Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.3 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................3
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ..........................................................................6
1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế................6
1.2. Phân loại :..............................................................................................6
1.2.1. Hàng rào thuế quan:.............................................................................6
1.2.2. Các hàng rào phi thuế quan..................................................................7
1.3. Vai trò của rào cản.............................................................................10
1.3.1. Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người:...........10
1.3.2. Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật:. .10
1.3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường:.....................................................10
1.3.4. Các biện pháp khác:...........................................................................11
1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu rào cản thương mại.....................11
CHƯƠNG 2:Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ
sản nhập khẩu vào EU ...............................................................................12
2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị
trường EU....................................................................................................12
2.1 Tình hình việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với mặt hang thuỷ
sản nhập khẩu vào EU................................................................................16
2.1.1 Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn...........................................................17
2.1.2 Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên...............................................18
2.1.3 Tập quán ứng xử.................................................................................19
2.1.4 Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi.......................................22
2.1.5 Quy định dán nhãn..............................................................................23
2.1.6 Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thuỷ sản..................23
2.2 Đánh giá tình hình đối phó của các doanh nghiệp...........................24
2.2.1 Nâng cao chất lượng, tăng độ an toàn.................................................26
2.2.2 An toàn từ nông trại đến bàn ăn..........................................................27
1
CHƯƠNG 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của


Eu đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.............................................29
3.1. Cơ hội dành cho ngành thuỷ sản Việt Nam......................................29
3.2. Định hướng từ phía doanh nghiệp....................................................33
3.3. Những giải pháp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam................34
3.3.1. Giải pháp từ phía chính phủ...............................................................34
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp.........................................................35
3.4. Định hướng từ phía nhà nước...........................................................38
3.1.1. Về quan hệ đa phương.......................................................................38
3.1.2. Quan hệ hợp tác - hỗ trợ trong lĩnh vực thuỷ sản..............................40
KẾT LUẬN ................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................42
2
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của đề tài:
Thị trường EU được coi là một thi trường tiềm năng với sức tiêu thụ
khá lớn đối với các mặt hàng.Mặt hàng thuỷ sản cũng không nằm ngoại
lệ.Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu thuỷ sản vào Châu Âu trong những năm
gần đây.Tuy nhiên mặt hàng này hiện đang vấp phải những rào cản rất lớn về
kỹ thuật.Rào cản kỹ thuật hiện nay đang là một vấn đề toàn cầu,không chỉ
riêng các nước xuất khẩu mà cũng là vấn đề của các nước nhập khẩu.Mối
quan hệ giữa chính sách của nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sản
xuất trong nước có thể chưa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn.
Tiền trình tự do hoá thương mại đang được tăng tốc bởi các hàng rào
phi quan thuế như quota sẽ được bãi bỏ và những hàng rào thuế quan cũng sẽ
bị cắt giảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ
dàng tiếp cận vào thị trường EU. Việc tiếp cận thị trường EU trở nên khó
khăn hơn nhiều do việc tăng những quy định và các yêu cầu thị trường trong
các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng, các vấn đề môi trường và xã
hội. Trước đây, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhìn chung nhằm
bảo vệ các nhà sản xuất của Châu Âu. Nhưng ngày nay, việc bảo vệ môi

trường và bảo vệ cho người tiêu dùng ngày càng tăng đã dần thay thế cho việc
bảo vệ nhà sản xuất và lao động.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật được điều chỉnh thông qua các
hàng rào kỹ thuật trong hiệp định thương mại của WTO. Những quy định,
luật lệ này không chỉ do các chính phủ áp dụng nhằm xác định các tiêu chuẩn
trong an toàn, sức khỏe và môi trường, mà còn bởi chính người tiêu dùng
đang ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm. Điều
này dẫn tới các quy định khó khăn hơn xuất phát từ phía thị trường.
Chính vì vậy mà Châu Âu đã đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật khó
3
khăn nhằm áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU đặc biệt là hàng thuỷ
sản.Thực tế,việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang Châu Âu đã và đang gặp
rất nhiều khó khăn,chủ yếu là vấp phải hàng rào phi thuế quan mà EU đã đặt
ra.Các nghiên cứu cho thấy,lợi nhuận thu được khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị
trường EU chỉ là 1-2%,còn rủi ro thì lên đến 100%.Nguyên nhân chủ yếu là
chúng ta đã vấp phải các rào cản kỹ thuật từ thị trường EU.
Bài toán đặt ra là làm sao chúng ta có thể nắm bắt và vượt qua các rào
cản đó một cách khéo léo và phù hợp với quy định chung.Mặt khác phải phù
hợp với năng lực sản xuất của chúng ta.Chính vì thế,nhiệm vụ phân tích và
tìm hiểu về những rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào
thị trường EU là mục tiêu chính của đề tài này.Ngoài ra cũng đưa ra những
giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đối mặt và
vượt qua những rào cản đó để có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường EU
đầy tiềm năng này.Hơn thế nữa,mục đích của đề tài cũng tìm ra các giải pháp
cho nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc xây dựng và áp dụng các
rào cản kỹ thuật với các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam nhằm bảo vệ lợi
ích nhà sản xuất trong nước đồng thời bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Gần đây mặt hàng thuỷ sản nhập vào EU đang bị ách tắc do không đạt
được các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cùng các quy định chặt chẽ khác

của EU về môi trường và các điều kiện khác.Do đó bài viết cũng đề ra những
giải pháp thiết thực nhằm chống lại các rào cản thường trực và đối phó với
những vụ kiện thương mại quốc tế liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường EU.Việc đó cũng bao gồm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt
Nam có đủ tự tin để giao thương với các đối tác trên thế giới.
Bài viết xoay quanh những rào cản kỹ thuật mà Châu Âu hiện nay đang
áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu thuỷ sản đặc biệt là các mặt hàng của
Việt Nam từ năm 2004 đến 2008.Qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản sang EU có thể vượt qua các rào cản đó để thâm nhập vào một thị
trường tiềm năng này.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về tình hình áp dụng rào cản
kỹ thuật đối với thuỷ sản nhập vào EU và giải pháp của doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian gần đây và xu hướng phát
triển của ngành trong thời gian sắp tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tổng hợp và phân
tích thông tin thu được từ giáo trình,sách báo và tạp chí.Ngoài ra còn
tham khảo thông tin qua các website.Bên cạnh đó còn có sủ dụng những
tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ cả trong và ngoài nước, các niên
giám và số liệu thống kê của các bộ ngành có liên quan.
5. Kết cấu
Kết cấu của đề án bao gồm những nội dung chính sau:
Bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế.
Chương 2: Thực trạng áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng
thuỷ sản nhập khẩu vào EU
Chương 3: Những định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật

của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam
RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU THUỶ SẢN
VÀO EU - GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THUỶ SẢN VIỆT NAM
5
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Trong thực tế, các nhà khoa học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
rào cản thương mại. Song, tựu trung, rào cản kỹ thuật trong thương mại là
những quy định ngoài thuế quan, hay một chính sách phân biệt nào đó mà một
nước hay một vùng lãnh thổ áp dụng, với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản
thương mại quốc tế. Nó bao gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên
giới, nhằm hạn chế việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và các
thủ tục này tạo thuận lợi cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ.
1.2. Phân loại :
Rào cản thương mại bao gồm hai nhóm rào cản lớn đó là:rào cản thuế
quan và rào cản phi thuế quan
1.2.1. Hàng rào thuế quan:
Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu
ngân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn
hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ
một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình.
Thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng mục tiêu cắt giảm
thuế quan. Các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần
đã cam kết trong biểu. Qua tám vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT trước
đây, đặc biệt là sau vòng Uruguay, thuế công nghiệp bình quân của các nước
phát triển được giảm xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36%
mức thuế công nghiệp. Riêng các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24%
thuế nông nghiệp.

1.2.2. Các hàng rào phi thuế quan
Các hàng rào này bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy
6
định về xuất xứ, kiểm tra hàng hoá trước khi xuống tầu, các quy định về kỹ
thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ... Trong
đó, các biện pháp đang được sử dụng rộng rãi là:
1.2.2.1.Hạn chế định lượng (quota)
Hạn chế định lượng đang được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn các
biện pháp thuế quan và dễ bóp méo thương mại. Cho nên, điều XI của Hiệp
định GATT không cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp hạn
chế số lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá.
Tuy nhiên, Hiệp định GATT cũng đưa ra một số ngoại lệ, cho phép các
nước thành viên được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng theo những
điều kiện nghiêm ngặt. Ví dụ như để đối phó với tình trạng thiếu lương thực
trầm trọng, bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ sức khoẻ con người, động thực
vật, bảo vệ an ninh quốc gia...
Cấp phép nhập khẩu phải tuân thủ Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập
khẩu của WTO, tức là đáp ứng các tiêu chí như đơn giản, minh bạch và dễ dự
đoán. Trình tự, thủ tục xin cấp phép cũng như lý do áp dụng giấy phép phải
được thông báo rõ ràng, nhất là đối với các loại giấy phép không tự động.
1.2.2.2.Định giá hải quan
Định giá hải quan để tính thuế cũng có thể trở thành một rào cản lớn
với hoạt động thương mại. Ví dụ như quy định về áp giá tối thiểu để tính thuế
nhập khẩu. Chính vì vậy, Hiệp định về định giá hải quan của WTO đã quy
định các nguyên tắc cụ thể trong việc xác định giá trị tính thuế của hàng hoá,
bắt buộc các thành viên phải thực thi đúng và minh bạch.
1.2.2.3.Về trợ cấp
Đây là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu
hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã
hội, ổn định chính trị... Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trợ cấp, nhưng,

theo WTO, trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do Chính phủ hoặc
một tổ chức Nhà nước cung cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập, hoặc hỗ
7
trợ giá và mang lại lợi ích cho đối tượng nhận trợ cấp.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO được chia ra
làm ba cấp độ rõ rệt là đèn đỏ, đèn vàng và đèn xanh như trong giao thông.
Với “đèn đỏ” cấm hoàn toàn - bao gồm các khoản trợ cấp căn cứ vào thành
tích xuất khẩu hay khuyến khích sử dụng hàng trong nước; “đèn vàng” tức là
các loại trợ cấp được phép sử dụng, song cũng có thể bị kiện hoặc áp dụng
biện pháp đối kháng; cuối cùng là cấp “đèn xanh” là những trợ cấp chung
được thả nổi hoàn toàn, bởi ít bóp méo hoạt động thương mại như phổ biến và
hỗ trợ nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ cải tiến trang thiết
bị đang sử dụng để đáp ứng các quy định mới về môi trường.
1.2.2.4.Rào cản về chống bán phá giá
Rào cản về chống bán phá giá là hành vi bán hàng hoá tại thị trường
nước nhập khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu
nhằm chiếm lĩnh thị trường, hay cạnh tranh giành thị phần. Việc làm này bị
coi là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì không dựa trên những tiêu
chí thương mại chung, gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp nước nhập khẩu.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá là để làm tăng giá hàng hoá nhập
khẩu, khắc phục tác động xấu của hành vi bán phá giá. Hiệp định về chống
bán phá giá của WTO đã quy định cụ thể về các tiêu chí để xác định hành vi
phá giá và biện pháp khắc phục.
Trong thực tế, việc bán phá giá, không chỉ xảy ra ở các nước đang phát
triển mà diễn ra ngay cả ở nước công nghiệp phát triển ở EU, Canada, Hoa
Kỳ... Theo số liệu của Ban thư ký WTO, từ năm 1995 đến tháng 6 năm 2005,
các nước thành viên WTO đã tiến hành điều tra 2.741 vụ kiện bán phá giá.
Nhiều nhất là Ấn Độ 412 vụ, kế đến là Mỹ 358 vụ, EU 318 vụ... Rốt cuộc, chỉ
có 63% số vụ bị áp thuế bán phá giá, cao nhất là Trung Quốc, tiếp đến Hàn
Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan...

1.2.2.5.Các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác...
Cùng với những nỗ lực giảm thuế và điều chỉnh các biện pháp phi thuế
8
truyền thống trong WTO, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương
mại mang tính kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kỹ thuật, môi trường,
nhãn mác sản phẩm. Đây là phạm vi chứa đựng nhiều quy định khá phức tạp
và hết sức chặt chẽ.
Hiện nay, trong WTO, Hiệp định SPS điều chỉnh việc áp dụng các biện
pháp vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định TBT điều chỉnh việc áp
dụng các quy định liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm, dán nhãn, chứng nhận
và công nhận hợp chuẩn. Mục tiêu của hai hiệp định này là cho phép các nước
thành viên một mặt duy trì các biện pháp vệ sinh và kỹ thuật vì các lý do
chính đáng, mặt khác hạn chế khả năng lạm dụng các biện pháp này để bóp
méo hoạt động thương mại toàn cầu.
1.2.2.6.Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Ví dụ như các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên
liệu trong nước, quy định tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ
dùng để thanh toán hàng nhập khẩu của công ty... Các biện pháp này thường
được các nước đang phát triển sử dụng rộng rãi để hạn chế nhập khẩu và phát
triển ngành công nghiệp trong nước.
Để khắc phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra một danh
mục các biện pháp đầu tư bị coi là không phù hợp với các quy định về tự do
hoá thương mại của WTO và yêu cầu các nước thành viên không duy trì
những biện pháp này.
1.2.2.7.Rào cản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Việc thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một
rào cản lớn với hoạt động thương mại quốc tế, vì hàng nhái, hàng giả, hàng vi
phạm bản quyền với giá rẻ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản
phẩm đích thực. Vấn đề này thực sự trở nên nghiêm trọng với những quốc gia
mà việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không nghiêm ngặt, ví dụ như Trung

Quốc.
9
1.3. Vai trò của rào cản
Các rào cản kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhập
khẩu những hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào, bên cạnh đó nó cũng bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, xã hội. Do đó, rào cản kỹ
thuật được chia làm nhiều loại:
1.3.1. Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người:
Những tiêu chuẩn được đặt ra để bảo vệ an toàn và sức khoẻ của cá
nhân như các tiêu chuẩn về thiết bị điện, hoặc các quy định về sử dụng các vật
liệu chậm cháy trong sản xuất đồ gỗ gia dụng (như ghế sô pha hoặc ghế tựa);
Các quy định về chất lượng sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (ví dụ
các yêu cầu không sử dụng các nguyên liệu gây nguy hiểm để sản xuất sản
phẩm, ghi nhãn chính xác về hàm lượng, trọng lượng và con số đo lường
chính xác v.v...). Trong trường hợp sản phẩm thuốc lá, còn phải in bên cạnh
bao “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”.
1.3.2. Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật:
Mỗi quốc gia có thể nghiên cứu và đưa vào áp dụng ngay các biện pháp
để bảo vệ các loài sinh vật nguy hiểm, hoặc để bảo vệ các loài cây quý hiếm.
Do đó, ở một số nước, các sản phẩm từ một số loài thủy sản nhất định được
bảo vệ (ví dụ cá voi, một số loài cá). Đặc biệt, ở một số nước phát triển, việc
buôn bán các sản phẩm từ một số động vật cũng có những quy định cụ thể,
như ngà voi hoặc dược phẩm lấy từ động vật cũng bị cấm.
1.3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường:
Bao gồm các yêu cầu về khí thải từ xe ôtô, các biện pháp an toàn về
vận chuyển các nguyên liệu gây nguy hiểm và việc tạo ra các nguyên liệu gây
hại cho môi trường như chlorofluorocarbon (CFC’s). Các nước công nghiệp
tiên tiến cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề về môi trường, liên quan
đến phế thải và yêu cầu cần tái chế, điều này dẫn đến việc tăng chi phí của các
nhà sản xuất

10
1.3.4. Các biện pháp khác:
Các qui định để bảo vệ công chúng, người tiêu dùng hoặc để cung cấp
dữ liệu phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng, như các thông số ghi trên nhãn
mác sản phẩm, các quy định về chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị
trường.
1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu rào cản thương mại
Những rào cản phi thuế quan này đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu
của Việt Nam vào EU trong những năm trở lại đây.Chính vì rào cản này mà
sản lượng xuất vào EU rất hạn chế,các doanh nghiệp thì nản lòng trước hệ
thống rào cản phức tạp lằng nhằng,dẫn đến phải từ bỏ một thị trường tiềm
năng lớn này.
Chúng ta cần phải nghiên cứu và nắm rõ những rào cản mà các nước
EU đang áp dụng,đặc biệt là mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.Qua đó chúng
ta có thể cải thiện chất lượng hàng hoá,nâng cao uy tín doanh nghiệp,đồng
thời có cơ sở để đối phó với những vụ kiện thương mại đối với sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam.Mặt khác cải thiện mối quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và EU.Thời điểm này là thời gian then chốt,quan trọng trong quá trình
mở cửa và hội nhập,hơn lúc nào hết,chính lúc này chúng ta cần có nhận thức
sâu sắc,sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản để có thể đủ sức đương đầu với
những thách thức từ những rào cản của các thị trường lớn và tiềm năng trên
thế giới.
Mặt khác việc nghiên cứu về những rào cản đang được áp dụng tại EU
nói riêng và trên thế giới nói chung cũng giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về
những hành vi và thói quen tiêu dùng của những thị trường lớn trên thế giới
để có thể theo kịp và đáp ứng nhu cầu về chất lượng của hàng hoá cung cấp
cho các thị trường đó.
11
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA EU

ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị
trường EU
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đã mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế của Việt
Nam nói chung và nhiều triển vọng phát triển và mở rộng thị trường cho các
sản phẩm thuỷ sản Việt Nam nói riêng. Sự ưu đãi về thuế quan, giảm hàng rào
phi thuế quan, xuất xứ hàng hoá và những lợi ích về đối xử công bằng, bình
đẳng hơn khi xảy ra tranh chấp thương mại sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm
thuỷ sản của Việt Nam có sức cạnh tranh cao hơn để thâm nhập thị trường thế
giới, đặc biệt là thị trường EU, vốn được coi là một trong những thị trường
khắt khe về các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng cũng là thị trường
có sức tiêu thụ thuỷ sản lớn với sự tăng trưởng cao về kinh tế.
Bảng 2.1.1: Xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU, năm 2000-2006
Năm
Sản lượng
(Tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(1000 USD)
2000 20.291 71.782
2001 26.659 90.745
2002 28.613 73.72
2003 38.187 116.739
2004 73.495 231.527
2005 130.277 433.085
11tháng đầu năm 2006 196.345 649.398
Nguồn: FICEN
12
Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất trong
chủ yếu là các thị trường thuộc khu vực EU, thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hàn

Quốc, Nga, Ucraina… Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam trong các năm sau các thị trường đều tăng so với năm trước. Cụ thể, xuất
khẩu thuỷ sản sang khu vực thị trường EU đạt 119,5 triệu USD, tăng 13,17%
so với tháng 7/2008 và tăng 41,48% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng kim
ngạch xuất khẩu trong 8 tháng sang thị trường này đạt 729,9 triệu USD, tăng
mạnh 24,4% so với 8 tháng đầu năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản tới hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể:
xuất khẩu tới thị trường Đức tăng 31,91%, tới Italia tăng 41,4%, Tây Ban Nha
tăng 25,34%, Hà Lan tăng 6,14%, Bỉ tăng 22,59%, Pháp tăng 47,6%, Anh
tăng 42,16%, Bồ Đào Nha tăng 78,3%; Đan Mạch tăng 18,58%, Litva tăng
41,58%, Thuỵ Điển tăng 20,68%, Hy Lạp tăng 19,79%… Duy chỉ có xuất
khẩu tới một số ít thị trường giảm như: Ba Lan (giảm 28,58%); Áo (giảm
17,91%), Slovenhia (giảm 51,28%), Extônia (giảm 24,89%), Ailen (giảm
23,25%).
Hiện nay tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU đã được
cải thiện rất nhiều so với trước đây.Trước đây các doanh nghiệp của Việt
Nam rất e ngại một thị trường khó tính và khắt khe như EU.Nguyên nhân của
sự e ngại đó xuất phát từ những rào cản mà thị trường và người tiêu dung ở
khu vực này đặt ra đối với các mặt hang thuỷ sản nói riêng và các mặt hang
nhập khẩu vào EU nói chung.Thời kì trươc đây,các sản phẩm thuỷ sản của
Việt Nam xuất sang EU thường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm cũng như những điều kiện khác được đặt ra.Do đó các doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản thường tránh thị trường khó tính này và tìm kiếm thị
trường khác dễ nhằn hơn.
Tuy nhiên những năm gần đây,các doanh nghiệp bắt đầu nhận ra sức
hấp dẫn của thị trường đầy tiềm năng này và bắt đầu tập trung xuất khẩu thuỷ
sản vào EU.
13
Bảng 2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU
theo mặt hàng 2000-2005.

(Đơn vị : triệu USD)
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Cá 6.27 11.04 19.32 31.29 103.7 201.5
Tôm 38.73 43.58 15.73 35.25 58.86 116.4
Mực 8.213 6.025 9.359 12.49 15.4 24.47
Bạch
Tuộc
3.955 3.848 4.379 4.489 8.223 8.553
( Nguồn : www.neu.edu.vn)
Liên minh châu Âu là khu vực thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản và
nông sản nhất thế giới. Số liệu của EC cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu
nông sản và thủy sản của EU năm 2005 là 33 tỷ USD nhưng nhập khẩu hai
loại ngành hàng này đến 51,6 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nông
sản và thủy sản đạt 8%/năm, riêng cá tăng trưởng trung bình hàng năm từ
2000-2005 là 4,4% và thủy sản chế biến là 4,8%. Tính riêng 2005, EU nhập
khoảng 1,3 tỷ Euro thủy sản.
Xuất khẩu thủy sản vào EU là cơ hội của các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Ông Gifs Berends- Điều phối viên thương mại phụ
trách khu vực Địa Trung Hải, Nam á và Đông Nam á, cho biết: luật nhập khẩu
được hài hòa và thống nhất là cơ hội cho các nước xuất khẩu vì theo nguyên
tắc chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của EC hàng thủy sản có thể vào bất kỳ
thị trường thành viên nào trong EU, thay vì phải điều chỉnh theo từng thị
trường như trước đây. Các nước xuất khẩu chỉ tiếp cận và thương lượng với
một nhà xuất khẩu duy nhất chính là EC nhưng lại được tiêu thụ sản phẩm ở
EU đã được mở rộng.
Thủy sản đang trở thành món ăn lựa chọn ưu tiên của người châu Âu.
Khu vực Đông Nam Á là nhà cung cấp thủy sản lớn của EU với tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của ASEAN là 38%/năm. Chính vì vậy, EC rất quan tâm
14
đến khu vực xuất khẩu này và cả các nước đang phát triển khác có tiềm năng

bán cá và thủy sản chế biến của EU. Một loạt các biện pháp đang được EC
xúc tiến để đưa con cá, con tôm của nước nghèo vào những nước giàu trong
EU. Hỗ trợ kỹ thuật là một trong những biện pháp tiêu tốn khá nhiều tiền của
EC trong hơn 5 năm qua.
EC cho biết có 624 dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các nước xuất khẩu với trị
giá khoảng 4,3 tỷ Euro đã và đang triển khai ở ASEAN và các nước đang phát
triển khác chủ yếu nhắm vào mục tiêu đẩy mạnh thương mại như hỗ trợ về
tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, đơn giản hóa thủ tục hải quan. Các quỹ tài
chính do EC đề xướng cũng góp phần vào công tác hỗ trợ kỹ thuật cho các
nước xuất khẩu. Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, EC cũng có chương trình đào tạo
lao động và cán bộ kỹ thuật cho các nước đang phát triển xuất khẩu thủy sản
vào EU.Trong các dự án đó thì Việt Nam cũng có một vị trí quan trọng.
Bảng 2.1.3
Nguồn: Bộ thuỷ sản
Biểu đồ 2.1.4: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU
15
Nguồn:Bộ thuỷ sản
2.1 Thực trạng việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với mặt hang thuỷ
sản nhập khẩu vào EU
EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện
nay và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng
khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong
phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch
thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một
thị trường khó tính nhất về tiêu dùng thủy sản. Thị trường này, với sở thích
tiêu dùng sản phẩm tôm, cá, nghêu,… kích thước nhỏ, chất lượng vừa phải có
thể bổ sung cho thị trường Nhật và Mỹ về cơ cấu hàng hoá, tạo thế cân bằng
cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do vậy, tăng cường xuất
khẩu sang EU chính là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp chế
biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đảm bảo ổn định sản xuất. Song việc mở

rộng thị phần thủy sản Việt Nam ở đây cũng không dễ dàng.
16

×