Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Đặc điểm chất lượng và tiềm năng felspat khu vực Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 86 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Kết quả cuối cùng chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Ngô Văn Hòa
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ẢNH 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ PEGMATIT VÀ CÁC LĨNH VỰC SỬ
DỤNG 37
2.1.1. Tổng quan về Pegmatit 37
3.1. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN FELSPAT KHU VỰC EA SÔ,
ĐĂK LĂK 75
3.1.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng. 75
3.1.2. Chỉ tiêu tính tài nguyên, trữ lượng felspat 78
3.1.3. Kết quả tính tài nguyên, trữ lượng felspat khu vực Ea Sô,
Đăk Lăk 78
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Nội dung Trang
1 Bảng 2.1. TCVN 6598 - 2000 của pegmatit cho gốm xây dựng 47
2
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn pegmatit chứa felspat dùng trong công
nghiệp sản xuất gạch granit, gạch ceramit và kính xây dựng
48
3
Bảng 2.3. Đặc điểm kích thước và thế nằm các thân pegmatit
chứa felspat khu Ea Krông Hnăng, Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk


50
4
Bảng 2.4. Đặc điểm kích thước và thế nằm các thân pegmatit
chứa felspat khu Ea Knôp, Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk
53
5
Bảng 2.5. Kết quả thống kê thành phần hóa học pegmatit khu Ea
Krông Hnăng, Ea Sô, Đăk Lăk
60
6 Bảng 2.6. Kết quả xử lý thống kê hàm lượng Fe
2
O
3
61
7 Bảng 2.7. Kết quả xử lý thống kê hàm lượng CaO 62
8
Bảng 2.8. Kết quả xử lý thống kê hàm lượng tổng kiềm
Na
2
O+K
2
O
63
9 Bảng 2.9. Kết quả thống kê thành phần hóa học pegmatit khu Ea 65
3
STT Nội dung Trang
Knôp, Ea Sô, Đăk Lăk
10 Bảng 2.10. Kết quả xử lý thống kê hàm lượng Fe
2
O

3
65
11 Bảng 2.11. Kết quả xử lý thống kê hàm lượng CaO 66
12
Bảng 2.12. Kết quả xử lý thống kê hàm lượng tổng kiềm
Na
2
O+K
2
O
67
13 Bảng 2.13. Bảng thống kê kết quả phân tích mẫu plasma 69
14
Bảng 2.14. Bảng thống kê kết quả phân tích mẫu độ ẩm, dung
trọng
71
15
Bảng 3.1. Tiềm năng tài nguyên felspat khu vực Ea Kar, Đăk
Lăk
77
4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ẢNH
STT Nội dung Trang
1 Hình 1.1. Sơ đồ vị trí giao thông vùng nghiên cứu 12
2
Ảnh 1.1. Thân pegmatit giàu felspat xuyên trong đá phiến
của hệ tầng Ea Rôk
30
3
Hình 1.2. Sơ đồ địa chất và khoáng sản khu vực Ea Sô, tỉnh

Đăk Lăk
37
4
Hình 2.1. Mặt cắt tuyến T.28, đặc điểm và cấu trúc thân
pegmatit TQ.11
53
5 Hình 2.2. Sơ đồ địa chất và khoáng sản khu Ea Krông Hnăng 54
6
Hình 2.3. Mặt cắt tuyến T.37 và cấu trúc thân pegmatit
TQ.23, TQ.24 và TQ.25
57
7 Hình 2.4. Sơ đồ địa chất và khoáng sản khu Ea Knốp 58
8 Ảnh 2.1. Pegmatit hạt thô - Mẫu Lm.3 60
9 Ảnh 2.2. Pegmatit hạt thô - Mẫu Lm.4 60
10 Ảnh 2.3. Aplit - Mẫu Lm.1 62
11 Ảnh 2.4. Aplit - Mẫu Lm.2 62
12 Hình 2.5. Đồ thị tần suất xuất hiện hàm lượng Fe
2
O
3
65
13 Hình 2.6. Đồ thị tần suất xuất hiện hàm lượng CaO 66
14 Hình 2.7. Đồ thị tần suất xuất hiện hàm lượng Na
2
O+K
2
O 67
15 Hình 2.8. Đồ thị tần suất xuất hiện hàm lượng Fe
2
O

3
69
16 Hình 2.9. Đồ thị tần suất xuất hiện hàm lượng CaO 70
17 Hình 2.10. Đồ thị tần suất xuất hiện hàm lượng Na
2
O+K
2
O 71
18 Hình 2.11. Sơ đồ tuyển nổi không khử mùn 75
19 Hình 2.12. Sơ đồ tuyển nổi có khử mùn 76
5
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Ngành công nghiệp gốm sứ nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh
và được đánh giá một trong những nước có công nghệ gốm sứ cao cấp hàng
đầu thế giới. Một trong các nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công
nghiệp này là felspat thuộc nhóm khoáng chất công nghiệp. Trong sản xuất sứ
vệ sinh, felspat chiếm 30,8%, trong sản xuất gạch ceramic, felspat chiếm
34,2%, trong sản xuất gạch ốp lát (granit nhân tạo), felspat chiếm 44,5% tỷ
trọng nguyên liệu.
Trong tự nhiên felspat có hai loại: loại thứ nhất ở dạng kết tinh thành
các tinh thể độc lập có độ cứng cao, màu sắc đa dạng, loại này được sử dụng
làm đồ trang sức nên được xếp vào loại khoáng sản đá quý, bán quý; loại thứ
hai phổ biến hơn, felspat kết tinh dưới dạng tập hợp tha hình, ẩn tinh tạo
thành các thân felspat hoặc đá chứa felspat có chất lượng đáp ứng yêu cầu là
nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh (K
2
O + Na
2
O> 7,0%, Fe

2
O
3
<1%), loại này
được xếp vào khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp.
Khoáng sản felspat thuộc nhóm khoáng chất công nghiệp là loại
nguyên liêụ thô dùng trong sản xuất gốm sứ nói chung và gốm sứ cao cấp nói
riêng. Trong ngành khoa học trái đất và khảo cổ học, felspat được sử dụng
trong định tuổi quang nhiệt và định tuổi quang học. Ngoài ra ở Mỹ, felspat
được sử dụng như là một thành phần chất tẩy rửa dụng cụ gia đình.
Theo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ
1:200.000 và 1:50.000, đặc biệt là “Báo cáo đánh giá triển vọng khoáng sản
nguyên liệu gốm sứ (felspat) và khoáng sản khác vùng Ea Sô, Ea Kar, tỉnh
Đăk Lăk” đã xác nhận khu vực Ea Sô, Đăk Lăk có tiềm năng khá lớn về
felspat. Các thân felspat khu vực Ea Sô thực chất là các thân pegmatit giàu
felspat phân bố trong các đá biến chất của hệ tầng Ea Rôk có thể đáp ứng cho
6
nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp gốm sứ, sơn, giấy, hóa chất, Vì
vậy, việc nghiên cứu chất lượng, quy mô, triển vọng cũng như đánh giá tiềm
năng của chúng phục vụ cho việc quy hoạch khai thác hợp lý là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng. Thực tế, trong thời gian qua mặc dù việc khai thác và chế
biến felspat đã phát triển khá mạnh, tuy nhiên hiệu quả sử dụng khoáng sản
nhìn chung còn thấp, gây lãng phí tài nguyên. Chính vì vây, để nâng cao hiệu
quả sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường cần thiết phải tiến hành đánh giá
một cách đẩy đủ và toàn diện về đặc điểm phân bố, chất lượng và tiềm năng
felspat làm cơ sở định hướng sử dụng một cách hợp lý để phục vụ cho phát
triển kinh tế xã hội khu vực Ea Sô nói riêng và tỉnh Đăk Lăk nói chung là rất
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, học viên đã lựa chọn đề
tài: “Đặc điểm chất lượng và tiềm năng felspat khu vực Ea Sô, tỉnh Đăk

Lăk” làm đề tài tốt nghiệp luận văn cao học.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, quy mô phân bố, chất lượng
và đánh giá tiềm năng tài nguyên felspat khu vực Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk làm cơ
sở định hướng công tác thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý chúng trong
phát triển các ngành công nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ
- Thu thập, tổng hợp và hệ thống hóa các nguồn tài liệu đo vẽ bản đồ
địa chất tỷ lệ 1:200 000; 1:50 000; 1:10 000; 1:2 000 đã được tiến hành trên
phạm vi khu vực nghiên cứu từ trước đến nay nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa
chất, vị trí địa tầng của các thành tạo chứa felspat khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, thành phần vật chất, chất
lượng felspat khu vực Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk.
7
- Nghiên cứu đánh giá chất lượng felspat theo lĩnh vực sử dụng trên cơ
sở phân tích các đặc tính cơ lý - kỹ thuật, thành phần khoáng vật, thành phần
hóa học,
- Khoanh định các diện tích có mức độ triển vọng felspat khác nhau
làm cơ sở đánh giá tiềm năng tài nguyên, trữ lượng felspat; đồng thời định
hướng công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và sử dụng felspat làm nguyên
liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp một cách hiệu quả.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: là các thành tạo chứa felspat có khả năng sử
dụng làm nguyên liệu trong các lĩnh vực công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực huyện Ea Sô, Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk trên
diện tích khoảng 60km
2
thuộc hai tờ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 tờ Nông Trường 9
(D-49-109-B-d) và tờ Thôn 4 Ea Sô (D-49-110-A-c).

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp, phân tích và khái quát hóa các kết quả đo vẽ bản đồ địa
chất khu vực, kết quả điều tra, đánh giá và các công trình nghiên cứu chuyên
sâu về khoáng sản felspat nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất khoáng sản
felspat khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, các yếu tố liên quan quặng
hóa felspat trong khu vực.
- Nghiên cứu bổ sung về thành phần vật chất quặng làm cơ sở định
hướng công tác nghiên cứu tiếp theo.
- Dự báo tiềm năng và phân vùng triển vọng làm cơ sở định hướng
công tác thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản felspat khu vực Ea Sô.
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, tác giả sử dụng hệ phương pháp
nghiên cứu sau:
8
- Sử dụng phương pháp tiệm cận có hệ thống kết hợp với phương pháp
nghiên cứu địa chất truyền thống nhằm nhận thực bản chất địa chất của đối
tượng nghiên cứu, đặc điểm, qui mô phân bố các thành tạo pegmatit;
- Tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích xử lý tài liệu đo vẽ địa chất, tìm
kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến pegmatit đã tiến hành trên khu vực
nghiên cứu;
- Sử dụng các phương pháp đánh giá định lượng với sự trợ giúp của
một số phần mềm máy tính để đánh giá chất lượng và tiềm năng tài nguyên
felspat khu vực nghiên cứu;
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, đối sánh để đánh giá chất lượng
felspat theo các lĩnh vực công nghiệp khác nhau làm cơ sở định hướng sử
dụng felspat trong khu vực nghiên cứu
6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Kết quả nghiên cứu của luận văn cho phép rút ra được một số điểm mới
sau:

- Kết quả nghiên cứu làm rõ đặc điểm phân bố, mối quan hệ không gian
và nguồn gốc giữa cấu trúc địa chất với các thành tạo pegmatit khu vực Ea
Sô.
- Kết quả nghiên cứu đã góp phần khẳng định khu vực Ea Sô có tiềm
năng lớn về felspat với chất lượng khá tốt có khả năng đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp của địa phương và các tỉnh
lân cận.
- Đề xuất lĩnh vực sử dụng nhằm nâng cao giá trị nguồn tài nguyên
pegmatit trong khu vực nghiên cứu.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
7.1. Ý nghĩa khoa học
9
- Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, quy mô phân bố và chất
lượng felspat khu vực Ea Sô.
- Làm rõ đặc điểm phân bố, mối quan hệ không gian và nguồn gốc giữa
cấu trúc địa chất với các thành tạo pegmatit chứa felspat khu vực Ea Sô.
- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên felspat có giá
trị kinh tế trong khu vực nghiên cứu.
7.2. Giá trị thực tiễn
- Cung cấp cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp về chất lượng
và tiềm năng tài nguyên felspat khu vực Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk làm cơ sở
định hướng cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản có hiệu
quả.
- Góp phần nâng cao hiệu quả công tác khai thác, chế biến và sử dụng
felspat trong khu vực nghiên cứu.
8. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu thực tế thu thập
trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất khu vực 1:200.000, đo vẽ bản đồ và điều
tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. Các báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá felspat
trong khu vực nghiên cứu:

- Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ
Kon Tum-Buôn Ma Thuột, tỷ lệ 1/200.000 (Trần Tính và nnk, 1993);
- Công trình đo vẽ bản đồ Địa chất và Khoáng sản nhóm tờ M’Đrăk, tỷ
lệ 1:50.000, do Nguyễn Văn Trang chủ biên, năm 1998.
- Đề án thăm dò quặng felspat xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk
(Nguyễn Văn Thiềm và nnk, 2001).
- Báo cáo “Đánh giá triển vọng khoáng sản nguyên liệu sứ gốm
(felspat) vùng Ea Sô, Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk” (Phạm Quang Thắng và nnk,
2004 - Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ).
10
- Các kết quả phân tích mẫu: hóa cơ bản, lát mỏng, cơ lý, thể trọng nhỏ
và độ ẩm.
- Đặc biệt là kết quả khảo sát thực tế, lấy mẫu phân tích bổ sung của học
viên trong quá trình hoàn thành luận văn cao học.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Không kể mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được trình bày thành
3 chương với 88 trang đánh máy khổ A4 và 03 bản vẽ khổ A3 kèm theo.
Luận văn được hoàn thành tại Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Trường
Đại học Mỏ - Địa chất; dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Tiến
Dũng. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Tiến
Dũng đã tận tình hướng dẫn học viên trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
và viết luận văn.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, học viên đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Bộ môn Khoáng sản, Khoa Địa
chất, Lãnh đạo Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Đào tạo Sau đại học. Sự
tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều
kiện, giúp đỡ cho học viên hoàn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn chân thành đến các Cơ quan, các thầy,
cô giáo và đồng nghiệp.

Học viên xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, các nhà địa
chất đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép học viên được tham khảo và kế
thừa các kết quả nghiên cứu để học viên hoàn thành luận văn.
11
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
KHU VỰC EA SÔ, TỈNH ĐĂK LĂK
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
1.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn
1.1.1.1. Đặc điểm vị trí tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu có diện tích 60 km
2
bao gồm địa phận các xã Ea
Sô, Ea Đa, thị trấn Ea Knôp (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk), cách thị trấn Ea
Kar (huyện Ea Kar) khoảng 10 km theo hướng đông đông bắc, nằm ở phần
tiếp giáp của 2 tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 hệ UTM (tờ 6734-I và 6734-
IV) và được giới hạn bởi toạ độ địa lý như sau:
12
o
47’32” - 12
o
54’00” vĩ độ bắc
108
o
26’49” - 108
o
33’29” kinh độ đông
b. Đặc điểm địa hình

Khu vực nghiên cứu thuộc phần giáp ranh giữa cao nguyên Buôn Ma
Thuột (ở phía tây) và cao nguyên M

Đrăk (ở phía đông), địa hình có xu hướng
thoải dần từ tây bắc xuống đông nam với độ cao phổ biến từ trên 350m đến
>500m. Địa hình thuộc vùng cao nguyên nên nhìn chung mức độ phân cắt
không lớn, thường có dạng đồi lượn sóng với biên độ thấp, đôi khi tạo nên các
chỏm nhô dạng bát úp với sườn thoải, đỉnh bằng phẳng, đường chia nước
rộng. Địa hình khu vực nghiên cứu tuy có độ dốc sườn nhỏ và ít bị phân cắt
sâu, song mức độ bào mòn bề mặt khá mạnh nên lớp phủ thường khá mỏng.
12
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí giao thông vùng nghiên cứu
13
c. Đặc điểm sông, suối
Khu vực nghiên cứu, hệ thống suối, khe khá phát triển và phân bố đều
khắp. Đáng kể nhất là con sông Ea Krông Hnăng chảy qua khu vực nghiên
cứu theo hướng tây bắc – đông nam. Sông Ea Krông Hnăng là con sông lớn
duy nhất chảy qua khu vực nghiên cứu, lòng sông khá rộng và bằng phẳng,
uốn lượn ngoằn ngoèo, liên tục đổi dòng, dọc theo dòng chảy ít thác ghềnh,
nhiều đoạn tù đọng, bị che phủ bởi sình lầy. Vào mùa khô, sông thường cạn
kiệt nước, xuất hiện đá gốc lộ ở cả lòng và 2 bờ, khá thuận lợi cho công tác
khảo sát địa chất.
Ngoài sông Ea Krông Hnăng, hệ thống các suối, khe trong khu vực
cũng khá phát triển. Đặc điểm chung của các này là thường chảy theo phương
bắc-nam, đông bắc-tây nam, nam-bắc, các suối thường ngắn, lòng nông, độ
dốc thoải nên mức độ bào mòn kém.
d. Đặc điểm khí hậu
Do chịu sự chi phối của khí hậu cao nguyên nên trong một năm khu
vực nghiên cứu có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và

tháng 8, lượng mưa trung bình 1.873mm, nhiệt độ thay đổi từ 16 đến 21
o
C.
Mùa này thường có những cơn mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt và xói lở, làm gián
đoạn giao thông, ảnh hưởng xấu tới công tác thi công thực địa.
- Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, nhiệt độ thay đổi
từ 22
o
C đến 26
o
C, nóng nhất đến >30
o
C. Mùa này chênh lệch nhiệt độ giữa
ngày và đêm khá lớn, tạo nên vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tuy nhiên,
do hầu như không có mưa nên thời tiết khô ráo, rất thuận lợi cho công tác
điều tra địa chất.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn
a. Dân cư
Khu vực nghiên cứu là nơi sinh sống lâu đời của người dân tộc Sê
Đăng, Ê Đê; người Kinh và người Tày chủ yếu định cư trong thời gian gần
14
đây. Cộng đồng dân cư sống tập trung thành các buôn, ấp, bản, sinh sống
bằng nghề nông là chính, làm ruộng, rẫy trồng các loại cây lương thực và hiện
nay phát triển trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, kacao,
b. Kinh tế
Nhìn chung, kinh tế trong khu vực còn chậm phát triển, chủ yếu mang
tính tự cung tự cấp, dẫn đến đời sống nhân dân nhiều nơi vẫn gặp khó khăn,
thiếu thốn. Chỉ có hai thị trấn Ea Knôp và Ea Kar là các trung tâm văn hoá -
kinh tế của huyện Ea Kar có cơ sở hạ tầng tương đối tốt; bệnh viện, trường
học và các nhà máy, xí nghiệp đều tập trung ở đây. Kinh tế kém phát triển đã

kéo theo trình độ dân trí của đồng bào không cao, nhận thức về chính trị, xã
hội còn nhiều hạn chế.
c. Giao thông
Khu vực nghiên cứu có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, từ
thành phố Quy Nhơn theo quốc lộ 1A đến ngã ba Ninh Hòa địa phận tỉnh
Khánh Hòa, ngược QL.26 khoảng >80km thì đến khu vực nghiên cứu. Hoặc
có thể theo QL.19 đến Tp Plêi Ku, tiếp tục theo QL.14 đi Tp Buôn Ma Thuột,
từ đó xuôi QL.26 >60 km. Đường chạy sát phía đông nam diện tích nghiên
cứu, xe cơ giới đi lại dễ dàng. Từ đường quốc lộ có nhiều tuyến đường cấp
phối và đường mòn đi về các vị trí trong diện tích nghiên cứu. Tuy nhiên, các
tuyến đường này thường bị ngập lụt hoặc bị xói lở vào mùa mưa, gây gián
đoạn giao thông.
1.1.2. Khái quát lịch sử nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dò
khoáng sản khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu có lịch sử nghiên cứu địa chất gắn liền với lịch sử
nghiên cứu địa chất vùng Tây Nguyên và lãnh thổ Nam Việt Nam. Từ trước
tới nay đã có nhiều nhà địa chất quan tâm nghiên cứu cấu trúc địa chất trên
15
diện tích của khu vực nghiên cứu. Có thể lấy mốc năm 1975 để chia ra hai
giai đoạn nghiên cứu trước và sau năm 1975.
a. Giai đoạn trước 1975
Trong giai đoạn này, công tác nghiên cứu địa chất ở Việt Nam nói
chung chỉ thực sự được bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX do các
nhà địa chất Pháp tiến hành trong chương trình thành lập các tờ bản đồ
địa chất. Điển hình như các công trình nghiên cứu địa chất lãnh thổ của:
A.Lacroix (1932), J.H.Hoffet (1933), J.Gubler (1935), E.Saurin (1935),
… Kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất trên đã được tổng hợp đầy
đủ trên tờ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 (1937). Ngoài
ra trong công trình nổi tiếng của mình, J.Fromaget (1941) cho rằng khu
vực Đông Dương có mặt các chu kỳ kiến tạo Arkei, Huroni, Caledoni,

Hersini, Indosini. Trong khung cấu tạo Indosini, ông đã chia khối
Indosini thành các yếu tố: Thượng Bắc bộ, Thượng Lào, Miến Điện và
các cánh cung - võng Neotrias xen với các cánh cung nâng có tuổi cổ.
Hình ảnh chung của thời kỳ trên là vật liệu của những chu kỳ cổ trước
Indosini đều tham gia vào móng cấu trúc của các cấu trúc Neotrias.
Trong đó ở Trung Trung bộ, các nếp uốn Hersini nói chung đều bị các
nếp uốn Neotrias xóa nhòa. Ông cũng cho rằng, kỳ kiến sinh Indosini -
Hymalaya gồm có hai giai đoạn: Neotrias (Indosini) và Hymalaya (Kreta
- Neogen), trong đó giai đoạn Neotrias có 4 pha hoạt động, trong đó pha
cuối hình thành hoạt động địa di “nếp phủ sông Đà”, “địa di Trường
Sơn”, và “địa di Thanh Hóa” với cơ chế địa động là do các chuyển dịch
kiến tạo ngang.
Thời kỳ sau kháng chiến chống Pháp, năm 1967, hải quân Mỹ đã
bay đo từ hàng không toàn miền Nam tỷ lệ 1:1.000.000, khi giải phóng
miền nam ta đã thu được bản đồ đẳng trị trường từ tỷ lệ 1:2.500.000.
16
Năm 1974, Trần Kim Thạch đã lập bản đồ địa chất và kiến tạo Việt
nam tỷ lệ 1:500.000. Công trình này chỉ mang những nét phác thảo dựa
vào các tài liệu địa chất có trước và phân tích ảnh viễn thám Lansat.
Nói chung, những công trình của các nhà địa chất Pháp cũng như
một số tài liệu thời kỳ 1954 - 1974 của người Mỹ và Việt Nam có ý
nghĩa tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất khu vực và nhiều kết
quả nghiên cứu vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
b. Giai đoạn sau năm 1975
Sau khi Việt Nam thống nhất, công tác nghiên cứu địa chất và tìm kiếm
khoáng sản trên toàn lãnh thổ được quan tâm và tiến hành có với qui mô lớn
và đồng bộ hơn. Liên quan đến vùng công tác có các công trình sau:
- Năm 1975÷1979, Công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất phần Nam Việt
Nam tỷ lệ 1:500.000 do Nguyễn Xuân Bao chủ biên được thi công và hoàn
thành. Đây là tài liệu có tính định hướng cho công tác khảo sát địa chất và tìm

kiếm khoáng sản nói chung sau này.
- Năm 1988÷1993, Đoàn 20B, tiến hành đo vẽ lập Bản đồ địa chất cụm
tờ Kon Tum - Buôn Ma Thuột tỷ lệ 1:200.000 do Trần Tính chủ biên. Kết quả,
đã phân chia hàng chục phân vị địa tầng và các phức hệ magma xâm nhập; phát
hiện nhiều điểm quặng, mỏ khoáng sản các loại, trong đó có trường quặng
pegmatit (felspat) Ea Krông Hnăng nằm trong vùng nghiên cứu.
Bản đồ địa chất- khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 và 1:200.000 phần Nam
Việt Nam đến nay, vẫn là tài liệu quí đối với công tác nghiên cứu đặc điểm
địa chất và tìm kiếm khoáng sản nói chung và với nguyên liệu sứ gốm
(felspat) nói riêng.
- Năm 1995÷1998, Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam tiến hành
thành lập Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ M’Đrăk tỷ lệ 1:50.000 do
Nguyễn Văn Trang chủ biên. Tài liệu này đã làm rõ thêm cấu trúc địa chất và
17
phân chia chi tiết các phân vị địa tầng, các phức hệ magma, phát hiện và sơ bộ
đánh giá triển vọng một số điểm quặng kim loại và phi kim loại. Đây là
những tài liệu có tính định hướng quan trọng cho công tác tìm kiếm và đánh
giá nguồn nguyên liệu sứ gốm (felspat) trong hiện tại và lâu dài.
Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu ở các giai đoạn trước đối với nguyên
liệu sứ gốm (felspat) chỉ dừng lại dưới dạng tìm kiếm phát hiện, đánh giá khái
quát phần nông mà chưa có điều kiện để đánh giá chất lượng, trữ lượng phần
dưới sâu của các thân quặng.
- Năm 1989÷1991, Đoàn địa chất 704 (Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền
Trung) đã tiến hành tìm kiếm, đánh giá khoáng sản felspat khu Ea Knôp, nằm
ở góc đông nam vùng nghiên cứu. Đề án này đã khoanh nối, xác định chất
lượng, trữ lượng cho 3 thân quặng felspat có tài nguyên cấp 333

= 1.714.000
tấn. Đây là những thân quặng có giá trị về qui mô cũng như chất lượng, đã
được đánh giá với cơ sở tài liệu khá tin cậy. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là vị trí

các thân quặng (cũng như hầu hết diện tích tìm kiếm đánh giá) nằm trong
phạm vi khu dân cư và các công trình quốc gia như: đường giao thông, đường
điện cao thế, hồ thuỷ điện Ea Knôp
- Năm 1999÷ 2001, Do phát hiện một số thân quặng felspat, được sự
cho phép của Sở Công nghiệp và UBND tỉnh Đăk Lăk, Công ty Cổ phần
Khoáng sản Đăk Lăk tiến hành khai thác dưới dạng tận thu mỏ nhỏ. Do nhu
cầu ngày càng tăng của thị trường, việc mở rộng mỏ trở nên cấp thiết, cuối
năm 2001 đầu năm 2002, Công ty tiếp tục lập đề án thăm dò khoáng sản
felspat tỷ lệ 1:2.000 với diện tích khoảng 2km
2
(gần phía đông nam vùng
công tác).
Tóm lại, qua xem xét lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản liên
quan đến vùng nghiên cứu cho thấy đã có nhiều điểm khoáng sản nguyên liệu
sứ gốm (felspat) được phát hiện và đánh giá triển vọng, trong đó có vùng Ea
18
Sô, Ea Kar (tỉnh Đăk Lăk). Điều này tạo tiền đề thuận lợi cho việc nghiên cứu
luận văn này.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG
Trên bình đồ cấu trúc địa chất tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ M

Đrăk, diện tích
60km
2
của khu vực Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh ĐăK Lăk là một phần rất nhỏ ở
rìa phía Nam của địa khối Kon Tum. Tuy diện tích không lớn nhưng phát
triển rộng rãi các đá biến chất hệ tầng Ea Rôk, các đá trầm tích lục nguyên
biến chất yếu hệ tầng Đăk Bùng, các tích tụ hệ Neogen và Đệ tứ. Các hoạt
động magma xâm nhập khá phát triển với sự có mặt của các thành tạo xâm
nhập phức hệ Bến Giằng, Ea Dui, Định Quán và các đai mạch, có hình dáng

và qui mô rất đa dạng.
Trên cơ sở kết quả của công tác tìm kiếm, đánh giá với các nguồn tài
liệu có trước, trong đó chủ yếu dựa vào báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm
kiếm khoáng sản nhóm tờ M

Đrăk tỷ lệ 1/50.000, luận văn đã làm rõ thêm về
đặc điểm cấu trúc địa chất của vùng. Sau đây là những nét cơ bản về đặc điểm
địa chất của vùng nghiên cứu
1.2.1. Địa tầng
GIỚI NEOPROTEROZOI –HỆ CAMBRI, THỐNG DƯỚI
Hệ tầng Ea Rôk (NP-Є
1
er)
Trên phạm vi khu vực nghiên cứu, chỉ tồn tại các đá thuộc phân hệ tầng
trên, hệ tầng Ea Rôk (NP-Є
1
er
2
). Đây là tập hợp các đá phiến biến chất cao và
hoạt động granit hóa, migmatit hóa khá đều khắp. Căn cứ vào sự phổ biến của đá
gneis biotit và các đá phiến khác, theo thứ tự phân bố địa tầng, chúng gồm 3 tập
như sau:
- Tập dưới (NP-Є
1
er
2
1
)
Các đá được xếp vào tập dưới tạo thành dải hẹp ở phía đông bắc vùng,
kéo dài theo phương chung đông nam-tây bắc, với tổng diện tích khoảng

19
7km
2
, có xu hướng thu hẹp ở trung tâm rồi phình ra ở đầu tây bắc, bị đá
magma phức hệ Ea Dui xuyên cắt, chiếm chỗ và bị thành tạo bazan tuổi β/N
2
-
Q
1
1
che khuất nhiều nơi.
Nhìn chung, đá có thế nằm đơn nghiêng theo hướng tây nam (từ 210
o
đến
240
o
), có góc dốc khá lớn (từ >50
o
đến 80
o
). Do chịu ảnh hưởng của hoạt động
magma, kiến tạo, các đá bị vò nhàu, biến vị tạo nên các nếp uốn cục bộ hoặc có thế
nằm đảo ở một số nơi. Thành phần chủ yếu của tập dưới gồm đá gneis biotit, đá
phiến felspat-thạch anh-biotit xen lớp mỏng, thấu kính amphibolit. Đá bị
migmatit hóa đều khắp, dạng dải, ổ, chuỗi thấu kính hẹp một vài cm, kéo dài
vài chục cm đến hàng mét, giàu felspat kali. Các thành tạo migmatit này nếu
tập hợp trên diện rộng với mật độ cao cũng có thể trở thành đới quặng felspat
có giá trị. Tập dưới có chiều dày khoảng 850÷900m.
- Tập giữa (NP-Є
1

er
2
2
)
Chuyển tiếp từ tập dưới lên là các đá được xếp vào tập giữa (NP-
Є
1
er
2
2
), có diện tích khoảng 11km
2
. Chúng phân bố thành dải hẹp uốn cong,
có phương phát triển chung từ đông nam - tây bắc. Tập giữa bị nhiều đai
mạch và các đá của phức hệ Định Quán xuyên khớp, đồng thời bị che khuất
nhiều mảng lớn bởi đất đá bở rời tuổi N
2
và thành tạo đá bazan β/N
2
-Q
1
1
.
Được xếp vào tập giữa là các đá hạt mịn, phân phiến tạo nên các lớp mỏng
nằm xen nhau của đá phiến felspat-thạch anh-hornblend-biotit xen đá phiến
thạch anh-biotit, lớp mỏng gneis biotit; đá bị migmatit hóa đều khắp. Tập giữa
có chiều dày khoảng 950÷1.000m.
- Tập trên (NP- Є
1
er

2
3
).
Nằm chuyển tiếp từ tập giữa lên, có dạng dải uốn lượn theo phương
chung đông nam-tây bắc là các đá của tập trên, phân bố với diện tích khoảng
15km
2
. Chúng bị nhiều đai mạch và các đá magma của phức hệ Ea Dui, Định
Quán xuyên khớp, chiếm chỗ. Riêng đầu phía tây bắc bị che phủ bởi thành tạo
20
bazan β/N
2
-Q
1
1
. Ở trung tâm và đầu phía đông nam, tập trên bị che khuất
nhiều mảng lớn bởi đất đá bở rời tuổi N
2
.
Được xếp vào tập trên là các đá phiến felspat-thạch anh-biotit chứa
granat xen đá phiến thạch anh-felspat-hai mica, lớp mỏng đá sừng thạch anh.
Chúng có màu xám đến xám nhạt với các dải sẫm màu và sáng màu đan xen
nhau, bị migmatit hóa tương đối mạnh và đều khắp.
Tập trên là tập hợp của 3 hệ lớp chuyển tiếp lên nhau có thế nằm đơn
nghiêng, cắm về tây nam với góc dốc lớn (200÷240
o
∠60÷80
o
). Điều quan
trọng là trong các hệ lớp thường chứa nhiều đai mạch đá sáng màu (pegmatit,

aplit, ) nằm khớp theo đường phương của đá phiến, trong đó khá nhiều mạch
có qui mô, chất lượng đạt yêu cầu công nghiệp. Đặc điểm của các hệ lớp:
- Hệ lớp dưới: Là tập hợp các đá phiến biến chất cao, phổ biến hiện
tượng migmatit hóa, gồm: đá phiến thạch anh-felspat-biotit xen lớp mỏng,
thấu kính gneis biotit, amphibolit. Đá có màu xám lốm đốm đen trắng, cấu tạo
phân phiến mỏng với các dải sáng màu và sẫm màu đan xen nhau.
- Hệ lớp giữa: Xếp vào hệ lớp này có các đá phiến thạch anh-felspat-
biotit xen lớp mỏng, thấu kính gneis biotit, đá phiến thạch anh-biotit. Đá
thường có màu xám nhạt đến xám sẫm, lốm đốm ổ mắt sáng màu và tối màu
đan xen nhau. Đá cũng phổ biến hiện tượng migmatit hóa, làm cho lượng
felspat và thạch anh tăng cao.
- Hệ lớp trên: Gồm các loại đá phiến kết tinh như: đá phiến thạch anh-
biotit xen đá phiến thạch anh-mica, lớp mỏng gneis biotit. Đá có màu xám
sáng lốm đốm đen, đốm trắng, cấu tạo phân phiến mỏng. Tập trên có chiều
dày khoảng từ 1.450m đến >1.500m.
Tóm lại, tập hợp các đá lục nguyên biến chất cao thuộc tập trên, hệ tầng
Ea Rôk (NP-Є
1
er
2
3
) bị migmatit hóa mạnh và đều khắp, bị dập vỡ, dồn ép
mạnh do chịu ảnh hưởng của các đứt gãy, đã tạo điều kiện cho hoạt động thủy
21
nhiệt phát triển, trong chúng chứa nhiều đai mạch có thành phần acid giàu
felspat, tập trung tạo thành các đới mạch có qui mô lớn, hàm lượng có ích
cao, các chất có hại thấp, có triển vọng trở thành các thân quặng có giá trị
thường phân bố thành chùm thân liền kề nhau hoặc nằm riêng lẻ, là đối tượng
chính của công tác đánh giá khoáng sản của luận văn.
Đặc điểm các đá chủ yếu của hệ tầng Ea Rôk (NP- Є

1
er) được mô tả
như sau:
+ Đá gneis biotit: Chiếm khối lượng lớn trong mặt cắt của tập dưới
(NP-ε
1
er
2
1
), là các đá hạt trung, phân phiến không đều, cấu tạo gneis dạng sọc
dải, dạng mắt. Bằng mắt thường thấy đá màu trắng xám lốm đốm đen, thành
phần khoáng vật chủ yếu gồm felspat và thạch anh dạng tấm, hạt trung.
Thành phần thạch học gồm: thạch anh 16÷30%, dạng hạt kích thước từ
0,6÷ 1,7mm; felspat kali 30÷32%, là loại orthoclas dạng tấm, không màu, độ
nổi thấp, bề mặt bẩn do bị sét hóa; plagioclas (loại acid) 30÷34%, dạng tấm,
lăng trụ kéo dài, kích thước từ 0,8÷1,9mm, trên mặt bẩn do bị sericit hóa;
biotit 5÷8%, dạng vảy kéo dài, bị clorit hóa, epidot hóa. Khoáng vật phụ có:
granat ít hạt; zircon, khoáng vật quặng ít hạt nhỏ. Đá có cấu tạo gneis; kiến
trúc hạt, vảy biến tinh.
+ Đá phiến felspat-thạch anh-biotit: Là tập hợp đá hạt mịn, phân phiến
mỏng, phân bố thành lớp vài dm, xen trong đá gneis. Đá có màu xám sáng.
Thành phần khoáng vật chính có thạch anh hạt nhỏ, tha hình; felspat chiếm tỷ
lệ lớn, màu trắng đục, hồng nhạt; biotit vảy nhỏ đến trung, màu đen nâu. Đá
bị migmatit hóa mạnh, bề mặt phiến gồ ghề vi uốn lượn.
Thành phần thạch học gồm: thạch anh 25%, dạng hạt méo mó, kích
thước không đều; felspat kali 34%, là loại orthoclas dạng tấm kéo dài, bề mặt
bẩn do bị sét hóa; plagioclas (loại acid) 26%, dạng tấm kéo dài hai đầu vát
nhọn, không màu, bị sericit hóa mạnh, đôi chỗ đến muscovit; biotit 15%, dạng
22
tấm vảy, bị clorit hóa, ít bị epidot hóa. Khoáng vật phụ có: granat, zircon,

apatit ít hạt. Khoáng vật quặng: ít hạt nhỏ nằm rải rác. Đá có cấu tạo phân
phiến, kiến trúc hạt-vảy-tấm biến tinh.
+ Amphibolit: Có khối lượng không đáng kể, là các đá phân lớp dày,
xen kẹp trong đá gneis biotit và đá phiến thạch anh-biotit, có màu xám sẫm,
xám xanh lục.
Thành phần thạch học gồm: plagioclas 18÷38%, dạng lăng trụ bị sericit
hóa gần hoàn toàn bề mặt; hornblend 54÷75%, bị clorit hóa, epidot hóa khá
mạnh; biotit 5÷7%; apatit và quặng ít hạt. Đá có cấu tạo ép nén định hướng
rõ, kiến trúc hạt-tấm-que biến tinh.
+ Đá phiến felspat-thạch anh-hornblend-biotit: Đây là loại đá chiếm
khối lượng chủ yếu của tập giữa (NP- Є
1
er
2
2
), có màu xám nhạt lốm đốm trắng,
thành phần khoáng vật chính là thạch anh và felspat, tạo thành sọc dải dày từ
1cm đến 3cm, uốn lượn, kéo dài cùng biotit và hornblend phân bố thành các ổ,
đám nhỏ sẫm màu.
Thành phần thạch học gồm: thạch anh 10÷35%, dạng hạt nhỏ không
đều; felspat 40÷48%, gồm 2 loại: felspat kali (orthoclas) và plagioclas acid
dạng tấm kéo dài, vát nhọn hai đầu, bề mặt bẩn do bị sericit hóa mạnh; biotit
11÷17%, dạng tấm, vảy màu nâu, đa sắc mạnh, bị clorit hóa; hornblend
14÷20% tạo thành dải kéo dài, màu nâu lục, bị epidot hóa mạnh. Khoáng vật
phụ sphel 3%; apatit và zircon ít hạt nhỏ. Đá có kiến trúc tấm-hạt biến tinh,
cấu tạo phân phiến.
+ Đá phiến thạch anh-biotit: So với đá phiến felspat-thạch anh-
hornblend-biotit loại đá này ít hơn về khối lượng. Đá có màu xám đen đốm
trắng, khá rắn chắc, cấu tạo phân phiến mỏng đến trung bình. Thành phần có
khoáng vật thạch anh hạt nhỏ đến trung; felspat dạng tấm nhỏ; biotit dạng

vảy nhỏ.
23
Thành phần thạch học gồm: thạch anh 21÷30%, dạng hạt nhỏ kéo dài,
không màu; felspat kali 22÷27%, thuộc loại orthoclas dạng tấm không màu,
giao thoa xám tối; plagioclas loại acid 31÷32%, dạng tấm kéo dài hai đầu vát
nhọn, không màu, bề mặt bẩn do bị sericit hóa; biotit 17÷18%, dạng tấm kéo
dài, bị clorit hóa; khoáng vật phụ có granat, zircon: mỗi thứ ít hạt. Đá có kiến
trúc hạt-vảy biến tinh, cấu tạo phân phiến.
+ Đá phiến felspat-thạch anh-biotit chứa granat: Chiếm khối lượng
lớn, phân bố chủ yếu ở phần giữa và xen kẽ với các đá phiến khác trong mặt
cắt của tập trên (NP- Є
1
er
2
3
). Đá khá sáng màu, có chứa granat hạt nhỏ dạng
xâm tán.
Thành phần thạch học gồm: thạch anh 34÷48%, dạng hạt méo mó kéo
dài; felspat kali 18÷31%, thuộc loại orthoclas dạng tấm không màu;
plagioclas acid 10÷18% dạng tấm, lăng trụ, hai đầu vát nhọn; biotit 18÷20%,
dạng tấm vảy, tập trung thành dải hẹp sẫm màu; granat 7÷10%, dạng hạt đẳng
thước, không màu, độ nổi cao. Khoáng vật phụ có zircon ít hạt; khoáng vật
quặng có ít hạt nhỏ. Đá có kiến trúc vảy-hạt biến tinh, cấu tạo phân phiến vi
uốn lượn.
+ Đá phiến thạch anh- felspat- hai mica: Có khối lượng không nhiều,
phân bố xen trong đá phiến và gneis ở phần thấp của tập trên. Mắt thường
thấy đá màu xám sáng, cấu tạo phân phiến mỏng với mặt phiến gồ ghề uốn
lượn.
Thành phần thạch học gồm: thạch anh 30÷34%, dạng hạt nhỏ không
màu; felspat kali 14÷31%, dạng tấm không màu; plagioclas (loại acid)

30÷44%, dạng tấm kéo dài bị vát nhọn hai đầu; biotit 6÷9%; muscovit 1÷2%;
zircon, sphel và quặng ít hạt. Đá có kiến trúc vảy-hạt biến tinh, cấu tạo phân
phiến, phân dải mỏng.
24
+ Đá sừng thạch anh: Có màu trắng xám, xám nhạt sắc xanh, độ hạt rất
mịn, vết vỡ sắc cạnh, thành phần chủ yếu là thạch anh dạng hạt tha hình, hầu
như không có khoáng vật màu. Đá có cấu tạo phân lớp trung bình, kiến trúc
kiểu ximăng lấp đầy.
GIỚI MESOZOI
Hệ Jura, Thống dưới
Hệ tầng Đăk Bùng (J
1
đb

)
Các thành tạo được xếp vào hệ tầng Đăk Bùng là tập hợp các đá trầm
tích vụn thô của dăm-cuội-sạn kết đa khoáng, xen cát kết thạch anh-felspat,
tạo thành những lớp dày, phủ không khớp lên các đá của tập trên, hệ tầng Ea
Rôk với diện tích khoảng 2km
2
, phân bố và lộ ra ở phía tây nam vùng. Các
lớp đá của hệ tầng có thế nằm đơn nghiêng, cắm về tây nam với góc dốc trung
bình (210÷220∠40÷60
o
).
Chiều dày chung của hệ tầng từ 90m đến 100m.
Dưới đây là phần mô tả đặc điểm các đá của hệ tầng:
- Dăm-sạn-cuội kết đa khoáng: Thành phần mảnh vụn gồm sạn laterit,
sạn thạch anh hạt nhỏ, xen cùng dăm, cuội thạch anh, đá sừng, felspat, granit
sáng màu, đá phiến và diabas, kích thước hạt từ 0,5 đến 1÷2cm, phân bố lộn

xộn, chiếm khoảng 75÷80%; thành phần xi măng là sét, bột, oxyt sắt chiếm
khoảng 20÷25%. Đá có kiến trúc kiểu xi măng gắn kết, cấu tạo phân lớp dày.
- Các kết thạch anh-felspat: Thành phần mảnh vụn là thạch anh hạt nhỏ
đến trung bình, xen cùng felspat dạng tấm nhỏ sắp xếp lộn xộn, chiếm khoảng
60÷70%; thành phần xi măng là sét, bột, chiếm tỷ lệ 30÷40%. Đá có cấu tạo
phân lớp dày, kiến trúc kiểu xi măng lấp đầy.
GIỚI KAINOZOI
Hệ Neogen, Thống Pliocen (N
2
)
Các thành tạo trầm tích hạt thô gắn kết yếu được xếp vào thống Pliocen
(N
2
), chiếm diện tích khá lớn (khoảng 35÷40% diện tích khu vực nghiên cứu),
25
tạo thành các mảng rộng từ vài chục, vài trăm m
2
đến 2÷3km
2
, bao gồm các
trầm tích bở rời đến gắn kết yếu, phân bố ở phần cao của địa hình.
Thành phần gồm dăm, sạn, cát thạch anh, cát lẫn bột màu nâu, nâu đỏ;
chuyển lên trên là cát, bột, sét màu xám xanh, xám đen, có chỗ chứa sa
khoáng corindon. Hầu hết diện tích, các thành tạo Pliocen ở dạng bở rời, chỉ
có một số nơi quan sát thấy các vật liệu vụn đã có sự sắp xếp định hướng và
gắn kết yếu thành các tập dày.
Chiều dày: thường là từ 2m đến 8m, đôi khi >10m (trung bình
khoảng 7m).
Thống Pliocen-Pleistocen (β/N
2

-Q
1
1
)
Đá phun trào bazan Pliocen-Pleistocen (β/N
2
-Q
1
1
), phân bố trên diện
tích khoảng 4km
2
, tạo thành các mảng khá lớn ở phía tây bắc, tây nam và rải
rác với diện tích hẹp ở nhiều vị trí trong vùng. Chúng phủ không khớp lên
trên đất đá của phân hệ tầng trên- hệ tầng Ea Rôk và cũng che khuất nhiều
diện phân bố đá xâm nhập của các phức hệ Ea Dui, phức hệ Định Quán.
Tầng phân bố chủ yếu đá bazan olivin hạt mịn, màu xám đen đến đen,
còn tươi nên khá rắn chắc. Ở phần cao của địa hình, đá thường bị nứt nẻ, đổ
vỡ tại chỗ và phong hóa bóc vỏ tạo nên tầng phủ sạn, bột, sét màu xám đen có
chứa các tảng nhỏ (cỡ 0,1÷0,5m) của đá bazan tròn cạnh.
Thành phần khoáng vật gồm: Phần ban tinh chiếm 15%, trong đó olivin
4%, pyroxen 4%, hornblend 5%, biotit 2%, quặng ít hạt; Phần nền chiếm
85%, trong đó plagioclas bazơ 48%, hornblend 28%, biotit 5%, pyroxen 4%,
zircon và quặng: ít hạt; các khoáng vật tạo đá bị clorit hóa, epidot hóa. Đá có
kiến trúc ban trạng với nền hạt mịn, cấu tạo đặc sít định hướng yếu. Chiều dày
của tầng khoảng 5÷7m.
Thống Holocen (aQ
2
)
Trầm tích bở rời hiện đại, tạo thành các dải hẹp dọc theo lòng các sông

và suối lớn, tập trung chủ yếu ở góc đông nam vùng nghiên cứu. Chúng phủ
không khớp lên đất đá tập trên của hệ tầng Ea Rôk (NP- Є
1
er
3
).

×