Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.56 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG
CỤ KINH TẾ
I. Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế 5
1. Khái niệm công cụ kinh tế 5
2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 6
a. Thuế tài nguyên 6
b. Thuế môi trường 7
c. Phí và lệ phí 9
d. Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường 10
e. Ký quỹ môi trường 12
f. Trợ cấp môi trường 12
g. Quỹ môi trường 13
3. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt
Nam………………………………………………………………………….14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH
I. Tổng quan về thành phố Vinh 16
1. Điều kiện tự nhiên 16
2. Dân cư và lao động 16
3. Tình hình phát triển kinh tế 17
a. Tăng trưởng kinh tế 17
b. Cơ cấu kinh tế 17
4. Hiện trạng môi trường 19
II. Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành
phố Vinh 20
1. Thuế môi trường 20
2. Các loại phí 21
a. Phí bảo vệ môi trường đối với rác thải 21
1


b. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 23
3. Quỹ bảo vệ môi trường Nghệ An 26
III. Đánh giá việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại thành phố
Vinh 27
1. Thuận lợi 27
2. Khó khăn 28
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ VINH
I. Giải pháp về thể chế chính sách 29
1. Các giải pháp chung 29
2. Các biện pháp cụ thể 30
II. Giải pháp giáo dục và truyền thông 30
III. Một số giải pháp khác 31
KẾT LUẬN 33
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1. Lời nói đầu
Môi trường sinh thái đang là mối quan tâm bức xúc của nhân loại và trở thành
thách thức đối với toàn cầu. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
toàn cầu là quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng sâu sắc, tạo ra
cho loài người những thách thức trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Tăng trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường hay đầu tư để bảo vệ môi trường
mà bỏ qua tăng trưởng kinh tế, đây là hai quan điểm phát triển đối lập nhau. Cả hai
mô hình này đều tồn tại những hạn chế rất lớn và không thể đạt được mục tiêu phát
triển bền vững. Vì vậy, để phát triển bền vững cần đồng thời tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý môi trường là cần tiến
hành quản lý môi trường như thế nào để đảm bảo kinh tế vẫn tăng trưởng cao.
Công cụ kinh tế, công cụ mệnh lệnh kiểm soát và các biện pháp giáo dục môi
trường nằm trong hệ thống công cụ của quản lý môi trường. Trên thế giới, cùng

với các công cụ mang tính mệnh lệnh bắt buộc thì các công cụ kinh tế cũng đã
được áp dụng một cách rộng rãi, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.
Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, do đó phải đối mặt
với những thách thức lớn về bảo vệ môi trường. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh
mẽ kéo theo đó là những tổn hại về môi trường. Các chất thải ngày càng tăng lên
cả về khối lượng và mức độ nguy hại. Tình trạng này ở các thành phố lại càng
đáng báo động. Nồng độ các chất độc hại có trong đất, nước, không khí vượt quá
tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Thành phố Vinh cũng là một tronh những thành phố không tránh được những
hệ quả về suy thoái môi trường do các hoạt động sinh sống, hoạt động sản xuất
công nghiệp,…Do đó cần thiết phải tiến hành quản lý môi trường bằng các biện
pháp kinh tế bởi các công cụ kinh tế tiếp cận môi trường linh hoạt, hiệu quả và
kinh tế, nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng các yêu
cầu về môi trường.
Hiện tại thành phố Vinh đã bước đầu áp dụng các công cụ kinh tế và thu được
những kết quả nhất định. Để đánh giá công tác áp dụng các biện pháp kinh tế vào
3
trong quản lý môi trường nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa
bàn thành phố Vinh.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
vào thực tế, cụ thể trên địa bàn thành phố Vinh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý
môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp phổ biến được áp dụng trong
quá trình nghiên cứu. Các tài liệu về văn bản quy định pháp luật về môi
trường, vấn đề kinh tế xã hội thành phố Vinh và định hướng phát triển, thực
trạng công tác thu phí.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Các tài liệu sau khi được thu thập sẽ được
tổng hợp và phân tích, chọn lọc để sử dụng nghiên cứu.
4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG
CÔNG CỤ KINH TẾ.
I. Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế.
1. Khái niệm công cụ kinh tế.
Công cụ kinh tế là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới
chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các
tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho
môi trường.
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có tác động trực tiếp tới thu nhập
hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm ngăn ngừa tác
động tiêu cực tới môi trường. Công cụ kinh tế có thể tác động trực tiếp vào các nhà
sản xuất dưới dạng thuế môi trường, phí xả thải hoặc trực tiếp vào người tiêu thụ
dưới dạng phí sử dụng. Trong tất cả các trường hợp đó, công cụ kinh tế đều có
mục đích chung là hạn chế lượng chất thải phát sinh và giảm ảnh hưởng của việc
tiêu thụ tài nguyên, năng lượng.
Các công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả từ đó làm thay đổi chi phí hoặc
lợi ích của các chủ thể. Việc sử dụng công cụ kinh tế để kích thích các chủ thể hoạt
động có lợi cho môi trường theo 2 nguyên tắc: người hưởng lợi phải trả tiền (BPP)
và người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP). Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền (PPP) thì ở mức ô nhiễm cao sẽ phải chịu phạt về tài chính cao hơn, còn ở
mức ô nhiễm thấp hơn thì chịu phạt thấp hơn, hoặc được thưởng. Đối với nguyên
tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP) thì người sử dụng phải trả toàn bộ chi phí
xã hội cho sự cung cấp nguồn lực đó.

Công cụ kinh tế rất đa dạng gồm: Thuế môi trường, phí và lệ phí môi trường,
quỹ môi trường, côta ô nhiễm, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái, ký quỹ môi
trường,… Mỗi công cụ đều có những ưu điểm tùy theo từng nội dung quản lý cụ
thể.
5
Công cụ kinh tế cần các điều kiện để phát huy hiệu lực trong quản lý môi
trường:
- Nền kinh tế thị trường thực sự, hàng hóa tự do trao đổi theo đúng chất lượng
và giá trị.
- Chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ, cho phép kiểm soát và điều
chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm hoặc sử dụng các thành phần
môi trường.
- Hiệu lực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa
phương trong quá trình thi hành các quy định của nhà nước về pháp luật, quy định.
- Thu nhập bình quân của quốc gia (GDP) cao, cho phép quốc gia có những
nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức môi trường cho
mọi người dân.
Trong điều kiện kinh tế, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện
nay các công cụ kinh tế trong quản lý cần luôn được nghiên cứu để hoàn thiện,
tránh sự phản ứng của nhà sản xuất và người tiêu thụ. Sự mở cửa của nền kinh tế
đòi hỏi rất cao đối với các sản phẩm thương mại quốc tế, yêu cầu về an toàn trong
quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm.
2. Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
a. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạt động khai
thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Đối tượng nộp thuế: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc mọi thành
phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, hoạt
động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm lưu động hay cố định,
có khai thác sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước.

6
Thuế tài nguyên bao gồm: Thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng,
thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản,…
Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng công
nghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiện địa chất
kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để bảo đảm có sự phân biệt đối với các
doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường ở
các mức độ khác nhau.
Nguyên tắc chung của thuế tài nguyên là: hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài
nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịu mức thuế cao hơn.
Trong thực tế, người ta thường phân biệt thuế tài nguyên theo mức độ xác định
trữ lượng:
- Tài nguyên đã xác định trữ lượng: Thuế được tính dựa trên trữ lượng địa chất
của loại tài nguyên mà doanh nghiệp được phép khai thác.
- Tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định chưa chính xác: Có
thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ có thăm dò địa
chất về trữ lượng bổ sung.
Đánh giá:
Ưu điểm: áp dụng thuế tài nguyên có tác dụng lớn trong việc bổ sung cho
nguồn Ngân sách quốc gia, đồng thời thông qua việc đóng thuế tài nguyên Nhà
nước theo dõi và giám sát được việc khai thác và sử dụng tài nguyên trong thực tế.
Nhược điểm: đối với các tài nguyên không có khả năng tái tạo, cách tính thuế
theo giá bán sản phẩm chưa phù hợp, không khuyến khích được doanh nghiệp
giảm sản lượng tài nguyên khai thác. Đồng thời điều kiện địa chất khác nhau ở mỗi
vùng do đó hiệu quả khai thác khác nhau, nếu tính cùng một mức thuế như nhau
giữa các vùng là không công bằng đối với chủ khai thác.
b. Thuế môi trường
Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt
động bảo vệ môi trường quốc gia, bù đắp chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các
7

vấn đề như: Chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, chi phí phục hồi môi
trường, chi phí phục hồi tài nguyên, chi phí xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm,…
Nguyên tắc tính thuế môi trường là thuế phải lớn hơn chi phí để giải quyết phế
thải và khắc phục ô nhiễm.
Thuế môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá thành
sản phẩm theo nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế môi trường
nhằm khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi
trường và tăng nguồn thu cho ngân sách. Thuế môi trường buộc các nhà sản xuất
phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu hoặc thay thế
nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn.
Có hai loại thuế môi trường là thuế trực thu và thuế gián thu:
• Thuế trực thu đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do cơ sở
gây ra.
• Thuế gián thu đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ra ô nhiễm môi trường
trong quá trình sản xuất.
Đánh giá:
Ưu điểm:
- Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng ô nhiễm thải ra môi trường.
- Khuyến khích người sản xuất thay đổi công nghệ, sản phẩm, quy trình sản xuất
để giảm mức thuế phải đóng.
- Thuế dựa trên nguyên tắc càng gây ô nhiễm nhiều thì càng phải trả nhiều tiền, do
đó kích thích nhà sản xuất giảm ô nhiễm đến mức tối đa để giảm số thuế phải nộp.
Nhược điểm:
- Làm tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng tới phân phối thu nhập: nhóm đối tượng có thu nhập thấp sẽ bị ảnh
hưởng lớn hơn so với nhóm đối tượng có thu nhập cao.
- Đầu tư hệ thống thiết bị và hệ thống quản lý giám sát, kiểm soát việc đánh thuế
vào các hành vi gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi chi phí lớn.
c. Phí và lệ phí
8

Lệ phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước khi Nhà nước giải quyết công
việc quản lý hành chính, tư pháp của Nhà nước theo thẩm quyền được luật quy
định. Còn phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước nhằm bù đắp chi phí của Nhà
nước đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc
chủ quyền quốc gia để phục vụ các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoặc
hoạt động công cộng.
Thực hiện theo nguyên tắc “ Người sử dụng phải trả tiền”, các quốc gia quy
định thu phí và lệ phí tùy theo mục đích sử dụng và hoàn cảnh sử dụng như phí xử
lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên các bãi thải; lệ phí thu
dọn rác sinh hoạt, quét dọn đường phố, lệ phí đổ rác, xử lý rác thải, lệ phí giám sát,
thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường,…
Lệ phí môi trường được áp dụng cho các trường hợp như: Lệ phí thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường, lệ phí cấp giấy phép môi trường… Những
loại lệ phí này được thu khi cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường giải quyết
quản lý hành chính Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được Luật bảo vệ môi
trường quy định.
Phạm vi áp dụng của các loại phí môi trường như sau:
 Phí đánh vào nguồn ô nhiễm
Là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường. Phí đánh
vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng chất ô
nhiễm. Biện pháp này có tác dụng khuyến khích các tác nhân gây ô nhiễm giảm
lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng thêm nguồn thu cho Chính phủ để
sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường.
 Phí sử dụng
Là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiện chất
lượng môi trường như: hệ thống thoát nước, thu gom rác thải… Mục đích chính
của phí này chủ yếu là nhằm tăng nguồn thu cho Chính phủ và đối tượng thu là
những cá nhân hay đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch vụ công cộng.
9
 Phí đánh vào sản phẩm

Là loại phí được dùng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường
khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay loại bỏ chúng.
Phí đánh vào sản phẩm nhằm hai mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng
giảm việc sử dụng/tiêu dùng các sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu cho Chính
phủ. Đối với mục đích tăng nguồn thu cho Chính phủ thì mức phí được xác định
dựa vào tổng mức thu dự định sẽ thu hàng năm và số sản phẩm sẽ được tiêu thụ.
Còn đối với mục đích khuyến khích giảm ô nhiễm thì mức thu phí được xác định
dựa vào nhân tố như độ co giãn về đánh giá của đường cầu của sản phẩm bị đánh
phí, khả năng tồn tại sản phẩm thay thế không hoặc ít gây ô nhiễm hơn và mục tiêu
muốn giảm lượng ô nhiễm.
Đánh giá:
Ưu điểm:
- Giảm thiểu các hành vi gây hại đến môi trường, đặc biệt nếu kết hợp với các
công cụ hành chính.
- Mức phí và lệ phí đưa ra thấp nên tạo được sự đồng tình của người dân và doanh
nghiệp.
- Tạo thu nhập và khoản thu để bù đắp chi phí để bảo vệ môi trường.
Nhược điểm:
- Chi phí quản lý có thể cao hơn mức phí và lệ phí thu được dẫn đến thu phí, lệ phí
không hiệu quả trên phương diện kinh tế.
- Với mức phí quá thấp nhà sản xuất sẵn sàng chấp nhận đóng phí để thải vào môi
trường.
d. Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên thiên nhiên
khó có thể xác định quyền sở hữu và các tài nguyên được sử dụng công cộng như
không khí, đại dương,…
10
Giấy phép xả thải có thể mua bán được là thị trường mà trong đó hàng hóa
thường là giấy phép thải khí hoặc thải nước, người bán là các đơn vị sở hữu giấy
phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để xả thài.

Mục đích của công cụ tạo ra thị trường là tăng cường hiệu quả kinh tế của công
tác quản lý ô nhiễm và đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm.
Các nhà máy hoặc công ty sẽ lựa chọn giải pháp mua giấy phép để trả phí môi
trường cao hơn, hoặc bán giấy phép để đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm.
Trong trường hợp thứ nhất, việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường không mang
lại hiệu quả kinh tế. Ngược lại, trong trường hợp thứ hai đầu tư công nghệ xử lý sẽ
mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ở cả hai trường hợp, ô nhiễm môi
trường khu vực sẽ giảm, còn các doanh nghiệp giảm được chi phí cho công tác bảo
vệ môi trường.
Đánh giá:
Ưu điểm:
- Áp dụng giấy phép xả thải đạt mục tiêu môi trường do tổng lượng giấy phép phát
thải nằm trong giới hạn phát hành ban đầu.
- Công cụ tạo ra sự chủ động và linh hoạt cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn
giữa mua thêm giấy phép phát thải hoặc tìm giải pháp để cải thiện hiện trạng môi
trường. Đồng thời kích thích doanh nghiệp giảm lượng phát thải để bán lại quyền
xả thải cho doanh nghiệp khác.
Nhược điểm:
- Tạo lập thị trường mua bán giấy phép phát thải cần có sự quản lý chặt chẽ của cơ
quan quản lý để vận hành hệ thống.
- Thị trường giấy phép chỉ thực sự phát huy được hiệu quả trong điều kiện nền
kinh tế thị trường trong đó các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với nhau.
e. Ký quỹ môi trường
11
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra
ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên
thiên nhiên, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường lớn.
Hệ thống này yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất trước khi đầu tư phải đặt cọc
tại ngân hàng một khoản tiền đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ về bảo vệ môi trường. Số tiền này phải lớn hơn hoặc xấp xỉ kinh phí cần thiết

để xử lý, khắc phục ô nhiễm. Nếu quá trình thực hiện đầu tư sau đó cơ sở không để
xảy ra ô nhiễm hoặc thực hiện đúng cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả
cho doanh nghiệp.
Đánh giá:
Ưu điểm:
- Nhà nước không cần bỏ chi phí từ ngân sách để khắc phục hậu quả môi trường.
- Công cụ có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực bảo vệ môi trường để
nhận lại khoản vốn đã ký quỹ trước đó.
Nhược điểm:
- Mức ký quỹ rất khó xác định chính xác để phù hợp với mỗi doanh nghiệp. Nếu
khoản tiền ký quỹ nhỏ hơn chi phí thực tế bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp có
xu hướng từ bỏ việc nhận lại số tiền ký quỹ và không thực hiện cam kết.
f. Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trường bao gồm: Cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách
dành cho công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích về thuế và vay vốn lãi suất
thấp đối với các hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, ưu
đãi cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi
trường.
Trợ cấp môi trường có thể tạo ra các khả năng giảm thiểu chất ô nhiễm, nhưng
không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí và công nghệ xử lý môi
12
trường, không tạo ra sự bình đẳng về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Trong một
số trường hợp, trợ cấp tài chính tạo ra các khó khăn cho ngân sách quốc gia.
g. Quỹ môi trường
Quỹ môi trường được hình thành từ các nguồn vốn hỗ trợ bởi nhiều nguồn
khác nhau, quỹ là nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho quá
trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường.
Quỹ môi trường tạo nguồn vốn ổn định và lâu dài để hỗ trợ cho các cơ sở, các
ngành trong hoạt động bảo vệ môi trường, nguồn tài chính để xử lý kịp thời khi
xảy ra các trường hợp ô nhiễm môi trường. Quỹ môi trường quốc gia là cơ sở để

hình thành các quỹ môi trường địa phương, tăng cường quan hệ đa ngành, đảm bảo
vai trò giám sát của chính quyền trong việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì để duy trì hoạt động của quỹ cần có
nguồn thu ổn định để đảm bảo quỹ hoạt động liên tục và lâu dài, nguồn thu này
phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và thu từ xử phạt vi phạm
môi trường.
3. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt
Nam
 Quỹ Môi trường Việt Nam
Quỹ Môi trường Việt Nam được thành lập từ tháng 6/2002 theo Quyết định số
82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích hỗ trợ cho các dự án,
chương trình môi trường về nguồn vốn, tài chính, đồng thời tiếp nhận nguồn hỗ trợ
từ các cá nhân, tổ chức.
Quỹ bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2003 và đến tháng 12/2004 nguồn vốn của
quỹ đã lên đến 200 tỷ đồng với trên 50 đơn vị đề nghị vay vốn và tư vấn xây dựng
hồ sơ vay vốn.
Trong năm 2005, Quỹ Môi trường đã cho các dự án vay vốn với mức lãi suất
ưu đãi và tài trợ không hoàn lại 21 tỷ đồng. Đồng thời, quỹ cũng giành 650 triệu
13
đồng để khắc phục ô nhiễm môi trường do hậu quả của cơn bão số 7 và số 8 tại 9
địa phương ở miền Bắc, miền Trung và Nam Trung Bộ. Hoạt động cho vay với lãi
suất thấp 5,4% /năm trong thời hạn 5 năm với những dự án đầu tư xây dựng hệ
thống cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý môi trường như xây dựng trạm
xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và nhà máy, cấp vốn tín dụng cho Công ty
Môi trường đô thị đầu tư hệ thống thiết bị xử lý và thu gom rác,…
Bên cạnh đó, quỹ cũng tích cực mở rộng quy mô và đa dạng hóa nguồn vốn
bằng cách hợp tác cùng các tổ chức môi trường quốc tế: tổ chức phát triển quốc tế
của Đan Mạch (DANIDA), chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP,
UNIDO, Ngân hàng thế giới WB, …
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động quỹ gặp phải những khó khăn từ quá trình

thẩm định và đánh giá công nghệ của dự án vay vốn. Nhiều dự án có công nghệ
phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Có những
dự án không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về thiết bị xử lý hay không chứng minh
được tính khả thi của nguồn vốn vay.
 Một số trường hợp về đền bù thiệt hại môi trường:
Đền bù thiệt hại môi trường không được coi là một công cụ trong quản lý môi
trường, tuy nhiên tại điều 7 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có quy định:
“… tổ chức, cá nhân gây tổn hại đến môi trường do hoạt động của mình phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Và Nghị định số 26/CP của Chính
phủ cũng quy định xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Dưới đây là một số ví dụ về đền bù thiệt hại môi trường ở nước ta trong giai
đoạn gần đây:
- Bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch: xã Việt Thống,
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có gần 100 lò gạch công suất từ 3 vạn đến 5 vạn ở
khu vực bãi bồi sông Cầu, khói từ các lò gạch làm ảnh hưởng đến gần 100 mẫu
ruộng của thôn Trung Đông dẫn đến giảm sản lượng lúa. Sau khi tiến hành điều tra
14
UBND tỉnh đã quyết định chủ các lò gạch phải đền bù cho người dân là chủ các
ruộng bị thiệt hại lúa là khoảng 1,6 tỷ đồng.
- Công ty VEDAN đền bù thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường sông Thị
Vải: Công ty có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên trong quá trình sản
xuất hệ thống này không hoạt động, toàn bộ nước thải được đổ trực tiếp ra sông
Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến người dân.
Sau khi điều tra và giám định chất lượng nước thải Bộ Tài nguyên Môi trường đã
xử phạt công ty số tiền phạt là 126 tỷ đồng.
- Khai thác than gây bồi lấp các hồ chứa nước: ở Quảng Ninh, Tổng công ty
Than Việt Nam tiến hành khai thác than ở hai mỏ Tùng Bạch và Mạo Khê làm trôi
đất đá gây bồi lấp lòng hồ, giảm dung tích chứa nước từ 10 – 20%. Đồng thời,
nước hồ cũng bị axit hóa không đảm bảo chất lượng để tưới tiêu cho nông nghiệp
và sử dụng của người dân. UBND tỉnh Quảng Ninh đã buộc Tổng công ty Than

ngừng khai thác và đền bù thiệt hại, khắc phục môi trường khu vực 3 xã thiệt hại
số tiền là 4,35 tỷ đồng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ
TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VINH
I. Tổng quan về thành phố Vinh
1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ
105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông, nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh
Nghệ Tĩnh, là đồng bằng rộng thứ 3 của Việt Nam. Vinh là thành phố nằm bên
bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp
huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên.
15
 Điều kiện địa hình
Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù
sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn
Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa
hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết và
dòng sông Lam bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài
hòa và khoáng đạt
2. Dân cư và lao động
Dân số của thành phố Vinh tính đến năm 2013 là 480.000. Số người trong độ
tuổi lao động chiếm 56%, làm việc trong các ngành kinh tế là 96.380 người. Trong
đó:
 Nông - lâm - ngư nghiệp 11.900 người.
 Công nghiệp - xây dựng 30.200 người.
 Các ngành dịch vụ 54.280 người.
Số người có trình độ cao đẳng đại học và sau đại học: 29.500 người chiếm
30.6% tổng số người làm việc trong các ngành kinh tế.

3. Tình hình phát triển kinh tế thành phố Vinh
a. Tăng trưởng kinh tế
Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa)
và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An).
Năm 2010, Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất so với cùng kỳ là 18,1%, thu
nhập bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng, thu ngân sách đạt 2800 tỷ đồng.
Thành phố phấn đấu tới năm 2015, tốc độ tăng trưởng giá trị SX từ 19,5 - 20,7%,
thu ngân sách đạt từ 3.200 - 3.300 tỷ đồng.
Nhiều Tổng Công ty, doanh nghiệp lớn có trụ sở chính ở Vinh (Ngân hàng Bắc
Á, Tập đoàn TH,Tổng Công ty công trình giao thông 4, Tổng Công ty hợp tác kinh
16
tế QK4, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào, Tổng Công ty xây lắp dầu khí
Nghệ An, Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An…).
b. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong GDP ngày càng
tăng trong khi tỷ trọng các ngành nông nghiệp lại giảm.
Cơ cấu kinh tế thành phố Vinh năm 2010
 Hoạt động sản xuất công nghiệp
Là đô thị hạt nhân có tác động lan toả mạnh mẽ đến tốc độ công nghiệp hoá
vùng Bắc Trung Bộ, trong nhiều năm qua cơ cấu kinh tế thành phố Vinh chuyển
dịch tích cực và đúng hướng, trong đó tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh tập
trung chủ yếu là công nghiệp sạch. Tạo tiền đề phát triển nhiều ngành công nghiệp
của vùng Bắc Trung Bộ với các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến
thuỷ hải sản…
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 7 khu công nghiệp và một số cụm
công nghiệp:
- Khu công nghiệp Bắc Vinh
- Cụm công nghiệp Nghi Phú
17

- Cụm công nghiệp Hưng Đông
- Cụm công nghiệp Hưng Lộc
- Cụm công nghiệp Nghi Thạch
- Khu công nghệ cao: Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, Tập
đoàn Bưu chính viễn thông VNPT.
- Cụm công nghiệp dệt may, khai thác cảng Bến Thủy.
- Cụm công nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng Trung Đô.
Nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp và nông thôn chuyển dịch theo hướng phát
triển mạnh kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và
các loại nông sản thực phẩm có chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn được tập
trung đầu tư, nâng cấp.
Giá trị đóng góp vào GDP thành phố của ngành nông nghiệp tăng nhưng tỷ
trọng lại giảm. Do nhu cầu phát triển kinh tế, diện tích đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp, do đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng các nguồn giống có
năng suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi và trồng trọt, mở
rộng các ngành dịch vụ nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất sản
phẩm đồng thời phát triển các làng nghề truyền thống.
 Dịch vụ
Các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch, khách sạn
cũng phát triển nhanh chóng và ổn định. Với hệ thống ngân hàng, các công trình
chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, siêu thị, hệ thống khách sạn đa cấp, đầu mối các tour
du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cơ sở để trở thành trung tâm tài
chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của khu vực Bắc miền Trung. Từ năm 2003 -
2008, tỷ trọng dịch vụ đạt gần 60% GDP của thành phố và so với tính quy luật
chung thì tỷ trọng dịch vụ trên thể hiện sự tiến bộ trong cơ cấu kinh tế của thành
phố Vinh ngày càng rõ nét.
18
4. Hiện trạng môi trường thành phố Vinh
 Môi trường đất

Hiện nay môi trường đất của thành phố Vinh có tình trạng ô nhiễm nặng do các
nguồn thải từ hoạt động công nghiệp, hàm lượng các chất độc hại, kim loại nặng
nhiều. Nước thải được thải trực tiếp ra các sông từ đó gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, ô
nhiễm đất còn do các chất thải nông nghiệp, nhất là việc sử dụng phân bón hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật, do khai thác nước ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm
soát chặt chẽ.
 Môi trường nước
Mỗi ngày thành phố Vinh có tới 1.200 m
3
nước thải sinh hoạt chưa được
xử lý thải ra môi trường cống rãnh sông hồ như Hồ Goong, cầu Bến Thuỷ theo
các tuyễn dẫn nước thải. Nhiều địa phương trong thành phố có xí nghiệp hoạt
động cũng thực hiện các hành vi xả chất thải xuống các ao hồ sông hay bể đất
mà không được xử lý như Hưng Dũng, Hưng Lộc, Quán Bàu, Hưng Đông,
Hà Huy Tập
- Môi trường nước mặt: hiện nay do áp lực của việc gia tăng dân số, công
nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn tới tình trạng các sông hồ của thành phố Vinh bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh
viện được đổ thẳng ra các sông, hồ mà không qua hệ thống xử lý, trong đó 90%
nước thải công nghiệp có hàm lượng độc hại đổ trực tiếp mà không qua xử lý.
- Môi trường nước ngầm: nguồn nước ngầm của thành phố cũng rơi vào tình
trạng ô nhiễm, hàm lượng amoni , nitrat, nitrit, độ oxy hóa… đã vượt nhiều lần chỉ
tiêu cho phép.
 Môi trường không khí
Chất lượng không khí ở thành phố Vinh đang được quan tâm nhất đó là bụi.
Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở
nhiều nơi. Nồng độ chì, khí CO, NOx, SO2 ở nhiều nơi khá cao.
19
II. Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn
Thành phố Vinh

1. Thuế môi trường
Điều 112 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định các đối tượng chịu thuế môi
trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm
gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế
môi trường.
Thuế môi trường đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên
cho đến nay thì vẫn chưa được thực hiện trong thực tế.
Việc thu phí, lệ phí như hiện nay không hiệu quả và không có tác dụng lớn
trong công tác bảo vệ môi trường của thành phố. Phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải ở thành phố Vinh cũng mới chỉ được áp dụng ở một số nơi mà chưa
được triển khai rộng. Việc thực thi không đồng bộ làm giảm ý thức của người dân
trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Trong việc xây dựng hệ thống Luật thuế môi trường thì về cơ bản Luật dựa
trên các sắc thuế về năng lượng để giảm bớt khí thải nhà kính và các khí độc hại
với môi trường. Theo đó, việc sử dụng các chất hóa học gây ô nhiễm nguồn nước,
thoái hóa đất đều phải đóng thuế, và việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cũng bị
đóng thuế.
2. Các loại phí
Ở nước ta, cơ sở pháp lý cho việc áp dụng công cụ phí và lệ phí môi trường
được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường thông qua ngày 27/12/1993 và được
sửa đồi năm 2005, Pháp lệnh về Phí và Lệ phí ban hành tháng 8/2001. Trong 72
loại phí thì có khoảng 16 loại phí liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, trong
số 42 loại lệ phí có khoảng 10 lệ phí liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường.
Cho đến nay mới chỉ có một số phí và lệ phí là được áp dụng trong thực tế. Cụ thể,
trên địa bàn Vinh có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí thu gom rác thải.
20
a. Phí bảo vệ môi trường đối với rác thải
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 27/11/2007 của Chính phủ quy định về
mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó quy định mức phí phải
nộp với từng nhóm đối tượng. Đơn vị thu phí là các công ty môi trường đô thị của

thành phố, các đơn vị này thực hiện công tác thu gom và xử lý rác thải đồng thời
đảm nhiệm việc thu phí từ các đối tượng tạo chất thải.
Trên địa bàn thành phố Vinh khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày rất lớn.
Với dân số khoảng 240728 người, năm 2006 thì hàng ngày Thành phố Vinh sản
sinh ra một lượng rác khoảng 190 tấn/ngày. Toàn thành phố có 23 chợ với lượng
rác thải hàng năm là 32200 tấn/năm tương đương với khoảng 95 tấn/ngày.Trung
bình lượng rác thải đầu người của Thành phố Vinh là 0.8 kg/ngày. Trong nội
thành lượng rác thải phát sinh nhiều nhất là ở Phường Hưng Bình 17,68 tấn/ngày,
đây đồng thời cũng là phường có số dân đông nhất (21868 dân), ít rác nhất thuộc
phương Đội Cung 8,58 tấn/ngày. Ở ngoại thành lượng rác thải ra tương đối thấp,
cao nhất là xã Hưng Lộc 7,85 tấn/ngày, thấp nhất là xã Vinh Tân 4,58 tấn/ngày.
 Đối với rác thải sinh hoạt:
Công ty Môi trường đô thị trực tiếp đến các hộ dân để thu phí thu gom rác
thải hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.
Mức phí thu gom được tính theo số nhân khẩu.
 Với các hộ dân ở mặt đường mức phí là 3000 đồng/tháng
 Với các hộ dân ở trong ngõ mức phí là 2000 đồng/tháng
Tổng số phí thu được = Số nhân khẩu x Số hộ x Mức phí
(đồng) (người) (hộ) (đồng/tháng)
Ở khu vực nội thành thì tỉ lệ thu phí đạt 90%, còn các huyện ngoại thành thì tỷ
lệ này thấp hơn nhiều chỉ khoảng 60%.
Phí thu gom rác thải hiện nay được triển khai theo hình thức bao cấp trong
quản lý, mỗi hộ gia đình chỉ phải đóng 10.000 - 15.000 đồng/tháng rồi có thể đổ
thải thoải mái với đủ các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, túi ni lông mà
21
không cần phân loại. Cách tính phí như vậy không hiệu quả cả về mặt kinh tế cũng
như mục tiêu giảm chất thải bảo vệ môi trường.
Đối với các công ty môi trường đô thị thì số tiền phí thu được từ các hộ gia
đình quá thấp không đủ để chi phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải.
 Đối với các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải y tế:

Mức phí thu gom thường được thỏa thuận giữa một bên là các đơn vị thu gom
và các bên tạo nguồn thải. Mức phí thỏa thuận giữa hai bên thường thấp hơn mức
phí quy định chung, tuy nhiên nếu hai bên không đưa ra được mức phí thỏa thuận
thì sẽ áp dụng mức phí theo quy định.
Thành phố Vinh đã thực hiện thông tư từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường, chủ
trương thắt chặt dần công tác quản lý chất thải rắn nguy hại từ chủ nguồn thải cho
đến các đơn vị hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu thụ chất thải nguy hại. Tuy
nhiên, cho đến nay việc quản lý vẫn chưa hiệu quả và chỉ có khoảng 80 doanh
nghiệp chịu đứng ra đăng ký là chủ nguồn thải, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn.
Chi phí xử lý chất thải nguy hại là 6 triệu đồng/tấn, một mức giá khá cao nên các
doanh nghiệp thường trốn tránh và tìm đến các cơ sở xử lý nhỏ không đủ năng lực
xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp và chất thải y tế có mức phí
tương đối cao nên một bộ phận những tổ chức, cá nhân thiếu ý thức đổ trộm rác ra
lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng, với những đối tượng như vậy thì không thể thu
phí thu gom. Đồng thời, các công ty, xí nghiệp môi trường đô thị thiếu về thiết bị,
phương tiện thu gom và tải trọng nhỏ, cũ, hỏng,… nên mới chỉ đáp ứng được 70%
nhu cầu thực tế.
b. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Ngày 13/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải và ngày 18/12/2003 Bộ Tài chính và Bộ Tài
Nguyên và Môi trường đã có Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT
về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, theo đó Nghị định có hiệu
lực từ ngày 01/01/2004.
22
Theo Nghị định số 67 thì đối tượng áp dụng tính phí là nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp. Theo đó, các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất phải đóng
một khoản phí trả cho việc xả nước thải ra môi trường.
 Đối với nước thải sinh hoạt:
Do đặc thù nước thải sinh hoạt là tương đối giống nhau ở các hộ gia đình, công

sở, nên mức phí được tính theo tỷ lệ % giá bán với 1m
3
nước cấp (tối đa là 10%)
mà các hộ gia đình, công sở đó sử dụng.
Như vậy, với 1m
3
nước có giá 5000 đồng thì người sử dụng phải đóng thêm
khoản phí bảo vệ môi trường tối đa là 800 đồng.
Số phí thu = Khối lượng nước sử dụng x Mức phí x 10%
(đồng) (m
3
) (đồng/m
3
)
Số tiền phí thu được của công ty cấp nước được giữ lại tối đa là 10% số phí để
phục vụ cho công tác thu phí. Còn lại 90% số phí sẽ được nộp vào Kho bạc nhà
nước, trong đó 50% nộp vào Ngân sách trung ương để hình thành Quỹ bảo vệ môi
trường Việt Nam, 50% còn lại được UBNDTP giữ lại để phục vụ cho hoạt động
bảo vệ môi trường của thành phố.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 11 nhà máy cung cấp nước sạch với
tổng lượng nước cung cung cấp là 65.000 m
3
/ngày đêm. Tuy nhiên, do hệ thống
cấp nước quá cũ và lạc hậu nên tỷ lệ hao hụt nước lên tới gần 50%.
 Đối với nước thải công nghiệp
Do mỗi loại có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau nên không thể tính
đồng đều nước thải công nghiệp như nước thải sinh hoạt mà tính theo khối lượng
các chất gây ô nhiễm. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được tính theo
bảng sau:


23
Bảng 1: Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
STT
Chất gây ô nhiễm có
trong nước thải
Ký hiệu
Mức thu (đồng/kg chất gây ô
nhiễm có trong nước thải)
Tối thiểu Tối đa
1 Nhu cầu ôxi sinh hóa BOD 100 300
2 Nhu cầu ôxi hóa học COD 100 300
3 Chất rắn lơ lửng TSS 200 400
4 Thủy ngân Hg 10.000.000 20.000.000
5 Chì PB 300.000 500.000
6 Arsenic As 600.000 1.000.000
7 Cadmiun Cd 600.000 1.000.000
(Nguồn: Nghị định 67/2003/NĐ-CP)
Số phí thu = Tổng lượng nước thải x Hàm lượng chất gây ô nhiễm x
Mức phí
Số phí thu được sẽ trích 20% cho đơn vị tổ chức thu phí là Sở Tài Nguyên Môi
trường, trong đó:
• 5% tổng số tiền phí được sử dụng cho công tác quản lý và trang trải chi
phí cho việc thu phí.
• 15% còn lại được sử dụng để trang trải cho việc đánh giá, lẫy mẫu phân
tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với nước thải công
nghiệp từ lần thứ 2 trở đi.
Các đối tượng chịu phí nước thải gồm:
- Cơ sở sản xuất công nghiệp
- Cơ sở chế biến nông sản
- Các khu công nghiệp

- Cơ sở sản xuất làng nghề
- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung
- Cơ sở sửa chữa ô tô xe máy tập trung
- Bệnh viện
Thành phố Vinh có khoảng 41 đơn vị thuộc đối tượng nộp phí nước thải với
tổng lượng nước thải là 120.000 m
3
/ngày đêm, trong đó chỉ có 20% lượng nước
24
thải được qua hệ thống xử lý, còn lại được đổ thẳng ra hệ thống sông hồ của thành
phố.
Tỷ lệ thu phí trên thành phố thấp do một số nguyên nhân như sau:
- Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ của thành phố
rất lớn (chiếm 90%), với các cơ sở hoạt động như vậy thì việc thống kê, đo đạc và
kiểm tra chất lượng nước thải là rất khó thực hiện. Hơn nữa, hầu hết các doanh
nghiệp này thường trốn tránh không kê khai nộp phí nước thải để giảm chi phí đầu
vào.
- Nước thải của các cơ sở sản xuất bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp, do đó để có thể bóc tách riêng nước thải công nghiệp để xác định
mức thu phí là rất khó khăn.
- Công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự giám sát đối với các cơ sở gây ô
nhiễm nghiêm trọng. Đồng thời, do hạn chế về thiết bị, đội ngũ cán bộ tiến hành
quan trắc thẩm định chất lượng nước thải nên không thể tiến hành đo đạc ngay tại
cơ sở, quá trình kiểm định diễn ra chậm chạp.
- Thiếu chế tài xử phạt, đối với những cơ sở không nộp phí thì các cơ quan
hữu quan không có chế tài để xử phạt theo quy định pháp luật.
3. Quỹ bảo vệ môi trường Nghệ An
Quỹ bảo vệ môi trường Nghệ An được thành lập theo Quyết định số
43/2011/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của UBND tỉnh Nghệ An. Trụ sở của Quỹ
Bảo vệ môi trường Nghệ An đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. Nhiệm vụ

của Quỹ là hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự
cố môi trường trên địa bàn. Hình thức hỗ trợ là cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ
trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác theo qui định
của pháp luật. Quỹ cũng tài trợ kinh phí cho việc xây dựng, triển khai các dự án
huy động nguồn vốn nhằm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xử lý khắc phục ô
nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường xảy
ra trên địa bàn. Ngoài ra, Quỹ nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai
25

×