Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh thương mại huy phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.81 KB, 30 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM
Họ và tên giáo viên:
Nhận xét về báo cáo thực tập tổng hợp của sinh viên:















Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Giáo viên chấm
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC VIẾT TẮT 4
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI HUY PHÁT 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại Huy Phát 1
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 2
(Nguồn: Phòng Kế toán) 2


1.3 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 2
(Nguồn: Phòng Kế toán) 4
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HUY
PHÁT 5
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty 5
2.2 Quy trình chung hoạt động nhập khẩu của công ty 5
2.2.1 Sơ đồ chung về quy trình nhập khẩu của công ty 5
(Nguồn: Phòng Kinh doanh) 5
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty 8
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2010 của công ty 11
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty 15
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn 15
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 16
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 17
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 17
2.5 Tình hình lao động tại công ty 18
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 20
3.1 Môi trường kinh doanh 20
3.1.1 Thuận lợi 20
3.1.2 Khó khăn 20
3.2 Những ưu điểm, tồn tại của công ty 20
3.2.1 Ưu điểm 20
3.2.2 Tồn tại 21
3.3 Biện pháp khắc phục 21
3.4 Định hướng phát triển của công ty 22
LỜI KẾT 22
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế

DN Doanh nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
GTGT Giá trị gia tăng
HĐKD Hoạt động kinh doanh
TC Tài chính
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
Vốn CSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương Mại Huy PhátError: Reference
source not found
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC VIẾT TẮT 4
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI HUY PHÁT 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại Huy Phát 1
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 2
(Nguồn: Phòng Kế toán) 2
1.3 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 2
(Nguồn: Phòng Kế toán) 4
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HUY
PHÁT 5
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty 5
2.2 Quy trình chung hoạt động nhập khẩu của công ty 5
2.2.1 Sơ đồ chung về quy trình nhập khẩu của công ty 5
(Nguồn: Phòng Kinh doanh) 5

2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty 8
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH Thương Mại Huy Phát 8
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2010 của công ty 11
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty 15
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn 15
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 16
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 17
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 17
2.5 Tình hình lao động tại công ty 18
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 20
3.1 Môi trường kinh doanh 20
3.1.1 Thuận lợi 20
3.1.2 Khó khăn 20
3.2 Những ưu điểm, tồn tại của công ty 20
3.2.1 Ưu điểm 20
3.2.2 Tồn tại 21
3.3 Biện pháp khắc phục 21
3.4 Định hướng phát triển của công ty 22
LỜI KẾT 22
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đã có nhiều cơ hội để hội nhập với nền
kinh tế thế giới, nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ít khó khăn do nền
kinh tế thị trường mang lại. Đó là sự cạnh tranh không chỉ đối với các doanh nghiệp
trong nước mà còn là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt khi
luật doanh nghiệp đi vào đời sống thì số doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, sự ra đời
của các doanh nghiệp tư nhân đã hình thành một tầng lớp doanh nhân năng động, giàu
trí tuệ và lòng nhiệt huyết.
Trong đó Công ty TNHH Thương Mại Huy Phát, tuy là một doanh nghiệp nhỏ bộ
nhưng trong những năm qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn bộ
công nhân viên trong công ty, đã từng bước phát triển lớn mạnh, khẳng định vị thế của

mình trong lĩnh vực kinh doanh lắp đặt hệ thống thiết bị điện, điện tử.
Sau một thời gian học tập tại trường Đại Học Thăng Long, cùng với những kiến
thực mà em nhận được khi thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại Huy Phát, em đã
tiếp nhận được thêm nhiều kiến thức thực tế có ích để phục vụ cho công việc của em
trong tương lai. Trong suốt quá trình thực tập tại công ty, em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ từ các anh chị, cơ chú trong công ty, đã giúp em tìm hiểu thêm về ngành
nghề kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Sau một thời gian được đi thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Thương
Mại Huy Phát, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Quản lý và các cơ chú, anh
chị trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty TNHH Thương Mại Huy Phát, em đã
bổ sung được rất nhiều kiến thức cho hành trang của mình trên con đường sự nghiệp
sau này. Những kiến thức thực tiễn đó đã được em tổng kết trong báo cáo thực tập tổng
hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HUY PHÁT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại Huy Phát
- Tân công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HUY
PHÁT
- Tân công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HUY PHAT TRADING COMPANY
LIMITED
- Tân công ty viết tắt: HUY PHAT CO., LTD
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 1, ngách 69 A/131 Hồng Văn Thái, Phường Khương
Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 04.39877486
- Fax: 04.39877496
- Website: www.huyphatco.com
- Hình thức sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty được thành lập theo quyết định của sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội.

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0101439202
- Công ty trách nhiệm có 2 thành viên trở lên, bao gồm:
1) Vương Đình Hiển góp 10.450.000.000 VNĐ chiếm 95%
2) Vương Đình Huy góp 550.000.000 VNĐ chiếm 5%
Công ty TNHH Thương Mại Huy Phát thành lập năm 2004, là đơn vị chuyên
kinh doanh trong mặt hàng vòng bi công nghiệp các loại có uy tín trên thị trường.
Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước, công ty đã tiến những bước dài vững
chắc để từng bước chiếm lĩnh thị trường.
1
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương Mại Huy Phát
(Nguồn: Phòng Kế toán)
1.3 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
1.3.1 Giám đốc
Là người quản lý công ty, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cao
nhất trước pháp luật và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty theo ngành nghề
đã được đăng ký kinh doanh. Thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty và đưa ra
các quyết định về kế hoạch phát triển kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty.
1.3.2 Phòng kế toán
- Phòng kế toán có các chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
- Lập kế hoạch tài chính đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Lập kế hoạch và có biện pháp quản lý nguồn vốn; kiểm tra, giám sát việc sử dụng
vốn đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo quy
định hiện hành của Nhà nước.
- Kiểm tra giám sát việc tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động kinh doanh khác của
công ty.
- Tổ chức thu hồi vốn theo kế hoạch.
- Thực hiện báo cáo thống kê theo chế độ Nhà nước.
2

Giám đốc
Phòng kế toán Phòng đốingoại Phòng kinh
doanh
Bộ phận kho
Giám đốc
Phòng kế toán Phòng đối ngoại Phòng kinh doanh Bộ phận kho
1.3.3 Phòng đối ngoại
Có chức năng tham mưu cho các hoạt động đối ngoại, là đầu mối liên lạc, giao dịch
với các công ty nước ngoài.
1.3.4 Phòng kinh doanh
- Chịu trách nhiệm tìm kiếm, đàm phán và trực tiếp bán sản phẩm của công ty với đối
tác và khách hàng.
- Có chức năng tư vấn cho giám đốc và tổ chức thực hiện kinh doanh, thường xuyên
báo cho giám đốc các thông tin về kế hoạch đầu tư, chiến lược kinh doanh mới mà
phòng đã xây dựng được.
1.3.5 Bộ phận kho
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đóng gói bao bì, chuyển hàng và giao hàng cho
khách.
1.4 Hình thức kế toán tại công ty TNHH Thương Mại Huy Phát
Hình thức kế toán nhật ký chung, với hình thức này công ty có các loại sổ như sau:
nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng, sổ cái, sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký chung: Mở cho mọi đối tượng liên quan đến mọi nghiệp vụ theo trình tự
thời gian .
Nhật ký chuyên dùng: để theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay.
Sổ cái tài khoản: Công ty mở sổ cái cho các tài khoản 152, 154, 334, 141, 621,
622, 627,
Lập bảng cân đối số phát sinh của tất cả các tài khoản sử dụng
Ngoài ra kế toán Công ty còn mở hệ thống sổ chi tiết để theo dõi các tài khoản,
khoản mục cụ thể như : Sổ chi tiết tài khoản 154, 141, 334, 331,
Trên cơ sở bảng cân đối số phát sinh kế toán lập các báo cáo tài chính bao gồm

4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo quớ và
năm, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh được lập vào cuối mỗi niên độ kế toán.
Sơ đồ 1.2 Trình tự ghi sổ kế toán của công ty
3
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
(Nguồn: Phòng Kế toán)
4
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chuyên dùng
Sổ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HUY PHÁT
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa ( không bao gồm kinh doanh bất động sản)
- Mua bán thiết bị, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất, thiết bị ngành nước,
thiết bị vệ sinh.
- In và các dịch vụ liên quan đến in.
- Quảng cáo thương mại;
- Vận tải hàng hóa, vận chuyện hành khách;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Buôn bán máy móc, thiết bị, phụ tùng công, nông nghiệp, phương tiện vận tải,
hàng điện tử, điện máy, điện lạnh, tự động hóa cơ khí, kim khí, may mặc, thủ

công mỹ nghệ, nông lâm thủy hải sản.
2.2 Quy trình chung hoạt động nhập khẩu của công ty
2.2.1 Sơ đồ chung về quy trình nhập khẩu của công ty
Dưới đây là sơ đồ quy trình nhập khẩu vòng bi công nghiệp sau khi công ty tiếp
nhận đơn đặt hàng thiết bị từ khách hàng:
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu của công ty
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Bước 1: Đặt hàng nhà phân phối ở nước ngoài:
- Liên hệ nhà phân phối nước ngoài để cập về báo giá vòng bi cần nhập.
- Thương thảo và thống nhất về giá cả của vòng bi cần nhập.
- Phía nhà phân phối sẽ làm hợp đồng (theo những thông tin đã thống nhất của cả 2
bên), nhà phân phối sẽ kí và đóng dấu 4 bản, sau đó gửi chuyển phát hợp đồng cho
công ty, công ty sẽ ký, đóng dấu vào hợp đồng và gửi trả lại nhà phân phối 2 bản.
5
Đặt hàng nhà
phân phối ở
nước ngoài
Lựa chọn công ty
vận chuyển
Nhận hàng và
đưa về kho
Bước 2: Lựa chọn công ty vận chuyển:
- Lựa chọn công ty vận chuyển thích hợp, cung cấp cho họ thông tin về địa chỉ của nhà
máy sản xuất hay nơi nhận hàng, lấy địa chỉ người trực tiếp liên hệ nhận hàng của
công ty vận chuyển. Gửi thông tin của người vận chuyển cho nhà phân phối (họ sẽ trực
tiếp liên hệ với nhau).
- Nhận thông báo đã chuyển hàng của công ty vận chuyển (bao gồm thời gian vận
chuyển, cảng đến, cân nặng, số lượng container ).
Bước 3: Nhận hàng và đưa về kho:
- Nhận vận đơn, bộ lệnh nhận hàng từ người vận chuyển.

- Làm chứng từ hàng nhập bao gồm:
+ Bảng kê tên hàng (tên mặt hàng nhập, mã số thuế, thuế XNK, thuế VAT).
+ Hợp đồng: 01 bản sao y đúng dấu công ty.
+ Invoice: 01 bản gốc (được đối tác gửi qua chuyển phát nhanh trước khi hàng
cập cảng).
+ Packing list: 01 bản gốc (được đối tác gửi qua chuyển phát nhanh trước khi
hàng về).
+ Tờ khai hải quan (02 tờ).
+ Phụ lục tờ khai hải quan (nếu nhập nhiều hơn 3 mặt hàng).
+ Tờ khai trị giá (02 tờ).
+ Hoá đơn vận chuyển (vận đơn).
+ Bộ lệnh nhận hàng.
+ Giấy giới thiệu của công ty.
- Mở tờ khai tại cảng (mang ra toàn bộ chứng từ trên).
- Nhận tờ khai đã kí đóng dấu xác nhận của hải quan.
- Chuyển hàng về kho của công ty.
2.2.2 Mô tả quy trình kế toán lương
Vì thời gian thực tập có hạn nên em chỉ tập trung mô tả quy trình hoạt động kế toán
lương – một trong những nhiệm vụ của kế toán thanh toán trong phòng kế toán.
6
- Lao động trực tiếp được tính lương theo đơn giá qui định. Cuối mỗi tháng phòng
kinh doanh lập ra khối lượng bán được rồi giao cho kế toán, kế toán sẽ tiến hành lắp
đơn giá, phân bổ lương cho các công nhân. Chi phí nhân công trực tiếp sẽ được ghi
“Nợ” vào tài khoản (TK) 621và ghi “Có” cho TK334 – Phải trả người lao động. Sau
đó sẽ được kết chuyển vào TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (KDDD) để
tính giá thành.
- Lao động gián tiếp của công ty được tính lương theo lương cơ bản và hệ số lương
năng suất tùy theo hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng đơn vị thì đội trưởng đưa
ra quy định ra hệ số năng suất. Tiền lương lao động gián tiếp sẽ được ghi “Nợ” vào
các TK627 – Chi phí sản xuất chung, ghi Có TK334. Cũng như TK622, TK627 cũng

sẽ được kết chuyển vào TK154 để tính giá thành sản phẩm.
- Lương gián tiếp của khối cơ quan công ty được tính theo lương cơ bản và hệ số
năng suất theo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Hệ số này do Giám đốc
của công ty quy định. Tiền lương cán bộ khối cơ quan công ty được ghi “Nợ” TK642
– Chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi Có TK334.
- Kế toán tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng và tính Kinh phí
Công đoàn (KPCĐ), Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm
thất nghiệp (BHTN), và Thuế thu nhập phải nộp theo chế độ quy định. Các khoản trích
sẽ được ghi “Nợ” vào chi phí các bộ phận tương ứng và ghi “Có” vào TK338 – Phải
trả phải nộp khác.
- Tổng hợp số liệu và lập “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”. Bảng này
được lập trên cơ sở các bảng thanh toán lương đã lập theo các tổ, đội sản xuất, các
phòng, ban quản lý, các bộ phận kinh doanh và các chế độ trích lập BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ, mức trích trước tiền lương nghỉ phép.
Sơ đồ 2.3 Quy trình kế toán lương
TK111, TK112 TK334 TK622, TK627 TK154
Tạm ứng, thanh toán tiền Tiền lương phải trả cho lao động Kết chuyển Chi phí
lương cho người lao động trực tiếp và gián tiếp ở công trình Sản Xuất KDDD


7
TK338 TK642
Các khoản phải khấu trừ vào Tiền lương phải trả cho nhân viên
lương của người lao động bộ phận quản lý doanh nghiệp


TK3335
Thuế thu nhập cá nhân

(Nguồn: Phòng Kế toán)

2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH Thương Mại Huy Phát
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
(A) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
1. Tổng doanh thu
73.348.753.00
0 53.859.026.856
19.489.726.14
4 36,19
2. Giảm trừ doanh thu - 16.489.447 (16.489.447) (100)
3. Doanh thu thuần
73.348.753.00
0
53.842.537.40
9
19.506.215.59
1 36,23
4. Giá vốn hàng bán 64.399.258.650 47.774.212.681 16.625.045.969 34,80
5. Lợi nhuận gộp 8.949.494.350 6.068.324.728 2.881.169.622 47,48
6. Doanh thu hoạt động TC 106.824.854 29.217.929 77.606.925 265,61
7. Chi phí tài chính 4.888.293.128 2.801.624.997 2.086.668.131 74,48
Trong đó: Chi phí lãi vay 3.354.780.788 2.302.622.818 1.052.157.970 45,69
8. Chi phí quản lý DN 3.950.656.661 3.026.913.840 923.742.821 30,52
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 217.369.415 269.003.820 (51.634.405) (19,19)
10. Thu nhập khác 888.024.054 57.623.310 830.400.744 1441,08

11. Chi phí khác 1.035.355.893 7.449.979 1.027.905.914 13797,43
12. Lợi nhuận khác (147.331.839) 50.173.331 (197.505.170) (393.65)
13. Tổng lợi nhuận trước thuế 70.037.576 319.177.151 (249.139.575) (78.06)
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 40.530.088 79.794.288 (39.264.200) (49,21)
15. Lợi nhuận sau thuế 29.507.488 239.382.863 (209.875.375) (87,67)
8
(Nguồn: Phòng Kế toán)
 Nhận xét:
Qua báo cáo kết quả kinh doanh của hai năm 2010 - 2011, ta có thể thấy:
- Doanh thu: Năm 2011 tăng 19.489.726.144 đồng, tương ứng là tăng 36,19% so
với năm 2010 là do trong năm 2011 doanh nghiệp có thêm nhiều hợp đồng bán
vòng bi lớn khiến lợi nhuận trong năm này tăng đáng kể.
- Giảm trừ doanh thu: Trong năm 2011, công ty không có giảm giá hàng bán, chiết
khấu thương mại cho khách hàng là do khách hàng mua nhỏ lẻ, chưa đủ số lượng
để được hưởng chiết khấu. Đồng thời công ty cũng không bị khách hàng trả lại
hàng chứng tỏ sản phẩm của công ty đáp ứng yêu cầu khách hàng ở mức tốt.
Giảm trừ doanh thu năm 2010 là 16.489.447 là do trong năm này công ty có chiết
khấu thương mại cho khách hàng mua nhiều sản phẩm vòng bi.
- Doanh thu thuần: Năm 2011 là 73.348.753.000 đồng tăng 36,23% tương ứng
19.506.215.591 đồng. Tổng doanh thu năm 2011 tăng lên so với năm 2010 điều
đó chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh, đồng thời cho thấy
sự nỗ lực của công ty trong việc mở rộng thị trường.
- Giá vốn hàng bán của công ty năm 2011 tăng 51.035.775.384 đồng so với năm
2010 (từ 47.774.212.681 đồng lên 64.399.258.650 đồng) tương ứng với 34,80%.
Nguyên nhân của sự gia tăng này ngoài những lý do khách quan như giá xăng
dầu và điện tăng làm cho giá đầu vào tăng mà còn do công nghệ lạc hậu, công tác
quản lý chưa tốt, vì vậy trong tương lai công ty cần áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật và duy trì một chi phí hợp lý làm nâng cao sức cạnh tranh giá của doanh
nghiệp trên thị trường. Ta thấy tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu
do công ty đã áp dụng các chính sách tiết kiệm, tiết kiệm các chi phí gián tiếp

- Chính vì vậy mà lợi nhuận gộp năm 2011 tăng 2.881.169.622 đồng so với năm
2010 đã cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định,
với tỷ lệ gia tăng của năm sau cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy được sự cố
gắng của Ban lãnh đạo công ty trong việc phát triển và mở rộng quy mô của công
ty.
- Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính của công ty năm 2011 rất tốt, tăng
77.606.925 đồng so với năm 2010 tức 265,61 % do công ty nhận được chiết
khấu thanh toán từ người bán bên nước ngoài.
9
- Chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay, không phát sinh chênh lệch
tỷ giá nào. Chi phí vay năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010, tăng 45,69%
tương ứng 1.052.157.970 đồng. Vay ngắn hạn trong năm 2011 tăng 17,62% so
với 2010 đồng thời vay và nợ dài hạn trong năm 2011 lại giảm 550.800.000
tương đương với 33%, điều này cho thấy công ty đang giảm các khoản nợ dài
hạn bằng cách tăng các khoản nợ ngắn hạn vì lãi suất ngân hàng trong năm này
giảm xuống còn 18,5% so với 2010 là 20%.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 30,52% so với năm 2010. Điều này
cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một phần cũng do tăng lương nhân viên, đây là một khoản tăng bắt buộc khi Nhà
nước tăng lương tối thiểu cho công nhân viên chức và động viên cán bộ công
nhân viên, ngoài ra còn đầu tư các máy móc thiết bị phục vụ công tác quản lý
trong công ty.
- Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 lại giảm
51.634.405 đồng so với 2010 tương ứng 19,19%. Điều này cũng dễ hiểu vì trong
năm 2011, chi phí lãi vay và chi phí quản lí kinh doanh tăng một cách đáng kể.
- Thu nhập khác của năm 2011 tăng 1441.08% tương đương với 830.400.744 so
với năm 2010 do công ty đã thanh lý ô tô tải chở hàng và 1 số thiết bị cũ. Điều
đó sẽ phát sinh chi phí thanh lý, cũng là một trong những lý do khiến chi phí
khác 2011 tăng một cách đột biến từ 7.449.979 năm 2010 lên 1.035.355.893 năm
2011, ngồi ra chi phí tăng mạnh còn vì các khoản chiết khấu thanh toán cho

khách hàng trả tiền sớm và chi phí lưu trữ hàng tồn kho do lượng hàng tồn kho
năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010.
- Lợi nhuận khác của năm 2011 là một số âm và giảm 197.505.170 đồng tương
ứng với 393.65% so với 2010, do trong năm 2011 công ty đã có các khoản chi
vượt quá cả thu nhập khác. Do vậy công ty cần chi một cách hợp lí hơn để giảm
chi phí. Chính vì điều này đã khiến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của
công ty năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010, giảm 87,67% tương ứng với
209.875.375 đồng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 giảm 49,21% tương ứng với 39.264.200
đồng so với năm 2010 do lợi nhuận trước thuế tương ứng năm 2011 giảm.
10
 Kết luận: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 dương, công ty làm ăn vẫn có lãi
nhưng so với năm 2010 khoản lợi nhuận này lại giảm, có rất nhiều nguyên nhân dẫn
tới sự sụt giảm này, trong đó chi phí là nguyên nhân chính. Vỡ vậy trong những năm
tới công ty cần có biện pháp giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm góp phần nâng
cao lợi nhuận.
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2010 của công ty
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Thương Mại Huy Phát
31/12/2011
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
(A) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 49.827.003.063 34.303.451.179 15.523.551.884 45,25
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 451.012.503 485.107.620 (34.095.117) (7,03)

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 16.055.914.880 10.424.894.639 5.631.020.241 54,02
1. Phải thu của khách hàng 15.911.699.829 10.266.618.851 5.645.080.978 54,98
2. Trả trước cho người bán 2.214.600 19.835.200 (17.620.6000 (88,84)
3. Các khoản phải thu khác 142.000.388 138.440.588 3.559.800 2,57
IV. Hàng tồn kho 31.646.852.062 21.551.088.103 10.095.763.959 46,85
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.673.223.618 1.842.360.817 (169.137.199) (9,18)
1. Thuế GTGT được khấu trừ 1.279.646.303 1.166.796.777 112.849.526 9,67
2. Tài sản ngắn hạn khác 393.577.315 675.564.040 (281.986.725) (41,74)
B. Tài sản dài hạn 8.876.311.464 9.944.959.762 (1.068.648.298) (10,75)
I. Tài sản cố định 3.907.025.726 5.289.931.094 (1.382.905.368) (26,14)
1. Nguyên giá 4.608.978.233 6.002.656.040 (1.393.677.807) (23,22)
2. Giá trị hao mòn lũy kế (701.952.507) (712.724.946) 10.772.439 (1,51)
II. Bất động sản đầu tư - - - -
11
III. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn - - - -
IV. Tài sản dài hạn khác 4.969.285.738 4.655.028.668 314.257.070 6,75
1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác 4.969.285.738 4.655.028.668 314.257.070 6,75
Tổng tài sản 58.703.314.527 44.248.410.941 14.454.903.586 32,67
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 47.330.650.170 37.850.137.352 9.480.512.818 25,05
I. Nợ ngắn hạn 46.232.250.170 36.200.937.352 10.031.312.818 27,71
1. Vay ngắn hạn 27.732.872.181 23.577.472.555 4.155.399.626 17,62
2. Phải trả người bán 10.741.521.927 5.415.342.553 5.326.179.374 98,35
3. Người mua trả tiền trước - - - -
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 289.586.722 165.250.071 124.336.651 75,24

5. Phải trả người lao động - - - -
6. Chi phí phải trả - - - -
7. Các khoản phải trả ngắn hạn
khác 7.468.269.340 7.033.179.723 435.089.617 6,19
II. Nợ dài hạn 1.098.400.000 1.649.200.000 (550.800.000) (33,4)
B. Vốn chủ sở hữu 11.372.664.357 6.398.273.589 4.974.390.768 77,75
I. Vốn chủ sở hữu 11.372.664.357 6.398.273.589 4.974.390.768 77,75
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 11.000.000.000 6.000.000.000 5.000.000.000 83,33
2. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 372.664.357 398.273.589 (25.609.232) (6,43)
II. Quỹ khen thưởng - - - -
Tổng nguồn vốn 58.703.314.527 44.248.410.941 14.454.903.586 32,67
(Nguồn: Phòng Kế toán)
 Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. Cụ
thể như sau:
a. Tài sản: Tổng tài sản năm 2011 tăng 32,67 % so với năm 2010 tương ứng với
14.454.903.586 đồng. Nguyên nhân là do có một số tài sản tăng, mà tăng mạnh nhất
là phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
12
- Tài sản ngắn hạn: Năm 2011 tăng 15.523.551.884 đồng tương ứng với tăng 45,25%.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2011 là 451.012.503 đồng so với năm
2010 là 485.107.620 đồng, đã giảm 7,03% do có nhiều hàng tồn kho, lượng tiền
mặt giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty vì tổng tài sản
ngắn hạn càng nhỏ thì khả năng thanh toán càng thấp. Do vậy Công ty cần phải
có các chính sách phù hợp hơn để nâng cao khả năng thanh toán nhanh và thanh
toán hiện thời của công ty.
+ Khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng 54,02% tương đương 5.631.020.241
so với năm 2010. Tỷ lệ này là khá cao phần lớn do phải thu khách hàng tăng
54,98% so với năm 2010. Vỡ vậy công ty cần phải tăng cường thu các khoản nợ

như đưa ra tỷ lệ chiết khấu cao cho những khách hàng thanh toán sớm. Nếu đưa
tỷ lệ chiết khấu cao sẽ khiến chi phí doanh nghiệp tăng cao, công ty cần cân nhắc
kĩ giải pháp này.
+ Hàng tồn kho năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 là 10.095.763.959 đồng
tương ứng với 46,85%. Lượng tồn kho lớn do doanh nghiệp đón đầu tình trạng
khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi
phối để giữ hàng và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần thiết. Khi đó, hàng tồn
kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của doanh nghiệp.
- Tài sản dài hạn: Năm 2011 giảm so với năm 2010 là 10,75%.
+ Tài sản cố định: Giảm từ 5.289.931.094 đồng trong năm 2010 xuống
3.907.025.726 đồng năm 2011 do giá trị hao mòn lũy kế của tài sản tăng lên và
trong năm 2011 công ty có hoạt động thanh lý tài sản cố định.
b. Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2011 tăng 32,67% so với năm 2010.
- Nợ phải trả năm 2011 tăng 25,05% so với năm 2010. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng
27,71% từ 36.200.937.352 đồng năm 2010 lên 46.232.250.170 đồng năm 2011 và
nợ dài hạn năm 2011 giảm 550.800.000 đồng tương ứng với 33,4% so với 2010.
+ Vay ngắn hạn: Tăng 17,62% so với năm 2010 tương ứng với 4.155.399.626 đồng
là do công ty muốn giảm khoản nợ dài hạn bằng việc tăng nợ ngắn hạn do năm
2011 lãi suất ngân hàng giảm xuống còn 18,5%.
+ Phải trả người bán tăng cao: Tăng 98,35% tương đương 5.326.179.374 đồng do
không thu được tiền từ khách hàng dẫn đến công ty phải nợ nhà cung cấp.
13
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng mạnh từ 165.250.071 đồng năm 2010
lên 289.586.722 đồng năm 2011. Do năm 2011 doanh nghiệp nhập khẩu nhiều sản
phẩm hơn khiến thuế nhập khẩu, GTGT hàng nhập khẩu và chi phí nhập hàng tăng
cao.
+ Nợ dài hạn giảm một cách đáng kể 33,40% (giảm từ 1.649.200.000
đồng1.098.400.000 đồng , điều này cho thấy để tăng quy mô kinh doanh công ty đã
dựng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ. Việc tài trợ này không đem lại sự an toàn về mặt
tài chính.

+ Vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng đáng kể 4.974.390.768 đồng so với năm 2010,
tương ứng 77,75%. Nguyên nhân chính là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng từng
6.000.000.000 năm 2010 lên 11.000.000.000 năm 2011.
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2011 giảm 6,43% chứng tỏ kết quả kinh
doanh trong năm không đem lại hiệu quả.
 Nhận xét chung : Dựa vào bảng phân tích tài chính của công ty TNHH Thương Mại
Huy phát ta thấy tài sản và nguồn vốn của công ty đã có sự thay đổi đáng kể, cụ thể:
- Về tài sản: Trong tổng tài sản của công ty, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn,
điều này phù hợp với đặc điểm kinh doanh là công ty thương mại. Tài sản dài hạn
tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng được công ty chú trọng đầu tư hơn để phù hợp
với chiến lược mở rộng quy mô của doanh nghiệp.
- Về nguồn vốn: Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng công ty vẫn tự chủ được về
tài chính.
14
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
ĐVT: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010
Chênh
lệch
1. Tỷ trọng Tài sản
ngắn hạn
84,88 77,52 7,35
2. Tỷ trọng Tài sản dài
hạn
15,12 22,48 (7,39)
3. Tỷ trọng Nợ 80,63 85,54 (4,91)
4. Tỷ trọng Vốn CSH 19,37 14,46 4,91
 Nhận xét:

Qua bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy công ty có lượng TSLĐ lớn hơn TSCĐ,
điều này phù hợp với loại hình chính của công ty là chủ yếu kinh doanh thương mại,
dịch vụ.
- Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng từ 77,52% năm 2010 lên 84,88% năm 2011.
Mức tăng này rất quan trọng vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của
công ty, điều này cho thấy công ty rất chú trọng đến vấn đề đầu tư vào tài sản
ngắn hạn vì bản chất công ty là công ty thương mại.
- Có sự giảm đầu tư vào tài sản dài hạn từ 22,48% trong năm 2010 xuống còn
15,12% , giảm đi là do khấu hao tài sản cố định. Ta thấy có sự dịch chuyển cơ
cấu giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn, tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài
hạn.
- Theo bảng 2.3 thì tỷ trọng Nợ của công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 là
4,91%. Đồng nghĩa với việc nợ phải trả của công ty giảm trong đó nợ dài hạn
giảm một cách đáng kể sẽ làm cho công ty giảm khả năng huy động vốn từ các
nguồn khác.
- Nhưng bù vào đó tỉ lệ vốn CSH trên nguồn vốn lại tăng 4,91%, điều này cho ta
thấy khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp là rất tốt.
15
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4. Đánh giá khả năng thanh toán
ĐVT: lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010
Chênh
lệch
1. Khả năng thanh
toán hiện thời 1,08 0,95 0,13
2. Khả năng thanh
toán nhanh 0,39 0,35 0,04
3. Khả năng thanh
toán tức thời 0,01 0,01 0,00

 Nhận xét:
Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ được đảm bảo trang trải
bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời
hạn của các khoản nợ đó. Từ bảng trên ta thấy:
- Khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2011 là 1,08 lần tức là 1 đồng nợ
ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,08 đồng tài sản ngắn hạn hay doanh nghiệp có thể sử
dụng 1,08 đồng để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, tăng 0,13 lần so với năm
2010 là 0,95 lần. Khả năng thanh toán hiện thời năm 2011 lớn hơn 1, điều đó
chứng tỏ việc sử dụng nợ ngắn hạn của công ty là ít hơn làm nguồn tài trợ nhiều
hơn khiến chi phí trả cho nguồn này cao và trả lãi thấp hơn.Khả năng thanh toán
hiện thời năm 2010 nhỏ hơn 1 nên công ty có khả năng không trả hết các khoản nợ
ngắn hạn đúng hạn.
- Năm 2011 khả năng thanh toán nhanh là 0.39 tức là doanh nghiệp có thể sử dụng
0,39 đồng tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần
bán hàng tồn kho, tăng không đáng kể so với 2010. Chỉ tiêu này của cả 2 năm đều
nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản
nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán tức thời của 2 năm là như nhau. Nợ ngắn hạn của năm 2011
gia tăng đáng kể so với tốc độ gia tăng của tiền và các khoản tương đương tiền.
16
Điều này cho thấy lượng tiền mặt không thể đảm bảo thanh toán tức thời các
khoản nợ ngắn hạn của công ty.
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
ĐVT: lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010
Chênh
lệch
Hiệu suất sử dụng tổng

tài sản 1,42 1,56 (0,14)
 Nhận xét: Hiệu suất sử dụng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu. Năm 2011 chỉ số này giảm 0,14 lần so với năm 2010 xuống
còn 1,56 lần do tốc độ tăng của tài sản lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu.
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
ĐVT: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010
Chênh
lệch
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu
0,30 0,50 (0,20)
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản
0,42 0,78 (0,36)
Tỷ suất sinh lời trên
vốn CSH
2,45 4,28 (1,84)
 Nhận xét:
- Về mặt ý nghĩa, tỷ suất sinh lời trên doanh thu nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2011 là
0,30% giảm 0,20% so với năm 2010. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận
ròng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, đồng nghĩa với tốc độ tăng của chi
phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Con số này cho biết lợi nhuận ròng chiếm
0,30% trong doanh thu thuần. Chi phí bỏ ra của công ty năm 2011 lớn hơn năm
17
2010 nên doanh thu năm 2011 giảm nhiều là nguyên nhân khiến cho tỷ suất sinh
lời trên doanh thu giảm. Điều này chứng tỏ việc kiểm soát chi phí của các nhà

quản lý của công ty là chưa hiệu quả làm cho tỷ lệ đóng góp của doanh thu vào lợi
nhuận giảm đi. Công ty nên xem xét cắt giảm chi phí để có lợi nhuận cao hơn.
- Tỷ suất sinh lời trân tổng tài sản: Năm 2010 là 0,78% cho biết cứ một đồng vốn bỏ
ra mang lại 0,0078 đồng lợi nhuận. Năm 2011 là 0,42% cho biết cứ một đồng vốn
bỏ ra mang lại 0,0042 đồng lợi nhuận. Trong năm 2011 tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản đã giảm 0,36% so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 các
khoản chi phí khác tăng mà thu nhập khác không đủ bù đắp, điều đó làm cho lợi
nhuận năm 2011 thấp hơn năm 2010.
- Tỷ suất sinh lời trên nguồn vốn CSH: Năm 2010 là 4,28% cho biết cứ một đồng
nguồn vốn CSH bỏ ra mang lại 0,0428 đồng lợi nhuận. Năm 2011 là 2,45% cho
biết cứ một đồng nguồn vốn CSH bỏ ra mang lại 0,0245 đồng lợi nhuận. Trong
năm 2011 tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần giảm 1,84% là do vốn CSH trong
năm này tăng 4.974.390.768 đồng hay tăng 77,75% so với năm 2010. Cũng trong
năm 2011, lợi nhuận ròng giảm 87,67% so với năm 2010. Những lí do trên đó
khiến tỷ suất sinh lời trên vốn CSH năm 2011 giảm.
2.5 Tình hình lao động tại công ty
Thành quả của doanh nghiệp có được như ngày hôm nay là luôn dựa vào yếu tố
con người. Chính vì thế, để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, thì
công ty không chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính mà còn rất quan tâm tới vấn đề
về nhân sự và chính sách đãi ngộ đối với người lao động. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, ban lãnh đạo công ty với sự trợ giúp chính của phòng tổ chức đã đưa ra
những chính sách phù hợp nhằm chọn đúng người, đúng việc tạo được sự ổn định
cũng như không bỏ lãng phí lao động.
Sau đây là bảng số liệu về lực lượng lao động năm 2010-2011 và bảng về trình độ
lao động trong công ty
Bảng tổng số lao động của công ty năm 2010-2011
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
Lao động gián tiếp 15 13 2
Lao động trực tiếp 7 5 2
18

×