Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KH ATGT_năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.8 KB, 5 trang )

1
UBND THÀNH PHỐ BẢO LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 02 /PGD&ĐT – ATGT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bảo Lộc, ngày 02 tháng 01 năm 2012

KẾ HOẠCH
Triển khai tháng cao điểm hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2012”
và thực hiện năm an toàn giao thông trong các đơn vị giáo dục trực thuộc

Căn cứ Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số
88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp
trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ Quyết định số 2469/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Năm an toàn giao thông
2012 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ vào công văn số 132/BATGT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Ban
an toàn giao thông tỉnh Lâm Đồng về việc đề nghị thực hiện kết luận của Phó Thủ
tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác ATGT năm
2011 và triển khai công tác trật tự ATGT năm 2012;
Thực hiện Công văn 1395/ SGD&ĐT – GDTrH ngày 27/12/2011 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về việc Triển khai tháng cao điểm hưởng ứng
“Năm an toàn giao thông 2012” và thực hiện năm an toàn giao thông trong các đơn
vị giáo dục trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.


Nay Phòng Giáo dục và Đào tạo Bảo Lộc xây dựng kế hoạch triển khai
tháng cao điểm hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2012” và thực hiện năm an
toàn giao thông trong các đơn vị giáo dục trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, cu thể
như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003 của
Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007
của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và
ùn tắc giao thông.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày
24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm
trật tự an toàn giao thông ngay trong năm 2012 để góp phần kiềm chế, làm giảm tai
nạn giao thông cả ba tiêu chí so với năm 2011, không để xảy ra ùn tắc giao thông
trước các cổng trường học trước khi vào học và sau khi tan trường.
2
3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, Ban giám hiệu, các tổ chức
chính quyền, đoàn thể trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm chuyển nhanh
nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trật tự ATGT đến toàn thể cán bộ, giáo
viên, học sinh. Đẩy mạnh xây dựng "Văn hóa giao thông" hình thành ý thức tự giác
chấp hành pháp luật về giao thông và hành vi, ứng xử văn minh, lịch sự khi tham
gia giao thông trong cán bộ, giáo viên, học sinh, đồng thời nhằm nâng cao nhận
thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia giao thông với cộng đồng và
xã hội.
4. Tăng cường công tác giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối
với học sinh trong nhà trường. Từng bước nâng cao nhận thức của các cấp quản lí,
học sinh về hiểm họa của việc lạm dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao
thông và ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao thông;
5. Giảm hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng rượu, bia của người điều
khiển phương tiện giao thông; giảm tai nạn giao thông tháng 01 năm 2012.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Chuyên đề: Trong tháng 01/2012 mở đợt cao điểm tuyên truyền, vận
động với chuyên đề “Phòng, chống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện
giao thông” với sự tham gia, hưởng ứng của cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân
viên, học sinh trong các đơn vị trường học.
2. Nội dung :
a) Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
các quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với lái xe mô tô, ô tô; các mức xử
phạt vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe; các nguy cơ gây tai nạn và hậu quả tai
nạn giao thông do lái xe khi uống rượu, bia.
b) Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn nhà trường tổ chức tọa đàm về chủ
đề “Phòng chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao
thông”.
c) Các nhà trường phải tích cực phối kết hợp với tổ chức đoàn thể của địa
phương để tuyên truyền giáo dục và vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn
viên, đội viên gương mẫu chấp hành quy định về nồng độ cồn khi điều khiển
phương tiện, không uống rượu, bia trước khi lái xe, chấp hành quy định an toàn
giao thông khi tham gia giao thông.
d) Tiếp tục hưởng ứng các hoạt động “Phòng chống lạm dụng rượu, bia
trong khi lái xe” trong chương trình “Thập kỷ hành động an toàn giao thông đường
bộ 2011 – 2020” của Liên hợp quốc. Tuyên truyền theo các chuyên đề: “Quy tắc
giao thông, Đội mũ bảo hiểm, an toàn đò ngang”. Tăng cường giáo dục an toàn
giao thông trong nhà trường. Giáo dục học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên
xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; thực hiện biện pháp quản lý và thực hiện
nghiêm túc quy định không cho học sinh đi xe mô tô, xe gắn máy đến trường, ngăn
chặn tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
3
- Phát động và lồng ghép việc tuyên truyền nội dung hoạt động hưởng ứng
tháng ATGT năm 2012 vào tiết chào cờ đầu tuần và trong các giờ sinh hoạt lớp;
e) Hiệu trưởng các trường thường xuyên chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương

trường học trước và sau khi tan trưởng phải đảm bảo trật tự nơi công cộng và đảm
bảo ATGT; Treo băng rôn, cổ động hưởng ứng Tháng An toàn giao thông tháng 01
năm 2012.
f) Tổng phụ trách các trường học có trách nhiệm phối hợp với đội xung kích
an toàn giao thông của địa phương và phối hợp với PHHS để đưa đón học sinh,
tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định ATGT trong cán bộ, giáo viên, công
nhân viên, học sinh;
III. Tổ chức thực hiện:
1. Hiệu trưởng của các đơn vị trường học mời Ban An toàn giao thông thành
phố và Ban ATGT của địa phương về sinh hoạt chuyên đề với chủ đề nêu trên và
các nội dung đảm bảo luật ATGT ( Các trường trên cùng địa bàn có thể phối hợp
tổ chức chung). Tổ chức lồng ghép giáo dục ATGT trong các giờ chính khóa và
hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức phong phú.
2. Tại các cơ sở giáo dục, các đơn vị trường học treo băng rôn với khẩu hiệu
“Tích cực hưởng ứng tháng an toàn giao thông, nói không với rựơu, bia khi
tham gia giao thông, khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện phải đội
mủ bảo hiểm” trước ngày 03 tháng 01 năm 2012.
3. Đoàn thanh niên trong nhà trường chủ động phối kết hợp với các đoàn thể
trong nhà trường tổ chức ra quân cổ động trên địa bàn với khẩu hiệu “Đã uống
rượu, bia không lái xe, Đã lái xe không uống rượu, bia, Lạm dụng rượu, bia –
hiểm họa tai nạn giao thông, Nói không với rựou, bia khi tham gia giao thông”
thực hiện trước ngày 03 tháng 01 năm 2012 và theo kế hoạch chung của địa
phương.
4. Lập kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền: (Nhà trường lên kế hoạch
như mẫu sau)
Stt Nội dung công việc chính
Người phụ trách,
thực hiện
Thời gian
thực hiện

Số lượng
tham gia
1
2
3
4
5
5. Tăng cường giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường
a) Giáo dục "Văn hóa giao thông" với các tiêu chí cơ bản sau:
4
- Hiểu biết đúng và đầy đủ về các quy định của pháp luật; tự giác và chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao
thông.
- Khi tham gia giao thông phải phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng
đồng; tôn trọng nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
- Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp
hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
b) Giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh một số hành vi thể
hiện văn hóa giao thông như:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi
đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng đỗ đúng quy định;
đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy;
không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của của hệ thống báo hiệu đường bộ và của
người điều khiển giao thông.
- Khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông phải có giấy phép,
chứng chỉ chuyên môn phù hợp; phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông kể
cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.

- Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các
phương tiện giao thông công cộng.
IV. Các giải pháp thực hiện
1) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự
an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, giờ chào cờ, sinh hoạt lớp,
sinh hoạt Đoàn, trên bảng tin, trên Website của nhà trường. Biểu dương, khen
thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an
toàn giao thông; xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm quy định về an toàn giao
thông.
2) Lãnh đạo nhà trường tổ chức kết hợp với chính quyền địa phương, phụ
huynh học sinh ký cam kết không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh tham gia
giao thông khi chưa đến tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trong buổi họp Hội
cha mẹ học sinh trong học kỳ I.
3) Giải quyết triệt để các vi phạm sau:
- Học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang; tụ tập dưới lòng đường làm cản trở
giao thông.
- Học sinh sử dụng ô (dù) khi điều khiển hoặc khi ngồi trên xe đạp, xe mô
tô, xe gắn máy.
- Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô,
xe gắn máy, xe đạp máy.
4) Tăng cường công tác quản lý học sinh.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và cơ quan
chức năng trên địa bàn có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với học sinh trong việc
chấp hành an toàn giao thông.
5
- Đưa nội dung xử lý người có hành vi vi phạm trật tự ATGT vào nội quy,
quy định của nhà trường gắn với đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên, của tập
thể lớp, xếp loại hạnh kiểm của người học.
5) Một số nội dung bắt buộc cần triển khai.
- Tại khu vực cổng trường có biển thông báo cho người học và cha mẹ người

học về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy,
xe đạp máy.
- Đoàn thể tham mưu cùng Lãnh đạo nhà trường thành lập một đội xung
kích thực hiện việc theo dõi ATGT trong nhà trường.
- Bố trí lực lượng bảo vệ, lực lượng đoàn viên làm nhiệm vụ chỉ dẫn giao
thông khu vực cổng trường; có giải pháp điều tiết lưu lượng học sinh khi tan học
để không xảy tình trạng người học làm ách tắc đoạn đường ở gần trường, gây cản
trở giao thông.
- Phân công 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác đảm bảo an toàn giao
thông của nhà trường.
- Ban Giám hiệu xây dựng và triển khai kế hoạch tới toàn thể CBGV và HS
của nhà trường.
- Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các Tổ trưởng chuyên
môn và GVCN theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
thực hiện theo kế hoạch, tổng hợp kết quả báo cáo Hiệu trưởng sau mỗi học kỳ.
- Đăng tải các văn bản chỉ đạo về công tác ATGT của Sở GD&ĐT và của
trường trên website của nhà trường (nếu có).
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và báo cáo kế hoạch của trường về Phòng
Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20 tháng 01 năm 2012.
- Thực hiện báo cáo kết quả hoạt động định kỳ về Phòng Giáo dục và Đào
tạo vào trước ngày 20 hàng tháng của năm 2012.
- Sau khi kết thúc cuộc vận động, yêu cầu các đơn vị có đánh giá sơ kết (có
thể đánh giá lồng ghép vào các cuộc họp hội đồng của nhà trường) và báo cáo kết
quả thực hiện (theo mẫu đính kèm) của đơn vị về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Đ/c
Phong) vào cuối tháng 01/2012
(Bằng văn bản và đường mail:

Trên đây là hướng dẫn thực hiện một số nội dung hưởng ứng tháng an toàn
giao thông năm 2012 của Phòng GD&ĐT Bảo Lộc, yêu cầu các trường triển khai
và thực hiện nghiêm túc./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở GD&ĐT;
- Phòng GDTrH Sở GD&ĐT;
- Ban ATGT Tp. Bảo Lộc;
- LĐ Phòng GD&ĐT;
- Các CV Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT.
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
( đã ký )




Lê Văn Khoa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×