Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước, nước ta đã đạt được
những thành tựu thành quả to lớn: các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao
như công nghệ thông tin, chế tạo máy; ngành nông nghiệp từng bước máy móc hoá đã
làm cho năng suất lao động cải thiện rõ rệt đưa nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế
giới, hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, nhiều doanh nghiệp
mới thành lập và nhiều tập đoàn đầu tư lớn đã xuất hiện tại Việt Nam, đời sống dân ta
ngày càng nâng cao. Sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi ngày càng nhiều vốn đầu tư. Một
trong những kênh huy động vốn đầu tư thông dụng trên thế giới là thị trường chứng
khoán. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường chứng khoán, với nhiều nổ lực,
ngày 20/07/2000 thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.
Từ ngày thành lập đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 11 năm
hoạt động và phát triển. Tuy nhiên đó không phải là thời gian dài đủ để cho các yếu
tố thị trường và nhà đầu tư hoàn thiện. Xét riêng về nhà đầu tư cá nhân trên thị trường
chứng khoán Việt Nam còn nhiều vấn đề cần khắc phục để nâng cao năng lực đầu tư,
giảm thiểu rủi ro không đáng có trong quá trình đầu tư chứng khoán.
Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”, đề tài này đặt ra 3 mục tiêu nghiên cứu:
Một, nghiên cứu một cách có hệ thống thị trường chứng khoán và nhà đầu tư
chứng khoán cá nhân tại Việt Nam,
Hai, đánh giá hiện trạng nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam và đối tượng trọng
điểm quan tâm là nhà đầu tư cá nhân,
Ba, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị
trường chứng khoán Việt Nam,
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này là năng lực của nhà đầu tư cá nhân
trong phạm vi thị trường chứng khoán Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu: dùng phương pháp khảo sát, phương pháp hệ
thống, phương pháp lịch sử, phương pháp biện chứng ..
Trang 1
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, đề
tài được xây dựng theo kết cấu truyền thống 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về nhà đầu tư chứng khoán cá nhân tại Việt Nam.
Chương 2. Những thăng trầm của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân tại Việt Nam
Chương 3. Các đề xuất nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường
chứng khoán Việt Nam,
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trang 2
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
1.1. Lịch sử hình thành TTCK của các nước trên thế giới
Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền
kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn
biến trên thị trường chứng khoán. Là một bộ phận cấu thành của thị trưòng tài chính,
thị trường chứng khoán đươc hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ
thể tham gia. Việc mua bán trao đổi này được thực hiện theo những quy tắc nhất
định.
Vào cuối thế kỷ XV, tại những thành phố trung tâm mua bán ở phương Tây, các
thương gia đã thống nhất gọi nơi trao đổi, thương lượng mua bán là “thị trường”, để
thuận tiện hơn cho việc làm ăn, và đặt ra quy ước trong việc trao đổi hàng hoá.
Phiên chợ đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ quán của gia đình
Vanber ở Bruges (nước Bỉ), tại đó có một bảng hiệu hình 3 túi da với một từ
“Brourse” (tiếng Pháp) nghĩa là “Mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.
Năm 1547, thành phố ở Bruges (Bỉ) mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị lấp
cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyễn qua thị trấn Auvers (Bỉ),
ở đây thị trường phát triển rất nhanh. Vào giữa thế kỷ XVI, đại thần Anh quốc đã đến
quan sát và sau đó về thiết lập một thị trường mậu dịch tại London (nước Anh), sau
này được gọi là Sở giao dịch. Tại Pháp, Đức và các nước Bắc Âu, thị trường cũng
được thành lập tương tự.
Sự phát triển của thị trường ngày càng mạnh cả về lượng lẫn về chất, cùng với
số thành viên tham gia đông đảo, vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra
nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái,
thị trường chứng khoán…với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao
dịch của người tham gia trong đó.
Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự
phát tương tự như ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ. Các phương
thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay
và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Đến năm 1921, ở Mỹ, “thị trường” giao dịch
“ở trong nhà”, Sở Giao dịch Chứng khoán được chính thức thành lập.
Trang 3
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
Hiện nay trước xu thế kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), của Liên minh Châu Âu, của các khối thị trường chung,
đòi hỏi các quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế
phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị
trường chứng khoán trong phát triển kinh tế.
1.2 Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế
Thứ nhất, là nơi huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, dòng tiền nhàn rỗi của
các nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ được đưa vào vào hoạt động sản xuất kinh doanh
và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thị trường chứng khoán đã có những
tác động quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân, và giúp chính phủ và
chính quyền địa phương huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu
tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
Thứ hai, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, đây là một môi trường
đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị
trường khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có sự
lựa chọn thích hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
Thứ ba, thị trường tạo tính thanh khoản cho chứng khoán, có thị trường
chứng khoán thì các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán sỡ hữu thành tiền
mặt hoặc các loại chứng khoán khác, khả năng thanh khoản là một trong những đặc
tính hấp dẫn của chứng khoán với nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán càng năng
động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng
khoán giao dịch trên thị trường.
Thứ tư, thị trường là nơi đánh giá hoạt động của doanh nghiệp một cách
tổng hợp và chính xác, thị trường chứng khoán giúp cho việc đánh giá và so sánh
hoạt động của các doanh nghiệp nhanh chóng và thuận tiện, từ đó tạo ra một môi
trường lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng khoa học kỹ thuật
mới lam tăng năng suất lao động, tạo thêm việc làm cho xã hội.
Thứ năm, thị trường tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô, các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền
kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư
Trang 4
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
chứng khoán đang tăng lên, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại thì giá chứng khoán
giảm sẽ cho thấy dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.
Vì thế thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế, và là
công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, chính phủ
có thể mua bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và
quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng chính sách, biện pháp tác
động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển
cân đối của nền kinh tế.
Ngoài những tác động tích cực trên, thị trường chứng khoán cũng có những tiêu
cực nhất định. Như ở các thị trường chứng khoán mới nổi, thông tin được chuyển tải
đến các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau, hiện tượng đầu cơ, hiện
tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại cho các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội
gián, thao túng thị trường làm nản lòng nhà đầu tư và như vậy giá chứng khoán không
phản ánh giá trị thực và sẽ làm méo mó định hướng phát triển của nền kinh tế. Như
vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý thị trường là giảm thiểu các tiêu cực nhằm bảo vệ
quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo tính hiệu quả của thị trường.
Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán được thể hiện trên nhiều khía cạnh
khác nhau. Song sự tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng khoán có thực sự được
phát huy hay hạn chế sẽ phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia vào thị trường
và sự quản lý của Nhà nước.
1.3. Sơ lược về Thị trường chứng khoán Việt Nam
1.3.1. Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam, được thành lập theo Nghị định
75/1996/NĐ-CP, là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý
Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thông qua các nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
- Soạn thảo văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán để
trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn
bản đó.
- Chủ trì và phối hợp các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng và phát triển
thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Trang 5
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
- Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh
chứng khoán và các đối tượng khác trên thị trường chứng khoán.
- Trình Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải
thể Sở giao dịch chứng khoán.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức có
liên quan đến việc phát hành, kinh doanh dịch vụ chứng khoán.
- Ban hành các quy định về niêm yết, thông báo phát hành thông tin về giao
dịch, mua bán chứng khoán, thoả thuận với Bộ tài chính để quy định phí, lệ phí lien
quan đế việc phát hành và kinh doanh chứng khoán…
1.3.2. Sở Giao dịch Chứng khoán
Hiện nay, Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam chỉ mới thành lập 2 Sở giao
dịch chứng khoán đó là:
1.3.2.1. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hose)
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM)
được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính
thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, đến
năm 2010, đổi thành Sở giao dịch TP HCM, đã đánh dấu một sự kiện quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý
nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi
cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con
dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm
được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ
thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều
hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện
hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký,
lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Để thực hiện tốt
các chức năng. Trung tâm có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: một Giám đốc và
hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực và 9 phòng ban.
Trang 6
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
Có thể nói, tại thời điểm ra đời, TTGDCK TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn
như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều
chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa
thống nhất...., đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự
hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế. Thêm
vào đó, TTGDCK khai trương và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất
nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu
tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao,
thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp...Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính
phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN), qua hơn 4 năm hoạt động TTGDCK TP.Hồ Chí Minh đã phát
triển thành Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (SGDCK TP HCM), về nhiều mặt,
thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị
trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả.
Địa chỉ website của SGDCK Tp.HCM: Http://www.vse.org.vn
1.3.2.2. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hnx)
Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ-TTg
thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà
nước. Theo đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu,
có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do
ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán;
- Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán;
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký
chứng khoán;
- Thực hiện đăng ký chứng khoán.
Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu
một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện nay đã trở thành
Sở Giao Dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội)
Trang 7
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
Website của SGDCK Hà Nội Http://www.hnx.vn
1.3.3. Các công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp
vụ trên thị trường chứng khoán. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thị trường đang có
105 công ty chứng khoán đang hoạt động như Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI),
Bảo Việt (BVSC), Thăng Long (TLSC), VNdirect (VND), Kim Long (KLS), CK
Việt Tin (CTS), Rồng Việt (VDSC)… Trong đó, quy mô hoạt động của các công ty
mạnh về các lĩnh vực như tư vấn, đầu tư, tự doanh, margin… Cùng với đó là đội ngũ
làm việc chuyên nghiệp, am hiểu thị trường ngày càng tăng về lượng cũng như về
chất.
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại
hình nghiệp vụ chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như qui mô hoạt động kinh
doanh chứng khoán của nó:
- Phòng môi giới,
- Phòng tự doanh,
- Phòng bảo lãnh phát hành,
- Phòng quản lý danh mục đầu tư,
- Phòng tư vấn tài chính đầu tư,
- Phòng ký quỹ,
1.3.4 Các chủ thể tham gia thị trường Chứng khoán
Chủ thể phát hành: bao gồm Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác
theo quy định của pháp luật. Từ lúc bắt đầu thành lập thị trường giao dịch, chỉ có 2 cổ
phiếu được niêm yết và giao dịch là REE và SAM với tổng giá trị 270 tỷ đồng.
Chủ thể đầu tư: gồm có nhà đầu tư cá nhân (cá nhân và hộ gia đình) và các tổ
chức đầu tư.
Các chủ thể trung gian: là các tổ chức liên quan đến hoạt động của thị trường
như Sở Giao dịch chứng khoán, thanh lý bù trừ và lưu ký chứng khoán, hiệp hội các
nhà đầu tư… Có vai trò quan trọng trong việc đưa các nguồn cung và nguồn cầu
chứng khoán khác nhau thông qua các hoạt động kinh doanh, môi giới, bảo lãnh phát
hành chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ, giao dịch mua bán chịu chứng
Trang 8
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
khoán…Các trung gian này có thể hoạt động với tư cách thể nhân hoặc một pháp
nhân.
Người quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán là Ủy Ban
chứng khoán, thường được tổ chức theo hình thức là một cơ quan chuyên trách, có vị
trí pháp lý độc lập, thành viên là những quan chức của Bộ Tài chính, Ngân hàng
trung ương, Bộ thương mại, Bộ Tư pháp, đại diện Sở giao dịch chứng khoán…
1.4 Nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chủ thể đầu tư bao gồm có nhà đầu tư (cá nhân và hộ gia đình) và các tổ chức
đầu tư.
Các nhà đầu tư cá nhân được định nghĩa là những người có dòng tiền nhàn rỗi
mà không được sử dụng mang lại hiệu quả như mong muốn, họ luôn tìm kiếm những
kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất. Họ có thể là nhân viên, nội trợ, doanh nhân,
nông dân, mà cũng có thể là sinh viên,… Điều quan trọng là họ quan tâm và muốn
đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Các tổ chức đầu tư chính là tổ chức tài chính phi ngân hàng nhận tiền từ một
lượng lớn nhà đầu tư cá nhân để tiến hành đầu tư vào các tài sản tài chính.
Tuy nhiên, xét khía cạnh nhà đầu tư cá nhân, muốn đầu tư vào thị trường chứng
khoán thì cần phải thỏa mãn được các yêu cầu tối thiểu như sau:
1.4.1 Kiến thức thị trường chứng khoán
Đó là kiến thức về Chỉ số VN – index, cách thức giao dịch, mô hình hoạt động,
đăng ký, lưu ký, các bản cáo bạch, báo cáo tài chính, chỉ số đánh giá….. của thị
trường chứng khoán
1.4.1.1 Chỉ số chứng khoán Việt Nam VN – index:
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam là chỉ số phản ánh mức giá trên thị
trường trong một ngày cụ thể so với mức giá tại thời điểm gốc. Chỉ số được cấu thành
bởi hai yếu tố là loại chứng khoán trọng số và giá của từng chứng khoán cấu thành.
Chỉ số VN-index, HNx-index là chỉ số cho đại diện các cổ phiếu được niêm yết trên
Hose và Hnx, các nhà đầu tư không cần phải biết cách tính các chỉ số mà chỉ cần hiểu
được ý nghĩa của các chỉ số đó để sử dụng trong các quyết định đầu tư của mình,
chẳng hạn như khi chỉ số VN – index tăng liên tục qua một số phiên giao dịch có thể
Trang 9
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
gợi ý cho các nhà đầu tư nên mua vào; khi VN – index có xu hướng giảm thì nhà đầu
tư nên chốt lời hoặc cắt lỗ,…
1.4.1.2 Giao dịch trên thị trường CK:
Việc hiểu được giao dịch trên thị trường như các loại lệnh giao dịch, đơn vị
giao dịch, đơn vị yết giá, biên độ giao dịch sẽ giúp cho các nhà đầu tư không những
tránh phải viết sai nội dung trong lệnh, đỡ mất thời gian viết lại các lệnh giao dịch sai
mà còn giúp nhà đầu tư đặt lệnh kịp lúc kịp thời trong một thời điểm….
1.4.1.2.1 Các loại lệnh giao dịch:
Giao dịch thực tế trên thị trường Chứng khoán Việt Nam phần lớn các lệnh
giao dịch được nhà đầu tư sử dụng là lệnh giới hạn và lệnh thị trường.
Lệnh ưu tiên (ATO, ATC) là loại lệnh được sử dụng rất phổ biến trong các giao
dịch chứng khoán tương ứng phiên 1 và 3 của Hose. Khi sử dụng lệnh này, nhà đầu tư
sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán theo mức giá của thị trường hiện tại và lệnh của
nhà đầu tư luôn được thực hiện.
Lệnh giới hạn (Limit order) là loại lệnh giao dịch trong đó người đặt lệnh đưa ra
mức giá mua hay bán có thể chấp nhận đựoc.
Lệnh dừng (Stop order) là loại lệnh đặc biệt để đảm bảo cho các nhà đầu tư có
thể thu lợi nhuận tại một mức độ nhất định (bảo vệ lợi nhuận) và phòng chống rủi ro
trong trường hợp giá chứng khoán chuyển động theo chiều hướng ngược lại.
Lệnh sửa đổi là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống để sửa đổi một số nội
dung vào lệnh gốc đã đặt trước đó (giá, khối lượng, mua hay bán). Lệnh sửa đổi chỉ
được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện,
Lệnh huỷ bỏ (Cancel order) là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống để huỷ bỏ
lệnh đặt trước đó. Lệnh huỷ bỏ chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện
1.4.1.2.2 Đơn vị giao dịch:
Các sở giao dịch thường có quy định về khối lượng giao dịch tối thiểu của một
lệnh giao dịch gọi là lô (lot) chứng khoán. Đơn vị giao dịch là một trong những yếu
tố có thể tác động đến cung - cầu trong giao dịch chứng khoán. Tại sàn Hose, đơn vị
giao dịch thấp nhất là 1 lot = 10 Cp, Hnx 1 lot đơn vị là 100 Cp. Ngoài ra còn có giao
dịch thỏa thuận với mỗi giao dịch thấp nhất là 20.000 Cp
1.4.1.2.3 Đơn vị yết giá:
Trang 10
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
Đơn vị yết giá (quotation unit) là bước giá tối thiểu (tick side) trong giao dịch
chứng khoán. Đơn vị yết giá là yếu tố có tác đông đến tính thanh khoản của chứng
khoán cũng như hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư.
1.4.1.2.4 Biên độ giao dịch:
Hầu hết các sở giao dịch trên thế giới đều có những công cụ nhằm ngăn chặn
những biến động bất thường của giá chứng khoán trong ngày giao dịch. Theo đó,
lệnh giao dịch của nhà đầu tư khi đặt phải nằm trong khoảng biên độ cho phép: giới
hạn trên (giá trần – ceiling) và giới hạn dưới (giá sàn – floor). Nó có thể đảm bảo tính
ổn định của thị trường, góp phần củng cố lòng tin của công chứng đầu tư vào thị
trường chứng khoán. Hose là 5%, Hnx là 7%
1.4.1.3 Hệ thống hoạt động công bố thông tin thị trường:
Hoạt động công bố thông tin thị trưòng chiếm vị trí khá quan trọng trong việc
xây dựng một thị trường chứng khoán hoạt động công khai, minh bạch nhằm tạo ra
một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết
cho các nhà đầu tư. Thông qua mạng Internet gửi đến các địa chỉ E-mail đăng ký, Fax
và các ấn phẩm thường niên của Sở. Những thông tin cần thiết phải quan tâm như
Báo cáo tài chính, Bản cáo bạch niêm yết, tin nội bộ doanh nghiệp như các giao dịch,
làm ăn của công ty niêm yết với đối tác, chia cổ tức cổ phiếu, mua lại cổ phiếu
quỹ….; các chỉ số cơ bản như P/E, EPS….Toàn bộ hệ thống thông tin rất quan trọng
vì nó giúp nhà đầu tư biết tin tức thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch…
1.4.1.4. Đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán:
Hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ của SGDCK không ngừng được
cải thiện, nâng cao và luôn đảm bảo quy trình thanh toán các giao dịch được diễn ra
thông suốt an toàn. Trong đó:
- Đăng ký các thông tin về chứng khoán và quyền sỡ hữu chứng khoán của
người nắm giữ chứng khoán.
- Lưu ký chứng khoán là hoạt động lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách
hang và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán lưu ký.
- Thanh toán bù trừ chứng khoán là hoạt động hoàn tất các giao dịch, trong đó
bên bán chứng khoán thực hiện việc giao chứng khoán, bên mua thực hiện việc
Trang 11
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
chuyển tiền mua chứng khoán; hoạt động bù trừ sẽ chỉ ra bên nào phải trả tiền, bên
nào phải giao chứng khoán.
Việc hiểu biết về các hoạt động này giúp nhà đầu tư an tâm về an toàn tài khoản
chứng khoán của mình, nhà đầu tư luôn nắm chắc được những giao dịch trong tài
khoản, có những loại cổ phiếu nào, những khoản thanh toán phải trả….
1.4.1.5. Bản cáo bạch, báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đánh giá:
Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng. Với tư cách là một nhà đầu tư,
Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của
công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Những thông tin
cần xem như:
- Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê sô liệu phát hành / chào bán, số nợ và
phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành;
- Chứng khoán phát hành;
- Thông tin về ngành kinh doanh;
- Thông tin tài chính;
- Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;
- Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;
- Các nhân tố rủi ro;
Báo cáo tài chính là tài liệu cung cấp những khoản chi tiêu vào sản xuất kinh
doanh, doanh thu, khoản lợi nhuận trước thuế - sau thuế… theo khoảng thời gian định
kỳ như theo tháng – quý – năm, cùng với đó là so sánh xem có đạt kế hoạch đã đặt ra
ở kỳ trước hay ko?
Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:
• ROA- tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản); ROA > 20% được coi là tốt
• ROE - tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sỡ hữu); ROE > 20% là tốt
• P/E – (Hệ số giá trên thu nhập)
P/E = (Thị giá mỗi cổ phiếu Price / EPS)
• EPS - Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (Earning per Share)
EPS = Tổng lợi nhuận sau thuế / Tổng số cổ phiếu phát hành
Trang 12
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các chỉ số đánh giá là một phần không
thể thiếu của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, vì thế các tài liệu
đó cần phải được nghiên cứu tỉ mĩ, chi tiết nhằm có những quyết định đầu tư sáng
suốt.
1.4.1.6. Chính sách thuế đối với nhà đầu tư:
Các loại hình đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán như ngân hàng, bảo
hiểm vẫn phải thực hiện theo các quy định của Luật Thuế doanh nghiệp, tức là chưa
được hưởng một chế độ ưu đãi nào. Đơn cử như:
Theo Thông tư 84/2009/TT-BTC, trong mọi trường hợp chuyển nhượng chứng
khoán, không phân biệt nộp thuế theo thuế suất ấn định 0,1% hay biểu thuế toàn phần
với thuế suất 20%, công ty chứng khoán hoặc đơn vị phát hành chứng khoán đều phải
khấu trừ thuế ấn định trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng. Có nghĩa là, cá
nhân chuyển nhượng chứng khoán, dù đã đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần
với thuế suất 20%, thì vẫn phải tạm bị khấu trừ 0,1% trên giá chuyển nhượng từng
lần.
Theo quy định tại Thông tư 62/2009/TT-BTC, cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng
tiền sẽ bị đánh thuế khi có giao dịch chuyển nhượng,…
Vì vậy, nhà đầu tư phải nắm chắc khoản thuế thu nhập để tránh thắc mắc vì
những khoản bị thu không biết ở đâu ra….
1.4.1.7 Luật chứng khoán:
Ngày 25 tháng 12 năm 2001, theo Nghị quyết 51/2001/QH10 Luật chứng khoán
ra đời bao gồm các quy định về:
- Phạm vi điều chỉnh như chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh đầu tư
chứng khoán, dịch vụ chứng khoán ….
- Đối tượng áp dụng là Cá nhân, Tổ chức trong và ngoài nước đầu tư và có liên
quan đến chứng khoán tại Việt Nam.
- Chính sách phát triền thị trường chứng khoán, khuyến khích tạo điều kiện
thuận lợi để các tầng lớp tham gia nhằm huy động các nguồn vốn trung và dài hạn
cho đầu tư phát triển, Nhà nước giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động
công bằng – công khai – minh bạch – an toàn - hiệu quả.
Trang 13
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
- Các quy định về công ty đại chúng khi niêm yết như báo cáo tài chính, bản cáo
bạch, thông tin minh bạch cũng như phải đạt lợi nhuận trong 3 năm liên tục mới được
chào sàn… Các quyền và nghĩa vụ công ty đại chúng….
Nhà đầu tư cần phải biết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình nhằm bảo vệ tài
sản khi đầu tư chứng khoán, tránh những thiệt hại do thiếu hiểu biết về luật chứng
khoán.
1.4.1.8. Các rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán:
Nhà đầu tư cần phải biết các rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán vì từ đó
sẽ đề ra các hoạch định và chiến lược đầu tư. Các rủi ro đó có thể là:
- Rủi ro lạm phát là khả năng kiếm lời không đuổi theo kịp sự mất giá, trượt giá
của đồng tiền.
- Rủi ro bị cụt vốn là có thể bị mất một phần hay toàn bộ vốn đã bỏ vào đầu tư
chứng khoán do tiên đoán sai hoặc bị hoàn cảnh bất lợi từ thị trường.
- Rủi ro do chọn nhầm đối tượng là mua cổ phiếu không sinh lời hoặc bị lỗ.
- Rủi ro do không gặp thời hoặc chậm trễ.
- Rủi ro về lãi suất là khi lãi suất tăng thì giá cổ phiếu giảm.
- Rủi ro do biến động thị trường là do áp lực tâm lý thị trường.
- Rủi ro về tài chính, khả năng thanh khoản….
1.4.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc, hay còn gọi là EQ
Đây là tiêu chuẩn mà bản thân tự rèn luyện mà có, “Lòng tham và nỗi sợ hãi”.
Lòng tham ở đây được nhắc đến khi nhà đầu tư bỏ qua các quy tắc để mong chờ giá
lên đến đỉnh rồi mới bán ra nhưng lại rơi vào tình trạng chỉ bán được sau khi giá đã
giảm một số phiên và mức lãi vơi đi ít nhiều, thậm chí là thua lỗ. Còn nỗi sợ hãi xuất
hiện khi giá giảm và nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu một cách ồ ạt khiến giá giảm quá
mức cần thiết. Tâm lý này đặc biệt được thể hiện rõ nét khi cổ phiếu hay thị trường
có xu hướng tăng, nhà đầu tư lao vào thị trường và giành nhau mua; còn khi cổ phiếu
hay thị trường có xu hướng giảm thì lại cố hết sức để bán ra.
Lòng tham và nỗi sợ hãi luôn hiện hữu trong mỗi nhà đầu tư và là hiện tượng
tâm lý bình thường, phổ biến của con người. Nó không đáng bị chê trách trừ khi nó
thúc đẩy nhà đầu tư có những hành động vượt quá mức bình thường, thậm chí là phi
Trang 14
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
lý, cho nên nhà đầu tư nên cần phải có kỹ năng quản lý cảm xúc để đưa ra những
quyết định thận trọng, hợp lý nhất.
1.4.3 Tâm lý nhà đầu tư (tâm lý thị trường)
Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ
phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu,
của lợi nhuận Doanh nghiệp và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào, trên
thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi
quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và
khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2
nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính
trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và
TTCK nói riêng. Sự suy giảm lòng tin trong công chúng đầu tư bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân khác nhau như hoạt động kém hiệu quả của công ty niêm yết, công tác
quản lý, điều hành kém hiệu quả, công tác công khai thông tin.... Trong đó, nguyên
nhân chủ quan chính là sự hiểu biết của công chúng về chứng khoán và thị trường
chứng khoán bị hạn chế. Phần lớn công chúng tham gia đầu tư trên thị trường chứng
khoán hiện nay đều xây dựng niềm tin chủ yếu dựa trên yếu tố lợi nhuận đạt được từ
chênh lệch giá cổ phiếu, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu muốn
đầu cơ ăn chênh lệch giá, họ ít quan tâm đến triển vọng lâu dài của công ty niêm yết,
còn bị tác động bởi trào lưu, theo số đông và ngắn hạn.
Vì vậy, nhà đầu tư cần nghiên cứu tâm lý thị trường để biết một trong hai nhóm,
xu hướng nhóm người nào mạnh hơn, để đưa ra những giao dịch kịp thời.
1.4.4. Kinh nghiệm cho đầu tư
Kinh nghiệm sẽ làm nhà đầu tư sáng suốt trong các quyết định giao dịch của
bản thân, vì thế để đảm bảo điều đó thì nhà đầu tư cá nhân phải tự hỏi bản thân mình
những câu hỏi sau:
- Mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Mua để tham gia vào hội đồng quản trị công
ty? Mua để đầu tư lâu dài? Mua để đầu cơ lướt sóng? Mua để được chia cổ tức?. . .
- Đầu tư trong khoảng thời gian ngắn hay dài?
- Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu giá cổ phiếu mình đang đầu tư xuống đột
ngột? Tăng đột ngột?
Trang 15
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
- Quan tâm nhiều tới các thông số cơ bản một của công ty như tốc độ tăng
trưởng doanh số và lợi nhuận, từ đó rút ra những kết luận về giá trị thực tế của cổ
phiếu cũng như của cả công ty. Sau đó, bằng cách so sánh thị giá cổ phiếu với giá trị
thực tế, ta quyết định có nên mua công ty hay không? …
CHƯƠNG 2 NHỮNG THĂNG TRẦM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Trang 16
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
2.1. Toàn cảnh về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Những thành tựu TTCK đã đạt được trong thời gian qua
Ngày 11 - 07 – 2000, Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt
động, tại Sở giao dịch TP Hồ CHí Minh chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết giao dịch là
REE và SAM với tổng giá trị 270 tỷ đồng, một tuần có 3 ngày giao dịch, mỗi ngày
giao dịch theo hình thức khớp lệnh định kỳ, số nhà đầu tư tham gia giao dịch ít. Kể từ
khi cổ phần hóa các doanh nghiệp, giao dịch cổ phiếu ngày càng diễn ra sôi động trên
số lượng công ty chứng khoán bắt đầu là 6 thành viên.
Trong giai đoạn 2000-2002, trái phiếu chính phủ (TPCP) là hàng hóa niêm yết
chủ đạo trên SGDCK Tp.HCM. Tuy nhiên, số lượng không nhiều (40 mã). Trong giai
đoạn này, CPTP tương đối kém thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân cũng rất
thấp, với khoảng 2% giá trị CPTP niêm yết.
Giai đoạn 2004 – 2007, giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP tăng đáng kể, lên
tới 11,3% GDP, đồng thời, nhiều quy định mới được áp dụng nhằm thúc đẩy giao
dịch trái phiếu như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài; bỏ biên độ dao động giá; cơ chế giao dịch thỏa thuận; rút ngắn
thời gian thanh toán T+1. Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng dần.
Đến năm 2005, thị trường chứng khoán có nhiều khởi sắc, quy mô thị trường
mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị niêm yết, số lượng nhà đầu tư đã tăng 35%, bình
quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên. Lòng tin của nhà đầu tư đối với
thị trường được nâng lên, do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
niêm yết có sự tăng trưởng cao cả về vốn, doanh thu, lợi nhuận, tính công khai và
quản trị công ty theo điều lệ mẫu được tăng cường. Bên cạnh đó, năm 2005 cũng xuất
hiện một số dấu hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp đã
phát hành thành công ra công chúng. Trong năm qua, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
đã cấp giấy chứng nhận phát hành thêm cho 6 công ty niêm yết với tổng trị giá 700 tỷ
đồng, cấp giấy chứng nhận phát hành lần đầu ra công chúng cho 4 công ty với tổng trị
giá 102 tỷ đồng. Ngoài ra Uỷ ban cũng cấp phép niêm yết cho 7 công ty với tổng vốn
điều lệ 2.117 tỷ đồng, trong đó riêng Vinamilk có vốn điều lệ trên 1.500 tỷ đồng. Nhà
nước đã đẩy mạnh cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn, tổ chức đấu giá công khai
qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán nhiều doanh nghiệp lớn của ngành điện lực
Trang 17
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
như Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Phả
Lại, Điện lực Khánh Hòa. Đầu năm tới sẽ chuyển sang cổ phần hóa, đấu giá các
doanh nghiệp của ngành xi măng và tiếp tục hướng tới các doanh nghiệp thuộc ngành
ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, bưu chính viễn thông… Các doanh nghiệp này đã và
sẽ đưa ra niêm yết trên các Trung tâm Giao dịch chứng khoán, làm gia tăng đáng kể
lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Có nhiều thay đổi trong chính sách liên
quan đến thị trường chứng khoán theo hướng ngày càng hoàn thiện, nhất là đối với
nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là đã nới lỏng tỷ lệ sở hữu từ 30% lên 49% đối với các
nhà đầu tư nước ngoài, cho phép các tập đoàn bảo hiểm như Prudential, Manulife và
một số tổ chức liên doanh thành lập công ty quản lý quỹ ở Việt Nam, cấp phép lưu ký
cho Tập đoàn CitiGroup, cho phép chuyển các xí nghiệp liên doanh thành công ty cổ
phần và một số doanh nghiệp này đang hoàn tất hồ sơ niêm yết trên Trung tâm giao
dịch chứng khoán.
Năm 2006, thị trường chứng khoán bắt đầu nổi bật trong các kênh đầu tư, các
nhà đầu tư được “mùa chứng khoán”, tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 40.000
tỷ đồng, khối lượng cổ phiếu niêm yết tăng thêm 30% so với năm 2005, đạt được
22,6%GDP, khối lượng giao dịch bình quân tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần so
với năm 2005),
Năm 2007, thị trường chứng khoán bùng nổ với những giao dịch có giá trị
“khủng”, lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán như nước, đạt 40% GDP, con số
giao dịch bình quân trong phiên tiếp tục tăng lên 9,79 triệu CP, số lượng nhà đầu tư
và tài khoản tăng vù vù theo từng ngày (khoảng 307 nghìn tài khoản), trên cả hai sàn
hiện có 249 công ty niêm yết và chứng chỉ quỹ (sàn TP.HCM 138, sàn Hà Nội 111).
Mặc dù tăng khá so với thời điểm khi mới hoạt động cũng như một số thời điểm
trước đây (cuối năm 2006 có 193, cuối năm 2005 có 41), nhưng nếu so với số lượng
công ty cổ phần hiện hữu ở Việt Nam thì chiếm chưa được 2%, có 75 công ty chứng
khoán, 24 công ty quản lý quỹ, …
Các "đại gia" đã niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 1.000 tỉ đồng
(tức đạt trên 62,5 triệu USD) ở cả hai sàn mới đạt 70 (sàn TP.HCM 53, sàn Hà Nội
17), trong đó số đạt từ 10 nghìn tỉ đồng trở lên (tức trên 625 triệu USD) mới có 12
(sàn TP.HCM có 9, đứng đầu là VNM trên 29,4 nghìn tỉ đồng; tiếp đến là STB gần
Trang 18
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
28,7 nghìn tỉ đồng; DPM trên 27,5 nghìn tỉ; FPT trên 20,4 nghìn tỉ; SSI trên 19,8
nghìn tỉ; PPC trên 19 nghìn tỉ; PVD 16,3 nghìn tỉ; HPG trên 12,4 nghìn tỉ; VIC 12,4
nghìn tỉ; sàn Hà Nội có 3, đứng đầu - đồng thời cũng đứng đầu cả nước - là ACB gần
42,6 nghìn tỉ; tiếp đến là KBC 17,8 nghìn tỉ; PVS trên 11,9 nghìn tỉ)
Năm 2008, Theo nguồn của Sở Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh, 18,07
triệu CP là con số bình quân giao dịch trong phiên, khối lượng cổ phiếu niêm yết lúc
này là 5,6 tỷ cổ phiếu toàn thị trường có giá trị 70.000 tỷ đồng, trong đó có 5,2 tỳ cổ
phiếu niêm yết trên thị trường có giá trị 52.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 92,8%, chứng
chỉ chiếm tỷ trọng 4,49% có giá trị 2.520 tỷ đồng, còn lại có 152 triệu trái phiếu
chiếm 2,7% có giá trị 15.300 tỷ đồng. Nguồn cung cổ phiếu trên thị trường ngày càng
nhiều. Trong năm 2008, lại có thêm các đại gia tham gia IPO “khủng” như
Vietcombank, Incombank, mobifone… Quy mô của thị trường còn tiếp tục được mở
rộng do các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá đã niêm yết vào năm 2007 –
2008 trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt
Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam với số vốn lên tới hàng ngàn tỉ đồng….khiến giá trị vốn hóa của thị
trường chứng khoán khổng lồ, vì thế có những nhóm cổ phiếu được phân theo nhiều
nhóm ngành với nhau để giúp nhà đầu tư so sánh với nhau dễ dàng hơn.
Năm 2009, quy mô niêm yết theo nguồn của sở giao dịch chứng khoán Hose
năm 2009 như sau:
Trang 19
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Khác
Số CK niêm
yết (1 CK)
324,00 265,00 5,00 54,00 0,00
Tỉ trọng(%) 100,00 81,79 1,54 16,67 0,00
KL niêm yết
(ngàn CK)
12.245.789,6 11.868.239,2 276.099,3 101.451,1 0,00
Tỉ trọng(%) 100,00 96,92 2,25 0,83 0,00
GT niêm yết
(triệu đồng)
132.461.494,13 118.682.392,2 2.760.992,9 11.018.109,0 0,00
Tỉ trọng (%) 100,0 89,60 2,08 8,32 0,00
Hình 2.1: Quy mô niêm yết chứng khoán năm 2009
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ trọng khối lượng và giá trị năm 2009
Quan sát các số liệu tại hình 2.1 và hình 2.2 ta thấy quy mô thị trường cổ phiếu
có bước tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường chứng khoán đã đóng vai trò là kênh dẫn
vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước.
Năm 2009 toàn thị trường có 12,2 tỷ chứng khoán với giá trị vốn hóa xấp xỉ
132.461 tỷ đồng, có 11,868 tỷ CK (96,92%) có giá trị niêm yết 118.682 tỷ đồng
(89,6%). Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả
hai SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, đạt 38%GDP => Thị trường
chứng khoán đã có tính thanh khoản, quy mô tăng trường vượt bậc về giá trị lẫn về
Trang 20
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
khối lượng so với các năm trước. Năm 2009 có lúc giao dịch trong phiên đạt 38 triệu
đơn vị.
Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0.43 lần (năm
2006) lên 0.64 lần (năm 2007), 0.68 lần (năm 2008) và đạt 1.13 lần (năm 2009).
Năm 2010, theo nguồn của Hose ta có quy mô TTCK qua các số liệu
Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Khác
Số CK niêm
yết (1 CK)
337,00 284,00 5,00 48,00 0,00
Tỉ trọng(%) 100,00 84,27 1,48 14,24 0,00
KL niêm yết
(ngàn CK)
13.127.382,58 12.758.232,20 276.099,29 93.051,09 0,00
Tỉ trọng(%) 100,00 97,19 2,1 0,71 0,00
GT niêm yết
(triệu đồng)
140.521.423,94 127.582.322,04 2.760.992,90 10.178.109,0 0,00
Tỉ trọng (%) 100,0 90,79 1,96 7,24 0,00
Hình 2.3: Quy mô niêm yết chứng khoán năm 2010
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ trọng cổ phiếu năm 2010
Tính đến tháng 9/2010 thì đã có hơn 611 mã cổ phiếu (kể cả những cổ phiếu
sắp lên sàn niêm yết) có 13,1 tỷ CP với tổng giá trị vốn hóa là hơn 540.320 tỷ đồng
bao gồm các loại cổ phiếu vốn hóa lớn như Vietcombank VCB có 48.650 tỷ đồng,
Hoàng Anh Gia Lai HAG 22.653 tỷ đồng, Sacombank STB 15.340 tỷ đồng…Quy mô
thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt
đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng
Trang 21
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Ước
tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng từ 40-50% GDP.
Số lượng doanh nghiệp (tính đến thời điểm này) đã niêm yết tăng 704% so với
năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường chứng khoán
Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Tính đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã
đổ vào khoảng 4 tỉ USD. Trong năm nay, số lượng doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục
được mở rộng, sàn Hose còn khoảng 18 doanh nghiệp đang “xếp hàng” chờ “lên
sàn”, sàn Hnx dự kiến còn hơn 100 doanh nghiệp lên sàn
Trong thời gian gần đây, năm 2011, do biến động của lãi suất, việc phát hành
TPCP không được như mong muốn, dẫn đến tỷ lệ giá trị niêm yết so với GDP giảm
xuống và chỉ còn khoảng 10,81% vào cuối năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng dư
nợ trái phiếu phát hành là 16,9% GDP thì vẫn còn một lượng khá lớn trái phiếu chưa
được đưa vào niêm yết và giao dịch trên các SGDCK. Số trái phiếu này phần lớn là
trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong thời gian gần đây. Hiện tại đã có 646 công ty
niêm yết với gia trị vốn hóa lên đến 722 nghìn tỷ đồng, tương đương 30% GDP của
năm 2010.
2.1.2 Những biến động nổi bật của TTCK Việt Nam từ khi thành lập qua
chỉ số VN –index
Trang 22
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
Hình 2.5 Đồ thị chỉ số VN – index năm 2006 - 2011
Chỉ số VN - Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị
trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28 - 7 - 2000, VN-Index ở mức 100
điểm thì tháng 3 – 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm và sau một
vài tháng giảm sút, VN-Index đang dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm (đến
giữa tháng 5-2007 đã lên 1.060 điểm), tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Rồi thị
trường lại suy giảm đến tháng 06 – 2008 do những chính sách thắt chặt tiền tệ của
Ngân hàng nhà nước nhằm giảm đà tăng của lạm phát của năm 2007 đã khiến cho chỉ
số VN – index chỉ còn hơn 400 điểm, đến tháng 09 – 2008, lúc này nguồn cung tiền
được mở ra cho thị trường, chỉ số VN – index lại tăng lên 600 điểm. Tuy nhiên lúc
này toàn bộ nền kinh tế thế giới rung chuyển bởi “bong bóng Bất động sản của Mỹ”
khủng hoảng tiền tệ đến cao trào như đại suy thoái thế giới của năm 1929, TTCK
Việt Nam giảm tệ hại đến tháng 2 - 2009, chỉ còn 235 điểm, do các nghi ngại ảnh
hưởng kinh tế toàn cầu, chính sách nới lỏng tiền tệ được áp dụng để hỗ trợ sản xuất
kinh doanh, VN - index trong năm 2009 tăng lên hơn 600 điểm, bình quân có 77 triệu
cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng, đến nay năm
2010 thị trường “đi ngang giảm” còn 440 điểm. Lý giải cho hiện tượng đi ngang này,
nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân chỉ có thể là các chính sách vĩ mô
Trang 23
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
nước ta không nhất quán, thay đổi liên tục làm cho các nghi ngại dấy lên trong môi
trường đầu tư.
2.1.3 Nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán
Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Từ khoảng gần
3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, đến
nay đã có trên 160.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước
là 5000, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là khoảng 130.000, số nhà đầu tư nước
ngoài là hơn 25.000 nhà đầu tư. Như vậy, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã tăng hơn
43 lần so với số tài khoản giao dịch lúc ban đầu.
Giai đoạn năm 2000 – 2006, chỉ có số ít khoảng 14.000 nhà đầu tư giao dịch
trên sàn, trong khi đó công chúng còn xa lạ với kênh đầu tư này, nên có khi hỏi Thị
trường chứng khoán là gì, có người còn không biết, vì thế ít người quan tâm đến
chứng khoán => Trong giai đoạn này, thị trường không có những biến động đáng kể.
Giai đoạn đầu 2007 - đầu 2008, thị trường chứng khoán biến động dữ dội, số
lượng tài khoản gia tăng mạnh mẽ lên hơn 100.000 tài khoản giao dịch, gần như tất
cả các nhà đầu tư tập họp về đây, có đủ mọi tầng lớp nhà đầu tư, giao dịch đột biến,
thêm vào đó số lượng công ty chứng khoán tăng đáng kể khoảng 70 công ty, tuy
nhiên với số lượng nhiều nhưng hoạt động tư vấn xãy ra bát nháo, công ty nào cũng
đòi đưa ra nhận định của mình là chính xác, làm cho nhà đầu tư càng thêm mù mịt
không còn biết phương hướng để đầu tư. Giữa năm 2007 đầu 2008, thời kỳ huy
hoàng chứng khoán, đi đến đâu cũng nghe người ta nói về chứng khoán, cứ như
chứng khoán thành món ăn ruột, món ăn tinh thần. Đầu tiên là việc nhà nhà đầu tư
chứng khoán, kế đến là bà nội trợ cũng chơi chứng khoán cứ như là đi chợ vậy,
chẳng quan tâm đến đấu giá, không biết nhiều đến thông tin của các công ty niêm yết,
cũng không biết phân tích bản cáo bạch, không biết báo cáo tài chính là cái gì, phân
tích thị trường cũng không, nhưng vẫn có nhiều thành công nhờ lời khuyên của người
thân. Cứ biết “mua là thắng”. Tuy ngơ ngác khi nghe hỏi về các chỉ số tài chính cơ
bản để xác định giá trị cổ phiếu nhưng lại mua bán khá chuyên nghiệp. Để chớp cơ
hội đi trước hàng loạt các lệnh mua bán khác, nhiều người chọn cách mua trần bán
sàn. Theo nhiều nội trợ thì đơn giản như suy nghĩ “Thị trường luôn ưu tiên lệnh mua
trần bán sàn, mặc dù số lượng không nhiều. Mua bán như vậy không có nghĩa là tôi
Trang 24
Các giải pháp nâng cao năng lực của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Nguyễn Hoàng Bình
lỗ, mà khi xác định được một khoản lời chênh lệch vừa vặn, tôi bán ngay. Đã chọn
cách mua bán này, thì tôi không ham lời nhiều”, một chị tâm sự nói. Chị thường
“nuôi” một loại cổ phiếu từ 2 – 3 tháng, với những cổ phiếu quá nóng thì chị bán
ngay trong 1-2 tuần. Vì vậy, mặc những người toan tính tìm những khoản lợi nhuận
cao nhất, chị cứ thong dong chơi và có lãi “vừa đủ”. Không rõ lãi được bao nhiêu khi
hết năm, vì tiền chẳng bao giờ nhàn rỗi trong tài khoản, hết bán chứng khoán này tới
mua chứng khoán kia. “Mức lãi cao hàng chục lần so với lương tháng của nhân
viên”, một chị hài lòng nói. chị Thọ, một người nội trợ kiếm sống thêm bằng nghề
môi giới và mua bán nhà đất nhảy sang sàn chứng khoán hai năm nay. “Mua bán nhà
đất cò con mà hết chờ rồi tìm không có ai mua, vốn đọng hết còn gì lời lãi”, chị nói.
“Hơn nữa, mua bán nhà đất thì mất vài tuần đến mấy tháng mới bán được nhà, lấy
được tiền. Còn chứng khoán khi cần là có ngay tiền mặt”, chị Thọ nói. Chỉ có vỏn
vẹn vài chục triệu đồng, nhưng với kinh nghiệm mua bán bất động sản của mình, chị
Thọ áp dụng khá nhuần nhuyễn vào thị trường chứng khoán. Những ngày đầu, chị
mua liều vài cổ phiếu có tiếng, cổ phiếu lên giá cao chị bán ngay, cổ phiếu xuống giá
chị không ngần ngại mua vào. “Cổ phiếu cũng như đất, không có đất nào là rẻ và bỏ
hoang cả. Cứ nắm trong tay, ở mức nào cũng kiếm lời được”, chị nói. Chị thường
vừa lau nhà vừa nghe tin tức chứng khoán qua tivi, đài, và giao dịch bằng điện thoại.
Kế đến là việc nhân viên công sở trốn việc ra sàn chơi chứng khoán, dù công
việc bận rộn đến mấy tuần nào cũng tranh thủ ra sàn giao dịch chứng khoán ít nhất 2
lần. Một anh nhân viên tiết lộ rằng chỉ cần một sáng đẩy cổ phiếu thắng lợi là ăn đứt
mấy tháng "cày sâu cuốc bẫm" nơi công sở. "Mỗi buổi chỉ khoảng vài chục phút
nhưng nhìn thấy được không khí hừng hực ở sàn "thú" lắm", anh nói. Ngồi ở văn
phòng đặt lệnh không thể theo dõi được diễn biến của những lệnh chỉ xuất hiện trong
vòng vài phút. Đó là những lúc nhà đầu tư muốn làm giá, đưa ra lệnh bán hoặc mua
nhiều khiến giá cổ phiếu trên thị trường xoay chuyển. "Nếu khi ấy không có mặt trực
tiếp, thì "toi" như chơi", anh khẳng định. Nhờ nhiều phen trực chiến tại sàn mà anh
đã tự cứu mình nhiều bàn thua trông thấy => Đầu tư thắng lợi, thời kỳ huy hoàng của
chứng khoán Việt Nam, chứng khoán nổi trội hơn tất cả các kênh đầu tư khác, thu
nhập hàng tháng “rủng rẻng” trong túi, đến nỗi nghề môi giới chứng khoán cũng
Trang 25