Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN HỮU HOÁN
QUẢN LÝ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN HỮU HOÁN
QUẢN LÝ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH KHẢI
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Hữu Hoán
Công tác tại: Phòng Giáo dục và Đào tạo Thuận Thành - Bắc Ninh.
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã
hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: "Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh trung học cơ sở ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh".
Thuộc chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số chuyên ngành: 60.14.01.14
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và
viết ra, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thành Khải. Luận văn này chƣa
đƣợc bảo vệ ở Hội đồng và chƣa công bố trên bất kỳ phƣơng tiện thông tin
đại chúng nào.
Lời cam đoan này đảm bảo nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 4 năm 2014
Ngƣời viết cam đoan
Nguyễn Hữu Hoán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trƣờng
Đại học sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, tƣ vấn giúp đỡ chúng tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Thuận
Thành, các cán bộ quản lý, giáo viên các trƣờng THCS của huyện Thuận Thành
đã tạo điều kiện giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thành Khải,
ngƣời đã định hƣớng cho tôi hƣớng nghiên cứu đề tài, cung cấp những kiến
thức lý luận và thực tiễn, cùng những kinh nghiệm nghiên cứu qúy báu. Đồng
thời Thầy đã nhiệt tình hƣớng dẫn động viên và khích lệ tôi trong suốt qúa trình
nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các
thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 4 năm 2014
Ngƣời viết cam đoan
Nguyễn Hữu Hoán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học của đề tài 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
8. Cấu trúc luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 5
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu 5
1.2. Các khái niệm của đề tài 6
1.2.1. Quản lý 6
1.2.2. Quản lý giáo dục 10
1.2.3. Kiểm tra 11
1.2.4. Đánh giá 12
1.2.5. Kết quả học tập 13
1.2.6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 13
1.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS 14
1.3.1. Vị trí, chức năng, vai trò và nguyên tắc của kiểm tra đánh giá 14
1.3.2. Quy trình và quy chế kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.3.3. Xu hƣớng kiểm tra đánh giá kết quả học tập hiện nay 24
1.4. Hiệu trƣởng với vấn đề quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh trung học cơ sở 26
1.4.1. Nhiệm vụ của Hiệu trƣởng trƣờng THCS 26
1.4.2. Nội dung quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
trung học cơ sở 29
1.4.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh THCS 32
Kết luận chƣơng 1 34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH 35
2.1. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 35
2.1.1. Đặc điểm tình hình địa phƣơng 35
2.1.2. Về sự nghiệp giáo dục và đào tạo 36
2.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở huyện Thuận Thành 37
2.2.1. Quy mô giáo dục THCS 37
2.2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trƣờng THCS 37
2.2.3. Tình hình học tập của học sinh 39
2.2.4. Về cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học 41
2.2.5. Về công tác xã hội hoá giáo dục 41
2.3. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
trung học cơ sở ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 42
2.3.1. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 42
2.3.2. Đánh giá về thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh THCS ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. 55
Kết luận chƣơng 2 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH 58
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 58
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học 58
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống 58
3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện 58
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 59
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi 59
3.2. Các biện pháp 59
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và
học sinh về tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của HS 59
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và sử dụng ngân hàng đề kiểm tra 61
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch và quy trình
kiểm tra đánh giá 68
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra giám sát việc thực
hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuả học sinh 71
3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 73
3.2.6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 76
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 77
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 77
Kết luận chƣơng 3 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
1. Kết Luận 81
2. Khuyến nghị 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
2.1. Đối với Sở GD&ĐT Bắc Ninh 82
2.2. Đối với Huyện ủy, UBND huyện Thuận Thành 82
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT Thuận Thành 82
2.4. Đối với cán bộ quản lý các trƣờng THCS trong huyện 82
2.5. Đối với giáo viên các trƣờng THCS trong huyện 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CBQL
Cán bộ quản lý
CNH
Công nghiệp hóa
CNTT
Công nghệ thông tin
CSVC
Cơ sở vật chất
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giáo viên
HĐH
Hiện đại hóa
HS
Học sinh
SL
Số lƣợng
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TL
Tự luận
TNKH
Trắc nghiệm khách quan
UBND
Ủy ban nhân dân
%
Phần trăm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số học sinh THCS từ năm học 2010-2011 đến
năm học 2012-2013 37
Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên THCS năm học 2012- 2013 37
Bảng 2.3: Thống kê về học lực HS THCS huyện Thuận Thành 40
Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL, GV về việc xác định mục đích đề kiểm tra
và áp dụng các hình thức đề kiểm tra 45
Bảng 2.5: Đánh giá của CBQL, GV về ngân hàng đề kiểm tra 46
Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL, GV về nội dung đề kiểm tra 47
Bảng 2.7: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc tổ chức
kiểm tra kết quả học tập của HS THCS 48
Bảng 2.8. Đánh giá của HS về thái độ của GV trong khi coi kiểm tra 50
Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL, HS về mức độ nghiêm túc trong khi GV
coi kiểm tra và HS làm bài kiểm tra 50
Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, HS về mức độ phản ánh chất lƣợng của
học sinh qua kết quả kiểm tra 51
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả khâu tổ chức kiểm tra 51
Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL, GV về về việc giao bài cho giáo viên chấm 52
Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện khâu chấm, trả
bài kiểm tra 53
Bảng 2.14: Đánh giá của học sinh về khâu trả bài kiểm tra 54
Bảng 2.15: Đánh giá của CBQL, GV về khâu ghi điểm và quản lý hồ sơ
kiểm tra đánh giá 54
Bảng 3.1.a. Đánh giá của CBQL về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 78
Bảng 3.1.b. Đánh giá của GV về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc những cơ hội và thách thức trong
bối cảnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và xu thế
toàn cầu hoá, Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc” [13].
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện đồng bộ các
giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chƣơng
trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học, phƣơng pháp thi, kiểm tra theo hƣớng
hiện đại” [14]; Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020 cũng chỉ rõ: “Tiếp
tục đổi mới phƣơng pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của ngƣời học” [8].
Chất lƣợng dạy học chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố, nhƣ: Mục tiêu
dạy học, nội dung dạy học, phƣơng pháp dạy học, đội ngũ giáo viên, đội ngũ
cán bộ quản lý, ngƣời học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, cơ sở vật chất
trang thiết bị, nguồn tài chính…
Nhƣ vậy muốn nâng cao chất lƣợng dạy học phải tiến hành đổi mới
phƣơng pháp dạy học; cùng với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học cần đổi mới
kiểm tra đánh giá. Bởi lẽ, kết quả học tập của học sinh đƣợc đánh giá chính xác
sẽ giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên điều chỉnh hoạt
động dạy và nhà quản lý giáo dục có những chỉ đạo kịp thời, quyết định phù
hợp để điều chỉnh hoạt động dạy học. Ngƣợc lại, nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn
đến nhận định sai về chất lƣợng dạy học sẽ không nâng cao đƣợc chất lƣợng
dạy học, thậm chí còn gây tác hại to lớn trong giáo dục, đào tạo.
Để có thể giúp cho kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh diễn ra
đúng định hƣớng, đạt đƣợc mục đích thì trong suốt quá trình kiểm tra đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
cần phải đƣợc quản lý chặt chẽ, các biện pháp quản lý phải luôn đƣợc điều
chỉnh, bổ sung.
Hiện nay, chất lƣợng giáo dục ở nƣớc ta nói chung và chất lƣợng ở cấp
THCS nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, song còn bất cập, chƣa đáp
ứng đƣợc sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đặc biệt việc bỏ kỳ thi
tốt nghiệp, thay bằng việc xét công nhận tốt nghiệp THCS đã dễ xảy ra tình
trạng buông lỏng quản lí chất lƣợng giáo dục THCS; bên cạnh đó bệnh thành
tích trong kiểm tra, đánh giá là một trong các nguyên nhân làm sai lệch kết quả
học tập trong nhiều năm qua ở không ít trƣờng học. Chính vì vậy Thủ tƣớng
Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về chống tiêu cực và khắc phục
bệnh thành tích trong giáo dục [7].
Trong những năm qua, chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THCS huyện
Thuận Thành tuy từng bƣớc đƣợc nâng lên và đi vào ổn định, song còn chậm,
thiếu vững chắc và chƣa đồng đều ở các trƣờng trong toàn huyện. Đặc biệt
trong công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS có
nhiều vấn đề bất cập cần đƣợc quan tâm nhiên cứu giải quyết.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, là cán bộ đang công tác tại Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao
chất lƣợng dạy học, chất lƣợng nguồn nhân lực, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản
lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở ở huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát hóa một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, từ
đó đề ra một số biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh góp phần nâng cao
chất lƣợng dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quản lý quá trình dạy học của các trƣờng THCS
ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh THCS ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS ở huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh những ƣu điểm, vẫn còn tồn tại những
bất cập so với yêu cầu giáo dục- đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Nếu xác định
và áp dụng các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh THCS đƣợc đề xuất trong luận văn sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả của hoạt
động kiểm tra đánh giá, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng
THCS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống và khái quát hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lý kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh THCS ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung tập trung vào công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh nhƣ một phần của quản lí trƣờng học của Hiệu trƣởng (đối
với kiểm tra viết 1 tiết trở lên, kiểm tra học kỳ và kiểm tra khảo sát chất lƣợng).
- Về địa bàn: Nghiên cứu thực trạng tại 19 trƣờng THCS huyện Thuận
Thành tỉnh Bắc Ninh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, bao gồm: Phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, xử lý tài liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm: Phƣơng pháp điều tra
bằng bảng hỏi, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp
tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phƣơng pháp thống kê toán học: Sử dụng để xử lý các số liệu thu đƣợc
từ khảo sát thực tế.
8. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu: Đề cập đến một số vấn đề chung của đề tài.
Kết quả nghiên cứu bố trí thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh THCS ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh THCS ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Kết luận - Khuyến nghị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu
Ngay từ khi xuất hiện mô hình nhà trƣờng, các hình thức kiểm tra đánh
giá mức độ nhận thức của ngƣời học cũng ra đời. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn
lịch sử, mỗi quốc gia khác nhau có những hình thức kiểm tra đánh giá khác
nhau nhƣng đều đƣa ra những quy định chuẩn, phù hợp với yêu cầu của xã hội
hiện tại. Vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một phạm trù
lý luận dạy học, kiểm tra đánh giá là mắt xích không thể tách rời trong quá
trình dạy học.
Đầu thế kỉ XVI, nhà giáo dục J.A Comenxki (1592- 1670) đã đƣa ra mô
hình nhà trƣờng và đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đó là nhà trƣờng
đƣợc phân theo cấp học, bậc học ở những lứa tuổi nhất định; các môn học trong
nhà trƣờng đƣợc quy định chặt chẽ có chƣơng trình, có nội dung cụ thể thống
nhất; thời gian đào tạo cũng đƣợc ấn định, cách kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh cũng đƣợc quy định rõ ràng [10].
Đến thế kỉ XVIII thì hệ đánh giá chất lƣợng giáo dục đầu tiên đƣợc áp
dụng phổ biến trong các nhà trƣờng. Lúc đầu hệ đánh giá có 3 bậc chính: Tốt-
Trung bình - Kém; Sau đó chia nhỏ thành 5 bậc: Tốt - Khá - Trung bình -Yếu -
Kém. Tuy nhiên để có thể đánh giá đƣợc theo 5 bậc chất lƣợng học sinh thì
kiểm tra phải nhƣ thế nào để đánh giá đƣợc chính xác, phù hợp với đối tƣợng
học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy học mới là vấn đề đƣợc
các nhà giáo dục quan tâm.
Từ những năm 1970 trở đây rất nhiều công trình nghiên cứu từng vấn đề
cụ thể, trong đó xác định một cách khoa học nội dung đánh giá kết quả học tập
của học sinh nhƣ: Những vấn đề Lý luận dạy học của việc đánh giá thức
(V.M.palomxki); Con đƣờng hoàn thiện việc kiểm tra tri thức kỹ năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
(X.V.Uxova). Cũng trong giai đoạn này nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu các
nguyên tắc của việc kiểm tra đánh giá nhằm đảm bảo tính khách quan nhƣ: Các
hƣớng nâng cao tính khách quan trong việc đánh giá tri thức học sinh
(A.M.Levitor) [11].
Đặc bệt trong những năm gần đây ở Việt Nam cùng với sự phát triển
giáo dục đào tạo việc nghiên cứu công tác kiểm tra đánh giá có những phát
triển mới, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra những yêu cầu về quản lí
nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao chất lƣợng dạy
học đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bôì dƣỡng nhân tài
trong thời kì công nghiệp hoá hiện dại hoá đất nƣớc. Nhiều nhà sƣ phạm đã đi
sâu nghiên cứu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập nhƣ: Nguyễn Phục Hoàng-
Vũ Ngọc Lan, Trần Kiều, Dƣơng Thiệu Tống, Trần Thị Tuyết Oanh…
Các luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục cũng có một số tác
giả viết về đề tài nhƣ:
- Điêu Bình Dƣơng (2009), Biện pháp chỉ đạo việc kiểm tra- đánh giá
kết quả học tập ở trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, Trƣờng
Đại học sƣ phạm Hà Nội [12].
- Đoàn thị Nguyên (2012), Biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của sinh viên trường Đại học Tây Bắc, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo
dục, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội [19].
Tuy nhiên, chƣa có luận văn nào nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS ở huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể
(ngƣời quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tƣợng quản lý) về các mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luât lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi
trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng. Đối tƣợng quản lý có thể
trên quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là một con
ngƣời, sự vật cụ thể.
Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí
quan độc lập của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình,
còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng”.
Các nhà lý luận quản lý quốc tế nhƣ: Frederich Wiliam Taylor (1856-
1915), Mỹ; Henri Fayol (1841-1925), Pháp; Max Weber (1864-1920), Đức đều
đã khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát
triển xã hội.
Về khái niệm quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Quản lý là các hoạt động đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành
công việc qua những nỗ lực của ngƣời khác.
Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những ngƣời
cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
Koontz và O Donnell: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con
ngƣời quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp
độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế duy trì một môi
trƣờng mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn
thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”.
Một định nghĩa giải thích tƣơng đối rõ nét về quản lý đƣợc James Stiner và
Stephen Robbins trình bày nhƣ sau: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất
cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra” [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Qua các định nghĩa trên, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhƣng đều gặp
nhau ở những nội dung cơ bản:
- Đã nói đến quản lý là bao gồm các yếu tố: Chủ thể quản lý (có thể là
một ngƣời hoặc nhiều ngƣời), đối tƣợng bị quản lý (có thể là một ngƣời hoặc
nhiều ngƣời, sự vật, sự việc…), mục tiêu quản lý nhằm thay đổi hoạt động của
tổ chức, trạng thái hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động; chủ thể tiến hành
các tác động quản lý bằng các công cụ quản lý và các phƣơng pháp quản lý.
- Quản lý về cơ bản và trƣớc hết là tác động lên con ngƣời để họ làm
những điều bổ ích và có lợi cho tổ chức: Để quản lý tốt trƣớc hết cần hiểu sâu
sắc về con ngƣời, sau đó phải đào tạo luyện về cách thức tác động đến con
ngƣời; quản lý là tìm cách, biết cách ràng buộc một cách thông minh, tế nhị
việc thỏa mãn nhu cầu cho con ngƣời với việc con ngƣời đem hết năng lực thực
hiện công việc đƣợc giao.
- Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hƣớng, điều tiết
phối hợp các hoạt động của cấp dƣới; đó chính là thực hiện các chức năng của
quản lý.
- Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động chung
đƣợc hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao, bền lâu và không ngừng
phát triển.
- Quản lý là chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý một cách
gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm thu đƣợc những diễn biến, thay đổi tích cực.
Nhƣ vậy có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có chủ
đích của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
Hay nói một cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ
chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra.
Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự
nhiên và xã hội nhân văn khác nhƣ: Toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
hội học… nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao để đạt
tới mục đích [22].
1.2.1.2. Các chức năng quản lý
Theo quan điểm quản lý hiện đại, có thể khái quát thành 4 chức năng cơ
bản là: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra.
- Kế hoạch là chức năng khởi đầu, là bản thiết kế, kế hoạch là tiền đề là
điều kiện của mọi quá trình quản lý. Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục
đích, mục tiêu đối với tƣơng lai của tổ chức và con đƣờng, biện pháp, cách thức
để đạt đƣợc mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của nội dung kế
hoạch hoá: (a) xác định, hình thành mục tiêu (phƣơng hƣớng đối với tổ chức);
(b) xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực
của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu này; (c) xác định xem những hoạt động nào là
cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu đó.
- Tổ chức là quá trình hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên,
giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các
kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu
quả, ngƣời quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực và nhân lực.
Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận cùng
các công việc của chúng và sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ sẽ tiếp nối ngay sau
các chức năng kế hoạch hoá và tổ chức. Công tác tổ chức bao gồm việc xác định
và nhóm gộp các hoạt động, giao phó quyền hành của ngƣời quản lý và tạo sự
liên hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách tự giác và hăng hái.
- Lãnh đạo (chỉ đạo): Sau khi kế hoạch đã đƣợc lập, cơ cấu bộ máy đã
hình thành, nhân sự đã đƣợc tuyển dụng thì phải có ngƣời lãnh đạo, dẫn dắt tổ
chức. Một số học giả gọi đó là quá trình chỉ đạo hay tác động. Dù là chỉ đạo
hay tác động thì lãnh đạo vẫn là bao hàm việc liên kết, liên hệ với ngƣời khác
và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt đƣợc mục tiêu
của tổ chức. Tuy nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất mà nó thấm vào ảnh hƣởng quyết định
đến hai chức năng kia.
+ Kiểm tra: Kiểm tra là chức năng của ngƣời quản lý nhằm đánh giá,
phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ƣu, đạt mục
tiêu đề ra. Kiểm tra là nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế,
phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp uốn nắn điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra
không hẳn là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý, bởi kiểm tra không chỉ
diễn ra khi công việc đã hoàn thành có kết quả mà nó diễn ra trong suốt quá
trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn bị xây dựng kế hoạch.
Kiểm tra có hiệu quả cao là kiểm tra mang tính lƣờng trƣớc, cho phép
phát hiện sai sót từ khâu lập kế hoạch hay quá trình đang diễn ra. Kiểm tra phải
dựa vào kế hoạch, tiêu chuẩn cụ thể và chế độ trách nhiệm của mỗi ngƣời, mỗi
bộ phận đã đƣợc xác định. Kiểm tra cung cấp thông tin cho quản lý, mà thông
tin là chất liệu cho các quyết định quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành linh
hoạt, thích ứng với thay đổi của môi trƣờng. Bởi vậy quản lý, lãnh đạo mà thiếu
kiểm tra thì coi nhƣ không quản lý, không lãnh đạo [19].
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thƣờng xuyên,
công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho mọi ngƣời.
Quản lý nhà trƣờng, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổ chức
đƣợc hoạt động giáo dục, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng mới quản
lý đƣợc giáo dục.
Quản lý giáo dục đƣợc tiếp cận dƣới hai góc độ đó là góc độ vĩ mô và
góc độ vi mô.
Ở góc độ vĩ mô chủ thể quản lý giáo dục là hệ thống các cơ quan quản lý
giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối tƣợng của quản lý là hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
giáo dục quốc dân và hệ thống quản lý, mục tiêu của quản lý là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc.
Tiếp cận góc độ vĩ mô: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống,
có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành
bình thƣờng và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lƣợng cũng nhƣ chất
lƣợng, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
bồi dƣỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
Ở góc độ vi mô của chủ thể quản lý giáo dục là chủ thể quản lý nhà
trƣờng (Hiệu trƣởng, giám đốc cơ sở giáo dục), đối tƣợng của quản lý là các
quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào các quá trình
đó (giáo viên, học sinh, các lực lƣợng khác, CSVC, tài chính…).
Quản lý nhà trƣờng là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể quản lý nhà trƣờng làm cho nhà trƣờng vận hành theo
đƣờng lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà
trƣờng Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục, đƣa nhà
trƣờng tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện
mục tiêu chung của giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách ngƣời học theo
yêu cầu của xã hội [22].
1.2.3. Kiểm tra
Có nhiều khái niệm kiểm tra:
- Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét [26].
- Kiểm tra là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy học nhằm nắm
đƣợc thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên
nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ
hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học [25].
- Đo lƣờng (kiểm tra) là quá trình thu thập thông tin một cách định lƣợng
và định tính về các đại lƣợng đặc trƣng nhƣ nhận thức, tƣ duy, kỹ năng và các
phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Nhƣ vậy, kiểm tra là đo lƣờng và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm
bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra để thực hiện các mục tiêu này đã
và đang đƣợc hoàn thành.
Trong trƣờng học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của quá trình dạy học, là
một chức năng cơ bản của quá trình dạy học gồm:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình xác định mức độ đạt
đƣợc mục tiêu của môn học.
- Phát hiện lệch lạc: Kiểm tra sẽ phát hiện đƣợc những mặt đạt đƣợc,
những mặt chƣa đạt đƣợc mà môn học đề ra đối với học sinh. Qua đó tìm ra
đƣợc những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập.
- Điều chỉnh lệch lạc: Qua kiểm tra giáo viên tìm đƣợc những điều chỉnh
cần thiết trong quá trình giảng dạy, loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó
khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình chiếm lĩnh tri thức của ngƣời học.
Để hoạt động kiểm tra có ý nghĩa, trong kiểm tra cần thực hiện theo qui
trình, đó là: Xây dựng các tiêu chuẩn (định lƣợng, định tính); Đo lƣờng việc
thực hiện (đo lƣờng, đánh giá sai lệch); Điều chỉnh các sai lệch.
1.2.4. Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả
công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những
mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quy định thích hợp để cải thiện
thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc.
Đánh giá là quá trình thu nhập và xử lý thông tin một cách có hệ thống
nhằm xác định mục tiêu đã và đang đạt đƣợc ở mức độ nào [9].
Nhƣ vậy, đánh giá là một hình thức chuẩn đoán của việc xem xét chất
lƣợng và đánh giá việc giảng dạy, học tập và chƣơng trình đào tạo dựa vào việc
kiểm tra chi tiết các chƣơng trình học, cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở giáo
dục, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm soát chất lƣợng của cơ sở đó. Trong
dạy học, đánh giá là quá trình thu thập thông tin về năng lực, phẩm chất của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
một học sinh và sử dụng thông tin đó để đƣa ra những quyết định về ngƣời học
và việc tổ chức quá trình dạy học. Đánh giá là sự phán xét trên cơ sở đo lƣờng,
kiểm tra bao giờ cũng đi liền với đánh giá. Vì vậy, kiểm tra đánh giá là một
khâu không thể thiếu của quá trình dạy học, là biện pháp quan trọng để nâng
cao chất lƣợng dạy học. Kiểm tra đánh giá là công việc của cả giáo viên, học
sinh và các nhà quản lí giáo dục. Đánh giá có thể thực hiện bằng phƣơng pháp
định lƣợng hay định tính.
1.2.5. Kết quả học tập
Quá trình dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của ngƣời dạy,
ngƣời học; hai hoạt động này tồn tại song song. Kết quả học tập thể hiện chất
lƣợng của quá trình dạy học.
Kết quả học tập còn gọi là thành tích học tập thƣờng đƣợc hiểu theo 2
nghĩa sau đây:
- Mức độ mà ngƣời học đạt đƣợc so với các mục tiêu đã xác định (theo
tiêu chí).
- Mức độ mà ngƣời học đạt đƣợc so với những ngƣời cùng học khác
(theo chuẩn).
Dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều đƣợc thể hiện ở mức
độ đạt đƣợc các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là:
nhận thức, hành động, xúc cảm. Với từng môn học thì các mục tiêu trên đƣợc
cụ thể hoá thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.2.6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là xác định mức độ đạt đƣợc về
kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngƣời học trong sự tƣơng ứng với mục tiêu
của chƣơng trình môn học [25].
Đánh giá kết quả của học sinh là việc đƣa ra những kết luận, nhận định,
phán xét về trình độ học sinh. Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì
phải kiểm tra, đo lƣờng đề thu thập thông tin cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh là hai khâu có quan hệ
mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá
thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống
nhất là kiểm tra đánh giá.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần căn cứ vào mục tiêu cụ
thể của mỗi bài, chƣơng, phần, lớp, cấp học đã đề ra, cụ thể là:
- Chú ý hơn tới việc đánh giá trình độ tƣ duy, năng lực và kỹ năng vận
dụng kiến thức khoá học đề giải quyết vấn đề.
- Đa dạng hoá nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập nhằm đánh giá đƣợc
những mục tiêu đã đặt ra cho khoá học.
- Tạo điều kiện và bồi dƣỡng để học sinh biết đánh giá và tự đánh giá kết
quả học tập khoá học.
- Loại bỏ những câu hỏi và bài tập có nội dung lắt léo, quá khó, mang
tính chất đánh đố học sinh hoặc xa rời thực tiễn khoá học.
1.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
1.3.1. Vị trí, chức năng, vai trò và nguyên tắc của kiểm tra đánh giá
1.3.1.1. Vị trí của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh
kiến thức, kỹ năng, vận dụng của ngƣời học. Kiểm tra, đánh giá là hai công
việc đƣợc tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo
sát, xem xét về cả định lƣợng và định tính kết quả học tập, đánh giá mức độ
chiếm lĩnh nội dung học vấn của học sinh. Bởi vậy, cần phải xác định “thƣớc
đo” và chuẩn đánh giá một cách khoa học, khách quan.
Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu trong quá
trình dạy học. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình kín
tiếp theo với một chất lƣợng cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.3.1.2. Chức năng của kiểm tra đánh gía trong quá trình dạy học
Chức năng định hƣớng: Xem xét kết quả của kiểm tra đánh giá cho phép
đề xuất định hƣớng điều chỉnh những sai sót, phát huy những kết quả trong cải
tiến hoạt động dạy học với các phần kiến thức đã dạy. Chính vì vậy, kiểm tra
đánh giá giúp học sinh, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Nó có tác
dụng định hƣớng hoạt động học tập tích cực chủ động của học sinh.
Chức năng đốc thúc, kích thích tạo động lực: Thông qua kiểm tra đánh
giá có thể kích thích tinh thần học tập của học sinh. Kết quả sau mỗi bài kiểm
tra sẽ giúp cho học sinh biết mức độ nắm kiến thức của bản thân để có hƣớng
phấn đấu; với những học sinh có kết quả học tập tốt sẽ động viên khuyến khích
các em hang say học tập, còn với các học sinh có kết quả học tập yếu sẽ là một
minh chứng thối thúc các em cố gắng học tập vƣơn lên.
Chức năng sàng lọc, lựa chọn: Trong quá trình dạy học giáo viên phải
tiến hành sàng lọc, lựa chọn và phân loại học sinh. Điều này chỉ có thể thực
hiện đƣợc thông qua kết quả kiểm tra đánh giá. Qua đó giúp cho giáo viên có
phƣơng pháp dạy học phù hợp với từng đối tƣợng học sinh góp phần nâng cao
chất lƣợng dạy học.
Ba chức năng trên luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, tùy
vào đối tƣợng, thời điểm, hình thức, phƣơng pháp đánh giá mà một chức năng
nào đó có thể sẽ trội hơn.
1.3.1.3. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
Đối với giáo viên: Giúp giáo viên biết đƣợc hiệu quả, chất lƣợng giảng
dạy. trên cơ sở đó không ngừng nâng cao hoàn thiện mình về trình độ học vấn,
về phƣơng pháp giảng dạy, từ đó điều chỉnh hay phát huy quá trình dạy học
giúp học sinh hoàn thiện hoạt động học.
Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thƣờng xuyên cung
cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngƣợc” giúp học sinh điều chỉnh hoạt
động học.