Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty bột mỳ Vinafood 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 73 trang )

MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, trình độ
phát triển của nguồn nhân lực là lợi thế phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực nào thì con người cũng đứng ở vị trí trung tâm. Quan tâm đến
sự phát triển con người sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển đất nước bởi vì
quá trình phát triển nguồn nhân lực là thước đo đánh giá sự phát triển về kinh
tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp được mở ra nhiều cơ
hội phát triển. Sự phát triển của Doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của cả
quốc gia. Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, để tồn tại
và phát triển các doanh nghiệp phải cạnh tranh, điều đó cũng có nghĩa doanh
nghiệp phải phát huy lợi thế của mình. Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế
hàng đầu bởi con người là một tài nguyên vô giá. Vì vậy, công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của một
doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của cả một đất nước.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và
chi phí. Nhưng thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nhân rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại các Doanh nghiệp nói chung và Công ty bột mỳ Vinafood 1nói riêng,
em chọn đề tài: “Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
bột mỳ Vinafood 1”.
2
Đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về Công ty bột mỳ Vinafood 1
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn lực tại Công ty
bột mỳ Vinafood 1
Chương 3: Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại Công ty bột mỳ Vinafood 1


Em xin chân thành cảm ơn Ths. Phạm Thu Hoà và các anh chị phòng
Tổ chức – hành chính, phòng Kế toán của công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em thực hiện đề tài này. Mặc dù đã có hiều cố gắng nhưng do còn hạn chế
về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài của em khó tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BỘT MỲ VINAFOOD 1
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty.
1.1.1. Quá trình ra đời của công ty.
Tên công ty: Công ty bột mỳ Vinafood 1
Mã số doanh nghiệp: 0200686971
Địa chỉ trụ sở chính: Số 94 Lương Yên - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 031.2649087
Fax: 031.3971819
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp: quy mô lớn
Vốn điều lệ: 134.000.000.000 đồng ( Một trăm ba mươi tư tỷ)
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
1- Sản xuất giày dép
2- Sản xuất và kinh doanh bột mỳ
3- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
4- Lắp đặt hệ thống điện
5- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
6- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày ( Khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ kinh
doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày)
7- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
8- Phá dỡ
9- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
10- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử

dụng hoặc đi thuê
11- Vận tải hành khách bằng đường bộ trong nội thành, ngoại thành( trừ
vận tải bằng xe buýt)
12- Chuẩn bị mặt bằng
13- Xây dựng nhà các loại
14- Hoàn thiện công trình xây dựng
1.1.2.Quá trình phát triển của công ty.
4
Công ty bột mỳ Vinafood 1được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số0200686971 , ngày 31 tháng 03 năm 2005 do Sở Kế hoạch
Đầu tư Hải Phòng cấp.
 Giai đoạn 2005 – 2011
- Công ty Vinafood 1bắt đầu đi vào sản xuất với hai dây chuyền sản xuất
giày dép xuất khẩu
- Công ty có khuôn viên rộng, thoáng mát với đầy đủ nhà ăn tập thể hệ
thống vệ sinh môi trường đảm bảo. Phòng cháy chữa cháy đảm bảo an
toàn đúng quy định. Hệ thống dây chuyền tiên tiến, hiện đại, được nhập
khẩu từ Đài Loan chuyên giành cho ngành giày dép.
- Công ty Vinafood 1là công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
+ Có tư cách pháp nhân
+ Hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính
+ Sử dụng con dấu riêng
+ Có tài khoản trong ngân hang
+ Hoạt động theo doanh nghiệp và điều lệ công ty
+ Với sự nhạy bén, năng động của ban lãnh đạo, cùng tinh thần trách
nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong công ty đã không ngừng tìm tòi,
nghiên cứu nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước, từng bước mở rộng
thị trường tăng thị phần. Nhờ đó, chất lượng và số lượng sản phẩm của
công ty ngày một tăng và đã có vị trí trên thị trường, chiếm được sự quan
tâm của khách hàng, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên trong

công ty ngày càng được nâng cao và ổn định
 Giai đoạn từ 2011 đến nay
- Công ty đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 08 tháng 04 năm 2011
5
- Công ty mở rộng diện tích nhà xưởng: xây dựng thêmnhiều nhà sản
xuất vànhà kho. Ngoài ra trong giai đoạn này , Công ty bột mỳ
Vinafood 1 còn đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Quán Toan - Quận
Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng bao gồm khu dân cư, khu thương
mại, khu trường học, khu vui chơi giải trí…
- Công ty bột mỳ Vinafood 1 là Công ty chuyên sản xuất gia công giầy
dép xuất khẩu. Hàng năm Công ty xuất khẩu trung bình trên 2 triệu đôi
giầy các loại vào thị trường các nước trong và ngoài khối Liên minh
châu Âu ( EU ). Với giá trị xuất khẩu trên 6 triệu USD một năm, Công
ty đã tạo công ăn, việc làm cho hơn 1000 lao động/năm của các xã
thuộc Huyện An Dương như: An Hồng, Lê Lợi… và một số xã lân cận
thuộc Huyện Thủy Nguyên. Thu nhập bình quân của người lao động
từ2.000.000 – 4.000.000VND/ tháng.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
6
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Vinafood
Trong phạm vi Công ty bột mỳ Vinafood 1, việc tổ chức bộ máy quản
trị phải đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu sau:
- Phải bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ của Công ty, phải thực hiện
đầy đủ, toàn diện các chức năng quản lý doanh nghiệp.
- Phải bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế độ
trách nhiệm cá nhân trên cơ sở bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
tập thể lao động trong Công ty.
- Phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc điểm kinh
tế và kỹ thuật của Công ty.

- Phải bảo đảm yêu cầu vừa tinh giản, vừa vững mạnh trong bộ máy
quản lý.
Gíam đốc
Phó giám đốc
P.Kế toán P.Kinh doanh P.Nhân sự P.Kế hoạch P.Marketing
P. Kỹ thuật
P.Xuất-nhập
khẩu
P.Sản xuất P.KCS
Phân xưởng 1
1
Phân xưởng 2 Phân xưởng 3
7
Thực hiện đầy đủ những yêu cầu nói trên sẽ giúp Công ty bột mỳ
Vinafood 1 luôn vững mạnh, thích nghi với môi trường kinh doanh đầy biến
động.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Giám đốc công ty: là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động của
công ty, ký kết các hợp đồng văn bản, giấy tờ có liên quan và chịu mọi trách
nhiệm trước pháp luật.
- Phó giám đốc: là người hỗ trợ đắc lực của Giám đốc, nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp sản xuất, phụ trách điều hành chung các mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Phòng kế toán: tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống sổ sách phù hợp với
mô hình sản xuất kinh doanh của công ty để dễ dàng quản lý. Hàng tháng lập
báo cáo thuế và các báo cáo có liên quan để trình bày Ban lãnh đạo Công ty.
- Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động, đề xuất với
giám đốc trong việc lập kế hoạch đào tạo lao động có chuyên môn, tay nghề
cao, các cán bộ có năng lực quản lý tốt hơn. Các nhân viên văn thư hành
chính quản lý các công văn đi đến của công ty.

- Phòng sản xuất: Hàng ngày lập các kế hoạch sản xuất sản phẩm, trình
Ban lãnh đạo công ty ký duyệt. Triển khai các kế hoạch, kiểm lỗi sản phẩm
trong quá trình sản xuất. Đồng thời, có trách nhiệm điều hành các tổ sản xuất,
cuối ca làm việc, ký nhận sản lượng cho các tổ.
- Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trên tất cả các
mặt: Giá cả, thị hiếu, đối thủ cạnh tranh…. Đề xuất các chiến lược trong kinh
doanh phù hợp. Khảo sát nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để có các giải
pháp kinh doanh hiệu quả.
- Phòng kế hoạch: Chỉ đạo công tác kỹ thuật đối với các thiết bị và
phương tiện. Lập kế hoạch mua vật tư để phục vụ sản xuất cũng như các hoạt
8
động khác của doanh nghiệp. Quản lý và điều phối đội xe vận tải để kịp tiến
độ giao hàng cho các của hàng và đại lý…. Định kỳ lập kế hoạch bảo trì, bảo
dưỡng máy móc thiết bị sản xuất trong các phân xưởng cũng như các phương
tiện vận tải của Công ty để luôn đảm bảo các hoạt động một cách tốt nhất….
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ sản xuất; nghiên cứu, thiết kế
các sản phẩm mới; sửa chữa, khắc phục các lỗi của sản phẩm; thực hiện các
công việc liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
- Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng tất cả các sản
phẩm trước khi đưa ra thị trường; kiểm tra và theo dõi chất lượng nguyên vật
liệu trước khi đưa vào sản xuất; nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên
cứu vào sản xuất; hướng dẫn và theo sát hoạt động sản xuất của từng công
đoạn đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi xuất xưởng.
- Phòng marketing: Thực hiện các hoạt động về tiếp thị, thiết kế, quảng
cáo, in ấn các ấn phẩm phục vụ công tác marketing; quản lý và phát triển hệ
thống đại lý; thực hiện công tác giám sát thị trường; thiết kế, thi công, trưng
bày cho các cửa hàng và đại lý khi có yêu cầu, trang trí gian hàng hội chợ
- Phòng xuất-nhập khẩu: Là phòng tham mưu giúp giám đốc Công ty
xây dựng, triển khai, quản lý, đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện kế
hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng; dự kiến đánh giá kết quả sản xuất của

Công ty theo từng thời kỳ. Phòng xuất nhập khẩu cùng với các phòng ban
chức năng quản lý nghiên cứu các chỉ tiêu, định mức kinh tế thích hợp từng
thời điểm cụ thể để có phương án thực hiện có hiệu quả cao nhất các kế hoạch
sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ.Đàm phán , ký kết hợp đồng xuất
nhập khẩu với các đối tác.Trưởng phòng xuất nhập khẩu được phép ký tên,
đóng dấu trên tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán, hợp đồng xuất nhập khẩu
với đối tác kinh doanh của Công ty.
9
- Phân xưởng 1, 2, 3: Tổ chức sản xuất, thực hiện tốt công tác an toàn
vệ sinh lao động, các quy trình, quy phạm, nội quy Thực hiện kế hoạch bảo
dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của công ty theo kế hoạch và đột xuất để
phục vụ sản xuất cho tốt.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
10
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2013
TT Chỉ tiêu
Kết quả kinh doanh hàng năm So sánh (+/-)
2010 2011 2012 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012
1
Vốn (triệu đ)
11.959,853 15.425,507 15.145,123 14.312,364 3.465,654 (280,384) (832,759)
2
Lao động (người)
870 1156 1290 1420 286 134 130
3
Doanh thu (triệu đ)
15.973,604 14.287,766 9.774,528 22.310,600 (1.685,838) (4.513,238) 12.536,072
4
Lợi nhuận trước thuế
(triệu đ)

98,651 112,832 (307,503) 114,968 14,181 (420,335) 422,471
5
Chi phí (triệu đ)
15.874,953 14.174,934 10.082,031 22.195,632 (1.700,019) (4.092,903) 12.113,601
6
Thu nhập bq người
LĐ (triệu đ)
2,15 2,5 2,8 3,2 0,35 0,3 0,4
7
Nộp ngân sách nhà
nước (triệu đ)
- - - - - - -
8
Lợi nhuận sau thuế
(triệu đ)
98,651 112,832 (307,503) 114,968 14,181 (420,335) 422,471
9
Tỉ suất lợi nhuận
0,82 0,73 (2,03) 0,8 (0,09) (2,76) 2,83
Nguồn: Phòng kế toán
11
Từ bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH DL
TM Tân An ta có thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực song lại chưa ổn định. Cụ thể
là:
- Vốn năm 2011 tăng 3.465,654 triệu đ so với năm 2010; nhưng đến năm
2012 giảm 280,384 triệu đ so với năm 2011; năm 2013 giảm mạnh cụ thể
giảm 832,759 triệu đ so với năm 2012.
- Số lượng lao động tăng qua các năm do công ty ngày càng chú trọng
trong việc tuyển chọn và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể năm 2011 tăng

286 người so với năm 2010; năm 2012 tăng 134 người so với năm 2011; đến
năm 2013 tăng 130 người so với năm 2012.
- Doanh thu năm 2011đạt 14.287,766 triệu đ giảm 1.685,838 triệu đ so
với năm 2010; đến năm 2012 giảm mạnh 4.513,238 triệu đ so với năm 2011;
tuy nhiên năm 2013 doanh thu lại tăng 12.536,072 triệu đ so với năm 2012.
Điều này cho thấy năm 2013 công ty đạt hiệu quả kinh doanh cao với mức
doanh thu cao là 22.310,600 triệu đ.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 112,832 triệu đ giảm 14,181 triệu đ
só với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 lại giảm mạnh cụ thể giảm 420,335
triệu đ so với năm 2011; năm 2013 tăng 422,471 triệu đ so với năm 2012.
- Chi phí năm 2011 và 2012 đều giảm dần, năm 2011 giảm 1.700,019
triệu đ, năm 2012 giảm 4.092,903 triệu đ. Tuy nhiên đến năm 2013 lại tăng
12.113,601 triệu đ so với năm 2012, cho thấy chi phí năm 2013 tăng rất
mạnh.
- Thu nhập bình quân của người lao động tăng qua các năm, năm 2010 là
2,150 triệu đ/ng nhưng đến năm 2013 tăng lên 3,200 triệu đ/ng.
- Tỷ suất lợi nhuận/tổng vốn của năm 2010 là 0,82% cho ta biết cứ 100
đồng tổng vốn thì tạo ra được 0,82 đồng lợi nhuân sau thuế, đến năm 2011
con số này giảm xuống còn 0,73%, đã giảm 0,09%, nguyên nhân là do lợi
nhuận sau thuế giảm trong khi tổng vốn trong giai đoạn giảm. Tỷ suất lợi
12
nhuận/tổng vốn của năm 2013 là 0,8% đã tăng 2,83% so với năm 2012
nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh và tổng vốn lại giảm.
Từ đó, ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh giầy dép chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận sau
thuế của Công ty. Tuy nhiên, Công ty chủ yếu nhận đặt hàng gia công các sản
phẩm giầy dép từ đối tác nước ngoài nên còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập
nguyên, phụ liệu cho hoạt động sản xuất của Công ty và do đó lợi nhuận thu
được tuy đã tăng nhưng chưa cao, hoạt động sản xuất chưa thực sự ổn định.
• Tình hình sản phẩm và thị trường chính của công ty

- Sản phẩm chủ yếu của công ty
Sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm các sản phẩm giầy dép các loại và
các công trình xây dựng công cộng và dân dụng.
Sản phẩm giầy dép của Công ty gồm các loại: giầy thể thao; dép xăng
đan; giầy cao cổ; mũ giầy; đệm lót mặt
Các công trình xây dựng dân dụng và công trình công cộng bao gồm:
khu chợ; nhà trẻ; nhà văn hóa; bể bơi; trường học
- Thị trường xuất khẩu
Thị trường các nước EU : là thị trường đầy tiềm năng có mức tiêu
dùng cao nhất thế giới khoảng 6 đôi/ 1 người/ 1năm. Do đặc điểm của sản
phẩm giầy dép luôn gắn với các trào lưu mốt, thời trang mà một số nước trong
khối EU là những trung tâm thời trang của thế giới nên thị trường này đòi hỏi
những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng.
Thị trường các nước châu Á: đây là khu vực được coi là năng động
nhất thế giới với tốc độ phát triển ngày càng cao. Thị trường châu Á với số
dân khoảng 3.548.000.000 người, chiếm 59% dân số thế giới nhưng chỉ tiêu
dùng khoảng 1 – 2 đôi/ 1 người/ 1 năm. Do điều kiện tự nhiên và văn hóa
tương đồng với Việt Nam nên việc sản xuất và xuất khẩu giầy dép sang thị
13
trường các nước này có nhiều thuận lợi. Song thị trường châu Á lại mang tính
cạnh tranh khốc liệt về mặt hàng giầy do có nhiều nước cùng sản xuất đặc biệt
là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
1.4.1. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của công ty.
Hệ thống sản xuất của Công ty bột mỳ Vinafood 1
Hệ thống sản xuất của Công ty bột mỳ Vinafood 1 bao gồm 11 phân
xưởng với cơ cấu từng phân xưởng được thống kê trong bảng 1.9 dưới đây:
Bảng 1.9.Hệ thống sản xuất của Công ty bột mỳ Vinafood 1
Tên phân xưởng Số lượng
Phân xưởng may 4
Phân xưởng hoàn chỉnh 3

Phân xưởng đế 1
Phân xưởng pha cắt 1
Phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm 1
(Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty bột mỳ Vinafood 1)
Mỗi phân xưởng trong nhà máy của Công ty đều có một quản đốc phụ
trách và các tổ sản xuất của phân xưởng đều có tổ trưởng, tổ phó. Ngoài ra
còn có một số bộ phận trực thuộc như: cơ điện, bốc xếp, tạp vụ…Phân xưởng
và các bộ phận đều được điều hành , quản lý trực tiếp của phòng tổ chức.
14
Bảng 1.10.Nhà xưởng xây dựng mới
STT Nhà xưởng xây dựng
Năm
2011 2012 2013
1 Nhà xưởng may 2160m
2
2 Nhà phân xưởng hoàn chỉnh A + B 2160m
2
3 Nhà kho 2160m
2
4 Nhà phân xưởng hoàn chỉnh C 2160m
2
5 Nhà phân xưởng Đế và Kho đế 960m
2
6 Nhà điều hành 3 tầng 960m
2
7 Nhà xưởng chung 960m
2
(Nguồn: Phòng sản xuất Công ty bột mỳ Vinafood 1)
Tất cả các nhà xưởng đều xây dựng tường chịu lực, mái lợp tôn trần
nhựa có độ thông thoáng cao. Nhà điều hành 3 tầng có khung chịu lực, mái bê

tông cốt thép.
Tính đến cuối năm 2013, tổng diện tích nhà xưởng , nhà điều hành tại
nhà máy Tân An mà Công ty đã xây dựng mới là 11.520 m
2
Trang thiết bị
Phần lớn máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất giầy dép trong các phân
xưởng sản xuất của Công ty bột mỳ Vinafood 1 đều được nhập khẩu từ Đài
Loan, Hàn Quốc, công nghệ ở mức trung bình. Số lượng máy móc hiện nay
của Công ty được thống kê trong bảng sau:
15
Bảng 1.11. Số lượng máy móc được sử dụng phục vụ cho hoạt động sản
xuất
STT Loại máy Số lượng
1 Máy may 444 máy
2 Máy chặt 241 máy
3 Máy bồi 5 bộ
4 Máy nén khí 71 máy
5 Máy gồ mũi 31 máy
6 Máy ép 108 máy
7 Máy in xoa 108 máy
8 Máy mài 108 máy
(Nguồn: Phòng sản xuất Công ty bột mỳ Vinafood 1)
Số lượng máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, phòng
chống cháy nổ bao gồm 71 máy nén khí trong tổng số lượng máy móc, thiết bị
của Công ty.
Quy trình sản xuất giầy của Công ty bột mỳ Vinafood 1
16
Sơ đồ 1.2.Quy trình sản xuất giầy
Nguyên liệu
Nguyên liệu

Bôi dính vải keo
Cắt các chi tiết
May ráp
Mũ giầy
Cao su, hóa chất
Sơ luyện cân nhẹ
Hỗn luyện ra tấm
Ra hình
Bán thành phẩm caosu

Lưu hóa giầy
Hoàn tất
Lưu kho xuất hàng
17
+Quá trình bồi vải: Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình bồi vải là vải
bạt, vải lót, visa, mutxốp, cao suflo, keo xăng keo talex có pha thêm PVA,
xút
+ Quá trình chặt: được thực hiện trên các thiết bị cắt đập thủy lực, máy
lạng, máy cuốn chéo, máy cắt viền,máy kim khâu và nguyên vật liệu đầu
vào của quá trình này là vải đã được bồi và vải đã tráng keo, pho cao su đã
tráng.
+ Quá trình may mũ giày được thực hiện bởi công nhân qua các thao tác
trên máy may một kim, hai kim, nền trụ đính chỉ Nguyên vật liệu đầu vào
của quá trình này là các chi tiết của mũ giầy.
+ Quá trình gò: Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình này là mũ giầy đã
bao hoàn chỉnh, mũ đã in
+ Quá trình lưu hóa giầy (quá trình hấp giầy) giầy sấy đã được treo trên
giá ở xe lưu hóa đầy vào lò lưu hóa sau khi đã được phủ vải.
+ Quá trình đóng gói: Đây là giai đoạn cuối cùng để hoàn thành sản
phẩm. Sau đó sản phẩm được lưu kho để xuất hàng. Trên đây là quá trình sản

xuất sản phẩm hoàn chỉnh của công ty và chất lượng sản phẩm cuối cùng đem
ra tiêu thụ trên thị trường chịu ảnh hưởng của tất cả các giai đoạn của quá
trình đó.
Ngoài các quá trình này, chất lượng còn phụ thuộc vào các quá trình phụ
khác như quá trình thiết kế, quá trình nghiên cứu thị trường, các dịch vụ hỗ
trợ sản xuất cung ứng đầu vào, đầu ra
18
1.4.2. Tình hình lao động- tiền lương.
+ Tình hình lao động của doanh nghiệp.
Bảng 1.4. Bảng cơ cấu lao động theo giới tính năm 2011-2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng
(người)
Tỷ lệ % Số lượng
(người)
Tỷ lệ % Số lượng
(người)
Tỷ lệ %
1. Giới tính
Nam 426 36.8 470 36.4 500 35.5
Nữ 730 63.2 820 63.6 920 64.7
2. Trình độ
Cao học 9 0.8 13 1 18 1.3
Đại học 25 2.2 39 3 58 4.1
Cao đẳng 412 35.6 402 31.2 391 27.5
Trung cấp 670 57.9 804 62.3 934 65.8
Không qua đào tạo 40 3.5 32 2.5 19 1.3
3. Độ tuổi
- Dưới 25 673 58.2 814 63.1 694 67.9
Từ 25-35 297 25.7 293 22.7 329 23.2

Trên 35 186 16.1 183 14.2 127 8.9
( Nguồn: Phòng nhân sự )
- Xét theo giới tính ta thấy:
19
+ Lao động nữ: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng lao động nữ nhiều hơn
tỷ trọng lao động nam. Điều này dễ hiểu bởi vì công việc của công ty đòi hỏi
sự khéo léo nhanh nhẹn của nữ nhiều hơn. Cụ thể lao động nữ năm 2011 là
730 người chiếm tỷ trọng 63,2% trong tổng số lao động. Sang năm 2012 số
lao động nữ là 820 người chiếm 63,6%. So với năm 2011, số lao động nữ tăng
90 người tương ứng 12,3%. Năm 2013, con số này là 920 người, chiếm
64,7% tổng số lao động của công ty.
Lao động nữ tăng đều qua các năm và với tỷ trọng cũng tăng. Như vậy,
công ty rất quan tâm đến khâu tuyển dụng lao động cho phù hợp với công việc.
+ Lao động nam:
Trong những năm qua, số lao động nam chiếm tỷ trọng nhỏ. Cụ thể năm
2011, số lao động nam là 426 người, chiếm tỷ trọng 36,8% tổng số lao động.
Đến năm 2012, con số này là 470 người, tăng 44 người với tỷ lệ tăng 10,3%
so với năm 2011. Sang năm 2013 số lao động nam là 500 người chiếm 35,5%
trong tổng số lao động của toàn công ty.
20
- Xét về độ tuổi lao động của công ty:
Lao động của công ty ở độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ trọng khá cao và
tăng đều qua các năm. Năm 2013 lao động dưới độ tuổi 25 chiếm 67,9%.
Lao động từ 25 - 35 tuổi chiếm thành phần không lớn lắm lao động trên
35 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2013 có 127 người chiếm
8,9% tổng số lao động.
Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động. Trên
80% tổng số lao động dưới độ tuổi 35. Đây là một lợi thế lớn trong sự phát
triển của công ty trong tương lai. Đây sẽ là đội ngũ lao động có sức khoẻ, có
trình độ học vấn, có khả năng thích nghi tốt, là đội ngũ nòng cốt cho công tác

quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, hơn 10% lao động
có độ tuổi trên 35 sẽ giúp công ty đáp ứng tốt những đòi hỏi về tay nghề cao,
về kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp.
Nhận xét:
21
+ Về trình độ cao học: Năm 2012 tăng 4 người so với năm 2011 tương ứng
tăng 44,4%,năm 2013 tăng 5 người so với năm 2012 tương ứng tăng 38,4%.
Do công ty khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhân viên của mình vừa
học vừa làm để nâng cao nhận thức về thị trường cũng như kinh nghiệm kinh
doanh nên mọi người tích cực tham gia để nâng cao tay nghề.
+ Về trình độ đại học: Năm 2012 tăng 14 người so với năm 2011 tương ứng tăng
56%, năm 2013 tăng 19 người so với năm 2012 tương ứng tăng 48,7%.Do trình
độ học vấn xã hội ngày càng được nâng cao và nhu cầu về tri thức cao ngày
càng lớn nên công ty chú trọng tuyển những người đã qua đào tạo hệ đại học
để nâng cao trình độ quản lý cho công ty.
+ Về trình độ cao đẳng: Năm 2011 là 412 người chiếm tỉ trọng 35,6% trong
tổng số lao động, năm 2012 giảm 10 người so với năm 2011, năm 2013 giảm
11 người so với năm 2012 tương ứng giảm 2,7%.Do số lương lao động tập
trung nhiều ở trình độ trung cấp cao nên số lượng người được tuyển dụng ở
trình độ cao đẳng cũng có chút giảm nhẹ.
+ Về trình độ trung cấp: Đây là lực lương chiếm số lượng lớn nhất trong tổng
số lao động vì trung cấp là trình độ học vấn thấp và thời gian đào tạo ngắn
nên nhiều người tham gia khóa học này số lượng người đông nên tuyển dụng
số lượng nhiều ở trình độ này. Năm 2012 tăng 134 người so với năm 2011
tương ứng tăng 20%. Đến năm 2013 số lao động có trình độ trung cấp lên tới
934 người chiếm tỷ trọng 65,8% trong tổng số lao động.
+ Về số lao động không qua đào tạo: Năm 2012 giảm 8 người tương ứng
giảm 20% so với năm 2011. Năm 2013 giảm 13 người so với năm 2012 tương
ứng giảm 40,6%.Do số lượng các sinh viên được đào tạo qua các trường học
từ đại học cao đẳng đến trung cấp ngày càng nhiều nên nhu cầu tuyển dụng

22
những người qua đào tạo ngày càng dễ nên số lượng không qua đào tạo bị
giảm đi.
+ Tình hình tiền lương
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Công ty xác
định nguồn quỹ lương thực hiện để chi trả cho người lao động.
Bảng 1.5. Bảng trả lương cho các đối tượng năm 2011-2013
( ĐVT: 1000Đ)
Đối
tượng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh
2012/2011 2013/2012
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tổng
lương
trực tiếp
10.136.00
0
10.768.00
0
11.180.00
0
623.000 32,77 412.000 34,17
Tổng
lương
gián tiếp
2.160.000 2.742.000 3.600.000 580.000 26,94 858.000 31,29
Tổng
quỹ

lương
12.296.00
0
13.510.00
0
14.780.00
0
1.214.000
32,0
0
1.270.000 33,8
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Nhận xét: Để khuyến khích lao động làm việc và đảm bảo thu nhập cho
người lao động làm việc, hàng năm Công ty đều tăng lương cho cán bộ công
nhân viên trong công ty. Theo bảng trên ta thấy tổng quỹ lương của công ty
liên tục tăng lên, từ năm 2011 đến năm 2013, tổng quỹ lương của công ty tăng
từ 12.296.000.000 đồng lên 14.780.000.000 đồng. Nguyên nhân tăng tổng
lương là do lương của lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đều tăng. Năm
2011 lương của lao động trực tiếp là 10.136.000.000 đồng, năm 2012 là
10.780.000.000 đồng, năm 2013 là 11.180.000.000 đồng. Cũng như lương
của lao động trực tiếp sản xuất thì lương của lao động gián tiếp cũng tăng lên.
Nguyên nhân của việc tổng quỹ lương hàng năm tăng lên là do
23
hàng năm công ty đều tuyển thêm lao động, bên cạnh đó công ty cũng tăng
mức lương bình quân cho lao động trong công ty.
1.4.3. Tình hình Chất lượng sản phẩm của công ty
Về chất lượng các sản phẩm giầy dép nói chung của Công ty bột mỳ
Vinafood 1có thể được đánh giá trên một số khía cạnh sau:
- Tính năng :
+ Thông thoáng : có các lỗ khí tạo sự thoát hơi nước của mồ hôi, đảm bảo

không bị ẩm ướt và không có mùi, đồng thời làm giảm nhiệt độ phát sinh
trong giầy, tạo mát mẻ và thoải mái .
+ Độ cứng của đế ngoài : có khả năng chịu được lực va đập, độ mài mòn cao,
nhưng vẫn đảm bảo tính êm dịu, không gây cảm giác đau bàn chân.
+ Tính mềm dẻo : tạo sự đàn hồi, cảm giác dễ dàng, thoải mái khi vận động
do sử dụng loại vật tư mềm, đàn hồi tốt, nhưng vẫn đảm bảo độ bền theo tiêu
chuẩn đã đăng ký.
+ Ôm chân : phần quai được thiết kế chính xác vừa vặn với cổ chân theo
thông số bàn chân của từng vùng khác nhau tạo cảm giác an toàn khi sử dụng.
+ Ma sát : Phần đế ngoài được thiết kế các hoa văn đặc biệt, có độ ma sát cao,
chống được trơn trượt, rất phù hợp với các hoạt động thể dục thể thao.
+ Trọng lượng : Sản phẩm giầy da có trọng lượng nhẹ vừa phải, phù hợp với
mọi hoạt động đi lại hoặc thể thao, nhưng cũng đảm bảo tính mềm dẻo, che
chở cho bàn chân tránh được va đập từ bên ngoài.
+ Tính thẫm mỹ : Sản phẩm giầy dép của Công ty bột mỳ Vinafood 1đã và
đang phát triển và cho ra đời một số kiểu dáng mới lạ theo từng mùa và thị
hiếu của từng khu vực khác nhau.
24
1.4.4. Nguyên vật liệu
Nguyên liệu sử dụng để gia công giầy dép chủ yếu là do đối tác Đài
Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hồng Kông… cung cấp
Nguyên phụ liệu gia công giầy dép các loại bao gồm:
- Hộp giầy, túi PE - Đinh gót
- Hạt chống ẩm - Kếp tẩy keo
- Giấy gói - Đế giầy
- Đinh ghim giầy - Da thật
- Băng dính hai mặt - Giả da
- Băng dính - Vải
- Chỉ may - Sơn mực in
- Keo - Lưới in

- Nước xử lý - Bút vạch vẽ
- Nylon lót - Giấy in mác
- Bìa lót - Dầu bóng
- Tem nhãn giầy - Xốp Eva
- Khuy các loại - Giầy mẫu
- Khóa các loại - Giẻ lau
- Dây giầy - Dây đeo tem
- Viền trang trí - Thùng carton
- Chun - Dây trang trí
- Chốt chặn - Nẹp cứng
25

×