Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số phương pháp nâng cao chất lượng kiểm tra môn Sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.29 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Quy chế đánh giá , xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm
theo quyết định số 40/2006/QĐ - BGD ĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc kiểm tra , đánh giá ,xếp loại học
lực của học sinh THCS thông qua và bằng kết quả của hai công việc : kiểm tra
thường xuyên (KTtx) và kiểm tra định kỳ (KTđk) .
Kiểm tra phải đạt mục tiêu đánh giá được trình độ của học sinh cả về kiến
thức kỹ năng bộ môn cũng như khả năng tư duy , thái độ của các em . Có thể
nói , kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của dạy học , nó góp phần điều
chỉnh phương pháp , động cơ thái độ học tập của học sinh . Nếu kiểm tra đánh
giá phù hợp có tác dụng tích cực động viên khuyến khích học sinh cũng như giáo
viên biết được mức độ nắm vững kiến thức của học sinh để có biện pháp bổ xung
các lỗ hổng.
Trong thực tế dạy học ở tất cả các môn học nói chung và môn Sinh học 6 nói
riêng ở các trường THCS không có nhiều điều kiện để giáo viên có thể kiểm tra
đánh giá những kỹ năng bộ môn của học sinh nên hầu hết mới tập trung vào việc
kiểm tra mức độ thuộc bài của học sinh. Do vậy các em học bài một cách máy
móc.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với học sinh lớp 6 vừa lên bậc THCS vẫn quen với cách dạy và học ở
tiểu học vì vậy mặc dù các kiến thức sinh học 6 là nối tiếp chương trình tiểu học,
hình thành và phát triển ở học sinh những khái niệm về thế giới sống một cách
có hệ thống, có kỹ năng bộ môn làm cơ sở cho việc tiếp tục hình thành các kỹ
năng sinh học và các kỹ năng ở các lớp tiếp theo, song với lượng kiến thức tương
đối lớn, phức tạp và cách dạy của giáo viên trung học khác với giáo viên tiểu
học. Vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn tìm tòi những phương
pháp tổ chức điều khiển học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của
1
mình trong học tập, góp phần đắc lực vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
- giúp học sinh nhớ lại, khắc sâu bài cũ một cách chính xác, không máy móc, tạo


hứng thú cho học sinh bước vào bài học mới và tạo tiền đề cho các năm học tiết
theo. Do đó, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số phương
pháp nâng cao chất lượng kiểm tra môn Sinh học 6” và đã áp dụng, theo dõi
nhiều năm tại trường THCS An Thủy nơi tôi đang công tác.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi
Trong điều kiện thời gian cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu một số phương
pháp giúp học sinh lớp 6 nâng cao chất lượng kiểm tra của môn Sinh học.
2. Đối tượng
Nội dung giảng dạy môn Sinh học trong khung chương trình lớp 6.
Những tư liệu cần thiết cho việc nâng cao chất lượng kiểm tra môn Sinh học
6.
Tập thể học sinh khối lớp 6 trường THCS An Thủy.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp giáo viên có cái nhìn đúng hơn về vấn đề kiểm tra trong quá trình
giảng dạy.
- Đưa ra một số gợi ý cho giáo viên trong quá trình kiểm tra và đánh giá học
sinh
- Tạo cho học sinh sự say mê, hứng thú với bộ môn. Ham thích tìm tòi và giải
thích các hiện tượng hay các vấn đề giáo viên đặt ra để kiểm tra học sinh mà các
em chưa trả lời được.
- Giúp giáo viên không phải mất quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị câu
hỏi kiểm tra và học sinh cũng không phải mất nhiều thời gian cho việc ôn tập.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng học sinh lớp 6 học môn Sinh học tại trường THCS An
Thủy.
2
Xây dựng được hệ thống các phương pháp kiểm tra có hiệu quả đối với học
sinh lớp 6, trên cơ sở đó giúp các em tích cực, linh hoạt, sáng tạo trong học tập,
từ đó đạt kết quả cao trong môn Sinh học nói riêng trong học tập nói chung.

3
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ cũng như toàn thể xã hội đã
rất quan tâm và đầu tư cho giáo dục, xác định ‘Đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư
bền vững và hiệu quả nhất’. Nền giáo dục nước nhà cũng đã có nhiều cố gắng
trong việc tự hoàn thiện mình bằng những giải pháp như tiến hành cải cách giáo
dục (GD), đổi mới chương trình GD toàn diện. Một trong những đổi mới quan
trọng đó là đổi mới về phương pháp giảng dạy. BGD đã xác định “Khuyến khích
tự học”, phải “Áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng cho
học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, khắc phục lối
truyền thụ một chiều như trước đây”. Bên cạnh đó việc kiểm tra học sinh cũng
đòi hỏi phải thay đổi về hình thức qua đó kiểm tra chất lượng dạy – học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đối với trường THCS An Thủy, đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, năng nổ,
tận tâm trong công tác giảng dạy. Tuy kinh nghiệm chưa nhiều nhưng với lòng
yêu nghề, luôn học hỏi những kinh nghiệm của bản thân, đồng nghiệp và tinh
thần chịu khó nên qua các tiết dự giờ, thao giảng của đồng nghiệp đã đóng góp
khá nhiều kinh nghiệm quý báo để vận dụng vào giảng dạy trên lớp.
Chất lượng học tập của học sinh khá đồng đều ở bộ môn, kết quả thi học kì
vừa qua tỉ lệ học sinh khá, giỏi tương đối nhiều. Nhưng vẫn còn một số học sinh
chưa đạt kết quả theo yêu cầu. Do đó để nâng caosố lượng học sinh khá, giỏi,
kéo giảm số lượng học sinh yếu kém, là giáo viên trực tiếp giảng dạy nên tôi đã
tìm tòi các phương pháp nâng cao chất lượng kiểm tra cho các em học sinh lớp 6
ở bộ môn Sinh học.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong “ Chương III - Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT “ có
đưa ra các loại bài kiểm tra như sau:
4
- Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới

một tiết, kiểm tra thực hành dưới một tiết .
- Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ một tiết trở lên; kiểm tra
thực hành từ một tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin đề cập tới hai loại bài kiểm tra, đó là:
kiểm tra miệng và kiểm tra viết từ một tiết trở lên.
1. Kiểm tra miệng
Trong các hình thức kiểm tra thì kiểm tra miệng – kiểm tra đầu tiết học là một
khâu không thể thiếu được ở các bước lên lớp dẫu thời gian dành cho nó còn ít (5
đến 10 phút) . Kiểm tra miệng đặc biệt quan trọng bởi vì nó giúp cho giáo viên
có được thông tin cần thiết và nhanh nhất từ phía học sinh , cao hơn là giúp giáo
viên “hiểu” về học sinh của mình . Kiểm tra miệng góp phần rèn khả năng tự học
, tính chăm chỉ , cùng các đức tính cần thiết như mạnh dạn , tự tin , nhanh nhẹn ,
hoạt bát ,… và các kỹ năng tư duy nhanh , nghe – nói cho mỗi học sinh .
Thực tế giảng dạy bộ môn Sinh học 6 hiện nay rất nhiều tiết học của giáo viên
chưa thực sự coi trọng công việc kiểm tra miệng vì cho rằng đó đều là các kiến
thức học sinh đã biết hoặc các kiến thức đó học sinh phải tự học nhưng lại quên
rằng ở tuổi này nhu cầu chơi của học sinh vần còn chiếm phần lớn thời gian ,….
Cũng có một số giáo viên kết hợp khâu kiểm tra miệng với bước truyền thụ
kiến thức mới nhưng không chỉ lo truyền thụ kiến thức mới mà kiểm tra miệng
cho có chuyện. Ngay trong các tiết hội giảng, kiểm tra chuyên môn, dự giờ,…
người đánh giá lại cũng ít quan tâm rút kinh nghiệm khâu kiểm tra miệng. Tất cả
các lý do trên đã khiến cho khâu kiểm tra miệng trở thành hình thức không rõ
mục đích. Vì vậy để việc kiểm tra miệng có chất lượng, hiệu quả ở tất cả các tiết
học Sinh học 6 tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
a/ Ở khâu soạn bài , giáo viên cần xác định và trả lời bốn câu hỏi sau cho
phần kiểm tra miệng :
- Kiểm tra miệng để làm gì ?
5
- Đối tượng kiểm tra ?
- Kiểm tra cái gì ?

- Kiểm tra như thế nào ?
Làm rõ câu hỏi đầu tiên , người giáo viên sẽ có được mục đích của việc kiểm
tra miệng . Từ mục đích ấy ở các câu hỏi sau sẽ lựa chọn đúng đối tượng ra câu
hỏi , nội dung kiểm tra và sẽ có được phương thức kiểm tra (lý thuyết hoặc thực
hành , cá nhân hoặc hoạt động nhóm ,…) hợp lý . Công việc này phải định hình
ngay ở phần tổng kết tiết học trước , khâu hướng dẫn học sinh học ở nhà để có
được sự chuẩn bị thật tốt cho tiết học sau ở cả phía thầy và phía trò .
Chẳng hạn : Trước khi dạy Tiết 10 Bài 11 “Sự hút nước và muối khoáng của
rễ” , giáo viên nêu ra hai câu hỏi kiểm tra bài cũ :
?1: Em hãy trình bày cấu tạo của tế bào lông hút ?
Câu hỏi này nhằm kiểm tra kiến thức học sinh học ở bài trước , tuy nhiên
không yêu cầu họcsinh học một cách máy móc các kiến thức giáo viên dạy ở
buổi trước mà chỉ cần bằng hiểu biết kiến thức về tế bào thực vật đã được học ở
đầu năm để trả lời . Tuy nhiên , câu hỏi này không phải tất cả học sinh của lớp
đều trả lời được , giáo viên nên đưa trước câu hỏi này ở phần hướng dẫn về nhà
buổi trước .
?2 : Rễ cây có những chức năng gì ? Theo em , trong các chức năng đó thì
chức năng nào là quan trọng nhất ?
Câu hỏi này đa số học sinh đều trả lời được . Câu hỏi này đưa ra còn nhằm
một mục đích nữa là dẫn dắt vào bài mới .
VD :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
? Rễ cây có những chức năng gì ?
Theo em , trong các chức năng đó thì
chức năng nào là quan trọng nhất ?
HS : Bám chặt vào
6
GV : Đặt vấn đềVào bài mới :
Để cây có thể tồn tại được thì một yếu
tố không thể thiếu đó là nước và muối

khoáng do rễ cây vận chuyển lên .
Vậy cây cần nước và muối khoáng
như thế nào ? Rễ cây hút nước và
muối khoáng hoà tan như thế nào ?
Chúng ta sẽ cùng đi trả lời câu hỏi đó
trong bài hôm này .
đất

cây đứng
vững
Hút nước và
muối khoáng hoà
tan từ đất .
* Trong các chức
năng đó thì chức
năng hút nước va
muối khoáng là
chức năng quan
trọng nhất .
Tiết 10 Bài 11
Sự hút nước va muối
khoáng của rễ .
b. Cần đổi mới quan niệm “truyền thống” cho rằng :
Công việc kiểm tra miệng là công việc của thầy bằng cách giáo viên cần tổ
chức để học sinh cùng tham gia kiểm tra và tự kiểm tra như : được nêu câu hỏi
để hỏi bạn và nêu đáp án trả lời của mình hoặc tổ chức thi hỏi đáp theo nhóm ,
tổ , thi nhớ lâu thuộc nhiều , thi bổ sung kiến thức , trò chơi giúp nhau thuộc bài ,
tại sao lại thế ? Khi thực hiện kiểm tra miệng , giáo viên cũng cần lưu ý bám sát
7
đặc trưng môn học để tận dụng tối đa khoảng thời gian cho phép (5’ đến 10’) và

các phương tiện dạy học , đồ dùng học tập của học sinh (bảng phụ , giấy kiểm tra
, nháp ,…) . Sử dụng và phát huy hết khả năng của các phương tiện và đồ dùng
học tập ấy để tạo ra các hình thức kiểm tra đa dạng , phong phú mà không cầu kỳ
, tốn kém . Sự đổi mới này sẽ góp phần tạo tâm lý hứng thú cho học sinh và việc
kiểm tra miệng không còn gò bó , đơn điệu , góp phần tạo nên không khí học
thoải mái cho việc bắt đầu tiết học mới .
Ví dụ :
*/ Trong khi kiểm tra bài cũ “Tiết 21 Bài 19 Đặc điểm bên ngoài của lá”
? Kể tên một số lá có gân song song , hình cung , hình mạng ?
GV : Cho học sinh kể tiếp sức các loại lá theo dãy bàn . HS thứ nhất kể tên loại
lá song song , học sinh thứ hai phải lấy các loại lá khác . Hết một lượt , học sinh
tiếp theo phải kể toàn bộ các loại lá các bạn vừa kể thuộc loại lá nào và học sinh
này có quyền đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng hiểu của các bạn vừa kể trước .
Tuy nhiên , việc đánh giá kết quả , việc ra câu hỏi và nội dung trả lời của học
sinh lại thuộc về giáo viên .
*/ Trong kiểm tra miệng trước khi vào bài “Bài 30 Thụ phấn”
? Một học sinh lên bảng phân loại hệ thống hoa đơn tính và hoa lưỡng tính
do giáo viên chuẩn bị . Học sinh dưới lớp được giao nhiệm vụ : viết 1 hoặc 2
loại hoa là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính vào nháp với yêu cầu “Các học sinh
cùng bàn không trùng tên hoa của nhau” ?
Khi đánh giá kết quả giáo viên sẽ đánh giá kết quả của học sinh cả lớp trước ,
sau đó đánh giá kết quả của học sinh lên bảng và yêu cầu học sinh cả lớp đối
chiếu xem các loài hoa em kể thuộc nhóm hoa nào (học sinh cần gọi tên hay đặc
điểm của hoa đơn tính , hoa lưỡn tính ) .
Với cách kiểm tra như trên , giáo viên sẽ kiểm tra miệng được nhiều học sinh và
tạo cơ hội cho học sinh giúp nhau tự hoàn thiện kiến thức tốt nhất .
8
*/ Trong kiểm tra miệng đầu giờ trước khi vào “Tiết 9 Bài 10 Cấu tạo miền
hút của rễ” .
- Thời gian : 10 phút . Phương tiện : Phiếu học tập .

Phiếu học tập :
Hãy hoàn thành bài tập sau :
Bài
tập
Nhóm A B
1 Tên cây
2 Đặc điểm của rễ
3 Đặt tên cây
GV : Tổ chức cho học sinh thi kể tên các cây (khoảng 8 cây một nhóm) . Vì
vậy , đối với lớp học có 35 học sinh thì chia lớp thành 4 đến 5 nhóm . Sau khi
chia nhóm xong , giáo viên cần giao việc cho từng nhóm .
+ Mỗi học sinh trong nhóm kể một loại cây và nêu đặc điểm rễ của từng loại
cây vào phiếu học tập .
+ Các nhóm thi đặt tên nhanh các loại rễ cây vừa nêu đặc điểm .
Từ cuộc thi này tự các em sẽ giúp nhau củng cố và hoàn chỉnh kiến thức về đặc
điểm của rễ cọc và rễ chùm đã học .
Đánh giá kết quả của các nhóm nên do giáo viên làm trọng tài .
2. Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên
Kiểm tra có thể tiến hành đồng loạt cho tất cả học sinh của toàn trường hoặc
trong phạm vi một lớp với thời gian 1 tiết đối với môn Sinh học 6 . Kiểm tra viết
có thể sử dụng đề kiểm tra tự luận hoặc đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm
khách quan .
a/ Đề kiểm tra tự luận là dạng câu hỏi mở mà học sinh phải trình bày ý kiến
của mình
VD : Em hãy vẽ và trình bày cấu tạo của tế bào thực vật .
Khi soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá loại này lưu ý không nên chỉ kiểm tra đơn
thuần những kiến thức cần học thuộc lòng mà cần chú ý đến phát triển tư duy
9
cùng với phát triển các năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống .
Khi có cơ hội nên chú ý đến việc kiểm tra , đánh giá thái độ của học sinh , VD

kiểm tra về thái độ ứng xử với môi trường , với vấn đề bảo vệ sự đa dạng của
thực vật . Thời gian học sinh làm bài một tiết nên đưa ra 3 – 4 câu hỏi để tránh
việc học sinh học tủ , học thuộc lòng mà không hiểu .
VD :
Nên :
1. Vì sao trong bể cá cảnh thường thả cây rong đuôi chó ?
2. So sánh cây một lá mầm và cây hai lá mầm ?
3. Em hãy lấy 3 VD để chứng minh rằng TB là đơn vị cấu tạo của cơ thể
thực vật
Không nên :
1. Em hãy trình bày quá trình quang hợp của cây xanh ?
2. Em hãy trình bày đặc điểm của cây một lá mầm và cây hai lá mầm ?
3. Kể tên các cơ quan thực vật mà em đã học để thể hiện thực vật được cấu
tạo bằng tế bào ?
Khi chấm bài của học sinh , giáo viên nên có những nhận xét cụ thể vào bài
làm cho từng em và thống kê các lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm cả về kiến
thức lẫn kỹ năng làm bài , đặc biệt chú ý đến kỹ năng diễn đạt những kiến thức
thực vật học . Do các em mới học lớp 6 còn mắc nhiều lỗi về ngữ pháp , chính tả
nên giáo viên cũng cần chú ý đến vấn đề này chứ không chỉ chú ý đến những vấn
đề có tính logic của một bài làm dưới dạng viết . Đề thi theo kiểu tự luận cho
phép giáo viên phát hiện được khả năng trình bày một vấn đề của học sinh và
uốn nắn cho học sinh cách thức diễn đạt .
Khi chấm bài , giáo viên cần bám sát biểu điểm và đáp án . Thang điểm có
thể chia nhỏ đến 0,25 điểm , nhưng tổng điểm toàn bài nên làm tròn đến 0,5 hoặc
1 điểm . Biểu điểm , đáp án có thể tham khảo mô hình sau :
- Mục tiêu bài kiểm tra (kiến thức , kỹ năng , thái độ) .
10
- Thời gian làm bài kiểm tra .
- Thời điểm thực hiện .
- Đề bài .

- Đáp án và thang điểm chấm .
- Rút kinh nghiệm sau kiểm tra .
- Hướng giải quyết cách khuyết điểm học sinh hay mắc phải .
VD :
Mục tiêu bài kiểm tra (kiến thức , kỹ năng , thái độ) : Kiểm tra kiến thức của
học sinh kiến thức về tế bào điển hình và tế bào đã được phân loại – tế bào lông
hút , kỹ năng về tế bào , khả năng tư duy so sánh của học sinh .
Thời gian làm bài kiểm tra : 45 phút
Thời điểm thực hiện : Sau chương III Thân (Ngày …. Tháng … Năm…. )
Đề bài :
1. Hãy vẽ và ghi chú các thành phần cấu tạo của lông hút ?
2. So sánh cấu tạo TB lông hút với một TB thực vật điển hình ?
3. Em hãy lấy 3 VD để chứng minh rằng TB là đơn vị cấu tạo của cơ thể
thực vật ?
Đáp án và thang điểm :
Câu 1 : Vẽ và ghi chú thành phần cấu tạo của lông hút (2 điểm)
- Vẽ được hình 10.2 (trang 32/SGK Sinh học 6): 1 điểm
+ Học sinh vẽ đúng đẹp: 1 điểm .
+ Học sinh vẽ đúng nhưng chưa đẹp: 0,5 điểm .
- Ghi chú đủ, đúng 4 thành phần cấu tạo của lông hút ( vách TB, màng sinh
chất, chất TB, nhân, không bào): 1 điểm .
Câu 2 : (4,5điểm)
- Vẽ được TB thực vật điển hình : 1 điểm .
- Nêu được mỗi thành phần giống nhau (đều có vách TB , màng sinh chất ,
chất TB, nhân, không bào ) : 0,2 điểm
11
- Nêu được điểm khác nhau (TB rễ không có lục lạp , khác nhau về hình
dạng) : 0,5 điểm .
Câu 3 : 1,5 điểm
- Nêu mỗi ví dụ được 0,5 điểm

- Trình bày sạch đẹp : 0,5 điểm
Rút kinh nghiệm sau kiểm tra .
Hướng giải quyết cách khuyết điểm học sinh hay mắc phải .
3. Trắc nghiệm khách quan
Khi vận dung phương pháp trắc nghiệm khách quan với đối tượng học sinh
lớp 6 , cần chú ý tới một số vấn đề sau đây để soạn câu hỏi:
- Câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, không rườm rà, đa nghĩa.
- Trong mỗi câu hỏi chỉ nên thông báo một ý.
- Trong mỗi câu hỏi không chỉ nêu các dữ kiện mà không nêu rõ hướng trả
lời
- Trong bài kiểm tra không để cho câu hỏi này có thể trở thành đáp án hoặc
gợi ý cho câu hỏi khác .
- Câu hỏi đảm bảo tính vừa sức nhưng cũng phải phân loại được học sinh .
* Sau đây là một vài dạng câu hỏi trắc nghiệm hay dùng :
- Loại câu hỏi khi trả lời có thể lựa chọn phương án đúng (Đ) hay sai (S) .
Ví dụ : Củ khoai tây là rễ củ . (Đ/S)
- Câu hỏi có nhiều phương án kèm theo để học sinh lựa chọn :
Ví dụ : Ở cây , rễ chùm mọc ra từ :
A, Nách lá B, Gốc thân
C, Rế mầm D, Cành chính
- Loại câu hỏi ghép đôi :
Ví dụ :Hãy nối các ý ở cột A với ý ở cột B để được câu hoàn chỉnh :
A B
12
1 . Rễ củ có chức năng A, Lấy thức ăn từ cây chủ
2 . Giác mút có chức
năng
B, Giúp cây leo lên
3 . Rễ thở có chức năng C, Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa , tạo
quả .

4 . Rễ móc có chức năng D, Tổng hợp chất hữu cơ
E, Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ phía dưới
- Loại bài yêu cầu điền từ thích hợp vào chỗ trống :
+ Điền từ nhưng chưa cho biết trước từ cần điền :
Ví dụ : Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Rêu là thực vật đã có …… ,……… chưa có …… thực sự .
Cơ quan sinh sản của rêu là ……… nằm trong ……………… chúng nằm
ở ngọn cây rêu cái .
+ Điền từ nhưng đã cho biết trước từ cần điền :
Ví dụ : Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống : mạch dẫn , bào tử , rễ , lá ,
nguyên tản , thân , cuôn tròn .
Dương xỉ là những cây đã có …(1)… , …(2)… , …(3)… thật sự .
Là non của cây dương xỉ bao giờ cũng có đặc điểm ……(4)….
Khác với rêu, bên trong thân và lá dương xỉ đã có ……(5)…. làm chức
năng vận chuyển .
Dương xỉ sinh sản bằng ……(6)… như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có …
(7)… do bào tử phát triển thành .
Như vậy , ta thấy trong dạy học Thực vật 6, giáo viên không nên lạm dụng
hình thức hoàn thiện các câu hỏi vì thường hay khuyến khích học sinh chú ý đến
việc học thuộc lòng máy móc.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
+ Giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức khi chuẩn bị câu hỏi kiểm tra miệng
và câu hỏi cho tiết kiểm tra viết .
+ Đa số học sinh nắm vững kiến thức của các bài học trước.
13
+ Tiết kiểm tra miệng và kiểm tra viết không còn là nỗi lo lắng của học sinh .
+ Các em hứng thú hơn với tiết kiểm tra vì đó không chỉ là cơ hội cho các em
tìm hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh mà còn giúp các em nâng cao điểm số
của mình.
C. KẾT LUẬN

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Như vậy , loại bài kiểm tra kết quả dạy học Thực vật học lớp 6 có thể áp dụng
nhiều phương pháp khác nhau như kiểm tra miệng , kiểm tra viết. Thời lượng
dành cho kiểm tra đánh giá có thể khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu từng nội
dung. Bài kiểm tra đánh giá cần hướng tới kiểm tra đánh giá tri thức, khả năng tư
14
duy, hành vi thái độ của người học và góp phần giáo dục học sinh thành những
con người hoàn thiện.
II. HƯỚNG PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Một số phương pháp nâng cao chất lượng kiểm tra môn Sinh học
6” có thể được áp dụng cho học sinh lớp 6 ở bất kì trường nào. Tôi tin rằng sử
dụng các phương pháp trên giúp cho công tác giảng dạy nói chung và cho tôi nói
riêng đạt nhiều kết quả cao.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………
An thủy, ngày …… tháng 3 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị kim Oanh
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
15
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI 1
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2
B. NỘI DUNG 4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 4

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 14
C. KẾT LUẬN 15
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15
II.HƯỚNG PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
MỤC LỤC 16
* XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN.
16
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
An Thủy, ngày tháng năm 2014
Hiệu trưởng - Chủ tịch hội đồng.
17

×