghệ thuật, âm nhạc, ca khúc của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn luôn sống trong tình yêu thƣơng con ngƣời, tình yêu dân
tộc bằng âm nhạc của mình. Ông luôn có những suy tƣ, tâm sự về cuộc đời,
con ngƣời và có những quan niệm sống thật giản đơn nhƣng giàu triết lý.
Về quan niệm sáng tác, Trịnh Công Sơn bộc bạch: "Tôi chỉ là một tên
hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những
giấc mơ đời hư ảo " [55]
Trong quan niệm sống, ông cho rằng “Sống trong đời sống cần có một
tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!” ( Để gió cuốn đi )
Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ họ Trịnh có tiêu đề rất gần gũi
đời thƣờng, trong đời sống ngƣời Việt Nam có thể kể tên: Ca khúc Trịnh Công
Sơn, Tình khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi đá buồn, Khói Trời mênh mông, Ca
khúc da vàng, Kinh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời, Phụ khúc da vàng, Như
cánh vạc bay, Tự tình khúc, Lời đất đá cũ, Thần thoại quê Shương, Tình yêu
và thân phận, Một cõi đi về, Huyền thoại Mẹ, Cỏ xót xa đưa, Em còn nhớ hay
em đã quên, Những bài ca không năm Tháng . . .[56].
Về con ngƣời của Trịnh Công Sơn có thể tóm lại trong lời phát biểu hàm
súc của ca sĩ Khánh Ly, ngƣời đã gắn bó với các ca khúc của Trịnh nhƣ là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
một cái nghiệp không thể tách rời: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai.
Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại
và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và
quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm
với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với
người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi." [77]
1.1.2. Nội dung trong các ca từ về thân phận của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nội dung của những bài hát về thân phận, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã
viết về tất cả những gì về con ngƣời, đó là niềm vui nỗi buồn của kiếp nhân
sinh ở đời. Trong những bài hát về thân phận con “Người” là chủ thể của mọi
mục đích sáng tạo. Con ngƣời hiện sinh, con ngƣời tƣợng trƣng, con ngƣời
mặc định, con ngƣời ám chỉ cứ trở đi trở lại nhƣ một nỗi ám ảnh trong hầu hết
các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thân phận con ngƣời đƣợc nhạc sĩ khắc họa
đầy đủ nhất tổng hợp nhất có khi đứng tách riêng ra thành một chủ đề độc lập,
có khi ẩn hiện trong các chủ đề khác tạo nên một sợi dây xuyên suốt, một chất
keo kết dính tạo nên tính thống nhất mà đa dạng trong âm nhạc Trịnh Công
Sơn. Trong những bài hát về thân phận cái Tôi của Trịnh Công Sơn, là cái
Tôi xuyên suốt mọi chủ đề và hình ảnh. Tôi hiện lên trọn vẹn nhất trong
những bài hát nói về thân phận, về kiếp luân hồi và giải thoát bản ngã. Cái tôi
gặm nhấm nỗi cô đơn, nỗi buồn đến đôi khi là tuyệt vọng. Cái Tôi đào sâu
vào bản ngã, lắng nghe những âm vọng nhân sinh để chiêm nghiệm hết sự tàn
phai của cõi đời, để rồi trăn trở với những suy tƣ, với những quan niệm về sự
sống và cái chết.
“Thân phận” trong ca từ nhạc Trịnh hội tụ cái buồn, cái cô đơn của thân
phận con ngƣời vừa là tâm sự bản thể, vừa là nỗi ám ảnh của mọi kiếp ngƣời.
Nó là sự phản ánh của hiện thực đời sống khách quan qua lăng kính tâm hồn
mang đậm chất dân gian của ngƣời nghệ sĩ. Thông qua giai điệu nồng nàn của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
âm nhạc Trịnh Công Sơn, con ngƣời không còn sợ hãi “bệnh”, “xem” bệnh là
một tất nhiên - cái giới hạn mà khi nhận thức đƣợc nó, con ngƣời sẽ tiến gần
đến với sự “giải thoát”.
“Bao nhiêu năm làm kiếp con người / Chợt một chiều tóc trắng như vôi”
(Cát bụi). Đó là những gì chúng ta tìm thấy trong những ca khúc của ông, ta
thấy mỗi con ngƣời sau phạm trù giữa cái sống và cái chết của niềm vui và
nỗi buồn nhân thế. Đến với những ca khúc viết về thân phận của Trịnh Công
Sơn ta thấy một dấu ấn đậm nét của chất dân gian trong ca từ của ông với
những ảnh hƣởng của chất liệu dân gian, một sự ảnh hƣởng có chiều sâu trên
cả phƣơng diện nội dung cũng nhƣ nghệ thuật chứ không chỉ đơn thuần chỉ là
những sự ảnh hƣởng hình thức về chất liệu từ dân gian.
1.1.3. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa, xã hội ngƣời Việt Nam
Vƣợt qua khoảng cách không gian và thời gian, văn học luôn là nhu cầu
không thể thiếu trong thế giới tinh thần của con ngƣời Việt Nam. Trong nhịp
sống hối hả của thời hiện đại, ngƣời ta lại càng cần có văn chƣơng nhƣ một
bến đỗ tâm hồn. Đối với ngƣời học văn, việc nuôi dƣỡng niềm say mê đối với
văn học lại càng cần thiết. Từ những thời đại xa xƣa trong lịch sử loài ngƣời,
từ khi con ngƣời bắt đầu có những định hình về thẩm mĩ cũng là lúc văn học
dân gian ra đời. Văn học dân gian là bầu sữa ngọt ngào, nuôi dƣỡng tâm hồn
ngƣời Việt từ bao đời nay.
Văn học dân gian trong tiềm thức ngƣời Việt bao gồm những giá trị vật
chất và tinh thần do dân gian sáng tạo. Theo cách hiểu này, văn hoá dân gian
là cơ sở nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội, đồng thời nó cũng là chất liệu sáng tạo của văn hoá, văn học,
ngôn ngữ học, âm nhạc, hội họa.
Văn học dân gian với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất
và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần nhƣ phong tục, đạo đức, tín
ngƣỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
hiện, thuật ngữ “văn học dân gian” đƣợc hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp khác
nhau, liên quan tới đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Và đây
cũng là nguồn “chất liệu” mà mỗi nhà thơ nhà văn, nhạc sĩ đều muốn tìm
trong cội nguồn đó hơi thở của nghệ thuật dân gian.
Hiểu nhƣ vậy những sáng tác âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã tiếp nối
truyền thống “hồn cốt” của dân tộc, Ông đã mƣợn “chất liệu” dân gian hay sử
dụng trực tiếp để tạo nên những khúc ca, bày tỏ những suy tƣ trong tâm hồn
với đời.
Những đặc trƣng cơ bản của thơ ca có liên quan chặt chẽ với các đặc
trƣng khác của văn học dân gian, nó nhƣ cội nguồn, nhƣ dòng thác muôn
đời chảy trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Trịnh Công Sơn là ngƣời có suy
nghĩ suy sâu sắc, tâm hồn suy tƣ, tinh tế, nhạy cảm. Ông đã lấy chất liệu dân
gian làm nền tảng để sáng tạo nên những vần thơ hay nhất cho các ca khúc
của mình.
Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại nhƣ một món ăn tinh thần của con
ngƣời từ những khi còn nằm nôi. Những bài hát ru gắn với việc ru ngƣời ru
đời, ru tình ru cõi lòng, dƣờng nhƣ không thể thiếu lời ru khi nói đến nhạc dân
gian. Thơ và nhạc của Trịnh Công Sơn đã lấy cội nguồn từ chất liệu dân gian,
từ trong tinh hoa của văn học dân gian, văn hóa dân gian, “dệt” cho đời những
khúc ca thấm đậm bản sắc của ngƣời Việt, những khúc hát ru ngọt ngào yêu
thƣơng bậc nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.2. Cơ sở của chất liệu dân gian trong các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn
* Quê hương
Cuộc đời Trịnh Công Sơn trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, chế độ cũng
nhƣ giai đoạn sáng tác. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các
trƣờng Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết
học trƣờng Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây[56].
Những năm tháng tuổi thơ gắn bó với quê hƣơng Thừa Thiên Huế, đƣợc
sống trong cái thơ mộng, bâng khuâng của sông Hƣơng núi Ngự, nặng nghĩa
tình của câu hò, điệu hát - múa cung đình, có lẽ vậy mà dù sống ở đâu Trịnh
Công Sơn vẫn dâng trào cảm xúc khi nghe hát dân ca Xứ Huế sâu nặng. Đó là
chất xúc tác để những nỗi nhớ, niềm thƣơng luôn ẩn sâu nơi đáy lòng của
những ngƣời con xa quê đƣợc bộc bạch chân tình, da diết trong những ca
khúc.
Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, ta thƣờng gặp hình ảnh mái tóc của những
cô gái Huế:“tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài ” hoặc “gió heo may
đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề ”. Đây chắc chắn là hình
ảnh Huế, bởi hai chữ “tóc thề” là tiếng Huế. Tóc thề xứ Huế, đã đƣợc Trịnh
Công Sơn ví von bằng nhiều hình ảnh nhƣ “mây”, “sông dài”, “dòng nước
hiền”, “mùa xanh lá, loài sâu ngủ quên trong tóc chiều” bởi chính họ Trịnh
đã nói: “ Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm
sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên
man cái muôn hình vạn trạng ”. Song hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn nhất về
tóc thề, đƣợc tác giả mô tả nhƣ quay lại một đoạn phim chậm là “tóc em từng
sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh ”
* Gia đình
Ông lớn lên tại Huế, khi cha mất, Trịnh Công Sơn, anh cả của gia đình
họ Trịnh mới chỉ 14 tuổi. Ngƣời mẹ trẻ chia đều tình thƣơng cho tất cả 8 đứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
con nhƣng bà chăm sóc nhiều hơn ngƣời em trai kế của Sơn: Trịnh Quang Hà
vì Hà thể chất, tinh thần yếu nhất trong anh em. Trịnh Công Sơn còn đi học,
chƣa hé lộ tài năng nhƣng đã lấp loé năng khiếu âm nhạc, anh đã biết chơi đàn
từ tuổi thiếu niên. Khung cảnh Huế nuôi nấng thêm cho tâm hồn anh sự nhạy
cảm và mơ mộng. Ngƣời mẹ trẻ lo toan cơm áo nuôi con bằng cửa hiệu bán
phụ tùng xe đạp, xe gắn máy có bảng hiệu “Thanh Tâm" ở Huế. Khi Trịnh
Công Sơn rời Huế, Quy Nhơn vào Sài Gòn học, bà kết hợp những chuyến vào
mua hàng đến thăm con trai lớn. Những lần nhƣ thế, bà gặp gỡ con và bạn bè
cùng học với Sơn, cuộc trò chuyện cũng giống nhƣ thời Sơn còn bé, bà đọc
thơ của bà làm, lảy Kiều (vịnh, phú) cho con trai nghe. Giai điệu Huế, tâm
hồn Huế, thi ca đã đến với Sơn trƣớc khi âm nhạc đến và sau này, khi có
những ngƣời bạn trí thức nhƣ Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Đinh
Cƣờng … ngƣời ta sẽ không ngạc nhiên khi ca từ trong ca khúc của Trịnh
Công Sơn đẹp nhƣ những vần thơ. Đúng hơn, đây cũng chính là những bài
thơ [45,tr.27].
Trịnh Công Sơn yêu mẹ, sùng bái mẹ cũng thật dễ hiểu. Khi lớn lên
Trịnh Công Sơn ngày càng hiểu rõ sự yêu thƣơng, đức hy sinh của mẹ dành
cho con cái và đặc biệt là ông. Nhiều bóng dáng giai nhân, nhiều ngƣời phụ
nữ đến rồi đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn, có nhiều ngƣời để lại dấu ân
không mai mờ trong nhiều ca khúc danh tiếng nhƣ: Diễm xưa, Biển nhớ, Xin
trả nợ người, Bông bồng ơi … nhƣng cuối cùng, con ngƣời tài hoa ấy vẫn
quay trở về nằm bên mẹ của mình. Những anh chị em khác của Trịnh Công
Sơn đều đã có gia đình, có con cái. Trịnh Công Sơn dƣờng nhƣ đã nhƣờng
hạnh phúc ấy cho các em mình, ông dành cả cuộc đời cho âm nhạc, cho sáng
tạo và tìm về với mẹ nhƣ trẻ thơ sau cuộc trả nợ tử sinh, cho tất cả thân phận
cuộc đời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
* Thời đại
Trịnh Công Sơn sống trong một thời đại đầy biến động, đã tác động ảnh
hƣởng đến những sáng tác của ông. Trịnh Công Sơn chứng kiến những giai
đoạn lịch sử đất nƣớc, chế độ xã hội cũng nhƣ thời kỳ văn học nghệ thuật
khác nhau. Vì lời lẽ đó mà trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản
chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lƣu hành vài tác phẩm của ông.
Ngay cả Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng
không tán thành việc ông gọi chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài
Gia tài của mẹ, vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống
xâm lƣợc và thống nhất đất nƣớc. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất
thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.
Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập Judo với ngƣời
em trai, ông bị thƣơng nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giƣờng gần hai
năm tại Huế. Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học,
tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: “Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có
một niềm đam mê khác - âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có
thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của
tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy” [45,tr.12]
Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính nên ông thi và theo học ngành Tâm
lý giáo dục trẻ em tại trƣờng Sƣ phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy
tại một trƣờng tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài
“Nối vòng tay lớn”, bài hát nói về ƣớc mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc
mà ông viết từ năm 1968.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại
Hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980,
Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi
chế độ mới nhƣ: Thành phố mùa xuân, Em ở nông trường em ra biên giới,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Huyền thoại Mẹ Sau đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, bộ văn hóa lới lỏng
quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị
[45,tr.13].
Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh
vực nhƣ thơ, văn và hội họa. Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dƣ,
năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ. Sau năm 1975, bộ phim
không đƣợc trình chiếu rộng rãi tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về
tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim đƣợc chọn là phim Việt Nam chính
trong liên hoan phim Á Mỹ năm 1996 [45, tr.15].
Trịnh Công Sơn bị bệnh gan, thận và tiểu đƣờng. Ông mất tại thành phố
Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đƣờng vào ngày mà không ai cho là thật 1- 4 - 2001.
Con ngƣời Trịnh Công Sơn hiện lên rõ nét hơn qua những nhận xét của
những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ về ông:
1. Nhạc sĩ Frank Gerke
“Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi,
cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã
đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị Người hát hay
nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn. Sau Trịnh mới đến Khánh Ly. Sau
Khánh Ly là không còn ai nữa. Hồng Nhung chỉ hát tàm tạm được một đôi
bài )
Mặc dù nhạc Cách mạng của các anh rất hay. Hầu như bài nào cũng
hay. Khoẻ khoắn, hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho
tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho đám đông. Người ta
hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho
một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết
bấu víu vào đâu nữa, người ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an
ủi họ. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam [56].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
2. Nhà thơ Trần Đăng Khoa
“Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có nhiều người hâm mộ nhất. Đi đến đâu,
tôi cũng thấy người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ ngự trị
khắp mọi xó xỉnh của xứ Việt này mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách
sâu thẳm nhất trong cõi tinh thần của người Việt ở Hải ngoại. Dường như ở
đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến”[56].
3. Nhạc sĩ Phạm Duy
“Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con
tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng Cuộc
đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người.
Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi
mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như
vôi Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn ”
“Nhạc thần thoại quê hương, nhạc tình yêu và thân phận con người của
Trịnh Công Sơn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ, dù toàn bộ âm nhạc của anh
đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ
lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng
nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính: Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con
người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái
chết dễ dàng như chết trong mơ Anh ca tụng tình yêu và cũng như bất cứ
nghệ sĩ nào ở trên đời này anh chống bạo lực và chống chiến tranh”[56].
4. Nhạc sĩ Văn Cao
Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo
cấu trúc bác học phƣơng tây. Sơn viết hồn nhiên nhƣ thể cảm xúc nhạc thơ tự nó
trào ra. Nói nhƣ nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, ngƣời bạn già của tôi, "Trịnh Công
Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". „Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn
có lẽ là ở chính chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết
học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân
ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim,
không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa ” [56].
5. Trịnh Công Sơn tự bộc bạch
Ông từng chia sẻ: “Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống,
một nhắn nhủ thầm kín về những tuyệt vọng và cũng là nỗi lòng tiếc nuối
không nguôi đối với buổi chia lìa cùng mặt đất mà tôi đã một thời gian sẻ
những buồn vui với mọi người”.
“Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng
do một khúc quanh nào đó của số phận.”
Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi
tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và
khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã
cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được
một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người” [56].
Chúng ta thấy những nhận xét đánh giá của các nhạc sĩ nhà văn đều coi
Trịnh Công Sơn là một nhà thơ, một nhà thơ luôn đến với nỗi buồn, vui con
ngƣời, âm nhạc của ông len lỏi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong
cõi tinh thần của ngƣời Việt bằng chính cội nguồn văn hóa dân tộc.
1.3. Ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn đƣợc dệt lên từ chất liệu dân gian
* Khái niệm ca từ
Ca từ là phần lời của bài hát, khi tách biệt phần nhạc điệu của một bài
hát ta có một tác phẩm nghệ thuật đƣợc viết nhƣ một bài thơ, bài văn [1,tr.3].
Nếu tách riêng phần nhạc và phần lời của các ca khúc của Trịnh Công
Sơn, bao giờ cũng có khả năng tồn tại độc lập bằng đời sống riêng của chúng,
nhƣng khi đƣợc kết hợp lại với nhau chúng dễ có cơ hội để tạo nên một tác
phẩm nghệ thuật sống mãi với thời gian. Ở đây, chúng tôi tạm gác lại phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
giai điệu, mà chỉ bàn phần ca từ của các ca khúc bất hủ viết về thân phận của
Trịnh Công Sơn.
Những ngƣời hâm mộ, mến yêu nhạc Trịnh thƣờng rất hài lòng với cả
giai điệu và cả phần lời của ca khúc. Lời của bài hát, đấy là phần ca từ. Ca từ
trong nhạc Trịnh: Đẹp, ngân nga, uyển chuyển, nhịp nhàng, sâu lắng và trữ
tình nhƣ thơ. Vì vậy có thể khẳng định rằng rằng Trịnh Công Sơn đã “hát
thơ”. Quả thật, lời của nhạc Trịnh đậm đà chất thơ. Rất nhiều phần ca từ trong
ca khúc của Trịnh là một bài thơ trọn vẹn. Hoàn toàn có thể tuyển chọn trong
ca khúc của Trịnh Công Sơn để xuất bản thành tập thơ thuần túy.
Trong luận văn này, chúng tôi dành sự chú tâm của mình vào phần ca từ
mà Trịnh Công Sơn đã sáng tạo. Những ca từ đẹp về ngôn từ, hay về ý nghĩa,
đƣợc ông lấy từ chính chất liệu dân gian. Đó là cơ sở, là ngọn nguồn sâu xa,
có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tạo lên nét riêng trong ca từ nhạc Trịnh.
* Những đặc điểm nổi bật của chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh
Công Sơn
Thực tế rất khó lòng tách bạch giữa thơ và nhạc trong những ca khúc
của Trịnh Công Sơn. Nhạc và thơ Trịnh hòa quyện vào nhau, nƣơng tựa vào
nhau tạo nên những nhạc phẩm đã, đang và sẽ làm say mê hàng triệu triệu trái
tim qua bao thế hệ. Trong đó phải nói phần ca từ đóng một vai trò hết sức
quan trọng. Trong số 600 ca khúc mà Trịnh Công Sơn để lại, có gần 400 ca
khúc là nhạc tình. Ca từ của Trịnh Công Sơn lời đẹp, ý sâu, âm điệu nhẹ
nhàng, êm ái. Ông viết lời một cách dễ dàng, tự nhiên “như lấy chữ từ trong
túi ra” (cách nói của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát) [57]. Tôi có cảm tƣởng
Trịnh Công Sơn viết nhạc không khác gì Nguyễn Bính làm thơ. “Đây là
những tài năng thiên phú”. Những ngƣời nhƣ thế, phong cách hình thành rất
sớm và nó chi phối gần nhƣ suốt cả cuộc đời sáng tác của họ. Thực ra, số
lƣợng từ mà Trịnh Công Sơn sử dụng không lớn và có một số từ đƣợc anh
dùng đi dùng lại khá nhiều lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Một nét riêng nữa rất dễ nhận thấy là nhịp điệu trong các ca từ của Trịnh
Công Sơn. Nhịp điệu trong ca từ là yếu tố vô cùng quan trọng làm nên nhạc
điệu của ca khúc. Các nhà thơ, các nhạc sĩ tài năng đều có các kiểu ngắt nhịp
riêng phù hợp với nhịp điệu của cảm xúc. Trịnh Công Sơn cũng có rất nhiều
kiểu ngắt nhịp. Ở bài Cát bụi chủ yếu là nhịp 3 - 4: Bao nhiêu năm - làm kiếp
con người/ Chợt một chiều - tóc trắng như vôi Tạo nên nét nhạc trầm lắng,
suy tƣ. Bài Tình nhớ ngắt theo nhịp 3 - 2: Một người về - đỉnh cao/ Một người
về - vực sâu Tạo nên nét nhạc đứt đoạn nhƣ sự chia lìa. Nhƣng kiểu ngắt
nhịp đôi (2 - 2) mới là kiểu ngắt nhịp phổ biến trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Chính kiểu ngắt nhịp này góp phần làm nên nhạc điệu chủ đạo trong gần một
phần ba tình khúc của ông. Chẳng hạn nhƣ: Ngày mai - em đi - đồi núi -
nghiêng nghiêng - đợi chờ/ Sỏi đá - trông em - từng giờ. Nghe buồn - nhịp
chân - bơ vơ (Biển nhớ); Mưa vẫn - mưa bay - trên hàng - lá nhỏ/ Buổi
chiều - ngồi ngóng - những chuyến - mưa qua (Diễm xưa); Gọi nắng - trên
vai - em gầy/ Đường xa - áo bay (Hạ Trắng); Con chim - ở đậu - cành tr/.
Con cá - ở trọ - trong khe - nước nguồn (Ở trọ). Cảm giác nhẹ nhàng, êm
dịu của nhạc Trịnh Công Sơn phải chăng một phần là do kiểu ngắt nhịp khá
phổ biến này.
Vần cũng là một yếu tố quan trọng của cả thơ lẫn nhạc. Trịnh Công Sơn
gieo vần hết sức linh hoạt và sáng tạo. Nhạc Trịnh dễ nhớ, dễ hát một phần
cũng do lối gieo vần của tác giả. Cũng nhƣ nhà thơ Nguyễn Bính, Trịnh Công
Sơn gieo vần theo thể thơ lục bát của dân tộc một cách tự nhiên, không hề gò
ép. Trịnh Công Sơn có nhiều cách gieo vần nhƣng cách gieo vần đƣợc ông sử
dụng nhiều nhất trong ca từ của anh là cách gieo vần “chân” (các từ hiệp vần
đều nằm cuối câu) và thƣờng liền với nhau từng nhóm ba câu một vần. Cách
gieo vần này cũng góp phần tạo nên âm điệu riêng của nhạc Trịnh Công Sơn.
Chẳng hạn nhƣ: Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ/ Sỏi đá trông em từng giờ/
Nghe buồn nhịp chân bơ vơ Cồn đá rêu phong rủ buồn/ Đèn phố nghe mưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
tủi hờn. Nghe ngoài trời giăng mây tuôn (Biển nhớ); Gió heo may đã về/
Chiều tím loang vỉa hè/ Và gió hôn tóc thề (Nhìn những mùa thu đi); Gọi
nắng trên vai em gầy/ Đường xa áo bay/ Nắng qua mắt buồn/ lòng hoa bướm
say/ Lối em đi về trời không có mây (Hạ trắng); Màu nắng hay là màu mắt
em/ Mùa thu mưa bay cho tay mềm/ Chiều nghiêng nghiêng bóng qua
thềm (Nắng thủy tinh); Biển sóng - biển sóng - đừng xô nhau/ Ta xô - biển
lại - sóng về đâu/ Sóng bạc đầu - và núi - chìm sâu (Sóng về đâu).
Một trong những yếu tố làm cho ca từ của Trịnh Công Sơn đẹp, giàu
hình ảnh, giàu ý nghĩa, gây ấn tƣợng khó quên đối với ngƣời nghe là cách
thức sử dụng các biện pháp tu từ. Nghe và đọc gần 300 tình khúc của Trịnh
Công Sơn, tôi nhận thấy biện pháp tu từ mà nhạc sĩ sử dụng khá nhiều là biện
pháp so sánh. Nhạc sĩ có một số so sánh hết sức bất ngờ, gây ấn tƣợng mạnh.
Có lẽ chỉ Trịnh Công Sơn mới so sánh: Tình yêu như trái phá/ Con tim mù
lòa; Tình yêu như vết cháy trên da thịt người; Buồn như giọt máu Đối tƣợng
đƣợc đƣa ra so sánh chủ yếu là những hiện tƣợng thiên nhiên, gần gũi với đời
sống hàng ngày. Chẳng hạn nhƣ: Tình yêu như biển, biển rộng hai va/ Tình
yêu như biển, biển hẹp tay người. Lạc lối (Lặng lẽ nơi này). Đây là cách so
sánh mà không phải ai cũng hiểu. Tình yêu nhƣ biển thì quá rõ nhƣng vì sao
biển rộng hai vai? Điều này làm cho ca từ của Trịnh có những “nét nhòe”,
kích thích trí tò mò của ngƣời nghe. Nhƣng cách so sánh hơi khó hiểu ấy
không nhiều. Phần lớn Trịnh Công Sơn chọn cách so sánh tƣơng đối dễ hiểu,
dễ nhớ. Chẳng hạn nhƣ: "Bao nhiêu năm làm kiếp con người/ Chợt một chiều
tóc trắng như vôi" (Cát bụi); Một người về đỉnh cao/ Một người về vực sâu/
Để cuộc tình chìm mau/ Như bóng chim cuối đèo (Tình nhớ); Trời còn làm
mây, mây trôi lang thang/ Sợi tóc em buồn, trôi nhanh, trôi nhanh/ như dòng
nước hiền Tuổi buồn như lá/ Gió mãi cuốn đi/ Quay tận cuối trời… (Tuổi
đá buồn); Cuộc tình lên cao vút/ Như chim mỏi cánh rồi/ Như chim xa lìa
bầy/ Như chim xa lìa trờ/ Nnhư chim bỏ đường bay (Tình sầu). Người bình
thường chỉ có thể so sánh “như chim mỏi cánh rồi” là hết, nhƣng Trịnh Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Sơn có thể so sánh liên tục mà lại hết sức dễ dàng nhƣ lấy “từ trong túi ra”.
Muốn so sánh dễ dàng nhƣ vậy phải có óc liên tƣởng phong phú và nhạy bén.
Với Trịnh, thiên nhiên là ngƣời bạn thân thiết sẵn sàng trở thành chất liệu
giúp nhạc sĩ thể hiện ý tƣởng, tình cảm của mình. Thiên nhiên không chỉ trở
thành đối tƣợng để so sánh mà còn biến thành hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa trong
những tình khúc của Trịnh. Nghe nhạc Trịnh, ta bắt gặp rất nhiều các hình
ảnh: Con chim ở đậu, con cá ở trọ; chợt buồn trong mắt nai; đồi núi nghiêng
nghiêng đợi chờ; sỏi đá trông em từng giờ
* Tiểu kết
Chất liệu dân gian càng trở lên đậm nét hơn khi những khúc ru đƣợc cất
lên, cứ ngân nga, cứ du dƣơng nhƣ lời ru của mẹ chan chứa trong ca khúc của
Trịnh Công Sơn. Có khi là lời ru của mẹ của bà nhƣng có khi là lời ru của em,
lời du của anh cho em, của con cho mẹ, cho chính thân phận kiếp ngƣời của
ông. Trịnh tìm thấy sự bình yên trong tiếng ru, những du khúc ông viết đã an
ủi cho bản thân ông khi ông không nên duyên với ai, cũng là lời an ủi cho thế
hệ của nhạc sĩ. Trịnh Công Sơn ru chính ông, ru tình, ru đời.
Một số đặc điểm về cách ghép từ, ngắt nhịp, gieo vần, biện pháp so
sánh đã góp phần làm cho nhạc Trịnh Công Sơn tƣởng chừng nhƣ không
giống ai nhƣng lại vô cùng giản dị mà không đơn điệu, quen thuộc mà vẫn
mới lạ, triết lý mà chứa chan tình cảm. Và đặc biệt ca từ của ông lại rất đậm
chất dân gian, chúng ta thấy rõ ràng trong ca từ của ông tuy “ma mị” nhƣng
lại rất đời thƣờng rất gần gũi nhƣ những hình ảnh thân quen của đời sống từ
hòn đá cho đến Đóa hoa vô thường.
Cách Trịnh Công Sơn lựa chọn từ ngữ cho đến cách gieo vần đều rất
“thơ” và đều đƣợc lấy từ trong thơ truyền thống của dân tộc nhƣ thể Lục bát,
thơ bốn chữ (đồng dao), và những biến thể trong ca dao tục ngữ. Trịnh Công
Sơn đã thổi vào trong nhạc của ông những âm hƣởng thi pháp văn học dân
gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
CHƢƠNG 2
BIỂU HIỆN CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG CA TỪ CỦA NHẠC SĨ
TRỊNH CÔNG SƠN
NHỮNG CA KHÚC VIẾT VỀ THÂN PHẬN
Trong kho tàng văn học Việt Nam, văn học dân gian là sự kết tinh quá
trình sáng tạo nghệ thuật của nhân dân qua nhiều thế hệ. Những tác phẩm còn
lƣu truyền đến hôm nay đã đƣợc sàng lọc qua thời gian, bởi vậy chúng có giá
trị về nhiều mặt. Văn học dân gian không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu
con ngƣời Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhà
thơ, nhà văn, giúp các nhà thơ, các nhạc sĩ “chắp cánh” cho thơ, học tập văn
học dân gian ở đây đƣợc hiểu là sự tiếp nối, kế thừa một cách sáng tạo những
vẻ đẹp của văn học dân gian. Các tác giả không sao chép một cách vụng về
thành tựu của văn học dân gian mà luôn sáng tạo. Sự học ấy không chỉ giản
đơn, thoáng chốc trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, bền
bỉ. Những truyện cổ tích, những áng ca dao cứ day dứt trong tâm hồn nghệ sĩ
để rồi hồn văn, hồn thơ dân gian tự nhiên chuyển hoá vào văn học viết chứ
không phải là một sự bắt chƣớc sống sƣợng, vô hồn.
Các nhà văn học đƣợc học cách sáng tạo những hình tƣợng nghệ thuật
hoàn hảo, học đƣợc nghệ thuật tự sự (cách kể chuyện) hấp dẫn học đƣợc cách
hƣ cấu và những yếu tố tƣởng tƣợng phong phú đa dạng, học cách xây dựng
nhân vật, xây dựng không khí truyện huyền ảo, thần bí, cách kết thúc truyện
có hậu trong các truyện cổ tích. Nhà văn, nhà thơ cách xây dựng các hình
tƣợng về ngƣời anh hùng và lối miêu tả những biến cố lịch sử mang tính cộng
đồng trong sử thi, và cách nói hài hƣớc, dí dỏm mà sâu sắc trong truyện cƣời
dân gian giúp nhà văn nhà thơ giáo dục sâu sắc của dân gian qua những câu
chuyện ngụ ngôn.