Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.62 KB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẨU
Hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân hàng phát triển đã mang đến cho các
Ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngồi việc xây dựng được hình ảnh
thân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng
khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một Ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ
với tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh
trong q trình hội nhập. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìn
nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị
trường Ngân hàng bán lẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ thẻ trong kinh doanh Ngân hàng
hiện đại, các Ngân hàng thươg mại Việt Nam đã sớm triển khai nghiệp vụ phát hành
và thanh toán thẻ như VCB, ACB... Thực tế cho thấy, nguồn lợi nhuận từ việc cung
cấp các dịch vụ thanh toán này chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số thu nhập
của các Ngân hàng thương mại. Đứng trước xu thế phát triển hiện đại của lĩnh vực
kinh doanh thẻ đầy mới mẻ và hấp dẫn, với lợi thế là người đi sau có cơ hội học tập
kinh nghiệm của những ngân hàng đi trước Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam –
Techcombank đã tích cực triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm phát triển hoạt
động kinh doanh của ngân hàng và mang lại những tiện ích cho khách hàng.
Techombank đã bước đầu gặt hái được những thành cơng. Tuy vậy, cịn khơng ít
khó khăn và thách thức trong sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường thẻ.
Nhằm góp phần phát triển hơn nữa nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, đồng
thời làm tăng uy tín, tạo dựng hình ảnh ngân hàng hiện đại, và nâng cao sức cạnh
tranh của Techcombank trong thời gian sắp tới, thấy được tính cấp thiết của vấn đề,
sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Techcombank, em đã chọn đề tài :
"Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank"
.
Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có ba chương :


Chương I : Thẻ Ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng
thương mại.
Chương II : Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank.
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển và mở rộng hoạt động
kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

1

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG I.
THẺ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
1.1. THẺ NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ:
a.Khái niệm:
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các hình thức giao lưu hàng hố
và các hình thức tiền tệ ngày càng phát triển, hàng loạt các tổ chức tín dụng, ngân
hàng ra đời, phát triển để phục vụ cho nhu cầu hàng hoá, thanh toán và cất trữ xã
hội. Cũng trong thời gian này, khoa học kỹ thuật thế giới có những thành tựu đáng
kể trên các lĩnh vực thông tin, viễn thông quốc tế. Đặc biệt là sự ra đời, phát triển
của tin học. Máy vi tính đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng, các tổ chức tín
dụng đưa ra và hồn thiện phương thức thanh tốn của mình. Trong đó phải kể đến
sự ra đời và phát triển của các hình thức thanh tốn bằng thẻ ngân hàng. Thẻ ngân
hàng đã trở thành cơng cụ thanh tốn thông dụng và văn minh trên thế giới. Chiếc

thẻ thanh toán đầu tiên ra đời vào năm 1949 mang tên Dinners Club do một doanh
nhân người Mỹ tên là Frank Mc Namara sáng chế. Sự xuất hiện của thẻ Diners Club
khởi đầu cho nhiều loại thẻ mới ra đời như Amex (American Express) ra đời năm
1958, Bank Americard, sau này là thẻ Visa phát hành năm 1960, JCB xuất phát ở
Nhật năm 1961, Master Card ra đời năm 1966 với tên Master Charge do hội thẻ liên
ngân hàng ICA phát hành thông qua các thành viên trên thế giới.
Mặc dù thẻ ngân hàng ra đời khá lâu nhưng khái niệm về thẻ thì vẫn chưa thống
nhất. Về tổng quát, thẻ có thể được hiểu như sau: “Thẻ là phương tiện thanh tốn
khơng dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động
hay các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín
dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ
chính là giấy nhận nợ của chủ thể đối với cơ sở chấp nhận thẻ”.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

2

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
b. Đặc điểm cấu tạo:
Hiện nay, loại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung đều là thẻ từ, cịn thẻ thơng minh thì mới được sử dụng rất ít do giá thành sản
xuất cao. Vì vậy trong phạm vi bài viết này, chúng ta làm quen với thẻ từ.
Hầu hết các loại thẻ thanh toán hiện nay đều được làm bằng nhựa cứng (plastic)
có hình chữ nhật với kích thước đã được chuẩn hoá quốc tế 54mm x 84mm dày 1
mm, có 4 góc trịn, thẻ có ba lớp, màu sắc có thể thay đổi khác nhau tuỳ ngân hàng
phát hành tuỳ theo quy định thống nhất của mỗi tổ chức thẻ. Trên hai mặt của thẻ có

những dấu hiệu riêng khác nhau, cụ thể như sau:
Mặt trước của thẻ:
Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế (nếu là thẻ quốc tế), đồng thời thể hiện
loại thẻ: Visa, Master, Amex, Jcb, Diners Club…
Tên tổ chức (ngân hàng) phát hành thẻ: nằm phía trên bên trái thẻ.
Biểu tượng của thẻ:
*Đối với thẻ Visa: có hình chim bồ câu đang bay in chìm ở góc bên phải thẻ,
phía dưới là phù hiệu Visa gồm có 3 đường kẻ ngang màu xanh tím, màu trắng và
vàng nâu, chữ Visa màu vàng chạy ngang đường kẻ trắng.
*Đối với thẻ Master: biểu tượng gồm 2 phần:
*Hologram (chi tiết nhận dạng): là ảnh nổi ba chiều có in hình ảnh quả địa cầu
giao nhau với các lục địa, phàn hình nổi lazer nầ có thể thấy được và có vẻ như di
chuyển khi nghiêng thẻ.
Phù hiệu MasterCard nằm trên 2 đường tròn đỏ và vàng giao nhau.
*Đối với thẻ Amex: có biểu tượng người lính La Mã đội mũ sắt.
*Đối với thẻ JCB: có biểu tượng chữ JCB được lồng trong 3 đường gạch song
song liền với nhau với màu sắc khác nhau.
Số thẻ:
Đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên thẻ. Tuỳ theo
từng loại thẻ mà có chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
Đối với thẻ Visa thường có 2 loại 16 số và 13 số, bắt đầu bằng số 4.
Đối với thẻ Master Card gồm có 16 số, bắt đầu bằng số 5.
Đối với thẻ Amex ln có 15 số, bắt đâù bằng số 37 hay 34.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

3

Lớp Ngân hàng 45C



Chuyên đề thực tập
Đối với thẻ JCB có 16 số, chia làm 4 nhóm, bắt đâù bằng số 35.
Ngày hiệu lực của thẻ (Valid Date hoặc Good thru): là thời hạn mà thẻ được lưu
hành.
Họ và tên chủ thẻ: in bằng chữ nổi, hàng dưới cùng, thường viết theo lối Anh Mỹ: tên trước họ sau.
Một số đặc điểm riêng khác: chẳng hạn sau ngày hiệu lực thẻ có in ngày kí hiệu
loại thẻ, số CIA của ngân hàng phát hành.
Mặt sau của thẻ:
Giải từ tính: dải màu đen chạy dọc theo cạnh dài phía trên của mặt sau của thẻ,
chức các thơng tin: số thẻ, PIN (mã số bí mật), ngày hiệu lực, hạn mức tín dụng.
Riêng thẻ thơng minh có một con chíp (vi mạch) lưu trữ thơng tin về người cầm thẻ
và tài khoản của anh ta. Chúng cũng lưu giữ chi tiết tối đa được tới 200 giao dịch
được thực hiện gần nhất.
Băng chữ ký: Trên băng giấy này là chữ ký của chủ thẻ. Khi lập hoá đơn thanh
toán cơ sở chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hoá đơn với chữ ký mẫu để so
sánh. Băng chữ ký này được làm tự một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn cản
mọi sự cố gắng tẩy xoá, sửa đổi trên bề mặt thẻ và được ép chặt trên nền thẻ, không
thể dùng tay cạy lên được.
Các phần khác: điện thoại dịch vụ khi có thắc mắc sử dụng thẻ.
c.Phân loại thẻ:
Theo chủ thể phát hành:
Thẻ do ngân hàng phát hành: thẻ được ngân hàng phát hành cho khách hàng để
sử dụng tài khoản của mình hoặc khoản tín dụng do ngân hàng cấp để thanh toán
hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Thẻ được các tổ chức phi ngân hàng
phát hành với quy trình và phạm vi thanh tốn tương tự như thẻ do ngân hàng phát
hành như Amex, JCB.
* Theo hạn mức tín dụng:
Thẻ vàng (gold card): Là loại thẻ phát hành cho những đối tượng uy tín, khả

nang tìa chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lơn. Loại thẻ này có những đặc điểm

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

4

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
khác nhau tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi vùng, đặc biệt là thẻ
có hạn mức tín dụng cao (trên 5000USD) hơn thẻ thường.
Thẻ thường (standard card): Đây là loại thẻ căn bản nhất, là loại thẻ mang tính
chất phổ biến được hơn 142 triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày. Hạn mức
tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng quy định (thường khoảng 1000USD).
* Theo phạm vi sử dụng:
Thẻ nội địa: Thẻ do ngân hàng phát hành thẻ trong nước phát hành và sử dụng
thanh toán ở trong nước, giao dịch bằng đồng nội tệ.
Thẻ quốc tế: Thẻ do ngân hàng phát hành thẻ trong 粄 nước phát hành, được sử
dụng để thanh tốn trong và ngồi lãnh thổ nước đó hoặc thẻ được phát hành ở nước
ngoài nhưng sử dụng thanh toán trong nước. Thẻ thanh toán bằng đồng ngoại tệ
mạnh.
* Theo công nghệ làm thẻ:
Thẻ khắc chữ nổi: Thẻ được làm trên kỹ thuật khắc chữ nổi, các thông tin cần
thiết đều được khắc nổi trên thẻ do đó lưu giữ được ít thơng tin và thẻ dễ bị làm
giả , hiện nay những loại thẻ này khơng cịn được sử dụng nữa.
Thẻ băng từ: Thẻ có băng từ lưu giữ thơng tin. Nhược điểm của nó là chứa
đựng ít thông tin, chỉ mang được những thông tin cố định, thơng tin chưa được mã
hố do vậy kém an tồn và dễ làm giả.
Thẻ thơng minh: Thẻ có gắn chíp điện tử để lưu giữ thơng tin, có thể lưu giữ tối

đa 200 giao dịch gần nhất, và có độ an tồn cao, khó làm giả do thơng tin được mã
hố.
*Theo tính chất thanh tốn:
Thẻ tín dụng (credit card): cịn gọi là thẻ ghi nợ hoãn hiệu hay chậm trả, trong
đó chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh tốn tiền hàng hố dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn
mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng.
Thẻ ghi nợ (debit card): Thẻ này có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản
tiền gửi của chủ thẻ. Loại thẻ này khi mua hàng hoá, dịch vụ, giá trị những khoản
giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và dồng thời ghi
có ngay vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ.Thẻ ghi nợ có 2 loại: thẻ online và
thẻ offline.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

5

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy
rút tiền tự động ATM hoặc ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút
tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ vào số tiền ký quỹ.
* Theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán:
Thẻ cá nhân: Thẻ phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng ⺛đủ điều
kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ
bằng nguồn tiền của bản thân minh và có thẻ phát hành thêm thẻ phụ.
Thẻ cá nhân do công ty uỷ quyền sử dụng: Thẻ phát hành cho cá nhân thuộc
một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng
thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn tiền của

tổ chức, cơng ty đó.
1.1.2 Các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ:
a. Chủ thẻ:
Là người có tên trên thẻ và được quyền sử dụng thẻ. Chủ thẻ có thể là một cá
nhân riêng lẻ, hay đại diện cho một tổ chức hay công ty nào đó có nhu cầu sử dụng
thẻ. Chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm thẻ phụ cho người thân, một chủ thẻ có thể sở
hữu một hay nhiều thẻ và phaỉ trả phí cho Ngân hàng phát hành thẻ.
b. Ngân hàng phát hành thẻ:
Là thành viên chính thức của tổ chức thẻ và được phép phát hành thẻ. Ngân
hàng này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp thẻ, thiết kế phôi thẻ để đảm
bảo an tồn cho q trình sử dụng thẻ, sau đó phát hành thẻ cho kháchh hàng, mở và
quản lý tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm về thanh toán số tiền mà khách hàng trả cho
người bán hàng bằng thẻ.
c. Đơn vị chấp nhận thẻ:
Là đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ ⺛ là đơn vị đoợc
ngân hàng uỷ quyền cung ứng tiền mặt cho chủ thẻ khi chủ thẻ có nhucầu rút tiền
mặt.
d. Ngân hàng thanh toán:
Khác với Ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán chỉ là tổ chức thực hiện
thanh toán thẻ, nếu chấp nhận thanh tốn thẻ quốc tế thì phải là thành viên của tổ
chức thẻ quốc tê.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

6

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập

e. Ngân hàng đại lý thanh toán:
Là ngân hàng đợc ngân hàng thanh toán chọn thực hiện một số dịch vụ thanh
tốn thẻ thơng qua Ngân hàng đại lý thanh tốn vưói cơ sở chấp nhận thẻ, ứng tiền
mặt cho chủ thẻ.
f. Tổ chức thẻ quốc tế:
Là hiệp hội các thành viên phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đồng
thời là trung tâm cấp phép và xử lý thanh toán của các thành viên.
1.1.3 Tiện ích của thẻ:
a. Đối với nền kinh tế:
Việc thanh toán qua thẻ đã tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hố, dịch vụ một
cách an tồn và có hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đó
tạo lập niềm tin của dân chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt việc
thanh toán bằng thẻ làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt, giảm lượng tiền mặt trong lưu
thơng qua đó giúp giảm các chi phí vận chuyển, phát hành tiền, thậm chí chống việc
sử dụng tiền giả trong nền kinh tế.
Tăng cường hoạt động lưu thông tiền trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay
của đồng tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh
toán của dân cư và của cả nền kinh tế, tạo tiền đề cho việc tính tốn lượng tiền cung
ứng và điều hành, thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có hiệu quả.
Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm như: rửa tiền, kiểm soát các hoạt động
giao dịch kinh tế giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế ngầm,
tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành
chính sách kinh tế tài chính quốc gia.
b. Đối với chủ thẻ:
Sử dụng thẻ đem lại sự thuận tiện trong tiêu dùng. Với kích thước nhỏ gọn của
thẻ, khách hàng không phải mang theo một khối lượng tiền lớn mà vẫn thoải mái
mua sắm ở mọi nơi, kể cả trong nước hay nước ngoài. Ngoài ra với máy rút tiền tự
động 24/24h được lắp đặt ở các nơi công cộng sẽ giúp họ linh hoạt trong việc tiêu
dung. Thẻ có thể rút tiền mặt bất kì lúc nào, ngay cả ngày lễ hay ngoài giờ làm việc.
Đặc biệt đối với thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể mở rộng khả năng tài chính vượt khỏi

giới hạn thu nhập của mình.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

7

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
c. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ:
Khi tham gia thanh tốn thẻ lợi ích mà các cơ sở chấp nhận thẻ sẽ lớn hơn rất
nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra:
Thứ nhất, với việc chấp nhận thẻ, góp phần làm tăng doanh số bán hàng, tăng
thu nhập.
Thứ hai, việc chấp nhận thẻ thanh toán sẽ giúp cho các đơn vị đa dạng hoá
phương thức thanh tốn, giảm các chi phí khơng cần thiết như: chi phí kiểm đếm
tiền mặt, kiểm tra tiền giả.
Thứ ba, được hưởng các chương trình chăm sóc khách hàng của ngân hàng, từ
đó tăng cường mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
d. Đối với ngân hàng:
Dịch vụ thanh toán thẻ mang lại một nguồn thu lớn và ổn định cho ngân hàng
thơng qua các khoản phí dịch vụ. Và thẻ ngân hàng cịn có vai trị là một tấm đệm
an tồn khi nó bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời như hoạt động kinh doanh
trên tài khoản vãng lai (current account). Đây có thể gọi là sự hỗ trợ chéo có hiệu
quả cho ngân hàng. Hơn nữa, sự ra đời của thẻ ngân hàng góp phần làm phong phú
thêm các loại dịch vụ thanh toán, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
Đặc biệt, khi các ngân hàng nhận làm đại lý cho tổ chức quốc tế thì khi đó ngân
hàng đã thực hiện một bước hội nhập với cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế.
Bên cạnh đó, số dư tiền gửi trên tài khoản của khách hàng xin phát hành thẻ tạo cho

ngân hàng có thêm nguồn vốn huy động để cho vay.
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

Tổng quan nghiệp vụ kinh doanh thẻ bao gồm hai nghiệp vụ cơ bản: phát hành
thẻ và thanh toán thẻ. Tuỳ vào đặc thù hoạt động và tình hình tài chính của mỗi tổ
chức phát hành thẻ nên quy trình nghiệp vụ chi tiết của mỗi loại thẻ là khơng giống
nhau, nhưng nhìn chung nó đều dựa trên những qui định chung như: khi thực hiện
nghiệp vụ phát hành thì phải thẩm định, khi thực hiện hạch tốn sẽ ghi Nợ trước Có
sau.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

8

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
1.2.1 Các nghiệp vụ kinh doanh thẻ:
a. Nghiệp vụ phát hành thẻ:
Việc phát hành thẻ của một ngân hàng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý
của Nhà nước sở tại, đồng thời phải tuân thủ theo những quy định của tổ chức thẻ
quốc tế. Bên cạnh đó, những quy tắc mà ban giám đốc ngân hàng phát hành đưa ra
cũng đóng vai trị quan trọng.
Phát hành thẻ có rất nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có 2 loại là
phát hành thẻ mới và phát hành lại. Cả hai loại này đều được thực hiện theo quy
trình sau:

Chủ thẻ


Chi nhánh
phát hành

(1)Chủ thẻ gửi hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ đến chi nhánh phát hành thẻ.
(2)Sau khi thẩm định hồ sơ, trình giám đốc chi nhánh xét duyệt, gửi đến trung
tâm thẻ để yêu cầu phát hành.

Trung tâm thẻ

(3)Sau khi kiểm tra 溯 ác dữ liệu nhận được trung tâm thẻ sẽ tiến hành mã hố
các thơng tin cần thiết, xác định mã số cá nhân của chủ thẻ, rồi gửi đến chi nhánh
phát hành.
(4a)Khi nhận được thẻ từ trung tâm thẻ, chi nhanh phát hành bản fax xác nhận
đã nhận đủ thẻ và mã số cá nhân.
(4b)Chi nhánh phát hành thông báo cho khách hàng đến nhận hoặc gửi bảo đảm
cho khách (nếu có u cầu từ phía khách hàng).
b. Nghiệp vụ thanh toán thẻ:
Nghiệp vụ thanh toán thẻ bắt đầu khi chủ thẻ tiến hành mua bán, giao dịch tại
các cơ sở chấp nhận thẻ, máy rút tiền tự động ATM và ngân hàng đại lý. Khác với

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

9

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
nghiệp vụ phát hành chỉ do ngân hàng phát hành thực hiện, nghiệp vụ thanh tốn thẻ
có sự tham gia của hầu hết các thành viên trên thị trường thẻ, gồm các bước sau:


Chủ thẻ

Ngân hàng phát hành

Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các
cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý.
Cở sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàng
phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ như: logo, biểu tượng của thẻ quốc tế, băn chữ ký,
ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực,Tổ
cácchức
yếuthẻ
tố quốc
in nổitếtrên thẻ, nếu hợp lệ cơ sở chấp
nhận thẻ sẽ cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng.
Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý gửi hoá đơn thẻ cho ngân hàng
thanh toán.
Ngân hàng thanh toán tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ và truyền
Cơ sở chấp nhận thẻ

dữ liệu về tổ chức thẻ quốc tế (trong trường hợp thẻ quốc tế).

Ngân hàng thanh tốn

 Tổ chức thẻ quốc tế ghi Có cho ngân hàng thanh toán.
 Tổ chức thẻ quốc tế báo Nợ cho ngân hàng phát hành.
 Ngân hàng phát hành thanh toán Nợ cho Tổ chức thẻ quốc tế.
 Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ.
Chủ thẻ thanh toán Nợ cho ngân hàng phát hành; hoặc ngân hàng phát hành sẽ
ghi nợ vào tài khoản của chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ có tài khoản mở tại ngân

hàng phát hành.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

10

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
Quy trình này áp dụng cho thẻ quốc tế, cịn đối với thẻ nội địa quy trình thanh
tốn cũng tương tự như vậy nhưng khơng có sự tham gia của tổ chức thẻ quốc tế.
1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh thẻ:
a. Rủi ro trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ:
Đơn phát hành thẻ với các thông tin giả mạo: Đơn xin phát hành thẻ của khách
hàng có các thơng tin giả mạo hoặc không đầy đủ, khi thẩm định nếu ngân hàng
không phát hiện ra sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi chủ thẻ sẻ dụng thẻ
mà không thanh tốn hoặc khơng có khả năng thanh tốn.
Thẻ giả: Những thẻ này được làm căn cứ vào các thông tin có được từ chứng từ
giao dịch thẻ, hoặc từ thẻ bị mất cắp, thẻ bị thất lạc. Đây là loại rủi ro nguy hiểm
nhất mà các tổ chức thẻ rất quan tâm và có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng
phát hành vì theo tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ phải chịu trách
nhiệm với mọi giao dịch mang mã số ngân hàng phát hành thẻ.
Thẻ mất cắp, thất lạc: thẻ bị mất cắp, thất lạc mà chủ thẻ chưa kịp thông báo
cho Ngân hàng phát hành để khoá thẻ sẽ gặp rủi ro nếu tài khoản của chủ thẻ bị lợi
dụng và Ngân hàng phát hành không chịu trách nhiệm.
Chủ thẻ không nhận được thẻ do Ngân hàng phát hành thẻ gửi: Ngân hàng phát
hành thẻ đã gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện, nhưng thẻ bị đánh cắp trên
đường đi, do vậy thẻ bị sử dụng mà chủ thẻ thực không biết. Rủi ro này Ngân hàng
phát hành phải chịu.

Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Ngân hàng phát hành thẻ nhận được thông
báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ mới về địa chỉ này. Rủi ro
xảy ra khi thẻ bị sử dụng mà chủ thẻ đích thực khơng biết. Mọi tổn thất do giao dịch
phát sinh trên thẻ này Ngân hàng phát hành phải chịu.
Thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại: Rủi ro xảy ra khi
Đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu qua thư, fax dựa trên
các thông tin giả mạo như: loại thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực.
Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ: khi
thực hiện giao dịch, nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều hoá đơn
thanh toán nhưng chỉ giao một hoá đơn cho chủ thẻ kí. Sau đó nhân viên này giả

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

11

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
mạo chữ kí của chủ thẻ và nộp những hố đơn đó cho Ngân hàng thanh tốn đòi
tiền.
Sao chép, tạo băng từ giả:Các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên băng từ
của thẻ thật được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ, chúng mã hoá tạo ra các thẻ
giả. Cách thực này khá tinh vi, rất khó phát hiện và gây tổn thất lớn cho ngân hàng
phát hành thẻ.
Rủi ro tín dụng: Rủi ro xảy ra khi thẻ được sử dụng nhưng không được thanh
tốn.
Ngồi những rủi ro nêu trên cịn có các rủi ro do: lộ PIN, hệ thống máy móc bị
trục trặc, Đơn vị chấp nhận thẻ vượt quá hạn mức giao dịch mà không xin phép.
b. Rủi ro về môi trường pháp lý:

Nhìn chung rủi ro này thường chỉ xảy ra đối với những quốc gia đang phát triển
và mới tham gia vào lĩnh vực hoạt động thẻ do hệ thống băn bản pháp luật cịn chưa
hồn chỉnh. Nhất là khi luật trong nước chưa thống nhất với thông luật quốc tế, các
quy định cũng chưa có chuẩn mực chung dẫn đến việc các ngân hàng sẽ rất lúng
túng khi áp dụng và rủi ra xảy ra là điều khó tránh khỏi.
c. Rủi ro về kinh tế:
Thu nhập của người dân chưa cao và chưa ổn định, các chính sách về thu nhập
cũng như các chính sách về thuế nhập khẩu thường có những thay đổi, đã làm ảnh
hưởng đến khả năng chi trả và khả năng hoàn trả của chủ thẻ cũng như hiệu quả của
việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị ngành thẻ.
d. Rủi ro về chính trị:
Các hệ thống chính trị khác nhau sẽ có tác động đến hệ thống kinh tế khác nhau
dẫn đến khả năng có thẻ xảy ra rủi ro, đặc biệt là mối quan hệ với nước ngoài hoặc
các tổ chức quốc tế. Bất cứ một lệnh cấm nào có hiệu lực đối với nước có liên quan
đều ảnh hưởng và có thể gây ra rủi ro.
e. Rủi ro về xã hội:
Đây là rủi ro rất khó khắc phục bởi nó là vấn đền trình độ dân trí và khả năng
nhận thức của người dân như: vấn đề bảo mật thông tin thẻ, bảo quan thiết bị giao
dịch tự động đặt tại các nơi cơng cộng. Đặc biệt về phía ngân hàng, do chưa nhận

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

12

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
thức hết được trách nhiệm, quyền hạn cũng như trình độ xử lý nghiệp vụ kém thì
việc dẫn đến sai sót, vi phạm cố tình hay vơ ý là khó tránh khỏi.

f. Rủi ro về kĩ thuật và công nghệ:
Rủi ro ngày càng trở nên phức tạp theo trình độ phát triển của khoa học cơng
nghệ. Bất kì một sự cố trục trặc nào của thiết bị đều gây ra những tổn thất to lớn, rồi
sẽ gây ra hiệu ứng đơminơ bởi nó có thể làm nghẽn mạch cả hệ thống. Và càng
nghiêm trọng khi mạng thanh tốn được kết nối tồn cầu thì mức độ ảnh hưởng của
nó khơng thể lường được.
Mục tiêu hàng đầu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Mà rủi ro lại ln
tồn tại song với lợi nhuận. Vì vậy để gia tăng hiệu quả kinh doanh thẻ thỉ phải có
những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro tối đa để có sự ổn định trong kinh
doanh và cơ hội phát triển.
1.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ đối với ngân hàng thương mại:
a. Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng:
Việc phát hành và chấp nhận thẻ thanh toán mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ
cho ngân hàng, cho sự phát triển của xã hội mà đặc biệt là cho sự thuận tiện của
khách hàng. Với nhu cầu đòi hỏi tất yếu của khách hàng, của thị trường, việc đáp
ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ này là phương tiện mang lại sự phát triển thành công
và bền vững cho ngân hàng.
Kinh doanh thẻ - Một hình thức dịch vụ đem lại hiệu quả cao.
Với những đặc điểm của thị trường và thực trạng thị trường Việt Nam hiện nay,
các ngân hàng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng do: dân chúng vẫn chưa thay
đổi thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán, giao dịch. Khi việc thanh toán bằng
thẻ phát triển, thay thế thói quen dùng tiền mặt thì thị trường thẻ sẽ phát triển rất
nhanh. Đây là cơ hội để các ngân hàng tham gia và phát triển hoạt động kinh doanh
thẻ.
Kinh doanh thẻ- Tạo hình ảnh tốt về một ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu
thế phát triển của thương mại điện tử.
Sự phát triển của thương mại điện tử có tác động rất lớn đến hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Thương mại điện tử đặt ra những yêu cầu cấp thiết về sự hiện đại
hoá hoạt động ngân hàng. Có một thực tế là: với sự lớn mạnh của Internet, sự phát


Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

13

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
triển vũ bão của công nghệ thông tin, cùng những bước tiến nhanh của thương mại
điện tử, các ngân hàng truyền thống đang đứng trước thách thức cạnh tranh bởi việc
áp dụng thương mại điện tử của các tổ chức phi tài chính như hệ thống siêu thị, cửa
hàng, thậm chỉ cả những nhà sản xuất cũng bắt đầu đưa ra các sản phẩm tài chính
như thẻ mua hàng tín dụng, mua hàng trả chậm, bán bảo hiểm. Các cơng ty này có
lợi thế về mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay khách hàng, giá cả tín dụng
cạnh tranh do bù vào lợi nhuận bán hàng mà có, đồng thời thủ tục cấp tín dụng cũng
đơn giản và linh hoạt hơn nhiều so với hệ thống ngân hàng truyền thống.
Tại Việt Nam, xu thế phát triển của thương mại điện tử đã bắt đầu đặt hệ thống
ngân hàng trước một nhu cầu mới. Các ngân hàng trong nước sẽ phải phát huy mọi
nội lực, tích cực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ để tiếp cận với xu thế
mới mẻ này. Các ngân hàng cần phải tối ưu hoá hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh
truyền thống đồng thời phải hiện đại hoá để có thể đứng vững, phát triển và đáp ứng
được yêu cầu của thương mại điện tử. Một trong những lĩnh vực khơng thể thiếu
trong thanh tốn điện tử chính là dịch vụ thẻ ngân hàng.
Kinh doanh thẻ - Thu hút được một lượng khách hàng lớn.
Với mạng lưới hoạt động khá rộng lớn, trên toàn quốc: năm thành phố lớn và
các tỉnh thành trong cả nước. Các ngân hàng sẽ thu hút thêm được một lượng khách
hàng lớn nếu triển khai dịch vụ thẻ. Hiện nay, khi mở tài khoản các nhân để hoạt
động, rất nhiều khách hàng đã đề cập đến dịch vụ thẻ, coi đó như một nội dung thiết
yếu để thuyết phục khách hàng. Sự hài lòng thuận tiện cho khách hàng hiện có là
nhân tố thúc đẩy việc thu hút thêm khách hàng mới. Thông qua dịch vụ thẻ, khách

hàng sẽ biết đến các dịch vụ khác của ngân hàng và như vậy lượng khách hàng tiềm
năng của các sản phẩm quan trọng khác sẽ lớn hơn.
Kinh doanh thẻ - Mở rộng mạng lưới dịch vụ trong tồn quốc cũng như trên thế
giới.
Thơng qua việc phát hành thẻ sẽ giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới dịch vụ
khắp trên toàn quốc cũng như trên thế giới. Với những phương thức phục vụ khách
hàng tiên tiến như dịch vụ gửi tiền một nơi rút ở nhiều nơi (qua hình thức Debit
Card, ATM) hay dịch vụ thanh tốn không dùng tiền mặt tại các cơ sở chấp nhận
thẻ. Như vậy, bằng việc phát hành và thanh toán thẻ đã giúp mở rộng địa bàn hoạt

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

14

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
động của ngân hàng, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của
các ngân hàng.
Kinh doanh thẻ - Hiệu quả về mặt kinh tế.
Phát triển dịch vụ thẻ đã, đang và sẽ trở thành xu thế tất yếu của các ngân hàng,
bởi họ cịn có được những nguồn lợi hấp dẫn từ chiếc thẻ đa tính năng này.
Số dư trên tài khoản thẻ - Nguồn vốn hấp dẫn: Thẻ được coi là kênh huy động
vốn quan trọng trong tương lai với các ngân hàng. Trong quy trình thanh tốn thẻ
tín dụng, các cơ sở chấp nhận thẻ kí hợp đồng tiếp nhận thẻ thường mở tài khoản tại
ngân hàng thanh toán, điều này làm cho số dư tài khoản tiền gửi tăng lên và làm
tăng trưởng ngân quỹ của ngân hàng. Sự gia tăng vốn quĩ được nhân lên gấp đôi
khi chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng. Mỗi tài khoản giao dịch là một khoản vay.
Tại ngày đáo hạn, theo sao kê, khi chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng sẽ làm tăng quĩ

tiền mặt thực tế.
Phí dịch vụ thẻ - Nguồn thu nhập cho ngân hàng: Kinh doanh thẻ đem lại nguồn
thu nhập cho ngân hàng. Đó là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải trả cho hợp
đồng sử dụng thẻ, phí rút tiền mặt ( 4% cho ngân hàng phát hành và tối thiểu 50.000
đồng cho một lần giao dịch), phí giao dịch thanh tốn hàng hố dịch vụ bằng thẻ tín
dụng tại các cơ sở chấp nhận thẻ ( 2,5% giá trị của mỗi giao dịch), phần chiết khấu
thương mại và một số các phí khác như: Phí tra sốt, phí cấp lại thẻ. Trong những
năm gần đây, tất các các khoản thu từ nghiệp vụ kinh doanh thẻ đem lại lại một tỷ
suất sinh lời lên tới 20%/năm cho các ngân hàng, cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻ
đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các ngân hàng thương mại.
Quảng cáo trên thẻ - Nguồn thu bổ sung: Quảng cáo trên thẻ hay trên máy
ATM bằng những logo quảng cáo và màn hình chờ đầy màu sắc sẽ lôi cuốn được
sự chú ý của khách hàng trong giao dịch với máy ATM. Vì chủ thẻ chủ yếu rút tiền
ở máy ATM khi họ mua hàng hố và đó là cơ hội cho các nhà quảng cáo bày ra
những sự lựa chọn trước mắt khách hàng khi họ rút tiền. Tiếp thị tập trung và sự
riêng biệt khiến quảng cao trên thẻ hay trên ATM dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Họ sẽ cảm nhận được thơng điệp dành riêng cho mình và chú ý đến nó hơn. Bên
cạnh việc thu hút khách hàng, bằng cách liên kết thẻ và hợp tác quảng cáo với các

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

15

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
doanh nghiệp, ngân hàng sẽ được phép thu một khoản tiền lớn nhờ quảng cáo đem
lại. Đây cũng là khoản thu để bổ sung cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ.
Kinh doanh thẻ - Tăng cường khả năng cạnh tranh, mang lại hình ảnh mới cho

ngân hàng, nâng cao giá trị cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần.
Thị trường kinh doanh thẻ là thị trường cạnh tranh quyết liệt. Tiến trình hội
nhập Quốc tế của nền kinh tế Việt Nam diễn ra nhanh chóng. Việt Nam đã gia nhập
WTO, đồng nghĩa với nó là sự xâm nhập vào Việt Nam của các ngân hàng nước
ngồi. Hoạt động thanh tốn bằng thẻ đã trở nên phổ biến và thơng dụng trên tồn
thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, xu hướng vận động mang
tính quy luật này đang từng bước thể hiện rõ nét ở Việt Nam. Việc triển khai tốt
nghiệp vụ kinh doanh thẻ sẽ tạo thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng với các ngân
hàng khác và sự chuẩn bị sẵn sàng cho tiến trình hội nhập, phát triển của nền kinh
tế. Cùng với ưu thế này là sự gia tăng về giá trị hình ảnh, về thương hiệu, và rõ rệt
nhất chính là nâng cao giá trị cổ phiếu của ngân hàng, mang lại lợi ích kinh tế với
cổ đông, và sức mạnh cho ngân hàng.
b. Lợi ích chung đối với hệ thống ngân hàng:
Ngồi những hiệu quả mang lại cho từng ngân hàng, việc phát hành và thanh
tốn thẻ cịn góp phần nâng cao hình ảnh của hệ thống các ngân hàng thương mại,
cũng như góp phần vào q trình hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng của tồn hệ
thống nói chung.
Như vậy, thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích. Với tính
linh hoạt và các tiện ích mà nó mang lại cho mọi chủ thể liên quan, thẻ ngân hàng
đã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vị
trí của nó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ:
Hoạt động kinh doanh thẻ chịu sự ảnh hưởng của các các yếu tố: kinh tế - chính
trị - xã hội – khung pháp lý – trình độ phát triển khoa học công nghệ. Hoạt động
kinh doanh thẻ là một hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính, mà bất kì hoạt động
tài chính nào đều rất nhạy cảm với những biến động kinh tế - chính trị - xã hội của
quốc gia.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh


16

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững sẽ tạo điều kiện lí tưởng cho
hoạt động kinh doanh thẻ phát triển. Ngược lại một nền kinh tế suy thoái, khủng
hoảng, lạm phát ở mức cao thì chắc chắn hoạt động thẻ khơng thể phát triển được.
Khi nền kinh tế của một quốc gia có sự tăng trưởng sẽ nâng cao mức thu nhập
cho người dân, với thu nhập được nâng cao người dân sẽ phát sinh nhu cầu tài
chính: chi tiêu, tích luỹ. Từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển. Còn
nếu nền kinh tế suy thối, lạm phát cao, thì thu nhập của người dân thấp, nhu cầu về
tài chính ít, họ sẽ phải dè xẻn trong chi tiêu, nếu có nhu cầu tiết kiệm họ sẽ đầu tư
vào ngoại tệ hoặc kim loại quý từ đó gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ.
Các biến động chính trị ln gắn liền với những tác động kinh tế. Nếu một quốc
gia có một nền chính trị ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng,
phát triển. Cịn nếu một nền chính trị bất ổn, ln ẩn chứa nguy cơ bạo loạn thì sẽ
gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Vì thế yếu tố chính trị cũng là một
yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động kinh doanh.
Các yếu tố xã hội như: trình độ dân trí, tâm lý, thói quen, các yếu tố về đặc
trưng văn hoá cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ. Nếu trong một xã hội
hiện đại, người dân có trình độ dân trí cao, ưa thích cơng nghệ tiên tiến, hiện đại thì
chắc chắn hoạt động kinh doanh thẻ trong xã hội đó sẽ rất phát triển. Ngược lại,
trong một xã hội mà tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt vẫn tồn tại thì hoạt động kinh
doanh thẻ sẽ khó mà phát triển được.
Hoạt động kinh doanh thẻ cũng như các hoạt động kinh doanh khác trong nền
kinh tế đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy các quy định pháp luật
cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ. Nếu như một quốc gia có hệ thống
văn bản pháp luật chặt chẽ, đầy đủ để điều chỉnh hoạt động kinh doanh thẻ, thì sẽ

tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển. Trong khi một quốc gia có hệ
thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh
thẻ.
Hoạt động kinh doanh thẻ là một hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được hỗ trợ
bởi máy móc cơng nghệ. Vì thế nên nếu cơng nghệ càng tiên tiến hiện đại thì hoạt
động kinh doanh thẻ càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Cịn ở quốc gia nào trình

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

17

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
độ khoa học công nghệ vẫn ở trình độ sơ sài thì hoạt động kinh doanh thẻ sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong q trình thực hiện.
Hoạt động kinh doanh thẻ là một dịch vụ tài chính, do đó cịn bị ảnh hưởng bởi
trình độ phát triển của nền tài chính quốc gia. Với các quốc gia có nền tài chính phát
triển thì hoạt động kinh doanh thẻ là hết sức phổ biến và phát triển hết sức mạnh
mẽ. Cịn ở các quốc gia có nền tài chính kém phát triển, thì hoạt động kinh doanh
thẻ vẫn còn xa lạ, và chỉ đang ở dạng tiềm năng.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

18

Lớp Ngân hàng 45C



Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TECHCOMBANK:

2.1.1 Thành lập và hoạt động.
Ngày 27/9/1993, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank –
TCB) chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-CP trong
thời hạn 20 năm. Trụ sở chính được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm –
Hà Nội.
Sau một thời gian hoạt động hiệu quả và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của
kinh tế nước nhà, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép gia hạn lên là 99
năm theo quyết định số 330/QĐ-NH5 ngày 8/10/1997.
Techcombank có các hoạt động chính như:
-Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân.
-Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức cá nhân tuỳ theo tính chất
và khả năng nguồn vốn của ngân hang.
-Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, tín
phiếu và các chứng từ có giá.
Ngồi ra cịn cung cấp các dịch vụ khác cho các khách hàng mà ngân hàng Nhà
nước cho phép.
Vốn cổ phần
Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống TechcomBank cả vể chiều rộng lẫn
chiều sâu, vốn điều lệ của ngân hang không ngừng tăng lên trong các năm. Những
ngày đầu đi vào hoạt động, vốn điều lệ của ngân hang chỉ là 20tỷ thì đến cuối năm
2006 đã đạt 1500 tỷ đồng, đã nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn
nhất về vốn điều lệ.
Thị trường hoạt động mục tiêu trong hoạt động của Techcombank.
Thị trường mục tiêu mà Techcombank hướng tới được chia theo những tiêu

chí khác nhau.
*Theo khu vực địa lí:

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

19

Lớp Ngân hàng 45C


Chuyên đề thực tập
-Miền Bắc: Ngân hang tập trung vào các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái
Bình.
Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Khánh Hồ.
Miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần
Thơ, An Giang, Kiên Giang.
* Nhóm sản phẩm tín dụng:
Tính dụng tiêu dung: Techcombank tập trung tài trợ cho những nhu cầu về: sửa
chữa, mua nhà ở, phương tiện vận chuyển, du học, tư liệu tiêu dung.
Tín dụng hộ cá thể: Vốn lưu động, vốn cố định phục vụ kinh doanh, sản xuất nhỏ,
cá thể.
Tín dụng đầu tư cá nhân: Chứng khốn, cổ phần khơng niêm yết.
Tín dụng cơng ty: Vốn lưu động, cố định phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
*.Ngành nghề hoạt động:
Sản xuất, gia công hang xuất khẩu: dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, chế biến
thuỷ sản, chế biến nông sản, điện - điện tử, thủ công mỹ nghệ, khống sản.
-Kinh doanh nhập khẩu: máy móc thiết bị, xăng dầu, hoá chất, nguyên liệu, dược
phẩm, sản phẩm điện tử, phương tiện vận tải.
-Sản xuất: Thực phẩm đồ uống, vật liệu xây dựng, sản xuất nhựa, hoát chất, sản

xuất các sản phẩm từ cao su – hoa chất, sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh gốm sứ,
sản xuất kinh loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sản xuất lắp ráp các sản
phẩm, linh kiện điện tử, sản xuất các sản phẩm gỗ, nội thất.
Kinh doanh: thương mại, phân phối, đại lí bán bn, bán lẻ.
-Xây dựng cơ bản: Xây dựng các cơng trình dân dụng, khu đơ thị - khu dân cư,
cơng trình cơng nghiệp, xây dựng cơ sở hạn tầng, cơng trình giao thơng.
-Dịch vụ: dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, khách sạn – nhà hang.
-Các hoạt động lien quan đến bất động sản: kinh doanh nhà ở, khu đô thị - khu
dân cư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
2.1.2 Quá trình phát triển
Từ khi ra đời đến nay, Techcombank có rất nhiều đổi thay, với những mốc lịch
sử đáng ghi nhớ.

Sinh viên thực hiện: Trần Việt Anh

20

Lớp Ngân hàng 45C



×