“THƯ PHÁP VIỆT”
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRẦN VĂN TUẤN (*)
Tóm Tắt
Trong thời kỳ hiện đại mới, nhận thức của con người về nghệ thuật
ngày càng phát triển, đòi hỏi các tác gia cũng không ngừng nâng cao giá
trị tác phẩm đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm nghệ
thuật ngày càng lớn rộng. Và ngành kinh doanh các mặt hàng Thư Pháp
hiện cũng đang âm thầm phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật.
Đặt vấn đề
Thư pháp chữ Việt, hay chữ quốc ngữ Việt viết lối thư pháp, là một
phân môn nghệ thuật xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 1950 - 1960. Những
người đam mê và theo đuổi học tập, nghiên cứu phân môn nghệ thuật này
tôn ông Đông Hồ Lâm Tấn Phát làm "Ông tổ" của Thư pháp chữ Việt [7].
Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm Bính Ngọ 1906, tại làng Mỹ Đức tỉnh Hà
Tiên. Đông Hồ là một ngườ
i có bàn tay tài hoa, vốn yêu thích viết chữ đẹp
và nghệ thuật thư pháp, nhưng lại không rành tiếng Hán cho mấy nên ông là
người đầu tiên có ý tưởng dùng bút lông và mực Tầu viết chữ quốc ngữ. Vì
thế ông được tôn là tổ sư của bộ môn Việt thư (thư pháp chữ Việt). Ông mất
ngay khi đang đọc thơ trên bục giảng vào ngày 25/03/1969 nhằm năm Kỷ
Dậu [4].
Vào những năm cuối của thế kỷ
20, phong trào thư pháp chữ Việt
bùng nổ, điển hình là các câu lạc bộ thư pháp được thành lập rộng khắp các
tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, như Câu lạc bộ yêu
thích chữ Việt (Q.1), Câu lạc bộ Thư họa Giác Ngộ (Báo Giác Ngộ - Q.3),
v.v. Sang đến đầu thế kỷ 21, thư pháp chữ Việt phát triển mạnh mẽ khắp ba
miền Trung - Nam - Bắc. Có nhiều tác phẩm lớn, gây được tiếng vang như
cuốn thư pháp kỷ lục Truyện Kiều dài 300 m và cuốn thư pháp gỗ về Tuyên
ngôn Độc lập nặng 400 kg của Trịnh Tuấn [6], cuốn thư pháp thơ Lục Vân
Tiên dài 120 m của ông Vĩnh Thọ... đánh dấu được tiếng nói nhất định c
ủa
thư pháp chữ Việt [7].
Cụ Ðồ xưa - Nguồn: Sưu tầm của tác giả
Hiện nay tại Việt Nam phong
trào thưởng thức thư pháp đang
pháp triển mạnh mẽ. Thư pháp đang
bày bán trên các ngỏ đường, sạp
báo, trong các nhà sách, được in trên
những tấm lịch treo tường và càng
nở rộ vào mỗi dịp xuân sang,
đi đầu trong phong trào Thư pháp
thì phải kể đến Thành ph
ố Hồ Chí
Ông đồ thời @ - Nguồn: Phòng thiết
kế [2]
Minh, Huế và một số tỉnh thành vệ tinh với những cuộc nói chuyện chuyên
đề “Hồn chữ Việt và thư pháp Việt đi vào cuộc sống” những năm 2000, đã
thúc đẩy mạnh mẽ phong trào viết, chơi chữ Quốc ngữ nói riêng và Thư
pháp nói chung và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người yêu thích.
Không chỉ có người lớn tuổi, nhiều em học sinh, nhi
ều thanh niên nam nữ
cũng đến với Thư pháp như một sự tìm về với tình cảm của chính mình và
bản năng nghệ thuật trong con chữ của dân tộc. Sự ra đời của các thư quán,
Câu Lạc Bộ, phòng triển lãm khắp nơi là một minh chứng vô cùng rõ nét [2].
Nguồn: Phòng thiết kế [2]
Ngày nay Thư Pháp Việt được
nhiều người hưởng ứng [5], nghệ
thuậ
t viết thư pháp bằng chữ Việt
đang bắt đầu phát triển cùng với nhiều
sản phẩm theo sau nó. Nắm bắt được
tình hình trên, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và bắt đầu kinh doanh các mặt
hàng thư pháp. Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh chưa được sự giám sát
và quản lý của nhà nước về chất lượng và giá trị tác phẩm, điều này cũng
gây không ít hoang mang cho người mua vì họ chưa biết cách phân biệt đâu
là tác phẩm của một tác giả đã được qua đào tạo chuẩn mực, đâu là tác phẩm
của một người mới tậ
p vào nghề. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh các
mặt hàng Thư Pháp cũng chưa có định hướng phát triển rõ ràng, chỉ là hoạt
động kinh doanh nhỏ lẽ và rất khó tồn tại lâu dài.
Qua thời gian tiếp cận thực tế tại Công ty TNHH Thăng Hoa là công
ty quy mô nhỏ, tổng số nhân viên chỉ có 3 người với hoạt động chính là sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng Thư Pháp. Hầu hết các nhân viên trong
Công ty đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về Thư Pháp như
ng về phần quản lý
và tổ chức kinh doanh thì còn thiếu khoa học. Do vậy tôi quyết định tìm hiểu
để đưa ra một số giải pháp nhằm “Xây dựng chiến lược phát triển công ty
TNHH Thiết Kế Thăng Hoa” với mong muốn sẽ đưa Công ty đi vào hoạt
động ổn định và phát triển lâu dài khi thị trường kinh doanh Thư Pháp đang
ngày càng lớn rộng.
Trên cơ sở quan sát để nhận diện được tình hình thực t
ế Công Ty, tiến
hành phân tích, đánh giá môi trường nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh và môi trường bên ngoài [1- trang 38, 88] tác động tới hoạt động kinh
doanh của công ty trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp ổn định tổ chức
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ THĂNG HOA.
Địa chỉ: 95/20 Phan Văn Trị, P2, Q5, TPHCM
Ngành nghề kinh doanh: đồ thủ công mỹ nghệ, tranh thư pháp chữ
việt, thiệp thư pháp, thiết kế
và các lĩnh vực liên quan đến thư pháp [3]
Sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay là:
Tranh thư pháp
Thiệp thư pháp
Tổ chức sự kiện và thiết kế sân khấu
Các sản phẩm liên quan: thư pháp trên đá, thư
pháp trên gỗ, quà lưu niệm
Hình ảnh công ty khi tham gia triễn lãm.
Nguồn: Phòng thiết kế
[3]
THỰC TRẠNG
Hiện nay công ty đang hướng đến thị trường nội địa là chủ yếu và một
phần giới thiệu nét văn hóa việt đến các nước khác trên thế giới.
Sản phẩm của công ty được phân phối trong các nhà sách, siêu th
ị và
các công ty du lịch (dùng làm quà lưu niệm)
Công ty thường tham gia các hội chợ triển lãm, thông qua các gian
hàng mang màu sắc văn hóa Việt Nam, với các sản phẩm đặc trưng của
mình, từ đó đưa vào thị trường, người tiêu dùng bản sắc văn hóa dân tộc.