MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 13 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc và đã có lúc được đánh giá là một trong những
thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới; đặc biệt là mức độ, tỷ lệ
và tốc độ tăng vốn hóa. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và nắm bắt cơ
hội kinh doanh mới, nhiều công ty chứng khoán đã được thành lập. Mười
ba năm qua, từ chỗ chỉ có 4 công ty chứng khoán khi thị trường đi vào
hoạt động, tính đến 31/12/2012 UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 105
công ty. Thông qua các hoạt động kinh doanh chính như môi giới, tự
doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư, các công ty chứng khoán đã
góp phần nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước cho nền kinh tế và thúc đẩy thị trường phát triển.
Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán trong
thời gian qua, đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán
Việt Nam. Nhiều yếu kém của các công ty dần lộ diện: số lượng các công
ty quá nhiều so với quy mô thị trường, năng lực tài chính yếu kém, khả
năng cạnh tranh chưa cao, công tác quản trị công ty chưa hiệu quả … dẫn
đến hiệu quả kinh doanh kém, thậm chí nhiều công ty rơi vào tình trạng
thua lỗ nhiều năm, mất khả năng thanh khoản và phải nằm trong diện cảnh
báo đặc biệt của UBCKNN.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên, song một trong
những nguyên nhân chính là do công tác quản lý rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của các công ty chứng khoán chưa tốt. Ở một vài công ty việc
quản lý rủi ro nếu có cũng chỉ mang tính hình thức hoặc dừng ở góc độ xử
lý rủi ro chứ chưa đi vào bản chất là cảnh báo rủi ro nhằm giảm thiểu
những thiệt hại có thể xảy ra cho công ty.
Dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro là một nội dung quan
trọng giúp công ty có thể chủ động đưa ra các quyết định kinh doanh và
thực hiện các hoạt động này một cách công khai, minh bạch, hiệu quả. Vai
trò của quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp đã được các nhà nghiên cứu tại
các nước trên thế giới nghiên cứu sâu sắc dưới nhiều góc độ khác nhau.
Nghiên cứu của Clup (2002) về mối quan hệ giữa quản lý rủi ro và cấu
trúc vốn của doanh nghiệp đã chỉ ra rằng khi những giả định của Lý thuyết
cấu trúc vốn M&M (Modigliani & Miller) thay đổi, quản lý rủi ro có thể
giúp gia tăng giá trị công ty thông qua việc gia tăng giá trị dòng tiền kỳ
vọng của công ty, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.
1
1
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức và quy mô về những
vấn đề này cho công ty chứng khoán. Chính vì vậy trong phạm vi nghiên
cứu của luận án tiến sỹ, với mong muốn nghiên cứu và đánh giá thực trạng
công tác quản lý rủi ro tại các công ty chứng khoán, từ đó góp thêm tiếng
nói phản biện cho các công ty chứng khoán, giúp các nhà hoạch định chính
sách, các nhà quản lý có cơ sở vững chắc hơn trong việc ra quyết định để
quản lý rủi ro một cách tốt nhất, đề tài “Tăng cường Quản lý rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của các Công ty cổ phần chứng khoán tại Việt Nam”
đã được chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Khái niệm quản lý rủi ro doanh nghiệp (Risk Management - ERM)
chính thức xuất hiện vào đầu những năm 1950 trên thế giới. Đến năm
1963, nghiên cứu của Robert Mehr và Bob Hedges đã tạo ra một bước
ngoặt trong lĩnh vực nghiên cứu về ERM bằng việc tổng kết các quan niệm
trước đây về QLRR và đưa ra một định nghĩa mới về vấn đề này. Theo
Robert và Bob, ERM là một quy trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có
thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ
đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng
nguy cơ. Trên nền tảng lý thuyết này, các nghiên cứu tiếp theo tập trung
vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, quản lý rủi ro được thực hiện như thế nào? Nghiên cứu
của Clup (2001) đã cụ thể hóa quy trình QLRR bao gồm các bước cơ bản:
nhận diện rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, phân loại xếp hạng, báo cáo rủi
ro, xử lý rủi ro và giám sát rủi ro.
Thứ hai, quản lý rủi ro có tác động như thế nào đến giá trị doanh
nghiệp? Nghiên cứu của Clup (1995) đã hệ thống hóa các luận điểm về
ERM giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp trong điều kiện thị trường không
hoàn hảo. Mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như cổ đông
đều hướng đến tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp thông qua các kênh giảm
chi phí vốn và gia tăng giá trị dòng tiền kỳ vọng.
Thứ ba, mức độ thực hiện QLRR tại các công ty được đánh giá như
thế nào? Nhiều nghiên cứu sử dụng vị trí giám đốc QLRR như một minh
chứng cho việc thực hiện ERM, song chỉ tiêu này không phản ánh đầy đủ
các nội dung của ERM. Một số nghiên cứu khác sử dụng ERM rating của
các tổ chức như Standard & Poor để đo lường. Về cơ bản chỉ số này đã
bao quát các nội dung và mục tiêu của ERM, nhưng Standard & Poor mới
chỉ cung cấp rating cho các doanh nghiệp bảo hiểm, đối với các lĩnh vực
khác vẫn còn bỏ ngỏ.
2
2
Thứ tư, những nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện
QLRR tại các doanh nghiệp? Nghiên cứu của Kleffner và các cộng sự
(2003) cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thường có xu hướng
thực hiện ERM đầy đủ hơn, do đó giá trị doanh nghiệp có xu hướng tăng
lên. Hoyt (2008) cũng đưa ra kết luận tương tự khi nghiên cứu ERM tại
các công ty bảo hiểm của Mỹ.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLRR doanh nghiệp
song các nghiên cứu trên vẫn còn nhiều khoảng trống tri thức cần được
tiếp tục nghiên cứu:
Một là, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp tại
các thị trường tài chính đã phát triển, một số được nghiên cứu ở những thị
trường đang phát triển.
Hai là, các nghiên cứu thường tập trung nhiều vào các doanh nghiệp
hoặc định chế tài chính như ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm.
Đối với các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, các nghiên cứu chính
thức về ERM rất ít và ở Việt Nam gần như chưa có. Đây là những doanh
nghiệp có đặc thù rủi ro rất cao vì vậy ERM là vấn đề cần quan tâm hàng
đầu.
Ba là, việc yêu cầu thực hiện quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp
ở các thị trường mới nổi và kém phát triển thường đi sau và chưa chặt chẽ
so với các doanh nghiệp ở thị trường đã phát triển.
Bốn là, dưới góc độ quản lý vĩ mô, mục tiêu của các quy định về
ERM là nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông và thị trường. Do đó, doanh
nghiệp bắt buộc phải thực hiện ERM. Song chi phí để thực hiện ERM
không phải là nhỏ. Chưa có nghiên cứu nào lượng hóa cụ thể chi phí thực
hiện ERM và lợi ích mang lại.
Năm là, về phương pháp nghiên cứu, hạn chế chính hiện nay là
thước đo đánh giá mức độ thực hiện ERM.
Tại Việt Nam, Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các
CTCK hiện nay đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới
các góc độ và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Tác giả Lê Công Điền trong
luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2010 với đề tài “Quản lý rủi ro tại các Công
ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn
thiện”, đã đánh giá thực trạng quản lý rủi ro của các công ty chứng khoán
trên cơ sở trình bày quy trình từng nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, bảo
lãnh phát hành, kế toán tài chính, qua đó đề cập các rủi ro phát sinh của
từng nghiệp vụ này. Trên cơ sở đó, nêu các biện pháp kiểm soát rủi ro mà
các CTCK hiện nay đang áp dụng làm nền tảng đề ra các giải pháp hoàn
hiện quản lý rủi ro tại CTCK [11]. Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá chi tiết
3
3
và cụ thể các rủi ro hệ thống mà công ty chứng khoán có thể gặp phải cũng
như tác động chéo giữa các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
công ty. Đề tài cũng chưa làm rõ thực trạng xử lý rủi ro, các công cụ, biện
pháp phòng hộ rủi ro tại các công ty chứng khoán.
Bài báo của PGS.TS Lê Hoàng Nga trên Tạp chí Chứng khoán số
174, tháng 4/2013 đã đưa ra một số nhận diện rủi ro hoạt động và triển
khai Quản trị rủi ro tại CTCK, trong đó đã phân tích những lý luận cơ bản
về rủi ro hoạt động của CTCK, từ đó đưa ra quy trình quản lý rủi ro. Song
những phân tích trên chưa đi vào thực tiễn và mới chỉ mang tính sơ lược.
Một số bài viết khác về quản lý rủi ro của CTCK tập trung vào việc giới
thiệu, hướng dẫn quy trình quản lý rủi ro và một số biện pháp để việc triển
khai được thực hiện hiệu quả.
Như vậy, các bài nghiên cứu về QLRR tại các công ty chứng khoán ở
Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, xác định rủi ro riêng lẻ trong
hoạt động của CTCK. Chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích một cách
hệ thống các rủi ro của CTCK bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro riêng lẻ,
đồng thời đánh giá mức độ rủi ro của từng loại, trên cơ sở đó đưa ra những
khuyến nghị cụ thể đối với từng loại rủi ro. Mặt khác, bản chất của quản lý
rủi ro là xác định và cảnh báo sớm các loại rủi ro có thể xảy ra từ đó đưa ra
các biện pháp phòng hộ và xử lý kịp thời. Để làm được điều này cần đánh
giá đúng thực trạng thực hiện công tác quản lý rủi ro tại các CTCK bao
gồm: thực hiện quy trình quản lý rủi ro; hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống
kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đặc biệt cần phải xác định rõ nhân tố nào ảnh
hưởng đến việc thực hiện QLRR của CTCK, từ đó đưa ra những giải pháp
phù hợp.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ về mặt lý luận các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
công ty chứng khoán và đặc thù quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của công ty chứng khoán tồn tại dưới hình thức sở hữu là công ty cổ phần.
Hệ thống quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty
chứng khoán và các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện QLRR tại từng
công ty và hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện này.
Nhận diện và phân tích mức độ rủi ro của từng loại rủi ro theo hai
nhóm (rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống) trong hoạt động kinh doanh
của các công ty chứng khoán Việt Nam tồn tại dưới hình thức là công ty cổ
phần thông qua nghiên cứu khảo sát thực nghiệm. Từ đó, đánh giá thực
trạng thực hiện quy trình nội dung quản lý rủi ro cũng như việc sử dụng
các công cụ, biện pháp xử lý rủi ro đối với các loại rủi ro nêu trên tại các
công ty chứng khoán hiện nay.
4
4
Trên cơ sở định hướng hoạt động của thị trường chứng khoán cũng
như của các công ty chứng khoán trong giai đoạn tới, kết hợp với những
đánh giá nêu trên, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của các CTCK, từ đó giúp công ty gia tăng giá
trị, vị trí trên thị trường, đồng thời phát triển ổn định và bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các loại rủi ro, quy trình quản lý rủi ro và
các công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK tồn tại
dưới hình thức là công ty cổ phần.
Phạm vi nghiên cứu là nhóm các công ty cổ phần chứng khoán Việt
Nam, bao gồm cả công ty chưa niêm yết và đã niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh, tính đến 31/12/2013, kết hợp với việc nghiên cứu kinh nghiệm quản
lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK ở một số nước trên thế
giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, quy nạp vấn đề. Trên
cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh
giá và làm sáng tỏ các vấn đề thực tiễn, rút ra những điểm chủ yếu cần
được giải quyết để đề xuất giải pháp, kiến nghị.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra mẫu đối với các
đối tượng là nhà quản lý rủi ro tại các công ty chứng khoán, thống kê thu
thập số liệu từ báo cáo tài chính của CTCK, báo cáo thường niên của
UBCKNN dưới dạng bảng số liệu exel, sử dụng phần mềm EPIDATA và
SPSS để phân tích, vẽ đồ thị và tính các hệ số tương quan giữa các biến
ngẫu nhiên.
Đề tài cũng kế thừa, vận dụng một số kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu để làm sâu sắc
thêm các luận điểm trong đề tài.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
công ty cổ phần chứng khoán
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam
5
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
Công ty Chứng khoán
Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán được hiểu là những biến cố
không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của CTCK,
giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản
chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ kinh doanh nhất định.
Khái niệm này bao hàm hai nội dung cơ bản: (1) Sự thay đổi; (2) Kết
quả của sự thay đổi là không lường trước được [30]. Sự thay đổi hay chính
là sự không chắc chắn về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai,
hoặc không thể chỉ định rõ chuyện gì sẽ xảy ra, khả năng chắc chắn là bao
nhiêu phần trăm. Doanh nghiệp khi đầu tư thường không chắc rằng dự án
sẽ thành công hay thất bại hoàn toàn, do đó rủi ro thường là điều không
tránh khỏi. Đối với từng quy mô, kết quả của sự thay đổi sẽ khác nhau. Về
cơ bản, đối với CTCK, ngoài lợi nhuận, rủi ro có thể ảnh hưởng đến tài
sản, uy tín đạo đức, thiệt hại nhân sự, rủi ro nghiệp vụ … và cuối cùng là
giá trị của công ty.
1.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty chứng
khoán
1.1.2.1.Theo đối tượng và hành vi kinh doanh
1.1.2.1.Theo đối tượng và hành vi kinh doanh
Dựa theo tiêu chí này, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK
được chia thành hai loại Rủi ro của quá trình quản trị hệ thống và Rủi ro
đặc thù của từng nghiệp vụ kinh doanh.
1.1.2.2. Theo nguồn gốc phát sinh rủi ro
Theo cách phân loại này, rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng
khoán được chia thành rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
1.1.2.3. Sự tương tác giữa các loại rủi ro
Việc phân tích các loại rủi ro về hình thức thường khá độc lập nhưng
trên thực tế giữa chúng lại có những mối tương quan chặt chẽ với nhau.
Chính vì mối tương quan này, việc quản lý rủi ro tại các CTCK không chỉ
đơn thuần dừng ở việc quản lý từng loại rủi ro riêng lẻ, mà cần có chiến
lược quản lý rủi ro một cách tổng thể và hệ thống để đạt được hiệu quả tốt
nhất.
6
6
1.1.3. Nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK
- Nhóm nguyên nhân khách quan
- Nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía công ty chứng khoán
- Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
1.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm QLRR trong hoạt động kinh doanh của
CTCK
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK là việc tiếp cận
để nhận dạng và kiểm soát các loại rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động
kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra các biện pháp, các công cụ phòng
ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhằm giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng
của rủi ro đến tình hình hoạt động cũng như tài sản của công ty.
QLRR trong hoạt động kinh doanh của CTCK có một số đặc điểm cơ
bản:
- Quản lý rủi ro là một nhiệm vụ căn bản và có vai trò trung tâm trong
quản trị CTCK.
- Quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh của CTCK có nhiều điểm
tương đồng với quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Quản lý rủi ro thông qua quản lý vốn.
1.2.2. Sự cần thiết của Quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh Công ty
cổ phần chứng khoán
Theo quan điểm hiện đại, thị trường thường không hoàn hảo và nhà
đầu tư khó có thể xây dựng được một danh mục đầu tư đa dạng hóa hoàn
hảo, chi phí giảm thiểu rủi ro phi hệ thống thường cao hơn lợi ích mang
lại. Trong điều kiện đó, hoạt động QLRR của doanh nghiệp sẽ mang lại
hiệu quả tốt hơn vì có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị công
ty. Cụ thể:
- Giảm gánh nặng thuế
- Giảm chi phí đại diện
- Phối hợp chính sách tài chính và chính sách đầu tư
- Giảm chi phí giao dịch
1.2.3. Nội dung Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty
cổ phần chứng khoán
QLRR không phải là một hoạt động đơn thuần mà là một chuỗi các
hoạt động kết nối nhau tạo thành một quy trình mang tính hệ thống giúp
công ty kiểm soát rủi ro hiệu quả. Về mặt tổng quát, quy trình quản lý rủi
ro CTCK bao gồm các bước: Nhận diện rủi ro; Phân tích rủi ro; Kiểm soát
rủi ro; Giám sát.
7
7
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán
Tính độc lập của bộ phận QLRR biểu hiện qua vị trí của CRO. Đây
là yếu tố quan trọng quyết định đến việc thực hiện QLRR, từ đó cũng
quyết định mức độ ảnh hưởng của ERM đến giá trị công ty.
Chính sách quản lý rủi ro biểu hiện qua việc CTCK xây dựng khẩu
vị rủi ro từ đó đưa ra các hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng nghiệp vụ
hoặc nhóm rủi ro chính, áp dụng công cụ, phần mềm để quản lý rủi ro.
Hệ thống cảnh báo rủi ro sớm (Emerging risk management): hệ
thống này tập trung vào kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra trong quá
trình thực hiện quy trình nghiệp vụ, chấp hành các quy định của pháp luật
trong hoạt động của mỗi nghiệp vụ, đánh giá mức độ tới hạn của các rủi ro
thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán và tổng giá trị rủi ro trong
hoạt động của CTCK.
Các mô hình phân tích và lượng hóa rủi ro (Risk models). Việc các
CTCK áp dụng một số mô hình lượng hóa rủi ro như Value at Risk (VaR),
phân tích kịch bản, cây quyết định, phương pháp mô phỏng cũng là dấu
hiệu cho thấy mức độ thực hiện QLRR.
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp một loạt
hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực
của mọi thành viên trong công ty để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đạt được
mục tiêu đặt ra một cách hợp lý.
An toàn vốn (Capital safety). Một trong những đặc điểm QLRR của
CTCK là thông qua quản lý vốn, do vậy an toàn vốn là chỉ tiêu được áp
dụng ở hầu hết các nước đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán nhằm
đo lường và đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
công ty.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của Công ty cổ phần chứng khoán
• Cơ cấu tổ chức và hoạt động.
• Quy mô và năng lực tài chính
• Nguồn nhân lực.
• Công nghệ thông tin
• Quản lý điều hành
• Các quy định của pháp luật về QLRR.
8
8
1.3. Kinh nghiệm QLRR trong hoạt động kinh doanh của CTCK ở
một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ
- Điều kiện về vốn là công cụ chính được SEC sử dụng nhằm đảm
bảo an toàn hoạt động cho các CTCK, NHĐT
- Các NHĐT, CTCK cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt các
quy định về cơ cấu tổ chức, nhân sự trong phòng QLRR
- Mô hình QLRR tại NHĐT thường được được tổ chức với cơ cấu
cao nhất là Hội đồng QLRR trực thuộc HĐQT; Ủy ban điều hành; Ủy ban
rủi ro; Ủy ban thông lệ kinh doanh; Ủy ban cam kết; Ủy ban chính sách tín
dụng; Ủy ban tài chính; Ủy ban sản phẩm mới; Ủy ban rủi ro hoạt động.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
- Hoạt động QLRR của CTCK cũng được thực hiện thông qua quản
lý vốn.
- UBCK Thái Lan cũng quy định các CTCK phải có bộ phận tuân thủ
nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập.
- Việc quản lý rủi ro của các CTCK Thái Lan còn được thực hiện
thông qua Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ (Thailand Securities
Deposit –TSD)
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Trung Quốc cũng xem hoạt động của các CTCK là loại hình kinh
doanh có điều kiện.
- Các CTCK phải chịu sự giám sát hoạt động, thực hiện quản lý rủi
ro theo quy định của quy chế giảm thiểu rủi ro và quy chế giám sát CTCK
do Ủy ban giám quản chứng khoán Trung quốc ban hành (China Securities
Regulatory Commission - CSRC).
- CTCK được xếp hàng theo các lớp từ A đến E, trong từng lớp,
CTCK có thể được phân loại nhỏ hơn thành 11 tiểu lớp (AAA, AA, A,
BBB, BB, B, CCC, CC, C, D, E). Mức xếp hạng A, B, và C cho thấy năng
lực quản lý rủi ro của công ty chứng khoán là phù hợp kinh doanh hiện tại,
trong đó các tiểu lớp phản ánh mức độ tương đối của quản lý rủi ro trong
ngành.
1.3.4 Một số bài học cho các CTCK Việt Nam
- Hoạt động KDCK của các CTCK là loại hình kinh doanh có điều
kiện, trong đó vốn pháp định cho từng loại hình kinh doanh luôn được quy
định và giám sát chặt chẽ bởi UBCK
- UBCK ban hành quy chế về QLRR và buộc các CTCK phải tuân
thủ nhằm tạo ra lớp phòng hộ rủi ro thứ hai tại các CTCK
9
9
- UBCK cũng đưa ra các biện pháp xử lý đối với các CTCK vi phạm
quy chế QLRR rất khắt khe, bao gồm cả xử phạt hành chính và hình sự.
- Xếp hạng và phân loại CTCK
- Hoạt động QLRR về bản chất là một hoạt động điều hành doanh
nghiệp
- CTCK xây dựng bộ phận QLRR độc lập với các bộ phận kinh
doanh khác
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TẠI
VIỆT NAM
Để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
CTCK Việt Nam, NCS đã thực hiện khảo đối với các công ty cổ phần
Chứng khoán ở Việt Nam. Các câu hỏi khảo sát được gửi đến Trưởng bộ
phận QLRR tại các CTCK. Đối với các công ty chưa có bộ phận này, câu
hỏi khảo sát được gửi đến trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ của công ty.
Các câu hỏi khảo sát tập trung vào hai nội dung cơ bản: thứ nhất, nhận
diện các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần
chứng khoán, thứ hai, mức độ thực hiện QLRR tại các công ty theo các
tiêu chí đã được phân tích trong phần lý thuyết. Các số liệu nghiên cứu
cũng được thu thập thêm từ báo cáo tài chính của các công ty, cũng như từ
website của công ty trong giai đoạn 2008 – 2013 để thống kê số liệu về
quy mô, năng lực tài chính, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của các công
ty, trên cơ sở đó đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc thực
hiện QLRR tại công ty. Các thông tin về cơ cấu sở hữu, mức độ độc lập
của bộ phận QLRR được thu thập thêm từ báo cáo thường niên cũng như
thông tin từ website của hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp Hồ
Chí Minh. Phần mềm EPIDATA và SPSS được sử dụng để nhập liệu và
phân tích kết quả khảo sát.
Trên thực tế số lượng CTCK được cấp phép hoạt động tăng từ 4 công
ty trong giai đoạn đầu TTCK đi vào hoạt động lên 105 công ty vào cuối
năm 2008. Con số này được duy trì trong suốt giai đoạn 2009 – 2013. Tuy
nhiên, trong số các câu hỏi được gửi đến các công ty cổ phần chứng
khoán, số phiếu hợp lệ thu được là 77, số phiếu không hợp lệ do không
nhận được ý kiến phản hồi, không có báo cáo tài chính tính đến thời điểm
khảo sát, một số công ty sáp nhập với nhau, một số công ty xin chấm dứt
hoạt động do tình trạng yếu kém trong kinh doanh. Trong số các công ty
10
10
này, có 27 công ty niêm yết tính đến cuối năm 2012 và giảm xuống còn 20
công ty tính đến cuối năm 2013. Kết quả nghiên cứu như sau:
2.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
2.1.1. Sơ lược về các công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam
Tính chất sở hữu, hiện có khoảng 44% CTCK trong nhóm khảo sát
có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 13 công ty đã có tỷ lệ vốn đầu tư
nước ngoài ở mức tối đa là 49%, 3 công ty có tỷ lệ trên 40%, 8 công ty có
vốn ngoại từ 5-30% và 22% có vốn ngoại dưới 5%. Nếu tính theo vốn điều
lệ, tổng giá trị vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đến cuối năm 2013 là
4.510,13 tỷ đồng, chiếm 19,7% tổng vốn điều lệ của các CTCK có vốn đầu
tư nước ngoài và bằng 12,88% vốn điều lệ của tất cả các CTCK hiện đang
hoạt động trên TTCK.
Nghiệp vụ kinh doanh, Trên thực tế, trung bình trong giai đoạn 2008
– 2013, trong mẫu nghiên cứu chỉ có 2% công ty thực hiện duy nhất
nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán trong khi có khoảng 60% các CTCK
hoạt động với 2 đến 3 nghiệp vụ, 38% các CTCK thực hiện đầy đủ cả 4
nghiệp vụ cơ bản.
Quy mô vốn của các CTCK không ngừng gia tăng trong những năm
qua, nhưng nếu xét về tiềm lực tài chính, các công ty này vẫn ở mức rất
thấp. Tính đến cuối năm 2013 chỉ có khoảng 26,8% công ty chứng khoán
đạt đủ điều kiện để thực hiện tất cả nghiệp vụ. Trong đó, số CTCK có
lượng vốn lớn (trên 1000 tỷ) chiếm số lượng rất ít, thậm chí có xu hướng
giảm dần trong vòng 4 năm trở lại đây.
Năng lực tài chính. Mặc dù quy mô vốn của các CTCK không
ngừng gia tăng trong những năm qua, nhưng nếu xét về tiềm lực tài chính,
các công ty này vẫn ở mức rất thấp so với các định chế tài chính khác trên
TTCK Việt Nam cũng như các thị trường khác trong khu vực. Nếu so sánh
với các Ngân hàng thương mại, Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính hiện
đang niêm yết trên thị trường thì quy mô tài sản của các CTCK đang niêm
yết vẫn thấp hơn khá nhiều. Bảng 2.1 cho thấy, tính đến cuối năm 2013
bình quân tổng tài sản của một NHTM đạt khoảng 271.700 tỷ đồng, con số
này đối với Công ty bảo hiểm là 5.150 tỷ đồng, trong khi CTCK chỉ là
1.428 tỷ đồng chưa bằng 30% mức trung bình của công ty bảo hiểm.
Khả năng sinh lời. Từ năm 2011 đến nay, TTCK có dấu hiệu phục
hồi và tăng điểm, các hệ số khả năng sinh lời của các CTCK cũng có xu
hướng tăng trở lại, tuy rằng bình quân vẫn đang ở mức âm.
Khả năng thanh toán. Phần lớn các công ty được nghiên cứu đều có
khả năng thanh khoản tương đối tốt, trong đó có 27 công ty có hệ số tài
11
11
sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn là trên 200%, 7 công ty đạt mức từ 150%- 200%
và 3 công ty từ 100%- 150%.
2.1.2. Nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các Công ty cổ
phần chứng khoán ở Việt Nam
Căn cứ vào kết quả điều tra từ 77 CTCK, NCS đã sử dụng phần mềm
thống kê SPSS xác định các yếu tố rủi ro cơ bản ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh của CTCK. Mô hình nghiên cứu của 35 quan sát bao gồm
các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCK
như đã phân tích ở phần trên. Sau khi chạy các mô hình phụ, phương pháp
phân tích nhân tố tìm kiếm EFA-Exploratory Analysis với phép xoay
Varimax được áp dụng để phân tích 35 biến quan sát.
Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và
Barlett để kiểm định sự tương thích của mẫu khảo sát nêu trên. KMO là
chỉ tiêu xem xét sự thích hợp của EFA, nếu 0,5<= KMO <= 1 phân tích
nhân tố là thích hợp. Barlett kiểm định giả thuyết H0: độ tương quan giữa
các biến quan sát bằng 0. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig <
0,05) thì các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Kết quả phân
tích EFA được trình bày trong bảng 2.12 có hệ số KMO = 0,542 (>0,5)
cho thấy phân tích nhân tố EFA là thích hợp và Sig = 0,000 (<0,005)
chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Bảng 2.12 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.542
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 1539.845
df 561
Sig. .000
Tiếp đến phương pháp Principal componants analysis được áp dụng
để xác định yếu tố giải thích được nhiều biến thiên nhất trong tổng thể.
Theo tiêu chuẩn Kaiser, những yếu tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị
loại khỏi mô hình vì nó bao hàm ít sự biến thiên được giải thích bởi một
biến duy nhất. Kết quả bảng 2.13 cho thấy từ 34 biến ban đầu, có 10 nhân
tố có Eigenvalue > 1 và được chọn.
Khi các nhân tố đã được xác định, phép xoay Varimax được sử dụng
để tìm ra các yếu tố có trị số lớn nhất. Để phân tích nhân tố EFA được xem
là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, chỉ giữ lại những biến quan sát có
trọng số lớn hơn 0,5. Sau khi dán nhãn các biến, kết quả được trình bày
trong bảng 2.15. Đối với rủi ro hệ thống, các yếu tố như biến động lãi suất,
12
12
thiếu thông tin, thông tin không chính xác, làm sai luật hay luật thay đổi
được đánh giá là những rủi ro có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
của CTCK. Về rủi ro phi hệ thống, các yếu tố như năng lực cán bộ lãnh
đạo yếu, dự đoán sai, bộ máy quản lý không phù hợp, thiếu quy trình
nghiệp vụ, lỗi kỹ thuật, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp là những
yếu tố rủi ro có mức ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của
CTCK. Kết quả này là cơ sở để các công ty chứng đưa ra các quyết định
QLRR hợp lý hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 2.15 Tổng hợp các yếu tố rủi ro cơ bản đối với CTCK Việt nam
Các yếu tố rủi ro
Hệ số tải nhân
tố
Rủi ro hệ thống
Biến động lãi suất 0.888
Thiếu thông tin 0.837
Thông tin không chính xác 0.835
Làm sai luật 0.809
Luật thay đổi 0.795
Xử lý thông tin không kịp thời 0.792
Làm sai luật 0.790
Biến động giá cả 0.782
Biến động GDP 0.782
Biến động tỷ giá 0.772
Rủi ro thiên tai 0.521
Rủi ro phi hệ thống
Đầu tư sai 0.928
Năng lực cán bộ lãnh đạo yếu 0.837
Dự đoán sai 0.825
Bộ máy quản lý không phù hợp 0.786
Thiếu quy trình nghiệp vụ 0.758
Lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống, quy trình nghiệp vụ 0.744
Lỗi con người trong quá trình tác nghiệp 0.735
Chính sách khen thưởng không hợp lý 0.682
Không kiểm tra, giám sát chặt chẽ 0.677
Đòn bẩy tài chính cao 0.664
Thiếu vốn, không đủ vốn 0.625
Bị lừa đảo, chiếm dụng vốn 0.613
Rủi ro thanh toán 0.595
Extraction Method: Principal Component Analysis.
13
13
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
2.2.1. Khung pháp lý về quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán
Việt Nam
2.2.1.1. Quy định về Quản lý rủi ro
Yêu cầu về QLRR tại CTCK lần đầu tiên được luật hóa thông qua
Quyết định 105/QĐ-UBCK ban hành ngày 26/2/2013. Quy định này
hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty
chứng khoán để đảm bảo ngăn chặn, hạn chế một cách hiệu quả những tổn
thất do rủi ro gây ra
2.2.1.2. Quy định về an toàn vốn
Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 về Quy định chỉ tiêu
an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chứng kinh doanh
chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
- Thông tư 210/2012/TT-BTC (Thông tư 210) thay thế Quyết định
27/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và hoạt động
CTCK, có hiệu lực từ 15/1/2013, điều kiện hoạt động của CTCK được siết
chặt hơn.
- Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012 về Sửa đổi, bổ sung
một số điều của thông tư số 226 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu An
toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng
khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
2.2.1.3. Quy chế xếp loại công ty chứng khoán theo tiêu chuẩn CAMEL
Tháng 10/2013, UBCKNN đã ban hành Quy chế hướng dẫn xếp loại
CTCK theo tiêu chuẩn CAMEL theo Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày
9/10/2013. Quy chế này được ban hành nhằm phân loại, đánh giá một cách
toàn diện hoạt động của các CTCK, trên cơ sở đó hỗ trợ cho UBCK trong
công tác quản lý, giám sát hoạt động của các công ty này.
2.2.2. Thực trạng Quản lý rủi ro của Công ty cổ phần chứng khoán ở
Việt Nam
Chưa có CTCK nào trong nhóm khảo sát xây dựng và thực hiện
khung QLRR một cách đầy đủ và toàn diện trên phạm vi toàn công ty. Một
trong những lý do cơ bản giải thích cho kết luận này là các CTCK trong
mẫu điều tra nghiên cứu đều chưa xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để
nhận diện thông tin cảnh báo các rủi ro mới có thể ảnh hưởng lớn đến công
ty, hoặc theo dõi các thay đổi rủi ro và báo cáo kịp thời các thất bại kiểm
soát.
14
14
Hơn 1/3 số CTCK được khảo sát đã xây dựng và thực hiện một phần
khung QLRR trong hoạt động kinh doanh. Một trong những nội dung của
khung QLRR được nhiều CTCK thực hiện nhất là các công ty đã xây dựng
được chính sách QLRR, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và các mô
hình định lượng rủi ro. Cụ thể, hơn 70% các công ty ở thời điểm khảo sát
đã xây dựng chính sách QLRR thể hiện trên các báo cáo tài chính hằng
năm.
Hơn 40% các công ty đã xây dựng được một phần khung quản lý rủi
ro nhưng chưa triển khai thực hiện. Kết quả này phần lớn xảy ra tại các
CTCK chưa có bộ phận QLRR độc lập, việc thực hiện QLRR chủ yếu dựa
vào hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Mặc dù một số công ty chứng khoán chưa triển khai thực hiện QLRR
tại công ty song hầu hết đều lên kế hoạch triển khai trong thời gian ngắn.
Trải qua những giai đoạn khó khăn từ 2008 đến nay, các công ty chứng
khoán đều thấy được mức độ cạnh tranh trong ngành cung cấp dịch vụ tài
chính này là hết sức gay gắt, do đó đòi hỏi các công ty phải có những
chiến lược, bước đi hết sức rõ ràng, phải rà soát, đánh giá lại toàn bộ các
quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, tăng cường công tác quản trị
doanh nghiệp, tuân thủ quy định pháp luật trong toàn bộ hoạt động của
mình. Hơn nữa, với quy định 105 về QLRR được ban hành nêu trên, việc
xây dựng và thực hiện QLRR không còn là sự lựa chọn mà mang tính bắt
buộc đối với CTCK.
Mức độ thực hiện QLRR tại các CTCK tỷ lệ thuận với quy mô nhưng
không có mối tương quan nhiều với tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của công
ty. Ba công ty có quy mô lớn nhất hiện nay không phải là những công ty
có mức độ thực hiện quản lý rủi ro cao nhất theo kết quả khảo sát. Trên
thực tế, một số công ty chứng khoán có quy mô nhỏ hơn, song việc thực
hiện QLRR lại rất tốt. Đặc biệt là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài,
biểu hiện qua việc công ty không những xây dựng chính sách rủi ro hằng
năm mà còn xây dựng được văn hóa QLRR trên toàn công ty, các báo cáo
rủi ro được thực hiện định kỳ hàng quý, hằng năm và phân công rõ quyền
hạn và trách nhiệm của các bộ phận tham gia QLRR.
15
15
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
2.3.1. Những mặt đạt được
Thứ nhất, các CTCK đã từng bước xây dựng và áp dụng khung
QLRR trong hoạt động kinh doanh một cách hệ thống và toàn diện.
Thứ hai, sự độc lập của bộ phận QLRR được đề cập và trở thành yêu
cầu mang tính bắt buộc không chỉ ở các văn bản pháp lý của UBCK mà ở
cả các quy định của công ty.
Thứ ba, bộ phận KTKS nội bộ đã bắt đầu thực hiện đúng vị trí và
chức năng của mình trong việc thanh tra, giám sát các hoạt động hàng
ngày của CTCK, từ đó phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt
động hàng ngày của CTCK.
Thứ tư, các CTCK ngày càng ý thức và tuân thủ chặt chẽ hơn tỷ lệ an
toàn vốn khả dụng nhằm đáp ứng quy định của thông tư 226 về an toàn tài
chính và cũng là an toàn cho chính công ty và hệ thống tài chính.
Thứ năm, năng lực tài chính của CTCK ngày một nâng cao, đáp ứng
tương đối tốt nhu cầu hoạt động kinh doanh hiện tại và quy định về quản lý
vốn của UBCKNN.
Thứ sáu, QLRR trở thành vấn đề được quan tâm hàng của UBCK
trong quá trình tái cấu trúc CTCK ở Việt Nam.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, văn hóa quản trị rủi ro vẫn chưa được thấm nhuần trong
hoạt động kinh doanh của CTCK. Nhiều các công ty vẫn coi quản lý rủi ro
làm phát sinh các chi phí nhiều hơn mang lại lợi nhuận.
Thứ hai, gần như các CTCK chưa có sự tách biệt chuyên môn hóa về
các loại rủi ro để thực hiện quản lý rủi ro. Mọi rủi ro đều do cả phòng phụ
trách.
Thứ ba, các công ty chứng khoán chưa xây dựng được các mô hình
tổ chức hợp lý cho phòng quản lý rủi ro. Đồng thời các bước trong quy
trình phát hiện, giám sát và xử lý rủi ro cũng không được quy định rõ ràng
và thống nhất.
Thứ tư, không có sự liên kết giúp đỡ giữa các phòng ban trong công
ty chứng khoán về QLRR. Trên thực tế, việc quản lý rủi ro có hiệu quả
ngoài sự tham gia của phòng quản lí rủi ro cần có sự giúp đỡ của các
16
16
phòng ban khác như ban giám sát, phòng kinh doanh, phòng kế toàn kiểm
toán, phòng phân tích.
Thứ năm, đa số các phòng quản lý rủi ro của các công ty chứng
khoán chỉ làm nhiệm vụ là phát hiện ra các rủi ro chứ chưa có những biện
pháp để giám sát hay phòng ngừa rủi ro khi rủi ro xuất hiện.
Thứ sáu, vẫn còn một số bất cập trong các văn bản quy định về
QLRR đối với các CTCK.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan
Một là, các cơ quan quản lý như UBCKNN, SGDCK chưa có những
quy định cụ thể để giúp công ty chứng khoán hiểu rõ và thực hiện đầy đủ,
toàn diện quy trình quản lý rủi ro.
Hai là, TTCK Việt Nam còn khá mới mẻ, chưa cung cấp nhiều các
công cụ, sản phẩm đa dạng, phong phú, đặc biệt thiếu hẳn thị trường
chứng khoán phái sinh.
Ba là, những quy định, hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh
doanh chứng khoán đang tạo ra môi trường kinh doanh quá thận trọng.
Bốn là, các chương trình giảng dạy ở Việt Nam chưa đề cập sâu và
riêng biệt đối với lĩnh vực quản trị rủi ro nên ít người có chuyên môn về
lĩnh vực này.
2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Mô hình tổ chức, hoạt động của CTCK còn nhiều bất ổn, chưa xác
định được một mô hình tối ưu, phù hợp với TTCK Việt Nam nên chưa có
điều kiện để áp dụng hiệu quả mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại
trong quản lý, điều hành CTCK;
Đi kèm với tốc độ gia tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực lại
chưa được đảm bảo; Chất lượng công nghệ thông tin chưa cao; Năng lực
quản lý điều hành thấp
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
Ở VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VÀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống thị
17
17
trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài
chính của đất nước.
Phát triển, mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị
trường tự do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn
của thị trường, từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng gắn kết với việc cải
cách, sắp xếp khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho các doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh
nghiệp.
Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính
sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định,
vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị
trường chứng khoán.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển CTCK
- Cơ cấu lại số lượng các công ty chứng khoán theo hướng duy trì số
lượng phù hợp với quy mô của thị trường, xử lý thanh lọc các công ty
chứng khoán yếu kém, không hiệu quả (không phân biệt công ty lớn hay
bé).
- Cấu trúc lại mô hình tổ chức hoạt động của các công ty chứng
khoán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị
doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro.
- Cơ cấu lại thành phần tham gia góp vốn trong công ty chứng khoán
trong đó có các ngân hàng, tổng công ty, tập đoàn, góp vốn của Nhà Nước
theo hướng hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động
công ty chứng khoán.
- Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam
kết.
3.1.3. Mục tiêu và yêu cầu QLRR tại CTCK
- Đảm bảo công ty có các cấu trúc và quy trình cần thiết đả bảo vệ
công ty khỏi các trạng thái rủi ro không chấp nhận được cũng như tận
dụng được các cơ hội tiềm ẩn của nó.
- Chủ động nhận dạng, nắm bắt và quản lý được các rủi ro cố hữu
trong các dịch vụ và gắn liền cùng với các kế hoạch, chiến lược của công
ty, khuyến khích việc chấp nhận rủi ro có cân nhắc và có trách nhiệm.
- Mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu
hoạt động của CTCK đều phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá một
18
18
cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện
pháp quản lý rủi ro thích hợp.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
3.2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro
Mặc dù không có một mô hình tổ chức QLRR phù hợp cho tất cả các
CTCK, tuy nhiên việc áp dụng mô hình QLRR tổng hợp sẽ giúp CTCK
Việt Nam thực hiện được yêu cầu QLRR nêu trên một cách tốt hơn. Cụ thể
như sau:
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức QLRR hiện đại của CTCK
Giám đốc QLRR (CRO) chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các
loại rủi ro trong công ty và hoạt động độc lập với các bộ phận chức năng
khác, đồng thời CRO cũng chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho giám
đốc tài chính, giám đốc điều hành và HĐQT. Giám đốc QLRR có thể là
thành viên của HĐQT nhằm tăng cường tính tuân thủ trong QLRR. Tuy
nhiên, CRO không chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các bộ phận điều
hành khác như kiểm toán nội bộ, công nghệ thông tin, pháp chế, bảo hiểm
…
3.2.2. Xây dựng khung quản lý rủi ro (Risk management framework)
Thành phần chủ chốt của khung QLRR là một tập hợp các tiêu chuẩn
rủi ro cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi
trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau
nhưng đều có các thành phần chính: xác định chiến lược rủi ro, xây dựng
cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý
sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính và công cụ giảm thiểu rủi
19
19
Mô hình nguồn vốn dài hạn
(Cash capital model)
Mô hình nguồn vốn dài hạn
(Cash capital model)
Mô hình nguồn vốn dự phòng
(Maximum cummulative outflow)
Mô hình nguồn vốn dự phòng
(Maximum cummulative outflow)
Mô hình kế hoạch đối phó với khủng hoảng
(Contingency Funding Plan)
Mô hình kế hoạch đối phó với khủng hoảng
(Contingency Funding Plan)
ro. Về cơ bản, CTCK Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng khung QLRR
nêu trên để thực hiện các quy định về QLRR
Nguồn: KPMG International 2007
Sơ đồ 3.2 Khung quản lý rủi ro theo Basel II
3.2.3. Xây dựng khung quản lý nguồn vốn (Capital funding
framework)
Về cơ bản, khung quản lý nguồn vốn được xây dựng trên 3 mô hình
tương ứng với 3 cập độ quản lý rủi ro thanh khoản: bình thường, căng
thẳng và khủng hoảng và được tổ chức định mức tín nhiệm Moody’s đánh
giá là một trong những khung quản lý nguồn vốn tốt nhất trên phố Wall.
Nguồn: Cẩm nang NHĐT, Mạc Quang Huy (2008)
Sơ đồ 3. 3 Khung quản lý nguồn vốn của NHĐT quốc tế lớn
3.2.4. Xây dựng khung quản lý rủi ro tín dụng
Về cơ bản, CTCK cần thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng
thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt
động cấp tín dụng cho các khách hàng thực hiện hoạt động ký quỹ.
20
20
3.2.5. Xây dựng hệ thống các công cụ quản lý rủi ro
Đây gần như là nội dung chưa được đề cập đến trong quy định về
QLRR của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Về cơ bản, các
CTCK có thể áp dụng một số công cụ QLRR sau [4]: báo cáo dấu hiệu rủi
ro chính, báo cáo sự cố rủi ro, báo cáo lỗi/sai sót, ma trận rủi ro
3.2.6. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro
Trên cơ sở hướng dẫn của UBCKNN về quy chế quản lý rủi ro,
CTCK cần xây dựng một quy trình quản lý rủi ro đầy đủ phù hợp với hoạt
động của từng công ty. Về cơ bản, quy trình quản lý rủi ro này cần đảm
bảo các nội dung như sau:
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro
- Xây dựng hệ thống phòng ngừa và rào chắn rủi ro
- Xây dựng hệ thống xử lý rủi ro
3.2.7. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro chuyên nghiệp
- xây dựng và triển khai bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
- xây dựng cơ chế lương, thưởng hợp lý
- xây dựng cơ chế đào tạo và tự đào tạo
3.2.8. Nâng cao năng lực tài chính
Để có thể thực hiện được các giải pháp nêu trên, vấn đề có ý nghĩa là
CTCK cần có một nguồn lực tài chính vững mạnh. Các CTCK có một số
phương thức nhất định có thể giúp tăng vốn
3.2.9. Nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật
Để nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực công nghệ cho các CTCK
cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:
Một là, nâng cấp đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin bằng cách
mua các phần mềm đã được sử dụng trên thế giới và đồng bộ hệ thống phần
mềm các công ty chứng khoán sử dụng tránh tình trạng bị ách tắc thông tin
khiến nhà đầu tư và công ty chứng khoán gặp phải rủi ro khi đầu tư.
Hai là, cần dành một bộ phận nguồn lực tài chính đầy đủ, kịp thời để
phục vụ mục tiêu đầu tư, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ của công ty.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động kinh doanh chứng
khoán
Thứ nhất, pháp luật về ngân hàng đầu tư cần tập trung làm rõ một số
nội dung quan trọng sau:
21
21
- Mô hình ngân hàng đầu tư được phép áp dụng trên thị trường, trong thời
gian trước mắt mô hình nên phát triển là các ngân hàng đầu tư chuyên sâu
hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần.
- Cơ chế chuyển đổi CTCK thành các ngân hàng đầu tư, hoạt động thiết lập
NHĐT của các NHTM, Công ty bảo hiểm.
- Các nội dung hoạt động chủ yếu của ngân hàng đầu tư. Trong giai đoạn
đầu nên tập trung vào hai hoạt động là tư vấn tài chính, tư vấn mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp và hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Cơ chế kiểm soát hoạt động của ngân hàng đầu tư trong đó tập trung quyền
quản lý kiểm tra cho UBCKNN. Có cơ chế phối hợp giám sát giữa
UBCKNN và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đối với hoạt động của các
ngân hàng đầu tư.
- Các điều kiện cấp phép hoạt động cho ngân hàng đầu tư như mức vốn
pháp định, đội ngũ nhân viên hành nghề, cơ chế quản trị doanh nghiệp,
quản trị rủi ro. Mức vốn pháp định cho hoạt động của NHĐT chuyên sâu
về hoạt động tư vấn có thể tương đương với mức vốn pháp định công ty
quản lý quỹ hiện hành ở Việt nam
Thứ hai, khung pháp lý về hoạt động M&A các CTCK. Cùng với sự
phát triển của thị trường tài chính, hoạt động sáp nhập, mua lại công ty
chứng khoán đang dẫn trở thành xu hướng tất yếu. Đây được xem như một
công cụ chiến lược để phát triển hay tái cơ cấu lại CTCK, do sau khi sáp
nhập, mua lại lợi ích của các bên tham gia thu được là rất lớn: sự tăng
trưởng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi tăng thị phần, giảm chi phí cổ
định, chi phí nhân lực … Tuy nhiên, để hoạt động M&A thực sự sôi động
và phát triển cần khắc phục những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã
nêu trên, trong đó những vấn đề liên quan đến khung pháp lý, cơ chế tài
chính, thuế và các chính sách phát triển thị trường … cần được chú trọng
nhằm khuyến khích các CTCK sáp nhập, hợp nhất với nhau chứ không chỉ
dừng lại ở những thương vụ chuyển nhượng sở hữu cổ phần như hiện nay.
Thứ ba, các quy định về quản lý rủi ro. Hiện nay UBCK đã xây dựng
được bộ ba công cụ về QLRR đối với CTCK: khung pháp lý về QLRR
thông qua quy định 105; cơ chế kiểm soát việc thực hiện (CAMELs) và hệ
thống cảnh báo sớm rủi ro. Vấn đề đặt ra cần có một chế tài cụ thể, rõ ràng
để tăng cường tính tuân thủ QLRR tại các CTCK.
22
22
3.3.2. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ thực hiện quản lý rủi ro
Về mặt nguyên lý, chỉ số mức độ thực hiện QLRR (Risk
management rating) phải bao quát được một số nội dung cơ bản sau:Văn
hóa quản lý rủi ro công ty (Risk Management culture); Kiểm soát rủi ro
(Risk control); Các mô hình QLRR (Risk model); Chiến lược quản lý rủi
ro. Trên thực tế, bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện QLRR tại các công
ty cổ phần chứng khoán Việt Nam được áp dụng trong bài có thể là một
gợi ý cho CTCK. Tuy nhiên, để đảm bảo bộ chỉ tiêu có ý nghĩa thực tế cần
có một số điều kiện như sau: CTCK phải công khai, minh bạch hóa thông
tin đầy đủ; Báo cáo rủi ro nộp cho UBCK phải trung thực, đúng hạn….
3.3.3. Tăng cường quản lý vốn tại các công ty chứng khoán
UBCKNN cần có sự giám sát chặt chẽ việc tuân thủ mức vốn pháp
định của các CTCK. UBCKNN cần phải đưa ra những chế tài nghiêm khắc
nhằm xử phạt những công ty không tuân thủ quy định của pháp luật.
3.3.4. Tăng cường vai trò trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ
Tại Việt Nam, việc thanh toán bù trừ được thực hiện thông qua
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) sau khi kết thúc phiên
giao dịch. Trong thời gian tới, VSD cần có những thay đổi tích cực hơn để
thực hiện tốt vai trò của một tổ chức thanh toán bù trừ nêu trên. Trong đó
cần áp dụng hệ thống chuyển nhượng cổ phiếu ghi sổ thay thế cho hệ
thống lưu ký và chuyển nhượng ghi sổ chứng chỉ cổ phiếu trước đây.
3.3.5. Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh
KẾT LUẬN
Trong điều kiện TTCK Việt nam ngày một hội nhập nhanh hơn,
mạnh hơn vào TTCK, TTTC khu vực và thế giới theo xu hướng quốc tế
hóa, các CTCK trên thị trường với tư cách là định chế trung gian không
thể thiếu trong hoạt động của TTCK luôn cần không ngừng hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ổn định, bền vững.
Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của CTCK, phân loại rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro đối với công ty. Từ đó luận án đã đi sâu xác lập lý luận về quản lý rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của CTCK. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý
rủi ro CTCK ở một số nước và rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị
cho quá trình phát triển và quản lý rủi ro CTCK ở Việt nam. Trong chương
2, trên cơ sở đánh giá tổng quan về hoạt động kinh doanh của CTCK Việt
23
23
Nam thời gian qua, luận án đã đánh giá cụ thể, sâu sắc thực trạng quản lý
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các CTCK. Từ đó nhận diện rõ nét
những thành tựu, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý
rủi ro của CTCK trên thị trường Việt nam thời gian qua trên cơ sở hệ thống
lý luận đã được xây dựng, xác lập tại chương 1. Trên cơ sở lý luận và thực
tiễn quản lý rủi ro CTCK Việt nam, luận án đã xác lập hệ thống các quan
điểm định hướng, mục tiêu phát triển CTCK Việt nam trong giai đoạn sắp
tới, đi sâu xây dựng, thiết lập hệ thống các giải pháp để tăng cường quản lý
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK trong điều kiện quá trình hội
nhập quốc tế, quốc tế hóa TTCK Việt nam ngày một sâu sắc.
Hệ thống các giải pháp nếu có sự quyết tâm của Chính phủ, của các
cơ quan tổ chức, quản lý, giám sát thị trường và đặc biệt là sự nghiêm túc
thực hiện của các CTCK, sự ủng hộ của các chủ thể khác tham gia TTCK
sẽ phát huy tác dụng tích cực nhằm hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ
của các CTCK, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh
tranh, nâng cao vị thế của các CTCK không chỉ trên thị trường Việt nam
mà còn cả trên thị trường khu vực và thế giới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu, luận giải các nội dung
của đề tài nhưng do vấn đề nghiên cứu là khá mới, nội dung khá tổng hợp,
năng lực nghiên cứu còn khiếm khuyết nên luận án chắc không tránh khỏi
thiếu sót. NCS rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa
học để luận án được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các Thầy/Cô
giáo là cán bộ hướng dẫn khoa học và các nhà khoa học đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến để NCS hoàn thành luận án.
24
24