Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 110 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 1 Ngành kỹ thuật môi trường
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội vốn nổi tiếng là một trong những Thủ đô có nhiều ao hồ nhất thế giới.
Những hồ này không chỉ có giá trị về mặt tự nhiên, cảnh quan, điều hòa vi khí hậu
mà còn có giá trị về văn hóa, là khu danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, lễ hội.
Nhiều ao, hồ của Hà Nội gắn liền với các đình chùa, được coi là các địa điểm tâm
linh của Hà Nội. Có lẽ chính vì vậy mà trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm, các
thế hệ ông cha chúng ta đã luôn chú trọng giữ gìn bảo vệ và tô điểm thêm cho vẻ
đẹp của các hồ này, để ngày nay chúng ta có thể tự hào về Thủ đô Hà Nội một thành
phố xanh, sạch, đẹp, thành phố của hoà bình với những mặt hồ nước trong xanh thơ
mộng.
Tuy nhiên, trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành san lấp
nhiều hồ để xây dựng nhà cửa, đường phố, mà tiêu biểu là một phần hồ Hoàn Kiếm
và hồ Thiền Quang… Đến những năm gần đây với quá trình đô thị hóa ngày càng
phát triển của Hà Nội là khá cao. Bên cạnh mặt tích cực thì mặt trái của vấn đề này
đã và đang gây ra nhiều hậu quả. Một trong những hậu quả đó là hiện nay hệ thống
hồ đang phải gánh chịu mức độ ô nhiễm lên mức báo động. Những cơ sở sản xuất, y
tế, trường học, khu dân cư xung quanh hồ thường xuyên đổ rác thải sinh hoạt, phế
thải xây dựng xuống hồ, sự xuất hiện quá mức của các loại tảo xanh, tảo độc trong
khi hồ lại thiếu hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải, thu gom rác thải. Những
việc làm này đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng các hồ, ảnh hưởng tới hệ
sinh thái, cảnh quan, hệ động thực vật sống dưới hồ và nhất là ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống sinh hoạt của người dân sinh sống xung quanh khu vực các hồ. Một
tình trạng cũng rất phổ biến hiện nay đó là hiện tượng lấn chiếm diện tích mặt nước
hồ và xâm phạm vào các di tích lịch sử văn hoá kiến trúc khu vực xung quanh hồ để
xây dựng đô thị và nhà cửa trái phép. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 2 Ngành kỹ thuật môi trường
trạng này vẫn còn ngang nhiên tồn tại, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý,
khai thác hồ nhằm phát triển bền vững.


Tình trạng ô nhiễm hệ thống hồ trong khu vực nội thành Hà Nội đã và đang
được báo chí và các cơ quan quản lý, nghiên cứu quan tâm. Chính quyền thành phố
đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, khai thác, giữ gìn hệ thống sông, hồ. Tuy
nhiên, những nỗ lực của chính quyền và người dân trong nhiều năm qua vẫn chưa đủ
để giải quyết thực trạng ô nhiễm trước mắt cũng như nguy cơ ô nhiễm nặng hơn
trong tương lai. Nên việc khôi phục hồ đòi các giải pháp thích hợp vượt lên các rào
cản trên và cần có sự tham gia của cộng đồng.
Do vậy , đồ án thực hiện : “ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường
một số Hồ Hà Nội ” . Hy vọng với đề tài này có thể đóng góp một phần vào công
tác bảo vệ các hồ một cách hợp lý và bền vững, giữ gìn được vẻ đẹp thơ mộng,
thanh bình của thủ đô Hà nội.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Phân tích hiện trạng các hồ Hà Nội và đánh giá những thành công và khó
khăn còn tồn tại của chương trình cải tao môi trường một số Hồ Hà Nội.
- Nghiên cứu, và đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm khắc phục vấn
đề môi trường các hồ Hà Nội.
- Đưa ra các mục tiêu quản lý, chỉ tiêu và chương trình hành động trong
tương lai.
- Góp phần tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường hồ nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước
hồ, xác định các nguồn gây ô nhiểm từ đó đưa ra giải pháp khôi phục và quản lý
chất lượng nước hồ cũng như quy hoạch cảnh quan môi trường xung quanh hồ.
Phạm vi nghiên cứu tiến hành tại một số hồ ở Hà Nội: hồ Văn Chương, hồ
Linh Đàm.
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 3 Ngành kỹ thuật môi trường
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: tổng hợp các tài liệu trong và
ngoài nước về chất lượng môi trường nước hồ.

- Phương pháp điều tra thực địa: điều tra thông tin về các nguồn thải và sự
phân bố dân cư xung quanh hồ.
- Phương lấy mẫu, phân tích mẫu: lấy mẫu, phân tích mẫu nước của một số
hồ đại diện.
- Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án
và một số chương trình đã và đang thực hiện tại Hà Nội.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng dân cư.
5. Cấu trúc của đồ án
Trong phạm vi nghiên cứu đồ án có những nội dung cơ bản như sau:
+ Phần mở đầu
+ Chương 1: Tổng quan về hệ thống hồ Hà Nội
+ Chương 2: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả khôi phục môi trường hồ Hà Nội
+ Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp khôi phục một số hồ Hà Nội
+ Kết luận và kiến nghị.
+ Tài liệu tham khảo.
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 4 Ngành kỹ thuật môi trường
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ HÀ NỘI
1.1 Thống kê số lượng và diện tích hồ Hà Nội
Hà Nội được biết đến là “đô thị ao hồ”, đã tạo nên một vẻ đẹp đặc hữu của
một vùng đất kinh kỳ đã có lịch sử 1000 năm văn hiến. Với không gian xanh và mặt
nước đáng kể, các hồ Hà Nội đã đang và sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện điều
kiện khí hậu và cân bằng thiên nhiên cho thành phố với quy mô dân số cũng như
mật độ xây dựng ngày càng tăng. Hệ thống hồ đóng góp vào việc tạo dựng một khu
vực cảnh quan phong phú, đa dạng, vừa có tính nhân tạo, vừa có tính tự nhiên hấp
dẫn đối với dân cư đô thị, cũng như du khách trong và ngoài nước. Trải qua bao
thăng trầm, biến đổi ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử số lượng,
diện tích hồ ao của Hà Nội cũng có những biến đổi, và giảm trong hai thập kỷ qua.
Trong hội thảo quốc tế với chủ đề "Sử dụng bền vững hồ Hà Nội dựa vào
cộng đồng trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu" do Trung tâm Nghiên cứu

Môi trường và Cộng đồng tổ chức ngày 22/6/2012 phân tích, trong vòng 50 năm qua
có đến 80% diện tích mặt nước của thủ đô đã "biến mất". Làm rõ cho ý kiến này,
chuyên gia về quản lý nước Nguyễn Công Thành nêu số liệu: Từ năm 1983 đến năm
1996, 1,7km
2
diện tích ao, hồ của Hà Nội đã bị san lấp. Còn một học giả khác đã
cung cấp thông tin thông qua ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, trong 10 năm (1986-
1996) Hà Nội đã mất tới 64% diện tích mặt nước ao, hồ. Tại sao diện tích mặt nước
(bao gồm ao, hồ, kênh, mương tiêu thoát nước) của Hà Nội bị thu hẹp nhanh chóng
đến như vậy. Điều đó tỷ lệ nghịch với những nhà cao tầng, văn phòng, trung tâm
thương mại…, xuất hiện trong thành phố với mật độ ngày càng dày đặc. Nói cách
khác là cơn lốc đô thị hóa, các dự án phát triển đô thị và tình trạng lấn chiếm bất hợp
pháp, một số hồ ao đã bị lấn chiếm để tạo quỹ đất cho phát triển đô thị đã cuốn đi
nhiều hồ ao, kênh, mương làm cho diện tích mặt nước phục vụ việc tiêu thoát bị
ngót dần. Nhưng ngoài ra hậu quả đó không hẳn thuộc về quá trình đô thị hóa mà
còn chính là lỗi của con người khi hằng ngày, hằng giờ đang thực hiện những hành
động trái phép khiến diện tích mặt nước càng bị biến mất khỏi đời sống. Nhìn thấy
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 5 Ngành kỹ thuật môi trường
rõ nét nhất là sự yếu kém, thậm chí là buông lỏng trong công tác quản lý của chính
quyền cơ sở. Để giải quyết được cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ với sự vào
cuộc của cả cộng đồng và toàn xã hội đặc biệt là trong công tác quản lý là tổ chức lại
bộ máy quản lý hồ hay nói rõ hơn là làm rõ chủ sở hữu hồ để giao công cụ tài chính
và trách nhiệm quản lý, sử dụng hồ trong việc bảo vệ diện tích mặt nước phục vụ
việc tiêu thoát cũng như giảm diện tích bê tông hóa mặt đất, quy định chặt chẽ việc
cao độ chuẩn trong xây dựng.
Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ Hà Nội có khoảng hơn 112 hồ bao gồm
cả các hồ ngoại thành với tổng diện tích nước mặt khoảng 2.180 ha. Trong nội thành
có khoảng 24 hồ lớn với diện tích khoảng 642 ha, chiếm trên 10% diện tích đất nội
thành của thành phố Hà Nội, như Hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thanh

Nhàn, Định Công Ngoài ra, còn nhiều hồ, đầm lớn nhỏ phân bố khắp các quận,
huyện của thành phố. Có thể liệt kê một số hồ quan trọng của Hà Nội như sau :
Bảng 1-1: Biến động diện tích hồ qua các năm
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 6 Ngành kỹ thuật môi trường
Số thứ tự Tên hồ Diện tích
năm 1993
(ha)
Diện tích
năm 2001
(ha)
Diện tích
năm 2010*
(ha)
1 Hồ Tây 526 516 516
2 Trúc Bạch 26 19 18.47
3 Bảy Mẫu 18 18 19.36
4 Ba Mẫu - 4.5 4.12
5 Giảng Võ 4.5 4.5 6
6 Văn chương 6 5.2 1.28
7 Thanh Nhàn 17 8.5 8.5
8 Hoàn Kiếm 16 12 10.6
9 Thiền Quang 5 5.5 4.13
Số thứ tự Tên hồ Diện tích
năm 1993
(ha)
Diện tích
năm 2001
(ha)
Diện tích

năm 2010*
(ha)
10 Kim Liên 3.5 - 0.77
11 Ngọc khánh 3.8 - 3.74
12 Thành Công 6.8 6.1 4.53
13 Giáp Bát 2.4 2.4 2.4
14 Đống Đa 14 14 13.2
15 Nghĩa Đô 4.7 4.7 4.7
16 Định Công 21.5 20.3 20.3
17 Linh Đàm - 74 72
18 Linh Quang 2.8 1.8 -
19 Hai Bà Trưng 1.3 1.1 0.99
20 Yên Sở 43 43 -
21 Thủ Lệ 12 9.9 9.9
22 Trung Tự 5 5.1 5
23 Giám 2.5 0.8 0.69
24 Hố Mè 1.6 1.6 1.3
Tổng 803 756 642
Nguồn: Sở Giao thông Công chính Hà Nội, số liệu được chiết xuất từ ảnh
viễn thám Sport năm 2010
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 7 Ngành kỹ thuật môi trường
Từ số liệu cho ta thấy không chỉ số lượng hồ của Hà Nội bị mất dần mà ngay
cả diện tích của từng hồ cũng bị thu hẹp dần theo thời gian do các tác động lấn
chiếm, san lấp trái phép của con người.
1.2 Chức năng của hồ đô thị Hà Nội
Hà Nội có hàng trăm hồ lớn nhỏ, các hồ đều ít nhiều đóng vai trò hồ điều hòa
trong hệ thống thoát nước mưa của đô thị có địa hình bằng phẳng như Hà Nội, góp
phần cải thiện khí hậu một khu vực nhỏ hoặc lớn tùy theo diện tích hồ, tạo không
gian, cảnh quan mặt thoáng cho gió thổi vào phố phường. Tóm lại, hệ thống hồ là

thành phần quan trọng trong hệ thống sinh thái đô thị. Từ đó ta có thể phân loại các
chức năng chính của hồ như sau:
1.2.1 Chức năng điều tiết khí hậu và dòng chảy
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện
tượng biến đổi khí hậu, hiện tượng mưa lớn gây ngập úng và hiện tượng hạn hán
ngày càng gia tăng về mức độ và tần suất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
của người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Các nhà khoa học khẳng
định, các hồ ở Hà Nội đều đóng vai trò điều hòa trong hệ thống thoát nước mưa cho
đô thị có địa hình bằng phẳng như Hà Nội, vai trò điều tiết nước của hồ còn giúp
hạn chế ảnh hưởng lũ lụt vùng hạ lưu bằng cách lưu trữ lượng nước mưa như một
“bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, do đó có thể làm giảm hoặc hạn chế
lũ lụt ở vùng hạ lưu. Ngoài ra, hồ cũng là nguồn tài nguyên nước mặt, bởi vì về mùa
khô, hạn hán thì hồ sẽ trở thành nơi cung cấp nguồn nước tưới hữu hiệu. Không chỉ
có chức năng điều tiết lượng nước, hồ Hà Nội còn góp phần cải thiện khí hậu một
khu vực nhỏ hoặc lớn của Hà Nội tùy theo diện tích của hồ. Vào mùa nóng, mặt
thoáng mang hơi nước mát mẻ của hồ sẽ giúp cho gió mát thổi vào phố phường; vào
mùa lạnh, hơi ấm từ hồ giúp cho khí hậu quanh hồ được ấm hơn. Xung quanh hồ
thường có lớp phủ thực vật, lớp thực vật này có nhiều chức năng: giúp cho lượng
oxi trong khí quyển được đầy đủ, giống như lá phổi xanh của khu dân cư quanh hồ,
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 8 Ngành kỹ thuật môi trường
giúp chống xói mòn của dòng chảy trên bề mặt đất, phần đất phủ thực vật quanh hồ
giúp nước mưa thẩm thấu nhanh hơn, giảm ngập lụt.
Trong khu vực nội thành có thể kể đến như một số hồ như hồ Bảy Mẫu, hồ
Trúc Bạch, hồ Định Công, nhưng có lẽ khi nói đến chức năng tiêu thoát nước phải
nhắc đến Hồ Tây, hồ với diện tích hơn 500ha và thể tích chứa 10,4 triệu m
3
được
xem là hồ lớn nhất Hà Nội, ngoài vai trò tạo cảnh quan, văn hóa… Còn có vai trò
cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa nước lũ mỗi khi mưa lớn, gây ngập lụt đô thị.

Cũng góp phần vào công cuộc thoát nước cho thành phố và có chức năng như các hồ
nội thành, thì các hồ ngoại thành cũng có vai trò quan trong trong việc điều hóa,
thoát nước. Đặc biệt là cụm hồ điều hòa Yên Sở với diện tích là 103 ha, hệ thống
thoát nước của công viên hồ Yên Sở sẽ được thiết kế đồng bộ nhằm đảm bảo chức
năng điều hòa của cả thành phố, điều tiết nước khi mưa lũ. Nước của 3 con sông:
Sét, Lừ và Tô Lịch được bơm qua sông Hồng, thông qua trạm bơm Yên Sở. Hồ Yên
Sở sẽ đóng vai trò điều tiết lưu lượng nước cho trạm bơm này để giải quyết tình
trạng ngập úng cho ngoại thành.
Trong khu vực nội thành có khoảng 45 hồ thuộc quyền quản lí của Công ty
thoát nước. Vì vậy, nếu không muốn Hà Nội bị ngập nặng, các cơ quan chức năng
phải nhận thức rõ về chức năng điều hòa nguồn nước của các hồ để có giải pháp phù
hợp để bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của hệ thống hồ tại Hà Nội, cần phải khẩn
trương thực hiện chương trình hành động bảo vệ và tôn tạo cảnh quan hồ Hà Nội
giai đoạn 2013-2020.
Bảng 1-2: Bảng các hồ thoát nước của Hà Nội
TT Tên hồ
Chiều sâu trung
bình (m)
Nguồn tiếp nhận nước thải
1 Hồ Tây 2-4
Hồ Trúc Bạch, Thụy Khê, Yên
Phụ.
2 Trúc Bạch 1,5-2
Cống Phạm Hồng Thái,
Nguyễn Trường Tộ
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 9 Ngành kỹ thuật môi trường
3 Giảng Võ 3-4
Khu nhà ở Giảng Võ, Kim Mã,
Quốc Tử Giám, Nguyễn

Khuyến
4 Thủ Lệ 2-3 Khu Thủ Lệ
5 Bảy Mẫu 2-2,5
Cống Trần Bình Trọng, Lê
Duẩn
TT Tên hồ
Chiều sâu trung
bình (m)
Nguồn tiếp nhận nước thải
6 Thanh Nhàn 2-3 Khu Thanh Nhàn
7 Hoàn kiếm 2 Cống đường bờ hồ
8 Thiền Quang 3-5 Cống Trần Bình Trọng
9 Kim Liên 1,5-2 Khu nhà ở Kim Liên
10 Giám 1,5-2
Cống Quốc Tử Giám, Văn
Miếu
11 Ngọc Khánh 2,5 Khu nhà ở Ngọc Khánh
12 Thành Công 3,5
Khu nhà ở Định Công, cống
Chẹm
13 Nghĩa Đô 2,4 Khu nhà ở Nghĩa Đô
14 Trung Tự 4-4,5 Cống Nam Đông
Nguồn: Giáo trình thủy văn đô thị, PGS.TS Nguyễn Văn Lai, xuất bản năm
2005- các tuyến mương thoát nước Hà Nội, trang 46.
1.2.2 Xử lý sơ bộ nước thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường
Hiện nay các hồ Hà Nội gần như là bắt buộc phải tiếp nhận và tự xử lý nước
thải chảy tràn, sinh hoạt, công nghiệp trừ một số hồ như Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm,
được sử dụng cho mục đích cảnh quan du lịch, điều hoà nước mưa nên tiếp nhận
nước thải hạn chế, với chức năng như hồ sinh học để xử lý sơ bộ nước thải, với
không gian diện tích lớn, nước thải theo thời gian sẽ tự làm sạch nhờ các quá trình

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 10 Ngành kỹ thuật môi trường
hóa học, sinh học… nên giảm một lượng lớn các chất độc hại trong nước thải như
BOD, các chất hoá học khó phân huỷ, Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi
trường do nước thải ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Lượng nước thải vào hồ
không qua xử lý, vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, làm suy thoái chất lượng
nước giảm chức năng của hồ. Ở một số hồ đã có hệ thống thu gom nước thải riêng
nên nước thải của một số hồ như Hoàn Kiếm, Trúc Bạch, Thành Công, Đống Đa…
được chuyển vào hệ thống cống thoát riêng và hiện một số hồ khác cũng đang được
xây dựng. Trong tương lai gần, giải pháp này sẽ được áp dụng cho toàn bộ hệ thống
hồ thuộc khu vực đô thị của thành phố.
1.2.3 Chức năng tạo lập cảnh quan văn hoá
Sự kết hợp hài hoà của mặt nước và cây xanh ở Hà Nội tạo nên tiềm năng
khai thác, sử dụng lớn của hệ thống hồ. Hầu hết các hồ đều nằm trong các công viên
hoặc vườn hoa trong thành phố. Công viên kết hợp với mặt nước hồ mang lại vẻ đẹp
và sự hài hoà, tạo ra các khu vực vui chơi, giải trí cho người dân. Vẻ đẹp của hồ
nước được tăng lên đáng kể khi các kiến trúc công trình xung quanh chúng được
thiết kế hợp lý như nhà hàng, tượng đài , làm cho cảnh quan gần với thiên nhiên và
sống động hơn, ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần, tâm linh của
thành phố. Cảnh quan hồ là một phần bản sắc đô thị của Hà Nội, tạo cảm nhận nơi
chốn khá sâu sắc, góp phần làm đậm đà cảm nhận quy thuộc và tình cảm quyến
luyến quê hương của người Hà Nội cũng như ký ức lâu bền về Hà Nội cho khách
vãng lai.
Có thể ví dụ một số hồ nội thành như, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, hồ Bảy
Mẫu Với hồ Hoàn Kiếm, quả thực ít có địa danh nào ở Hà Nội lại có sự đan chồng
của nhiều tầng, nhiều nét văn hoá như hồ Hoàn Kiếm. Là lá phổi của thành phố, một
trong những ốc đảo hiếm hoi cuối cùng mà ta còn có thể tìm thấy được ở chốn thị
thành này trước khi bị chết ngạt vì các loại chất thải hay bị bóp nghẹt vì những hành
động san lấp đang ngày càng gia tăng. Nơi đây còn được xem là nơi hội tụ của
huyền thoại và biểu tượng, một không gian phản chiếu những yếu tố tinh thần, tôn

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 11 Ngành kỹ thuật môi trường
giáo, vừa linh thiêng huyền bí, vừa lãng mạn giàu chất thơ. Truyền thuyết về gươm
báu và rùa thần vẫn không ngừng được nhắc đến và ngợi ca và hình ảnh cụ rùa già
mỗi lần nổi lên mặt nước vẫn là hình ảnh gây được nhiều cảm xúc nhất đối với
người Hà Nội. Hồ là điểm hẹn, nơi gặp gỡ và cảm nhận về cuộc sống bởi các hoạt
động đa dạng diễn ra xung quanh. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi thực sự thành
phố không có nhiều các không gian đa năng như vậy. Nó đóng vai trò là trung tâm,
nơi hỗ trợ cho các hoạt động truyền thống, nơi đã chứng kiến và tiếp nhận những
thăng trầm lịch sử của thành phố và người dân nơi đây. Chính từ đây mà hồ đã hình
thành và tổ chức nên những tập quán sinh hoạt rất riêng, những tập quán đã trực tiếp
ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân Hà Nội. Thể hiện chất nền sâu thẳm
của một nền văn hiến Thăng Long đã ngàn năm tuổi.
Bên cạnh đó Hồ Tây cũng là một trung tâm cho một Hà Nội, hồ thậm chí còn
có bề dày lịch sử và huyền tích còn sâu đậm hơn hồ Hoàn Kiếm, hồ không chỉ là địa
chỉ du lịch lý tưởng mà nó còn chứa đựng những giá trị văn hoá dân tộc. Quanh hồ
hiện có 21 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng, với
nhiều văn vật giá trị: 102 bia đá, 165 câu đối, 140 hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60
sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá Nhiều ngôi chùa, đền là thế,
nhưng có lẽ người Hà Nội, khách du lịch vẫn tìm đến đền Quán Thánh, chùa Trấn
Quốc và phủ Tây Hồ. Người người đến đây chẳng những được thưởng thức nét đẹp
kiến trúc của đền chùa cổ xưa mà còn cầu may, cầu phúc nhất là vào những ngày
lễ, tết.
1.2.4 Chức năng nuôi trồng thuỷ sản
Bên cạnh đó hồ còn được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Chủ yếu là cá, cá
được nuôi trong các hồ để bổ sung nguồn thực phẩm cho nhu cầu của cư dân và cải
thiện môi trường nước hồ. Nuôi cá phát triển mạnh ở Thanh Trì, đặc biệt là Yên Sở
Có 169 ha diện tích mặt nước và các vùng đất trũng được sử dụng để nuôi cá. Vì vậy
nên hồ ở Hà Nội có chức năng quan trọng và giá trị trong môi trường đô thị của
thành phố. Tuy nhiên do việc nuôi trồng không đúng kĩ thuật, chưa có biện pháp

Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 12 Ngành kỹ thuật môi trường
quản lí, xử lí nước thải tong hồ dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ. Các giá
trị và chức năng của các hồ trong khu vực đô thị của Hà Nội được tóm tắt trong
bảng sau.
Bảng 1-3: Một số chức năng chính của hệ thống hồ Hà Nội
ST
T
Giá trị/Chức năng Trực tiếp Gián tiếp Không được sử
dụng
1 Tài nguyên động vật tự nhiên X X
2 Nuôi cá và động vật thân mềm XX
3 Thoát nước X
4 Điều hoà nguồn nước ngầm XX
5 Điều tiết lũ lụt XXX
6 Tiếp nhận và xử lý sơ bộ nước thải XXX
7 Tiếp nhận các chất dinh dưỡng XXX
8 Giải trí và du lịch XXX
9 Giao thông thuỷ X
10 Đa dạng sinh học X XX
Ghi chú: X: Mức thấp; XX: Mức trung bình; XXX: Mức cao
Nguồn: Hội thảo Quốc tế "Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh
hùng, vì hòa bình", Trang web: Http://tainguyenso.vnu.edu.vn.
1.3 Hiện trạng môi trường hồ Hà Nội và nguyên nhân
1.3.1 Hiện trạng môi trường hồ
Hầu hết các hồ đều được hình thành trên đất trẻ và chịu sự tác động của các
yếu tố tự nhiên nên quá trình lão hoá diễn ra nhanh. Cùng với sự phát triển kinh tế
xã hội của thành phố Hà Nội không theo quy hoạch nhất quán, nhiều hồ ở Hà Nội đã
và đang dần biến mất hoặc không còn giữ được vai trò của nó. Không phải chỉ riêng
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 13 Ngành kỹ thuật môi trường
thành phố Hà Nội mà khắp nơi ở Việt Nam, từ thành thị cho đến nông thôn, người ta
đã và đang ra sức lấp đi các hồ, ao vì nhiều mục đích khác nhau mà trong đó chủ
yếu là để lấy đất xây dựng. Một số hậu quả là ngoài việc mất nhiều giá trị về tài
nguyên, còn mất dần hoặc mất hết các giá trị về môi trường như: úng ngập thường
xảy ra khi có mưa, tình trạng ô nhiễm gia tăng nghiêm trọng, khả năng điều hòa khí
hậu trong và xung quanh hồ ngày càng kém hoặc không còn cảnh quan cho du lịch,
giải trí… Có lẽ từ nhiều năm nay, tình trạng ô nhiễm hệ thống hồ trong khu vực Hà
Nội đã được các cơ quan quản lý, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp giữ gìn cảnh
quan, môi trường và đảm bảo đúng chức năng của các hồ. Để đánh giá hiện trạng
môi trường hồ chủ yếu thể hiện theo hai yếu tố chính: Điều kiện vệ sinh hành lang
xung quanh hồ và chất lượng môi trường nước hồ.
 Hiện trạng chất lượng nước hồ
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng.
Xây dựng hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hoá. dẫn đến lượng nước
thải sinh, kể cả nước thải công nghiệp và nước thải ở các bệnh viện mà phần lớn là
chưa qua xử lý hầu hết là đổ ra sông và hồ, Việc xả nước chưa qua xử lý, chứa một
lượng rất lớn chất hữu cơ (BOD
5
từ 100 - 200 mg/l), các nguyên tố dinh dưỡng Nitơ
và Phốt pho, và các chất độc hại khác vào hồ làm gây ô nhiễm cho hồ ngày càng
nặng, vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ. Để giải quyết tình trạng đó cơ quan
chính quyền thành phố đã có những nỗ lực đưa ra nhiệm vụ và giải pháp xử lí ô
nhiễm khôi phục môi trường nước hồ. Từ khi có các dự án cải tạo môi trường các hồ
thì hiện trạng môi trường các hồ đã được cải tạo nhìn chung tương đối tốt, được cải
thiện rõ rệt so với trước đây. Theo các kết quả đánh giá diễn biến chất lượng nước ở
các hồ sau khi cải tạo khôi phục môi trường nhìn chung cho thấy chất lượng nước đã
có tiến triển hơn với các mức độ khác nhau, nhiều chỉ tiêu chất lượng nước đảm bảo
tiêu chuẩn môi trường cho phép. Như đối với một số hồ trước khi cải tạo thì có
lượng nước thải lớn chảy vào như hồ Nghĩa Tân, Đống Đa, Thiền Quang. Nhiều hồ

có mật độ tảo lớn như hồ Hữu Tiệp, Văn Chương, Ba Mẫu, Trúc Bạch, Phương Liệt.
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 14 Ngành kỹ thuật môi trường
Năm 2008 nước tại các hồ ô nhiễm tới mức bốc lên mùi hôi thối nồng nặc, người
dân sống ở khu vực xung quanh phải chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo
trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội, Sở Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, năm 2008 Chất lượng nước tại một số hồ này được thể hiện qua
một số thông số môi trường như hàm lượng BOD
5
, dầu mỡ, amoni, photpho đều
vượt quá giá trị giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất
lượng nước mặt. Trước tốc độ xuống cấp nghiêm trọng của các hồ Hà Nội, khi đề án
cải tạo môi trường hồ ra đời thì các hồ này sau khi xử lý thì đã giảm được các vấn đề
ô nhiễm môi trường, nước hồ giảm đáng kể mùi hôi, mặt hồ không còn che phủ bởi
rác thải như trước kia. Nhưng do lượng nước thải vẫn chảy trực tiếp vào hồ lớn nên
nước một số hồ vẫn còn xanh lục, có chỗ xanh đậm, một số vị trí vẫn có hàm lượng
các chất ô nhiễm cao nhất là vào mùa khô. Hiện các hồ đang liên tục được giám sát
bổ sung vi sinh vật, khoáng chất giúp duy trì hiệu quả chất lượng nước hồ lâu dài.
Tuy nhiên, hiện nay với công tác quản lý chưa chặt chẽ, và việc quy hoạch
thoát nước thải của thành phố chưa hợp lý dẫn đến việc các hồ sau khi cải tạo vẫn
xảy ra hiện tượng tái ô nhiễm tại một số hồ như Văn Chương, Văn Quán, Bảy Mẫu,
Ba Mẫu Nguyên nhân là do một số người dân sinh sống xung quanh hồ thiếu ý
thức đã xả rác thải, nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống hồ. Theo thống kê của Trung
tâm nghiên cứu và cộng đồng môi trường Hà Nội thì hầu như các hồ luôn trong tình
trạng ô nhiễm và tái ô nhiễm đối với các hồ đã được cải tạo. Nhóm nghiên cứu đánh
giá chất lượng nước và hành lang bờ các hồ Hà Nội đã tiến hành khảo sát chất lượng
nước của 80 hồ trong tổng số 120 ao, hồ bắt đầu triển khai chương trình từ tháng 2
đến tháng 10 năm 2010. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các hồ đều có giá trị PH
và nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên phần lớn các hồ các chỉ tiêu còn
lại đều không đạt yêu cầu. Phần lớn các hồ đều bị ô nhiễm chất hữu cơ. Khoảng

71% hồ đang bị ô nhiễm hữu cơ có giá trị BOD
5
vượt quá tiêu chuẩn cho phép
(BOD
5
>15mg/l), trong đó có 14% hồ bị ô nhiễm rất nặng khó có khả năng phục hồi
(BOD
5
>100mg/l), 25% hồ ô nhiễm nặng (BOD
5
từ 50-100mg/l) và 32% có dấu hiệu
ô nhiễm. Ở một số hồ thì hiện tượng phú dưỡng đang có chiều hướng gia tăng, chủ
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 15 Ngành kỹ thuật môi trường
yếu do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và nước hồ không được pha loãng hoặc
thoát ra ngoài. Sự ô nhiễm đã làm suy thoái chất lượng nước, gây thiếu oxi và làm
tăng trầm tích trong hồ với lớp bùn đáy khá dày từ 0,5m đến 1m, các chỉ tiêu đều
vượt QCVN 08:2008/BTNMT cho phép, nước có màu xanh hoặc xanh đen, và có
mùi hôi.
Đặc biệt với một số hồ trong khu vực nội thành sau khi cải tạo, như hồ Văn
Quán, hồ Văn Chương, Bảy Mẫu…, sau khi xử lý một thời gian thì hiện nay tại một
số vị trí tình trạng tái ô nhiễm lại xuất hiện gây nhức nhối tại các khu vực này, từng
mảng bèo, bọt đen đặc cùng vô số túi nilong, thậm chí cả xác động vật, cá chết nổi
lềnh bềnh trên mặt hồ. Điều đó cho thấy vấn đề ô nhiễm không hẳn do công tác cải
tạo mà chính sự quản lý chưa chặt chẽ, nhận thức của người dân chưa cao. Như tại
hồ Văn Quán thuộc quận Hà Đông, tình trạng ô nhiễm hiện nay vẫn diễn ra bởi vì
thường xuyên tiếp nhận nguồn nước thải từ các hộ dân, nhà hàng xung quanh. Môi
trường nước ô nhiễm là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt và bốc mùi hôi thối
nồng nặc, gây ảnh hưởng đời sống trong khu vực. Một người dân sống ở đây cho
biết “Tình trạng cá chết nổi trắng hồ xảy ra hơn một tháng nay nhưng không thấy

đội quản lí, vệ sinh môi trường đi vớt cá, thu dọn rác. Cá chết thối rữa, kèm theo
nắng nóng và gió khiến nhiều người dân phải đóng cửa 24/24 vì không chịu được
mùi thối”.
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 16 Ngành kỹ thuật môi trường
Hình 1-1: Tình Trạng cá chết ở hồ Văn Quán, quận Hà Đông.
Nguồn: Ảnh chụp bởi Thầy, Th.Nguyễn Văn Sỹ chiều ngày 16/6/2012
Ngoài những chức năng giống như các hồ nôi đô, thì hồ tại khu vực ven đô
còn có nhiệm vụ quan trọng khác là cung cấp nước tưới cho hàng chục nghìn héc ta
đất canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện chúng cũng đang chịu cảnh tượng như các
hồ nội đô là tình trạng ô nhiễm, xuống cấp và bị xâm hại nghiêm trọng. Các hồ ven
đô như hồ Yên Sở hoặc khu đô thị mới như hồ Định Công, Linh Đàm, Thanh Trì
đóng vai trò như các hồ đầu mối, tiếp nhận, điều hoà nước mưa và tạo cảnh quan
kiến trúc đô thị. Trong quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội, các hồ Yên Sở, Linh
Đàm và Định Công sẽ tiếp nhận trực tiếp nước thải sau khi xử lý tại chỗ từ lưu vực
thoát nước số 7. Tuy nhiên các hồ này hàng ngày tiếp nhận hàng trăm nghìn m
3
nước thải chưa xử lý của thành phố Hà Nội và các khu dân cư xung quanh chính
điều đó dẫn đến làm suy giảm chất lượng nước hồ. Các số liệu quan trắc môi trường
của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong
các hồ ngày càng tăng lên. Trong hồ Yên Sở, BOD
5
dao động từ 20 đến 60 mg/l,
tổng N dao động từ 15 - 40 mg/l. Đối với hồ Linh Đàm và Định Công, BOD
5
trong
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 17 Ngành kỹ thuật môi trường
nước thải cũng nằm ở mức từ 15 - 30 ng/l, nhiều chỉ tiêu chất lượng nước trong các
hồ này không đảm bảo quy định đối với nguồn nước mặt loại B. Bên cạnh đó nuôi

cá tại các hồ đầu mối Yên Sở, Linh Đàm, Thanh Trì… có mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho khu vực, tuy nhiên nó cũng có những tác động bất lợi do lượng thức ăn dư
thừa cung cấp cho cá và nước thải tạo ra đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước hồ.
 Hiện trạng bờ hồ và hành lang
Cũng trong tình trạng như chất lượng nước hồ thì bờ hồ và hành lang cũng
trong trạng thái báo động. Theo kết quả khảo sát một số ao, hồ năm 2010 cho thấy:
• Hà Nội còn nhiều hồ chưa được kè bờ chiếm 26%, số hồ được kè một phần chiếm
8%. Còn lại là được kè bờ toàn bộ (hình 1.2).
Hình 1-2: Biểu đồ cơ cấu kè ao, hồ ở Hà Nội
Nguồn: Báo cáo của trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng Hà Nội.
Sự khác nhau về vệ sinh môi trường ở các hồ đã được kè và chưa được kè.
Đối với các hồ đã được kè, hành lang bờ được giữ gìn tương đối tốt sạch sẽ, cụ thể
như: 19% rất sạch, 54% sạch, 23% bẩn, 4% rất bẩn (hình 1.3). Ví dụ như hồ Đống
Đa từ khi kè hồ, có hàng rào chắn hiện nay môi trường xung quanh hồ tương đối tốt,
sạch sẽ không còn hiện tượng đổ rác thải lấn chiếm.

Hình 1-3: Biểu đồ cơ cấu hiện trạng hành lang bờ của các ao, hồ đã được kè
Nguồn: Báo cáo của trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng Hà Nội.
• Trái ngược với các hồ đã được kè là các hồ chưa được xây kè, hay kè một phần vẫn
đang bị lấn chiếm, đổ đất, phế thải xây dựng; đồng thời rác thải vẫn xả trực tiếp làm
hồ bị bồi lắng, lượng bùn tích lũy ở đáy hồ lớn gây ô nhiễm và giảm diện tích và
dung lượng nước hồ. Tại những hồ này, 80% hành lang bờ hồ bị ô nhiễm, trong đó
62% rất bẩn, 20% bẩn, 18% sạch.
Hình 1-4: Biểu đồ cơ cấu hiện trạng hành lang bờ các ao, hồ chưa được kè
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 18 Ngành kỹ thuật môi trường
Nguồn: Báo cáo của trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng Hà Nội.
Không những thế hành lang tại những hồ này còn xuất hiện nhiều bãi đỗ xe,
bãi tập kết phế liệu, rác thải sinh hoạt Gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường
ngày càng nặng, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt cộng đồng.

Phần lớn là do các hồ đều nằm sâu trong các khu dân cư, hoặc ở vị trí khuất. Đối với
các hồ có khuôn viên đẹp, nhiều nơi bị lấn chiếm để làm hàng quán, khu ăn uống,
các bãi đỗ xe… Điều này gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan ven bờ. Bên cạnh đó vấn
đề xả rác thải từ các hàng quán, các nhóm tập trung ăn uống ven hồ xả trực tiếp
xuống hồ gây ô nhiễm nguồn nước. Cụ thể như hồ Ba Mẫu sau một thời gian dài cải
tạo do vấn đề giải phóng mặt bằng nhưng hiện nay tại một số vị trí bờ hồ vẫn ngổn
ngang vật liệu xây dựng, nhiều hồ gia đình còn nuôi gia súc sát mặt hồ…Để giải
quyết vấn đề này, tạo điều kiện xanh, sạch đẹp cho hồ các cán bộ quản lý cần có
nhưng biện pháp xử lí nghiêm nghặt làm gây ảnh hưởng cảnh quan hồ.
Từ nay đến cuối năm 2012, để môi trường các hồ luôn sạch đẹp, Sở Tài
nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai các giải pháp làm sạch nguồn nước trước
khi xả vào hồ; tuyên truyền vận động nhân dân giữ vệ sinh chung, không đổ rác thải
bừa bãi ra hồ…; đặc biệt phối hợp với Hội Cựu chiến binh thành phố thành lập đội
tuyên truyền viên giám sát, bảo vệ thường xuyên môi trường khu vực hồ.
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 19 Ngành kỹ thuật môi trường
Hình 1-5: Hiện trạng rác thải lấn chiếm ven bờ hồ Ba Mẫu, quận Đống Đa
Nguồn: Khảo sát thực địa hồ chiều ngày 18/9/2012
1.3.2 Nguyên nhân
Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy được sự ô nhiễm của
các hồ ngày một nghiêm trọng. Bằng giác quan thông thường, ai cũng nhận thấy hệ
thống sông, hồ (ngoại trừ những hồ đã được cải tạo tốt) đều đã bị ô nhiễm ở mọi cấp
độ. Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, nước mặt ở
các sông, hồ đều bị nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, nhất là vào mùa khô. Nếu
như cách đây 15 năm, nhiều người vẫn có thể bơi, tắm trên một số hồ ở nội thành thì
hiện nay không ai dại thử làm điều này. Những con sông ở nội thành đều biến thành
kênh thoát nước, đen ngòm và hôi thối. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên
nhân chính gây nên ô nhiễm chủ yếu :
 Nước thải sinh hoạt và một phần rác thải do người dân thiếu ý thức xả thải xuống
hồ. Theo thống kê mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường chất thải rắn Hà Nội

khoảng 5.000 tấn/ngày - đêm trong đó 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị, lượng
nước thải sinh hoạt khoảng 600.000m
3
mỗi ngày và công nghiệp khoảng
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 20 Ngành kỹ thuật môi trường
260.000m
3
Chính sự gia tăng đó cũng gây áp lực lên môi trường hồ. Tuy hiện nay
nước thải đô thị được xử lý sơ bộ trong các bể lắng và sau đó chảy ra hệ thống cống
hoặc kênh, mương vào ao hồ nhưng phần lớn các bể này hoạt động không hiệu quả
vì xây dựng chưa đúng quy chuẩn, lượng bùn lắng đọng không được nạo vét thường
xuyên nên hầu như nước thải thường được xả thẳng xuống cống ra các hồ. Các loại
chất thải xuống hồ là nguồn photpho và nitrat làm tăng các loại thực vật nổi và tảo.
Các loại tảo có vòng đời rất ngắn, khi chết đi sẽ tích tụ dưới đáy hồ ngày một nhiều,
làm giảm thể tích hồ. Mặt khác, quá trình phân hủy tảo cần có một lượng lớn ôxy
trong nước, vì vậy sẽ làm giảm lượng ôxy hòa tan trong hồ, gây ảnh hưởng đến các
loài động vật thủy sinh và tạo ra khí có mùi hôi thối. Người ta đã tính được rằng 1
pound photpho xuất phát từ bồi lắng lòng hồ tạo nên 2 tấn bèo hoặc sản ra được 80
pound cá, vấn đề là phốt pho chuyển hóa theo hướng nào trong chuỗi dinh
dưỡng. Khi lớp đáy hồ không có oxi, các vi sinh vật hiếu khí không thể sống được
và do đó không có nguồn tiêu thụ lớp bùn đáy khiến lớp bùn ngày càng dày. Việc
các hồ bị ô nhiễm hữu cơ như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người
dân sống quanh hồ, gây nên các bệnh tật cho sức khỏe con người.
 Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước hồ,
như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở
hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa
cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận
thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm
về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ. Các quy định về quản

lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu, cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ
quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách
nhiệm rõ ràng dẫn đến tình trạng rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng do người dân
vô ý thức xả xuống hồ, lấn chiếm diện tích hồ khiến các hồ ở Hà Nội bị ô nhiễm
nặng, nhiều hồ bốc mùi hôi thối đến nhức mũi, nhất là trong những ngày hè oi bức.
Dù hàng ngày có nhân viên vệ sinh môi trường thu dọn rác thải khu vực hồ, nhưng
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 21 Ngành kỹ thuật môi trường
tình trạng vẫn thường tái diễn khi mà ý thức bảo vệ môi trường ở mỗi người dân còn
chưa cao.
 Một nguyên nhân gây ô nhiễm cũng rất đặc trưng
xung hệ thống hồ chủ yếu nằm
trong khu vực nội thành nên rất nhiều đường phố xe cộ đi lại tấp nập sẽ thải ra bụi, các
oxit nitrơ và lưu huỳnh sẽ hòa tan vào không khí ẩm và xâm nhập vào hệ sinh thái tĩnh
qua nước mưa làm cho hồ ao bị axit hóa. Khi hồ ao bị axit hóa sẽ làm ảnh hưởng đến
chu kỳ sống, quá trình sinh trưởng của cá, làm chết các thực vật thủy sinh trong hồ
. Có
thể thấy, con người đang tự đầu độc chính môi trường sống của mình.
Hồ Hữu Tiệp nằm trong làng Ngọc Hà (quận Ba Đình) là một di tích lịch sử
Quốc gia cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nặng. Xác chiếc máy bay B52, dấu tích
của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy năm 1972 của Hà Nội xưa bị
chìm nổi giữa đám rong rêu, rác rưởi với nước hồ đen ngòm. Ngay bên cạnh hồ là
một chợ cóc được họp thường xuyên, bên trái hồ là trường học Tiểu học Ngọc Hà.
Rác thải từ chợ cũng như vỏ bánh kẹo, hoa quả của học sinh thường vứt thẳng
xuống hồ. Một ông cụ, người đã sống ở làng Ngọc Hà này gần 70 năm cho biết:
“Trước đây hồ này cũng trong sạch lắm. Nó là niềm tự hào của chúng tôi, người
nước ngoài đến cũng phải xuýt xoa trước di tích này. Thế nhưng giờ ngày càng ô
nhiễm”. Theo lời kể của ông thì từ khi hòa bình lập lại đến nay, hồ Hữu Tiệp đã
được nạo vét 2 lần, lần thứ 2 mới hoàn thành vào 25/12/2011 vừa qua. “Bao nhiêu
cống nước thải của các hộ gia đình ở đây đều đổ vào hồ, nhiều năm ứ đọng nên khi

vét lên toàn là bùn và rác rưởi”. Thế nhưng hồ mới được nạo vét mà nước đen
ngòm, nổi váng và bốc mùi hôi khó chịu, xung quanh hồ rác thải vẫn tràn ngập. Ông
ngậm ngùi: “Nước thải giờ không được đổ xuống hồ nữa nhưng vẫn bẩn, nhiều
người thiếu ý thức và lũ trẻ con lại vứt rác xuống hồ nên nó mới thế”.
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 22 Ngành kỹ thuật môi trường
Hình 1-6: Rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Hữu Tiệp. Ngày 27/10/2011
Nguồn: Http://www.baotintuc.vn
Ngay cả hồ Tây, được coi là “lá phổi xanh” chiếm hơn 50% diện tích hồ Hà
Nội cũng đang trong tình trạng bị ô nhiễm và lấn chiếm. Theo quan sát, nhiều khu
vực bờ hồ rác thải nổi lềnh bềnh cùng với xác cá chết bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm
không khí. Các nhà hàng du thuyền đua nhau mọc lên và vô số các hộ kinh doanh ăn
uống đủ loại mọc san sát dọc bờ hồ; xả thải trực tiếp xuống hồ hàng ngày hàng giờ.
Chỉ cần dạo một vòng quanh bờ Hồ Tây phía Võng Thị hay khu gần “đường Hàn
Quốc, Nhật Bản” gần hồ sen có thể đếm sơ sơ có hàng trăm quán ăn đủ loại. Trong
khi đó, 90% nhà hàng kinh doanh ăn uống trên mặt hồ không có hệ thống xử lý rác
thải. Cũng phải kể đến tình trạng lấn chiếm hành lang bờ hồ ngày càng nghiêm
trọng, thậm chí ở khu vực sau trường THPT Chu Văn An, có nơi bờ hồ được dựng
thành nhà tạm, có bếp ga đun nấu, đồng thời “tăng gia sản xuất” bằng cách trồng rau
vào các ô đất trên hành lang bờ hồ. Theo nghiên cứu của Công ty TNHH nhà nước
một thành viên Hồ Tây, hiện mỗi ngày đêm có khoảng 4.000m
3
nước thải công
nghiệp và sinh hoạt xả xuống hồ Tây. Trong số lượng nước thải này, hàm lượng
amoniac trong nước chiếm tới 1,5 mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 23 Ngành kỹ thuật môi trường
đó, nhiều người dân ở ven hồ xả rác xuống hồ với đủ các loại như túi nilon, rác thải
sinh hoạt… khiến Hồ Tây ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Trước tình trạng gây ô
nhiễm nghiêm trọng từ các tàu thuyền này, Sở giao thông vận tải Hà Nội đã nhiều

lần ra quyết định tháo dỡ tàu thuyền kinh doanh trên mặt hồ. Tuy nhiên, chỉ sau một
thời gian, nhà nổi, du thuyền lại tập trung kinh doanh trở lại và tiếp tục xả rác xuống
Hồ Tây.
1.4 Những vấn đề môi trường liên quan đến các hồ Hà Nội
Từ những nguyên nhân đó đã gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng
làm suy giảm chất lượng môi trường hệ thống hồ Hà Nội như:
1.4.1 Biến đổi chất lượng môi trường nước
Theo phân tích ở trên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nước hồ, nhưng vấn đề chủ yếu là do nguồn nước thải sinh hoạt vẫn thường
xuyên xả trực tiếp vào hồ (ví dụ: hồ Văn Chương, Bảy Mẫu, hồ Kim Liên…). Theo
kết quả quan trắc của công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên (TNHH MTV)
thoát nước Hà Nội, năm 2010 có 65 trên số 111 hồ Hà Nội bị xuống cấp nghiêm
trọng, chất lượng nước hồ trong nội thành Hà Nội của công ty TNHH MTV Thoát
nước Hà Nội cho thấy: Các hồ chưa cải tạo, chưa tách nước thải đang ở tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng thuộc mức 4, hàm lượng COD dao động từ 100 đến 150mg/l,
các chỉ tiêu phú dưỡng như Nitơ, Photpho đều vượt chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần,
nồng độ oxy hòa tan trong nước hồ ở mức thấp, chỉ dao động từ 1 đến 3mg/l. Lưu
lượng nước thải chảy vào hồ đã vượt quá khả năng tự làm sạch của hầu hết các hồ
dẫn đến sự suy thoái chất lượng nước hồ, thiếu hụt oxy và làm tăng trầm tích trong
hồ. Tính chất đa dạng sinh học của các thủy vực bị suy thoái, một số hồ đã được cải
tạo chỉ có trơ trọi vách hồ và nước. Chúng ta không nhìn thấy các loài hoa đẹp và
không được cảm thụ hương thơm của các loài thực vật thủy sinh, có lẽ chỉ lác đác
tồn tại ở ao hồ, vườn bách thảo và Văn Miếu.
Cũng có chung tình trạng như hồ, nhìn chung các con sông và kênh đang
ngày đêm tiếp nhận một lượng lớn rác thải, nước thải sinh hoạt của người dân hai
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 24 Ngành kỹ thuật môi trường
bên bờ. Dẫn tới chất lượng các dòng sông đang tình trạng ô nhiễm mức báo động.
Theo số liệu của Sở TN&MT Hà Nội, sông Nhuệ có chiều dài 64km từ cống Liên
Mạc (Từ Liêm) đến xã Đông Lỗ (Ứng Hòa), sông Đáy dài gần 100km từ xã Vân

Nam (Phúc Thọ) đến xã Yến Vĩ (Mỹ Đức) nhưng đang phải tiếp nhận nước thải từ
700 đầu mối thuộc địa bàn 24/29 quận, huyện, thị xã với khối lượng 80.000m
3
chất
thải/ngày, trong đó có 11 khu công nghiệp tập trung, 47 cụm công nghiệp và 1.350
làng nghề cùng chất thải từ các khu đô thị, dân cư, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn,
du lịch, thương mại Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc môi trường (Bộ
Tài nguyên và Môi trường) cho thấy, mức độ ô nhiễm sông Đáy, sông Nhuệ, sông
Cầu Bây, lượng khuẩn coliform vượt hàng chục lần, chỉ tiêu như BOD
5
, COD, NH
4
,
cùng các chất dinh dưỡng chứa nitơ, phốt pho, chất hữu cơ, chất thải rắn độc hại như
đồng, chì, thủy ngân, asen đều vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần. Điều này chứng tỏ
mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt đang trong tình trạng báo động.
1.4.2 Lấn chiếm diện tích hồ
Với vấn đề quy hoạch đất chưa được hiệu quả đã dẫn đến tình trạng lấn
chiếm diện tích sông hồ càng trở nên tinh vi và quyết liệt. Như đoạn sông, hồ nào bị
quản lý lơi lỏng thì người ta dùng đến cả ôtô, công nông, xe thồ chở đất đổ xuống.
Còn chỗ nào quản lý chặt chẽ người ta âm thầm đổ xuống từng xô, từng chậu. Đất
và rác thải đổ xuống sông hồ vừa tiện vừa không mất tiền lệ phí vệ sinh. Từng chậu,
từng xô, sau vài năm rồi cũng sẽ trở thành nền nhà. Đất lấn được đến đâu, nhà ra đến
đấy. Ban đầu có thể là tường rào, là móng nhà , nếu như nghe ngóng thấy không có
động tĩnh gì thì sẽ xây kiên cố lên, hoành tráng thêm.
Những con kênh trên đường Cát Linh, Nguyễn Chí Thanh từng là con kênh
nước xanh leo lẻo mà nay ngầu đục, nhơ nhớp vì rác và đủ loại xà bần thập cẩm đổ
xuống, chiều ngang kênh bị thu hẹp một cách đáng kinh ngạc bởi sự đóng cọc, bó
cừ, đổ đất san nền của các hộ dân ven kênh. Các hồ Linh Quang, Rẻ Quạt, Tai Trâu,
Tứ Liên, Đầm Ấu…, do nằm trong các khu vực dân cư, cộng thêm với sự quản lý

lỏng lẻo của các cấp chính quyền nên hiện tượng lấn chiếm, đổ đất, phế thải xây
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 25 Ngành kỹ thuật môi trường
dựng, vứt rác xuống hồ… thường xuyên diễn ra. Kết cục là nguồn nước mặt ở các
hồ này đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, lòng hồ bị bồi lắng và làm thu hẹp diện tích sử
dụng. Điều này cũng gây mất mỹ quan, làm giảm khả năng điều hòa thoát nước, gây
tình trạng úng ngập khu vực xung quanh hồ. Có thể nói, dường như chỉ có một số hồ
như Hồ Gươm, hồ Thiền Quang, hồ Thủ Lệ là không bị lấn chiếm vì có bốn mặt
đều là đường phố. Còn những hồ lớn như Hồ Tây, từ năm 1987 đến nay đã bị “hao”
diện tích tới 50ha, hồ Trúc Bạch bị mất gần 1/4 diện tích. Một số hồ như Ngọc Hà,
Vạn Phúc, Hào Nam , giờ chỉ còn nghe tiếng chứ thật ra đã xóa tên trong sổ bộ đời
từ lâu. Chỉ trong vòng hơn 10 năm tính từ 1990 trở lại đây, theo thống kê của các cơ
quan chức năng ở Hà Nội, đã có tới 21 hồ bị xóa sổ và hơn 150 ha diện tích mặt
nước hồ bốc hơi. Dĩ nhiên không phải toàn bộ 100% số diện tích này là bị lấn
chiếm, nhưng rõ ràng là có một phần đáng kể bởi mưu đồ lấn chiếm một cách vô tổ
chức. Trước thực trạng đó để tránh hiện tượng, và chấm dứt việc lấn chiếm diện
tích, trong đợt cải tạo môi trường hồ cơ quan thành phố đã quy hoạch, giải phóng tất
cả các mặt bằng, nhà cửa lấn chiếm diện tích hồ, xây dựng bờ hồ có hàng rào chắn,
hành lang trên hồ…
1.4.3 Quy hoạch hồ chưa hợp lý
Hiện nay với tốc độ đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển kéo
theo khoảng 65% diện tích sông, hồ bị lấp, số còn lại bị bê tông hoá quá mức khiến
khả năng điều hoà của các hồ ở Hà Nội đang chết dần. Khi bê tông hoá cũng làm
mất đi thực vật thuỷ sinh quanh hồ làm nhiệm vụ lọc chất thải, sinh cảnh cho một số
động vật thuỷ sinh và mất đi một số nguồn gen quý của ao hồ Hà Nội. Nhận định về
tình trạng bê tông hoá hồ, GS. TSKH Trần Hiếu Nhuệ. Viện Kỹ thuật nước và Công
nghệ Môi trường cũng nhận định: “Việc bê tông hoá quá mức vô hình chung đã hạn
chế khả năng thẩm thấu nước”. Đưa ra bằng chứng cho nhận định của mình, G.S
Nhuệ ví dụ về hàng loạt các cầu nhỏ khu vực Hoà Mục, Trung Hoà…. chỉ cần mưa
to một chút là nước nghẽn lại. Ngoài ra một số hồ được cải tạo môi trường lòng hồ

nhưng bờ hồ chưa được kè hay kè bờ một phần dẫn đến tình trạng sạt, trượt lở đất,
Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT

×