Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ngữ văn 9 tiết 59: Văn bản Ánh trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.06 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 03-11-2013
Ngày giảng: 9A: 09-11 Ngữ văn - Tiết 59 - Bài 12
9B: 07-11 Văn bản
ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy )
I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt
- HS hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Ánh Trăng của
Nguyễn Duy.
- HS có tình cảm ân nghĩa thủy chung với quá khứ, thái độ sống uống nước nhớ nguồn. Tích hợp
môi trường: mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- HS biết được những nét chính về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng. Kỉ niệm về một
thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính
- Hiểu được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam
hiện đại. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm để cảm
nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
III. Chuẩn bị
GV: Máy chiếu, một số bài thơ viết về trăng gắn với đời sống con người
HS: Vở soạn: nội dung, nghệ thuật của văn bản, sưu tầm một số bài thơ viết về trăng
IV. Phương pháp
Vấn đáp, bình giảng, phân tích, thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định: (1p)
2. Kiểm tra: (2p)
GV kiểm tra việc soạn bài của HS
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học


HĐ của GV và HS TG Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động
GV: Vầng trăng tỏa sáng dịu mát xuống khắp mọi
nhà, với mỗi người Việt Nam thật vô cùng thân
thuộc có khi đến mức bình thường. Vậy mà có khi
nào ta lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm tri kỉ
để đến lúc vô tình gặp lại ta bỗng giật mình tự ăn
năn, tự trách chính ta. Đó là nội dung của bài thơ
Ánh trăng chúng ta sẽ tìm hiểu.
* HĐ 2: HD đọc và thảo luận chú thích
Mục tiêu: HS đọc diễn cảm, có những hiểu biết về
nhà thơ Nguyễn Duy và phương thức biểu đạt của
văn bản, nghĩa của một số từ khó.
ĐDDH: Máy chiếu
- GV hướng dẫn cách đọc: 3 khổ đầu giọng kể, nhịp
thơ trôi chảy bình thường.
Khổ 4: nhấn giọng thể hiện sự bất ngờ, đột ngột.
Khổ 5,6: Giọng thơ tha thiết, trầm lặng, cảm xúc
suy tư lặng lẽ.
- GV đọc một lần toàn bài
1p
7p I. Đọc và thảo luận chú thích
- Gọi học sinh đọc
- GV nhận xét, sửa sai
GV chiếu màn hình hình ảnh tác giả Nguyễn
Duy và giới thiệu
- HS quan sát, nghe: Tác giả Nguyễn Duy là nhà
thơ chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước
H: Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy viết vào

năm nào? Em có hiểu biết gì về tập thơ “Ánh
trăng” của ông?
- HS hđ cá nhân trả lời:Tác phẩm viết 1978 tại
thành phố Hồ Chí Minh
H: Trong bài thơ có vầng trăng và con người, em
hãy xác định nhân vật trữ tình và đối tượng trữ
tình của bài thơ?
- HS hđ cá nhân trả lời:
Nhân vật trữ tình: Con người - tác giả
Đối tượng trữ tình: Vầng trăng
H: Qua đó, em thấy tác phẩm sử dụng phương
thức biểu đạt chính nào?
- HSTL: Tự sự kết hợp với trữ tình.
Thể thơ 5 tiếng vần chân, gián cách.
- GV yêu cầu HS chú ý nghĩa của từ người dưng,
buyn-đinh sgk/157
* HĐ3: HD tìm hiểu bố cục
Mục tiêu: HS xác định được bố cục bài thơ gồm 3
phần, nội dung chính mỗi phần.
ĐDDH: máy chiếu (thay bảng phụ)
H: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Ý chính
của mỗi phần là gì?
- HS hđ cá nhân trả lời,
- GV nhận xét và kết luận nội dung trên máy
chiếu về bố cục văn bản
HS quan sát, nghe, lược ghi ý chính
* HĐ4: HD đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: HS biết và hiểu được kỉ niệm về một
thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, nghị luận

trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. Ngôn
ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu
tượng;
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các
phương thức biểu đạt trong tác phẩm để cảm nhận
một văn bản trữ tình hiện đại.
ĐDDH: máy chiếu
- HS đọc lại hai khổ thơ đầu
(HS quan sát khổ thơ đầu trên màn chiếu)
H: Mối quan hệ giữa trăng và người trong quá
khứ được tái hiện như thế nào?
- HS hđ cá nhân trả lời: Ánh trăng gắn bó với
những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại quê.
- GV giảng: Hồi nhỏ: sống với đồng, sông, bể; Hồi
4p
20p
1. Tác giả
Nguyễn Duy là lớp nhà thơ trưởng thành
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước của dân tộc
2. Tác phẩm
- Sáng tác 1978
- Phương thức: tự sự kết hợp trữ tình
II. Bố cục
Văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu
-> Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ.
+ Phần 2: Hai khổ thơ tiếp
-> Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại.
+ Phần 3: Hai khổ thơ cuối

-> Vầng trăng trong suy tư của tác giả.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hai khổ thơ đầu
“Hồi nhỏ sống với đồng

vầng trăng thành tri kỉ.”
chiến tranh sống ở rừng thành “tri kỉ”
H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong khổ thơ
trên? Tác dụng của nghệ thuật đó?
- HS hđ cá nhân, trả lời
H: Vầng trăng “tri kỉ” là vầng trăng như thế
nào?
- HS hđ cá nhân trả lời: Tri kỉ là hiểu biết, yêu quí
nhau đến độ thân thiết vầng trăng tri kỉ là vầng
trăng bè bạn thân thiết đối với con người.
- GV: từ “tri kỉ” là biện pháp nhân hóa
- GV yêu cầu HS chú ý khổ thơ 2
H: Khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng nghệ thuật
gì? Nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?
- HS hđ cá nhân, trả lời
H: Vì sao hồi nhỏ và hồi chiến tranh, trăng lại là
tri kỉ của người?
- HS hđ cá nhân trả lời: Ánh trăng gắn bó với kỉ
niệm không thể nào quên trong cuộc chiến tranh
chống Mĩ. Trăng là trò chơi của tuổi thơ với những
ước mơ trong sáng. Trăng là ánh sáng trong đêm tối
chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính
trong gian lao của cuộc chiến
Tích hợp GD môi trường:
H: Điệp từ “với” đi liền với các danh từ

“đồng, sông, bể ” cho em biết gì về mối quan hệ
giữa con người và thiên nhiên?
- HS hđ cá nhân trả lời: quan hệ mật thiết
H: Nhận xét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ
trên?
- HS hđ cá nhân trả lời
H: Cảm nghĩ của tác giả về vầng trăng trong quá
khứ?
- HS hđ cá nhân trả lời
- GV nhận xét, kết luận, ghi bảng chính
- GV chiếu khổ thơ tiếp lên màn chiếu
H: Cuộc sống hiện tại của con người được nói
đến như thế nào?
- HS hđ cá nhân trả lời: Cuộc sống của con người:
Về thành phố, quen với các tiện nghi hiện đại “ánh
điện, cửa gương” vật chất cao sang.
H: Tình cảm của con người đối với trăng thể hiện
qua chi tiết thế nào?
- HS hđ cá nhân trả lời: Con người và trăng trở nên
xa lạ, cách biệt: “người dưng qua đường”.
H: Tại sao vầng trăng vốn tình nghĩa thủy chung
mà nay lại trở thành người dưng qua đường?
- HS hđ nhóm đôi trả lời
Vì không gian cách biệt (làng quê, rừng núi, thành
- Tác giả sử dụng điệp từ đi liền danh từ thể
hiện con người sống hòa hợp với thiên
nhiên.
- Phép tu từ nhân hóa “tri kỉ” thể hiện quan
hệ trăng và người (người lính) có quan hệ
gần gũi thân thiết như bạn tri kỉ.

“Trần trụi với thiên nhiên

Cái vầng trăng tình nghĩa”
- Nhà thơ dùng phép so sánh diễn tả con
người sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên
- vầng trăng.
- Phép nhân hóa, lời kể tự nhiên kết hợp sử
dụng điệp ngữ
Ánh trăng trong quá khứ đẹp đẽ, ân
tình, gắn với hạnh phúc, với gian lao của con
người, của đất nước.
2. Hai khổ thơ tiếp
“Từ hồi về thành phố

Như người dưng qua đường”
phố), thời gian cách biệt (tuổi thơ - người lính, công
chức), điều kiện sống cách biệt ở đô thị (khép kín,
chật hẹp, phương tiện hiện đại)
H: Nhận xét cách kể chuyện trong đoạn thơ? Tác
dụng?
- HS hđ cá nhân trả lời
H: Từ sự xa lạ giữa trăng và người, nhà thơ
muốn nhắc nhở điều gì?
- HS hđ cá nhân trả lời
H: Ở thành phố con người nhớ đến trăng trong
những khoảnh khắc nào ?
- HS hđ cá nhân trả lời
- GV chiếu cảnh thành phố ứng với khổ thơ 4, yêu
cầu HS quan sát tranh minh họa và chú ý từ ngữ
trong khổ thơ.

H: Từ thình lình, vội, đột ngột cho thấy sự xuất
hiện của vầng trăng ntn ?
- HS hđ cá nhân trả lời: (vầng trăng bất ngờ mà tự
nhiên gợi lại bao kỉ niệm tình nghĩa).
H: Khi đối điện với trăng, con người cảm nhận
điều gì (vầng trăng tròn) ? Từ “tròn” gợi cho em
biết điều gì ?
- HS hđcá nhân trả lời
- Gv chiếu khổ thơ 5 và tranh minh họa
H: Hãy chỉ ra nghệ thuật sử dụng từ đồng âm
trong khổ thơ trên? Tác dụng của cách sử dụng
từ ngữ trên?
- HS hđ nhóm đôi trả lời: Con người thấy mặt trăng
như gặp lại người bạn tri kỉ. Bao nhiêu kỉ niệm lại
trở về.
H: Tâm trạng của con người khi gặp lại vầng
trăng?
- HS hđ cá nhân trả lời: Tâm trạng của con người
khi gặp lại vầng trăng: “Có cái gì rưng rưng”
H: Từ “rưng rưng” trong câu thơ trên phản ánh
tâm trạng nào của tâm hồn?
- HS hđ cá nhân trả lời: Tâm hồn rung động, xao
xuyến, kỉ niệm quá khứ lại hiện về
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
H*: Em cảm nhận như thế nào về trăng trong ý
thơ trên ?
- HS hđ cá nhân trả lời
H: Ánh trăng im phăng phắc có ý nghĩa
như thế nào ?
- HS hđ cá nhân trả lời

H*: Sự im lặng của ánh trăng đủ cho ta giật
- Cách kể chuyện theo thời gian thể hiện con
người quen với cuộc sống đầy đủ, quên đi
những ngày tháng chiến tranh ác liệt gian
khổ, quên đi tình bạn cao đẹp, quên đi vầng
trăng tri kỷ.
- Cuộc sống hiện đại khiến người ta dễ dàng
lãng quên giá trị trong quá khứ
“ Thình lình đèn điện mất

Đột ngột vầng trăng tròn”
- Trăng xuất hiện đột ngột, bất ngờ trong
những lúc điện mất, phòng tối, vẫn giữ tình
cảm nguyên vẹn, thủy chung đối với người
bạn năm xưa.
3. Hai khổ thơ cuối
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Mặt người Mặt trăng
- Trăng là biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa
đẹp đẽ vẹn nguyên, trăng còn là vẻ đẹp bình
dị, vĩnh hằng của đời sống.
mình, cái giật mình ấy gợi cho em những suy
nghĩ gì ?
- HS hđ cá nhân trả lời
H: Nhận xét về giọng điệu trong khổ thơ cuối,
hình ảnh thơ có gì đặc biệt ?
- HS hđ cá nhân trả lời
H: Ánh trăng có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều
gì trong cuộc sống ?
- HS hđ cá nhân trả lời

H*: Nếu ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và
những giá trị truyền thống, thì lời thơ nói về sự
giật mình của con người trước trăng có ý nhắc
nhở chúng ta điều gì?
- HS hđ nhóm 4, 4p
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét, kết luận
* HĐ 5: HD tổng kết rút ra ghi nhớ
H: Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung
của bài thơ ?
- HS hđ cá nhân trả lời
- HS đọc ghi nhớ sgk/157 và nêu ý cơ bản cần ghi
nhớ
- GV nhấn mạnh nội dung bài thơ bằng sơ đồ tư
duy trên màn chiếu.
* HĐ6 : Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: Học sinh rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
- GV gọi HS đọc diễn cảm
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
4p
2p
- Ánh trăng nhắc nhở con người phải nhìn lại
chính mình, tìm lại mình, tìm lại những điều
lãng quên trong quá khứ, những kỷ niệm đẹp
đẽ đã qua.
- Cái giật mình của sự ăn năn, tự trách, tự
thấy phải thay đổi cách sống, không bao giờ
được phản bội lại quá khứ, phản bội thiên
nhiên.

- Giọng điệu trầm lắng suy tư, hình ảnh
mang ý nghĩa biểu tượng, tình cảm chân
thành.
-> Con người có thể vô tình lãng quên nhưng
thiên nhiên muôn đời vẫn tình nghĩa, quá
khứ luôn tròn đầy và bất diệt.
* Bài học cuộc sống:
+ Trân trọng, gữ gìn vẻ đẹp và những giá trị
truyền thống.
+ Lãng quên quá khứ tốt đẹp là phản bội
chính bản thân mình.
IV. Ghi nhớ
(sgk/157)
- Nội dung chính
- Nghệ thuật chính
V. Luyện tập
Bài tập 1: sgk/157
- Đọc diễn cảm bài thơ
4 Củng cố: (3p)
H*: So sánh ý nghĩa của hình ảnh ánh trăng trong 2 bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Ánh
trăng” của Nguyễn Duy ?
- GV khái quát lại nội dung bài học
5. HDHB (1p):
- Học thuộc và diễn cảm bài thơ, phân tích nội dung nghệ thuật cơ bản của văn bản.
- Chuẩn bị bài “Tổng kết về từ vựng” sgk/ 158, làm trước các bài tập trong sgk, chú ý vận dụng
các từ vựng về nghĩa, trường nghĩa để làm bài tập.
**********************************************

×