Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VÀO PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM





LƯƠNG THỊ KIM THUẬN


ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VÀO
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ











TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




LƯƠNG THỊ KIM THUẬN

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC VÀO
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM



Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. HỒ THỦY TIÊN







TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện
theo sự hướng dẫn của TS. Hồ Thủy Tiên. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên
cứu khoa học luận văn này

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Người cam đoan


Lươ
ng Thị Kim Thuận


















MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắc
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH HỒI
QUY BINARY LOGISTIC 5
1.1 Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt độ
ng cho thuê tài chính 5
1.1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính 5
1.1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng 5
1.1.1.2. Các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính 6
1.1.1.3. Những chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho thuê tài chính 9
1.1.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng 10
1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
thuê tài chính 12
1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính 14
1.1.2.1. Sự cần thiết c

ủa công tác quản trị rủi ro tín dụng 14
1.1.2.2. Khái niệm 15
1.1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài
chính 15
1.1.2.4. Đo lường rủi ro tín dụng 18
1.1.2.5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng thuê mua tại một số nước 23
1.2 Giới thiệu mô hình hồi quy Binary Logistic 25
1.2.1. Ứng dụng của mô hình hồi quy Binary Logistic 25
1.2.2. Mô hình Binary Logistic 26
1.2.2.1. Diễn dịch các hệ số hồi quy của mô hình Binary Logistic 27
1.2.2.2. Độ phù hợp của mô hình 27
1.2.2.3. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số 28
1.2.2.4. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát 28
1.2.2.5. Các phương pháp đưa biến độc lập vào mô hình hồi quy Binary
Logistic 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 31
2.1. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam 31
2.1.1. Mộ
t số thành tựu trong hoạt động cho thuê tài chính 31
2.1.2. Những tồn tại trong hoạt động cho thuê tài chính 32
2.2. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại BLC II 33
2.2.1. Cơ cấu dư nợ 33
2.2.1.1. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho thuê 33
2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 34
2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ theo nhóm tài sản cho thuê 36
2.2.2. Thị phần hoạt động 37
2.2.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 38

2.2.3.1. Phân loại n
ợ 38
2.2.3.2. Thực trạng trích lập quỹ dự phòng rủi ro 39
2.3. Phân tích rủi ro tín dụng tại BLC II 40
2.3.1. Các loại rủi ro tín dụng 40
2.3.1.1. Rủi ro tài chính 40
2.3.1.2. Rủi ro hoạt động 40
2.3.1.3. Rủi ro khác 41
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng 41
2.3.2.1. Nợ quá hạn 41
2.3.2.2. Nợ xấu 44
2.3.2.3. Lãi treo 49
2.3.3. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BLC II 50
2.3.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BLC II 53
2.3.4.1. Kết quả đạt được 53
2.3.4.2. Hạn chế 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC
TRONG PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 59
3.1. Giới thiệu một số mô hình đo lường rủi ro tín dụng 59
3.1.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C 59
3.1.2. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 60
3.1.2.1. Mô hình điểm số Z 60
3.1.2.2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 61
3.2. Ứng dụng mô hình hồi quy Binary Logistic trong phân tích rủi ro tín dụng
tại BLC II 61
3.2.1. Lý do lựa chọn mô hình 61
3.2.2. Thiết kế mô hình phân tích rủi ro tín dụng 62

3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 62
3.2.2.2 Mô hình dự kiến 63
3.2.2.3. Quy trình xây dựng mô hình tối ưu 66
3.2.2.4. Ý nghĩa của các kết quả 69
3.2.3 Kết quả nghiên cứu và nhận định các chỉ số ảnh hưởng đến khả năng
trả được nợ 71
3.2.3.1 Kết quả nghiên cứu đưa ra mô hình Binary Logistic 71
3.2.3.2 Diễn dịch ý nghĩa của các hệ số hồi quy Binary Logistic 72
3.2.4 Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic 74
3.2.4.1 So sánh phân nhóm nợ với xác suất khả năng trả nợ 74
3.2.4.2 Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic cho xếp hạng tín dụng
theo hệ thống XHTD nội bộ của BIDV 76
3.2.4.3 Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic cho mục địch dự báo . 76
3.3. Đánh giá tính khả thi của mô hình 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 81
4.1. Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính 81
4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính 81
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại BLC II 82
4.1.2.1. Định hướng phát triển cho thuê tài chính 82
4.1.2.2. Quan điểm chỉ đạo về chính sách tín dụng 83
4.2. Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài
chính 84
4.2.1. Giải pháp đối với BLC II 84
4.2.1.1. Giải pháp phòng ngừa rủi ro 84
4.2.1.2. Thực hiện phân tán rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 89
4.2.1.3. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu qu
ả 90

4.2.1.4. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 90
4.2.1.5. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra 91
4.2.1.6. Các giải pháp về nhân sự 93
4.2.1.7. Xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị 95
4.2.2 Giải pháp đối với khách hàng 95
4.2.2.1 Giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu 96
4.2.2.2 Tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 97
4.3. Kiến nghị 98
4.3.1. Kiến ngh
ị với Chính phủ 98
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 100
4.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam 101
4.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 102
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮC

- ALC 2 : Công ty Cho thuê tài chính 2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông Thôn Việt Nam
- ATM : Automated Teller Machine-Máy rút tiền tự động
- BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- BLC : Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
- BLC II : Công ty Cho thuê Tài chính II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
- CBTD : Cán bộ tín dụng

- CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước
- CP : Cổ phần.
- CTTC : Cho thuê tài chính
- DN : Doanh nghiệp.
- DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước.
- DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
- DPRR : Dự phòng rủi ro
- HĐCTTC: Hợp đồng cho thuê tài chính
- MTV : M
ột thành viên
- NH : Ngân hàng
- NHĐT&PTVN : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- NHNN : Ngân hàng Nhà nước
- NHNN&PTNTVN : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
- NHTM : Ngân hàng thương mại
- QHKH : Quan hệ khách hàng
- QĐ : Quyết định
- QTRR : Quản trị rủi ro
- QTRRTD: Quản trị rủi ro tín dụng
- RR : Rủi ro
- RRTD : Rủi ro tín dụng
- TCTD : Tổ chức tín dụng
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
- TS : Tài sản
- TTTD : Thông tin tín dụng
- WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

























DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Tình hình nợ xấu tại các Công ty CTTC 32
Bảng 2.2
Cơ cấu dư nợ cho thuê theo loại hình doanh nghiệp 2008-
2010
35
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ cho thuê theo nhóm tài sản 2008-2010 37

Bảng 2.4 Phân loại nhóm nợ 2008-2010 39
Bảng 2.5 Trích lập dự phòng rủi ro 2008-2010 39
Bảng 2.6 Nợ quá hạn 2007-2010 41
Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn theo ngành nghề năm 2010 43
Bảng 2.8 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2007-2010 44
Bảng 2.9 Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu theo loại tài sản thuê 45
Bảng 2.10
Nợ xấu của các Công ty cho thuê tài chính trong Hiệp hội
Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2009 - 2010
47
Bảng 2.11
Tỷ lệ Nợ xấu của các Công ty cho thuê tài chính trong
Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2010
48
Bảng 2.12 Lãi treo và tỷ lệ lãi treo 2007-2010 49
Bảng 3.1
Các biến độc lập được sử dụng trong phân tích hồi quy mô
hình Binary Logistic
63
Bảng 3.2 Variables in the Equation 68
Bảng 3.3 Omnibus Tests of Model Coefficients 69
Bảng 3.4 Model Summary 69
Bảng 3.5 Classification Table
(a)
70
Bảng 3.6
So sánh phân loại nợ và xác suất khả năng trả được nợ vay
của 72 doanh nghiệp
74
Bảng 3.7

Mô tả phân nhóm nợ dựa trên xác suất khả năng trả được
nợ
76
Bảng 3.8
Mô tả xếp hạng tín dụng dựa trên xác suất khả năng trả
được nợ
76
Bảng 3.9
Chỉ tiêu đánh giá Công ty TNHH SX TM DV Vôi Thống
Nhất
76
Bảng 3.10 Chỉ tiêu đánh giá Công ty Cổ phần ĐT XD Phú Thịnh 78






























DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT Tên bảng Trang
Hình vẽ 2.1
Dư nợ Cho thuê tài chính nội ngành và ngoại ngành
2007-2010
34
Hình vẽ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 2008-2010 35
Hình vẽ 2.3
Thị phần của một số công ty cho thuê tài chính năm
2010
37
Hình vẽ 2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn 2007-2010 42
Hình vẽ 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ 71


1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, vì vậy chúng ta phải
không ngừng đổi mới và phát triển chính mình. Với việc gia nhập WTO, nhu cầu về
vốn kinh doanh của các doanh nghiệp càng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đổi mới
trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để tăng quy mô, trình độ sản xuất,
chất lượng sản phẩm, nă
ng lực cạnh tranh.
Hiện nay, lượng vốn trung và dài hạn đầu tư cho các doanh nghiệp vẫn còn
khiêm tốn. Kênh huy động vốn quen thuộc vẫn là đi vay vốn ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên việc đi vay vốn ngân hàng, bên cạnh những ưu điểm lâu đời của hình
thức tín dụng này, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tài sản đảm bảo cũng
như uy tín, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nhữ
ng trường
hợp như vậy, một kênh huy động khác mà doanh nghiệp có thể tìm đến là các công
ty cho thuê tài chính. Với những ưu điểm của mình, cho thuê tài chính tỏ ra thích
hợp với những doanh nghiệp mới thành lập, có lượng vốn nhỏ.
Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là
đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Một trong bốn
ngân hàng quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam hoạt động chủ yếu trong lĩ
nh vực đầu
tư phát triển. Kế thừa và phát huy kinh nghiệm trên 50 năm hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực này, Công ty Cho thuê Tài chính II tin tưởng rằng sẽ phục vụ tốt các doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong việc tháo gỡ những khó khăn về vốn
để đầu tư, đổi mới công nghệ tăng sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, góp
phần thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghi
ệp và công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Phương châm hoạt động của công ty là “Bình đẳng, Hợp tác,
Cùng phát triển”.
Trên thực tế, tín dụng thuê mua tài chính của các Công ty cho thuê tài chính tại

Việt Nam nói chung và hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính
II -BIDV nói riêng, trong thời gian qua, cũng đã xuất hiện một số rủi ro như không

2

thu được tiền thuê, tính chuyển nhượng của tài sản thuê thấp, hiệu quả của dự án
không như dự tính
Do đó, để kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động và không ngừng
phát triển, Công ty cho thuê tài chính II-BIDV cần phải nhận diện, phân tích rủi ro
để từ đó có các giải pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng và an
toàn hoạt động.
Xuất phát từ nhu cầu trên, tác giả đã chọn đề
tài “Ứng dụng mô hình Binary
Logistic vào phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Công ty cho thuê tài chính
II-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu trong luận
văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
- Về lý luận : phân tích cơ sở lý luận về hoạt động cho thuê tài chính và rủi
ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính, qua đó nêu bật sự cần thiết phải phân
tích rủi ro tín dụng cho thuê tài chính trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của các
công ty cho thuê tài chính Việt Nam.
- V
ề thực tiễn: Theo khảo sát, các công ty cho thuê tài chính hiện nay không áp
dụng bất kỳ mô hình định lượng nào, mà quyết định cho thuê hoàn toàn dựa vào xếp
hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện xếp
hạng tín dụng nội bộ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp mới thành
lập. Do đó, yêu cầu cấp thiết đối với các công ty cho thuê tài chính cần tìm ra một
mô hình định lượng có thể giúp công ty cho thuê tài chính có th
ể ra quyết định cho
thuê một cách tốt nhất, góp phần giảm thiểu được rủi ro tín dụng, nâng cao chất

lượng tín dụng cũng như hoạt động cho thuê. Trong luận văn này tác giả đưa ra mô
hình định lượng sau :
+ Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại
Công ty Cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông
qua việc vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic. Qua đó giúp cho Công ty
đưa ra quy
ết định cho thuê một cách tốt nhất, tránh được rủi ro tín dụng đặc biệt

3

đối với các doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ điều kiện để xếp hạng tín dụng
nội bộ.
+ Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng đối với công ty
cho thuê tài chính, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công
ty Cho thuê tài chính II. Đồng thời giúp doanh nghiệp có điều kiện vay vốn bằng
hình thức thuê tài chính tốt hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đố
i tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp có rủi ro tín dụng (doanh nghiệp
không có khả năng trả nợ).
Phạm vi nghiên cứu là 72 doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với
Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vào năm
2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết ngành Kinh tế tài chính – Ngân hàng kết hợp với phương
pháp tiếp cận xử lý số liệu thực tế, ứng dụng tư duy và các mô hình lượng hóa của
toán học (cụ th
ể ứng dụng mô hình Binary Logistic trong phân tích rủi ro tín dụng
doanh nghiệp bằng phương pháp SPSS thông qua sử dụng các chỉ tiêu tài chính của
các doanh nghiệp được tổng hợp tại Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam) nhằm đưa được ra những đánh giá và dự báo của mô hình
trong việc hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng, qua đó đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các công ty cho thuê tài chính
Vi
ệt Nam.
5. Những điểm mới của đề tài
Trên thực tế có nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho thuê tài chính nhưng chỉ dừng lại ở mức độ định tính cũng như có nhiều
công trình nghiên cứu vận dụng mô hình hồi Binary Logistic vào thực tiễn cuộc
sống xã hội và đã được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên về đề tài vận dụ
ng mô hình hồi
quy Binary Logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
doanh nghiệp tại các công ty cho thuê tài chính còn rất ít. Chính vì vậy, trong luận
văn này tác giả vận dụng mô hình kinh tế lượng vào thực tế, cụ thể ở đây là mô hình

4

Binary Logistic vào để xây dựng mô hình. Trên cơ sở mô hình đã xây dựng được
tác giả đi phân tích từng biến độc lập để có thể thấy được những nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng giúp các công ty cho thuê tài chính đưa ra quyết định cho thuê một cách tốt
nhất nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
6. Nội dung nghiên cứ
u
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài
chính và mô hình hồi quy Binary Logistic.
Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Cho thuê tài chính II
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3 : Ứng dụng mô hình Binary Logistic trong phân tích rủi ro tín dụng tại

Công ty Cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 4 : Gi
ải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Công ty Cho thuê Tài chính
II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC

1.1 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính
1.1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính.
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng
Rủi ro là một khái niệm luôn song hành cùng với tất cả các lĩnh vực. Trong
hoạt động tín dụng, rủi ro là một phạm trù rất quan trọng mà cho thuê tài chính cũng
không phải là ngoại lệ. Có nhiều quan niệm về rủi ro và những hậu quả mà rủi ro
gây ra, tuy nhiên khái niệm chung nhất về rủi ro có thể được đưa ra như sau: Rủi ro
là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả so với những gì
chúng ta mong đợi.
Lĩnh vực tài chính nói chung, tài chính ngân hàng nói riêng không chỉ là lĩnh
vực then chốt trong nền kinh tế mà còn là một trong những lĩnh vự
c nhạy cảm nhất
về rủi ro. Hoạt động tín dụng chiếm từ 60% đến 70% các chỉ số trong hoạt động tài
chính ngân hàng. Do đó nói đến rủi ro trong lĩnh vực tài chính thì rủi ro tín dụng là
rủi ro thường được quan tâm nhất. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra
khái niệm về rủi ro tín dụng:
Ở Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
ban hành ngày 22/04/2005 : “Rủi ro tín dụng là khả năng x
ảy ra tổn thất trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Tại sổ tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam cho rằng
“Rủi ro tín dụng là tình trạng khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đã
cam kết”.
Từ các khái niệm về rủi ro tín dụng, xuất phát từ đặc thù hoạt
động cho thuê tài
chính thì có thể hiểu:

6

Rủi ro hoạt động cho thuê tài chính là những tổn thất mà công ty cho thuê tài
chính phải gánh chịu khi bên thuê không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo
cam kết tại hợp đồng cho thuê tài chính.
1

1.1.1.2 Các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính
Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tồn tại khách quan cùng với sự tồn
tại của hoạt động này. Về bản chất, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng
trung và dài hạn, vì vậy hoạt động cho thuê tài chính có những rủi ro giống như hoạt
động tín dụng nói chung, đồng thời có những rủi ro đặc thù. Có nhiều tiêu chí để
phân loại, nhưng khái quát lại có thể phân rủi ro tín dụ
ng trong hoạt động cho thuê
tài chính bao gồm: rủi ro về tài chính, rủi ro hoạt động và rủi ro khác.
Rủi ro tài chính.
Rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan trực tiếp đến việc thu hồi tiền thuê gây
nên những thiệt hại về mặt tài chính cho bên cho thuê. Các rủi ro về tài chính bao
gồm:
 Bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn:
Rủi ro này rất đáng lo ngại bởi nó sẽ làm trì trệ cũng như làm đảo lộn kế hoạch kinh

doanh của công ty cho thuê tài chính. Thậm chí nếu người thuê vĩnh viễn không trả
tiền thuê thì có thể khiến vi
ệc thu hồi vốn đầu tư trở nên khó khăn hoặc công ty bị
mất vốn. Khi rủi ro này xảy ra, thiệt hại đối với công ty cho thuê tài chính là không
nhỏ. Bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn trong các trường hợp sau:
- Bên thuê không đủ khả năng thanh toán tiền thuê khi đến hạn do tình hình tài
chính, tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng như
vậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do tình hình kinh tế, môi trường kinh
doanh hoặc do năng lự
c quản trị của chính doanh nghiệp. Sự không đủ khả năng
thanh toán này có thể xảy ra tạm thời hoặc là vĩnh viễn tùy vào mức độ yếu kém và
khả năng phục hồi của người thuê. Trong trường hợp này, các công ty CTTC có thể
tham gia hỗ trợ doanh nghiệp bằng các biện pháp gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ, tài trợ
thêm máy móc thiết bị cần thiết, khuyến nghị về cách thức sản xuất, định hướng thị

1
Nguồn Quy trình về nghiệp vụ cho thuê tài chinh ngoại ngành (2009), BLC II

7

trường để người thuê có thể vượt qua được tình hình khó khăn trước mắt, phục hồi
sản xuất kinh doanh để tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hoàn trả trong thời gian tiếp
theo.
- Bên thuê có ý định lừa đảo: Tài sản thuê vẫn khai thác có hiệu quả nhưng
bên thuê dây dưa không trả nợ mà lấy nguồn thu từ dự án dùng vào mục đích khác.
Với nguyên nhân này, khi các khoản thuê bắt đầu phát hiện có vấn đề
, công ty
CTTC cần phải có biện pháp mạnh, dứt khoát quyết liệt ngay từ đầu buộc bên thuê
phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.
 Tiền thuê nhận được không đủ bù đắp số tiền bỏ ra tài trợ, trong các trường

hợp như :
- Xảy ra vi phạm HĐCTTC dẫn tới tranh chấp, phải tố tụng tại các cơ quan
chức năng, dẫn tới trì trệ hoạt
động sản xuất, tài sản thuê phải ngừng hoạt động,
không được bảo dưỡng và bị xuống cấp dẫn tới giá trị thu hồi thấp.
- Công ty CTTC tài trợ khách hàng với lãi suất cố định trong khi phải đi huy
động vốn với lãi suất thả nổi. Khi lãi suất huy động vốn trên thị trường biến động
theo chiều hướng tăng lên thì lãi suất cho thuê thu về không đủ bù đắp cho chi phí
bỏ ra để
có số vốn tài trợ ban đầu gây thiệt hại vốn cho công ty.
Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là những rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện
cho thuê. Các rủi ro hoạt động bao gồm:
 Rủi ro về dự án đầu tư:
Hoạt động thuê tài chính gắn liền với quá trình thực hiện dự án đầu tư của bên thuê.
Vì vậy hiệu quả của dự án đầu tư quyết định đến khả năng trả ti
ền thuê của bên thuê
tài chính.
 Rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện HĐCTTC, hợp đồng mua bán tài
sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Hợp đồng cho thuê tài chính là văn bản pháp lý cao nhất xác định giao dịch
thuê tài chính giữa bên thuê và bên cho thuê. Các rủi ro pháp lý thường gặp trong
quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng có thể là: người ký hợp đồng không đúng

8

quy định, loại tài sản thuê trong hợp đồng không đúng với tài sản thuê trong thực tế,
hay một số điều khoản thỏa thuận không đúng quy định của pháp luật
Các rủi ro về pháp lý trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán tài
sản có thể là do nhà cung cấp tài sản không có thực hoặc đã phá sản, giải thể trong

khi đã chuyển tiền mua tài sản. Có trường hợp các điều khoản trong hợp đồng
không phù hợp với thông lệ quốc tế (trường hợp tài sản phải nhập khẩu), mô tả về
tài sản, giao nhận, giá cả, bảo hiểm, bảo hành, bảo trì không rõ ràng, khi xảy ra
tranh chấp gây thiệt hại lớn cho bên cho thuê.
Cũng như vậy, các rủi ro về pháp lý trong quá trình ký kết và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm tài sản có thể là do: các điều khoản không được xác định rõ ràng dẫn
đến bên bảo hiể
m từ chối bồi thường hoặc chỉ bồi thường một phần thiệt hại; rủi ro
đối với tài sản thuê không thuộc phạm vi bảo hiểm
 Rủi ro về tài sản cho thuê.
Loại rủi ro này liên quan đến giá trị còn lại (giá trị thu hồi) của tài sản cho
thuê, có thể do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân liên quan đến chất lượng tài sản thuê: tài sản sau khi cho thuê
có thể bị lỗi thời, hư hỏng, mất phẩm chấ
t hoặc tài sản thuộc loại hàng chuyên dùng,
đặc chủng nên không chuyển nhượng, cho thuê lại hoặc bán đi được.
- Tài sản thuê bị mất hoặc không được mua bảo hiểm nên khi rủi ro xảy ra với
tài sản làm tài sản hư hỏng không có nguồn để bù đắp.
- Nguyên nhân do phía nhà cung cấp cố ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của công ty
cho thuê. Có nhiều cách để nhà cung cấp thực hiện ý đồ của mình, nhưng điển hình
nhấ
t vẫn là thông đồng với người thuê để làm sai lệch giá tài sản so với thị trường,
gây thiệt hại cho công ty cho thuê tài chính.
 Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì : Đây là những rủi ro về việc dự án
không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế
ban đầu.
 Rủi ro xây dựng, hoàn tất : Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù
hợp v
ới thông số và tiêu chuẩn thực hiện.


9

Rủi ro khác
Bên cạnh hai nhóm rủi ro trên, có thể có các nguyên nhân khác nữa trên các
phương diện sau:
- Rủi ro do môi trường kinh doanh biến động: Tình hình kinh tế ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động CTTC. Kinh tế lâm vào suy thoái, mất ổn định làm cho việc sản
xuất bị trì trệ, các doanh nghiệp sẽ giảm nhu cầu thuê máy móc thiết bị, khả năng
trả lãi cho thuê cũng giảm do lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.
-
Rủi ro do tiến bộ khoa học kĩ thuật: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển,
nếu không kịp thời đổi mới, tài sản cho thuê sẽ trở nên lạc hậu hoặc ngày càng suy
giảm chất lượng-hao mòn vô hình.
- Rủi ro về môi trường và xã hội : Những tác động tiêu cực của dự án đối với
môi trường và người dân xung quanh
- Rủi ro bất khả kháng: do các nguyên nhân như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,
khủng bố
1.1.1.3 Những chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
thuê tài chính
Nợ xấu
Nợ xấu và phân loại nợ xấu của các tổ chức tín dụng được pháp luật nước ta
quy định trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc 3,4 và 5 quy định tại Điều 6
hoặc Điều 7 của Quyết định này mà công ty cho thuê tài chính có đủ cơ sở đánh giá
là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy gi
ảm thì công ty cho thuê tài chính chủ
động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ thuộc nợ xấu.
Trong trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với công ty cho
thuê tài chính mà có bất kỳ khoản nợ nào bị xếp vào nhóm nợ xấu thì các khoản nợ
còn lại của khách hàng đó cũng bị xếp vào nhóm nợ xấu đó.

Để có thể đánh giá mức độ nợ xấu c
ủa công ty cho thuê tài chính ta dùng công
thức sau:

Tỷ lệ nợ xấu (%) =

Nợ xấu
Tổng dư nợ cho thuê
x 100%
Công thức :

10


Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu số nợ gốc là nợ xấu trong một trăm đồng dư
nợ cho thuê. Chỉ tiêu này là căn cứ để đánh giá chất lượng cho thuê tài chính.
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và
không đủ tiêu chuẩn để gia hạn nợ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn (%): Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu số nợ gốc đã quá
hạn trong một trăm đồng dư nợ cho thuê. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng
công tác thẩm định cho thuê cùng với năng lực quản lý tài sản cho thuê sau khi
đã giải ngân.



Lãi treo
Lãi treo là các khoản lãi cho thuê đến hạn mà khách hàng không trả được nên
công ty cho thuê tài chính đưa ra ngoại bảng để theo dõi.
Chỉ tiêu này cho biết đồng vốn của công ty CTTC đem đầu tư có thu được

hiệu quả hay không. Chỉ tiêu này cũng phản ánh về mức độ rủi ro của hoạt động cho
thuê tài chính chủ yếu ở khía cạnh hiệu quả sinh lời của vốn kinh doanh, đồng thời
thể hiện chất lượng của hoạ
t động CTTC.
1.1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong hoạt động CTTC và đã gây ra những hậu quả
nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia,
thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
 Đối với Công ty Cho thuê tài chính
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn của công ty
CTTC bị thất thoát, trong khi công ty CTTC v
ẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn
hoạt động, làm lợi nhuận giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá
sản.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =

Nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho thuê
x 100%
Công thức :

11

 Đối với Hệ thống tài chính – ngân hàng
Hoạt động của một công ty CTTC trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống
tài chính – ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế.
Do vậy nếu một công ty CTTC có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả
năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các
tổ chức tín dụng và các bộ phận kinh tế
khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời

của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền
và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các Công ty CTTC làm cho các ngân hàng, các công
ty CTTC khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
 Đối với nền kinh tế
Công ty cho thuê tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu
hút và bơm vốn cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự
phá sản của một
công ty CTTC sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định
và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội
gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn….
 Trong quan hệ kinh tế đối ngoại
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống tài chính - ngân hàng quố
c
gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.
Tóm lại, rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính xảy ra sẽ gây ảnh hưởng
ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là công ty CTTC bị giảm lợi nhuận khi phải trích
lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi công ty CTTC không
thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến công ty CTTC bị lỗ và
mất vốn. N
ếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, công ty CTTC sẽ bị
phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính
ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị công ty CTTC phải hết
sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho
thuê.

12

1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê
tài chính
Có thể phân các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho

thuê tài chính thành hai nhóm là các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan,
cụ thể như sau:
Các nhân tố khách quan
 Chính sách kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý:
Chính sách kinh tế vĩ mô có tác động lên toàn bộ nền kinh tế, từ đó có những
tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuê. Một khi
Chính phủ có những chính sách phù hợp, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả lãi thuê của các doanh
nghiệp thuê cao hơn, giảm thiểu rủi ro cho các công ty CTTC.
Môi trường pháp lý cũng có nh
ững tác động đến rủi ro hoạt động CTTC.
Pháp luật quy định tất cả các yếu tố trong quy trình CTTC, từ loại tài sản thuê, đến
đăng kí quyền sở hữu, lãi suất, các nghiệp vụ bảo lãnh Vì vậy, môi trường pháp lý
tốt tạo niềm tin cho những người tham gia, có thể bảo vệ quyền lợi cho tất cả các
bên, đồng thời không có kẽ hở cho những kẻ có ý định xấu. Môi trường pháp lý
thuận lợ
i còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động CTTC hoạt động có trật tự, hiệu quả.
 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội:
Sự ảnh hưởng này dễ thấy trong thời gian vừa qua (2008), khi nền kinh tế thế
giới lâm vào tình trạng khủng hoảng, mà đặc biệt là ngành Tài chính - Ngân hàng,
các hoạt động kinh doanh đều bị thu hẹp lại. Khi đó, đối tượng khách hàng của
CTTC không chỉ ít đi mà việc thu hồi tiền thuê cũng trở nên khó khăn, khả năng
gặp phải rủi ro của công ty cho thuê tài chính cao lên. Môi trường chính trị-xã hội
c
ũng có những ảnh hưởng nhất định, thể hiện qua lối sống, thói quen, phong tục sử
dụng tài sản của người kinh doanh, người tiêu dùng. Ví dụ như thói quen sử dụng
đồ rẻ tiền không đảm bảo chất lượng có thể dẫn tới việc tài sản nhanh chóng xuống
cấp, hư hỏng không thu hồi về được.

13


 Môi trường tự nhiên:
Bên cạnh các yếu tố của tự nhiên như về thiên tai, địch họa có ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố khí hậu của từng quốc gia cũng có ảnh hưởng
đến hoạt động cho thuê tài chính. Khí hậu phức tạp, điều kiện tự nhiên không ổn
định còn làm cho việc bảo quản, sử dụng tài sản cho thuê khó khăn, tài sản thuê
nhanh hỏng, sử
dụng không hiệu quả, dẫn tới khả năng thu hồi thấp.
Các nhân tố chủ quan
 Về phía công ty cho thuê tài chính:
- Mô hình tổ chức và nguyên tắc quản trị điều hành:
Công ty CTTC có mô hình tổ chức hợp lý, các nhiệm vụ của phòng ban được
phân công cụ thể, cùng với quản trị chặt chẽ sẽ giúp công ty hoạt động có hiệu quả
hơn, từ đó hạn chế được các rủi ro.
- Chất lượng nguồn nhân lực:
Chất lượng cán bộ tín dụng sẽ quyết định việc sàng lọc các d
ự án tốt, khách
hàng tốt. Để có thể có đánh giá một cách chính xác về khách hàng, đòi hỏi CBTD
phải có năng lực chuyên môn đầy đủ, bên cạnh đó phải có khả năng phân tích, am
hiểu nhiều về lĩnh vực kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của khách
hàng. CBTD còn phải có khả năng dự báo, đồng thời cũng phải tinh nhanh trong
việc phát hiện số liệu, hồ sơ giả do khách hàng cung cấp. Rủi ro có thể xảy ra trong
toàn bộ quá trình CTTC, vì vậy có năng lực chuyên môn thôi là chưa đủ, đạo đức
nghề nghiệp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cán bộ tín dụng. Thiếu ý
thức trách nhiệm, cố ý bỏ sót thủ tục cho thuê hay thông đồng với khách hàng có
thể dẫn tới những rủi ro khó có thể khắc phục trong CTTC.
- Các quy định, quy trình cho thuê tài chính của công ty
Dựa trên những quy định chung của pháp luật, mỗi công ty CTTC có những quy
định riêng và quy trình CTTC riêng. Nếu các quy định này không chặ
t chẽ sẽ tạo

nhiều sơ hở trong quá trình thực hiện, chất lượng cho thuê phụ thuộc nhiều vào quy
trình thẩm định cũng như xét duyệt khoản thuê. Các bảng biểu, chỉ số chấm điểm
khách hàng, chỉ số đánh giá khách hàng, nội dung phân tích dự án nếu không chặt

×