Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên qua tác phẩm của ba nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.57 KB, 104 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN HỒNG THÚY



ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NỮ THÁI NGUYÊN QUA
TÁC PHẨM CỦA BA NHÀ THƠ: LƢU THỊ BẠCH LIỄU,
NGUYỄN THÚY QUỲNH, TRẦN THỊ VÂN TRUNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN









Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN HỒNG THÚY



ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NỮ THÁI NGUYÊN QUA
TÁC PHẨM CỦA BA NHÀ THƠ: LƢU THỊ BẠCH LIỄU,
NGUYỄN THÚY QUỲNH, TRẦN THỊ VÂN TRUNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM HÙNG VIỆT








Thái Nguyên – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo
sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
ở bất kì công trình nào khác.


Tác giả


Nguyễn Hồng Thúy


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Phạm Hùng Việt, thầy đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.

Luận văn là kết quả của quá trình học tập. Vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
đến những người thầy, người cô đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Ngôn
ngữ K20 (2012 - 2014) tại trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn ủng
hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Hồng Thúy






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các bảng iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4

5.1. Phương pháp thống kê phân loại. 4
5.2. Phương pháp miêu tả 4
6. Đóng góp của luận văn 5
7. Cấu trúc luận văn 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Thơ và sự phân biệt thơ với văn xuôi 6
1.1.1. Thơ 6
1.1.2. Phân biệt thơ với văn xuôi 7
1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ. 9
1.3. Giới thiệu về văn học Thái Nguyên và các tác giả nữ 17
1.3.1. Giới thiệu về văn học Thái Nguyên 17
1.3.2. Giới thiệu ba nhà thơ nữ của Thái Nguyên : Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy
Quỳnh, Trần Thị Vân Trung 19
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ THƠ, VẦN, NHỊP VÀ CÁCH TỔ CHỨC BÀI
THƠ TRONG THƠ NỮ THÁI NGUYÊN 22
2.1. Đặc điểm về thể thơ 22
2.1.1. Thể thơ bốn chữ 23
2.1.2. Thể thơ năm chữ. 26
2.1.3. Thể thơ bảy chữ 30
2.1.4. Thể thơ tự do 32
2.1.5. Một số hình thức thơ lạ trong thơ nữ Thái Nguyên 36
2.2. Vần và nhịp 39
2.2.1. Vần 39
2.2.2. Đặc điểm về nhịp 49
2.3. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.3.1. Đặc điểm về tiêu đề 55
2.3.2. Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ 56

2.3.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ 57
2.3.4. Một số kiểu mở đầu và kết thúc 59
Chƣơng 3: TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƢỜNG GẶP TRONG
THƠ NỮ THÁI NGUYÊN……………………,………………………………… 63
3.1. Các lớp từ vựng – ngữ nghĩa tiêu biểu 63
3.1.1. Sử dụng từ láy mang lại hiệu quả nghệ thuật 63
3.1.2. Lớp từ chỉ hình ảnh, màu sắc 67
3.2. Một số biện pháp tu từ thường gặp 74
3.2.1. Điệp ngữ 74
3.2.2. Biện pháp so sánh 83
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… ……… 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê thể loại …………………………………… … ……… 23
Bảng 2.2: Bảng thống kê vần liền, vần cách, vần ôm 41
Bảng 2.3: Bảng thống kê vần chính, vần thông, vần ép 46
Bảng 2.4: Bảng các loại nhịp thơ 7 chữ 52
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các kiểu từ láy 64
Bảng 3.2: Bảng thống kê từ ngữ chỉ màu sắc 72
Bảng 3.3: Bảng thống kê kiểu loại so sánh 85

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những
cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu. Trong

kho tàng thơ ca Việt Nam đã có sự đóng góp không nhỏ của các nhà thơ nữ. Trong số
đông đảo các nhà thơ nữ hiện đại, các tác giả nữ Thái Nguyên đã có những thành công
nhất định, tạo nên giọng điệu và phong cách ngôn ngữ riêng.
Trong các sáng tác của mình, các nữ sĩ Thái Nguyên đã có những bộ cánh mới
khoác lên cho thơ ca dân tộc bằng tình cảm, nét kế thừa của một vùng quê – vùng văn
hóa trung du miền núi phía Bắc. Vì vậy, việc nghiên cứu diện mạo ngôn ngữ thơ nữ
Thái Nguyên có tác dụng góp phần khẳng định nét truyền thống của thơ ca dân tộc nói
chung và sự cách tân mới mẻ về phong cách ngôn ngữ thơ nữ trên đất Thái Nguyên
nói riêng.
Đọc thơ nữ Thái Nguyên có thể tự hào rằng: Thái Nguyên có không ít những
cây bút nữ có tài. Đương nhiên kể về tài năng thơ trong một tỉnh miền núi trung du
như Thái Nguyên thì nhiều không có nghĩa là phải hàng chục hay nhiều hơn thế mà
chỉ dăm bảy người thậm chí dăm ba người cũng có thể gọi là nhiều - nếu những tài
năng ấy có cơ sở để khẳng định chắc chắn. Khoảng con số này, chắn chắn Thái
Nguyên đã và đang có. Nói như Ma Trường Nguyên “thơ nữ Thái Nguyên đều đang
vươn tới xu thế của thơ ca hiện đại nhưng vẫn giữ được những gì căn cốt của thơ ca
truyền thống” [42]. Người tiếp cận nhiều nhất với thơ ca đương đại là Lưu Thị Bạch
Liễu, tiếp đó là những người mang trong mình cả phong vị truyền thống và hiện đại
như: Trần Thị Vân Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Minh Hằng, Ngọc Thị Kẹo,
Nguyễn Minh Thắng, Vũ Thị Tú Anh, Dương Thu Hằng…. Tất cả họ đều là những
cây bút gặt hái được nhiều thành công. Trong khuôn khổ một đề tài luận văn chúng tôi
xác định đối tượng nghiên cứu gồm ba tác giả mà theo chủ quan của chúng tôi là có
phong cách độc đáo hơn cả. Đó là ba nhà thơ: Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy
Quỳnh, Trần Thị Vân Trung. Ba nhà thơ hiện đều đang sinh sống và làm việc tại Thái
Nguyên. Các chị đều công tác trong các lĩnh vực liên quan đến văn hóa, giáo dục, gắn
bó máu thịt với mảnh đất này. Đặc biệt độ tuổi của họ không quá chênh lệch nhau để
2
được gọi là ba thế hệ nhưng lại có phong cách thơ tương đối độc lập. Nói chung, ở ba
nhà thơ nữ này, chúng tôi vừa tìm được cái chung trong nét nữ tính vừa tìm ra cá tính
của mỗi người thể hiện trong ngôn ngữ thơ.

2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu và tiếp nhận tác giả, tác phẩm thơ nữ Thái Nguyên hiện đại từ
trước đến nay đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Không ít những tờ báo trong
nước, trong tỉnh như: Báo Quân đội nhân dân, báo Người Hà Nội, báo Sài Gòn giải
phóng, báo Thái Nguyên… đã có những bài báo nghiên cứu xoay quanh những thành
công của các nhà thơ nữ Thái Nguyên. Năm 2009, tại Thái Nguyên đã tổ chức Hội
thảo thơ nữ Thái Nguyên đương đại tổ chức vào ngày 20/10/2009. Tham gia hội thảo
đã có nhiều bài viết, bài phê bình của các tác giả: Vũ Đình Toàn, Nguyễn Kiến Thọ,
Phạm Văn Vũ, Ma Trường Nguyên…đi vào giới thiệu 1 số tập thơ, bài thơ đánh giá
trên phương diện nội dung tư tưởng. Tại đây, có không ít nhận xét giàu tình cảm như:
“Tôi xin phép được nhận định từng nét “duyên” riêng của từng nhà thơ nữ Thái
Nguyên…tôi chân thành cảm ơn các nhà thơ nữ Thái Nguyên. Đọc thơ của các chị tôi
yêu cuộc đời hơn, bởi họ đẹp quá, đẹp trong tình yêu hạnh phúc, đẹp cả trong nỗi
đau. Những nỗi đau trong vắt mà soi vào đó ta bỗng thấy mình muốn sống tốt đẹp
hơn. Có thể ví mỗi nhà thơ nữ Thái Nguyên như một ngọn lửa. Và trong thơ, mỗi ngọn
lửa ấy đều cháy theo cách của riêng mình”[42].
Đánh giá về nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu: “Thơ Lưu Thị Bạch Liễu giàu nữ tính
mà cũng đầy cá tính, nhạy cảm và tinh tế trong quan sát và trong liên tưởng và cách
biểu đạt hàm xúc, sắc nét. Đây là thơ của một cây bút chắc tay và có ý thức sáng tạo.
Người đọc tin rằng nhà thơ nữ trẻ này còn tiếp tục những bước thong dong rộng dài
và ngày càng đằm thắm ” (Trịnh Thanh Sơn – Báo Người Hà Nội)[42].
Khi nói về nữ sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Kiến Thọ viết: “Không gian
tinh thần trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh như bị nêm cứng bởi những lịch lí, không dễ
gì tháo gỡ hay vứt bỏ. Cảm giác tù túng châm ngòi cho sự sụp đổ. Thơ Nguyễn Thúy
Quỳnh là những mảnh vỡ của trạng thái tinh thần ấy”(Ẩn ức trong đêm thơ Nguyễn
Thúy Quỳnh)[42].
3
Hay nhận xét thơ Vân Trung, Hà Đức Toàn viết trong “Cảm nghĩ riêng khi đọc
thơ Trần Thị Vân Trung”: “Khát khao mà kín đáo, mãnh liệt mà dịu dàng, khổ đau
mà lạc quan. Tất cả những cái đó song song đi cùng nhau, hòa trộn vào nhau để tạo

ra một chất men vừa đắng, vừa ngọt, chất men Vân Trung”[42].
Đặc điểm thơ nữ Thái Nguyên cũng không ngoài đặc điểm chung của thơ nữ cả
nước đó là rất giàu nữ tính: dịu dàng mà mạnh mẽ, ý thức sâu sắc về giá trị nhân phẩm
và nỗi bất hạnh của cá nhân nhưng vẫn giàu nghị lực, bản lĩnh giàu khát vọng và tin
yêu. Các tác giả nữ Thái Nguyên không chỉ tạo nên vẻ đẹp riêng của mình mà còn thể
hiện tầm nhìn và bóng dáng rất rõ của họ qua ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu về thơ của họ chưa thành hệ thống và chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
các đặc điểm ngôn ngữ.
Thực hiện đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên qua tác phẩm của
ba nhà thơ: Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung”, chúng tôi
hi vọng sẽ có những đóng góp mới, bù đắp vào khoảng thiếu hụt đó. Trong khuôn khổ
của một luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và trình bày để làm rõ được nét riêng
về phong cách ngôn ngữ của các tác giả nữ Thái Nguyên và bản sắc văn hóa Thái
Nguyên thể hiện trong thơ của họ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Ngôn ngữ thơ của ba nhà thơ nữ Thái
Nguyên: Lưu Thị Bạch Liễu (Bạch Liễu), Nguyễn Thúy Quỳnh (Thúy Quỳnh), Trần
Thị Vân Trung (Vân Trung).
3.2. Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm 342 bài thơ của 3 tác giả trong các tập
thơ.
102 bài của nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu trong 3 tập thơ:
- Gọi (2004)
- Cõi tôi (2007)
- Sông Cầu đang chảy đâu đây (2009)
114 bài của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh trong 3 tập thơ:
4
- Giá mà em từ chối (2002)
- Mưa mùa đông (2004)

- Những tích tắc quanh tôi (2011)
126 bài của nhà thơ Trần Thị Vân Trung được in trong tập “Hoa bất tử” (2011)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ xét về mặt hình thức: thể thơ, đặc điểm
vần và nhịp.
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên xét ở bình diện ngữ nghĩa:
gồm đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ được các nhà thơ sử dụng, nội dung ngữ
nghĩa của các tiêu đề, nội dung ngữ nghĩa của các kiểu câu qua một số biểu tượng
ngôn ngữ thơ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp thống kê phân loại.
Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập và phân loại những câu thơ, bài
thơ chứa đựng hiện tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu.
5.2. Phƣơng pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các kiểu cấu trúc tiêu biểu của thơ
nữ Thái Nguyên.
5.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được dùng để phân tích các hiện tượng sử dụng ngôn từ, tín
hiệu thẩm mỹ, cấu trúc ngôn ngữ, nhằm rút ra những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ
thơ nữ Thái Nguyên.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thủ pháp đối chiếu để làm rõ những đặc điểm
chung và riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ của các tác giả thơ nữ Thái Nguyên.

5
6. Đóng góp của luận văn
Có thể xem đây là đề tài đầu tiên đi vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ của
các nhà thơ nữ Thái Nguyên ở hai bình diện hình thức và nội dung ý nghĩa, từ đó chỉ
ra những đóng góp riêng đặc sắc của các tác giả thơ nữ Thái Nguyên từ góc độ ngôn

ngữ học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài. Giới thiệu về ba nhà thơ nữ
Thái Nguyên.
Chương 2: Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp và cách tổ chức bài thơ trong thơ nữ Thái
Nguyên
Chương 3: Từ ngữ và các biện pháp tu từ thường gặp trong thơ nữ Thái Nguyên.




6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và sự phân biệt thơ với văn xuôi
1.1.1. Thơ
Thơ là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm trong đời sống con người, nó tồn tại
với sức sống mạnh mẽ suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Nói như Hoài Thanh trong
cuốn Thi nhân Việt Nam thì “… từ bao giờ đến bây giờ, từ Homere đến Kinh Thi đến
ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sự đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời
giữa những buồn vui của loài người, và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận
thế”[47, tr.67]. Lịch sử phát triển của thơ ca trải dài bao nhiêu thì các định nghĩa về
thơ cũng phong phú bấy nhiêu. Bởi lẽ bản chất của thơ rất đa dạng với nhiều biểu hiện
và màu sắc phong phú. Mỗi người yêu thơ, làm thơ, nghiên cứu thơ ở một góc độ
khác nhau, trên các hệ quy chiếu khác nhau đều có thể đưa ra các nhận định, định
nghĩa về thơ khác nhau.
Cổ nhân bàn luận nhiều về thơ, Aristore – ông tổ của lí luận văn học đã gọi tất cả
các thể loại trong đó có thơ ca là nghệ thuật mô phỏng và sự mô phỏng thể hiện trong
tiết tấu, trong ngôn từ, trong giai điệu…, cho nên từ thời cổ đại xưa, đã có người

được thiên nhiên phú bẩm cho những tài năng đặc biệt này, chúng phát triển dần lên
và từ chỗ ngẫu hứng đã làm nảy sinh ra thơ ca [3, tr.132]. Sự mô phỏng mà Aristore
nói ở đây được hiểu theo nghĩa rộng đó là sự sáng tạo trên cơ sở hiện thực. Khả năng
sáng tạo ấy là cái thiên bẩm, cùng với một quá trình phát triển, khi có cảm hứng sẽ sản
sinh ra tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật ấy được phân biệt với lời nói hàng
ngày ở ngôn từ có tiết tấu, có giai điệu. Như vậy, Aristore đã nêu được những ý cơ sở
về quá trình sáng tạo nghệ thuật và một số đặc trưng của văn chương.
Ở Việt Nam, quan niệm về thơ cũng rất phong phú. Mười thế kỉ trung đại, do chịu
ảnh hưởng của quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, các ý kiến hầu như chỉ tập trung vào các
phương diện nội dung. Phan Phu Tiên trong Việt âm thi tập san đã viết : “Trong lòng
có điều gì tất thành hình ở lời, cho nên thơ là để nói chí vậy” [20, tr.45] Ngô Thời
Nhậm cũng cho rằng :“Thơ mà quá cầu kì thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào
7
xảo trá, hoang tưởng, hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản
dị, thẳng thắn, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà chú trọng đến sự
ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay mới là đặc sắc chính của thơ” [20, tr.162]. Đến
thế kỉ XX, cùng với sự hình thành của “một thời đại trong thi ca” là sự nở rộ của các
quan điểm trên nhiều phương diện. Ngay các nhà thơ Mới, bằng sự trải nghiệm, tâm
huyết, sáng tạo của chính mình đã đưa ra các định nghĩa về thơ. Từ cuối thế kỉ XX trở
lại đây, người say mê thơ vẫn đi tìm khái niệm thơ. Nhà thơ Trần Dần cho rằng: “Thơ
ca không nên là những tụng ca thời thượng mà chỉ đi sâu vào tâm trạng con người.
Thơ cần phải liên tụ đổi mới để đuổi kịp sự phát triển của đời sống” [13, tr.50]
Từ phương diện ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu cũng đã có những đóng góp
đáng kể trên hành trình tìm đến bản chất của thơ. Jakobson định nghĩa: “Thơ là ngôn
ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó”[23, tr.95]. Có thể thấy, nhận định của nhà
ngôn ngữ học cô đọng và rất sâu sắc. Điều này được Nguyễn Hữu Đạt lý giải cụ thể
hơn: “Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc
tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của
từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất dưới dạng các
hình tượng nghệ thuật”[11, tr.54]

Như vậy, chúng ta có thể tiếp cận và nhận diện khái niệm thơ từ nhiều góc độ, để
có định nghĩa đầy đủ nhất về thơ đồng thời chú ý cả hai phương diện nội dung và hình
thức không nên cực đoan với yếu tố nào. Vì thế, trong luận văn này để xác định nền
tảng cho việc nghiên cứu chúng tôi chọn cách định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn
học:“Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng
những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh và nhất là có nhạc
điệu” [ 19, tr.262].
1.1.2. Phân biệt thơ với văn xuôi
Thơ và văn xuôi có thể phân biệt với nhau qua nhiều tiêu chí:
1.1.2.1. Cách tƣ duy trên chất liệu ngôn ngữ
Lời nói mang tính thông báo. Lời văn lời thơ cũng là một dạng đặc biệt của lời
nói, nhưng để xây dựng nên các thông báo, cách thức tư duy thao tác của tác giả thơ
và tác giả văn xuôi có sự khác biệt. Chúng ta đều biết, quan hệ liên tưởng và quan hệ
8
ngữ đoạn là hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, tương ứng với hai phương pháp tạo
lời là lựa chọn và kết hợp. Thao tác lựa chọn cho phép tập hợp các đơn vị ngôn ngữ
trong cùng một hệ hình. Thao tác kết hợp cho phép kết hợp các đơn vị ấy lại với nhau
theo một quy tắc ngữ pháp nhất định để tạo nên thông báo. Nhà văn có thể lựa chọn
bất kỳ một đơn vị nào trong hệ hình này để kết hợp với các đơn vị khác trong hệ hình
kia và kết hợp chúng với nhau nhưng không được phép lặp lại. Nghĩa là, để miêu tả
bức tranh hiện thực, các thông báo trong văn xuôi bao giờ cũng để gợi nhắc đến ngữ
cảnh, không được để xuất hiện ở các thời điểm sát nhau những đơn vị trong cùng hệ
hình. Như vậy, văn xuôi làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp.
Thơ thì ngược lại. Trong thơ tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ được dùng
để xây dựng các thông báo. Tất cả các biến thể của cùng một đơn vị đều có mặt trên
thông báo và được kết hợp xây dựng thành các chiết đoạn. Có thể hình dung tư duy
trên chất liệu ngôn ngữ của nhà thơ: hình thành các hệ hình, từ hệ hình xây dựng các
phương trình rồi từ đó biến các phương trình thành chiết đoạn. Chẳng hạn:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm)

Có các hệ hình:
Hệ hình 1: Mặt trời của bắp, mặt trời của mẹ, em,.
Hệ hình 2: nằm trên đồi, nằm trên lưng
Các phương trình: Mặt trời của bắp = Mặt trời của mẹ
Nằm trên đồi = nằm trên lưng
Chiết đoạn:
Mặt trời của bắp + thì nằm trên đồi (+ như) + Mặt trời của mẹ, em + nằm trên
lưng
Có thể nói, trong thơ các biện pháp điệp âm, điệp vần, điệp thanh, điệp từ ngữ,
điệp cấu trúc cú pháp tạo nên hiệu quả nghệ thuật rất cao, vừa là đặc trưng vừa là
sức mạnh của ngôn ngữ thơ. Sự tương đương giữa các đơn vị ngôn ngữ làm nên các
chiết đoạn bao giờ cũng hàm chứa trong đó sự tương đương về mặt ý nghĩa. Cơ cấu
lặp lại, kiến trúc song song đã làm cho thông báo thành ra đa nghĩa, có tính chất nước
9
đôi, thành ra nhập nhằng theo nghĩa tốt của từ này. Đó chính là tính hàm xúc ý ở
ngoài lời của thơ.
1.1.2.2. Hình thức tổ chức văn bản
Ngôn ngữ văn xuôi liền mạch, ngôn ngữ thơ lại chia cắt thành những đơn vị
tương ứng nhau. Tổ chức thơ theo quy luật tuần hoàn âm thanh. Câu thơ có kích
thước nội tại còn câu trong văn xuôi không có kích thước bó buộc nào.
Về cơ bản, ngữ pháp của thơ khác với ngữ pháp điển phạm của văn xuôi. Cấu
trúc ngữ pháp của thơ nhiều khi bất quy tắc (cấu tạo từ, cụm từ, câu, văn bản). Mỗi
dòng thơ không hoàn toàn trùng khít với một câu thơ. Trên phương diện dụng học,
mỗi câu thơ thường không trùng khít với một hành động ngôn trung (mục đích nói)
mà ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang nhiều màu sắc, âm thanh, ý nghĩa. Trong đó, nhà
thơ luôn luôn là chủ thể thực hiện các hành động ngôn trung làm nên tính chất chủ
quan, trực tiếp của lời nói (lời thơ) trong giao tiếp với độc giả. Từng chữ trong thơ
đều được nhà thơ lựa chọn và nhiều khi cung cấp cho nó ý nghĩa lâm thời theo cảm
quan của mình.
Ngôn ngữ thơ còn là một cấu trúc đầy nhạc tính, có sức ngân vang. Đó là cách tổ

chức vần, nhịp, cách hoà phối âm thanh tạo nên những tấm ảnh nghệ thuật trong
lòng độc giả. (Trong khi ngôn ngữ văn xuôi gần gũi hơn với lời nói hàng ngày và thiên về cách
thức xây dựng cốt truyện, tình tiết, nhân vật, )
Cách thức tổ chức ngôn ngữ thơ khiến cho thơ mang đậm cảm xúc chủ quan của
tác giả và chứa nhiều tầng ý nghĩa. Sự kết hợp giữa ý thức, vô thức và tiềm thức, trực
giác, ảo giác và linh giác, trong thơ khiến cho người đọc không thể sử dụng tư duy
lôgíc khách quan mà đôi khi, phải là siêu giác quan để cảm, để hiểu thơ.
1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trƣng ngôn ngữ thơ.
1.2.1. Ngôn ngữ thơ
tác phẩm văn chương chính là tư duy trên chất liệu ngôn ngữ. Thơ là một thể loại
thuộc về sáng tác văn học nghệ thuật, chính vì vậy ngôn ngữ thơ trước hết phải là
ngôn ngữ văn học “ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong văn học” [17, tr.185].
Nhưng thơ ca có cơ chế vận hành bộ máy ngôn ngữ rất độc đáo. Với một lượng đơn vị
10
ngôn ngữ hữu hạn, thơ có khả năng biểu đạt cái vô hạn của cuộc sống, cái phong phú,
đa dạng, dồi dào cảm xúc, tình cảm con người.
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng đã chỉ ra sự khác nhau
giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Jacobson đã từng nói rằng: “chức năng của
thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu trên trục kết hợp” [23,
tr.83], ông nhấn mạnh cơ chế hoạt động của ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ
chế kết hợp. Bên cạnh đó, trên các nguyên lý của F.de.Saussure trong giáo trình ngôn
ngữ học đại cương, Jacobson còn chỉ ra trong thơ hình thức ngữ âm là vô cùng quan
trọng. Ông nhấn mạnh các yếu tố âm thanh như âm vận, điệp âm, điệp vận, khổ
thơ,…là những đơn vị thuộc bình diện hình thức. Có thể nói, đây là những cơ sở xuất
phát quan trọng trong việc nhận diện ngôn ngữ thơ.
Trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, tác giả Nguyễn Phan Cảnh
cũng đã dựa vào lý thuyết hệ hình để xem xét thơ từ phương thức lựa chọn ngôn từ
trong các hệ hình, để tạo ra hiệu quả biểu đạt cao nhất. [5, tr.51-70]. Ông còn nêu ra lý
thuyết trường nét dư. Trong đó tác giả chỉ ra rằng để thiết lập nên các tổ chức ngôn
ngữ trên trục lựa chọn và trục kết hợp, nhà thơ phải sử dụng đến thao tác loại bỏ

trường nét dư, chính là quá trình hình thành thể thơ. Nét dư được loại bỏ càng nhiều
thì hàm lượng thông tin càng cao và càng đòi hỏi ở người tiếp nhận năng lực tiếp nhận
và kết cấu “lạ” do việc loại bỏ các yếu tố ngôn ngữ có hàm lượng thông tin thấp mà
ra.
Về cách tổ chức của ngôn ngữ thơ, Hữu Đạt đã diễn đạt một cách cụ thể là
“được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với cách tổ chức ngôn ngữ
có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ” [11, tr. 25].
Từ những cách hiểu trên về ngôn ngữ thơ ca, ta có thể đi đến kết luận: Trong
một phạm vi hẹp của thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm đặc trưng ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo tổ
chức riêng của thơ ca.
1.2.2. Đặc trƣng ngôn ngữ thơ
Khi phân biệt thơ với các thể loại khác người ta thường đi theo cách lưỡng
phân, đối lập thơ và văn xuôi ở nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ ngôn ngữ ta có thể
11
đối lập thơ với văn xuôi trên ba cấp độ: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp để thấy rõ đặc
trưng của ngôn ngữ thơ ca.
1.2.2.1. Về ngữ âm
Đặc điểm nổi bật về ngữ âm để phân biệt thơ với văn xuôi là đặc trưng tính nhạc.
Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà
thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu.
Vì vậy, nhiều người nhất trí xem tính nhạc là đặc thù cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Đây
là điều mà trong văn xuôi ít được nhắc đến. Đặc điểm về tính nhạc có tính phổ biến
trong mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong mỗi ngôn ngữ có cách thể hiện riêng tùy theo cơ
cấu cách cấu tạo và tổ chức khác nhau về ngữ âm. Tiếng Việt giàu có về nguyên âm,
phụ âm, thanh điệu là cơ sở cho ngôn ngữ thơ ca Việt Nam có dáng vẻ độc đáo về tính
nhạc. Khi khai thác về tính nhạc trong thơ, chúng ta cần chú ý những đối lập sau.
- Sự đối lập trầm - bổng, khép - mở của các nguyên âm.
- Sự đối lập về vang - tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh
trong các phụ âm cuối.

- Sự đối lập cao - thấp, bằng - trắc của các thanh điệu.
Bên cạnh đó, sự đối lập đó vần và nhịp cũng góp phần quan trọng trong việc
tạo tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca. Những yếu tố về ngữ âm này là cơ sở cũng là chất
liệu cho sự hoà âm của ngôn ngữ thơ ca, tạo nên những âm tưởng trầm bổng diệu kỳ.
Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ca đưa thơ ca xích gần lại với âm nhạc làm chỗ
dựa cho các phương pháp diễn đàn âm nhạc.
Vần
Điều kiện trước hết tạo nên tính nhạc của thơ phải kể đến sự hòa âm mà vần là
yếu tố quan trọng xây dựng nên sự hòa âm giữa các câu thơ. “Vần là sự hòa âm, sự
cộng hưởng nhau theo những quy luật ngư âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết
ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [46, tr.12]. Đơn vị biểu
diễn vần thơ trong tiếng Việt là âm tiết bao gồm: âm đoạn tính và siêu đoạn tính (thanh
điệu). Xét về chức năng tạo nên sự tương đồng, sự hòa âm thì các yếu tố cấu tạo nên âm
tiết có vai trò không giống nhau: “Ở đây thanh điệu, âm cuối rồi đến âm chính là những
12
yếu tố giữ vai trò quyết định của sự hòa âm. Vai trò thứ yếu thuộc về âm đệm và yếu tố
cuối cùng là âm đầu” [46, tr.115].
Trước hết, ta xét đến yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) chức năng hòa âm của
thanh điệu trong các vần thơ được biểu hiện chủ yếu ở chỗ các âm tiết hiệp vần chỉ có
thể mang thanh đồng loại tuyền điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc), đó là nét cơ bản của
vần thơ Việt Nam.
Xét về âm đoạn tính của các âm tiết hiệp vần, đầu tiên phải kể đến âm cuối.
“Trong một âm tiết, giữa các yếu tố tạo nên phần vần thì âm cuối là yếu tố quyết định
tính chất của nó rõ hơn cả” [46, tr.100]. Âm cuối là cơ sở để người ta phân loại các
vần (khép, nửa khép, mở, nửa mở), chính tính chất của những loại vần giữ một vai trò
quan trọng trong việc tạo nên sự hòa âm. Với âm cuối, sự hòa âm của vần thơ sẽ được
tạo ra khi hai âm tiết hiệp vần có sự đồng nhất các âm cuối (phụ âm, bán nguyên âm và
âm vị zê rô) hoặc đồng nhất về đặc trưng ngữ âm vang mũi (m, n, ng, nh), hoặc đồng nhất
về đặc trưng ngữ âm vô thanh (p, t, c).
Âm chính “là hạt nhân, là yếu tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết cho

nên âm chính cũng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập vần thơ” [46, tr.105].
Để góp phần vào sự hòa âm này, âm chính có một quy luật phân bố chặt chẽ trong các
vần thơ: các nguyên âm là âm chính của hai âm tiết hiệp vần phải hoặc đồng nhất
hoàn toàn, hoặc đồng nhất về một đặc trưng nào đó (đặc trưng âm sắc trầm hoặc
bổng), đặc trưng về âm lượng (nhỏ, lớn). Ngoài ra, có những trường hợp âm chính
không cùng dòng, cùng độ mở cũng hiệp vần với nhau. Các âm tiết này hiệp vần nhờ
là âm cuối giống nhau.
Phụ âm đầu và âm đệm đều có chức năng tạo nên sự khác biệt cho vần thơ để
tránh lặp vần. Thực tế, khi các âm tiết hiệp vần với nhau đã có sự hòa âm, đắp đổi của
âm chính, âm cuối và thanh điệu thì sự xuất hiện của bất kì âm đầu nào trong âm tiết
cũng không ảnh hưởng đến sự hòa âm. Từ đó, ta thấy rõ một điều: “âm đầu có tham
gia cùng với các thành phần khác để tạo nên sự hòa âm nhưng vai trò của nó không
đáng kể” [46, tr.112]. Còn âm đệm mức độ hòa âm rất thấp, có những khuôn vần mà
sự có mặt của âm đệm không ảnh hưởng đến sự phân loại của các vần thơ.
13
Như vậy, tất cả các yếu tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào việc
tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam để tránh lặp vần. Trong đó thanh điệu, âm
cuối, âm chính là những yếu tố chính quyết định âm hưởng chung của toàn âm tiết và
do đó quyết định đến sự hòa âm của các âm tiết hiệp vần.
Nhịp
Tiết tấu trong thơ ca là sự sáng tạo ra những khoảng cách tương tự về mặt thời
gian. Tiết tấu trong thơ chính là nhịp thơ. “Nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua
toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của
những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ
thơ thậm chí cả đoạn thơ” [47, tr.64]. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất tạo nên nhịp
điệu chính là ở chỗ ngừng, chỗ ngắt theo một cách thức nhất định khi phát âm.
Trong thơ có hai kiểu nhịp: Ngừng nhịp ở cuối dòng và ngừng nhịp ở trong
dòng thơ.
Nhịp thơ có tính mỹ học do con người sáng tạo ra để biểu hiện tư tưởng, tình
cảm con người. Do vậy, các trạng thái rung cảm, cảm xúc đều ảnh hưởng đến việc lựa

chọn nhịp của câu thơ, bài thơ. Nhịp trong thơ khác với nhịp trong văn xuôi.
V.Tinianop phân biệt rõ nhịp điệu văn xuôi và thơ: “Trong văn xuôi (nhờ sự đồng thời
của lời nói), thời gian được cảm thấy rõ, hiển nhiên đó không phải là những tương
quan về thời gian có thực giữa các sự kiện mà chỉ là những tương quan có tính ước lệ.
Trong thơ thì thời gian không thể cảm giác được. Các tiểu tiết của chủ đề và những
đơn vị lớn của chủ đề được cân bằng bởi cấu trúc của thơ” [48, tr.42]. Trong một bài
thơ, đơn vị để biểu diễn nhịp (ngắt nhịp) cơ bản nhất là câu thơ (dòng thơ). Vì trong
câu thơ tập trung mật độ dày đặc về cú pháp, về sự hòa âm Trong mỗi dòng thơ lại
có cách ngắt nhịp phụ thuộc vào thể thơ. Từ nhịp chung của thể thơ ấy, người sáng tác
sẽ có những cách sử dụng linh hoạt, nhất là trong câu thơ tự do, rõ nhất là loại thơ
không vần.
Như vậy, cách tạo ngắt nhịp hết sức đa dạng, có nhiều kiểu, tùy câu, tùy đoạn,
tùy bài thơ, thể thơ. Nhịp trong thơ mang bản sắc của từng nhà thơ trong việc chọn
nhịp.
14
Người Việt ưa sự cân đối hài hòa, do vậy trong các thể thơ truyền thống, cách
luật, nhịp chẵn thường chiếm ưu thế (ví dụ như thơ lục bát), sự xuất hiện nhịp lẻ cũng
là nhịp lẻ cân đối (trong câu có tiểu đối), sau đó mới đến nhịp lẻ độc lập. Còn trong
thơ tự do, khi những câu thơ gần với văn xuôi, không có vần thì lúc ấy nhịp nổi lên,
vai trò của nhịp đã tạo được sự ngân vang rất lớn cho thơ. Bản thân nhịp nhiều lúc
cũng chứa nội dung trong đó: “Nhịp chẵn gợi lên sự hài hòa, bình yên, tĩnh lặng, nhịp
lẻ thường báo hiệu những tai ương, mắc mớ, uẩn khúc…” [48, tr.10]. Đến đây, ta có
thể thấy rõ nhịp chính là năng lượng cơ bản, là xương sống của bài thơ.
Vần và nhịp là những đơn vị ngữ âm quan trọng của ngôn ngữ thơ. Vần và nhịp
nếu đặt đúng chỗ thì mang nghĩa. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau,
bổ sung cho nhau: sự ngắt nhịp là tiền đề cho hiện tượng gieo vần, nhịp nâng cao hiệu
quả hòa âm của vần, một chiều khác, chính vần cũng có tác động trở lại nhịp. “Sự tác
động này được biểu hiện khi có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng chỗ ngắt trở lên rõ
ràng hơn, lâu và đậm hơn, vần có khả năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp” [46, tr.36],
đặc biệt hơn trong thơ tự do thì “vần trở thành một tiêu chí rất quan trọng giúp người

ta ngừng nhịp đúng chỗ” [46, tr.42].
Tóm lại, đặc trưng rất nổi bật của ngôn ngữ thơ ca là sự tổ chức âm thanh một
cách hài hòa, có quy luật của chúng. Vần và nhịp là hai yếu tố làm nên đặc trưng đó
đồng thời nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhạc cho thơ, để thơ ca có
khả năng biểu đạt tinh tế những rung cảm, cảm xúc của tâm hồn mà bản thân nghĩa
của từ không thể diễn đạt hết được. Hơn nữa, “nhạc tính của một thi phẩm càng giàu,
tức những tham số thanh lọc của ngôn ngữ càng có độ tin cậy cao, thì hiệu quả lưu
giữ truyền đạt của thi phẩm càng lớn, sức sinh tồn của nó càng mạnh” [5, tr.152].
1.2.2.2. Về ngữ nghĩa
Ngôn ngữ thơ ca trước hết là một thứ ngôn ngữ được trau chuốt, tinh luyện từ
ngôn ngữ “nguyên liệu” - lời nói hàng ngày. Do vậy, ngữ nghĩa trong thơ ca không
hoàn toàn đồng nhất với ngữ nghĩa của ngôn ngữ trong giao tiếp thông thường và nó
còn khác với cả ngữ nghĩa trong văn xuôi. Mỗi từ khi đưa vào thơ đều trải qua sự lựa
chọn của tác giả. Những từ ấy hoạt động rất đa dạng, linh hoạt, biến hóa để đạt được
tham vọng với diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất có thể chiếm lĩnh cả thế giới. Trong văn
15
xuôi không hạn chế về số lượng ngôn từ, câu chữ, còn trong thơ, tùy thuộc vào từng
thể loại mà có những cấu trúc nhất định. Dưới áp lực của cấu trúc, ngữ nghĩa của ngôn
từ trong thơ nhiều khi không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc mà còn mang những ý
nghĩa mới tinh tế, đa dạng hơn nhiều. Nó vừa phải đảm bảo tính chính xác, tính hình
tượng vừa có tính truyền cảm để phát huy được hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Như tác
giả Mã Giang Lân đã nhận xét: “Một trong những nét độc đáo của hoạt động sáng tạo
thơ ca là việc bố trí chữ, tạo nghĩa mới cho chữ. Cùng một chữ ấy nằm trên một trục
hình tuyến ngôn ngữ nhưng lại biểu hiện nhiều chiều của nghĩa. Ở đây không chứa
đựng với tư cách là từ đồng nghĩa mà là từ đa nghĩa. Chính từ đa nghĩa tạo nên độ
sâu cảm xúc của thơ, tạo nên các tầng nghĩa và sự biến hóa linh hoạt của câu thơ,
hình ảnh thơ, hình tượng thơ” [27, tr.21]. Do vậy, ngữ nghĩa trong thơ phong phú hơn
nhiều so với ngữ nghĩa trong giao tiếp đời thường và trong văn xuôi.
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu sức khơi gợi, từ ngữ trong thơ không chỉ gọi
tên sự vật, hiện tượng mà còn gợi ra nhiều liên tưởng, tưởng tượng trong tư duy người

tiếp nhận. Họ không chỉ tìm thấy ở từ ngữ và cấu trúc ngôn ngữ thơ những thông tin
“bề mặt” mà còn tìm thấy cả những “trầm tích” ngữ nghĩa của câu chữ. Lúc này, ngôn
ngữ thơ đã đạt đến độ hàm súc “ý tại ngôn ngoại”. Và người đọc có thể đồng sáng tạo
cùng với người nghệ sĩ để tìm hiểu đến tận cùng sức mạnh biểu đạt của ngôn ngữ thơ.
Đó chính là điều cốt tử của thơ. Hiểu như vậy, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ thơ trở
thành một thứ gì đó chưa từng được nói hoặc chưa từng được nghe. Và trong quá trình
vận động của ngôn ngữ thơ ca cái biểu hiện và cái được biểu hiện luôn xâm nhập và
chuyển hóa vào nhau tạo ra cái khoảng không ngữ nghĩa vô cùng cho ngôn ngữ thơ.
Chính đặc trưng ngữ nghĩa này tạo nên sức hấp dẫn kì lạ cho ngôn ngữ thơ. Nó đòi hỏi
người đọc đến với thơ bằng cả tâm hồn mình để có thể cùng “vào mã” với người nghệ sĩ
để “giải mã” những lớp ngữ nghĩa tiềm tàng trong từng câu chữ.
1.2.2.3. Về ngữ pháp
Cũng như phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, phương diện ngữ pháp của ngôn
ngữ thơ cũng mang nét khác biệt với văn xuôi. Điều khác biệt trước tiên thể hiện ở sự
phân chia dòng thơ. Dòng thơ có khi còn được gọi là câu thơ, nhưng trên thực tế dòng
thơ không hoàn toàn trùng khớp với câu thơ xét về cú pháp. Dòng thơ có thể nhỏ hơn
16
hoặc bằng, thậm chí lớn hơn câu thơ và ngược lại. Nghĩa là có những câu thơ bao gồm
nhiều dòng thơ, có những dòng thơ lại bao gồm nhiều câu.
Cách lựa chọn từ ngữ nhiều lúc không theo trật tự bình thường, các thành phần
trong dòng thơ, trong câu thơ thường bị đảo lộn. Về cấu trúc cú pháp của câu thơ,
Nguyễn Lai đã nhận xét: “Cấu trúc cú pháp của câu thơ thường khó phân tích theo
nguyên tắc logic của ngữ pháp thông thường nhơ trong văn xuôi” [29, tr. 129] vì cấu
trúc của ngôn ngữ thơ thường không bị ràng buộc bởi các quy định chặt chẽ như câu
trong văn xuôi và trong ngữ pháp thông dụng. Người nghệ sĩ với những ý đồ nghệ
thuật riêng của mình, có thể sáng tạo và sử dụng các kiểu câu có cấu trúc “bất quy
tắc”. Đó là những câu “chệch” ra khỏi quỹ đạo của trật tự tuyến tính thông thường mà
các đơn vị ngôn ngữ luôn phải tuân thủ, bao gồm câu đảo ngữ, câu tỉnh lược, câu tách
biệt, câu trùng điệp, câu vắt dòng, câu có sự kết hợp bất thường về nghĩa. Ngoài ra
còn có cách liên kết từ mang tính “lạ hóa” tạo nên những tác động mạnh mẽ và những

gợi mở phong phú trong lời thơ. Việc sử dụng phổ biến các kết cấu này không làm
ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản thơ. Ngược lại, chính điều
đó tạo ra, đem lại những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca, đem hết khả
năng vô tận của ngôn ngữ thơ trong việc chở tải những trạng thái tinh tế, bí ẩn của thế
giới và tâm hồn con người, làm nên sức ám ảnh của thơ.
Có thể nói, ngữ pháp thơ ca là loại ngữ pháp đặc biệt độc đáo, đầy ma lực đối
với con người. Khám phá ngữ pháp thơ ca là con đường ngắn nhất để chúng ta tìm ra
được phong cách riêng của mỗi nhà thơ, tìm ra được những dấu ấn sáng tạo mang tính
cá nhân của người nghệ sĩ.
Tóm lại, ta có thể dẫn ra đây ý kiến của Mã Giang Lân: “Thơ trước hết là ngôn
ngữ với màu sắc âm thanh, nhịp điệu, với những cấu trúc đặc biệt. Mỗi chữ đứng
riêng có ý nghĩa riêng, nhưng trong trường hợp khác, trong những cấu trúc khác sẽ
có những ý nghĩa khác. Mỗi chữ mỗi từ không chỉ là xác mà là hồn, là độ sâu ngữ
nghĩa, độ sâu của ngân vang, của cảm quan nghệ thuật” [27, tr.149]. Đúng vậy, qua
ba đặc trưng về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ta thấy ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ
nghệ thuật đặc thù, nó là sản phẩm thể hiện tài năng, sự sáng tạo mang phong cách
riêng của từng nhà thơ.
17
1.3. Giới thiệu về văn học Thái Nguyên và các tác giả nữ
1.3.1. Giới thiệu về văn học Thái Nguyên
Thái Nguyên là mảnh đất có giá trị văn hóa từ lâu đời, đó là mầm sống cho tiến
trình phát triển văn học. Văn học dân gian Thái Nguyên vừa chứa đựng nguồn sống
chảy trong nguồn mạch văn hóa cộng đồng, vừa không ngừng tích tụ những nét bản
sắc của Thái Nguyên trong lịch sử. Văn học dân gian Thái Nguyên là tổng giá trị văn
học dân gian của các thành phần dân tộc anh em đã từng cộng cư và quần tụ từ trước
khi Thái Nguyên có địa danh hành chính là bộ Vũ Định thời Hùng Vương. Trải qua
biến thiên của lịch sử gắn với mỗi thời đại thì văn học dân gian Thái Nguyên vẫn tiếp
tục tích tụ tinh hoa bằng các loại hình văn học dân gian. Loại hình tự sự dân gian bao
gồm: Thần thoại Thái Nguyên (Sự tích các dân tộc Tày, Nùng, Mèo, Dao là anh em);
truyền thuyết Thái Nguyên (Sự tích đền Cô Thắm, sự tích núi cô Tiên, núi Đong

Quân…); cổ tích Thái Nguyên (Sự tích Thôm Toòng, sự tích ruộng Thác Đao…);
truyện ngụ ngôn, truyện thơ và truyện cười Thái Nguyên ít hơn các thể loại khác về số
lượng và chưa hoàn thiện để đạt đến chất lượng ở đỉnh cao. Loại hình trữ tình dân
gian mà bao trùm là ca dao. Ca dao hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các thể loại hát dân
ca trong đời sống dân gian các dân tộc Thái Nguyên đặc biệt là hàng loạt các bài sli
lượn Thái Nguyên cho thấy sự giao thoa mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Kinh – Tày,
từ địa danh ngôn ngữ đến cung cách phô diễn tình cảm.
Loại hình trung gian ở đây bao gồm tục ngữ, các loại bài hát mo, hát pụt, loàn, mại
xòe, phuối rọi, ngũ luận ngôn, tông nặc…còn ít được nghiên cứu từ nguyên dạng
trong đời sống văn nghệ Thái Nguyên.
Văn học dân gian Thái Nguyên là kho báu trí tuệ, tâm hồn tình cảm thẩm mĩ cao
đẹp phong phú của nhân dân các dân tộc ở Thái Nguyên. Nó là cội nguồn cho sự phát
triển của văn học nói chung và thơ ca nói riêng sau này.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, đồng thời với các nhà văn đàn anh khắp
mọi miền đất nước là các tác giả là người dân tộc ít người quê gốc tại Việt Bắc như
Bàn Tài Toàn, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu,…cùng những tác phẩm viết bằng
tiếng Tày, Dao, Nùng góp phần làm cho văn học kháng chiến của đất nước trở nên đa
dạng, đa diện, đa sắc.
18
Năm 1957, hội văn nghệ Việt Bắc được thành lập tại thị xã Thái Nguyên đã như
một cuộc hội tụ lớn của văn nghệ sĩ 6 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà
Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đưa văn học sang một thời kì mới, toàn
Đảng, toàn dân tập trung vào nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm. Những tác phẩm sáng
tác trong thời kì này đều mang hơi thở nóng hổi của thời đại: Trận địa giữa ruộng bậc
thang (Nông Minh Châu), Người chia ánh sáng (Vi Hồng), Suối Lê Nin (Trần Văn
Loa)… Cùng sự xuất hiện của các tên tuổi mới: Ma Trường Nguyên, Hoàng Minh
Tường, Chu Mạnh Hải….đã làm nên một diện mạo mới cho văn học Thái Nguyên
trên văn đàn cả nước.
Bước sang thời kì thống nhất đất nước, đội ngũ văn học Thái Nguyên vẫn tiếp tục

thế mạnh, các nhà văn đã hướng vào những hiện thực mới của xã hội. Tiêu biểu trong
thời kì này là hai tiểu thuyết “Đất bằng” và “Vãi đàng” của nhà văn Vi Hồng (1980),
được đánh giá như một hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
Năm 1987, sự ra đời của hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra một
bước ngoặt lớn cho văn học tỉnh nhà. Xuất hiện của hàng loạt các tác giả như: Hà Đức
Toàn, Nguyễn Minh Sơn, Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu
Thị Bạch Liễu….
Sang thế kỉ XXI, có một điều đáng nói là khi văn xuôi chỉ phát triển bình lặng thì
thơ lại có những bước tiến vượt bậc mà có lẽ Thái Nguyên chưa bao giờ đạt được. Ba
tập thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh (Mưa mùa đông), Võ Sa Hà (Cánh chim về núi),
Minh Thắng (Rét ngọt) được giải Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội Văn học nghệ
thuật Việt Nam trong các năm 2004, 2006; ba giải thưởng thơ của hai tờ báo lớn: Văn
nghệ Quân đội, báo Văn Nghệ trao cho ba tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị
Bạch Liễu và Võ Sa Hà đã đưa vị thế thơ của Thái Nguyên lên một tầm cao mới.
Một sự kiện văn học nghệ thuật không thể không nhắc tới đó là sự ra đời của báo
văn nghệ Thái Nguyên năm 1991 – đây là diễn đàn không thể thiếu của giới văn nghệ
sĩ nói riêng và nhân dân quan tâm đến văn học nghệ thuật Thái Nguyên nói chung.
Nói riêng về thơ Thái Nguyên luôn có những bước thăng trầm. Vào khoảng vài
chúc năm đầu, kể từ khi hòa bình lặp lại, nếu coi Bàn Tài Toàn, Nông Quốc Chấn…là

×