Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống cà phê chè TN1, TN2 tại tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*





TỐNG XUÂN TRUNG








NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
THÂM CANH GIỐNG CÀ PHÊ CHÈ TN1, TN2
TẠI TỈNH SƠN LA










LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP










HÀ NỘI – 2012




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i


BỘ GIÁO DỤC VÀO ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*



TỐNG XUÂN TRUNG





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT THÂM CANH GIỐNG CÀ PHÊ CHÈ
TN1, TN2 TẠI TỈNH SƠN LA



Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.0110




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Vũ Mạnh Hải




HÀ NỘI – 2012




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



ii
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành, sâu sắc tới Giáo sư,
Tiến sỹ Vũ Mạnh Hải – người ñã hết sức tận tình và chu ñáo. Thầy ñã truyền
ñạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, chỉ dẫn cho tôi từng
bước ñi ñể tập làm và hoàn thành một luận án nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Lãnh ñạo Viện và các
phòng chức năng, Ban lãnh ñạo và tập thể Bộ môn Nông lâm kết hợp, ñặc biệt
là các cán bộ thuộc bộ phận Ba Vì – Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc ñã tận tình giúp ñỡ, ñộng viên, cổ vũ và tạo ñiều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh ñạo và tập thể cán bộ Trung tâm Sinh học
thực nghiệm – Viện Ứng dụng công nghệ ñã tận tình giúp ñỡ và tạo ñiều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của các thầy, cô giáo, Ban lãnh ñạo và tập
thể cán bộ Ban ðào tạo sau ñại học – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Cảm ơn các nhà khoa học trong nghành, các ñồng nghiệp và toàn thể
bạn bè, gia ñình ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành bản luận án
Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cám ơn sự giúp ñỡ của Ban lãnh
ñạo Ủy ban nhân dân và bà con nông dân nơi tôi tiến hành các nghiên cứu, thí
nghiệm của ñề tài.
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2012
Tác giả


Tống Xuân Trung




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một luận văn nào.

Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Tống Xuân Trung



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv
MỤC LỤC


Trang
TRANG PHỤ BÌA i

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ðOAN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ CÁC ðỒ THỊ x

MỞ ðẦU 1

1.Tính cấp thiết của ñề tài 1

2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3

2.1 Mục ñích: 3

2.2. Yêu cầu của ñề tài: 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài: 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài: 3

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 4


4.1. ðối tượng của ñề tài: 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài: 4

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Vị trí kinh tế của cây cà phê: 5




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới 5

1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt nam: 9

1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ñến ñề tài: 13

1.2.1 Những nghiên cứu chung về cây cà phê chè: 13

1.2.2. Nghiên cứu về mật ñộ 15

1.2.3. Những nghiên cứu về ñất 16

1.2.4. Những nghiên cứu về dinh dưỡng 17


1.2.4.1 . Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu: 17

1.2.4.2. Sử dụng phân vô cơ bón cho cà phê 21

1.2.4.3 Sử dụng phân hữu cơ bón cho cà phê 25

1.2.4.4 Nghiên cứu việc bón phối hợp NPK cho cà phê ở các giai
ñoạn khác nhau 27

CHƯƠNG II – VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 28

2.1. Vật liệu nghiên cứu: 28

2.2 Nội dung nghiên cứu và các vấn ñề cần giải quyết: 28

2.3 Phương pháp nghiên cứu: 28

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu (Với nội dung 1) 28

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm (Với các nội dung còn lại) 29

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 31

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 32

CHƯƠNG III – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

3.1. ðiều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng tình hình sản xuất cà
phê chè tại tỉnh Sơn La 33





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi
3.1.1. ðịa hình 33

3.1.2. ðiều kiện khí hậu 33

3.1.3. ðiều kiện ñất ñai 34

3.1.4. ðặc ñiểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 36

3.1.5. Thực trạng tình hình sản xuất cà phê chè tại Sơn La: 37

3.2. Ảnh hưởng của số hàng cây trồng xen (cây lạc) ñến sinh trưởng và phát
triển hai giống TN1 và TN2 giai ñoạn kiến thiết cơ bản: 38

3.3. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến sinh trưởng và phát triển hai giống
TN1 và TN2 giai ñoạn kiến thiết cơ bản: 47

3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của hai giống TN1 và TN2 giai ñoạn kinh doanh 56

3.5. Ảnh hưởng của số lần bón ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
hai giống TN1 và TN2 giai ñoạn kinh doanh 69


KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 77

Kết luận: 77

ðề nghị: 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Tài liệu tiếng việt: 79

Tài liệu tiếng Anh: 81





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
KD: Kinh doanh
KTCB: Kiến thiết cơ bản
KTXH: Kinh tế xã hội
PC: Phân chuồng
USDA: United States Department of Agricultural. Bộ Nông nghiệp Mỹ.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới 6

Bảng 1.2: Sản lượng cà phê và xuất khẩu của một số nước chính trên thế giới:
(triệu bao, 1 bao = 60kg) 7

Bảng 1.3: Một số nước nhập khẩu cà phê chính trên thế giới 8

Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng của cây cà phê ở Việt nam 11

Bảng 1.5: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam 12

Bảng 1.6. Phân cấp ñộ phì ñất trồng cà phê 18

Bảng 1.7. Mối tương quan giữa năng suất cà phê với 19

một số chỉ tiêu hoá học ñất 19

Bảng 1.8. ðịnh lượng phân bón cho cà phê hàng năm (kg/ ha) 24

Bảng 3.1. Tính chất hoá học ñất tại ñịa ñiểm thí nghiệm 35

Bảng 3.2. Diện tích và cơ cấu giống cà phê chè tại Sơn La năm 2012 37

Bảng 3. 3. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cà phê

chè 38

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống TN1 và TN2 sau 2 vụ trồng
xen lạc tại Mai Sơn – Sơn La 41

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất quả trên cây của
giống TN1 và TN2 sau 2 vụ trồng xen lạc tại Mai Sơn – Sơn La. 43

Bảng 3.6. Năng suất quả và thân lá lạc 2 vụ trồng xen giống TN1 và TN2 tại
Mai Sơn – Sơn La (năm 1012) 46

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống TN1 và TN2 sau 36 tháng trồng tại Mai Sơn – Sơn La (năm
2012). 48

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến tốc ñộ tăng trưởng của giống
TN1 sau 36 tháng trồng tại Mai Sơn – Sơn La (năm 2012). 50




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến chỉ tiêu cấu thành năng suất
của giống TN1 và TN2 sau 36 tháng trồng tại Mai Sơn – Sơn La (năm
2012). 52

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến chỉ tiêu về hạt và năng suất

giống TN1 và TN2 sau 36 tháng trồng tại Mai Sơn – Sơn La (2012). 53

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến một số chỉ tiêu sinh
trưởng giống TN1 và TN2 tại Mai Sơn – Sơn La (2012) 57

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến một số chỉ tiêu cấu thành
năng suất giống TN1 và TN2 tại Mai Sơn – Sơn La (2012) 60

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến năng suất quả và năng
suất nhân giống TN1 và TN2 tại Mai Sơn – Sơn La (2012) 62

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến một số chỉ tiêu về hạt .66

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân giống TN1 và TN2 tại Mai
Sơn – Sơn La (2012) 68

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng
giống TN1 và TN2 tại Mai Sơn – Sơn La (2012) 71

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến một số chỉ tiêu cấu thành
năng suất giống TN1 và TN2 tại Mai Sơn – Sơn La (2012) 72

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến năng suất quả, năng suất
nhân và tỷ lệ tươi trên nhân giống TN1 và TN2 tại Mai Sơn – Sơn La
(2012) 73

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của số lần bón phân ñến một số chỉ tiêu về hạt giống
TN1 và TN2 tại Mai Sơn – Sơn La (2012) 75






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ CÁC ðỒ THỊ
Hình 3.1. Thí nghiệm trồng xen lạc trong hàng cà phê 43

Hình 3.2. Trồng xen 3 hàng lạc giữa hai hàng cà phê 43

Hình 3.3. Biểu ñồ ảnh hưởng của số lần bón ñến tốc ñộ tăng trưởng của cây.
51

Hình 3.4. Biểu ñồ ảnh hưởng của số lần bón ñến năng suất và trọng lượng
quả của giống cà phê chè TN1 55

Hình 3.5. Biểu ñồ ảnh hưởng của số lần bón ñến năng suất và trọng lượng
quả của giống cà phê chè TN2 . 55

Hình 3.6. Thí nghiệm liều lượng phân bón ñạm trên giống cà phê chè TN1
giai ñoạn sản xuất kinh doanh 59

Hình 3.7. Cây cà phê chè trong mùa thu hoạch 59

Hình 3.8. Biểu ñồ ảnh hưởng của liều lượng phân ñến năng suất và tỷ lệ tươi
trên nhân của giống cà phê chè TN1. 64


Hình 3.9. Biểu ñồ ảnh hưởng của liều lượng phân ñến năng suất và tỷ lệ tươi
trên nhân của giống cà phê chè TN2 . 64

Hình 3.10. Thu hoạch cà phê chè 70

Hình 3.11. Quả cà phê chè TN1 chín 70

Hình 3.12. Biểu ñồ ảnh hưởng của số lần bón ñến năng suất và tỷ lệ tươi trên
nhân của giống cà phê chè TN1. 74

Hình 3.13. Biểu ñồ ảnh hưởng của số lần bón ñến năng suất và tỷ lệ tươi trên
nhân của giống cà phê chè TN2 . 75





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

MỞ ðẦU

1.Tính cấp thiết của ñề tài.
Cà phê là một loại nước uống hàng ngày không thể thiếu ñược của
nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cà phê là một trong những cây công
nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao, kim ngạch xuất khẩu lớn. Tính ñến
năm 2010 cả nước có tổng diện tích trên 540.000 ha cà phê, với sản lượng ñạt
trên 1 triệu tấn, năng suất 2 tấn/ ha, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ

USD, ñã và ñang ñóng vai trò chủ lực trong cơ cấu cây trồng ở nhiều tỉnh
trung du và miền núi, ñặc biệt là vùng Tây Nguyên.
Các vùng trồng cà phê tập trung ở Việt Nam hiện nay, ñặc biệt ở các
tỉnh Tây Nguyên chủ yếu sử dụng các giống cà phê vối (Robusta), trong lúc
một số ñịa phương miền Bắc sử dụng giống Catimor thuộc nhóm cà phê chè
(Arabica).
Cây cà phê chè (Coffea Arabica) có giá trị kinh tế cao ñược khách hàng
rất ưa chuộng, giá tiêu thụ bình quân thường cao gấp 1,5 - 1,7 lần so với với
cà phê Robusta (ðoàn Triệu Nhạn 1999)[11].
Cây cà phê chè ở nước ta phát triển chủ yếu các tỉnh phía Bắc như
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, ðiện Biên, Hòa Bình, trong ñó Sơn La, ðiện
Biên và Hòa Bình là những tỉnh ñang có diện tích cũng như sản lượng cà phê
chè cao hơn nhiều so với các ñịa phương còn lại. Theo quy hoạch diện tích cà
phê chè ñến năm 2020 của tỉnh Sơn La sẽ ñạt 5000 ha, tỉnh Hòa Bình sẽ ñạt
2500 ha và tỉnh ðiện Biên sẽ ñạt 5000ha. Việc phát triển cây cà phê chè ở các
tỉnh miền núi phía Bắc trong mấy năm qua ñã góp phần ñáng kể trong công
cuộc xoá ñói giảm nghèo cho các ñồng bào dân tộc miền núi.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

ðã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cho việc phát
triển cây cà phê nhưng tập trung chủ yếu cho giống cà phê Robusta tại Tây
Nguyên. Những nghiên cứu cho cà phê chè còn quá ít và không ñồng bộ, ñặc
biệt là trên lĩnh vực giống. Các nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác
như chế ñộ phân bón hợp lý, xác ñịnh mật ñộ thích hợp, cách thức tạo hình,

tỉa cành, chế ñộ cây che bóng, phòng trừ sâu bệnh, khắc phục hậu quả do
sương muối… cho cây cà phê chè phía Bắc nói chung và các tỉnh miền núi
phía Bắc nói riêng hầu như chưa có. Hiện nay, hai giống cà phê chè TN1 và
TN2 ñã ñược Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tạm thời và cho
phép khu vực hoá. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu về các biện pháp thâm
canh nhằm phát huy hết tiềm năng của giống vẫn ñang còn bỏ ngỏ. ðể có
vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, bền vững trên các vùng sinh thái khác
nhau thì vấn ñề kỹ thuật canh tác và tình hình sử dụng phân bón hợp lý là vô
cùng quan trọng và cần thiết.
Trong sản xuất cà phê chè nói chung và hai giống cà phê chè TN1 và
TN2 tại các tỉnh Tây Bắc nói riêng, ñể tiện lợi và ñơn giản, người trồng cà
phê thường cung cấp phân bón cho cây ở dạng NPK tổng hợp mà không chú ý
ñến liều lượng thích hợp và sự cân ñối giữa các nguyên tố dinh dưỡng. ðặc
biệt, công tác tạo hình cho cây cà phê chè chưa thực sự ñược người sản xuất
quan tâm, mới chỉ tập trung vào việc tỉa bỏ chồi vượt, chưa chú ý ñến các
khâu khác như nuôi thân, bấm ngọn, cắt cành vô hiệu, tỉa cành tăm cành
nhớt…
Vì vậy ñể góp phần vào sự nghiệp phát triển cà phê chè ở các tỉnh miền
núi phía Bắc cũng như giúp bà con nông dân phát triển cà phê chè một cách
hiệu quả, tăng năng suất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống cà phê chè
TN1, TN2 tại tỉnh Sơn La "

2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài.
2.1 Mục ñích:
Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cho hai giống cà
phê chè TN1 và TN2 trồng tại tỉnh Sơn La nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
2.2. Yêu cầu của ñề tài:
- Các biện pháp kỹ thuật bổ sung vào quy trình phải xuất phát từ ñặc
ñiểm nông sinh học, yêu cầu sinh thái của các giống ñang ñược trồng và phù
hợp với ñiều kiện tự nhiên tại ñịa phương.
- Quy trình khuyến cáo phải có tính bền vững và không gây tác ñộng
xấu ñến môi trường tự nhiên vùng trồng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài:
Kết quả nghiên cứu của ñề tài cung cấp các dẫn liệu về mối quan hệ
giữa các biện pháp kỹ thuật với quá trình sinh trưởng, phát triển của cà phê
chè TN1 và TN2 trong cả hai giai ñoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh tại
tỉnh Sơn La, làm cơ sở xây dựng quy trình thâm canh và là nguồn tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về cây cà phê chè ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài:
Bổ sung vào quy trình thâm canh và khuyến cáo cho người sản xuất
một số giải pháp kỹ thuật cụ thể, bao gồm: Xác ñịnh ñược số hàng cây trồng
xen, số lần bón phân thích hợp nhất cho hai giống TN1 và TN2 giai ñoạn kiến



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4


thiết cơ bản, liều lượng phân bón và số lần bón thích hợp nhất cho hai giống
cà phê chè TN1, TN2 giai ñoạn kinh doanh tại tỉnh Sơn La.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài.
4.1. ðối tượng của ñề tài:
ðối tượng nghiên cứu là 2 thực liệu giống cà phê chè TN1 và TN2 là hai
con lai nhân tạo ñược tạo ra bằng việc lai tạo giữa giống cà phê Catimor và
hai giống từ Ethiopia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài:
Trong khuôn khổ ñề tài, các nội dung ñược tập trung nghiên cứu là một số
biện pháp kỹ thuật canh tác như: số hàng cây trồng xen thích hợp, số lần bón
phân thời kỳ kiến thiết cơ bản, số lần bón phân và liều lượng phân bón thời kỳ
sản xuất kinh doanh (do bố trí cùng năm dùng công thức ñối chứng với liều
lượng phân ñang phổ trong sản xuất) trong mối quan hệ với sinh trưởng và
phát triển ñối với 2 giống cà phê chè TN1 và TN2 tại tỉnh Sơn La.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vị trí kinh tế của cây cà phê:
1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới
Cà phê là cây công nghiệp ñặc sản của vùng nhiệt ñới, nhưng tiêu dùng
cà phê chủ yếu ở các nước ôn ñới. Hoạt chất trong hạt cà phê bao gồm Cafein
0,8- 3% trọng lượng chất khô của hạt, cafein có tác dụng kích thích thần kinh
tăng cường ñộ làm việc của trí óc và hoạt ñộng của hệ tuần hoàn, bài tiết,
nâng cao phản ứng của hệ cơ bắp, do vậy sau khi uống cà phê con người làm

việc sảng khoái, có hiệu quả hơn. Trong hạt cà phê có chứa nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết như ñường Saccaroza ( 5,3 - 7,9%), các vitamin B
1
, B
2

vitamin PP. Tập quán uống cà phê không những ở tầng lớp thượng lưu như
trước ñây mà ngày nay ñã trở thành nước uống chủ yếu của nhân dân lao ñộng
nhiều nước trên thế giới. Do vậy diện tích và sản lượng cà phê của cả nước
trên thế giới có chiều hướng gia tăng.
Theo số liệu báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA)[27] trong niên
vụ 2012/ 2013 sản lượng cà phê thế giới sẽ ñạt 148 triệu bao (mỗi bao tương
ñương 60kg) tăng 10 triệu bao so với niên vụ trước do trong niên vụ này sản
lượng cà phê Arabica của Braxin ñược mùa trong chu kỳ sản xuất 2 năm,
ñồng thời sản lượng cà phê Robusta của Braxin và Việt nam ở niên vụ này
cũng dự kiến sẽ tăng so với niên vụ trước, tổng sản lượng cà phê chè ñạt
88,08 triệu bao và cà phê vối ñạt 59,82 triệu bao.
Về tỷ trọng giữa cà phê Arabica và Robusta trong những niên vụ gần
ñây cũng không có sự chuyển dịch. Ở niên vụ 2009/ 2010 tỷ trọng giữa cà phê
Arabica và Robusta xấp xỉ 6: 4 sang niên vụ 2010 /2011 thì tỷ trọng là 5: 5,
các niên vụ 2011/ 2012 ñến 2012/ 2013 thì tỷ trọng giữa cà phê vối trên cà
phê chè là 6: 4.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6


Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
(triệu bao, 1 bao = 60kg)
Niên vụ
2006/
2007
2007/
2008
2008/
2009
2009/
2010
2010/
2011
2011/
2012
2012/
2013
Toàn cầu

133,59 123,93 136,2 128,48 173,31 137,56 147,9
Trong ñó:
Arabica 83,69 74,37 85,14 76,50 86,84 81,66 88,08
Robusta 49,90 49,56 51,06 51,98 86,47 55,90 59,82
Tỷ trọng (%)
Arabica 62,65 60,01 62,51 59,54 50,11 59,36 59,55
Robusta 37,35 39,99 37,49 40,46 49,89 40,64 40,45
(Nguồn: USDA tháng 6 năm 2012)
Tại Braxin sản lượng cà phê ñược dự báo ở mức 55,9 triệu bao, tăng
6,7 triệu bao do sản lượng cà phê chè ñược mùa theo chu kỳ 2 năm 1 lần, và
dự báo sản lượng của Braxin cũng thấp hơn vào giai ñoạn cuối năm do ảnh

hưởng của sương giá và khô hạn ở Minas Gerais, sản lượng cà phê Robusta
ñược dự báo cũng sẽ tăng do ñiều kiện thời tiết thuận lợi và việc quản lý vườn
cây ñược tăng cường tại Espirito Santo.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

Bảng 1.2: Sản lượng cà phê và xuất khẩu của một số nước chính trên thế
giới: (triệu bao, 1 bao = 60kg)
Chỉ tiêu
2007/
2008
2008/
2009
2009/
2010
2010/
2011
2011/
2012
2012/
2013
Sản lượng

Tổng
123,95


136,24

128,51

140,34

137,58

147,93

Brazil
39,10

53,30

44,80

54,50

49,20

55,90

Việt nam
18,00

16,98

18,50


19,47

21,00

22,40

Indonesia
8,00

10,00

10,50

9,33

8,30

9,70

Colombia
12,52

8,66

8,10

8,53

7,50


7,50

Nước khác 46,33

47,30

46,61

48,52

51,58

52,43

Xuất khẩu






Tổng
88,03

91,25

91,78

100,55


95,10

101,76

Brazil
23,77

28,40

26,58

31,81

27,25

30,63

Việt nam
15,60

15,43

18,43

18,78

19,00

20,00


Indonesia
10,77

8,16

6,45

7,40

6,50

6,50

Colombia
5,51

6,63

7,43

7,38

4,68

6,10

Nước khác 32,38

32,63


32,89

35,18

37,67

38,53

(Nguồn: USDA tháng 6 năm 2012)



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

Sản lượng cà phê của Colombia ñược dự báo sẽ ñạt 7,5 triệu bao,
tương ñương với niên vụ trước và thấp hơn sản lượng của niên vụ cao nhất
2007/ 2008 khoảng 5 triệu bao do ảnh hưởng của sâu bệnh là sâu ñục thân và
bệnh gỉ sắt, bên cạnh ñó việc khai thác ngắn hạn chu kỳ kinh doanh của cây
cũng ảnh hưởng ñến sản lượng.
Sản lượng cà phê của Indonexia dự báo sẽ ñạt 9,7 triệu bao tăng 1,4
triệu bao so với niên vụ trước do gặp ñiều kiện thuận lợi, trong khi 2 niên vụ
trước sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa nhiều và thêm vào ñó diện tích
cà phê của nước này ñã bị giảm 5% ñể ñầu tư cho các loại cây trồng có giá
thành cao hơn là ca cao, cao su và dầu cọ.
Bảng 1.3: Một số nước nhập khẩu cà phê chính trên thế giới.
(triệu bao, 1 bao = 60kg)

Tên
nước
2007/
2008
2008/
2009
2009/
2010
2010/
2011
2011/
2012
2012/
2013
EU
43,55 43,35 44,20 44,18 43,50 47,00
Mỹ 21,78 21,66 20,24 22,46 22,80 23,00
Nhật
6,15 6,38 6,16 6,90 6,10 6,50
Canada 1,96 1,94 2,01 2,31 2,10 2,30
Nước
khác
13,43 14,72 17,02 18,59 19,60 20,48
Tổng
86,87 88,05 89,63 94,44 94,10 99,28
(Nguồn: USDA tháng 6 năm 2012)



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



9

Mỹ và các nước EU là các quốc gia tiêu thụ cà phê hàng ñầu thế giới.
Các nước này tiêu thụ tổng cộng khoảng trên 55% sản lượng cà phê của thế
giới. Trong các năm từ 2007 ñến 2012 các nước EU ñã tiêu thụ xấp xỉ 50%
sản lượng cà phê thế giới và Mỹ cũng là nước tiêu thụ cà phê hàng ñầu thế
giới, hàng năm lượng tiêu thụ của Mỹ xấp xỉ 1/ 4 sản lượng thế giới. Bình
quân trong giai ñoạn 2000 – 2010, nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng
khoảng 2%/ năm. Trong hai năm gần ñây, mặc dù bị ảnh hưởng nhẹ bởi cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu khi chỉ tăng 0,9% trong năm 2009, nhu cầu
tiêu thụ cà phê ñã tăng trở lại 1,5% trong năm 2010. ðáng chú ý là có sự khác
biệt rõ rệt về tốc ñộ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ giữa những thị trường ñã
phát triển và ñang phát triển. Bên cạnh xu hướng tăng trưởng chậm và ổn ñịnh
của các thị trường truyền thống thì các thị trường mới nổi như Brazil, Trung
Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines lại có ñược tốc ñộ tăng trưởng
nhanh ñáng chú ý. Chỉ trong giai ñoạn 5 năm từ 2006 ñến 2010, Indonesia ñã
ñạt ñược tốc ñộ tăng trưởng về tiêu thụ tới 8,3%, Philippines là 6,7%, Trung
Quốc là 6,9%, Việt Nam là 6,3% và Brazil là 3,5%. Xu hướng tăng trưởng
mạnh trong tiêu dùng cà phê của các nước ñang phát triển sẽ mang tính quyết
ñịnh tới diễn biến ngành cà phê thế giới trong những năm tới ñây theo
Nguyễn Thế ðộ (2011)[4].
1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt nam:
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và
là mặt hàng nông sản xuất khẩu ñứng thứ hai sau lúa gạo, một loại cây trồng
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
Cây cà phê ñược người Pháp ñưa vào Việt Nam từ những năm 1850.
Tuy nhiên, hoạt ñộng sản xuất ñược thực hiện manh mún và thiếu tổ chức cho
ñến năm 1975 khi bắt ñầu có những ñợt di dân từ khu vực ñồng bằng và




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10
duyên hải ven biển ñến vùng cao nguyên, nơi có ñiều kiện thích hợp ñể trồng
cà phê. Hoạt ñộng sản xuất có ñược mở rộng tuy nhiên vẫn rất nhỏ lẻ. ðến
năm 1986, khi công cuộc ñổi mới ñược tiến hành, cây cà phê mới ñược ñưa
vào quy hoạch và tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung. ðến năm 1988, Việt
Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư toàn thế giới (chiếm 6,5%
sản lượng thế giới), ñứng sau Brazil, Colombia và xấp xỉ bằng Indonesia. Cho
ñến năm 1999, hoạt ñộng xuất khẩu cà phê vẫn giới hạn cho doanh nghiệp
nhà nước. Tuy nhiên, sau thời ñiểm này, các doanh nghiệp khối tư nhân ñã
ñược cho phép tham gia vào thị trường cà phê xuất khẩu. Gần 92% sản lượng
cà phê của Việt Nam ñược xuất ra thị trường nước ngoài, chỉ có 8% tổng sản
lượng cà phê sản xuất ra ñược tiêu thụ nội ñịa, ñây là con số rất khiêm tốn so
với thị trường tiêu thụ vốn ñông dân của Việt Nam. Khoảng 85 – 90% diện
tích cà phê hiện do các hộ nông dân nhỏ lẻ khai thác, khoảng 10 – 15% còn
lại do các nông trường nhà nước khai thác.
Nhược ñiểm lớn nhất của sản xuất cà phê hiện nay là thiếu qui hoạch
và kế hoạch, còn phân tán và tự phát, cơ cấu giống chưa hợp lý, tập trung
quá lớn vào Robusta mà chưa quan tâm mở rộng cà phê Arabica. Tính bền
vững của vườn cây chưa cao, hiệu quả kinh tế thấp do công nghệ chế biến
kém và không ñồng bộ, việc chọn lọc trước khi ñưa vào chế biến không tốt
nên vẫn còn hiện tượng lẫn hạt xanh, ñen, mốc…
Từ năm 2000 ñến nay Chính phủ Việt Nam nỗ lực hạn chế việc mở
rộng diện tích trồng cà phê trong khoảng 500.000 – 525.000 héc ta, trong khi
chú trọng cải thiện những diện tích ñã có sẵn và sản lượng ngày càng tăng do

ñầu ñược ñầu tư thâm canh, từ năm 2008 ñến 2011 sản lượng cà phê của nước
ta luôn ñạt trên 1 triệu tấn mỗi năm.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng của cây cà phê ở Việt nam
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)

Chỉ số phát triển của sản
lượng (Năm trước =100)
– %
2000
561,9 802,5 145,1
2001
565,3 840,6 104,7
2002
522,2 699,5 83,2
2003
510,2 793,7 113,5
2004
496,8 936,0 105,3
2005

497,4 1042,1 90
2006
497,0 1215,3 131
2007
506,4 1141,2 97,6
2008
530,9 1355,8 115,3
2009
538,5 1357,5 100,2
2010
554,8 1300,5 104,1
2011
570,9 1367,9 106,1
(nguồn: Tổng cục thống kê)
Lượng xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 2004 ñến nay càng ngày
càng ñược tăng thêm, sản lượng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước và giá



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12
trị xuất khẩu cũng ñược tăng thêm. Sản lượng xuất khẩu cà phê của nước ta
trong 5 năm trở lại ñây ñều trên 1 triệu tấn mỗi năm và giá trị thu về ñều ñạt
trên 1 tỷ USD. Trong năm 2008 giá trị xuất khẩu cà phê của nước ta ñều ñạt
trên 2 tỷ USD và năm 2011 giá trị xuất khẩu cà phê của nước ta ñạt trên 2,7 tỷ
USD.
Bảng 1.5: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam
Năm

Lượng xuất khẩu
(1000 tấn)
Giá trị (triệu USD)
2004
906 594
2005
885 725
2006
981 1217,17
2007
1229 1911,46
2008
1060 2111,19
2009
1183 1730,57
2010
1218 1851,36
2011
1256 2754,42
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tuy nhiên, lượng xuất khẩu cà phê của nước ta vẫn chủ yếu là cà phê
vối, sản lượng xuất khẩu cà phê chè của nước ta vẫn rất thấp bên cạnh ñó qui
trình chế biến lại không ñược tuân thủ một cách chặt chẽ nên ñã tạo ra mặt



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

hàng kém phẩm chất. Giá bán cà phê Việt Nam thường thấp hơn cà phê cùng
loại của thị trường thế giới (ðoàn Triệu Nhạn 1999)[11]
1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ñến ñề tài:
Tây Bắc là vùng có ñịa hình chia cắt phức tạp gồm một hệ thống các
núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn ñịa lớn nhỏ kể cả những vùng
ñược gọi là cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu, ranh
giới của vùng ñược xác ñịnh theo ranh giới hành chính của các tỉnh Lai Châu,
ðiện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai và Yên Bái. Một ñặc ñiểm nổi bật có
ảnh hưởng ñến khí hậu vùng này là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền
một khối theo hướng tây bắc – ñông nam như một bức trường thành. Gió mùa
ñông thổi theo hướng ñông bắc – tây nam khi vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn
ñã suy yếu nhiều. Như thế vùng tây bắc về mặt khí hậu có thể phân làm 2
vùng là ñông và tây Hoàng Liên Sơn. Khí hậu ñông Hoàng Liên Sơn khá
thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây cà phê Arabica. Tây Hoàng
Liên Sơn chủ yếu là 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu, nhìn chung bị cách ly với các
vùng xung quanh nên vùng này có một chế ñộ khí hậu ñặc biệt, không giống
các vùng xung quanh. Có một mùa ñông lạnh và khô ñối nghịch với mùa hè
nóng. Do ñịa hình phức tạp nên ñiều kiện khí hậu ở các tỉnh, vùng có khác
nhau. Ở khu vực Thuận Châu có nền nhiệt ñộ thấp hơn các khu vực khác nên
về mùa ñông ở khu vực này khả năng hiện tượng sương muối xảy ra thường
xuyên.
1.2.1 Những nghiên cứu chung về cây cà phê chè:
Cây cà phê chè (Coffea arabica. L)
Thuộc chi Coffea họ Rubiaceae
Bộ Rubiales.
Chi Coffea có gần 100 loài cà phê chè.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



14
Hầu hết các loài cà phê ñều là nhị bội 2n = 22 nhiễm sắc thể và là những cây
thụ phấn chéo, chỉ có cà phê chè là tứ bội 2n = 44 nhiễm sắc thể và là cây duy nhất
có khả năng tự thụ phấn.
Cà phê chè là nguyên sản của vùng rừng ẩm ướt phía Tây Nam Ethiopia
và cao nguyên Sudan, nơi có ñộ cao 1.300 - 1.800 mét so với mặt nước biển,
6 - 9° vĩ ñộ bắc, nhiệt ñộ 20 - 25°C (tối thấp 4 - 5°C tối cao 30 - 31°C), có 4 -
5 tháng mùa khô. Từ trung tâm này, cà phê ñược du nhập sang Yêmen vào thế
kỷ XIV, ñến Amstecdam của Hà Lan (1706), sang Brazin (1715) vào Trung
Mỹ và ñến Colombia (1724).
Theo René Coste, 1989 và Hoàng Thanh Tiệm, 1999 [18] thì trên thế
giới người ta trồng phổ biến các giống cà phê Arabica sau ñây :
- Coffea arabica var. Typica.
- Coffea arabica var Amarela Chev là một ñột biến của giống Typica.
- Coffea arabica var Mundonovo có cây khoẻ, năng suất cao là sản
phẩm lai tự nhiên giữa giống Bourbon với một giống cà phê chè khác.
- Coffea arabica var. Moka là ñột biến sinh ra hạt nhỏ, hương vị thơm
ngon ñược trồng ở Arabi Ấn ñộ.
- Coffea arabica var. Caturra K.M.C là ñột biến của Bourbon có cây
nhỏ, ñốt ngắn, năng suất cao hơn giống Arabica ñiển hình.
- Coffea arabica var. Catuai là sản phẩm lai tạo giữa giống Caturra quả
vàng với giống Mundonovo cây thấp, tán bé, lóng ngắn.
- Coffea arabica var. Catimor là sản phẩm lai tạo giữa Caturra với
một ñột biến Hibrido de timor do viện nghiên cứu cà phê Colombia lai tạo.
Hiện nay, thế hệ Catimor F
6
ñược Viện nghiên cứu Cà phê Eakmat chọn lọc
từ F

4
và F
5
. Nó có cây thấp lùn, bộ tán bé gọn, lóng ngắn, chống chịu bệnh gỉ
sắt cao, thích hợp với việc trồng dày, thích ứng ñược với cả khí hậu ở những
vùng có ñộ cao thấp, dưới 400 m so với mặt nước biển.

×