Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Báo cáo cơ sở địa chất thuỷ văn địa chất công trình đề tài nước actezi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 18 trang )

Môn Học: Cơ Sở Địa Chất Thuỷ văn Địa Chất Công Trình
Đề Tài: Nước Actezi
Nhóm 4:
1. Nguyễn Duy Đức
2. Nguyễn Đức Hoàng
3. Phạm Thu Hường
4. Nguyễn Thị Vân
5. Bùi Xuân Tới
6. Bùi Thị Mỹ Linh
Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Khoa Dầu Khí
Lớp: Địa Chất Dầu K56
Giáo Viên Hướng Dẫn:
GV: Vũ Văn Hưng
Nước tự
phun lên.!
Vậy nước actezi là gì?
-
Là loại nước nằm trong tầng chứa nước kẹp giữa
hai tầng cách nước. Đặc điểm là có áp.
-
Đứng về mặt nguồn gốc, nước actezi có nguồn gốc
ngấm và ngưng tụ, ngoài ra còn có thể có nguồn gốc
trầm tích hoặc có thể có nguồn gốc khác.

I. Khái niệm
Nước actezi
-
Nước actezi có thể là:
-
Nước bicacbonat – canxi (hệ số trao đổi nước lớn).


-
Nước clorua – natri (hệ số trao đổi nước nhỏ).

Do đó mà những tầng chứa nước actezi nằm nông hoặc hoặc diện
phân bố hẹp, nước thường nhạt, trái lại nếu nằm sâu, diện phân bố
lớn rộng, nước thường mặn. Ngoài ra, trong những tầng chứa nước
actezi lớn người ta còn phát hiện phần trên của tầng chứa nước,
nước nhạt có độ tổng khoáng hóa nhỏ, thành phần bicacbonat, xuống
sâu độ tổng khoáng hóa tăng lên và thành phần bicacbonat chuyển
sang sunphat, sâu hơn nữa nước mặn và thành phần clorua.
II. Đặc điểm hóa học:

Độ tổng khoáng hóa của nước actezi rất đa dạng, có
thể nhỏ (trường hợp hệ số trao đổi nước lớn) tới rất
lớn (trường hợp hệ số trao đổi nước nhỏ). Nhưng
nhìn chung, thông thường độ tổng khoáng hóa của
nước actezi lớn hơn nước ngầm.

Hệ số trao đổi nước: tỷ số lưu lượng nước chảy trong
tầng chứa nước trong một năm trên toàn bộ thể tích
của tầng chứa nước (có hệ số rất nhỏ 0,00001 hoặc
gần bằng 0)
Độ tổng khoáng hóa
III. Cấu tạo.
Hình 1: Nước actezi
(1) Đường cong áp lực (2) Đất đá cách nước (3) Đất đá thấm nước
-
Chiều sâu phân bố: Là khoảng cách tính từ mặt đất cho đến
đáy của lớp cách nước phía trên.
-

Cột áp lực: tính từ đường cong áp lực đến đáy của lớp cách
nước phía trên.
-
Chiều sâu phân bố lớn hơn cột áp lực lỗ khoan không tự
phun.
-
Chiều sâu phân bố nhỏ hơn cột áp lực thì là lỗ khoan tự
phun.
-
Bề dày tầng chứa nước (m) là khoảng cách từ đáy của lớp
cách nước phía trên đến mái cách nước phía dưới theo
chiều thẳng đứng.
-
Tầng chứa nước actezi có thể chia làm 3 miền: miền cung
cấp, miền phân bố và miền thoát.

Tầng chứa nước actezi có thể nằm trong cấu tạo nếp
lõm và gọi là bồn actezi hoặc nằm trong cấu tạo đơn
nghiêng gọi là dốc actezi.
a- do đứt gãy b-do biến đổi tướng đá c-do cấu tạo vát nhọn

Gồm các nguồn chính sau:

1. Nước mưa

2. Nước mặt

3. Nước ngầm: nước ngầm qua tầng cách nước
phía trên của tầng chứa nước actezi (do thành
phần của đất đá không hoàn toàn cách nước)

xuống cung cấp cho nước actezi.
IV. Nguồn cung cấp nước actezi.
Nguồn cấp của nước actezi.

1. Nước actezi theo đứt gãy thoát ra ngoài mặt đất.

2. Nước actezi thoát ra ngoài nước ngầm.

3. Tầng chứa nước actezi có thể thấm qua tầng
cách nước phía dưới hay phía trên hoặc theo đứt
gãy thoát sang tầng chứa nước khác.
V. Đường thoát nước của tầng chứa nước
actezi.
Nước có thể được thoát qua đứt gãy và phun lên mặt đất.
Nước
actezi
thoát sang
tầng nước
ngầm.
Nước actezi
tầng trên
ngấm qua
khe nứt cung
cấp cho tầng
dưới.

Động thái của nước actezi ổn định hơn nước
ngầm. Do diện tích tiếp xúc với khí quyển, với
mạng thủy văn (thông qua miền cung cấp) bé hơn
diện tích phân bố của tầng chứa nước rất nhiều

nên ảnh hưởng của thời tiết và mạng lưới thủy
văn đối với nước actezi kém hơn rất nhiều so với
nước ngầm.

Trao đổi nước chậm, thành phần ít bị biến đổi.
VI. Động thái

Do nước actezi đỡ bị nhiễm bẫn hơn nước ngầm nếu tìm
được một tầng actezi lớn có độ tổng khoáng hóa nhỏ thì đó
là nguồn cung cấp tốt cho ăn uống, sinh hoạt.

Trao đổi nước chậm độ khoáng hóa và thành phần hóa học
nhiều dạng, nhiệt độ cao ở cấu tạo sâu nên nước actezi
được sử dụng trong nền kinh tế quốc dân: nước khoáng để
chữa bệnh, nước công nghiệp để khai thác điều chế các
thành phần có giá trị là nguồn nước sưởi ấm, là nguồn
nhiệt năng trong các nhà máy điện sử dung nhiệt năng của
đất.
VII.Mục đích sử dụng
Thanks for watching.!

×