Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 117 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN VĂN TRỌNG




HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG,
CHỐNG HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ
THỊ TRƢỜNG TỈNH BẮC NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ









THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN VĂN TRỌNG



HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG,
CHỐNG HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ
THỊ TRƢỜNG TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. CÙ CHÍ LỢI






THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đã đƣợc ghi trong lời cảm ơn. Các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, ngày tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Văn Trọng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý
phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh” tôi đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ của những cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trƣờng,
Khoa Sau đại học và các thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chƣơng
trình học tập và nghiên cứu.
Có đƣợc kết quả này tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu
sắc đối với Tiến sỹ Cù Chí Lợi ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh
Bắc Ninh là nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó./.
Bắc Ninh, ngày tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Văn Trọng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
6. Bố cục luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNG GIẢ
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ 5
1.1. Cơ sở lý luận về hàng giả 5
1.1.1. Một số khái niệm về hàng giả 5
1.1.2. Nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả 9
1.1.3. Quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ 11
1.1.4. Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả 12
1.1.5. Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả 14
1.1.6. Đối tƣợng sản xuất, buôn bán hàng giả 15
1.1.7. Phƣơng thức sản xuất, buôn bán hàng giả 17
1.1.8. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý phòng, chống
hàng giả 21
1.1.9. Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả 24
1.1.10. Tầm quan trọng của công tác quản lý phòng, chống hàng giả 27


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.1.11. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về công tác quản lý phòng,
chống hàng giả 28
1.2. Cơ sở thực tiễn 30
1.2.1. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý phòng, chống
hàng giả trên thế giới 30
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý phòng, chống
hàng giả ở nƣớc ta 33
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 40
2.2. Câu hỏi nghiên cứu 41
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 41
2.3.2. Phƣơng pháp xử l ý thông tin 42
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin 43
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 44
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG,
CHỐNG HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG
TỈNH BẮC NINH 45
3.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh 45
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 45
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 46
3.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động
sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 47
3.2. Thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả tại Bắc Ninh 48
3.2.1. Tình hình sản xuất hàng giả 48
3.2.2. Tình hình buôn bán hàng giả 52
3.3. Thực trạng công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại chi cục

Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.3.1. Quan điểm của chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh về công
tác quản lý phòng chống hàng giả 54
3.3.2. Công tác tuyên truyền 56
3.3.3. Công tác đào tạo bồi dƣỡng về nghiệp vụ chống hàng giả 58
3.3.4. Công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm 60
3.3.5. Công tác phối hợp trong quản lý phòng, chống hàng giả 67
3.3.6. Cơ sở vật chất và cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý
phòng, chống hàng giả 69
3.4. Đánh giá công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại chi cục QLTT
Bắc Ninh 75
3.4.1. Những thuận lợi và những mặt đã đạt đƣợc 75
3.4.2. Những khó khăn tồn tại 77
Chƣơng 4: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN
THIỆN HƠN CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG, CHỐNG HÀNG
GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH BẮC NINH 83
4.1. Xu hƣớng sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới 83
4.2. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác quản lý phòng, chống hàng
giả trong thời gian tới 86
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng
giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh 88
4.3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức 88
4.3.2. Giải pháp về tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức 89
4.3.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả 91
4.3.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền 92
4.3.5. Giải pháp về tăng cƣờng sự phối hợp và hợp tác của doanh

nghiệp với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý phòng chống
hàng giả 95
4.3.6. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm 97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
4.4. Đề xuất, kiến nghị 98
4.4.1. Với chính phủ, các bộ ngành trung ƣơng 98
4.4.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 106




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. QLTT: Quản lý thị trƣờng
2. SHTT: Sở hữu trí tuệ
4. STT: Số thứ tự
3. UBND: Ủy ban nhân dân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo loại hình
vi phạm giai đoạn 2010 - 2012 65
Bảng 3.2. Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị
giai đoạn 2010- 2012 66
Bảng 3.3. Cơ cấu lao động theo giới tính, trình độ, độ tuổi 70
Bảng 3.4. Tổng hợp số lƣợng công chức QLTT tại các đơn vị 72


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế
thị trƣờng có sự quản lý điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN
là một tất yếu khách quan đối với Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện hội
nhập, toàn cầu hiện nay. Thực tế hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam
đã có nhiều bƣớc phát triển vƣợt bậc: sản xuất hàng hoá phát triển, tốc độ tăng
trƣởng cao, đời sống nhân dân không ngừng tăng lên Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực thì cơ chế thị trƣờng cũng có rất nhiều mặt tiêu cực mà
ngƣời ta hay gọi nó là "mặt trái của cơ chế thị trƣờng". Một trong những mặt
tiêu cực đó là nạn sản xuất và buôn bán hàng giả.
Hiện nay hàng giả vẫn ngang nhiên chen vai hích cánh cùng hàng thật
ở mọi lúc, mọi nơi, bất kỳ một thứ gì cũng có nguy cơ bị làm giả từ hàng tiêu
dùng, vật tƣ cho đến thuốc chữa bệnh Hàng giả gây tác hại trực tiếp cho con
ngƣời nhƣ ảnh hƣởng an toàn tính mạng, an toàn sức khoẻ, và nguy hại hơn là
làm mất uy tín của nhà sản xuất kinh doanh. Do đó hàng giả vẫn đang là vấn

đề bức xúc với các cơ quan nhà nƣớc, nỗi lo của nhà sản xuất kinh doanh và
sự bất bình của ngƣời tiêu dùng.
Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng
giả của các Bộ, ngành, địa phƣơng đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định,
nhƣng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chƣa bị đẩy lùi, đang có
nhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Trong khi
đó, cơ chế quản lý cũng nhƣ chế tài xử lý trong lĩnh vực này chƣa đủ sức răn
đe, gây khó khăn và làm hạn chế hiệu quả của các cơ quan thực thi.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, hàng giả không còn là vấn đề của riêng
một quốc gia nào mà trở thành vấn nạn toàn cầu. Trƣớc vấn nạn này, ở Việt
Nam nói chung - Tỉnh Bắc Ninh nói riêng đang nỗ lực đấu tranh chống sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
xuất, buôn bán hàng giả nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và an sinh xã hội. Qua
quá trình công tác tại Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh và từ thực tế
của công tác tôi thấy việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý
phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh” là rất
cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hàng giả, các quy
định, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động sản xuất,
buôn bán hàng giả của lực lƣợng quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh từ đó đề
xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý phòng chống hàng giả góp phần vào việc ổn định thị trƣờng,
ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi kinh doanh không lành mạnh, thúc đẩy sự
phát triển thƣơng mại và kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Nêu đƣợc tổng quan về sản xuất, buôn bán hàng giả, làm rõ tác hại của
việc sản xuất và buôn bán hàng giả, các nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất
hàng giả ở nƣớc ta hiện nay, đánh giá thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả
trong thời gian qua và thực trạng công tác quản lý phòng chống hàng giả.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý phòng chống các hành vi sản
xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh qua đó
làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phòng chống sản xuất, buôn bán
hàng giả giai đoạn 2010 - 2012.
- Phân tích nguyên nhân tác động đến những kết quả đã đạt đƣợc của
công tác quản lý phòng chống hàng giả, đồng thời rút ra những bài học kinh
nghiệm và khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý phòng chống hàng giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất và buôn bán
hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và công tác quản lý phòng chống sản
xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh trong
giai đoạn 2010 - 2012.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng
tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và buôn bán hàng
giả trong thời gian qua, số liệu nghiên cứu về kết quả công tác kiểm tra, kiểm
soát và xử lý về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong giai đoạn 2010 - 2012.

- Về nội dung: Tập trung phản ánh thực trạng sản xuất, buôn bán hàng
giả ộng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực phòng, chống hàng giả ở
tỉnh Bắc Ninh cụ thể , chống sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng vi phạm sở hữu công nghiệp của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc
Ninh. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu cũng có tổng hợp kinh nghiệm
của các nơi khác ở nƣớc ta và một số nƣớc trên thế giới.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần luận giải có hệ thống các quan điểm về hàng giả, đặc điểm
của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, các nguyên nhân, điều kiện phát
sinh, phát triển sản xuất, buôn bán hàng giả cũng nhƣ những tác hại do hàng
giả gây ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
- Luận văn làm rõ tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối
với nền kinh tế thị trƣờng; làm nổi bật tầm quan trọng, cũng nhƣ vai trò, trách
nhiệm của lực lƣợng quản lý thị trƣờng đối với công tác chống hàng giả.
- Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bán
hàng giả và thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống
sản xuất, buôn bán hàng giả trong thời gian qua. Trên cơ sở đó rút ra bài học
kinh nghiệm, hình thành quan điểm, xác định phƣơng hƣớng và đề xuất các
giải pháp tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này.
6. Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hàng giả và công tác quản lý
phòng, chống hàng giả
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi
cục quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh

Chƣơng 4: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống
hàng giả tại Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNG GIẢ VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ
1.1. Cơ sở lý luận về hàng giả
1.1.1. Một số khái niệm về hàng giả
Hàng giả là một thuật ngữ dùng để phân biệt và so sánh với hàng thật.
Thuật ngữ “hàng giả” không đƣợc định nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Ở các
nƣớc trên thế giới cũng chƣa có định nghĩa tổng quát về hàng giả.
Theo Mác-Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con ngƣời, đƣợc sản xuất ra để trao đổi, mua bán trên thị
trƣờng. Hàng hóa bao giờ cũng có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị.
Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó thỏa mãn hai thuộc tính vừa nêu.
Theo từ điển tiếng Việt: Giả có nghĩa là không phải thật mà là đƣợc
làm ra với bề ngoài giống nhƣ thật, thƣờng để đánh lừa.
Theo Viện Sở hữu trí tuệ - Liên bang Thụy sĩ: Không có định nghĩa
đƣợc công nhận của hàng giả. Định nghĩa về giả của Hiệp định TRIPS (hiệp
định Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ liên quan đến thƣơng mại của Tổ Chức
Thƣơng Mại Thế Giới (WTO)) cũng nhƣ Quy chế vi phạm bản quyền sản
phẩm của Liên minh châu Âu (EU): Giả là xâm phạm quyền sở hữu độc
quyền về bằng sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với mục đích bắt
chƣớc các sản phẩm gốc.
Ở Việt Nam có nhiều văn bản đề cập đến thuật ngữ hàng giả, nhƣng
hiện nay chƣa có sự thống nhất về khái niệm hàng giả.

Theo điều 3 Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán
hàng giả nêu rõ ữ ợc sản xuất ra
trái pháp luậ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
; hoặc nhữ
.
Trong quá trình thực hiện những quy định này đã cho thấy hàng giả
đƣợc quy định tại Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ
trƣởng chƣa thể hiện rõ các dấu hiệu về mặt bản chất của hàng giả; khái niệm
về hàng giả còn đƣợc đề cập chung chung dƣới dạng liệt kê. Hoạt động của
thực tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng hơn về hàng giả giúp cho công
tác đấu tranh ngăn ngừa, chống hàng giả tránh đƣợc những khó khăn trong xử
lý các hành vi vi phạm. Đến nay, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành.
Qua thực tế đấu tranh chống hàng giả, các vi phạm về sản xuất, buôn
bán hàng giả, ngày 27/04/2000, Liên Bộ Thƣơng mại - Bộ Tài chính - Bộ
Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng đã ban hành thông tƣ liên
tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT về hƣớng dẫn thực hiện
Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về
đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả qui định hàng hóa có một
trong các dấu hiệu sau đây đƣợc coi là hàng giả:
1- Hàng giả chất lượng hoặc công dụng
1.1- Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không
đúng nhƣ bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
1.2- Hàng hóa đƣa thêm tạp chất, chất phụ gia không đƣợc phép sử
dụng làm thay đổi chất lƣợng; không có hoặc có ít dƣợc chất, có chứa dƣợc
chất khác với tên dƣợc chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không

đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất
hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
1.3- Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng
những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lƣợng so vớI tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
chuẩn chất lƣợng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức
khỏe ngƣời, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trƣờng.
1.4- Hàng hóa thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không
thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe ngƣời, động vật, thực
vật hoặc môi sinh, môi trƣờng.
1.5- Hàng hóa chƣa đƣợc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng
giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hóa
bắt buộc).
2- Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa:
2.1- Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu hàng hóa của ngƣời khác đang đƣợc bảo hộ cho cùng loạI hàng
hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang đƣợc bảo hộ theo các Điều ƣớc quốc tế mà
Việt Nam tham gia, mà không đƣợc phép của chủ nhãn hiệu.
2.2- Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc
tƣơng tự gây nhầm lẫn với tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ hoặc với tên gọi xuất
xứ hàng hóa đƣợc bảo hộ
2.3- Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng với
kiểu dáng công nghiệp đang đƣợc bảo hộ mà không đƣợc phép của chủ kiểu
dáng công nghiệp.
2.4- Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ
hàng hóa gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp

ráp hàng hóa.
3- Giả về nhãn hàng hóa
3.1- Hàng hóa có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tƣơng tự với nhãn hàng
hóa của cơ sở khác đã công bố
3.2- Những chi tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất
lƣợng hàng hóa nhằm lừa dối ngƣời tiêu dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
3.3- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xóa, sửa đổi, ghi không đúng
thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.
4- Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:
4.1- Các loại đề can, tem sản xuất, nhãn hàng hóa, mẫu nhãn hiệu hàng
hóa, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm nhƣ: trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm
lẫn với nhãn hàng hóa cùng loại, với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công
nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa đƣợc bảo hộ.
4.2- Các loại hóa đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có
giá trị nhƣ tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hóa giả mạo khác.
Theo Thông tƣ liên tịch này thì hàng giả có hai loại: giả về chất lƣợng,
công dụng và giả về hình thức. Hàng giả về chất lƣợng, công dụng
thƣờng là những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng
không đúng với tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu
chuẩn kỹ thuật đã đƣợc quy định. Còn hàng giả về hình thức có nghĩa là giả
về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,
nhãn hàng hóa.
Theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01
năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại quy định hàng giả bao gồm:
- Hàng giả chất lƣợng và công dụng: Hàng hoá không có giá trị sử dụng

hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và
công dụng hàng hoá;
- Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: hàng hóa giả mạo tên, địa
chỉ của thƣơng nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa; hàng hóa
giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp
trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa;
- Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí
tuệ bao gồm hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó
mà không đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ
dẫn địa lý; hàng hóa là bản sao đƣợc sản xuất mà không đƣợc phép của chủ
thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
- Các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lƣợng, tem
chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên,
địa chỉ thƣơng nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp
hàng hóa (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả);
- Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có
quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.
Tóm lại, hàng giả là hàng bất hợp pháp so với hàng thật đƣợc pháp luật
thừa nhận và bảo hộ.
Từ cơ sở thực tiễn và những phân tích trên, có thể khái quát về hàng giả
ữ ật
có hình dáng giống nhƣ những sản phẩm hàng hóa đƣợ

, là loại sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống
hệt hoặc tƣơng tự có khả năng làm cho ngƣời tiêu dùng nhầm lẫn với sản

phẩm hàng hóa thật mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quan bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc đƣợc bảo hộ theo điều ƣớc quốc tế mà
Việt Nam có tham gia.
1.1.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả
Hàng hóa nói chung, hàng giả nói riêng là đối tƣợng thuộc Nhà nƣớc
điều chỉnh, quản lý. Nhà nƣớc không thừa nhận hàng giả nhƣng trên thực tế
hàng giả vẫn tồn tại, do đó Nhà nƣớc vẫn phải quản lý. Tuy nhiên, Nhà nƣớc
không quản lý hàng giả ở góc độ hàng hóa mà quản lý hàng giả thông qua
công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng. Và vấn
đề đặt ra là Nhà nƣớc quản lý công tác phòng, chống hàng giả nhƣ thế nào để
phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả trong
lĩnh vực kinh doanh hàng hóa.
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động tạo ra hàng hóa giả bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch,
đánh bắt, chế tạo, in ấn, gia công, đặt hàng, chế biến, chiết xuất, chế tác, tái
chế, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói hàng giả.
- Buôn bán hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động đƣa hàng hóa giả vào lƣu thông bao gồm mua, bán, chào hàng, tiếp thị,
lƣu giữ, vận chuyển, phân phối, trƣng bày giới thiệu để bán, triển lãm để bán,
khuyến mại hàng giả, xuất khẩu, nhập khẩu hàng giả.
Từ những phân tích trên, có thể khái quát nội dung quản lý nhà nƣớc về
phòng, chống hàng giả nhƣ sau:
Quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả là hoạt động thực thi pháp
luật của Nhà nƣớc, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật

đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh và hoạt động thƣơng mại thông qua hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật quy định về chất lƣợng hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa,
quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, về đăng ký kinh doanh, xử lý các
hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh hàng hóa… đƣợc tổ chức thực
hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc đối với
hàng hóa, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra, xử lý việc sản xuất,
buôn bán hàng giả. Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, kinh phí cho công
tác điều tra, xác minh, giám định, xử lý các vụ việc về hàng giả.
Quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả còn thể hiện ở sự phối hợp
giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc có chức năng nhƣ: Công an, Hải quan,
Thƣơng mại, Khoa học công nghệ, Đo lƣờng chất lƣợng, văn hóa, … thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
qua các phƣơng tiện thông tin (báo, đài …) , tuyên truyền, công cụ thanh tra,
kiểm tra, công tác phối hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hàng giả.
1.1.3. Quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ
1.1.3.1 Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
- Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 : "Quyền sở hữu trí tuệ là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền
liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với
giống cây trồng".
Một số khái niệm cụ thể:
+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chƣơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hóa.

+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
+ Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc đƣợc
hƣởng quyền sở hữu.
1.1.3.2. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
Các loại hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ đƣợc quy định tại điều 213
Luật sở hữu trí tuệ nhƣ sau:
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao
gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là
hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao
chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn
nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đƣợc phép của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao đƣợc sản xuất mà không đƣợc
phépcủa chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”
Với quy định này, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã xác định và quy định rõ
các hành vi sản xuất, nhập khẩu, lƣu thông hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.
1.1.4. Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trƣờng hàng hóa thì hàng giả
cũng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã với công nghệ sản
xuất ngày càng tinh vi, hiện đại. Từ những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng

thông thƣờng thì trên thị trƣờng ngày càng xuất hiện nhiều các loại hàng giả
đƣợc sản xuất với công nghệ cao khó phân biệt với hàng thật. Tuy nhiên, ở
thời kỳ nào thì hàng giả vẫn có một số đặc điểm chủ yếu đó là:
Chất lƣợng mẫu mã kém hơn, sản phẩm trông kém hấp dẫn hơn: kiểu
dáng, đƣờng may, tính hoàn thiện của sản phẩm không đƣợc chăm chút nhƣ
hàng thật (nhƣng đôi khi một số hàng giả lại có vẻ ngoài đẹp hơn hàng thật).
Màu sắc có thể hơi khác. Hàng giả sử dụng chất liệu rẻ tiền hơn, nên có
chất lƣợng kém hơn (giả da, vải nhân tạo );
Các phụ liệu (lớp lót quần áo, quai túi, khóa) thuộc hàng thứ cấp.
Nhãn hiệu sản phẩm bị bỏ đi, bị thay đổi (thêm một tiền tố hoặc hậu tố
vào tên gốc), sao chép (hình dáng, chính tả ).
Do hàng giả chủ yếu là hàng chất lƣợng kém đƣợc sản xuất với giá
thành hạ nhƣng lại ẩn náu dƣới danh nghĩa hàng thật có nhãn hiệu của các nhà
sản xuất nổi tiếng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng nên hàng giả vẫn đƣợc
tiêu thụ nhanh, nhiều và mang lại siêu lợi nhuận đặc biệt là tại những quốc gia
mà thu nhập bình quân của ngƣời dân còn thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Sản xuất và buôn bán hàng giả là hai khâu có quan hệ mật thiết với
nhau và có tính nguy hại nhƣ nhau. Đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn
bán hàng giả phục thuộc rất nhiều vào loại hàng hóa bị làm giả bởi đối với
mỗi loại hàng hóa khác nhau thì phƣơng thức sản xuất, buôn bán hàng hóa
khác nhau. Ví dụ: Đối với các loại hàng hóa tiêu dùng thông thƣờng nhƣ:
Đƣờng kính, Bột ngọt, diêm, bột giặt,…công nghệ sản xuất đơn giản, có cả
hàng xuất xứ từ trong nƣớc, nƣớc ngoài và thƣờng đƣợc bán ở các vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa; đối với các loại sản phẩm nhƣ: Các mặt hàng điện
tử, tin học, viễn thông, mỹ phẩm …thƣờng là hàng do nƣớc ngoài sản xuất,
đƣợc bày bán chủ yếu ở thành thị và một số địa bàn ở nông thôn. Nhƣng nhìn

chung hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Hoạt động trái với quy định của pháp luật;
- Thƣờng đƣợc thực hiện lén lút nhằm tránh sự quan sát của mọi ngƣời
và cơ quan chức năng;
- Thƣờng hoạt động trong điều kiện thiếu thốn về không gian, không
đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn, kỹ thuật, môi trƣờng…;
- Bất chấp mọi thủ đoạn để tiêu thụ hàng hóa và thu đƣợc lợi ích từ việc
sản xuất, buôn bán hàng hóa giả nhƣ: Sử dụng công nghệ sản xuất thô sơ, rẻ tiền,
nguyên liệu sản xuất không đảm bảo yêu cầu chất lƣợng, kỹ thuật, an toàn…;
- Tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi vì
lợi dụng ở những nơi này trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết, lại có tâm lý thích
hàng ngoại, giá rẻ nên dễ lừa gạt; hơn nữa ở đây sự kiểm tra, kiểm soát của các
cơ quan chức năng thƣờng chƣa chặt chẽ, có nhiều sơ hở nên dễ trốn tránh.
Có thể khẳng định rằng thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày
càng tinh vi, đa dạng ; đó là những hành vi gian dối, lừa đảo có tính phổ biến
và nguy hại ở mức cao đối với lợi ích của xã hội và ngƣời tiêu dùng và cũng
có thể lên án các hành vi đó vì nó không loại trừ việc thu lợi nhuận từ các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
hành vi xâm hại sức khoẻ và tính mạng con ngƣời, nhƣ sản xuất thuốc chữa
bệnh giả, thực phẩm có chứa các độc tố nguy hiểm
1.1.5. Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả
Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi cƣớp đoạt giá
trị vật chất và tinh thần của ngƣời khác, lừa dối ngƣời tiêu dùng để thu lợi bất
chính. Các đối tƣợng sản xuất, kinh doanh hàng giả thƣờng tập trung vào sản
xuất, kinh doanh một số hàng hoá có thƣơng hiệu, đƣợc thị trƣờng tín nhiệm
và ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng nhằm dễ tiêu thụ sản phẩm của mình với khối
lƣợng lớn, bán hàng nhanh và thu lợi nhuận cao, thậm chí siêu lợi nhuận

thông qua việc sử dụng nguyên liệu cấp thấp, công nghệ sản xuất thủ công,
trốn tránh đƣợc các khoản thuế,…nhằm tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra cho sản
phẩm hàng hóa của họ. Chính vì vậy số tiền mà ngƣời tiêu dùng bỏ ra để có
đƣợc loại sản phẩm hàng hóa đó và giá trị sử dụng của hàng hóa là không
tƣơng xứng với nhau.
Sản xuất hàng giả là một hoạt động kinh doanh mang nhiều lợi nhuận
nên có sức hấp dẫn lớn nên nhiều ngƣời và nhiều doanh nghiệp tham gia vào
hoạt động này bao gồm cả những công ty chính thức, lẫn các doanh nghiệp
nhỏ và cá nhân gia đình. Cũng vì lợi nhuận đạt đƣợc trƣớc mắt mà nhiều
doanh nghiệp, cá nhân đã từ bỏ hoạt động đầu tƣ vốn, đầu tƣ máy móc thiết
bị, khoa học công nghệ tiên tiến, nghiên cứu sáng tạo hay nâng cao chất
lƣợng, tạo uy tín thƣơng hiệu mà chỉ tập trung vào làm hàng giả để kiếm lợi
nhuận cao trƣớc mắt.
Ở những nƣớc, địa phƣơng có trình độ phát triển kém (thu nhập thấp)
có xu hƣớng tham gia sản xuất hàng giả càng nhiều, một mặt do sức ép việc
làm, thu nhập dẫn đến việc sản xuất để có thu nhập; mặt khác do thu nhập
trung bình chƣa cao nên nhiều ngƣời muốn mua hàng rẻ.
Sản xuất hàng giả là vi phạm nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng và
nó có nguy cơ phá hoại thị trƣờng và gây nên trì trệ trong sản xuất, làm giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
tăng trƣởng và phát triển, làm triệt tiêu động lực kinh doanh của các doanh
nghiệp chân chính. Sản xuất và buôn bán hàng giả đã và đang trở thành một
thảm hoạ trong hệ thống mậu dịch trong nƣớc và quốc tế. Nó gây thiệt hại lớn
cho nhà sản xuất và nhà đầu tƣ, họ là nạn nhân của sự cạnh tranh không lành
mạnh, do không thể thu hồi vốn và có đƣợc lợi nhuận từ quá trình đầu tƣ của
mình. Hậu quả là họ có thể bị nản chí và giảm nhịp độ tăng trƣởng kinh tế
hoặc số lƣợng công ăn việc làm bị mất đi, thậm trí có thể dẫn đến bị phá sản

Sản xuất hàng giả là vi phạm luật pháp và phải sử dụng các biện pháp
luật pháp để quản lý chứ không thể dùng các biện pháp kinh tế.
1.1.6. Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có nhiều loại hình
tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp
Nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng phần đông và phổ
biến hơn cả là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá
thể. Có những tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả gần nhƣ mang
tính chuyên nghiệp. Họ tổ chức hoạt động thành những kênh, những đƣờng
dây khép kín, khá chặt chẽ trong việc sản xuất-giao nhận-vận chuyển-buôn
bán-tiêu thụ hàng giả; trong đó có những quan hệ móc nối với các tổ chức, cá
nhân ngƣời nƣớc ngoài để sản xuất hàng giả đƣa vào tiêu thụ ở Việt Nam
hoặc thậm chí đƣợc sản xuất ở trong nƣớc rồi đƣa qua biên giới để sau đó tìm
cách nhập trở lại vào nƣớc ta với nhãn mác hàng ngoại để lừa gạt ngƣời tiêu
dùng. Cụ thể:
- Đối với các Doanh nghiệp trong nƣớc: Sản xuất nhái mẫu mã, kiểu
dáng công nghiệp, sử dụng thƣơng hiệu hàng hoá của nƣớc ngoài để tiêu thụ
tại Việt nam và thậm chí đã có trƣờng hợp xuất khẩu hàng vi phạm nhãn hiệu
ra nƣớc ngoài; sản xuất giả hàng của những doanh nghiệp VN có sản phẩm
chất lƣợng tốt, thị trƣờng rộng lớn và nhu cầu tiêu thụ cao: Rƣợu bia, nƣớc

×