Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

kế toán tập hợp chi phí dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh trong địa bàn tp thanh hóa tại công ty tnhh một thành viên môi trường và công trình đô thị thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.01 KB, 67 trang )

Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, nền kinh tế Việt Nam
ngày càng phát triển và đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Xu thế phát
triển trong cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế phải có những chính sách cụ thể về tài chính để duy trì hoạt động
và phát triển.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình, cũng như nhu cầu
phát triển ngày càng cao của xã hội, các doanh nghiệp đang ngày càng nỗ lực tìm kiếm
các giải pháp về công nghệ, vốn, lao động. Tuy nhiên một trong các giải pháp được
các nhà quản lý hiện nay đặc biệt quan tâm là công tác kế toán trong công ty.
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài
chính, là công cụ đắc lực trong việc quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán kinh tế
và kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo sự chủ động
trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của doanh nghiệp. Trong toàn bộ
công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất là một khâu quan trọng trong việc
giúp doanh nghiệp tính đúng giá thành sản phẩm của mình, qua đó nâng cao tính cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Thực hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuất là một yêu cầu cần thiết, là một
trong những yếu tố mang ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong quá trình phát
triển của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào
qua đó tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm,
cùng với thời gian thực tập tại công ty TNHH một thành viên Môi trường và Công
trình đô thị Thanh Hóa, em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty luôn
được đề cao và coi trọng đúng mức. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Kế toán tập hợp
chi phí dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh trong địa bàn TP Thanh Hóa
tại công ty TNHH một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa”.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài đã chọn ở trên, mục đích nghiên


cứu của em là phân tích, đánh giá thực trạng để đưa ra những giải pháp hoàn thiện
công tác kế toán tập hợp chi phí cung ứng dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây
xanh tại công ty TNHH một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa.
Qua đó giúp em rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong công việc kế
toán sau này.
Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay công ty có rất nhiều hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ thu gom, xử lý rác thải; quản lý duy
tu đường giao thông nội bộ; dịch vụ duy trì, chăm sóc công viên cây xanh Tuy nhiên,
do thời gian và khả năng có hạn nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ tập
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
1
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
trung vào công tác tập hợp chi phí của dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh
trong địa bàn thành phố Thanh Hóa.
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
* Nội dung:
Từ mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào những
vấn đề sau:
- Kế toán tập hợp chi phí NVL
- Kế toán tập hợp chi phí NC trực tiếp
- Kế toán tập hợp chi phí máy thi công
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển các khoản mục chi phí
- Đánh giá thực trạng của kế toán tập hợp chi phí dịch vụ của công ty
- Đề xuất một số kiến nghị
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong khóa luận là phương pháp thống kê và
phân tích số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty.
Phương pháp thống kê số liệu bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp
Số liệu sơ cấp có được từ việc thực hiện phỏng vấn, tìm hiểu tình hình thực tế

tại các khâu của dịch vụ để có cái nhìn tổng thể về quy trình thực hiện dịch vụ.
Số liệu thứ cấp có được từ việc thu thập số liệu thực tế từ Xí nghiệp Công viên
cây xanh và phòng kế toán của công ty.
Phương pháp xử lý số liệu: So sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu.
4. Đóng góp của đề tài
Những kiến nghị em đưa ra trong bài khóa luận là ý kiến của cá nhân dựa trên
kiến thức có được qua sách vở và tình hình thực tế. Vậy nên em hy vọng những kiến
nghị đó sẽ được công ty xem xét và áp dụng nhằm giúp cho công tác kế toán của công
ty tốt hơn.
Em cũng hy vọng bài khóa luận này sẽ đóng góp một phần vào việc hoàn thiện
công tác kết toán tập hợp chi phí tại công ty TNHH một thành viên Môi trường và
công trình đô thị Thanh Hóa cũng như đây sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa thực
tiễn trong công việc kế toán của cá nhân em sau này.
5. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Trong bài khóa luận có sử dụng các chứng từ, sổ sách, các tài liệu tham khảo từ
công ty TNHH Một thành viên Môi trường và CTĐT Thanh Hóa.
Ngoài ra có có những kiến thức tham khảo từ giáo trình Kế toán tài chính của
trường ĐH Lao động- Xã hội, các chuẩn mực liên quan
6. Bố cục của bài khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài khóa luận gồm có 3 phần chính:
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
2
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Chương I: Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD có ảnh hưởng đến kế toán tập
hợp chi phí dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh tại công ty của công ty
TNHH một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa
Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí dịch vụ duy trì chăm sóc công viên,
cây xanh tại công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị Thanh
Hóa
Chương III: Các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế tập hợp chi phí dịch vụ duy trì chăm

sóc công viên, cây xanh tại công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình
đô thị Thanh Hóa
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng để hoàn thành bài khóa luận một cách khoa học,
hợp lý nhưng do thời gian thực tập ngắn và những hạn chế trong việc thu nhận thông
tin nên bài viết không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cô, các cán bộ tài chính kế toán và các bạn sinh
viên quan tâm đến bài khóa luận này để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo: Thạc sĩ Nguyễn Thị
Thanh Nga cùng các cán bộ phòng kế toán Công ty TNHH một thành viên Môi
trường và công trình đô thị Thanh Hoá đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Hiền
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
3
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ DUY
TRÌ VÀ CHĂM SÓC CÔNG VIÊN, CÂY XANH TRONG ĐỊA
BÀN TP THANH HÓA TẠI CÔNG TY CÔNG TY TNHH MÔI
TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA
1.1 Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lí kinh doanh ở công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa tiền
thân là Đội công nhân vệ sinh do UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập để đáp ứng nhu cầu
phát triển mở rộng của Thành phố, phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Công ty được thành lập ngày 19 tháng 8/1958 theo Quyết định số 2029/TC-CB của

UBND hành chính tỉnh Thanh Hóa. Công ty đã trải qua nhiều lần đổi tên và đã được
thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số: 388/CP của Chính Phủ và
Quyết định số: 206 QĐ/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 10/3/1994 và đổi tên
thành Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa trực thuộc UBND tỉnh
Thanh Hóa. Tháng 6/1997 UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số: 1108 công nhận
Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa là Doanh nghiệp Nhà nước
hạng II, hoạt động trong lĩnh vực công ích. Thực hiện Quyết định số 81/QĐ-UBND
ngày 12/01/2010 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước thành Công ty TNHH Một thành viên môi trường và công trình đô thị
thanh hóa hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005, từ ngày 16/6/2010.
Công ty TNHH một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà
nước theo quy định của Pháp luật. Căn cứ vào điều kiện và nhu cầu phát triển kinh
doanh, công ty có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp
luật, sau khi được sự chấp thuận bằng văn bản của chủ sở hữu.
Tên đầy đủ hiện nay: Công ty TNHH Một thành viên môi trường và công trình đô
thị Thanh hóa
Tên giao dịch: Thanh Hoa uban environment and contructions company
Trụ sở chính: 467 Lê Hoàn - Phường Ngọc Trạo - Thành Phố Thanh Hoá.
Điện thoại: 0373. 721205 - 0373.852228 - 0373.721193
Fax: 0373. 721205
Email :
Website: www.urencothanhhoa.com.vn
Trải qua gần 53 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, công ty TNHH Một
thành viên môi trường và công trình đô thị Thanh hóa đã hoạt động tốt và cống hiến
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
4
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
được nhiều thành tựu cho tỉnh Thanh Hóa nói riêng và đất nước nói chung. Công ty đã
đạt được những thành tích rất đáng tự hào như: Năm 1972 được Chủ tịch nước tặng

thưởng huân chương kháng chiến hạng III về thành tích khắc phục hậu quả chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất; năm 2006 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng
khen tổng kết 10 năm phong trào thi đua Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động; năm 2007 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng
III. Ngoài ra công ty còn đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen do các cấp, các ngành
khen tặng.
Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của công ty trong những
năm gần đây.
Đơn vị tính:đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Doanh thu thuần 32.710.502.113 46.221.949.559 67.494.646.116
Lãi gộp 5.195.577.987 8.469.420.186 10.539.919.953
Lãi ròng 2.635.826.427 2.665.924.174 2.778.500.381
(Nguồn phòng kế toán công ty)
Biểu 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH Môi trường và CTĐT Thanh Hóa
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên của công ty ta thấy :
Doanh thu thuần năm 2009 tăng 13.511.447.440( đồng )tương ứng 41.3% so với
năm 2008. Doanh thu thuần năm 2010 tăng 2.1.272.696.560 ( đồng ) tương ứng
46.02% so với năm 2009.
Doanh thu thuần tăng kéo theo lãi gộp và lãi ròng cũng tăng. Lãi gộp năm 2009
tăng 3.300.842.199 ( đồng ) tương ứng 63.5% so với năm 2008. Lãi gộp năm 2010
tăng2.070.499.764 ( đồng ) tương ứng 24.4% so với năm 2009.Lãi ròng năm 2009
tăng 30.097.747 ( đồng ) tương ứng 1.14% so với năm 2008. Lãi ròng năm 2010 tăng
112.576.207 ( đồng ) tương ứng 4.22% so với năm 2008
Như vậy ta thấy các chỉ tiêu của năm sau đầu tăng so với năm trước chứng tỏ
công ty phát triển bền vững.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh của công ty
 Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, công ty thành lập các phòng, ban phù hợp với điều

kiện thực tế kinh doanh của công ty. Tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh trong từng
thời kỳ để hình thành các đơn vị trực thuộc Công ty. Công ty có một giám đốc, hai phó
giám đốc, năm phòng ban và mười bốn đơn vị trực thuộc là các ban quản lý, xí nghiệp,
đội. Công ty có một chủ tịch, là người nhân danh Chủ sở hữu thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và
pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Mô hình tổ chức của công ty được thể hiện ở sơ đồ 1.1(trang 6)
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
5
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận khác của
công ty. Giám đốc là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước
lãnh đạo công ty và pháp luật Nhà nước. Giám đốc công ty thực hiện quyền và các
nhiệm vụ sau:
- Quản lý hành chính hoạt động hàng ngày của công ty
- Giao nhiệm vụ cho các cán bộ và nhân viên của công ty, kiểm tra đôn đốc việc
thực hiện nhiệm vụ được giao
- Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt
- Có quyền và trách nhiệm trong việc tuyển chọn và quyết định nhân sự của công
ty đồng thời ký kết hợp đồng lao động với các cán bộ nhân viên của công ty
- Ký kết các hợp đồng kinh tế
Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc đưa ra các quyết định và chỉ thị đúng đắn
cho công ty
Phòng hành chính: Tổ chức và giám sát các hoạt động mang tính chất hành chính
của công ty
Phòng kế toán tài vụ:
- Kiểm soát các hoạt động chi tiêu tài chính của ban giám đốc công ty căn cứ trên
các quy chế, quy định, định mức chi tiêu của công ty
- Tổ chức việc ghi chép sổ sách, báo cáo kế hoạch theo quy định của pháp luật và
quy chế của công ty

- Tham mưu cho ban giám đốc trong việc lập kế hoạch chi tiêu tài chính trong năm
- Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và quyết toán thuế hàng năm theo yêu cầu
quản lý của cơ quan quản lí nhà nước
- Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ban
giám đốc bất cứ khi nào cần thiết
-Tổ chức thực hiện các thủ tục quản lý thanh toán nội bộ, thanh quyết toán các hợp
đồng kinh tế thuộc phạm vi Công ty được phân cấp quản lý …
Phòng tổ chức LĐTL:
- Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật
- Xây dựng các định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu
chuẩn cán bộ công nhân viên trong công ty
Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch về kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho các đơn vị
trực thuộc công ty, cụ thể là các đội, xí nghiệp, ban quản lý
Phòng Quản lý dự án và kinh doanh:
- Tham mưu cho ban giám đốc điều hành và quản lí toàn bộ dự án của công ty
- Phối hợp với các phòng tổ chức kế toán tài vụ lập tiến độ nhu cầu vốn của các dự
án đề xuất cho ban giám đốc công ty xé duyệt thanh toán theo tiến độ dự án
- Lưu trữ và quản lý hồ sơ các của các dự án.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
6
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Môi trường và
công trình đô thị Thanh Hóa
 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty
Qua sơ đồ tổ chức của công ty có thể thấy công ty TNHH Môi trường và công
trình đô thị Thanh Hóa có rất nhiều đơn vị trực thuộc hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác
nhau như: xây dựng, dịch vụ môi trường, sữa chữa cơ khí, vận hành và xây lắp điện,
quản lý nghĩa trang, sữa chữa duy tu cấp thoát nước
Ở mỗi đơn vị trực thuộc công ty đều có các giám đốc, phó giám đốc phụ trách
toàn bộ hoạt động của xí nghiệp hoặc của các xưởng, đội ban.

Điều này đòi hỏi công ty phải có cơ cấu tổ chức kinh doanh chặt chẽ và chuyên
nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho các bên có liên quan.
Công ty cũng đã cộng tác và liên kế với các đơn vị hoạt động trong các ngành
như xăng dầu, điện lực…. Điều này giúp công ty nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động và quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh
trong địa bàn thành phố Thanh Hóa tại công ty
 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty TNHH Một thành viên môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Đại diện chủ sở hữu của công ty là UBND Tỉnh
Thanh Hóa. Do vậy các hoạt động kinh doanh của công ty đều chịu theo sự chỉ đạo và
hướng dẫn của UBND Tỉnh Thanh Hóa.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
7
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Trước ngày 16/6/2010, khi công ty còn là doanh nghiệp Nhà nước, công ty chỉ có
nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động công ích mà UBND tỉnh Thanh Hóa giao phó.
Nhưng kể từ khi công ty chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp TNHH Một thành
viên thì công ty còn có thêm các nhiệm vụ khác nữa trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Công ty có 3 nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ công ích
Nhiệm vụ xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ
Nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư
Công ty có các ngành nghề kinh doanh sau: Dịch vụ thu gom, xử lý và tiêu hủy rác
thải, tái chế phế liệu; hoạt động quản lý và xử lý nước thải; quản lý, khai thác chăm
sóc các công viên, khuôn viên, vườn hoa, cây xanh đô thị; quản lý, khai thác bảo
dưỡng hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí thành phố, thiết bị kỹ thuật điện và công
nghiệp; quản lý nghĩa trang, nghĩa địa, dịch vụ phục vụ tang lễ; quản lý, duy tu đường
giao thông nội thị; sản xuất, cung cấp các sản phẩm thiết bị, phương tiện chuyên dùng
phục vụ công tác vệ sinh môi trường, công viên cây xanh, điện chiếu sáng, tang lễ;

hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề, dịch vụ chăm sóc và
duy trì cảnh quan; xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt
bằng, hạ tầng kỹ thuật đô thị; giám sát thi công các công trình dân dụng, giao thông
thủy lợi, san lấp mặt bằng hạ tầng kỹ thuật đô thị công trình điện đến 35 KV; tư vấn
đấu thầu, lập dự án đầu tư xây dựng các công trình; thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu
công trình dân dụng và công nghiêp, tính dự toán, tính đào đắp, san nền; vận tải hàng
hóa bằng ô tô chuyên dụng và bằng ô tô loại khác, cho thuê xe có động cơ; kinh doanh
xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm liên quan; kinh doanh và cung cấp các sản phẩm về
cây xanh, hoa cây cảnh, giống cây trồng, xây dựng bồn hoa, vườn hoa, công viên, lâm
viên.
 Quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh tại công ty
Khi công ty ký được hợp đồng với UBND Thành phố Thanh Hóa về việc duy trì và
chăm sóc công viên cây xanh trong thành phố, ban giám đốc sẽ chỉ đạo cho các phòng
ban trong công ty thực hiện công việc.
Đầu tháng, phòng kế hoạch của công ty sẽ lập kế hoạch và giao xuống cho Xí
nghiệp Công viên cây xanh, đơn vị trực thuộc công ty. Xí nghiệp nhận bản kế hoạch
sản xuất trong tháng và từ đó triển khai các công việc cụ thể cho các tổ trong Xí
nghiệp. Xí nghiệp có 11 tổ( được thể hiện trong sơ đồ1.2- trang 8)
Để hoàn thành dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh cần thực hiện song
song và thường nhật các công việc: duy trì thảm cỏ; duy trì cây trang trí; duy trì cây
bóng mát; duy trì vệ sinh công viên; bảo vệ và trông coi công viên, cây xanh.
Cuối mỗi tháng, nhân viên thống kê và cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp sẽ tổng hợp,
kiểm nghiệm khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng và tập hợp chứng từ gửi
lên phòng kế toán của công ty để hạch toán và tính giá thành dịch vụ.
Sơ đồ 1.2: Trình tự tổ chức hoạt động của dịch vụ duy trì
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
8
Xí nghiệp Công viên cây
xanh
Tổ

gián
tiếp
Tổ sản
xuất
Thanh
Quảng
Tổ
sản
xuất
Hội
An
Tổ sản
xuất
Lam
Sơn
Tổ
bảo
vệ
Lam
Sơn
Tổ bảo
vệ
công
viên
Hội An
Tổ nhà
tưởng
niệm
Bác Hồ
Tổ

1A
Tổ
Nghĩa
trang
Hàm
Rồng
Tổ vệ
sinh
Tổ duy trì
cây xanh
đường phố
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
chăm sóc công viên, cây xanh
1.2. Đặc điểm công tác kế toán
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa tổ chức
bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán của công ty là nơi thực hiện
toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo
phân tích và tổng hợp của công ty.
Các đơn vị trực thuộc trong công ty không mở sổ sách và hình thành bộ máy kế
toán nhân sự riêng mà chỉ hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ.
Vì vậy tại xí nghiệp Công viên cây xanh của công ty không tổ chức bộ máy kế toán
riêng mà chỉ có cán bộ thống kê xí nghiệp có nhiệm vụ phân bổ và tập hợp chi phí
đồng thời kiêm nhiệm vụ chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Xí
nghiệp.
Sau đây là sơ đồ về mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty và chức năng,
nhiệm vụ của các nhân viên kế toán.
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức kế toán của công ty

SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
9
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
XDCB
sản xuất
kinh
doanh
Kế toán
ngân hàng
kho bạc và
nguồn vốn
Kế toán
thanh
toán vốn
bằng tiền
Kế toán
tổng hợp
Thủ kho
thủ quỹ
Kế toán
vật tư,
nguyên
vật liệu
Kế toán
lương
BHXH,
phí vệ
sinh
Các nhân viên thống kê ở

các đơn vị trực thuộc
kho bạc và nguồn vốn
n vị phụ thuộc
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, kiểm soát mọi hoạt động có liên
quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán của công ty
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp đối chiếu các số liệu từ kế toán chi tiết tiến
hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định
của nhà nước và công ty…
Kế toán tiền mặt: lập chứng từ thu – chi cho các khoản thanh toán của công ty đối
với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan
đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ đồng thời trực tiếp theo dõi
các tài khoản 111,141,138.
Kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán dự án có nhiệm vụ lập chứng từ chi trả cho
các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ.
Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và cuối tháng
đối chiếu với sổ tiền gửi ngân hàng của công ty
Theo dõi các dự án của công ty, dự án được nhà nước giao quản lý, nắm bắt tình
hình thực hiện dự án, kinh phí phải cấp cho các dự án. Trực tiếp theo dõi tài khoản
112,161,128,461
Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng
hóa về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty. Định kỳ phải đối chiếu số lượng
với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho sản phẩm, vật tư, hàng hóa vào
cuối tháng.
Trực tiếp theo dõi các tài khoản 152,153,155,156
Kế toán tiền lương và các khoản nộp theo lương: Kiểm tra các thủ tục chứng từ
thành toán lương, nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành của các phòng ban, đơn
vị, bộ phận. Quản lý theo dõi việc tạm ứng và thanh toán lương theo từng đối tượng.
Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phí tiền lương và
các khoản theo lương.

Trực tiếp theo dõi tài khoản 3382, 3383, 3384, 3389
Kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ: Theo dõi hoạt động kinh doanh dịch vụ
ngoài dịch vụ vệ sinh môi trường đồng thời tham mưu cho kế toán trưởng, giám đốc
công ty về công tác kinh doanh ngoài dich vụ
Trực tiếp theo dõi tài khoản 136, 333, 336
Thủ kho, thủ quỹ: Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ tiến hành
thực thu, thực chi và cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu, chi trong ngày. Cuối ngày
chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
Căn cứ vào biên bản giao nhận vật tư phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiểm tra ký
nhận vật tư, vào sổ kho, thẻ kho cập nhật số liệu rút số tồn kho vào cuối ngày, đối
chiếu số liệu với kế toán vật tư.
Lập các báo cáo theo yêu cầu quản trị của đơn vị.
1.2.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
10
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
- Chế độ kế toán: Công ty thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính và các thông tư hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.
Công ty cũng đã áp dụng Thông tư Số: 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng
12 năm 2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có Thông tư 203/2009/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20 /
10/2009 hướng dẫn chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thay
quyết định 206 - 2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 và một số văn bản quy định khác
về kế toán.
- Luật kế toán: công ty đã tuân thủ luật kế toán ban hành ngày 17/6/2003 kèm
theo nghị định số 129/2004 ban hành ngày 31/5/2004 của chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.
- Niên độ kế toán: theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/200N kết thúc vào
31/12/200N trùng với năm dương lịch.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt
Nam.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: để đảm bảo theo dõi và cung cấp thông
tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, chính xác. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp
thẻ song song.
- Phương pháp hạch toán giá vốn của nguyên vật liệu xuất kho: phương pháp
thực tế đích danh.
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng .Tính và lập bảng phân
bổ khấu hao TSCĐ theo tháng.
1.2.3. Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng tại công ty
 Hình thức kế toán
Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ chuẩn mực kế toán của
Nhà nước, cũng như căn cứ vào đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh, đặc điểm của
bộ máy kế toán mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán thích hợp nhằm cung cấp
thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Từ đó
công ty quyết định áp dụng hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ” với phương pháp
hạch toán kê khai thường xuyên.
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ vào phần mềm kế toán máy CIC để
ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như hạch toán kế toán tại công ty.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
11
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.4.Trình tự ghi sổ của hình thức Chứng từ ghi sổ trên phần mềm kế toán
Hình thức này có đặc trưng cơ bản thể hiện ở số lượng, kết cấu nội dung sổ, trình tự
các bước ghi sổ từ chứng từ gốc cho đến các báo cáo kế toán.
Hệ thống sổ kế toán công ty áp dụng cho hình thức kế toán chứng từ ghi sổ bao gồm:
Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết cho các tài khoản.
 Phần mềm kế toán áp dụng tại công ty

Trong xu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về
tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm tải được
công việc, nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Nắm bắt được yêu cầu thực tế đó,
nhiều phần mêm kế toán đã ra đời như: Fast, Effect, CIC, Misa…Cũng như các doanh
nghiệp khác, công ty TNHH Môi trường và CTĐT Thanh Hóa đã sử dụng phần mềm
kế toán CIC Account trong công tác kế toán nhằm đáp ứng được yêu cầu quản trị của
mình và yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Phần mềm kế toán CIC Account là chương trình phần mềm kế toán đóng gói thích
hợp sử dụng cho các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, chủ đầu
tư. Phần mềm này đề cao tính trách nhiệm của người sử dụng vì người sử dụng tự
chọn và quản lý phần hành kế toán của mình. Phần mềm CIC của công ty đang hoạt
động theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
Chứng từ ghi
sổ
Sổ kế toán chi
tiết các
tài khoản
Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ
Sổ cái các tài khoản
Bảng kê chứng từ
kế toán
Chứng từ có trong phần mềm
kế toán: Phiếu xuất kho, phiếu
kế toán…
Nhập dữ liệu vào
phần mềm kế toán

CIC
Chứng từ gốc ban đầu:
Hóa đơn,Bảng thanh
toán lương…
Báo cáo tài chính
12
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Khi chương trình CIC Account chạy lần đầu sẽ xuất hiện bảng kết nối CSDL
Người sử dụng tiến hành nhập các thông tin kết nối như sau
Người dùng: "sa".
Mật khẩu: Để trắng.
Tên server: Tên máy bạn để dữ liệu.
Dữ liệu: "CicAccount".
Sau khi nhập các thông tin kết nối, người sử dụng nhấn Chấp nhận, cửa sổ đăng nhập
của chương trình xuất hiện.
Chương trình CicAccount có thể áp dụng được cho cả doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp lớn có hệ thống kế toán phức tạp, theo dõi kế toán theo từng phần hành
khác nhau.
Hiện nay, công ty đang sử dụng các phần hành kế toán sau:
Kế toán tiền mặt tại quỹ
Kế toán tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Kế toán công nợ, công trình hợp đồng
Kế toán vật tư hàng hóa
Kế toán TSCĐ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán thuế GTGT
Sổ kế toán và báo cáo tài chính
Đây là một phần mềm kế toán bắt buộc phải mua bản quyền, đặc biệt nó có nhiều
ưu điểm nổi bật như: Thời gian xử lý số liệu và báo cáo là liên năm; được phép mở sổ
theo từng kỳ tùy ý, không nhất thiết phải là tháng đầu năm; có cơ chế khử trùng các

nghiệp vụ phát sinh; tìm kiếm nhanh chóng theo nhiều tiêu chí thông tin trong khi
đang thao tác tại bất kỳ màn hình giao diện nào; màn hình nhập chứng từ thiết kế
giống như mẫu chứng từ trên giấy.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
13
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
 Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở công ty
Hiện nay công ty đã và đang sử dụng 100% hệ thống máy tính ở các phòng ban. Tuy
nhiên các máy tính hoạt động độc lập với nhau, chưa có sự kết nối theo dõi. Dòng máy
tính mà công ty sử dụng là Máy tính Compac. Đối với ban lãnh đạo bao gồm giám
đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng đã được trang bị thêm máy
tính xách tay của hãng HP để hỗ trợ thêm cho việc quản lý.
Nhìn chung tình hình sử dụng máy tính trong công ty là tốt, góp phần đạt hiệu quả
trong công việc của công ty nói chung và công tác kế toán nói riêng.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
14
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ DUY
TRÌ CHĂM SÓC CÔNG VIÊN, CÂY XANH TRONG ĐỊA BÀN
TP THANH HÓA TẠI CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ
CTĐT THANH HÓA
2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán chi phí dịch vụ duy trì,
chăm sóc công viên cây xanh trong địa bàn TP. Thanh Hóa
 Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán hạch toán và tập hợp chi phí
dịch vụ duy trì, chăm sóc công viên cây xanh trong địa bàn TP. Thanh Hóa
Diễn giải quy trình:
Đầu tháng, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoach về chi phí NVL. Sau đó, phòng kế
hoạch sẽ gửi xuống cho Xí nghiệp công viên cây xanh kế hoạch trong tháng thông qua

bảng kê cấp chi tiết cho công nhân.
Trong tháng khi có nhu cầu phát sinh liên quan đến chi phí máy thi công như sử
dụng xe cẩu, xe thang, xe tưới nước thì Xí nghiệp sẽ lập Giấy đề nghị cấp xe và gửi
lên phòng kế hoạch. Căn cứ vào tình hình thực tế mà phòng kế hoạch đồng ý thông
qua Lệnh điều xe.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
Phòng
kế hoạch
Xí nghiệp
công viên
cây xanh
Phòng
kế toán
Giám đốc,
Kế toán
trưởng
Lập kế
hoạch sản
xuất: Bảng
kê cấp chi
tiết vật tư
cho CN,
Lệnh điều
xe…
Tập hợp chứng từ
phát sinh trong
tháng: Bảng
thanh toán lương,
các Hóa đơn mua
hàng và các

chứng từ khác có
liên quan đến các
chi phí của dịch
vụ phát sinh tại xí
nghiệp
Hạch toán, ghi
sổ và in các
bảng kê, Chứng
từ ghi sổ, Sổ
đăng ký CTGS,
sổ cái và sổ chi
tiết các
TK621,622,
623,627,154
trên phần mềm
kế toán CIC
Kiểm tra
và ký
duyệt
Bảo
quản,
lưu
trữ
15
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Xí nghiệp công viên cây xanh có một thống kê làm nhiệm vụ tập hợp các chứng
từ như Hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng phát sinh thêm do nhu cầu của Xí nghiệp,
Giấy nghỉ BHXH, giấy nghỉ phép có hưởng lương của công nhân trực tiếp làm dịch vụ
duy trì chăm sóc công viên cây xanh và các chứng từ khác. Cuối tháng thống kê xí
nghiệp sẽ gửi các chứng từ này lên cho Phòng kế toán để hạch toán và tập hợp chi phí.

Phòng kế toán sẽ tiếp nhận các chứng từ kể trên, kết hợp với các bảng phân bổ
khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội để lập các phiếu kế toán,
bảng kê chứng từ, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết các
tài khoản 621,622,623,627. Đồng thời kế toán cũng sẽ tập hợp và thực hiện kết chuyển
chi phí sang TK154 để tính giá thành dịch vụ thông qua các chứng từ như phiếu kế
toán của bút toán kết chuyển chi phí, chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 154.
Sau khi lập xong, kế toán sẽ thực hiện in các chứng từ và sổ kế toán nói trên để
chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt và thực hiện quy trình bảo quản, lưu
trữ theo quy định.
 Quy trình ghi sổ kế toán chi phí dịch vụ trên phần mềm kế toán CIC
Sơ đồ 2.2:Quy trình ghi sổ kế toán tập hợp chi phí dịch vụ duy trì, chăm sóc công
viên cây xanh trong địa bàn TP. Thanh Hóa
Diễn giải quy trình:
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
Chứng từ ghi
sổ
Sổ kế toán chi
tiết các
tài khoản
TK621,
TK622,
TK623,
TK627,
TK154
Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ
Sổ cái TK621, TK622,
TK623, TK627,TK154
Bảng kê chứng từ

kế toán
Phiếu xuất kho
Phiếu thu, phiếu chi

Nhập dữ liệu vào
phần mềm kế toán
CIC
- Hóa đơn GTGT
- Bảng phân bổ khấu
haoTSCĐ
- Bảng thanh toán lương…
16
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Căn cứ vào các chứng từ gốc như Hóa đơn giá trị gia tăng, bảng phân bổ khấu
hao TSCĐ, bảng thanh toán tiền lương kế toán sẽ vào phần mềm kế toán CIC và lập
các chứng từ có mẫu trong phần mềm như phiếu xuất kho, phiếu kế toán ở menu
Chứng từ.
Sau khi lập xong các chứng từ trên, kế toán sẽ lên Bảng kê chứng từ cho các tài
khoản có cùng chứng từ. Nếu chi phí nào có ít chứng từ thì kế toán sẽ lập chung một
bảng kê chứng từ cho chi phí đấy.
Định kỳ là cuối tháng, từ Bảng kê chứng từ kế toán sẽ lập Chứng từ ghi sổ. Mỗi
loại chứng từ sẽ được lập một chứng từ ghi sổ. Số liệu trên chứng từ ghi sổ sẽ được
chọn và tự động ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái theo hình thức chứng từ
ghi sổ của các TK 621, TK622, TK623, TK627, TK154.
Cũng từ Bảng kê chứng từ kế toán và các chứng từ gốc ban đầu đã được kế toán
phân loại, phần mềm sẽ tự động vào sổ chi tiết các tài khoản chi phí có liên quan.
2.2. Phân loại chi phí và đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ duy trì chăm sóc công
viên, cây xanh
2.2.1. Phân loại chi phí
Công ty TNHH Môi trường và công trình đô thị Thanh Hoá là một doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh, vì vậy để tiến hành được các hoạt động sản xuất kinh
doanh thì Công ty cũng phải bỏ ra những chi phí sản xuất nhất định như: Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,
Căn cứ vào các khoản mục chi phí trong giá thành của dịch vụ duy trì chăm sóc
công viên, cây xanh, kế toán đã phân chia chi phí thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí về các loại nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ như phân bón, giống cây trồng, đất màu… sử dụng trực tiếp
vào sản xuất dịch vụ
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực
tiếp cho công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cung ứng dịch vụ và các
khoản trích theo lương như: kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
- Chi phí máy thi công: Bao gồm các chi phí về xe tưới nước, xe thang
- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất dịch vụ trong phạm vi của Xí nghiệp.
2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh trên
địa bàn TP Thanh Hóa
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí phù hợp với sản xuất kinh
doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tập
hợp chi phí sản xuất một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Dịch vụ duy trì chăm sóc công viên cây xanh được phát sinh ở nhiều địa điểm
khác nhau trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí của
dịch vụ này là rất rộng.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
17
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Đối tượng tập hợp chi phí của dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh
trong địa bàn thành phố Thanh Hóa của công ty là : nhà cơ quan xí nghiệp Công viên
cây xanh, Công viên Thanh Quảng, Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Quảng trường Lam Sơn,
Dải phân cách đại lộ Lê Lợi, Công viên Hội An, Nghĩa trang Hàm Rồng, đoạn đường
cây xanh trong địa bàn thành phố Thanh Hóa.

2.3. Kế toán hạch toán chi phí dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh
2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Đặc điểm
Đối với sản phẩm là dịch vụ thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường không
chiếm tỷ trọng nhiều trong cơ cấu chi phí giống như các sản phẩm hữu hình khác.
Dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh trong địa bàn thành phố của công
ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cũng không cần đến nhiều chi phí NVL
trực tiếp.
Chi phí NVL trực tiếp chủ yếu là nguyên vật liệu chính như phân bón, đất màu,
thuốc trừ sâu, cây giống phục vụ trực tiếp cho hoạt động duy trì, chăm sóc công viên
cây xanh.
 Chứng từ hạch toán
Vì chi phí NVL trực tiếp trong hoạt động cung ứng dịch vụ không chiếm tỷ
trọng lớn nên các chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí NVL trực tiếp cũng không
cần nhiều. Việc duy trì chăm sóc công viên, cây xanh không phải lúc nào cũng cần đến
NVL trực tiếp mà chỉ khi phát sinh các vấn đề như cần phải bón phân, phun thuốc trừ
sâu cho cây thì mới cần đến NVL trực tiếp.
Mặt khác các sản phẩm như phân bón, thuốc trừ sâu, đất màu rất sẵn có trên
thị trường nên công ty không có kho chứa các NVL trực tiếp kể trên. Khi phát sinh
nhu cầu về nguyên vật liệu, phòng kế hoạch hoặc Xí nghiệp sẽ trực tiếp đi mua và gửi
Hóa đơn về cho phòng kế toán để làm căn cứ hạch toán.
Hàng tháng, căn cứ kế hoạch sản xuất giao cho Xí nghiệp, phòng kế hoạch sẽ
lập “ Bảng kê cấp chi tiết cho công nhân”. Bảng kê này có nội dung tương tự giống
phiếu xuất kho và được chia làm 2 bản, một bản gửi cho xí nghiệp làm căn cứ để triển
khai kế hoạch sản xuất, một bản chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và quản
lý.
 Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán công ty sử dụng tài khoản
621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nội dung phản ánh trên TK 621 như sau:

Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc duy trì chăm sóc công viên,
cây xanh trong địa bàn TP Thanh Hóa.
Bên Có: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành của dịch vụ.
TK 621 không có số dư cuối kỳ
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
18
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Ngoài TK 621 là tài khoản chính để hạch toán chi phí NVL, kế toán công ty còn
sử dụng các tài khoản có liên khác như TK111, TK 133, TK 331
 Trình tự hạch toán
Đầu tháng phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch tính toán xem trong tháng này cần
phải sử dụng bao nhiêu NVL. Phòng kế hoạch sẽ đi mua số NVL cần sử dụng và gửi
xuống cho Xí nghiệp công viên cây xanh cùng với “Bảng kê cấp chi tiết cho công
nhân”
Khi có nghiệp vụ liên quan phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như
Hóa đơn mua hàng, giấy báo Nợ khi thanh toán qua ngân hàng để lập Phiếu xuất kho
trên phần mềm kế toán. Dữ liệu vừa nhập sẽ được lưu trên phần mềm và phần mềm sẽ
tự chuyển số liệu vào Bảng kê chứng từ và sổ chi tiết liên quan.
Cụ thể:
Khi có hóa đơn mua phân bón NPK xuất thẳng cho xí nghiệp sử dụng, kế toán
vào menu “Chứng từ”, chọn phiếu xuất kho.
Trước đó, ở Mục từ điển liên quan đến danh mục vật tư, kế toán đã phân loại
vật tư thành 2 loại là vật tư qua kho và vật tư xuất thẳng
Ví dụ: Phân bón qua kho và phân bón xuất thẳng.
Trong trường hợp này kế toán sẽ vào danh mục vật tư, chọn phân bón xuất
thẳng và phần đơn giá xuất sẽ chọn mục Giá đích danh.
Trên mỗi phiếu xuất kho có đánh số thứ tự. Phiếu xuất kho sau khi được lập
xong cùng với các chứng từ khác sẽ được làm căn cứ để lập Bảng kê chứng từ. Bảng
kê chứng từ là do kế toán chọn và lập trên phần mềm.
Để in các mẫu chứng từ và sổ kế toán theo nhu cầu quản lí và lưu trữ, ta vào

Menu In báo cáo và chọn chứng từ hoặc sổ sách cần in
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
19
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
THÔNG THƯỜNG
(Liên 2: Giao cho khách hàng)
Ngày 01 tháng 3 năm 2011
Mẫu số: 02 GTTT – 3 LL
Ký hiệu: Đ/2011B
Số: 0090125
Đơn vị bán hàng:
Địa chỉ:
Số tài khoản:
Điện thoại: MS:
Họ tên người mua hàng: Chị Thủy
Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV Môi trường và CTĐT Thanh Hoá
Địa chỉ: 467 Lê Hoàn - Phường Ngọc Trạo - Thành Phố Thanh Hoá
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM . MS:
STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1x2
1 Phân bón NPK Bao 50 95 4.750.000
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ: 4.750.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn . /.
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

( Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

Biểu 2.1: Hóa đơn mua phân bón NPK
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
20
NGUYỄN THỊ LỜI
Số 04, Quán Giò, TP Thanh Hóa
MST: 2801606371
2 8 0 0 1 5 2 8 9 4
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Công ty TNHH Môi trường & CTĐT Thanh Hóa
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
Tháng 3/2011 ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền Tk Nợ Tk Có
Ngày Số
1/3/2011 45 Xuất thẳng phân bón NPK 4.750.000 621 111
1/3/2011 46 Xuất thẳng phân bón vi sinh 6.375.000 621 111
5/3/2011 50 Xuất thẳng 1 tấn đất màu 3.000.000 621 111
20/3/2011 56 Xuất thẳng 40 gói thuốc trừ sâu 180.000 621 111

Tổng cộng 15.154.000
(Nguồn: Phòng kế toán công ty) Ngày 31 tháng 03 năm 2011
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 2.2: Bảng kê chứng từ NVL
Sau khi lập xong Bảng kê chứng từ thì số liệu sẽ được lưu vào trong máy và
phần mềm máy tính sẽ tự động ghi vào sổ chi tiết của TK621
Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí NVL sang TK 154 để
tính giá thành dịch vụ theo định khoản:
Nợ TK154: 215.154.000
Có TK621: 215.154.000

Công ty TNHH Môi trường & CTĐT Thanh Hóa
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
Từ ngày 01/3/2011 đến ngày 31/3/2011 ĐVT: đồng
Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có
01/3/2011 45 Mua xuất thẳng phân bón NPK 111 4.750.000
01/3/2011 46 Mua xuất thẳng phân bón vi sinh 111 6.375.000
5/3/2011 50 Mua xuất thẳng 1 tấn đất màu 111 3.000.000
20/3/2011 56 Mua xuất thẳng 40 gói thuốc trừ sâu 111 180.000

31/3/2011 Kết chuyển chi phí sang 154 để tính
giá thành
154 15.154.000
Tổng 15.154.000 15.154.000
Dư cuối kỳ
(Nguồn: Phòng kế toán công ty) Ngày 31 tháng 03 năm 2011
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 2.3: Sổ chi tiết tài khoản 621
Định kỳ lập Chứng từ ghi sổ là một tháng.
Cuối tháng, Từ Bảng kê chứng từ NVL ở trên, kế toán vào menu chứng từ chọn
Chứng từ ghi sổ để lập chứng từ ghi sổ.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
21
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Công ty TNHH Môi trường & CTĐT Thanh Hóa
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tài khoản:621- Chi phí NVL trực tiếp
Số:20
Ngày: 31/3/2011 ĐVT: đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú
Nợ Có
1 2 3 4 5
Mua xuất thẳng phân bón NPK 621 111 4.750.000
Mua xuất thẳng phân bón vi sinh 621 111 6.375.000

Cộng 14.255.000
(Nguồn: Phòng kế toán công ty) Ngày 31 tháng 03 năm 2011
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 2.4: Chứng từ ghi sổ ghi Nợ TK621
Sau khi Chứng từ ghi sổ được lập thì số liệu sẽ được phần mềm máy tính tự động ghi
vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK621 theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH Môi trường & CTĐT Thanh Hóa
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
621- Chi phí NVL trực tiếp(CV)
Tháng 3/2011 ĐVT: đồng
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải

TK
đ.ư
Số tiền
Ngày
tháng
Số
CT
Nợ Có
Số dư đầu kỳ -
31/3/2011 20 Xuất thẳng phân bón, thuốc trừ sâu 111 14.255.000


31/3/2011 27 K/c CP NVL trực tiếp sang TK 154 154 15.154.000
Cộng phát sinh trong kỳ 15.154.000 15.154.000
Dư cuối kỳ
(Nguồn: Phòng kế toán công ty) Ngày 31 tháng 03 năm 2011
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu 2.5: Sổ cái TK621
2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp
 Đặc điểm
Đối với sản phẩm hữu hình là dịch vụ thì chi phí nhân công trực tiếp thường
chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
22
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Dịch vụ duy trì và chăm sóc công viên, cây xanh cần rất nhiều nhân công trực
tiếp sản xuất do vậy chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí
của dịch vụ.
Chi phí tiền lương được xác định cụ thể tùy thuộc vào hình thức trả lương sản
phẩm hay lương thời gian mà công ty áp dụng. Công ty TNHH Môi trường và CTĐT
Thanh Hóa vừa áp dụng hình thức trả lương thời gian đối với cán bộ nhân viên làm
công việc gián tiếp, vừa áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân
trực tiếp tham gia sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp của hoạt động duy trì chăm sóc công viên, cây xanh
chủ yếu là chi phí của công nhân trực tiếp thực hiện các công việc như nhổ cỏ, quét
rác, tưới nước … ở các tổ trong xí nghiệp.
Công thức tính lương như sau:
Lương thực tế = Lương thời gian +Các khoản phụ cấp - Các khoản khấu trừ vào
lương
( hoặc lương sản phẩm)
Trong đó:
Hệ số lương * Lương min

Lương thời gian = * Ngày thực tế đi làm
26
Lương sản phẩm = Chi phí Nhân công + Chi phí CCDC + Chi phí Bảo hộ lao động
Chi phí CCDC và chi phí Bảo hộ lao động trong công thức trên được hiểu là
các CCDC có giá trị nhỏ như: kéo, cuốc, liềm và đồ bảo hộ lao động của công nhân
trực tiếp thực hiện dịch vụ như khẩu trang, gang tay Những công cụ dụng cụ này là
do người lao động trực tiếp mua và bảo quản để sử dụng cho công việc của mình.
Chi phí về các công cụ dụng cụ nhỏ và bảo hộ lao động được tính vào lương
sản phẩm của công nhân trực tiếp.
Các khoản phụ cấp gồm :
- Phụ cấp trách nhiệm của giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc xí nghiệp, tổ trưởng
và tổ phó của các tổ trong xí nghiệp.
- Phụ cấp BHXH được hưởng khi ốm đau, thai sản …
Cụ thể:
PCTN của giám đốc: 40%* Lương min
PCTN của phó giám đốc: 30%* Lương min
PCTN của tổ trưởng: 10%* Lương min
PCTN của tổ phó : 5%* Lương min
Các khoản khấu trừ bao gồm các khoản như: tiền bồi thường, tiền tạm ứng còn
thừa nộp lại và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, CPCĐ, BHTN được
trích theo tỷ lê cụ thể như sau: Người lao động phải đóng tổng là 9,5% trên số lương
thực tế, trong đó BHXH chiếm 6%, BHYT chiếm 1,5%, BHTN chiếm 1%, 1% KPCĐ
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
23
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Định kỳ là cuối tháng, kế toán cũng phải trích các khoản trích theo lương của
người lao động tính vào chi phí của dịch vụ, cụ thể : BHXH là 16%, BHYT là 3.5%,
BHTN là 1%, KPCĐ là 2%
 Chứng từ hạch toán
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán công ty sử dụng các chứng từ sau:

- Bảng chấm công của các tổ
- Giấy tạm ứng lương
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- …
Quá trình luân chuyển chứng từ:
Tổ trưởng các tổ Thống kê xí nghiệp Kế toán tiền lương


Bảng chấm công Bảng thanh toán lương Bảng kê kế toán
Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ Chi phí NCTT
* Tại Xí nghiệp Công viên, cây xanh:
Đầu tháng, thống kê xí nghiệp gửi cho các tổ trưởng Bảng chấm công. Tổ trưởng đồng
thời là người chấm công sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm
công cho từng người.
Cuối tháng các tổ trưởng sẽ gửi bảng chấm công về xí nghiêp. Thống kê xí nghiệp căn
cứ vào Bảng chấm công, Bảng tổng hợp nghiệm thu sản xuất cùng các chứng từ liên
quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy xin nghỉ việc không
lương… để lập bảng thanh toán lương cho từng tổ.
* Tại phòng kế toán: Sau khi các thống kê xí ngiệp lập xong bảng thanh toán lương
của các tổ sẽ in làm 2 bản. Một bản giữu lại xí nghiệp làm căn cứ để trả lương cho
công nhân, một bản gửi lên phòng kế toán công ty để hạch toán và ghi sổ. Kế toán
công ty sẽ dựa vào các chứng từ đó để lập Bảng kê trích nộp các khoản theo lương và
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
 Tài khoản sử dụng
Để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công, tiền lương và các khoản trích
theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí, kế toán
công ty dùng tài khoản 622. Nội dung phản ánh trên TK 622 như sau:
Bên Nợ: Chi phí về nhân công trực tiếp, cụ thể là người lao động ở các tổ trong
xí nghiệp, những người trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền công lao

động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí NC trực tiếp để tính vào chi phí sản xuất dịch vụ
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
24
Trường ĐH Lao Động Xã Hội Khoá luận tốt nghiệp
Ngoài TK 622 là tài khoản chính, kế toán còn sử dụng các TK khác có liên
quan như TK 334- Phải trả người lao động, TK 338- Phải trả phải nộp khác.
 Trình tự hạch toán
Cuối tháng, thống kê xí nghiệp lập bảng thanh toán lương cho từng tổ. Bảng
thanh toán lương cùng với các chứng từ như bảng chấm công, bảng tổng hợp nghiệm
thu sản xuất… sẽ được gửi lên phòng kế toán công ty để hạch toán.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tính lương phải trả cho công nhân
trực tiếp thực hiện dịch vụ:
Nợ TK 622 126.227.814
Có TK 334 126.227.814
Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản
xuất, kế toán thực hiện trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:
Nợ TK 622 31.844.136
Có TK 338 31.884.136
(Có TK 3382 KPCĐ 2.234.676
Có TK 3383 BHXH 24.581.436
Có TK 3384 BHYT 3.910.686
Có TK 3389 BHTN 1.117.338)
Cuối cùng, kế toán vào menu “tính toán” trong phần mềm máy tính để thực
hiện bút toán kết chuyển:
Nợ TK 154 158.071.950
Có TK 622 158.071.950
Sau đây là các bảng biểu minh họa cho quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
SVTH: Lê Thị Hiền – Lớp: Đ3KT4 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga
25

×