Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.52 KB, 93 trang )

CHƯƠNG I: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
PHẦN I :
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Khái niệm chi phí sản xuất
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực hiện sản xuất ra những sản phẩm nhất định và
tiêu thụ những sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu lợi nhuận là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Để
tiến hành được các hoạt động sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải kết hợp ba yếu tố của quá trình sản
xuất đó là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sản xuất là quá trình người lao động
sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo nên sản phẩm thoả mãn nhu cầu của xã hội.
Đây cũng chính là quá trình tiêu hao các yếu tố nói trên để hình thành nên các chi phí tương ứng. Đó là chi
phí về lao động như tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí
về tư liệu lao động như chi phí khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ và chi phí về đối tượng lao động như các
loại nguyên vật liệu. Các chi phí này phát sinh thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất được gọi là chi
phí sản xuất. Hao phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động được gọi chung là hao phí về lao động vật
hoá. Vì vậy về mặt chất:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà
doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Về mặt lượng, chi phí sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Lượng hao phí lao động và hao phí tư liệu sản xuất trong kỳ.
- Giá cả của một đơn vị lao động đã hao phí và giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại nhiều thứ có nội dung kinh tế và
tác dụng khác nhau với quá trình sản xuất, vì vậy cần phân loại để phục vụ tốt cho quản lý và hạch toán
* Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
Đây là cách phân loại dựa vào nội dung kinh tế của chi phí. Về thực chất chỉ có 3 yếu tố chi phí là
chi phí về lao động, chi phí về tư liệu lao động và chi phí về đối tượng lao động. Tuy nhiên để có thể cung
cấp thông tin một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng, phân tích định mức vốn lưu động, lập
kiểm tra, phân tích dự toán chi phí nên các yếu tố chi phí trên được chi tiết theo nội dung kinh tế cụ thể của
chúng. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất bao gồm 5 yếu tố:


- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng
thay thế, công cụ dụng cụ …sử dụng vào sản xuất (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu
thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).
- Yếu tố nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương và các khoản phụ cấp…phải trả cho người lao
động và các khoản trích theo lương của họ
- Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử
dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất
trong kỳ.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu
tố trên dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ.
1
Tác dụng trực tiếp của cách phân loại này là để tập hợp chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng
nhất của chi phí mà không xét đến công dụng, địa điểm phát sinh của chi phí. Ngoài ra cách phân loại này
còn có ý nghĩa rất lớn trong quản lý CPSX, nó cho biết tỷ trọng từng yếu tố CPSX qua đó đánh giá, phân
tích tình hình thực hiện dự toán CPSX, cung cấp tài liệu cho việc lập dự toán CPSX. Tuy nhiên cách phân
loại này có nhược điểm là không tính được giá thành cho từng đơn vị sản phẩm do không phân biệt chi phí
theo mục đích và công dụng của chi phí.
* Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành,
CPSX được phân loại theo khoản mục. Hiện nay, CPSX bao gồm các khoản mục sau:
- Chi phí NVLTT: bao gồm giá trị của nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
của doanh nghiệp.
- Chi phí NCTT: Bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ
của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí SXC: là những khoản chi phí phát sinh ở dưới phân xưởng, bộ phận sản xuất còn lại ngoài
CPNVLTT và CPNCTT.
Cách phân loại này dựa vào mục đích, công dụng của chi phí mà không phân biệt chi phí đó có nội
dung kinh tế như thế nào. Cách phân loại này giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp dự toán được các khoản
mục chi phí trọng yếu trong CPSX sản phẩm, cung cấp số liệu cho việc xây dựng định mức giá thành và

quản lý giá thành theo khoản mục, tính toán nhanh giá thành thành phẩm và bán thành phẩm trong quá trình
quản lý chi phí, phân tích tình hình thực hiện giá thành theo khoản mục chi phí. Từ đó xác định nguyên
nhân đề ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ GTSP, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí
- Chi phí trực tiếp: Là CPSX có liên quan trực tiếp đến sản xuất từng loại sản phẩm, đơn hàng. Vì
vậy có thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm, đơn hàng đó. Thuộc loại chi phí này có CPNVLTT,
CPNCTT.
- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến sản xuất nhiều loại sản phẩm, đơn hàng khác
nhau. Loại chi phí này phải tập hợp chung rồi tiến hành phân bổ cho các đối tượng, sản phẩm, đơn hàng
theo một tiêu thức phù hợp. Thuộc loại chi phí này có CPSXC.
Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ CPSXC cho các
đối tượng, sản phẩm có liên quan một cách chính xác, hợp lý.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
2.1. Khái niệm
Để hạch toán chi phí sản xuất được chính xác, kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên nhà quản lý phải
làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định
đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
2.2. Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Để xác định đối tượng hạch toán CPSX cần dựa vào các căn cứ sau:
* Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất giản đơn hay phức tạp
Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán CPSX có thể là sản phẩm hay là toàn bộ quá trình
sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm) hoặc có thể là nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm
trong cùng một quá trình lao động).
Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán CPSX có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn
chế biến, phân xưởng hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm…
2
* Căn cứ vào loại hình sản xuất: đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối
lượng lớn.
Với sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt nhỏ: đối tượng hạch toán CPSX là các đơn đặt hàng

riêng biệt.
Đối với sản xuất hàng loạt khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn
hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán CPSX có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai
đoạn công nghệ…
* Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh:
Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán CPSX và tính GTSP ở các góc độ khác nhau,
ngược lại với trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
3. Nhiệm vụ
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất doanh nghiệp và đặc điểm sản phẩm mà xác định các đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất thích hợp trên cơ sở đó tổ chức các tài khoản kế toán và sổ chi tiết phù hợp
với các đối tượng đã xác định, tổ chức việc ghi chép ban đầu các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng
tập hợp chi phí đã xác định.
- Tổ chức việc tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định bằng
phương pháp thích hợp đối với mỗi loại chi phí, tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục chi phí và theo
yếu tố chi phí theo quy định.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra đối chiếu và định kỳ tiến hành phân tích tình hình thực hiện các
định mức chi phí, các dự toán chi phí, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản
xuất, phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế.
II. PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và
phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát
sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào
chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt .
Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí
nên đảm bảo độ chính xác cao .
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát
sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối
tượng được. Trong trường hợp đó căn cứ vào chứng từ gốc kế toán phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng.
Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi

phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:
+ Xác định hệ phân bổ
Hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
+ Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng
C
i
= T
i
x H
C
i
: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
T
i
: Tiêu chuẩn phân bổ
H : Hệ số phân bổ
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua
ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ,
dịch vụ của doanh nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị vật liệu thực tế đã sử dụng trực tiếp cho sản xuất kinh
doanh không kể phần giá trị vật liệu đã xuất dùng nhưng để lại kỳ sau và phần giá trị phế liệu thu hồi.
Chi phí NVL
trực tiếp
=
Giá trị NVL kỳ

trước chuyển
sang
+
Giá trị NVL
xuất trong kỳ
-
Giá trị vật
liệu chuyển
kỳ sau
-
Giá trị phế
liệu thu hồi
Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
thì kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn phù hợp. Tiêu chuẩn phân bổ thường
là chi phí định mức.
VD: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ cho 2 loại sản phẩm A và B là : 9.450.000. Trong kỳ
sản xuất được 1.500 SPA và 1.200 SPB. Định mức chi phí NVL trực tiếp cho 1 sản phẩm A là 3.000, 1 sản phẩm B
là 5.000
Tính chi phí theo định mức :
SPA : 1.500 SP × 3.000 = 4.500.000
SPB : 1.200 SP × 5.000 = 6.000.000
Cộng 10.500.000
Số phân bổ cho sản phẩm A
=
4.500.000
10.000.000
x 9.450.000 = 4.050.0000
Số phân bổ cho sản phẩm B = 9.450.000 - 4.050.000 = 5.400.000
1.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm, thực
hiện lao vụ, dịch vụ.
Khi hạch toán ở TK này cần chú ý :
- Nguyên vật liệu xuất dùng cho mục đích gì thì hạch toán trực tiếp cho mục đích đó.
- TK này được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí và theo sản phẩm,
nhóm sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ.
TK 621
- Giá trị NVL dùng trực tiếp cho sản xuất sản
phẩm
- Giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho
- Giá trị phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
sang TK 154
TK này không có số dư
1.2. Phương pháp kế toán
- Xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ:
Nợ TK 621 : Chi tiết đối tượng.
Có TK 152
- Trường hợp vật liệu mua về dùng ngay cho sản xuất sản phẩm không qua kho
Nợ TK 621 : chi tiết đối tượng.
Nợ TK 133 : thuế VAT
Có TK 111, 112, 331…
4
- Vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi:
Nợ TK 152
Có TK 621 : chi tiết đối tượng.
- Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết, không nhập lại kho
+ Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng
bút toán (ghi đỏ)
Nợ TK 621

Có TK 152
ghi đỏ
+ Sang đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thường
Nợ TK 621
Có TK 152
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành.
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng
Có TK 621: Chi tiết đối tượng
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí liên quan đến công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền thưởng quỹ lương,
các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh nếu liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì
căn cứ các chứng từ gốc để tập hợp riêng ngay từ đầu cho từng đối tượng.
Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì cần phân
bổ theo tiêu chuẩn phù hợp .
Các tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng :
- Tiền lương định mức của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Ngày công hoặc giờ công của công nhân trực tiếp sản xuất
2.1. Tài khoản sử dụng
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Phản ánh các chi phí cho việc sử dụng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiền l-
ương, phụ cấp và các khoản tính theo lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
TK này được mở chi tiết từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí và theo từng loại nhóm sản
phẩm, lao vụ dịch vụ. TK 622 không có số dư
TK 622
- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát
sinh trong kỳ
- Kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành
2.2. Phương pháp kế toán

- Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền thưởng quỹ lương, tiền ăn ca trong định mức
phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 622: Chi tiết từng đối tượng
Có TK 334
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 622 chi tiết từng đối tượng
Có TK 338 (3382,3383,3384)
- Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX:
5
Nợ TK 622 chi tiết từng đối tượng
Có TK 335
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154 Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 622
3. Kế toán chi phí trả trước, chi phí phải trả
3.1. Kế toán chi phí trả trước
Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của
kỳ này. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí có tác dụng tới kết
quả hoạt động của nhiều kỳ gồm:
- Giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng loại phân bổ nhiều lần
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch
- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê
- Dịch vụ mua ngoài trả trước.
- Tiền thuê tài sản cố định trả trước.
- Chi phí mua bảo hiểm, lệ phí
- Chi phí nghiên cứu thí nghiệm …
a) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 142 chi phí trả trước ngắn hạn
Tài khoản 242 chi phí trả trước dài hạn
TK 142

- Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh
SD: Chi phí trả trước đã phát sinh chưa phân bổ vào
chi phí sản xuất kinh doanh
- Số phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí
sản xuất kinh doanh
b) Phương pháp kế toán
111, 112,153, 331,241 142 627,641,642
Chi phí trả trước thực tế
phát sinh
Phân bổ dần chi phí
trả trước vào chi phí SXKD
3.2. Kế toán chi phí phải trả
Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh
doanh. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của doanh nghiệp do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên
được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành
và các chi phí không bị đột biến khi các chi phí này phát sinh.
a) Nội dung
- Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
- Chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch.
- Thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch.
- Lãi tiền vay chưa đến hạn trả.
b) Tài khoản 335 - chi phí phải trả
TK 335
- Chi phí phải trả thực tế phát sinh
- Xử lý số trích trước lớn hơn số chi thực tế
Số dư: Các khoản chi phí phải trả đã phát sinh
- Chi phí phải trả được ghi nhận là chi phí sản
xuất kinh doanh .
- Xử lý số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế
6

nhưng chưa tính vào CPSXKD Số dư: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào
CPSXKD nhưng chưa phát sinh
Về nguyên tắc cuối năm TK 335 không có số dư
c) Phương pháp kế toán
334 335 622
Tiền lương nghỉ phép
thực tế phải trả
Trích trước tiền lương
nghỉ phép
111, 112, 241, 331 627, 641, 642
Chi phí phải trả khác
thực tế phát sinh
Tính trước chi phí phải trả
vào chi phí SXKD
d) Bảng kê số 6:
Trong hình thức nhật ký chứng từ để phản ánh chi phí trả trước và chi phí phải trả kế toán sử dụng
bảng kê số 6.
* Cơ sở :
- Các kế hoạch trích trước chi phí
- Các bảng phân bổ
- Các nhật ký chứng từ, các bảng kê liên quan
- Các chứng từ gốc.
* Phương pháp ghi :
Mỗi nội dung của chi phí trả trước hay chi phí phải trả được theo dõi riêng. Đối với chi phí trả trước
số phân bổ dần được ghi cùng dòng với chi phí phát sinh. Đối với chi phí phải trả chi phí phải trả thực tế
phát sinh được ghi cùng dòng với số đã tính vào chi phí sản xuất.
4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Là những khoản chi phí cần thiết còn lại sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp. Đây là chi phí cho sản xuất, phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất phát sinh trong phạm vi phân x-
ưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.

4.1. Nội dung
- Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân
xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ tiền lương.
- Chi phí vật liệu: gồm các chi phí về vật liệu dùng chung trong phân xưởng như vật liệu sửa chữa,
bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà cửa kho tàng của phân xưởng và các chi phí vật liệu cho quản lý phân x-
ưởng.
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng trong phạm vi phân x-
ưởng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là những chi phí thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh của phân
xưởng như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, tiền điện, nước, điện thoại ....
- Chi phí bằng tiền khác: là những khoản chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội
nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch của phân xưởng.
4.2. Phương pháp kế toán
* Tài khoản 627 chi phí sản xuất chung
7
Dùng để phản ánh các chi phí sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng. Tài khoản này mở chi tiết
cho từng ngành sản xuất, từng bộ phận sản xuất, từng phân xưởng sản xuất.
TK 627
- Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong
kỳ
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung
TK này không có số dư, có các tài khoản cấp 2 sau:
6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 : Chi phí vật liệu
6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 : Chi phí bằng tiền khác

* Phương pháp kế toán
- Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương
Nợ TK 627 (6271 - chi tiết từng phân xưởng)
Có TK 334, 338 ...
- Các chi phí chung khác trong phạm vi phân xưởng:
Nợ TK 627 (2, 3,4, 7,8 - chi tiết từng phân xưởng)
Nợ TK 133: Thuế GTGT (nếu có)
Có các TK liên quan : 152, 153, 214, 111, 112
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí:
Nợ TK 154: Chi tiết từng bộ phận sản xuất từng phân xưởng sản xuất
Có TK 627: Chi tiết từng bộ phận sản xuất từng phân xưởng sản xuất
Nếu ở bộ phận, phân xưởng sản xuất có nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì cần phân bổ chi phí sản
xuất dùng cho các đối tượng. Tiêu chuẩn phân bổ thường là:
+ Chi phí sản xuất chung định mức
+ Giờ công, ngày công làm việc của công nhân sản xuất
+ Tiền lương của công nhân sản xuất.
5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
5.1. Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng
* Khái niệm: Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng
quy định. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia thành 2 loại:
- Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và
việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về kỹ thuật không sửa chữa được
hoặc có sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Trong công tác kế hoạch và hạch toán lại chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm
hỏng ngoài định mức.
Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: Giá trị thiệt hại bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa
chữa được, chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng sửa chữa được trừ đi giá trị phế liệu thu hồi. Toàn bộ phần này
được tính vào giá trị sản phẩm tốt.
152,153,334, 338 621, 622, 627 154 155

8
Chi phí sản xuất
Chi phí sửa chữa
Kết chuyển chi phí
sản xuất và sửa chữa
Giá thành SP
tốt
111,112,138
Giá trị thu hồi
Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: giá trị thiệt hại được tính vào giá vốn hàng bán hoặc bù đắp
bằng quỹ dự phòng tài chính
152, 334, 338 621,622,627 1381 chi tiết SPHNĐM 632, 415
Chi phí sửa chữa Kết chuyển chi phí
Sửa chữa
Giá thiệt hại
154 111,112,138
Giá trị SP hỏng không
sửa chữa được
Giá trị
thu hồi
Đối với sản phẩm hỏng trong thời gian bảo hành các chi phí được tính vào chi phí bán hàng trong
kỳ.
5.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
Trong thời gian ngừng sản xuất các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra 1 số khoản chi phí để duy trì hoạt
động như khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng... Những khoản chi chi trong thời gian ngừng sản xuất trong
kế hoạch dự kiến trước kế toán theo dõi ở TK 335. Còn trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các khoản
chi phí được theo dõi riêng, cuối kỳ sau khi trừ đi phần thu hồi sẽ tính vào chi phí khác.
152,153,334, 214 621,622,627 154 thiệt hại ngừng SX 111,138,112
Chi phí phát sinh trong
thời gian ngừng sản

xuất
Kết chuyển các
khoản thiệt hại
Giá trị bồi
thường
811
Thiệt hại tính vào
chi phí
6. Kế toán chi phí sản xuất phụ
Sản xuất phụ là những bộ phận được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính. Sản
phẩm lao vụ của sản xuất phụ phần lớn được sử dụng cho sản xuất chính, phần còn lại có thể cung cấp cho
ngoài.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phụ:
Mọi chi phí của các phân xưởng bộ phận sản xuất phụ khi phát sinh đều được tập hợp vào các tài
khoản chi phí 621, 622, 627 cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 theo từng bộ phận.
- Phương pháp tính giá thành sản xuất phụ:
9
Nếu các bộ phận sản xuất phụ không có phục vụ lẫn nhau thì chi phí sản xuất sẽ tập hợp riêng cho
từng bộ phận, từng hoạt động. Giá thành sản phẩm lao vụ tính theo phương pháp trực tiếp.
Tổng giá thành sản phẩm
lao vụ
=
Giá trị SP
dở đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất
trong kỳ
-
Giá trị SD
dở cuối kỳ

Giá thành đơn vị
=
Tổng giá thành SP lao vụ
Số lượng SP, lao vụ
Nếu các bộ phận sản xuất phụ có phục vụ lẫn nhau thì phải xác định được giá trị lao vụ cung cấp lẫn
nhau để tính thêm phần giá trị lao vụ nhận của phân xưởng bộ phận sản xuất phụ khác và loại trừ đi phần giá
trị lao vụ cung cấp cho bộ phận sản xuất phụ khác
a) Phương pháp đại số: là phương pháp sử dụng phương trình đại số để xác định chính xác giá thành đơn
vị từng loại sản phẩm lao vụ.
VD1: Tại Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông có 2 phân xưởng sản xuất phụ trong kỳ có các
tài liệu sau :
Phân xưởng điện PX sửa chữa
- Tổng chi phí ban đầu : 15.000.000 9.360.000
- Sản lượng sản xuất : 30.000KW 5.200 giờ
Trong đó
+ Phục vụ lẫn nhau : 6.000 KW 400 giờ
+ Phục vụ cho sx chính : 21.000 KW 4.200 giờ
+ Phục vụ QLDN : 3.000 KW 600 giờ
Yêu cầu: Xác định giá thành đơn vị phân xưởng điện và phân xưởng sửa chữa.
Giải:
Gọi x là giá thành đơn vị phân xưởng điện và y là giá thành đơn vị phân xưởng sửa chữa. Khi đó x và y là
nghiệm của hệ phương trình sau:
30.000 x = 15.000.000 + 400 y
5.200 y = 9.360.000 + 6.000 x
b) Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo đơn giá ban đầu
Nghĩa là giá trị phần lao vụ cung cấp lẫn nhau được tính theo đơn giá ban đầu, phần còn lại
cung cấp cho các bộ phận khác tính theo đơn giá mới.
Bước 1: Xác định đơn giá ban đầu
Đơn giá ban đầu
=

Chi phí ban đầu
Số lượng SP, lao vụ hoàn thành
Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm lao vụ phục vụ lẫn nhau:
Giá trị SP lao vụ
phục vụ lẫn nhau
=
Số lượng SP lao vụ phục
vụ lẫn nhau
×
Đơn giá ban đầu
Bước 3: Xác định đơn giá mới:
Đơn giá mới
=
Chi phí ban
đầu
+
Giá trị SP lao vụ
nhận về
-
Giá trị SP lao vụ
cung cấp lẫn nhau
Số lượng SP lao vụ hoàn thành - số lượng cung cấp lẫn nhau
Bước 4: Xác định giá trị sản phẩm lao vụ cung cấp cho các bộ phận:
Giá trị SP lao vụ
cung cấp cho đối tượng sử dụng
=
Số lượng SP
lao vụ cung cấp
×
Đơn giá mới

10
VD2: Vẫn nội dung đề bài như ví dụ 1. Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá trị sản phẩm, lao vụ cung cấp cho các bộ phận theo phương pháp phân bổ lẫn nhau
theo đơn giá ban đầu.
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản 154 chi tiết PX điện và PX sửa chữa
Giải
Yêu cầu 1:
* Xác định đơn giá ban đầu
- Phân xưởng điện : 1 kw =
15.000.000
30.000
= 500 đ
- Phân xưởng sửa chữa: 1 h =
9.360.000
5.200
= 1.800 đ
* Xác định giá trị phục vụ lẫn nhau:
- Điện phục vụ cho sửa chữa: 6.000 KW × 500 = 3.000.000
- Sửa chữa cung cấp cho điện: 400 giờ × 1.800 = 720.000
* Xác định đơn giá mới:
1 kw =
15.000.000 + 720.000 - 3.000.000
30.000 - 6.000
= 530 đ
1 h =
9.360.000 + 3.000.000 - 720.000
5.200 - 400
= 2.425 đ
* Giá trị lao vụ cung cấp cho đối tượng sử dụng:
- Phân xưởng điện: + Cho sản xuất chính : 21.000 × 530 = 11.130.000

+ Cho quản lý doanh nghiệp : 3.000 x 530 = 1.590.000
- Phân xưởng sửa chữa
+ Cho sản xuất chính : 4.200 × 2.425 = 10.185.000
+ Cho quản lý DN : 600 × 2425 = 1.455.000
Yêu cầu 2:
- Định khoản: PX điện: Nợ TK 154 (PXSC) : 3.000.000
Nợ TK 627 (SXC) : 11.130.000
Nợ TK 642 : 1.590.000
Có TK 154 (PXĐ) : 15.720.000
PX sửa chữa:
Nợ TK 154 (PXĐ) : 720.000
Nợ TK 627 (SXC) : 10.185.000
Nợ TK 642 : 1.455.000
Có TK 154 (PXSC): 12.360.000
- Phản ánh vào tài khoản:
154 PXĐ 154 PXSC
ĐK- 0 ĐK: 0
621,622,627PXĐ-15000.00
0
3.000.000-154PXSC 621,622,627PSXC-9.360.
000
720.000-154PXĐ
154PXSC -720.000 11.130.000-627SXC 154PXĐ - 3.000.000 10.185.000- 627SXC
1.590.000-642 1.455.000-642
15.720.000 15.720.000 12.360.000 12.360.000
CK: 0 CK: 0
c) Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo đơn giá kế hoạch.
11
Nghĩa là giá trị phần lao vụ cung cấp lẫn nhau được tính theo đơn giá kế hoạch. Giá trị lao vụ
cung cấp cho đối tượng sử dụng tính theo đơn giá mới.

Trình tự tính như phần (b), trong đó ở bước 1 đơn giá ban đầu được lấy là đơn giá kế hoạch của
doanh nghiệp.
IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG
1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.1. Tài khoản sử dụng
TK 154 - Chi phí sản xuất dở dang
Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
TK 154
- Kết chuyển chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC
SD: Chi phí thực tế của sản phẩm lao vụ dịch vụ dở
dang
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm lao vụ dịch
vụ đã hoàn thành.
TK 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí, từng loại hay nhóm
sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
1.2. Phương pháp kế toán
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
Nợ TK 111, 138, 152, 811…
Có TK 154
- Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành
Nợ TK 155: Nếu nhập kho
Nợ TK 157, 632: Nếu gửi bán hoặc bán thẳng
Có TK 154
1.3. Sổ sách kế toán

a) Bảng kê số 4
Dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng và theo các loại sản phẩm lao vụ dịch vụ trong
kỳ.
- Cơ sở : + Các bảng phân bổ số 1, 2, 3
+ Các bảng kê, nhật ký chứng từ và chứng từ gốc liên quan
- Phương pháp ghi: căn cứ số liệu ở các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ, bảng kê kế toán, tập
hợp số liệu về chi phí sản xuất theo phân xưởng cho các tài khoản 621, 622, 627 chi tiết theo từng ngành và
từng nơi phát sinh chi phí theo yêu cầu quản lý, sau khi tập hợp xong kết chuyển từ các tài khoản 621, 622
và 627 sang TK 154. Nếu phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ chi phí sản xuất chung
theo tiêu chuẩn phù hợp. Cuối cùng cộng chi phí ở TK 154
b) Nhật kỳ chứng từ số 7
- Cơ sở : Các bảng kê :4, 5, 6
Các chứng từ gốc liên quan
- Phương pháp ghi :
12
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp: lấy số liệu dòng cộng các TK 142,
154,335, 621, 622, 627, 641, 642 trong các bảng kê 4, 5, 6 để ghi phần A.
Lấy số liệu từ các chứng từ gốc liên quan để ghi phần B.
Phần II: Chi phí sản xuất theo yếu tố: căn cứ số liệu trong phần A.
+ Cột chi phí nguyên vật liệu: lấy số phát sinh có TK 152, 153 ở phần A và các chứng từ, sổ kế toán
có liên quan để xác định phần nguyên vật liệu mua ngoài không qua kho đưa ngay vào sử dụng.
+ Chi phí nhân công: lấy số phát sinh bên có các TK 334 và 338 trong phần A.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: lấy số phát sinh bên có TK 214.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền, khác: Căn cứ các bảng kê, các sổ chi tiết và các
nhật ký chứng từ số 1, 2, 5 để xác định phần chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
+ Cột luôn chuyển nội bộ căn cứ số liệu phần III.
Phần III: Số liệu chi tiết luôn chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Lấy số liệu theo từng cột TK tương ứng trong phần A.
2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá

trình sản xuất.
Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định chi phí sản xuất thực tế của sản phẩm dở dang, lao vụ
chưa hoàn thành để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm.
2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá
thành của sản phẩm
Theo phương pháp này, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên vật liệu
chính, còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Giá trị SP
dở dang cuối kỳ
=
Giá trị SP
dở dang đầu kỳ
+
Chi phí NVLC
trực tiếp PS trong kỳ
Số lượng SP
hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng SP
dở dang cuối kỳ
×
Số lượng SP
dở dang cuối
kỳ
Ví dụ : Tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có tình hình sau:
* Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 20.000.000
* Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được
- CP nguyên vật liệu chính trực tiếp 100.000.000
- CP nhân công trực tiếp 40.000.000

- CP sản xuất chung 20.000.000
* Kết quả: sản xuất được 170 nửa thành phẩm, còn lại 30 sản phẩm dở dang.
Giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
=
20.000.000 + 100.000.000
170 + 30
×
30
=
18.000.000
2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không lớn lắm, các chi phí
khác chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành, khối lượng sản phẩm dở dang lớn, không đồng đều giữa các kỳ.
13
Theo phương pháp này phải tính tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ
hoàn thành của chúng do vậy trước hết căn cứ số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để tính đổi
ra số lượng thành phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó đánh giá theo nguyên tắc: nếu chi phí bỏ vào một
lần cho cả quá trình thì tính đều cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành, nếu chi phí bỏ nhiều lần, bỏ
dần theo tiến độ sản xuất thì tính quy đổi theo số lượng sản phẩm tương đương.
Số lượng sản phẩm t-
ương đương
=
Số lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ
×
Tỷ lệ hoàn thành
Đối với khoản mục chi phí bỏ 1 lần:
Giá trị SP dở
dang cuối kỳ

từng k/m
=
Chi phí sản phẩm dở
dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong
kỳ
Số lượng SP
hoàn thành
+
Số lượng SP
dở dang cuối kỳ
×
Số lượng SP
dở dang cuối kỳ
Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần:
Giá trị SP dở
dang cuối kỳ
từng k/m
=
Chi phí sản phẩm dở
dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong
kỳ
Số lượng SP hoàn
thành
+
Số lượng SP hoàn thành
tương đương

×
Số lượng SP
hoàn thành t-
ương đương
Ví dụ : Tại một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu sau :
* Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ : 13.000.000 gồm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 10.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp : 2.000.000
- Chi phí sản xuất chung : 1.000.000
* Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được : 139.500.000 gồm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 100.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp : 23.500.000
- Chi phí sản xuất chung : 16.000.000
* Kết quả cuối kỳ hoàn thành 150 sản phẩm, còn lại 50 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 40%
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ 1 lần
Giải : Số lượng sản phẩm tương đương = 50 × 40% = 20
* Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
CPNVLTT
=
10.000.000 + 100.000.000
150 + 50
×
50 = 27.500.000
CPNCTT
=
2.000.000 + 23.500.000
150 + 20
×
20 = 2.000.000
CPSXC

=
1.000.000 + 16.000.000
150 + 20
×
20 = 3.000.000
∑ : 32.500.000
Ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nếu bàn giao theo từng giai đoạn thì cũng phải đánh giá sản
phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang cuối kỳ là các giai đoạn xây dựng, lắp đặt chưa hoàn thành, chưa
bản giao. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo công thức sau:
14
Giá trị sản
phẩm dở
dang cuối
kỳ
=
Chi phí sản xuất thực tế
giai đoạn XD dở dang
đầu kỳ
+
CPSX thực tế
phát sinh trong kỳ
Tổng giá trị dự toán giai đoạn xây dựng tính theo mức
độ hoàn thành
×
Giai đoạn
xây dựng
dở dang cuối kỳ theo
mức độ hoàn thành
2.3. Một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác
2.3.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phi nguyên vật liệu trực
tiếp, các chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Công thức
đánh giá như sau:

Giá trị SP
dở dang cuối kỳ
=
Giá trị SP
dở dang đầu kỳ
+
Chi phí NVL
trực tiếp PS trong kỳ
Số lượng SP
hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng SP
dở dang cuối kỳ
×
Số lượng SP
dở dang cuối
kỳ
2.3.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản
phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định
mức
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành của sản
phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất
để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Ví dụ : Một doanh nghiệp sản xuất SPA phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục. Doanh nghiệp đã xây
dựng định mức chi phí sản xuất cho đơn vị SPA ở từng giai đoạn như sau:

Khoản mục chi phí Giai đoạn 1
Giai đoạn 2(gồm cả chi phí giai đoạn
1 chuyển sang)
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí SXC
10.000
4.000
3.000
10.000
6.000
5.000
Cộng 17.000 21.000
Theo báo cáo kiểm kê cuối kỳ
Giai đoạn 1 : còn 400 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 40%
Giai đoạn 2 : còn 300 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 50%
Chiphí nguyên vật liệu bỏ hết 1 lần từ đầu qui trình sản xuất của từng giai đoạn
C Giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 1 theo chi phí định mức
- Chi phí NVL trực tiếp = 10.000 x 400 = 4000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp = 4000 x 400 x 40% = 640.000
- Chi phí sản xuất chung = 3.000 x 4000 x 40% = 480.000
Cộng = 5.120.000
= Giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 2 theo chi phí định mức
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = 10.000 x 300 = 3000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp = 4000 x 300 + (6000 - 4000) x 300 x 50% = 1500.000
- Chi phí SXC = 3000x300 + (5000 – 3000) x 300 x 50% = 1200.000
15
Cộng = 5.700.000
16
PHẦN II

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH
1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật
hoá tính cho một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
2. Đối tượng tính giá thành
Là các loại loại sản phẩm, công việc, lao vụ cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Khi xác định đối tượng tính giá thành dựa vào các căn cứ:
+ Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp
+ Loại sản phẩm lao vụ và tính chất đặc điểm của chúng.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất.
- Nếu sản xuất đơn chiếc: đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm từng công việc.
- Nếu sản xuất hàng loạt đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
- Nếu sản xuất khối lượng lớn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
- Nếu quy trình công nghệ giản đơn: đối tượng là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối.
- Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục đối tượng là nửa thành phẩm và thành phẩm.
- Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song: đối tượng là từng bộ phận chi tiết sản phẩm và
sản phẩm hoàn thành.
Căn cứ đặc điểm của các loại sản phẩm ta cần xem xét các bộ phận chi tiết có bán ngoài hay không,
chu kỳ sản xuất dài hay ngắn và yêu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp như thế nào để xác định cho phù
hợp.
3. Nhiệm vụ kế toán
- Xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp, lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý phù
hợp với đối tượng tính giá thành.
- Tổ chức tính giá thành thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị sản phẩm theo các khoản mục giá
thành đúng kỳ hạn, đúng phương pháp và đúng chế độ.
- Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và nhiệm vụ hạ giá thành, tìm ra
những nguyên nhân làm tăng giảm giá thành, phấn đấu không ngừng hạ giá thành sản phẩm.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH

1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có đối với các doanh nghiệp có đối t-
ượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo
cáo thường có ở các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn như sản xuất điện, khai thác nước...
Nếu không có sản xuất dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định không cần đánh giá sản phẩm dở dang.

Z
= C
Zđơn vị = C/Q
Trong đó : ∑
Z
: Tổng giá thành
Z đơn vị : Giá thành đơn vị
C : Chi phí sản xuất trong kỳ
Q : Số lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ
17
Nếu có sản phẩm dở dang nhiều và không ổn định thì cần phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

Z
= D
ĐK
+ C - D
CK
D
ĐK
, D
CK
: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Nhận xét:
- Đơn giản, dễ tính toán, cung cấp số liệu được kịp thời

- Mức độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng tập hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang.
Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn sản xuất sản phẩm A trong kỳ có tài liệu
sau :
1) Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ : 54.000.000
Gồm : Chi phí NVL trực tiếp : 30.000.000
Chi phí NC trực tiếp : 4.000.000
Chi phí sản xuất chung : 20.000.000
2) Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp
Chi phí NVL trực tiếp : 120.000.000
Chi phí NC trực tiếp : 32.000.000
Chi phí sản xuất chung : 160.000.000
3) Kết quả: cuối tháng hoàn thành 100 sản phẩm, còn lại 50 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành
40%.
Giải :
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
CPNVLTT
=
30.000.000 + 120.000.000
100 + 50
×
50 = 50.000.000
CPNCTT
=
4.000.000 + 32.000.000
100 + 20
×
20 = 6.000.000
CPSXC
=
20.000.000 + 160.000.000

100 + 20
×
20 = 30.000.000
∑ : 86.000.000
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM A
Số lượng: 100
Khoản mục D
đk
C D
CK

Z
Z
đv
- CPNVLTT 30.000.000 120.000.000 50.000.000 100.000.000 1.000.000
- CPNC trực tiếp 4.000.000 32.000.000 6.000.000 30.000.000 300.000
- CPSX chung 20.000.000 16.000.000 30.000.000 150.000.000 1.500.000
Cộng 54.000.000 312.000.000 86.000.000 280.000.000 2.800.000
2. Phương pháp tính giá thành phân bước
- Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, quy trình công
nghệ gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành là thành
phẩm ở giai đoạn cuối và có thể là nửa thành phẩm ở các giai đoạn trước.
a) Phương pháp tính giá thành phân bước có tính nửa thành phẩm
Thường áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán nội bộ cao hoặc có bán nửa thành phẩm
ra ngoài.
18
Theo phương pháp này phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm từ giai đoạn 1, giai đoạn 2 cho
đến giai đoạn cuối cùng mới tính được giá thành của thành phẩm.
Trình tự tính giá thành và kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn theo sơ đồ sau:

Chú ý:
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ từng giai đoạn (trừ giai đoạn 1) bao gồm chi phí nửa thành phẩm
giai đoạn trước chuyển sang và chi phí khác phát sinh trong giai đoạn đó.
Ví dụ: Để sản xuất sản phẩm A phải trải qua 3 giai đoạn chế biến liên tục, chi phí NVL trực tiếp bỏ
1 lần, trong kỳ có tài liệu sau:
1) Chi phí sản xuất các giai đoạn đã tập hợp được
Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
1. Chi phí NVL trực tiếp 75.000.000
2. CP nhân công trực tiếp 28.110.000 35.490.000 37.048.000
3. CP sản xuất chung 14.055.000 16.835.000 26.400.000
Cộng 117.165.000 52.325.000 63.448.000
2) Kết quả:
- Giai đoạn 1 hoàn thành 930 NTP 1, còn lại 70 spdd, mức độ hoàn thành 10%.
- Giai đoạn 2 nhận 930 NTP 1, chế biến hoàn thành 890 NTP 2, còn lại 40 spdd, mức độ hoàn thành
50%
- Giai đoạn 3 nhận 890 NTP 2, chế biến hoàn thành 870 sản phẩm nhập kho, còn lại 20 spdd, mức
độ hoàn thành 50%.
Yêu cầu: Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính nửa thành phẩm và phản ánh vào sơ
đồ tài khoản 154
Giải : (Đơn vị 1.000đ)
* Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 1:
19

1

2

n
giá trị SPDD
cuối kỳ gđ 1

giá trị SPDD
đầu kỳ gđ 1
CPSX p/s
trong kỳ
gđ 1
Tổng giá thành
NTP 1
+ - =
-
Giá trị
SPDD
cuối kỳ gđ
2
giá trị SPDD
đầu kỳ gđ 2
Giá thành
NTP 1
chuyển sang
Tổng giá thành
NTP 2
+ =
+
Chi phí khác
p/s trong kỳ
gđ 2
Giá trị
SPDD
cuối kỳ gđ
n
giá trị SPDD

đầu kỳ gđ n
Giá thành
NTP n-1
chuyển sang
Tổng giá thành
thành phẩm
+ =
+
Chi phí khác
p/s trong kỳ
gđ n
-
CPNVLTT =
75.000
930+70
x 70 = 5.250
CPNCTT =
28.110
930 + 70 x 10%
x 70 x 10% = 210
CPSXC =
14.055
937
x 7 = 105
Cộng: 5.565
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NỬA TP1
Số lượng: 930
Khoản mục D
đk
C D

CK

Z
Z
đv
CPNVL trực tiếp - 75.000 5.250 69.750 75
CPNC trực tiếp - 28.110 210 27.900 30
CPSX chung - 14.055 105 13.950 15
Cộng - 117.165 5.565 111.600 120
* Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 2:
CPNVLTT = 40 x 75 = 3.000
CPNCTT = 40 x 35 +
35.490
890 + 40 x 50%
x 40 x 50% = 1.980
CPSXC = 40 x 15 +
16.835
910
x 20 = 970
Cộng: 5.950
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NTP2
Số lượng : 890
Khoản mục
CPSX trong kỳ
Gđ 1 Gđ 2
D
CK

Z
Z đơn vị

- CPNVL trực tiếp 69.750 - 3.000 66.750 75
- CPNC trực tiếp 27.900 35.490 1.980 61.410 69
- CPSX chung 13.950 16.835 970 29.815 33.5
Cộng 111.600 52.325 5.950 157.975 177,5
* Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 3:
CPNVLTT = 20 x 75 = 1.500
CPNCTT = 20 x 69 +
37.048
870 + 20 x 50%
x 20 x 50% = 1.801
CPSXC = 20 x 33,5 +
26.400
880
x 10 = 970
Cộng: 4.271
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM
Số lượng: 870
20
Khoản mục
CPSX trong kỳ
Gđ 1,2 Gđ 3
D
CK

Z
Zđơn vị
- CPNVL trực tiếp 66.750 - 1.500 65.250 75
- CPNC trực tiếp 61.410 37.048 1.801 96.657 111,1
- CPSX chung 29.815 26.400 970 55.245 63,5
Cộng 157.975 63.448 4.271 217.152 249,6

Phản ánh vào sơ đồ tài khoản
1541 1542 1543
C – 0
C- 0 C - 0
621 - 75.000
111.600 111.600 157.975 157.975 217.152 - 155
622 - 28.110 622 - 35.490
622 - 37.048
627 - 14.055 627 - 16.835
627 - 26.400
117.165
163.925 157.975 221.423 217.152
C - 5.565 C - 5.950 C- 4.271
Nhận xét:
Tính được giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất, thuận tiện cho việc hạch toán nửa thành
phẩm nhập kho, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý kinh tế từng phân xưởng, phục vụ cho hạch toán kế toán khi bán
nửa thành phẩm ra ngoài. Vì vậy nó được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy định công nghệ phức tạp
kiểu liên tục có bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc ở các doanh nghiệp mà nửa thành phẩm có ý nghĩa lớn trong nền
kinh tế quốc dân khối lượng tính toán nhiều phức tạp nhưng phản ánh theo khoản mục chính xác.
b. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính nửa thành phẩm
Theo phương pháp này chỉ cần tính giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm hoàn thành ở giai
đoạn cuối trước hết căn cí số liệu chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành theo từng khoản mục
chi phí.
Chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm được kết chuyển song song từng khoản mục để
tính giá thành của thành phẩm theo sơ đồ sau:
21
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
CHI PHÍ SẢN
XUẤT GIAI
ĐOẠN 1

CHI PHÍ SẢN
XUẤT GIAI
ĐOẠN 2
CHI PHÍ SẢN
XUẤT GIAI
ĐOẠN N
CPSX GĐ1
TRONG GIÁ
THÀNH TP
CPSX GĐ2
TRONG GIÁ
THÀNH TP
CPSX GĐ N
TRONG GIÁ
THÀNH TP
GIÁ THÀNH
THÀNH PHẨM
Để xác định chi phí sản xuất từng giai đoạn trong giá thành thành phẩm kế toán sử dụng công thức
sau:
Chi phí sản xuất
trong giá thành
TP giai đoạn i
=
Chi phí SP dở đầu kỳ
giai đoạn i
+
Chi phí sản xuất trong
kỳ giai đoạn i
Sản lượng của giai đoạn i (kể cả sản phẩm dở
dang)

×
Sản lượng TP
hoàn thành giai
đoạn cuối
Ví dụ: sử dụng ví dụ phần (a)
Xác định chi phí sản xuất từng giai đoạn trong giá thành
Giai đoạn 1:
CPNVLTT =
75.000
930+70
x 870 = 65.250
CPNCTT =
28.110
930 + 70 x 10%
x 870= 26.100
CPSXC =
14.055
937
x 870 = 13.050
Giai đoạn 2:
CPNCTT =
35.490
890 + 40 x 50%
x 870 = 33.930
CPSXC =
16.835
910
x 870 = 16.095
Giai đoạn 3:
CPNCTT =

37.048
870 + 20 x 50%
x 870 = 36.627
CPSXC =
26.400
880
x 870 = 26.100
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Số lượng: 870
Khoản mục
CPSX các giai đoạn trong giá thành TP
gđ1 gđ2 gđ3

Z
Zđv
- CPNVL T
2
65.250 65.250 75
- CPNC T
2
26.100 33.930 36.627 96.657 111,1
- CPSX chung 13.050 16.095 26.100 55.245 63,5
Cộng 104.400 50.025 62.727 217.152 249,6
Nhận xét:
- Phương pháp này tính được giá thành TP nhanh chóng, thuận tiện.
- Phương pháp này không kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn, không tính giá thành nửa TP các giai
đoạn nên không xác định được hiệu quả sản xuất ở từng giai đoạn neen không đáp ứng được yêu cầu hạch toán
kinh tế nội bộ.
3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song tổ chức
sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng.

22
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, đội sản xuất và đợt đặt hàng sản xuất ở
phân xưởng đó, còn đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản
xuất tức là chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tính giá thành.
- Kế toán phải mở sổ theo dõi cho từng đơn đặt hàng, hàng tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp
được theo từng, phân xưởng và theo từng đơn đặt hàng kế toán ghi sang bảng tính giá thành liên quan. Khi
có chứng từ xác minh đơn đặt hàng hoàn thành kế toán cộng chi phí sản xuất trong bảng tính giá thành sẽ đ-
ược tổng giá thành và giá thành đơn vị. Những đơn đặt hàng chưa xong thì toàn bộ chi phí sản xuất cuả đơn
đặt hàng đó là chi phí sản xuất dở dang nên không cần đánh giá sản phẩm dở dang.
Ví dụ : Tại 1 doanh nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu song
song. Đầu tháng 3 còn 2 đơn đặt hàng dở dang, đơn đặt hàng 1 sản xuất 2 sản phẩm A đưa vào sản xuất từ
tháng 1, đơn đặt hàng 2 sản xuất 1 SPB đưa vào sản xuất từ tháng 2.
Trong tháng 3 doanh nghiệp đưa thêm vào đơn đặt hàng 3, chi phí sản xuất trong tháng 3 đã tập hợp
được như sau :
BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
PX- Đơn đặt hàng 621 622 627 Cộng
1. Phân xưởng 1 200.000.000 45.000.000 56.000.000 301.000.000
- ĐDH 2 - 30.000.000 35.000.000 65.000.000
- ĐDH 3 200.000.000 15.000.000 21.000.000 236.000.000
2. Phân xưởng 2 - 56.500.000 75.000.000 131.500.000
- ĐĐ H1 - 46.000.000 60.000.000 106.000.000
- ĐĐ H2 - 11.000.000 15.000.000 26.000.000
Cuối tháng ĐĐH1 đã hoàn thành 2SPA
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Đơn đặt hàng số 1 - Sản phẩm A - Số lượng : 2
Ngày bắt đầu sản xuất : 2 - 1 Ngày hoàn thành : 25-3
Tháng Phân xưởng CPNVL T
2
CPNC T
2

CPSXC Cộng
1 Phân xưởng 1 180.000.000 36.000.000 42.000.000 258.000.000
Phân xưởng 2 - 11.200.000 15.000.000 26.200.000
2 Phân xưởng 1 - 18.500.000 21.000.000 39.500.000
Phân xưởng 2 - 42.500.000 51.000.000 93.500.000
3 Phân xưởng 2 - 46.000.000 60.000.000 106.000.000
Tổng giá thành 180.000.000 154.200.000 189.000.000 523.500.000
Giá thành đơn vị 90.000.000 77.100.000 94.500.000 261.600.000
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Đơn đặt hàng số 2 - Sản phẩm B - Số lượng : 1
Ngày bắt đầu sản xuất : 1/2 Ngày hoàn thành :
Tháng Phân xưởng CPNVL T
2
CPNC T
2
CPSXC Cộng
2 Phân xưởng 1 150.000.000 24.000.000 30.000.000 204.000.000
Phân xưởng 2 16.500.000 22.500.000 39.000.000
3 Phân xưởng 1 30.000.000 35.000.000 65.000.000
Phân xưởng 2 11.000.000 15.000.000 26.000.000
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Đơn đặt hàng số 3 - Sản phẩm C - Số lượng : 1
23
Ngày bắt đầu sản xuất : 1/3 Ngày hoàn thành :
Tháng Phân xưởng CPNVL T
2
CPNC T
2
CPSXC Cộng
3 Phân xưởng 1 200.000.000 15.000.000 21.000.000 236.000.000

4. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đồng thời thu đ-
ược sản phẩm chính và sản phẩm phụ như ở doanh nghiệp sản xuất đường ngoài sản phẩm chính là đường
còn có sản phẩm phụ là rỉ đường.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính
giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành.
Chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ có thể tính theo giá thành kế hoạch
Như vậy giá thành sản phẩm chính được tính như sau :

ZC
= D
đk
+ C - D
CK
- C
P
Trong đó :

ZC
: Tổng giá thành sản phẩm chính
C
P
: Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ
Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp sản xuất đường, giá thành kế hoạch của rỉ đường : 128.000đ/tấn, chi phí
sản xuất trong kỳ đã tập hợp được như sau :
- Chi phí NVL trực tiếp : 58.200.000
- Chi phí NC trực tiếp : 4.500.000
- Chi phí sản xuất chung : 14.500.000
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 5.000.000; cuối kỳ: 2.200.000, sản phẩm dở dang đánh giá theo
chi phí NVL trực tiếp.

Kết quả: cuối tháng thu được 25 tấn đường nhập kho và 1 tấn rỉ đường.
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH ĐƯỜNG
Số lượng : 25 tấn
Khoản mục D
đk
C D
CK
CPSX SP
phụ

Z
Z đơn vị
- CPNVL T
2
5.000.000 58.200.000 2.200.000 97.600 60.902.400 2.436.096
- CPNC T
2
4.500.000 7.200 4.492.800 179.712
-CPSX chung 14.500.000 25.200 14.476.800 579.072
Cộng 5.000.000 77.200.000 2.200.000 128.000 79.872.000 3.194.880
5. Phương pháp hệ số
Áp dụng trong trường hợp trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại
nguyên vật liệu, kết quả thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau như doanh nghiệp hoá chất lọc dầu,
sàng tuyển than...
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là
từng loại sản phẩm chính do quy trình công nghệ sản xuất.
Để tính được giá thành từng loại sản phẩm, cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật được
xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành trong đó lấy loại có hệ số 1 làm sản phẩm tiêu
chuẩn.
Giả sử H

A
, H
B
, H
C
là hệ số của các loại sản phẩm: A, B, C và Q
A
, Q
B
,Q
C
là sản lượng của các loại
sản phẩm A, B, C. Để tính giá thành cần xác định tổng sản lượng quy đổi.

QH
= Q
A
H
A
+ Q
B
H
B
+ Q
C
H
C
24
Sau đó tính giá thành từng loại sản phẩm :
Tổng giá thành sản phẩm A =

D
ĐK
+ C - D
CK

QH
x Q
A
x H
A

Ví dụ: Một doanh nghiệp trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất thu được 2 loại sản phẩm A và B.
Doanh nghiệp đã xác định H
A
= 1; H
B
= 0,8. Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được.
+ CPNVL trực tiếp : 80.000.000
+ CPNC trực tiếp : 4.000.000
+ CPSX chung : 16.000.000
Kết quả : Trong tháng sản xuất được 600 SPA và 500 SPB
Giải : Xác định tổng sản lượng quy đổi
SPA : 600 × 1 = 600
SPB : 500 × 0,8 = 400
1.000
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM A
Số lượng: 600
Khoản mục Tổng CPSX
Sản lượng quy
đổi


Z
Z đơn vị
- CPNVL T
2
80.000.000 48.000.000 80.000
- CPNC trực tiếp 4.000.000 600/1000 2.400.000 4.000
- CP sản xuất chung 16.000.000 9.600.000 16.000
Cộng 100.000.000 60.000.000 100.000
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM B
Số lượng: 500
Khoản mục Tổng CPSX
Sản lượng quy
đổi

Z
Z đơn vị
- CPNVL T
2
80.000.000 32.000.000 64.000
- CPNC trực tiếp 4.000.000 400/1000 1.600.000 3.200
- CP sản xuất chung 16.000.000 6.400.000 12.800
Cộng 100.000.000 40.000.000 80.000
6. Phương pháp tỷ lệ
Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra
nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau như sản xuất ống nước, dệt,
may mặc ...
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng địa điểm, từng nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá
thành là từng quy cách trong nhóm sản phẩm đó.
Để tính giá thành từng quy cách cần phân bổ chi phí sản xuất của nhóm cho từng loại sản phẩm theo

tỷ lệ với gía thành kế hoạch giá thành định mức.
25

×