Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.84 KB, 27 trang )

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI
RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG THANH HÓA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Lê Đức Thiện
HỌ VÀ TÊN: Lê Văn Tiến
MSVV: 11034493
Lớp DHTN7LTTH
Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, nền
kinh tế nước ta đã có những thay đổi đáng kể về định
hướng và cơ cấu ngành nghề. Bên cạnh sự thay đổi đó
có một nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của
cả nền kinh tế đó là "ngân hàng". Đây là một trong
những yếu tố tác động mạnh tới sự phát triển của nền
kinh tế thông qua chức năng điều chuyển vốn cho nền
kinh tế, nhằm khai thác triệt để những tiềm lực vốn có
của cả nền kinh tế về vốn và các công cụ tài chính.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, sau thời gian
thực tập tại Ngân hàng công thương Thanh Hoá tôi
đã quyết định chọn đề tài: "Giải pháp phòng ngừa và
hạn chế rủi ro trong cho vay tại ngân hàng công
thương Thanh Hoá".
Chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 chương

Chưương I: Lý luận chung về cho vay và rủi ro
trong hoạt động cho vay.

Chưương II: Thực trạng cho vay và rủi ro cho
vay tại Ngân hàng công thương Thanh Hoá.


Chưương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro
cho vay đối với Ngân hàng công thương
Thanh Hoá.
Chưương I
Lý luận chung về cho vay và rủi ro trong hoạt động
cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1. Ngân hàng và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM)

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn để
cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính
khác. Thông qua các nghiệp vụ NHTM đã chứng tỏ
được sự cần thiết của hệ thống ngân hàng trong phát
triển nền kinh tế thị trường, ngân hàng là đòn bẩy của
nền kinh tế.
1.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
- Nghiệp vụ huy động vốn: Đây là nghiệp vụ cơ
bản của NHTM. Nó quyết định quy mô cũng
như hiệu quả của các hoạt động khác của
NHTM. NHTM có thể huy động vốn nhàn rỗi
của nền kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau
như: nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh
tế, phát hành trái phiếu, kì phiếu và phát hành
các chứng từ tiền hay vay vốn của NHNN hoặc
các tổ chức tín dụng khác.
- Nghiệp vụ cho vay và đầu tư: Đây là hoạt động kinh
doanh chủ yếu của các NHTM cũng là hoạt động chủ

yếu mang lại thu nhập cho các NHTM. Để thực hiện
nghiệp vụ này NHTM sử dụng phần lớn là số vốn mà
ngân hàng huy động được từ nền kinh tế để cung cấp
cho các nhu cầu của nền kinh tế thông qua hình thức
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, đầu tư chứng
khoán, góp vốn tham gia, hay tự đầu tư vào các dự án
mang lại lợi nhuận.
- Nghiệp vụ cho vay và đầu tư: Đây là hoạt động kinh
doanh chủ yếu của các NHTM cũng là hoạt động chủ
yếu mang lại thu nhập cho các NHTM. Để thực hiện
nghiệp vụ này NHTM sử dụng phần lớn là số vốn mà
ngân hàng huy động được từ nền kinh tế để cung cấp
cho các nhu cầu của nền kinh tế thông qua hình thức
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, đầu tư chứng
khoán, góp vốn tham gia, hay tự đầu tư vào các dự án
mang lại lợi nhuận.
1.2. Nghiệp vụ cho vay của NHTM
1.2.1. Khái niệm về cho vay
Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể
trong đó một bên chuyển giao tiền cho bên kia sử dụng
trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền
cam kết hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
1.2.2. Phân loại cho vay
- Cho vay thầu chi.
- Cho vay trực tiếp từng lần:
- Cho vay theo hạn mức tín dụng:
- Cho vay trả góp:
- Cho vay gián tiếp:
1.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
1.3.1. Khái niệm về rủi ro

Rủi ro cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà
ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng
hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
1.3.2. Các hình thức rủi ro cho vay
Theo khái niệm về rủi ro tín dụng thì rủi ro tín dụng
được chia thành các hình thức sau:
- Không thu đưược lãi đúng hạn
Lúc này ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục
lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào
mức rủi ro thấp.
- Không thu được vốn đúng hạn
Khi không thu được vốn đúng hạn thì tình hình sử dụng
vốn bị ảnh hưởng và ảnh hưởng tới tính thanh khoản
của tài sản. Hình thức này gây rủi ro lớn trong nhiệm
vụ đảm bảo thanh khoản và tình hình sinh lời của tài
sản.
- Không thu đủ lãi
Khi ngân hàng không thu được đủ lãi thì tình hình đã
trở nên nghiêm trọng. Tình hình kinh doanh của khách
hàng có thể đã gặp khó khăn không hiệu quả trong việc
sử dụng vốn.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro cho vay
1.4.1. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
- Trong quá trình cho vay, cán bộ ngân hàng làm sai
quy tắc tín dụng, hoặc trình độ yếu kém không đủ khả
năng thẩm định những dự án phức tạp, trình độ chuyên
môn còn hạn chế chưa bắt kịp với những thay đổi của
thị trường, chính những yếu điểm này đã tạo ra khe hở
cho khách hàng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
1.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân dẫn tới rủi ro cho vay của NHTM từ phía
khách hàng
Nguyên nhân do khách quan mang lại
+ Doanh nghiệp bị rủi ro khách quan: thiên tai hoả
hoạn, động đất… Đây là trường hợp bất khả kháng
khó mà lường trước được.
+ Bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo hoặc bị ảnh
hưởng từ phía khách hàng của doanh nghiệp.
1.4.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, do những biến động của
thị trường, những nguyên nhân khác nhau của nền kinh
tế tác động tới hoạt động của doanh nghiệp và chính
bản thân ngân hàng làm nảy sinh các biến cố trong
quan hệ tín dụng làm cho các quan hệ tín dụng vận
động theo những chiều hướng xấu, không có lợi cho
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng cho vay và rủi ro
trong cho vay tại Ngân hàng Công
thương - Thanh Hoá

2.1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân
hàng Công thương Thanh Hoá.

Trong hoạt động của Ngân hàng Thưương mại thì việc
huy động vốn nó sử dụng vốn là hai hoạt động chủ yếu
quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Để có một cái nhìn tương đối khái quát về hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Công thương - Thanh
Hoá ta sẽ nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn
của Ngân hàng trong những năm gần đây.


Trong số các nguồn vốn huy động nguồn tiền gửi các
TCKT và TG dân cư liên tục tăng trong ba năm từ
2010 - 2012. Nguồn tiền gửi của TCKT tăng trưởng
với mức độ bình quân từ 18% - 20% trên một năm.
Còn nguồn tiền gửi của dân cư cũng tăng nhưng kém
hơn nó tăng khoảng 4% - 7% trên một năm. Điều này
chứng tỏ uy tín của Ngân hàng Công thương Thanh
Hoá ngày càng cao được nhiều người tín nhiệm và
qua tốc độ tăng trưởng vốn của tiền gửi của TCKT
tăng hàng năm vào khoảng 20% vào năm 2011 18%
vào năm 2012
2.2.Tình hình sử dụng vốn

Nhờ nguồn vốn huy động dồi dài, Ngân hàng Công
Thương - Thanh Hoá đã tiến hành đa dạng hoá các
mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng như
cho vay đầu tư, bảo lãnh, trong đó chủ yếu là hoạt
động cho vay. Hoạt động này nó tác động trực tiếp tới
kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế Ngân hàng
Công thương - Thanh Hoá luôn đặt ra mục tiêu mở
rộng cho vay đồng thì hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
2.3. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của Ngân hàng
Công thương Thanh Hoá trong năm 2012

Tính đến 31/12/2012 nợ quá hạn của chi nhánh là
10.169 triệu giảm 7.339 triệu đồng so với năm 2011
là (17.508 triệu đồng).

Trong năm 2012 chi nhánh đã xử lý tài sản thu hồi nợ

tồn đọng được 2430 triệu đồng đạt 123% kế hoạch
Ngân hàng Công thương Việt Nam giao (chỉ tiêu
Ngân hàng Công thương Việt Nam) giao 2.000 tỷ
đồng) góp phần giảm tỷ lệ nợ sấu của chi nhánh
xuống còn 1,49% so với 1,15% năm 2011
2.4.Nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay tại Ngân hàng
Công thương Thanh Hoá

Nguyên nhân từ phía khách hàn

Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ

Do công nợ chưa thu được

Do sử dụng sai mục đích

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Cán bộ tín dụng thiếu trình độ

Ngân hàng và tin tưởng vào tài sản thế chấp

Nguyên nhân do môi trường cho vay

Môi trường kinh tế, không ổn định

Môi trường pháp lý không thuận lợi
2.5.Một số biện pháp Ngân hàng Công thương -
Thanh Hoá đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi
ro cho vay tại Ngân hàng


Điều chỉnh phương hướng đầu tư hợp lý

Vận dụng triệt để và linh hoạt các quy định về bảo
đảm tín dụng.

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro

Chú trọng công tác đánh giá lựa chọn khách hàng và
xử lý thông tin về khách hàng
Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới
Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá

3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng
Công thương - Thanh Hoá.

+ Tiếp tục phát triển nguồn vốn huy động VNĐ từ
các tổ chức kinh tế và dân cư để đáp ứng đầy đủ nhu
cầu tín dụng và đầu tư.

+ Mở rộng đầu tư tín dụng có hiệu quả đối với các
thành phần kinh tế.

+ Mở rộng địa bàn hoạt động, giảm thấp mức nợ quá
hạn gắn hiệu quả kinh doanh với an toàn vốn tín
dụng, an toàn tài sản.

3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân
hàng Công thương - Thanh Hoá


Công tác tổ chức đào tạo cán bộ việc đào tạo cán bộ
tín dụng: Có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức
nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm tốt đối với
công việc là một trong những mục tiêu hàng đầu của
chi nhánh để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.

Tăng cường công tác thu thấp và xử lý thông tin

Các giải pháp về phân tán rủi ro

Đa dạng hoá đối tượng đầu tư

Cho vay đồng tài trợ

Bảo hiểm tín dụng

Các hình thức bảo đảm tiền vay

Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay
không có bảo đảm bằng tài sản

Trường hợp cho vay vốn có đảm bảo bằng tài sản
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng
ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng công
thương Thanh Hoá

Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam

Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương,

chính sách của Chính phủ và của ngành

Chuẩn hoá cán bộ ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín
dụng

Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng
ngừa rủi ro (TPR)

×