Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.36 KB, 22 trang )

z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Đề tài:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT
Lớp: TCNH04 – K23
GV: PGS.TS. Trương Quang Thông
Nhóm thực hiện: 09
1. Trần Trung Kiên
2. Hà Ngọc Minh
3. Bùi Thị Thiện Mỹ
4. Phan Trường Vũ
TP.HCM, Tháng 09 năm 2014
MỤC LỤC
1
1/ Tổng quan về ngân hàng Bảo Việt 1
1.1Giới thiệu vắn tắt ngân hàng: 1
1.2 Sứ mạng, tầm nhìn: 1
1.3 Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi: 1
1.4 Tình hình góp vốn, đầu tư: 2
1.5 Công nghệ: 3
1.6 Định hướng và Chiến lược kinh doanh: 4
2/ Phân tích tài chính 5
2.1 Tăng trưởng tài sản: 5
2.2 Tăng trưởng nguồn vốn: 6
2.3 Tình hình an tòan vốn: 10
2.4 Tình hình thanh khỏan: 11
2.5 Chất lượng tài sản: 12
2.6 Chất lượng thu nhập: 12
2.7 Các hệ số tài chính cơ bản: 15


2.8 So sánh với các ngân hàng khác trong năm 2013: 16
3/ Phân tích SWOT 17
4/ Kết luận 20
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
1/ Tổng quan về ngân hàng Bảo Việt
1.1Giới thiệu vắn tắt ngân hàng:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (“Ngân hàng”) là công ty con do Tập đoàn
Bảo Việt sở hữu 52% vốn. Tập đoàn Bảo Việt là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần
hóa (tên trước khi cổ phần hóa là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam) và chuyển đổi thành công
ty cổ phần vào ngày 15 tháng 10 năm 2007.
Ngân hàng được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 2008 theo Giấy phép số 328/GP-
NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) với mức vốn điều lệ ban đầu là 1.500
tỷ đồng.
Ngày 14/01/2009 Ngân hàng chính thức khai trương hoạt động trụ sở chính đặt tại số 08
Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngày 27 tháng 12 năm 2012, Ngân hàng đã chính thức nâng tổng mức vốn điều lệ lên
thành 3.000 tỷ đồng.
Vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng có một Hội sở chính và hai mươi chín
chi nhánh chính tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.
1.2 Sứ mạng, tầm nhìn:
Sứ mạng: Xây dựng một ngân hàng hiện đại, đề cao tính chuẩn mực trong quản trị điều
hành và hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng thông qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông, lợi ích dài hạn cho nhân viên và
thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng hàng đầu về chất lượng dịch vụ và giải pháp tài chính
toàn diện ngân hàng – bảo hiểm – đầu tư.
Xác định tầm nhìn 2015 là “trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chủng loại sản
phẩm và chất lượng dịch vụ ”.
1.3 Những sản phẩm dịch vụ cốt lõi:
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như huy động, cho vay,…, khối Ngân hàng bán lẻ

còn phát triển các sản phẩm tích hợp những tính năng hiện đại và đa tiện ích, đặc biệt là các
sản phẩm ngân hàng điện tử. Ngân hàng đã kết nối hệ thống ATM, POS với liên minh thẻ
Smartlink, VNBC và Banknetvn.
Hiện tại, các sản phẩm thẻ BVLink, BVIP có thể thực hiện giao dịch trên hệ thống
khoảng 50.000 POS của 29 ngân hàng thuộc ba tổ chức chuyển mạch thẻ Smartlink,
BanknetVN và VNBC. ATM của Bảo Việt không chỉ chấp nhận thẻ nội địa của tất cả các ngân
hàng trong nước mà còn cho phép ứng tiền mặt cho nhiều loại thẻ quốc tế (VISA, MasterCard,
JCB, CUP,…).
Trang 1
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Các sản phẩm thẻ ghi nợ BVLink, BVIP có các tính năng như EZ-Billing, EZ-Topup,
EZ-Saving cho phép khách hàng thực hiện nhiều giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn, gửi
tiết kiệm,…) thông qua các phương tiện khác nhau (Internet Banking, Mobile Wap, SMS
Banking). Ngoài ra, khối Ngân hàng bán lẻ đã triển khai gói sản phẩm BVIP là sự kết hợp các
dịch vụ Tài chính - Đầu tư - Bảo hiểm, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, góp phần đa
dạng hóa hệ thống sản phẩm bán lẻ tại Ngân hàng Bảo Việt.
Các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm:
• Các sản phẩm truyền thống như Tín dụng, Bảo lãnh, Tiền gửi, Thanh toán và Tài trợ
Thương mại;
• Các sản phẩm tín dụng đặc thù theo ngành, lĩnh vực, vùng miền phù hợp với từng đối
tượng khách hàng như Tín dụng ngành Gạo, Cà phê, Sữa; Tín dụng cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu…;
• Các sản phẩm bổ trợ để tăng tiện ích cho khách hàng như Trả lương, Thu hộ ngân
sách…;
• Các sản phẩm có thể ứng dụng được trên nền tảng Internet Banking như chuyển tiền,
thanh toán hoá đơn,…
Tuy nhiên, những sản phẩm dịch vụ hiện tại của Ngân hàng chỉ đáp ứng được đa phần
các nhu cầu của khách hàng, vẫn còn nhiều sản phẩm dịch vụ thiết yếu khác mà Bảo Việt chưa
phát triển được như thẻ tín dụng (Visa, Master,…) của riêng Ngân hàng, thẻ đồng thương hiệu,
dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài,…

1.4 Tình hình góp vốn, đầu tư:
Hình 1.1: Sở hữu vốn vốn tại Bảo Việt Bank
Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk)
và Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín
khác trong nước, Ngân hàng Bảo Việt có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan
Trang 2
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Từ khi mới được thành lập vào cuối
năm 2008 với mức vốn 1.500 tỷ đồng, Ngân hàng được các cổ đông góp vốn với tỷ lệ như sau:
Tập đoàn Bảo Việt: 52 %, Công ty Vinamilk: 8,4%, Tập đoàn Công nghệ CMC: 7,65%
và các cổ đông khác là 31,96%.
Theo Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 (Nghị định 11), đến hết năm 2010, mức
vốn pháp định của các ngân hàng phải đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do hoạt động
ngân hàng và chứng khoán khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nghị định số
10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 141 kéo dài
thời gian thực hiện cho các ngân hàng đến 31/12/2011.
Thực hiện theo yêu cầu của Nghị định 141 của Chính phủ, từ năm 2010 Ngân hàng Bảo
Việt đã thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Ngày 08/11/2010 Ngân hàng
được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước(UBCK) cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu số
726/UBCK-GCN, tuy nhiên ngày 13/12/2010, UBCK đã yêu cầu Ngân hàng xem xét tạm dừng
việc chào bán ra công chúng đồng thời phải khẩn trương hoàn thành Báo cáo tài chính năm
2010 có kiểm toán để đăng ký lại đợt chào bán với UBCK(do Ngân hàng mới đi vào hoạt động
từ năm 2009, chưa có báo cáo kiểm toán hai năm nên chưa đáp ứng được điều kiện chào bán
cổ phiếu ra công chúng theo quy định tại Thông tư 17/2007/TT-BTC).
Đến ngày 27 tháng 12 năm 2012, Ngân hàng mới nâng tổng mức vốn điều lệ lên thành
3.000 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông lớn vẫn không thay đổi.
Theo Luật Tổ chức tín dụng(TCTD) 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, một tổ chức
không được sở hữu quá 15% và bên liên quan không được sở hữu quá 20% vốn tại một TCTD.
Việc Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 52% vốn điều lệ của Ngân hàng Bảo Việt đến hiện tại đã vi
phạm quy định trên trong một thời gian dài nhưng vẫn không bị xử lý đã đặt ra cho chúng ta

một vấn đề ở đây là “Liệu có sự ưu ái riêng từ phía Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng?”.
Tập đoàn Bảo Việt(BVH) có đề án tái cơ cấu đã phê duyệt, theo đó, BVH sẽ giảm dần
tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Bảo Việt đúng với quy định của Luật TCTD nhưng BVH sẽ không
bán cổ phần Ngân hàng cho tổ chức khác để giảm tỷ lệ sở hữu. Quan điểm của BVH là theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước, các TCTD phải tăng vốn rất nhanh vì thế BVH sẽ giảm tỷ
lệ sở hữu thông qua việc tăng vốn đến khi tỷ lệ sở hữu còn đúng theo quy định.
1.5 Công nghệ:
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ cho sự phát triển của ngân hàng, Bảo
Việt Bank đã triển khai và hoàn thành hệ thống phần mềm ngân hang lõi (core banking) trước
khi đi vào hoạt động. Trong năm 2009, Ngân hàng đã triển khai hệ thống ngân hàng lõi T24
của Temenos - nhà cung cấp giải pháp ngân hàng hàng đầu thế giới – cùng nhiều dự án công
nghệ khác như: hệ thống Chuyển mạch tài chinh & Quản trị Thẻ (Financial Switching &
CMS), hệ thống SMS Banking, Internet Banking. Hệ thống công nghệ (bao gồm hạ tầng công
Trang 3
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
nghệ và các giải pháp) đã hỗ trợ tốt cho phát hành thẻ ghi nợ nội địa, thẻ trả trước và vận hành
hệ thống máy ATM. Một số giải pháp công nghệ khác cũng đang tiếp tục được triển khai như:
BPM & UCM (hệ Quản trị tiến trình xử lý nghiệp vụ & Quản trị nội dung), Data Warehouse
(Kho dữ liệu), FTP (Phần mềm hỗ trợ Giá vốn điều chuyển), các dịch vụ nâng cao của Internet
Banking và Mobile Banking.
1.6 Định hướng và Chiến lược kinh doanh:
Định hướng kinh doanh: Với phương châm hoạt động “An toàn - Hiệu quả để lớn
mạnh”, Ngân hàng tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:
• Kiện toàn mô hình tổ chức: Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức để vận hành hiệu quả.
Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, sáng tạo và trẻ trung. Hoàn thiện chính sách lương,
phúc lợi và đãi ngộ dựa trên hiệu quả công việc của nhân viên. Xây dựng và hướng tới văn hóa
quản trị theo hiệu quả công việc.
• Hoạt động kinh doanh: Tăng cường công tác quản trị rủi ro, kiểm soát chất lượng tín
dụng. Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị vận hành đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền
vững và hiệu quả.

• Chú trọng phát triển sản phẩm: Duy trì và phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ
chất lượng, nâng cao ứng dụng tiện ích của ngân hàng hiện đại. Đẩy mạnh liên kết giữa Ngân
hàng bán lẻ và Ngân hàng doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác giữa Ngân hàng với các đơn vị
thành viên thuộc Tập đoàn Bảo Việt để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ liên kết toàn diện đem
lại giá trị gia tăng cho khách hàng và lợi ích cho từng thành viên trong hệ thống Bảo Việt.
• Cải thiện và nâng cao chất lượng Dịch vụ khách hàng: Chú trọng vào các hoạt động
nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng và giúp cho Ngân hàng tăng cường được năng lực
cạnh tranh trên thị trường.
• Đẩy mạnh các hoạt động hướng tới cộng đồng xã hội: Tiếp tục các hoạt động hướng
đến cộng đồng xã hội với những hoạt động thiết thực, có ý nghĩa bằng sự chung tay góp sức
của cả ngân hàng cũng như trong mỗi cán bộ nhân viên.
Chiến lược phát triển của Ngân hàng:
Tăng trưởng hoạt động tín dụng trên cơ sở có kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn và
nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro; Tập trung vào công tác quản lý nợ; Triển khai đo
lường rủi ro thanh khoản, thị trường và phát triển chất lượng huy động vốn nhằm cân đối vốn
trên toàn hệ thống; Đẩy mạnh phát triển dịch vụ để chuyển dịch dần cơ cấu doanh thu từ tín
dụng sang doanh thu từ phí dịch vụ; Phát huy thế mạnh trong việc hợp tác với các Đơn vị thành
viên trong Tập đoàn Bảo Việt.
Trang 4
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
2/ Phân tích tài chính
2.1 Tăng trưởng tài sản:
Thành lập vào năm 2008, thời điểm làn sóng đầu tư vào ngành Ngân hàng ồ ạt hơn bao
giờ hết, cho đến nay, Ngân hàng Bảo Việt là một trong những Ngân hàng khá “non trẻ”, là một
trong 6 ngân hàng có vốn điều lệ tròn 3000 tỷ đồng – mức tối thiếu theo quy định của Ngân
hàng Nhà Nước, thuộc nhóm các Ngân hàng có quy mô vốn và tổng tài sản nhỏ nhất trong hệ
thống.
Tình hình tăng trưởng tổng tài sản qua từ năm 2009 đến 2013 được thống kê theo bảng
sau:
Bảng 2.1: Bảng thống kê các khoản mục tài sản Ngân hàng Bảo Việt giai đoạn 2009-

2013 Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 32.184 122.624 107.495 108.612 125.000
Tiền gửi tại NHNN 195.829 238.513 223.673 278.045 271.000
Tiền gửi tại các TCTD khác
và cho vay các TCTD khác
3.643.677 4.355.566 3.258.843 4.280.286 4.823.000
Chứng khoán kinh doanh - 674.417 543.086 95.200 1.550.000
Cho vay khách hàng 2.250.150 5.581.745 6.633.212 6.610.656 7.856.000
Chứng khoán đầu tư 949.066 2.288.627 2.090.858 1.535.938 1.760.000
Tài sản cố định 47.588 80.699 84.248 67.330 43.000
Tài sản Có khác 151.260 375.681 283.505 306.899 360.000
TỔNG TÀI SẢN 7.269.755 13.717.871 13.224.921 13.282.966 16.788.000
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NH Bảo Việt
Theo báo cáo thường niên năm 2009, quy mô tổng tài sản của Ngân hàng là 7.270 tỷ
đồng, tuy nhiên đến năm 2010, tổng tài sản của Ngân hàng là 13.718 tỷ đồng, tăng 88,69%,
đây có thể coi là mốc tăng trưởng quy mô khá ấn tượng của Ngân hàng sau 2 năm chính thức
đi vào hoạt động. Trong năm 2010, Ngân hàng Bảo Việt đã thành lập và đưa vào hoạt động
thêm 15 điểm giao dịch, bao gồm 5 Chi nhánh và 10 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao
dịch lên 26 điểm trên cả nước. Với sự mở rộng mạng lưới giao dịch, mở rộng hệ khách hàng
(tăng gần 5 lần so với năm 2009) đã góp phần giúp Ngân hàng Bảo Việt đạt được tốc độ tăng
trưởng tổng tài sản khá cao với sự gia tăng chủ yếu của khoản mục cho vay khách hàng (tăng
từ 2.250 tỷ lên 5.582 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (tăng từ
3.644 tỷ đồng lên 4.356 tỷ đồng).
Trang 5
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2012, quy mô tổng tài sản của Ngân hàng hầu như không
biến động đáng kể. Tình hình kinh tế khó khăn dưới tác động của các cuộc khủng hoảng tài
chính trên thế giới trong giai đoạn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh
nghiệp, kéo theo đó là hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và bộc lộ

những điểm yếu. Với quy mô nhỏ, tuổi đời non trẻ, sản phẩm dịch vụ còn khá nghèo nàn, mạng
lưới chỉ tập trung ở những thành phố lớn, Ngân hàng Bảo Việt không thể đạt được các mục tiêu
tăng trưởng đề ra trong giai đoạn này.
Năm 2012, Ngân hàng Bảo Việt tăng quy mô vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ
đồng theo nghị định 141 ngày 22/11/2006 của Chính Phủ ban hành. Với việc gia tăng vốn điều
lệ, tổng tài sản năm 2013 là 16.788 tỷ đồng, tăng 26,39% so với năm 2012.
Biểu đồ: Tổng tài sản của NH Bảo Việt từ năm 2009 – 2013
Nhìn chung, Ngân hàng Bảo Việt được thành lập và hoạt động trong thời kỳ khá nhạy
cảm, khó khăn của ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam, thế giới nói chung,
nên tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản qua các năm nhìn chung không đạt được như kỳ
vọng, bởi lẽ đây là giai đoạn khá nhạy cảm để đầu tư vào ngành Ngân hàng khi sức khỏe của
thị trường tài chính bộc lộ khá nhiều điểm yếu.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Bảo Việt còn non trẻ, quy mô nhỏ, sản phẩm dịch vụ khá
nghèo nàn, mạng lưới còn nhỏ hẹp nên vẫn chưa khẳng định được thế mạnh của Ngân hàng để
có thể gia tăng thị phần, tăng quy mô trong thời kỳ kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và bất ổn
hiện nay.
2.2 Tăng trưởng nguồn vốn:
Tương ứng với sự tăng trưởng của tổng tài sản là sự gia tăng tổng nguồn vốn của Ngân
hàng qua các năm.
Trang 6
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Năm 2010, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng 88%, chủ yếu là nhờ sự gia tăng
của tổng nợ phải trả. Đặc biệt, với việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đẩy mạnh phát triển thị
phần, huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 7.291 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so
với năm 2009. Tuy nhiên, với việc đẩy mạnh cho vay và tăng trưởng tín dụng, dự phòng công
nợ tiềm ẩn tăng gấp 7 lần, từ 531 tỷ đồng lên 3.745 tỷ đồng. Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín
dụng cần thiết phải dựa trên cơ sở quản trị rủi ro chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn cho vay đúng
mục đích và nhận định khả năng hoàn trả của khách hàng, nếu không sẽ dẫn đến những hệ lụy
cho những năm về sau khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, tổng nguồn vốn không có nhiều biến động

đáng kể. Nghị định 141 ngày 22/11/2006 của Chính Phủ ban hành quy định mức vốn pháp định
của các Ngân hàng thương mại phải đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng đến ngày 31.12.2010. Tuy
nhiên, tại thời điểm cuối năm 2010, vẫn còn rất nhiều Ngân hàng đang trong lộ trình tăng
trưởng vốn và khó có thể hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng vốn điều lệ khi tình hình kinh
tế khó khăn, và việc huy động vốn từ các nhà đầu tư không hề đơn giản khi các nhà đầu tư đã
bắt đầu quan ngại trước sức khỏe của hệ thống Ngân hàng. Bảo Việt cũng không nằm ngoài
các trường hợp đó, bằng chứng là đến năm 2012, Ngân hàng Bảo Việt mới đạt được mức vốn
điều lệ theo quy định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Tuy
nhiên, đây cũng là một tiền đề để Ngân hàng này có thể tăng trưởng được quy mô nguồn vốn
trong những năm tiếp theo.
Trang 7
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Biểu đồ so sánh vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại hiện nay
Nguồn: Tổng hợp từ cafef
Trang 8
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Năm 2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng này đạt 16.788 tỷ đồng, tăng 26.39% so với
năm 2012, chủ yếu nhờ sự gia tăng lượng tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế (từ 6.265 tỷ
đồng lên 8.602 tỷ đồng).
Ngày 20/06/2014, Ngân hàng Nhà Nước đã có văn bản chấp thuận về việc tăng vốn điều
lệ của Ngân hàng Bảo Việt từ 3.000 tỷ đồng lên 5.200 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ
đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua tại Nghị Quyết số 01/2004/NQ-ĐHĐCĐ ngày
26/05/2014. Việc tăng vốn điều lệ Ngân hàng cũng đang là một xu thế trên thị trường Ngân
hàng khi các ngân hàng thương mại đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng quy mô, mở rộng thị
phần trong thời gian tới.
Dưới đây là bảng thống kê các khoản mục nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2009-2013
Bảng 2.2: Bảng thống kê các khoản mục nguồn vốn Ngân hàng Bảo Việt giai đoạn
2009-2013 Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
I. Tổng nợ phải trả 5.706.64712.070.00011.553.71010.129.548 13.604.000

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 420.799 1.593.235 858.976 - -
Tiền gửi và vay các TCTD khác
1.709.021 3.019.961 3.572.929 3.535.272 4.781.000
Tiền gửi của khách hàng 3.514.340 7.291.212 7.029.848 6.265.078 8.602.000
Các khoản nợ khác 62.487 165.593 91.957 329.198 221.000
1. Các khoản lãi, phí phải trả 38.935 95.170 58.709 200.760 -
2. Các khoản phải trả và công nợ
khác
23.021 66.678 31.819 127.367
3. Dự phòng công nợ tiềm ẩn &cam
kết ngoại bảng
531 3.745 1.429 1.071 -
II. Vốn và các quỹ 1.563.108 1.647.871 1.671.211 3.153.418 3.184.000
1.Vốn của TCTD 1.500.000 1.500.000 1.500.000 3.000.000 3.000.000
- Vốn điều lệ 1.500.000 1.500.000 1.500.000 3.000.000 3.000.000
2. Quỹ của TCTD 9.151 28.366 45.703 59.373 -
3. Lợi nhuận chưa phân phối 53.957 119.505 125.507 94.045 184.000
TỔNG NGUỒN VỐN 7.269.75513.717.87113.224.92113.282.966 16.788.000
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NH Bảo Việt
Trang 9
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
2.3 Tình hình an tòan vốn:
Theo quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước, hệ số an toàn
vốn (CAR) của các Ngân hàng thương mại phải đạt tối thiểu 9%. Theo số liệu trên báo cáo
thường niên các năm, hệ số an toàn vốn của Ngân hàng Bảo Việt giai đoạn từ năm 2009 -
2012 như sau:
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp hệ số an toàn vốn CAR của NH Bảo Việt từ năm 2009-2013
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
CAR 35% 21% 22% 42% 37%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NH Bảo Việt

Biểu đồ: hệ số CAR của Ngân hàng Bảo Việt giai đoạn 2009-2013
Nhìn chung, hệ số CAR của Ngân hàng Bảo Việt từ khi chính thức đi vào hoạt động đến
này đều rất cao, hiện tại là cao nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại.
Năm 2012, CAR của Ngân hàng Bảo Việt lên đến 42%. Cũng cần nhắc lại là hệ số CAR
phản ánh quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản rủi ro. Hệ số CAR quá cao cho thấy ngân
hàng đang có vấn đề: một là vốn tự có ở mức quá cao, hai là tổng tài sản rủi ro ở mức quá thấp,
ngân hàng gần như không thể huy động tiền gửi hoặc không thể/không muốn cho vay
Mức CAR cao của Bảo Việt là vì vào cuối năm 2012, ngân hàng này đã có đợt tăng vốn
mạnh từ 1.500 tỉ đồng lên mức 3.000 tỉ đồng (Bảo Việt là ngân hàng cuối cùng trong hệ thống
hoàn tất yêu cầu tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước).
Sang năm 2013, CAR của Bảo Việt vẫn tiếp tục đứng ở mức cao: 37,3%. Con số này
tính đến hết quý I/2014 là 37,5%.
Trang 10
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Theo nhận định của nhóm thực hiện đề tài, hệ số CAR của Ngân hàng đáp ứng được
quy định của Ngân hàng Nhà Nước, tuy nhiên, do sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng về cho
vay, thanh toán quốc tế, thẻ, tiền gửi,…còn chưa đa dạng, phong phú nên thực tế chưa đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng nên thực sự chưa khai thác tốt về quy mô vốn của Ngân hàng sau
khi nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ.
2.4 Tình hình thanh khỏan:
Xét hệ số cho vay/huy động khách hàng: có thể thấy xu hướng tăng qua các năm,
trong bối cảnh thừa thanh khoản của các Ngân hàng thương mại hiện nay, tỷ lệ này tăng cho
thấy Ngân hàng đã đẩy mạnh tín dụng qua các năm. Tuy nhiên, cần quan tâm đến chất lượng
tín dụng và cơ cấu các khoản vay. Bởi lẽ, do mặt bằng lãi suất tiền gửi và vay trên thị trường
đang giảm ở mức thấp kỷ lục trong bối cảnh lạm phát thấp, các cá nhân, tổ chức kinh tế có xu
hướng vay trung dài hạn trong khi các khoản tiền gửi huy động hầu như ở kỳ hạn ngắn, điều
này có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản trong tương lai.
Bên cạnh đó, hệ số cho vay khách hàng/tổng tài sản có xu hướng tăng trong năm
2011, khi ngân hàng Bảo Việt đẩy mạnh mở rộng mạng lưới và tăng trưởng tín dụng, tuy
nhiên, hệ số này có xu hướng giảm từ năm 2012 khi tình hình cho vay của hầu hết các ngân

hàng đều có xu hướng chậm lại, mặc dù chi phí sử dụng vốn đã giảm đáng kể, nhưng tình hình
thi trường không mấy sáng sủa, số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn so với số doanh nghiệp
thành lập mới, doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc vay vốn tại Ngân hàng.
Tiền mặt/tổng tài sản: chỉ số này khá ổn định qua các năm, cho thấy thanh khoản của
Ngân hàng được đảm bảo.
Tiền gửi và vay TCTD khác/Tiền gửi và cho vay TCTD khác: tỷ số này có xu hướng
tăng qua các năm, đặc biệt, năm 2011, tỷ số này tăng khá cao, phù hợp với mục tiêu tăng
trưởng tín dụng của Ngân hàng trong năm.
Bảng 2.4: Bảng các hệ số thanh khoản của Ngân hàng Bảo Việt 2009 - 2013
Hệ số/Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Cho vay/ Huy động khách hàng 64,03% 76,55% 94,36% 105,52% 91,33%
Cho vay khách hàng/ Tổng tài sản 30,95% 40,69% 50,16% 49,77% 46,80%
Tiền mặt/ Tổng tài sản 0,44% 0,89% 0,81% 0,82% 0,74%
Tiền gửi và vay TCTD khác/Tiền gửi và
cho vay TCTD khác 46,90% 69,34% 109,64% 82,59% 99,13%
Nguồn: Tính toán từ BCTC NH Bảo Việt
Trang 11
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
2.5 Chất lượng tài sản:
Cơ cấu tổng tài sản của Ngân hàng Bảo Việt chủ yếu tập trung ở bốn khoản mục chính
bao gồm: tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh,
chứng khoán đầu tư và cho vay khách hàng. Trong đó khoản mục cho vay khách hàng luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (từ 40% đến 50% tổng tài sản). Cùng với sự gia tăng của
dư nợ cho vay khách hàng, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng mạnh qua các năm, đáng chú
ý là năm 2011 (4,57%) và năm 2012 (5,94%) vượt mức quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước.
Theo báo cáo của Bảo Việt Bank, nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bất
động sản. Bên cạnh đó, giá trị tài sản đảm bảo nợ vay tuy lớn( năm 2010 là 8.295.540 triệu
đồng và năm 2011 là 15.221.100 triệu đồng) nhưng trên 50% số dư tài sản thế chấp trên là bất
động sản. Trước tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay thì việc xử lý nợ xấu trên là
một điều khó. Sang năm 2013, theo báo cáo của Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu có giảm về mức hơn

3%, tuy nhiên dư nợ năm 2013 của Bảo Việt tăng hơn 18% so với năm 2012 vì vậy về số tuyệt
đối, số dư nợ xấu năm 2013 có thể không giảm.
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của Bảo Việt Bank qua các năm 2009-2013:
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Tỷ lệ nợ xấu 0,01% 4,57% 5,94% >3%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NH Bảo Việt
Các khoản mục chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư: Chủ yếu là đầu tư vào
trái phiếu chính phủ, trái phiếu của các tổ chức tín dụng khác và một phần trái phiếu của các
tập đoàn, tổng công ty lớn có uy tín…nên được đánh giá là các tài sản có chất lượng cao, độ rủi
ro thấp.
2.6 Chất lượng thu nhập:
Bảng 2.6: Thông kê báo cáo kết quả kinh doanh Bảo Việt Bank từ năm 2009-2013:
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Khoản mục 2009 2010 2011 2012 2013
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
351.807 920.721 1.684.294 1.515.886 1.171.000
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
-188.107 -632.650 -1.317.059 -1.119.304 -690.000
Thu nhập lãi thuần
163.700 288.071 367.235 396.582 481.000
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
2.789 15.834 18.404 15.279 8.000
Chi phí hoạt động dịch vụ
-1.292 -5.546 -10.325 -7.344 -4.000
Lãi/lỗ thuần từ hoạt đông dịch vụ
1.497 10.288 8.079 7.935 4.000
Lãi/lỗ thuần từ hoạt đông kinh doanh
ngoại hối
115 13.111 4.483 454 1.000
Trang 12

Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh
-29 43.993 57.237 23.560 43.000
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán
đầu tư
703 -387
Thu nhập từ hoạt đông khác
71 1.006 444 425
Chi phí hoạt đông khác
-32 -483 -352 -160
Lãi/lỗ thuần từ hoạt đông khác
39 523 92 265 6.000
TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG
165.322 356.689 436.739 428.796 535.000
Chi phí tiền lương
-32.968 -62.210 -92.399
Chi phí khấu hao và khấu trừ
-8.537 -14.432 -24.635
Chi phí hoạt động khác
-38.525 -73.196 -122.948
TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
-80.030 -149.838 -239.982 -249.093 -277.000
LN thuần từ hoạt đông kinh doanh trước
chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
85.292 206.851 196.757 179.703 258.000
Chi dự phòng rủi ro tín dụng
-8.797 -30.160 -42.642 -58.197 -117.000
TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
76.495 176.691 154.115 121.506 141.000

Chi phí thuế TNDN hiện hành
-13.387 -44.173 -38.529 -30.380 -35.000
Chi phí thuế TNDN
-13.387 -44.173 -38.529 -30.380 -35.000
LỢI NHUẬN SAU THUẾ
63.108 132.518 115.586 91.126 106.000
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng)
421 884 771 601 353
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NH Bảo Việt
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của Bảo Việt Bank qua các năm ta dễ dàng nhận
thấy khoản mục “Thu nhập lãi thuần” luôn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt
động của Ngân hàng. Tỷ lệ bình quân từ năm 2009 đến 2013 của thu nhập lãi thuần trên tổng
thu nhập là 89,25%, riêng năm 2009 tỷ lệ này lên đến 99,02%. Điều này cho thấy, thu nhập
chính của Ngân hàng Bảo Việt phụ thuộc rất lớn từ nguồn lãi cho vay khách hàng. Trong bối
cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, nợ xấu của của các Ngân hàng thương mại nói chung và của
Bảo Việt nói riêng đang ngày một tăng cộng thêm việc thu nhập từ các khoản mục khác còn
thấp ( như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ bình quân chỉ chiếm hơn 1% tổng thu nhập, lãi thuần
từ chứng khoán kinh doanh bình quân chỉ chiếm 7,79% tổng thu nhập qua các năm) sẽ gây nên
rủi ro lớn cho hoạt động của Ngân hàng.
Thu nhập từ các hoạt động khác của Bảo Việt Bank không đáng kể, điều đáng lưu ý là
thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, trung bình từ năm 2009 đến 2013
Trang 13
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
chỉ chiếm khoản 1,65% tổng lợi nhuận của Ngân hàng trong khi đây là khoản thu an toàn và
không có rủi ro. Vì thế, về lâu dài, Ngân hàng cần có những giải pháp tốt hơn nữa để phát triển
các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng dần tỷ trọng thu nhập này lên.
Bên cạnh đó, qua báo cáo kiểm toán của Ngân hàng các năm 2010, 2011 ta có thể nhận
thấy trong cơ cấu thu nhập chi phí của Bảo Việt Bank có một phần không nhỏ đóng góp của
các bên liên quan (các công ty con của Tập đoàn Bảo Việt, các cổ đông sáng lập) thông qua các
giao dịch tiền gửi và tiền vay là chủ yếu.

Các báo cáo kiểm toán và các thông tin nhóm thu thập được không đủ để có thể đánh
giá bản chất của các giao dịch này. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu có sự chuyển giá, chuyển lợi
nhuận và rủi ro giữa các công ty trong tập đoàn Bảo Việt ? Đây là câu hỏi lớn mà để giải đáp
cần phải có nhiều thông tin hơn.
Bảng 2.7: Thu nhập/chi phí lãi từ các thành viên liên quan:
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Bên liên quan

Thu nhập lãi Chi phí lãi
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011
Cty CP sữa VN Cổ đông sáng lập


-
15.870 8.258
Tập đoàn Bảo Việt Công ty mẹ
2.528 158.521 197.102
Tổng công ty BH Bảo Việt
Thành viên TĐ Bảo
Việt
2 12.860 17.360
Tổng công ty BH Bảo Việt nhân
thọ
Thành viên TĐ Bảo
Việt
9 2.160 6.935
Công ty TNHH Quản lý quỹ Bảo
Việt
Thành viên TĐ Bảo
Việt

15.435 55.163 10.461 83.947
Cty CP chứng khoán Bảo Việt
Thành viên TĐ Bảo
Việt
1.102 5.527 5.247
Trung tâm đào tạo Bảo Việt
Thành viên TĐ Bảo
Việt
29 27
Cty CP đầu tư Bảo Việt
Thành viên TĐ Bảo
Việt
1.557 1,23 58
Tổng cộng 15.435 60.361 206.658 318.934
Tổng thu/chi từ lãi của Ngân
hàng
719.004 1.396.387 626.433 1.218.248
Trang 14
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Tỷ trọng 2,15% 4,32% 32,99% 26,18%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên NH Bảo Việt
2.7 Các hệ số tài chính cơ bản:
Bảng 2.8: Tỷ lệ ROA, ROE, NIM của Bảo Việt Bank từ 2009-2013
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
ROA 0,87% 1,26% 0,86% 0,69% 0,70%
ROE 4,04% 8,25% 6,96% 3,78% 3,35%
NIM 2,33% 2,95% 2,98% 3,18% 3,51%
Nguồn: Tính toán từ BCTC Ngân hàng Bảo Việt
Bảng 2.9: Tỷ lệ ROA, ROE của hệ thống ngân hàng
2009 2010 2011 2012 2013

ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE
1,12% 15,28% 1,02% 13,39% 1,12% 14,25% 0,62% 6,31% 0,49% 5,18%
Nguồn: NHNH, UBGSTCQG
Biểu đồ: các hệ số tài chính từ 2009 đến 2013 của Bảo Việt Bank và toàn ngành Ngân hàng
Trang 15
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
Ngân hàng Bảo Việt có tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dao động quanh mức
ROA của Ngành Ngân hàng qua các năm 2009 đến 2013. Năm 2010 ROA của Ngân hàng có
tăng nhẹ so với năm 2009 nhưng các năm sau ROA đều giảm. Nguyên nhân là do năm 2010
Ngân hàng kinh doanh thuận lợi, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đều tăng gần gấp đôi năm 2009
và lợi nhuận theo đó cũng tăng cáo kéo theo ROA tăng. Các năm sau, từ năm 2011 trở đi, do
tình hình nợ xấu của Ngân hàng có chiều hướng bất lợi, Ngân hàng gia tăng trích lập dự phòng
kéo theo lợi nhuận giảm mạnh trong khi tổng tài sản của Ngân hàng lại tăng nên ROA giảm.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm cũng có cùng xu hướng với
ROA. Bên cạnh đó, đối chiếu với mức ROE trung bình ngành qua các năm thì ROE của Ngân
hàng Bảo Việt đa số chỉ xấp xỉ một phần hai mức trung bình. Điều này cho thấy việc sử dụng
vốn của Ngân hàng vẫn chưa thật sự hiệu quả.
Tỷ lệ lãi thu nhập cận biên (NIM) của Ngân hàng có sự tăng nhẹ qua các năm từ 2,33%
năm 2009 đến 3,51% năm 2013. Tỷ lệ NIM tăng do cơ cấu tài sản tập trung vào các hoạt động
sinh lời cao như cho vay khách hàng, đầu tư chứng khoán, bên cạnh đó lãi suất cho vay của
Ngân hàng có xu hướng giảm chậm hơn lãi suất huy động tạo sự chênh lệch lớn trong thu nhập
lãi thuần.
2.8 So sánh với các ngân hàng khác trong năm 2013:
So sánh một số chỉ tiêu cơ bản với Tiên Phong Bank, PG bank, Sacombank và
Eximbank năm 2013:
Bảng 2.10: một số chỉ tiêu cơ bản của Bảo Việt Bank, Tiên Phong Bank, PG Bank,
Sacombank và Eximbank năm 2013 Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu Bảo Việt Bank PG Bank Tiên Phong Bank Sacombank Eximbank
Tổng tài sản 16.788.000 24.875.747 32.088.039 161.377.613 169.835.460
Vốn chủ sở hữu 3.184.000 3.209.636 4.527.198 17.063.718 14.680.317

Lợi Nhuận 106.000 38.202 381.385 2.229.106 658.706
EPS(VNĐ) 353 127 688 1.982 533
ROA 0,70% 0,15% 1,19% 1,38% 0,39%
ROE 3,35% 1,19% 8,42% 13,06% 4,49%
NIM 3,51% 0,18% 1,69% 4,97% 1,80%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các ngân hàng
Các Ngân hàng Bảo Việt, PG, Tiên Phong có đặc điểm chung là được sở hữu bởi các cổ
đông lớn là các tập đoàn, công ty nhà nước và được phân vào nhóm các ngân hàng nhỏ trong
hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. So sánh về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu
thì Bảo Việt Bank còn kém xa các đối thủ (tổng tài sản chỉ bằng 52,32% và vốn chủ sở hữu chỉ
Trang 16
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
bằng 70,33% so với Tiên Phong Bank) nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận, ROA, ROE thì Ngân
hàng vượt xa PG Bank và thấp hơn Tiên Phong Bank. Tuy nhiên, Ngân hàng Bảo Việt quản lý
tài sản có sinh lời tốt hơn hai ngân hàng còn lại khi tỷ lệ lãi cận biên gấp 2,07 lần Tiên Phong
Bank và gấp 19,44 lần PG Bank.
Khi so sánh Ngân hàng với nhóm các ngân hàng lớn như Sacombank, Eximbank ta dễ
dàng nhận thấy Bảo Việt Bank còn kém xa hai ngân hàng trên về mọi mặt nhưng vẫn có một
điểm đáng lưu ý khi tỷ lệ lãi cận biên của Ngân hàng năm 2013 gấp 1,95 lần NIM của
Eximbank chứng tỏ việc một ngân hàng quy mô lớn chưa hẵn quản lý các tài sản có sinh lời
tốt hơn một ngân hàng quy mô nhỏ. Ngoài ra, nếu đi sâu phân tích, quy mô tổng của hai ngân
hàng lớn tuy có lớn hơn Bảo Việt Bank nhiều lần (xấp xỉ 10 lần) nhưng lợi nhuận tạo ra trên
mỗi cổ phiếu(EPS) của Sacombank gấp 5,61 lần và của Eximbank chỉ gấp 1,51 lần EPS của
Bảo Việt Bank, điều này cho thấy Ngân hàng sử dụng và quản lý tài sản trong đó có tài sản
sinh lời khá hiệu quả.
3/ Phân tích SWOT
Ma trận SWOT Cơ hội ( O )
1. Tiềm năng tăng trưởng kinh tế
Việt Nam và nhu cầu vốn và tín
dụng, các dịch vụ ngân hàng

hiện đại gia tăng. Với dân số
hơn 90 triệu dân cùng với cơ
cấu dân số trẻ, trong tương lai
thị trường ngân hàng bán lẻ tại
Việt Nam hứa hẹn nhiều triển
vọng phát triển.
2. Hội nhập quốc tế ngành ngân
hàng góp phần mở rộng thị
trường, nâng cao chất lượng
dịch vụ.
3. Các thị trường và dịch vụ còn
bỏ ngỏ, cạnh tranh thấp : Ngân
hàng đầu tư, Quản lý tài sản và
sản phẩm tài chính phái sinh.
Với tầm nhìn là trở thành ngân
hàng hàng đầu về chất lượng
dịch vụ và giải pháp tài chính
toàn diện ngân hàng – bảo hiểm
– đầu tư thì ngân hàng Bảo Việt
sẽ có khả năng phát huy các thế
mạnh đối với các sản phẩm,
dịch vụ nói trên.
Nguy cơ (T)
1. Áp lực cạnh tranh ngày
càng gay gắt từ các ngân hàng
TMCP trong nước và các
NHTMCP 100% vốn nước ngoài
thâm nhập thị trường Việt Nam.
Với thế mạnh về vốn, công nghệ,
nhân sự… thì các ngân hàng có

thế mạnh về bán lẻ như HSBC,
ANZ, Standard Chartered luôn là
các đối thủ đáng gờm của các
ngân hàng thương mại tại Việt
Nam.Với một thị trường hơn 90
triệu người nhưng mới chỉ có
khoảng 10% người dân mở tài
khoản tại ngân hàng và hơn 2/3
là dân số trẻ thì Việt Nam quả là
một mảnh đất màu mỡ trong lĩnh
vực ngân hàng bán lẻ mà các đại
gia trong ngành ngân hàng Việt
Nam cũng như trên thế giới luôn
dòm ngó, dẫn đến việc cạnh
tranh rất quyết liệt giữa các ngân
hàng trong việc giành lấy thị
phần.
2. Luật lệ thay đổi theo chiều
Trang 17
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
hướng áp dụng các chuẩn mực
quốc tế.
3. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng khi
nền kinh tế gặp khó khăn. Cũng
giống như các ngân hàng trong
hệ thống, ngân hàng Bảo Việt
cũng đối mặt với tỷ lệ nợ xấu gia
tăng, qua đó làm tăng chi phí
trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến
làm giảm lợi nhuận. Đây là một

thách thức không hề nhỏ đối với
hệ thống ngân hàng Việt Nam
nói chung và ngân hàng Bảo
Việt nói riêng khi nợ xấu vẫn
chưa thấy được dấu hiệu chững
lại. Quá trình xử lý nợ xấu hiện
tại lại gặp nhiều khó khăn do
nhiều nguyên nhân, trong khi nợ
cũ chưa được xử lý thì nợ mới
lại có khả năng bùng phát, gây
nhiều áp lực đối với hoạt động
của ngân hàng.
Điểm mạnh (S)
1. Là một thành viên
của tập đoàn Bảo Việt, do
đó Ngân hàng Bảo Việt
có khả năng thúc đẩy hoạt
động hợp tác kinh doanh
để cung cấp sản phẩm
dịch vụ cho CBNV tại các
đơn vị thành viên của tập
đoàn và các cổ đông lớn
như : Chứng khoán Bảo
Việt, Bảo hiểm Bảo Việt,
Bảo Việt nhân thọ, Đầu tư
Bảo Việt, Quản lý quỹ
Bảo Việt, Tập đoàn Bảo
Việt, CMC, Vinamilk, qua
đó giúp ngân hàng đẩy
mạnh mảng ngân hàng

S1, S2, S3 với O1, O3
 Tập trung phát triển các sản
phẩm trọn gói ngân hàng –
bảo hiểm - đầu tư dành cho
các khách hàng cá nhân tại
Việt Nam nhằm giành lấy
thị phần mảng ngân hàng
bán lẻ đầy tiềm năng.
S1, S2, S3 với T1, T2
 Tập trung phát triển sản
phẩn, tận dụng cơ hội hợp
tác với các cổ đông lớn của
ngân hàng nhằm nâng cao
lợi thế cạnh tranh với các
ngân hàng trong và ngoài
nước.
 Nâng cao hiệu quả quản lý
và hoạt động, tăng cường
công tác quản trị rủi ro
nhằm hướng đến các chuẩn
mực của quốc tế.
Trang 18
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
bán lẻ.
2. Tận dụng được
nguồn huy động vốn giá rẻ
từ công ty bảo hiểm và các
thành viên khác của tập
đoàn Bảo Việt, qua đó
giúp ngân hàng có thêm

được nguồn vốn ổn định.
3. Với tầm nhìn là trở
thành ngân hàng hàng đầu
về chất lượng dịch vụ và
giải pháp tài chính toàn
diện ngân hàng – bảo
hiểm – đầu tư do đó ngân
hàng có thể cung cấp các
giải pháp trọn gói cho
khách hàng, nâng cao lợi
thế cạnh tranh của ngân
hàng.
Điểm yếu (W)
1. Cơ cấu thu nhập
chưa được đa dạng hóa,
nguồn thu dựa vào chủ
yếu từ hoạt động tín dụng.
2. Quy mô của ngân
hàng còn nhỏ, hiệu quả sử
dụng vốn còn thấp.
3. Thiếu một cổ đông
chiến lược là ngân hàng
nước ngoài. Điều này gây
ra những hạn chế cho Bảo
Việt trong việc tận dụng
các công nghệ mới cũng
như các kỹ năng quản lý
tiên tiến trên con đường
hội nhập và phát triển của
mình.

4. Số lượng các chi
nhánh, mạng lưới còn ít :
Đến nay, ngân hàng mới
chỉ có khoảng hơn 30 chi
W3, W4 và O1, O2
 Tìm kiếm cổ đông chiến
lược là ngân hàng nước
ngoài nhằm tận dung kỹ
năng quản trị, công nghệ và
vốn…
 Mở rộng thêm chi nhánh và
các điểm giao dịch nhằm
đưa sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng đến gần với
khách hàng hơn.
W1, W2 với T1
 Nâng cao cơ cấu thu nhập
từ dịch vụ, qua đó nâng
cao chất lượng dịch vụ.
Tăng vốn điều lệ nhằm
tăng quy mô của ngân
hàng, nâng cao khả năng
cạnh tranh với các NHTM
trong và ngoài nước.
Trang 19
Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt GV: PGS.TS Trương Quang Thông
nhánh trên toàn quốc, điều
này làm hạn chế việc mở
rộng thêm khách hàng,
khả năng tiếp cận với

khách hàng.
4/ Kết luận
Việc phân tích báo cáo tài chính của Bảo Việt Bank đã giúp chúng ta phần nào hiểu được
tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm vừa qua. Với những số liệu
thu thập được, nhóm đã cố gắng phân tích, làm rõ một số vấn đề của Ngân hàng, trong đó chủ
yếu tập trung vào việc sở hữu của các cổ đông và tình hình tài chính thông qua các chỉ số cơ
bản. Qua đó, nhóm nhận thấy một vài vấn đề mà Ngân hàng Bảo Việt phải giải quyết trong
thời gian tới như:
1/ Phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm cải thiện cơ
cấu thu nhập được tốt hơn, giảm tỷ trọng thu từ lãi.
2/ Tăng vốn để giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt về mức 15% theo quy định của
luật các tổ chức tín dụng 2010.
Trang 20

×