Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng NHTMCP XNK (EximBank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.75 KB, 78 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngânhàng
NHTMCP XNK (EximBank) Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.........................................................................2
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam....................2
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam ....................................................................................................................3
1.1.2 Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam..............................................................................................................7
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn....................................................................7
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng ...........................................................................7
1.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế............................................................8
1.1.2.4 Hoạt động khác..................................................................................8
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam..............................................................................................................8
1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam...................................................................................................11
1.3.1. Lợi nhuận trước thuế................................................................................11
1.3.2. Hoạt động huy động vốn ........................................................................12
1.3.3 Hoạt động tín dụng .................................................................................13
1.3.4. Hoạt động thanh toán quốc tế ..................................................................15
1.3.5. Các hoạt động kinh doanh khác...............................................................16
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh
thẻ của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam....................................18
1.4.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh..........................................................18
1.4.2. Đặc điểm về thị trường thẻ ......................................................................18
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B


Chuyên đề tốt nghiệp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.4.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh ...............................................................19
1.4.4 Đặc điểm về khách hàng...........................................................................20
1.4.5 Đặc điểm về đội ngũ nguồn nhân lực.......................................................22
1.4.6 Đặc điểm về công nghệ trang thiết bị, cơ sở vật chất..............................22
1.4.7. Môi trường pháp lý...................................................................................23
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.......................................................................24
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ
phần xuất nhập khẩu Việt Nam.......................................................................24
2.1.1. Phân loại sản phẩm thẻ............................................................................24
2.1.1.1. Thẻ nội địa......................................................................................24
2.1.1.2 Thẻ quốc tế.......................................................................................24
2.1.2 Kết quả kinh doanh thẻ.............................................................................27
2.1.2.1 Số lượng thẻ phát hành...................................................................27
2.1.2.2 Doanh thu từ hoạt động thẻ ...........................................................29
2.2.2.3. Mạng lưới giao dịch thẻ.................................................................31
2.2. Một số giải pháp ngân hàng đã áp dụng để phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ............................................................................................................34
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam...................................................................................................38
2.3.1. Những kết quả đạt được..........................................................................38
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...............................................................39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM..............................................43
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam............................................................................................................44
3.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Xuất

nhập khẩu Việt Nam...........................................................................................45
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ...........................................49
3.3.1 Đa dạng hóa các sản phẩm thẻ và dịch vụ liên quan đến thẻ ............49
3.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực..................................51
3.3.3 Chính sách Marketing .......................................................................54
3.3.4. Hiện đại hóa và phát triển công nghệ thông tin ...............................58
3.3.5 Phát triển mạng lưới giao dịch thẻ....................................................59
3.3.6 Quản lý và phòng ngừa rủi ro ............................................................61
3.4 Một số kiến nghị..........................................................................................63
3.4.1 Đối với Chính phủ...............................................................................63
3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước.............................................................65
KẾT LUẬN............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................69
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 1
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu
công nghệ thông tin, tự động hóa…có rất nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt tiện lợi, an toàn đã và đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng
tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại,
dịch vụ nữa. Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiện
mặt với sự trợ giúp của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin. Đây là
một công cụ thanh toán có nhiều đặc tính vượt trội hơn so với các phương thức thanh
toán truyền thống khác. Chính vì vậy, thẻ ngân hàng ngày càng khẳng định được vị
trí của nó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam đã và đang

có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành mối quan tâm hàng đầu của hầu hết
các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh thẻ của
Ngân hàng Xuất nhập khẩu vẫn còn những hạn chế nhất định về số lượng cũng như
chất lượng dịch vụ, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng và chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển của ngân hàng. Đó là lý do em lựa chọn đề tài “
Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam” nhằm tìm hiều sâu hơn về hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng từ đó đưa ra
một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.
Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I : Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thu Thủy và các anh chị tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu chi nhánh Long Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ
em nhiệt tình trong thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Một số thông tin về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam:
Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
Tên tiếng Anh : Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VietNam Eximbank
Trụ sở chính : Số 07 Lê Thị Hồng Gấm , Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại : ( 08) 821 0055

Fax : ( 08) 829 6063
Website : www.eximbank.com.vn
Logo :


Hình ảnh logo tượng trưng cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam với
chữ viết tắt là EIB ( Export Import Bank ). Logo này được cách điệu từ ba chữ E – I –
B cho thấy thế mạnh về xuất nhập khẩu, thanh toán ngoại hối và các hoạt động khác
của ngân hàng.
Màu xanh dương của logo là màu xanh của biển trời, màu xanh của sự thân thiện,
thể hiện khát vọng thành công và hội nhập. Nhìn tổng thể, Logo của ngân hàng như
một con thuyền đang căng buồn lướt sóng với mong muốn con thuyền Eximbank sẽ
mãi vững mạnh và ngày càng phát triển hướng tới việc tiếp cận tầm cao của lĩnh vực
Tài chính – ngân hàng hiện đại. Logo này tạo thành một vòng tròn giống như quả địa
cầu với ý nghĩa mong muốn trở thành một ngân hàng có quan hệ đại lý rộng khắp với
các ngân hàng trên thế giới. Một khoảng trắng trên đầu chữ B tượng trưng cho cánh
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 3
cửa Eximbank luôn mở rộng để đón mời các nhà đầu tư, khách hàng trên thế giới đến
hợp tác và làm ăn với ngân hàng.Và thông điệp mà ngân hàng muốn đưa ra là hãy trở
thành khách hàng của Eximbank để cảm nhận của bạn trở thành sự thật .
Với phương châm hoạt động là “ Tất cả vì sự thành công của khách hàng”
Vietnam Eximbank không ngừng nỗ lực đem đến cho khách hàng những dịch vụ
ngân hàng tiện dụng, thiết thực với mong muốn luôn mang đến sự hài lòng cho khách
hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tiền thân là ngân hàng
Xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập ngày 24/05/1989 theo quyết định số
140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 17/01/1990 ngân hàng chính thức đi

vào hoạt động. Ngày 06/04/1992, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký
giấy phép số 11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động trong vòng 50 năm với vốn
điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng và lấy tên gọi chính thức là ngân hàng thương mại cổ
phần xuất nhập khẩu Việt Nam hay còn gọi là Vietnam Eximbank
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Eximbank đã đạt được một số thành
tựu đáng kể :
- Năm 1995, tham gia vào hệ thống Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng
toàn cầu và trở thành thành viên của Hiệp hội các định chế tài trợ và phát triển Châu
Á- Thái Bình Dương. Là một trong sáu ngân hàng Việt Nam được chọn tham gia
thực hiện Dự án hiện đại hóa ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức
với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới.
- Năm 2005, Eximbank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam phát hành
thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa Debit, đồng thời kết nối thành công
với hệ thống thẻ thanh toán nội địa của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Năm 2006, đạt được một số giải thưởng quan trọng như: bằng khen do ngân hàng
Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế,
giải cúp Vàng Thương hiệu Việt do mạng thương hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 4
hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức, “ Thương hiệu mạnh Việt năm 2006”
do độc giả của Thời báo kinh tế Việt Nam bình chọn...
- Năm 2007, chính thức ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các
đối tác đầu tư nước ngoài, trong đó đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược
với tập đoàn ngân hàng Sumitimo Mitsu của Nhật Bản.
Khi mới thành lập vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng chỉ có 50 tỷ đồng nhưng tính
đến thời điểm 31/12/2008 con số này đã lên tới 7.220 tỷ đồng tăng 144,4 lần so với
thời điểm ban đầu và trở thành một trong những ngân hàng TMCP có vốn chủ sở
hữu lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Vốn điều lệ của Eximbank tăng nhanh qua các năm, nếu như năm 2003 mới chỉ
đạt 300 tỷ đồng, năm 2004 là 500 tỷ đồng, năm 2005 là 700 tỷ đồng, năm 2006 là

1.212 tỷ đồng, năm 2007 là 2.800 tỷ đồng thì năm 2008 đạt 7.220 tỷ đồng tăng gấp
2,5 lần so với năm 2007. Sự tăng lên này một phần do việc ngân hàng phát hành
thêm cổ phiếu mới cho các đối tác trong và ngoài nước và một phần lấy từ nguồn
vốn thặng dư của năm trước. Cụ thể, Eximbank đã bán 17% cổ phần cho 4 đối tác
chiến lược nước ngoài trong đó tập đoàn ngân hàng Sumimoto Mitsu đã mua 15%
cổ phần của ngân hàng với tổng số tiền là 225 triệu USD và họ cam kết sẽ hỗ trợ,
hợp tác với ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chia sẻ các
kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp ...Một số cổ đông chính của Eximbank là
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Prudential Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn –SJC, công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu tổng hợp I Việt Nam, tổng công ty công nghiệp Sài Gòn, tập đoàn ngân hàng
Sumitomo Mitsui, nhà đầu tư VOF Investment Limited – British Virgin Island, nhà
đầu tư Miare Asset Exim Investment Limited ( MAE) thuộc tập đoàn Miare Hàn
Quốc, nhà đầu tư Miare Opportunity Vietnam Equity Balanced Fund 1
( OVEBF)...và các cổ đông này nắm giữ trên 60% vốn điều lệ của ngân hàng.
Ban đầu, mục tiêu chính của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và cung
cấp các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
xuất nhập khẩu. Nhưng cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 5
về vốn của các thành phần kinh tế khác trong nước là rất lớn đòi hỏi ngân hàng phải
mở rộng phạm vi hoạt động và đối tượng phục vụ. Đến nay, Eximbank phục vụ cho
mọi tầng lớp khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế : doanh nghiệp nhà
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cá nhân và tổ chức trong và
ngoài nước... Chính vì sự nỗ lực phát triển không ngừng đó, trong những năm qua
hoạt động kinh doanh của Eximbank đã đạt được những kết quả khả quan, tiếp tục
giữ vị trí là một trong ba ngân hàng TMCP có quy mô lớn và hoạt động có hiệu quả.
Tổng tài sản tăng từ 4.835 tỷ đồng (2002) lên 18.324 tỷ đồng (2006), năm 2007 đạt
33.710 tỷ đồng tăng 84% so với năm 2006. Trong năm 2008, tổng tài sản của
Eximbank đạt 48.247 tỷ đồng tăng 14.537 tỷ đồng so với 2007.

Lợi nhuận trước thuế tăng liên tục qua các năm, năm sau tăng bình quân 25% so
với năm trước. Tính riêng năm 2007 đạt 629 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2006
( đạt 358,9 tỷ đồng). Tính đến 31/12/2008, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt
969,232 tỷ đồng tăng 54% so với năm 2007.
Để tạo điều kiện cho các các nhân, tổ chức tiếp cận được nguồn vốn cũng như các
dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi, hàng loạt chi nhánh và
phòng giao dịch của Eximbank được mở ra trên khắp cả nước. Từ một địa điểm giao
dịch ban đầu tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay số lượng chi nhánh và phòng đã
tăng lên đáng kể. Năm 2003 có 10 chi nhánh và phòng giao dịch, năm 2006 con số
này tăng lên 24, đến năm 2007 thì toàn hệ thống ngân hàng có 66 điểm giao dịch đặt
tại các trung tâm đô thị lớn của cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,
Nha Trang, Quảng Ngãi,Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương...Tính đến ngày 31/12/2008, Eximbank có 1 hội sở, 1 sở giao dịch, 34 chi
nhánh và 71 phòng giao dịch trên toàn quốc. Trong đó, tại Hà Nội có 6 chi nhánh và
15 phòng giao dịch; tại TP Hồ Chí Minh có 1 sở giao dịch, 11 chi nhánh và 30 phòng
giao dịch. Trong năm 2008, ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động của mình sang
một số tỉnh thành khác như Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, Đắc Lắc và
Lâm Đồng.
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 6
Bên cạnh việc mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh trong nước, Eximbank cũng
chú trọng phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế và mạng lưới giao dịch tại các ngân
hàng khác trên thế giới. Cho đến nay, hệ thống ngân hàng đại lý của Eximbank đã
mở rộng tới hơn 739 ngân hàng tại hơn 72 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức,
Singapore, Trung Quốc, Anh...đảm bảo nhu cầu giao dịch và thanh toán với tất cả các
châu lục.
Do nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nguồn nhân lực đối với hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, Eximbank luôn chú trọng tới công tác đầu tư và phát triển
đội ngũ nguồn nhân lực. Quy mô của ngân hàng ngày càng phát triển, đòi hỏi nguồn
nhân lực tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2007, tổng nhân sự của toàn

hệ thống là 2.360 người, tăng 968 người so với đầu năm 2007 ( tương đương với tăng
69,5%). Trong đó, số lao động ký hợp đồng chính thức là 2.179 người, tỷ lệ lao động
nam chiếm 43%, nữ chiếm 57%. Trong năm 2008, Eximbank đã tuyển dụng thêm
744 người nâng tổng số lượng nhân viên làm việc trong ngân hàng lên thành 3.104
người.
Đội ngũ nguồn nhân lực của ngân hàng tương đối trẻ và năng động với 85% dưới
35 tuổi. Số lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ cao khoảng 63%,
còn lại là cao đẳng và trung cấp.
Hiện nay, mức thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên ngân hàng không ngừng
được cải thiện và tăng dần qua các năm. Cụ thể mức thu nhập bình quân của một cán
bộ nhân viên ngân hàng trong năm 2005 là 50 triệu đồng; năm 2006 là 69 triệu đồng,
năm 2007 là 89 triệu đồng và năm 2008 mức thu nhập bình quân năm đã lên tới 95
triệu đồng/ nhân viên.
Bên cạnh đó, Eximbank cũng rất chú trọng tới công tác đãi ngộ nhân tài thông qua
nhiều hình thức khác nhau như khen thưởng, bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên
với mức giá ưu đãi, tổ chức nhiều chương trình giao lưu ca nhạc, tham quan du lịch...
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 7
Eximbank thường xuyên cử các nhân viên tham gia các khóa đào tạo,các cuộc hội
thảo trong và ngoài nước để cập nhật bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Chính vì vậy, Eximbank đã tạo dựng cho mình một tập thể cán bộ tâm huyết,
năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn nỗ lực vì sự phát triển của
ngân hàng.
1.1.2 Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động truyền thống của ngân hàng TMCP nói chung
và của Eximbank nói riêng, đóng vai trò khởi nguồn cho mọi hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Trong thời gian qua, Eximbank thực hiện việc huy động vốn ngắn

hạn, trung hạn, dài hạn của các cá nhân tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới
các hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm bằng
VNĐ, USD, vàng và các ngoại tệ khác. Ngoài ra, ngân hàng thường xuyên nghiên
cứu đưa ra những sản phẩm huy động phù hợp với từng đối tượng khách hàng như
tiết kiệm hỗn hợp, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết
kiệm qua đêm... với kỳ hạn và lãi suất linh hoạt. Để thu hút một lượng lớn khách
hàng đến gửi tiền tại Eximbank, ngân hàng đã cung cấp nhiều dịch vụ tiền ích gia
tăng và thường xuyên tổ chức các chương trình tiết kiệm dự thưởng như ‘’Lướt
Honda Civic cùng Eximbank ‘’, ‘’Gửi tiền, trúng tiền’’,’’Gửi tiết kiệm nhận ngay
bảo hiểm’’, ...
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trên lĩnh vực
kinh doanh tiền tệ. Trong các hoạt động thì công tác tín dụng là một hoạt động chủ
yếu của ngân hàng, chiếm khoảng 70% lợi nhuận của ngân hàng mỗi năm. Hiện nay,
các sản phẩm cho vay của Eximbank khá đa dạng và phong phú.
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 8
Đối với các khách hàng cá nhân, ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng : cho
vay kinh doanh cá thể, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá, cho vay cầm cố
cổ phiếu, cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà, cho vay mua xe kết hợp với bảo
hiểm, cho vay thấu chi qua thẻ, hỗ trợ du học quốc tế, cho vay cán bộ công nhân viên.
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng luôn tạo điều kiện để cho các
doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn một cách hiệu quả nhất thông qua việc cung
cấp mội số sản phẩm trọn gói với nhiều tiện ích hấp dẫn và chi phí thấp: cho vay tài
trợ xuất nhập khẩu, cho vay tài trợ vốn lưu động, cho vay thấu chi, cho vay đầu tư,
bao thanh toán, và các hình thức cho vay khác .
1.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh truyền thống của Eximbank từ
trước đến nay. Ngân hàng đã cung cấp một số dịch vụ thanh toán quốc tế như:
chuyển tiền, thông báo thư tín dụng, chuyển nhượng thư tín dụng, gửi nhờ và thu hộ

bộ chứng từ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu ...và hoạt động tư vấn
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
1.1.2.4 Hoạt động khác
Bên cạnh các hoạt động truyền thống, có thế mạnh của ngân hàng, Eximbank còn
tiến hành thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, hoạt dộng kinh doanh thẻ, hoạt động đầu tư, tư vấn tài chính, kiều hối...
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyờn tt nghip 9
BIU : S C CU T CHC
Nguyn Th Ngha QTKD Tng hp 47B
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
(Bộ phận kiểm toán)
Các Hội đồng/Ban
Tổng giám đốc
Văn phòng HĐQT
Khối
dịch vụ
khách
hàng

nhân
Khối
dich vụ
khách
hàng
doanh
nghiệp

Khối
ngân
hàng
đầu tư
Khối
hỗ trợ
và phát
triển
kinh
doanh
Khối
công
nghệ
thông
tin
Khối
giám
sát
hoạt
động
Khối
văn
phòng
Các Hội đồng/Uỷ Ban
Sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc
Đại hội đồng cổ đông
Khối
nguồn
vốn
Khối

quản
trị
nguồn
nhân
lực
Chuyên đề tốt nghiệp 10
Đứng đầu bộ máy tổ chức của Eximbank là Đại hội đồng cổ đông, là toàn bộ
các cổ đông tham gia góp vốn và có quyền lực cao nhất. Tính đến 31/12/2007 thì cổ
đông có tư cách pháp nhân chiếm tỷ trọng lớn khoảng 61,77% trong đó doanh
nghiệp nhà nước chiếm 26,86%, doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn chiếm
31,68%, tổ chức chiếm 3,24%, và các cổ đông là cá nhân chiếm 38,23%.
Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các định hướng phát triển hàng
năm, các báo cáo tài chính hàng năm và xem xét, xử lý các vi phạm của hội đồng
quản trị và ban điều hành trong việc điều hành hoạt động của ngân hàng. Quyền hạn
của đại hội đồng cổ đông là được chia cổ tức hàng năm, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, sửa đổi bổ sung điều lệ của ngân hàng
và quyết định tổ chức lại hay giải thế ngân hàng.
Hội đồng quản trị của ngân hàng hiện nay có 10 thành viên, trong đó có 1 chủ
tịch, 2 phó chủ tịch và 7 ủy viên, có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát
triển, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, giám sát chỉ đạo ban điều hành trong công
việc hàng ngày, và báo cáo các quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng quản trị có quyền triệu tập các cổ đông để lấy ý kiến, quyền được bổ
nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với các thành viên thuộc ban
điều hành và các cấp quản lý, quyền quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội
bộ, thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch.
Ban kiếm soát bao gồm 3 thành viên, 1 trưởng ban kiểm soát và 2 thành viên ban
kiểm soát .Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hội đồng quản trị, ban điều hành
trong việc quản lý, điều hành công việc hàng ngày, kiểm tra tính hợp pháp hợp lý
trong quản lý điều hành công việc kinh doanh, thẩm định các báo cáo tình hình kinh
doanh, báo cáo tài chính hàng năm và phải trình các báo cáo lên đại hội đồng cổ

đông.Ban kiểm soát có quyền xem xét sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan khác
của ngân hàng khi thấy cần thiết, được quyền kiến nghị với đại hội đồng cổ đông và
hội đồng quản trị về việc sửa đổi, bổ sung lại cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành của
ngân hàng và được quyền sử dụng tư vấn độc lập.
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 11
Ban tổng giám đốc có 9 thành viên bao gồm : 1 tổng giám đốc và 8 phó tổng
giám đốc. Chức năng chính của ban tổng giám đốc là lập kế hoạch, tập trung quản lý
và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đúng đường lối mà hội
đồng quản trị đã vạch ra.
Tính đến thời điểm này, Eximbank chưa có các công ty thành viên hạch toán
độc lập mà chỉ có các công ty liên kết như: Công ty Chứng khoán Rồng Việt, Công ty
cổ phần Bất động sản Eximland.
Với mô hình hạch toán kinh doanh độc lập hiện nay của Eximbank nhưng
các chi nhánh phải thực hiện một số nghĩa vụ và trách nhiệm với Hội sở chính như :
chấp hành thống nhất quy tắc về mặt nghiệp vụ kinh doanh cũng như chế độ kế toán,
thực hiện nghiêm túc, đẩy đủ điều lệ ngân hàng, chỉ thị của Hội đồng quản trị và Ban
Giám đốc, tiến hành kinh doanh đúng chiến lược và kế hoạch, bảo toàn và phát triển
vốn, mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho cổ đông và các kết quả kinh doanh sau khi
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và trích lập các quỹ theo quy
định thì tất cả lợi nhuận phải được chuyển về Hội sở chính.
1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam
1.3.1. Lợi nhuận trước thuế
Trong những năm gần đây, Eximbank đã gặt hái được nhiều thành công trên
các lĩnh vực hoạt động. Mức lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng lên năm
2006 mức lợi nhuận trước thuế đạt 358,587 tỷ đồng tăng 12,5 lần so với năm 2005.
Tính riêng năm 2008, lợi nhuận trước thuế đạt 969,232 tỷ đồng tăng 54,1 % so với
năm 2007
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B

Chuyên đề tốt nghiệp 12
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến 2008
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự
657.710 983.397 1.753.670 4.196.594
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
(441.838) (631.847) (1.069.041) (2.876.882)
Thu nhập lãi thuần
215.872 351.550 684.629 1.319.712
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
55.758 75.780 101.932 154.175
Chi phí hoạt động dịch vụ
(30.384) (31.680) (29.763) (44.688)
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
25.374 44.100 72.169 109.487
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối và vàng
54.544 75.453 139.257 634.105
Lỗ/Lãi từ mua chứng khoán kinh
doanh
- - 85 (4.163)
Lỗ/ Lãi từ mua chứng khoán đầu tư
- 41.222 57.190 (167.439)
Thu nhập từ hoạt động khác
60.390 79.252 41.630 31.501
Chi phí từ hoạt động khác
(382) (2.591) (94) (218)
Lãi thuần từ hoạt động khác

60.008 76.661 41.536 31.283
Lãi/ lỗ thu nhập từ góp vốn mua
cổ phần
1.922 1.014 21.736 (30.938)
Chi phí hoạt động
(117.085) (184.677) (353.629) (602.671)
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
(212.078) (46.736) (34.126) (320.144)
Lợi nhuận trước thuế
28.557 358.587 628.847 969.232
Thuế thu nhập doanh nghiệp
(7.456) (100.118) (165.430) (258.218)
Lợi nhuận sau thuế
21.101 258.469 463.417 711.014
1.3.2. Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, vì vậy trong chiến lược phát triển của mình, Eximbank rất chú trọng đến công
tác huy động vốn. Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ hai nguồn: khách hàng cá
nhân và các tổ chức kinh tế. Ngân hàng đã thực hiện việc huy động vốn ngắn hạn,
vốn trung hạn và vốn dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng của các cá nhân
và tổ chức dưới hình thức là tiền gửi thanh toán hoặc các khoản tiền gửi tiết kiệm.
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 13
Số lượng vốn huy động tăng lên qua các năm, năm 2003 là 4.952 tỷ đồng, năm
2004 là 6.296 tỷ đồng, năm 2006 là 13.467 tỷ đồng, năm 2007 ngân hàng đã huy
động được 22.915 tỷ đồng tăng 70% so với năm 2006 trong đó tổng số vốn huy động
từ các khách hàng cá nhân đạt 15.540 tỷ đồng 67,81% tổng vốn huy động và tổng số
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 7.375 tỷ đồng chiếm hơn 32,19% tổng số
vốn huy động. Trong 10 tháng đầu năm 2008, ngân hàng đã huy động được 32.367 tỷ
đồng tăng 41% ( khoảng 9.452 tỷ đồng) so với đầu năm. Tốc độ tăng trưởng huy

động vốn (trong 10 tháng đầu năm 2008) của Eximbank cao hơn toàn ngành
( 16,6%). Trong đó, huy động từ các khách hàng doanh nghiệp đạt 9.241 tỷ đồng tăng
25% so với 2007, chiếm 29% trong tồng số vốn huy động; và của các khách hàng cá
nhân đạt 23.126 tỷ đồng tăng 49% so 2007 chiếm 71% trong tổng số nguồn vốn mà
ngân hàng huy động được.
Đây là kết quả có được từ sự kết hợp giữa những nỗ lực phát triển mạng lưới,
nâng cao chất lượng phục vụ không ngừng, cải tiến sản phẩm, sự tìm tòi nghiên cứu
đưa ra những sản phẩm huy động phù hợp tối ưu vói nhu cầu của từng loại khách
hàng như: tiết kiệm hỗn hợp, tiết kiệm linh hoạt... với kỳ hạn và lãi suất linh động.
Ngoài ra, khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ thấu chi trên
số tiền tiết kiệm của mình thông qua sử dụng sản phẩm “Thấu chi tài khoản cá nhân”
như một tiện ích gia tăng. Đặc biệt, khách hàng có thể tham gia nhiều chương trình
tiết kiệm dự thưởng như “ Lướt Honda Civic cùng Eximbank”,“Gửi tiền hôm nay, cơ
may vàng ký”...với nhiều giải thưởng có giá trị. Những chương trình này không
những mang lại cho ngân hàng một lượng tiền gửi lớn mà còn góp phần quảng bá
hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng.
1.3.3 Hoạt động tín dụng
Ngân hàng luôn đặt trọng tâm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tạo điều
kiện cho các cá nhân và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tiếp cận nguồn vốn một cách có hiệu quả với chi phí thấp. Trong những năm qua,
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 14
hoạt động tín dụng đã trở thành một nguồn lực tăng trưởng và gia tăng thu nhập của
ngân hàng.
Đối với các khách hàng cá nhân, ngân hàng thường xuyên đổi mới và đưa ra các
sản phẩm tín dụng, cho vay mua nhà, mua xe kết hợp với bảo hiểm, cho vay thấu chi
qua thẻ, cho vay tín chấp, hỗ trợ du học quốc tế, cho vay đối với cán bộ nhân viên,
cho vay cầm cố chứng khoán... Năm 2007, dư nợ cho vay cá nhân tăng mạnh, đạt
7.723 tỷ đồng, tăng 84,4% so với đầu năm, tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân tăng từ
40% lên 42% trong cơ cấu tổng dư nợ của ngân hàng. Trong đó, cho vay mua bất

động sản chiểm tỷ trọng cao nhất trong các sản phẩm cho vay cá nhân. Đối với khách
hàng là doanh nghiệp, trong năm này, tổng dư nợ đạt 10.730 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
58% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, tăng 77% so với 2006.
Trong 10 tháng đầu năm 2008, tổng dư nợ cho vay đạt 22.372 tỷ đồng tăng
22% so với năm 2007. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành chỉ
đạt 19,6%. Tỷ lệ dư nợ/ huy động vốn đạt 69% trong đó dư nợ đối với khách hàng
doanh nghiệp là 14.864 tỷ đồng chiếm 67%, của khách hàng cá nhân là 7.505 chiếm
33 % trên tổng dư nợ
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 15
Bảng 2 : Tình hình huy động vốn và cho vay
(Đơn vị tính : Tỷ đồng )
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003-2007)
1.3.4. Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế vốn là một thế mạnh truyền thống của Eximbank,
mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán
quốc tế có sự phát triển khá vững chắc, doanh số thanh toán liên tục tăng trưởng qua
các năm. Tổng doanh số thanh toàn quốc tế năm 2006 tăng 37% so với năm 2005,
trong đó doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tăng 18%, doanh số thanh toán hàng
nhập khẩu tăng 66%, doanh số phi mậu dịch tăng 3% so với năm 2005. Năm 2007,
tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 2,9 triệu USD, tăng 27% so với năm 2006, trong
đó doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD( tăng 21%), doanh số hàng
xuất khẩu đạt 477 triệu USD ( tăng 34%), doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt 757
triệu USD, tăng 38% so với năm 2006.
Chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2008, tống doanh số thanh toán quốc tế của
Eximbank đã đạt 3.400 triệu USD trong đó doanh số thanh toán nhập khẩu là 1.800
triệu USD, doanh số thanh toán xuất khẩu là 733 triệu USD và thanh toán phi mậu
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 16
dịch là 860 triệu USD. Tuy nhiên phí thu được từ hoạt động thanh toán xuất nhập

khẩu ngày càng giảm do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Hiện nay, Eximbank có quan hệ với hơn 6000 ngân hàng đại lý trên khắp thế
giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn thuận tiện và hiệu quả theo tiêu chuẩn
quốc tế. Eximbank đã tạo được uy tín trong cộng đồng ngân hàng quốc tế và đã nhận
được nhiều giải thưởng do các tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới trao tặng như
giải thưởng “ Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” do HSBC trao tặng, nhận
được bằng khen do ngân hàng Standard Chatered Bank trao tặng về “ Chất lượng
dịch vụ điện toán thanh toán quốc tế ” (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực
thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng), và giải thưởng
do Wachovia Bank N.A New York do có tỷ lệ điện thanh toán cao và xuyên suốt qua
Wachovia Bank trong năm 2006...
1.3.5. Các hoạt động kinh doanh khác
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Trong những năm vừa qua, tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới có nhiều
biến động ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, nhờ
thường xuyên theo dõi, bám sát thị trường và có nhiều biện pháp linh hoạt nên hoạt
động kinh doanh ngoại tệ và vàng của Eximbank đã thu được những kết quả khả
quan.
Doanh số mua bán ngoại tệ tăng nhanh, năm 2006 đạt 8 tỷ 877 triệu USD,
năm 2007 đạt 10 tỷ USD tăng 13% so với 2006. Doanh số mua bán vàng năm 2007
đạt 5,1 triệu lượng tăng 350% so với năm 2006.
Hoạt động kinh doanh thẻ
Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh thẻ của Eximbank có tốc
độ phát triển khá nhanh. Với lợi thế là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt
Nam là thành viên chính thức của tổ chức thẻ Visa và MasterCard Quốc Tế, ngân
hàng đã phát hành thẻ tín dụng quốc tế Eximbank Visa, Eximbank MasterCard và thẻ
ghi nợ quốc tế Eximbank Visa Debit bên cạnh thẻ nội địa Eximbank Card.
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 17
Năm 2006, ngân hàng phát hành hơn 90.000 thẻ trong đó có 60.000 thẻ nội

địa và 30.000 thẻ thanh toán quốc tế, đến năm 2007 số lượng thẻ phát hành tăng thêm
15.129 thẻ tăng 45,4% so với đầu năm, nâng tổng số thẻ phát hành lên tới 48.488 thẻ,
bao gồm 13.225 thẻ quốc tế và 35.263 thẻ ATM.
Doanh số hoạt động thẻ đạt 2.707 tỷ đồng , tăng 86% so với năm 2006. Trong 10
tháng đầu năm 2008, số lượng thẻ phát hàn 51.887 thẻ trong đó thẻ ATM chiếm 82%.
Hiện nay, số lượng thẻ đang lưu hành trên thị trường là 139.075 thẻ và doanh số
thanh toán đạt 3.398 tỷ đồng .
Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ, ngân hàng đã chú trọng
phát triển mạng lưới chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Đến nay, ngân hàng đã phát triển
hơn 1000 điểm thanh toán thẻ bao gồm các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm
mua sắm, sân golf ...
Ngoài việc nâng cấp và tăng cường năng lực của hệ thống, trang bị thêm
ATM mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, ngân hàng còn hướng
đến các sản phẩm công nghệ cao như phát hành thẻ trên nền tảng công nghệ thẻ
Chip- tiêu chuẩn EMV, triển khai cổng thanh toán thẻ quốc tế và các công cụ thanh
toán trên mạng internet nhằm thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, ngân hàng định hướng cung cấp nhiều hơn nữa các sản
phẩm dịch vụ thẻ hiện đại, với nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho chủ thẻ góp phần
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn tham gia hoạt động tư vấn tài chính, đối tượng
chủ yếu mà ngân hàng phục vụ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, những cá nhân
có nhu cầu mua – bán ngoại tệ, vàng nhằm giúp khách hàng nắm bắt các thông tin và
phòng tránh rủi ro. Dịch vụ tư vấn đã góp phần đưa số khách hàng đến giao dịch
ngày càng nhiều, đồng thời giúp duy trì thế mạnh của Eximbank trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ nói riêng và thanh toán nói chung. Tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận thu về
từ các dịch vụ này còn thấp.
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 18
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến phát triển kinh
doanh thẻ của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

1.4.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Hoạt
động chủ yếu của ngân hàng là thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới hình
thức nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, phát hành trái phiếu, tín phiếu và mở tài
khoản. Sau đó, họ dùng số tiền này để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất ở hầu hết quốc
gia. Để việc thanh toán hàng hóa dịch vụ trở nên nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm
chi phí, ngân hàng thay mặt khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ dưới nhiều hình
thức như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, và các loại thẻ ...Đây là một hoạt động
truyền thống của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm
hàng hóa dịch vụ mà không phải mang một lượng tiền mặt lớn. Do đó, ngân hàng thu
được một nguồn tiền gửi lớn với lãi suất thấp thông qua việc phát hành thẻ thanh
toán.
Chính vì vậy, có thể nói rằng hoạt động thanh toán thẻ tạo động lực cho sự
phát triển của các hình thức thanh toán khác, góp phần đa dạng hóa các dịch vụ bán lẻ
của ngân hàng
1.4.2. Đặc điểm về thị trường thẻ
Trong những năm gần đây, thị trường thẻ phát triển khá sôi động với sự tham
gia của nhiều nhiều ngân hàng với nhiều chủng loại thẻ khác nhau. Theo Ngân hàng
Nhà nước, tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ cao 150-300%/ năm. Số lượng thẻ
phát hành tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1996 chỉ có 360 thẻ được phát
hành, năm 2002 có 40.000 thẻ, 2005 có 1.250.000 thẻ tăng 123,21% so 2004. Tính
đến hết năm 2007, các ngân hàng phát hành gần 8,3 triệu thẻ tăng 2,5 lần so với năm
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 19
2006. Tính đến thời điểm 31/12/2008, số lượng thẻ trong lưu thông đạt khoảng 13,4
triệu thẻ với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ, hệ thống máy ATM
có 7.051 máy, tăng 2.238 máy so với cuối năm 2007, mạng lưới chấp nhận thẻ đạt

24.760 thiết bị.
Hiện nay, tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 6% trong tổng số các giao dịch
của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Trong số các loại thẻ do các tổ
chức phát hành thẻ trong nước phát hành, thẻ ghi nợ nội địa (hay còn gọi là thẻ ATM)
chiếm 93,87%, tiếp theo là thẻ ghi nợ (debit card) quốc tế với 3,65%, thẻ tín dụng
(credit card) quốc tế chiếm 2,22% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 0,31%. Tuy còn chưa
đồng đều về tỷ trọng, song điều này cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn
quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản
tiền gửi cá nhân và có một số dư tiền gửi nhất định trong đó. Xu hướng hiện nay của
các ngân hàng là tham gia liên minh, liên kết trong hoạt động kinh doanh thẻ để giảm
áp lực về việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ và tận dụng các nguồn lực có sẵn của
ngân hàng khác. Các liên minh thẻ chủ yếu là công ty Smartlink, liên minh thẻ Đông
Á, công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet....Trong đó, công ty
Smartlink có 25 thành viên, với 2.056 máy ATM (chiếm 48%), 17.502 máy
POS/EDC (chiếm 57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%); liên minh
thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy
ATM (18%), 1.682 máy POS/EDC (57%) và công ty cổ phần chuyển mạch tài chính
quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2.654 máy), máy POS/EDC
chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%)
1.4.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh
Cùng với sự phát triển không ngừng về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ,
nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng tăng. Nắm bắt được xu thế đó, để thu hút
được khách hàng về phía mình trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng
trong nước ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển mảng dịch vụ, đặc biệt
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 20
các dịch vụ tiện ích đi kèm với thẻ. Giờ đây, thẻ không chỉ đơn thuần là một phương
tiện rút tiền mặt mà đã trở thành phương tiện đa mục đích, giúp người sử dụng có thể
tiếp cận được nhiều dịch vụ giao dịch thông qua thẻ ngân hàng. Các dịch vụ tiện ích
cơ bản của thẻ cung cấp cho khách hàng như: thanh toán hàng hóa, rút tiền mặt,

chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua sắm hàng hóa trực tuyến… cho đến nhiều
dịch vụ mới khác cũng đang được các ngân hàng chú trọng phát triển như: yêu cầu
phát hành sổ séc, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn, chi lương
qua tài khoản, gửi tiền trực tiếp tại ATM, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm… Ngoài việc
thiết lập nhiều tiện ích cho khách hàng, các ngân hàng còn tạo sự riêng biệt bằng các
chương trình và sản phẩm thẻ mang thương hiệu của mình như: Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín với thẻ Sacom VISA Debit chú trọng vào lớp trẻ năng động; VCB ngoài
việc giữ một số lượng lớn thẻ các đơn vị nhờ dịch vụ trả lương, còn một loại thẻ đưa
logo của kênh ca nhạc MTV vào chiếc thẻ, được giới trẻ đón nhận như thể hiện một
phong cách; thẻ của Techcombank lại khuyến khích bằng cách liên kết với các đối tác
thương mại khác như trung tâm mua bán, siêu thị, với hãng Pacific Airline giảm giá
mua hàng, giá vé máy bay; Thẻ của ACB được phát hành rộng rãi ở các khu vực
người nước ngoài tập trung đông, thiên về thanh toán hơn là rút tiền vv...
Trong hệ thống ngân hàng hiện nay, ngân hàng VCB, ACB và Ngân hàng
Đông Á là những ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Sản phẩm
của các ngân hàng này khá đa dạng về chủng loại cũng như các tiện ích của thẻ. Ngày
càng có nhiều ngân hàng tham gia vào việc phát hành và thanh toán thẻ. Do đó, sự
cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ càng khốc liệt.
1.4.4 Đặc điểm về khách hàng
Trước khi tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì chúng ta cũng phải
nghiên cứu kĩ thị trường, đặc điểm tâm lý của khách hàng để từ đó có những biện
pháp thích hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 21
Trong những năm qua, thị trường thẻ đã có những bước phát triển mạnh mẽ
tuy nhiên vẫn còn có nhiều người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào loại hình dịch
vụ mới mẻ này. Nguyên nhân chủ yếu là do :
- Thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân
Đây là trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ còn thấp so với tiềm năng thị trường
do thói quen sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân Việt Nam còn phổ biến.

Theo thống kê của tổ chức thẻ Visa International, lượng cung tiền mặt trong lưu thông ở
các nước phát triển chỉ 10-25% trong khi ở các nước đang phát triển là 75 -90 % . Hiện
nay, ở Việt Nam thanh toán thẻ chỉ chiếm 1% chi tiêu cá nhân, hầu hết các giao dịch
trên máy ATM để rút tiền mặt, dù trên máy có nhiều tiện ích khác như chuyển khoản,
thanh toán dịch vụ bảo hiểm, tiền điện, cước phí điện thoại... Điều này gây ra những lãng
phí và bất cập trong hoạt động kinh doanh thẻ.
Như chúng ta đã biết, thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt được thực hiện dưới sự trợ giúp của khoa học công nghệ đặc biệt là công
nghệ thông tin. Một nước mà tại đó, người dân chỉ quen với việc sử dụng tiền mặt thì
đó không phải là một môi trường tốt để phát triển hoạt động này.
- Trình độ dân trí
Đây là một yếu tố thuộc về nhận thức của người tiêu dùng về thẻ nói chung và
những tiện ích mà thẻ mang lại nói riêng. Nếu như người dân nhận thức được vai trò
của thẻ ngân hàng trong cuộc sống thường ngày thì khi đó việc kinh doanh thẻ sẽ gặp
nhiều thuận lợi và có nhiều điều kiện để phát triển. Thay vì thực hiện thanh toán các
hàng hóa dịch vụ theo kiểu truyền thống là thanh toán bằng tiền mặt thì họ sẽ chuyển
sang sử dụng thẻ - một phương tiện thanh toán hiện đại.
- Thu nhập người dân
Thu nhập của người dân cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nhu cầu sử
dụng thẻ thanh toán của ngân hàng. Khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu gửi tiền vào
ngân hàng để cất giữ hay mua sắm các hàng hóa dịch vụ cũng tăng lên. Trong những
năm gần đây, kinh tế nước ta đã có những bước phát triển khởi sắc, thu nhập bình
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp 22
quân đầu người tăng lên đáng kể tuy nhiên so với một số quốc gia khác trong khu
vực, thì thu nhập của người dân còn thấp vì vậy số dư tiền gửi trên tài khoản thanh
toán ít và không ổn định. Do vậy, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng việc kinh doanh
thẻ của ngân hàng.
1.4.5 Đặc điểm về đội ngũ nguồn nhân lực
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ. Đội ngũ

nguồn nhân lực thẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kinh doanh thẻ của ngân
hàng. Một ngân hàng có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên
môn tay nghề cao sẽ thực hiện công việc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cao.
Chính vì vậy, trong quá trình phát triển công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ
luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đối với hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng,
ngoài việc nắm vững các quy trình nghiệp vụ về phát hành, thanh toán thẻ các nhân
viên thẻ còn phải am hiểu về lĩnh vực tin học, có tinh thần ham học hỏi, nhiệt tình và
năng động trong công việc. Hiện nay, các dịch vụ thẻ của các ngân hàng trong hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam đưa ra là khá đồng đều nhau, để có thể cạnh
tranh và chiếm lĩnh được thị trường đòi hỏi đội ngũ kinh doanh thẻ phải chuyên
nghiệp trong cung cách phục vụ khách hàng, tạo cho khách hàng sự thỏa mãn tốt
nhất. Đó mới là lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững nhất.
1.4.6 Đặc điểm về công nghệ trang thiết bị, cơ sở vật chất
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, thì dịch vụ của các ngân hàng gần
tương đương nhau. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn sẽ trở thành yếu tố quyết
định trong cuộc chạy đua giành niềm tin của khách hàng. Ngân hàng nào có hệ thống
công nghệ, trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động
thanh toán thẻ phát triển. Do vậy, Eximbank không ngừng từng bước hiện đại hóa
công nghệ ngân hàng đặc biệt là công nghệ thanh toán, nâng cao chất lượng và đa
dạng hóa dịch vụ ngân hàng, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin quản lý dựa
trên cơ sở kinh nghiệm quản lý quốc tế về ngân hàng. Trong thời gian tới, Eximbank
sẽ triển khai hệ thống thẻ thanh toán thông minh ( thẻ chip) thay thế cho thẻ từ
đang lưu hành. Đó là một loại thẻ nhựa có gắn một con chíp điện tử, nó có thể lưu trữ
Nguyễn Thị Nghĩa QTKD Tổng hợp 47B

×