HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: Phân loại văn bản tiếng Việt sử
dụng phƣơng pháp Máy Hỗ Trợ Vector
(Support Vector Machine – SVMs)
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. GIANG THỊ THU HUYỀN
Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ NHUNG
Lớp : HTTTA
Khoá : 11 (2008-2012)
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội, tháng 6/2012
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: Phân loại văn bản tiếng Việt sử
dụng phƣơng pháp Máy Hỗ Trợ Vector
(Support Vector Machine – SVMs)
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. GIANG THỊ THU HUYỀN
Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ NHUNG
Lớp : HTTTA
Khoá : 11 (2008-2012)
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội, tháng 6/2012
i
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên sinh viên: HOÀNG THỊ NHUNG
Lớp: HTTTA Khoá: 11 (2008-2012)
Ngành đào tạo: Hệ thống thông tin quản lý Hệ đào tạo: Chính quy
1/ Tên khoá luận tốt nghiệp:
Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp Máy Hỗ Trợ Vector (SVMs
– Support Vector Machine).
2/ Nội dung chính của khoá luận:
Chương 1: Trình bày những vấn đề cơ bản là nền tảng của các bài toán xử
lý văn bản nói chung và bài toán phân loại nói riêng, các vấn đề liên quan
tới việc tiền xử lý văn bản tiếng Việt, các kỹ thuật khai phá dữ liệu văn bản.
Cuối cùng, trình bày về bài toán phân loại văn bản và các kỹ thuật đã được
áp dụng trong bài toán này, cũng như giới thiệu qua về phương pháp phân
loại văn bản SVMs.
Chương 2: Trình bày chi tiết về phương pháp phân loại văn bản SVMs.
Chương 3: Trình bày nội dung phân tích, thiết kế áp dụng phương pháp
phân loại SVMs vào bài toán phân loại văn bản tiếng Việt.
Chương 4: Mô tả về chương trình xây dựng và các kết quả thực nghiệm
nhằm kiểm thử chất lượng phân loại của phương pháp SVMs cho văn bản
tiếng Việt.
3/ Ngày nộp khoá luận : 06/06/2012
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM KHOA
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
ii
MỞ ĐẦU
Sự phát triển trong lĩnh vực Công nghệ thông tin hiện nay là vô cùng lớn lao, đi
đôi với nó là rất nhiều ưu điểm áp dụng trong cuộc sống của loài người chúng ta.
Trong kỷ nguyên công nghệ, mọi thông tin, dữ liệu trao đổi của con người (như dữ liệu
văn bản, âm thanh, hình ảnh, dữ liệu multimedia, …) đều có thể số hoá, lưu trữ và khai
thác trên các thiết bị điện tử, trên máy tính và mạng Internet. Sự phát triển mạnh mẽ
này đã dẫn đến việc mất khả năng kiểm soát thông tin của con người trong các phương
pháp truyền thống.
Nhu cầu về việc khai thác thông tin nhằm lấy ra những tri thức có ích cho con
người là một trong những vấn đề được nêu ra. Đó chính là mảng đề tài về Khai phá dữ
liệu (Data Mining) với các bài toán: Khai phá dữ liệu văn bản (Text Mining), Khai phá
dữ liệu Web (Web Mining), Khai phá dữ liệu đa phương tiện (Multimedia Mining).
Bài toán Khai phá dữ liệu văn bản đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý
thông tin của con người, nó đang được rất nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát
triển, áp dụng trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. Phân loại văn bản là một trong những
bài toán quan trọng thuộc lĩnh vực khai phá dữ liệu văn bản, nó đã được nghiên cứu và
triển khai thông qua rất nhiều giải thuật khác nhau như: k láng giềng gần nhất (k-NN),
mạng nơron, cây quyết định, … . Kết quả thu được với các phương pháp này cũng đã
đạt được nhiều thành công trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngoài các phương pháp
trên, hiện nay có nhiều phương pháp khác được nghiên cứu và hứa hẹn cho những ưu
điểm tối ưu hơn, trong đó có phương pháp Máy vector hỗ trợ (Support Vector
Machines - SVMs). SVMs được đánh giá là phương pháp có hiệu năng phân loại rất
cao trong bài toán Phân loại văn bản. Nó đã được thực nghiệm áp dụng trên các văn
bản tiếng Anh, Pháp, … và thu được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, đối với ngôn ngữ
Tiếng Việt thì đây là một phương pháp hoàn toàn mới mẻ, và đang được triển khai
nghiên cứu.
Chính vì lý do đó, em đã lựa chọn đề tài liên quan tới bài toán này. Với việc lựa
chọn bài toán Phân loại văn bản sử dụng phương pháp SVMs, em mong muốn có
những đóng góp nhất định trong lĩnh vực Khai phá dữ liệu văn bản Tiếng Việt, trên cơ
sở đó xây dựng một ứng dụng có thể triển khai được rộng rãi các vấn đề liên quan tới
phân loại dữ liệu văn bản.
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, trước hết em xin chân thành cảm
ơn Ths Giang Thị Thu Huyền đã trực tiếp giảng dậy và tận tình giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời thời gian và kiến thức còn hạn chế nên
chắc chắn khóa luận này vẫn còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu từ thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012.
Sinh viên thực hiện:
Hoàng Thị Nhung
iv
NHẬN XÉT
(Của nơi thực tập)
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
v
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hƣớng dẫn)
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………………………
vi
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1
1.1 Tổng quan về khai phá tri thức 1
1.1.1 Khai phá dữ liệu 1
1.1.2 Khai phá dữ liệu văn bản 2
1.1.3 Bài toán phân loại văn bản 4
1.1.4 Các khó khăn trong khai phá dữ liệu văn bản 4
1.2 Tiền xử lý và biểu diễn văn bản tiếng việt. 5
1.2.1 Tiền xử lý văn bản tiếng Việt 5
1.2.2 Tách thuật ngữ trong văn bản Tiếng Việt 5
1.2.3 Các kỹ thuật giảm chiều văn bản 7
1.2.4 Các mô hình biểu diễn văn bản 8
1.2.4.1 Mô hình không gian vector (Vector Space Model) 9
1.2.4.2 Áp dụng phương pháp vector thưa trong biểu diễn văn bản 10
1.3 Bài toán phân loại văn bản 11
1.3.1 Tổng quan phân loại văn bản 11
1.3.2 Nền tảng học máy trong bài toán phân loại 12
1.3.3 Phương pháp máy vector hỗ trợ (Support Vector Machines) 13
1.3.2 Công thức xác định hiệu năng phân loại văn bản 14
1.4 Kết chƣơng 15
CHƢƠNG 2 . PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI MÁY VECTOR HỖ TRỢ SVMs 16
2.1 Lý thuyết học thống kê 16
2.1.1 Chiều VC (Vapnik Chervonenkis Dimension) 16
2.1.2 Rủi ro trong phương pháp học máy có giám sát 17
2.1.3 Nguyên tắc tối thiểu hoá rủi ro cấu trúc 18
2.1.4 Bổ đề Vapnik 18
2.1.5 Nguyên lý nhận dạng mẫu (Pattern Recognition) 19
2.2 Phƣơng pháp máy vector hỗ trợ SVMs 20
2.2.1 SVMs trường hợp dữ liệu tuyến tính 21
2.2.2 SVMs trường hợp tuyến tính nhưng có nhiễu 23
2.2.3 SVMs trường hợp không thể phân chia tuyến tính 25
2.3 Thuật toán tìm siêu phẳng phân tách tối ƣu 27
2.3.1 Tìm tham số α* theo thuật toán 2v-SVM 27
2.3.2 Thuật toán khởi tạo các biến α
0
29
2.3.3 Đánh giá độ phức tạp của thuật toán 2v-SVM 30
2.4 Nhận xét về phƣơng pháp SVMs 31
2.5 Kết chƣơng 31
CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH 32
3.1 Lựa chọn công cụ xây dựng giải pháp 32
3.1.1 Lựa chọn môi trường 32
3.1.2 Lựa chọn ngôn ngữ lập trình 32
3.2 Phân tích và thiết kế chức năng 32
3.2.1 Xác định yêu cầu 32
3.2.2 Thiết kế chức năng 33
3.2.2.1 Chức năng phân loại văn bản 34
3.2.2.2 Chức năng tiền xử lý văn bản 35
vii
3.3 Xây dựng các chức năng 36
3.3.1 Xây dựng chức năng tiền xử lý văn bản 36
3.3.1.1 Tiền xử lý ký tự 36
3.3.1.2 Tách từ khoá, loại bỏ từ dừng trong văn bản 36
3.3.1.3 Trích chọn tập từ đặc trưng 39
3.3.1.4 Lựa chọn mô hình biểu diễn văn bản 40
3.3.1.5 Cài đặt module tiền xử lý văn bản 40
3.3.2 Xây dựng chức năng phân loại SVMs 42
3.3.2.1 Module huấn luyện SVMs 42
3.3.2.2 Module Kiểm tra SVMs 45
3.4 Kết chƣơng 47
CHƢƠNG 4. MÔ TẢ CHƢƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 48
4.1 Mô tả chƣơng trình 48
4.1.1 Giao diện chính của chương trình 48
4.2 Kết quả thực nghiệm 50
4.2.1 Cơ sở dữ liệu thử nghiệm 50
4.2.2 Cấu hình máy tính 50
4.2.3 Thực nghiệm phân tách từ khoá 50
4.2.3.1 Thực nghiệm về tốc độ tách từ 51
4.2.3.2 Thực nghiệm về hiệu quả tách từ 52
4.3.2.3 Đánh giá về chức năng tách từ 54
4.2.4 Thực nghiệm phân loại văn bản với SVMs 54
4.2.4.1 Thực nghiệm quá trình trích chọn tập đặc trưng 55
4.2.4.2 Thực nghiệm đánh giá hiệu năng phân loại đa lớp 56
4.2.5 Nhận xét kết quả thực nghiệm 59
4.3 Kết chƣơng 59
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 60
PHỤ LỤC 1: Mô tả mã nguồn của chƣơng trình 62
PHỤ LỤC 2: Hƣớng dẫn sử dụng và cài đặt chƣơng trình. 64
PHỤ LỤC 3: Mô tả nội dung đĩa CD kèm theo 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Quy trình Khai phá tri thức – KDD Process. 1
Hình 1-2: Mô hình chung bài toán Khai phá văn bản. 3
Hình 1-3: Ví dụ quá trình phân loại văn bản. 4
Hình 1-4: Biểu diễn các vector văn bản trong không gian chỉ có 2 thuật ngữ. 9
Hình 1-5: Mô hình phân loại văn bản tổng quát. 11
Hình 1-6: Cấu trúc phương pháp phân loại văn bản. 12
Hình 1-7: Minh hoạ cách tính độ chính xác (precision) và độ bao (recall). 14
Hình 2-1: Minh hoạ chiều VC trong không gian 2 chiều với 3 điểm dữ liệu. 16
Hình 2-2: Minh hoạ các hàm {f(x)} trong không gian 2 chiều với 4 điểm dữ liệu. 17
Hình 2-3: Phân tách tuyến tính được xác định bằng mặt hình học H (w•x + b = 0). 19
Hình 2-4: Siêu phẳng phân tách tối ưu H trường hợp tuyến tính. 21
Hình 2-5: Trường hợp dữ liệu huấn luyện có nhiễu. 24
Hình 2-6: Thực hiện ánh xạ sang không gian đặc trưng kích thước 25
lớn thông qua hàm nhân. 26
Hình 3-1: Sơ đồ chức năng hệ thống xử lý văn bản. 33
Hình 3-2: Sơ đồ minh hoạ chức năng Phân loại văn bản. 34
Hình 3-4: Mô hình bộ tiền xử lý văn bản. 35
Hình 3-5: Lược đồ tiền xử lý tập dữ liệu và trích chọn tập đặc trưng. 41
Hình 3-7: Lược đồ thực hiện module huấn luyện. 43
Hình 4-1: Giao diện chính của chương trình Phân loại văn bản SVMs. 48
Hình 4-2: Giao diện chức năng huấn luyện SVMs. 49
Hình 4-3: Giao diện chức năng kiểm tra hiệu năng SVMs. 49
Hình 4-4: Biểu đồ biến thiên thời gian phân tách từ trên tập dữ liệu báo Vietnamnet. 51
Hình 4-5: Biểu đồ biến thiên thời gian phân tách từ trên tập dữ liệu báo VnExpress. . 52
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Một số hàm tính giá trị ước lượng thông tin của thuật ngữ. 8
Bảng 1-2: Ví dụ biểu diễn vector thưa 11
Bảng 4-1: Kết quả thực nghiệm phân tách trên bộ dữ liệu Vietnamnet 51
Bảng 4-2: Kết quả thực nghiệm trên bộ dữ liệu VnExpress 52
Bảng 4-3: Kết quả thực nghiệm trích chọn tập đặc trưng trên báoVietnamnet. 55
Bảng 4-4: Kết quả thực nghiệm phân loại đa lớp trên bộ dữ liệu báo Vietnamnet 57
Bảng 4-5: Kết quả thực nghiệm phân loại đa lớp trên bộ dữ liệu báo VnExpress 57
Bảng 4-6: Kết quả thực nghiệm phân loại đa lớp trên bộ dữ liệu báo Hanoimoi 58
Bảng 4-7: Kết quả thực nghiệm phân loại đa lớp trên bộ dữ liệu báo Laodong 58
Bảng 4-8: Tổng hợp kết quả phân loại đa lớp trên các bộ dữ liệu (báo Vietnamnet,
VnExpress, Hanoimoi, Laodong) 58
x
KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CSDL: Database
Cơ sở dữ liệu.
DM: Data Mining
ML: Machine Learning
IDF: Inverse Document Frequency
KDD: Knowledge Discovery in Database
k-NN: k-Nearest Neighbor
OSH: Optimum Separation Hyperplance
SVMs: Support Vector Machines
TF: Term Frequency.
TM: Text Mining
Khai phá dữ liệu.
Học máy.
Mô hình nghịch đảo tần số văn bản.
Phát hiện tri thức trong Cơ sở dữ liệu.
Thuật toán k láng giềng gần nhất.
Siêu phẳng phân tách tối ưu.
Phương pháp máy vector hỗ trợ.
Mô hình tần số thuật ngữ.
Khai phá văn bản
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 1/67
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Nội dung chương này sẽ trình bày những vấn đề lý thuyết về: lĩnh vực khai phá
tri thức, khai phá dữ liệu văn bản, đặc biệt là bài toán phân loại văn bản. Đây là
những nền tảng cơ bản của các bài toán xử lý văn bản nói chung và bài toán phân loại
văn bản nói riêng. Tiếp theo, chương này sẽ đi sâu về bước tiền xử lý dữ liệu và các
mô hình biểu diễn văn bản. Đây là một bước không thể thiếu trong quy trình khai phá
dữ liệu văn bản, nó làm tiền đề cho các kỹ thuật xử lý các bài toán khai phá dữ liệu
văn bản đã nêu. Cuối cùng, là đề cập đến các phương pháp tối ưu được áp dụng cho
bài toán phân loại văn bản.
1.1 Tổng quan về khai phá tri thức
1.1.1 Khai phá dữ liệu
Khai phá dữ liệu (Data Mining) được định nghĩa là quá trình phát hiện và trích
chọn thông tin hữu ích ẩn chứa trong các cơ sở dữ liệu lớn hay các kho chứa thông tin
khác [1].
Hiện nay, thuật ngữ khai phá dữ liệu luôn gắn liền với thuật ngữ phát hiện tri
thức trong cơ sở dữ liệu (KDD – Knowledge Discovery in Database). Nó là một bước
trong quy trình tổng quan KDD, nhưng được xem là bước quan trọng nhất. Sau đây là
sơ đồ biểu diễn quy trình KDD [1]:
Cơ sở dữ liệu
Kho chứa
dữ liệu
Các tệp phẳng
Khai phá dữ liệu
Làm sạch và
Tích hợp
Lựa chọn và
Chuyển đổi
Ước lượng và
Trình diễn
Tri thức
Các mẫu dữ liệu
Hình 1-1: Quy trình Khai phá tri thức – KDD Process.
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 2/67
Làm sạch dữ liệu: Nhằm loại bỏ nhiễu và dữ liệu không cần thiết. Các dữ
liệu cần loại bỏ ở đây có thể là dấu hiệu, ký hiệu, ký tự không mang nhiều ý
nghĩa.
Tích hợp dữ liệu: Là quá trình tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Lựa chọn dữ liệu: Ở bước này, các dữ liệu liên quan tới quá trình phân tích
sẽ được lựa chọn từ cơ sở dữ liệu.
Chuyển đổi dữ liệu: Các dữ liệu được biến đổi hoặc kết hợp thành các mẫu
phù hợp với quá trình khai thác.
Khai thác dữ liệu: Đây là bước quan trọng nhất, ở giai đoạn này lựa chọn
các phương thức thông minh (theo thứ tự nhất định) để trích chọn ra các
mẫu dữ liệu.
Ƣớc lƣợng mẫu: Đánh giá tính chân thực của các mẫu liên quan về tri thức
dựa trên các phương pháp chuẩn nhất định.
Biểu diễn tri thức: Là quá trình sử dụng các kĩ thuật biểu diễn và thể hiện
trực quan các tri thức khai thác cho người dùng.
Hình 1-1 thể hiện 7 quá trình của KDD, trong đó khai thác dữ liệu là một trong
các bước của quy trình KDD. Khai phá dữ liệu có hai nhiệm vụ chính, đó là: Mô tả và
dự đoán [2].
Nhiệm vụ mô tả (Description Task): Nhằm tìm ra các mẫu thông tin để
mô tả dữ liệu mà con người có thể hiểu được. Tương ứng với nhiệm vụ này
có một số bài toán liên quan như: lập nhóm, phát hiện luật kết hợp, … .
Nhiệm vụ dự đoán (Prediction Task): Sử dụng một số biến để dự đoán
những giá trị chưa biết hay giá trị trong tương lai của biến khác. Tương ứng
với nhiệm này có một số bài toán liên quan như: phân loại, hồi quy, phát
hiện độ lệch.
Việc tổ chức dữ liệu áp dụng trong bước khai phá dữ liệu là rất quan trọng. Có
rất nhiều cách tổ chức dữ liệu khác nhau, cách phổ biến hiện nay là cơ sở dữ liệu quan
hệ, ngoài ra còn có: Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, cơ sở dữ liệu không qian, cơ sở dữ
liệu hướng thời gian thực, và cơ sở dữ liệu fulltext, … . Đối với mỗi dạng cơ sở dữ
liệu lại có các phương pháp xử lý khác nhau và mục đích khai thác dữ liệu khác nhau
tùy theo tính chất và đặc thù của dữ liệu.
Hiện nay người ta biết đến nhiều kỹ thuật được sử dụng trong khai phá dữ liệu
bao gồm: các kỹ thuật truyền thống như học máy (machine learning), nhận dạng
(recognition), thống kê (statistics), phân loại (classification), …,các kỹ thuật được
phát triển bởi ngành nghiên cứu trí tuệ nhân tạo như mạng nơ-ron nhân tạo (neural
network), thuật toán di truyền (generic algorithm), quy nạp luật (rule reduction), cây
quyết định (decision tree), … .
1.1.2 Khai phá dữ liệu văn bản
Trong các loại dữ liệu thì văn bản là loại dữ liệu chiếm đa số trong CSDL. Văn
bản có những đặc điểm chung của dữ liệu và cũng có những đặc điểm khác biệt với
các loại dữ liệu khác như âm thanh, hình ảnh,… . Về mặt lưu trữ, dữ liệu văn bản được
chia thành hai loại [25]:
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 3/67
Dạng phi cấu trúc (unstructured): là dạng văn bản chúng ta sử dụng hằng
ngày được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên của con người và chúng
không có một cấu trúc cụ thể nào. Ví dụ, văn bản lưu dưới dạng tệp tin
TXT.
Dạng bán cấu trúc (semi-structured): đây là các dạng văn bản không
được lưu trữ dưới dạng các bản ghi chặt chẽ mà được tổ chức qua các đánh
dấu để thể hiện nội dung chính của văn bản. Ví dụ, các văn bản lưu dưới
dạng tệp tin HTML, e-Mail, Doc, … .
Do thiếu tính cấu trúc nên để khai phá dữ liệu trước tiên ta phải đưa các văn bản
về dạng có cấu trúc.
Khai phá dữ liệu văn bản (Text mining) là một lĩnh vực nhỏ trong Khai phá dữ
liệu. Khai phá dữ liệu văn bản được định nghĩa là quá trình tìm kiếm tri thức trong
những tập hợp bao gồm rất nhiều văn bản có nội dung đa dạng và được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau. Kỹ thuật khai phá dữ liệu văn bản được mô tả theo [4]:
Text Mining = Data Mining + Language Engineering.
Trong đó:
Data mining: Sử dụng các kỹ thuật trong quy trình khai thác dữ liệu áp
dụng riêng đối với dữ liệu văn bản.
Language Engineering: Kỹ thuật ngôn ngữ, nhằm xử lý riêng ngôn ngữ thể
hiện nội dung dữ liệu văn bản.
Nói chung, khai phá dữ liệu văn bản bao gồm các bước: Thu thập dữ liệu ở
dạng văn bản, làm sạch chúng, phân tích biến đổi, lấy thông tin và hiển thị.
Thu thập văn bản
Tiền xử lý làm sạch
Xử lý văn bản
Hiển thị văn bản
Nguồn dữ liệu
Hình 1-2: Mô hình chung bài toán Khai phá văn bản.
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 4/67
1.1.3 Bài toán phân loại văn bản
Phân loại văn bản là quy trình gán một tài liệu văn bản vào một hoặc nhiều lớp
văn bản thích hợp dựa vào nội dung của văn bản.
d
1
d
2
d
3
d
4
d
n
C
1
C
2
C
3
C
4
C
5
C
k
Hình 1-3: Ví dụ quá trình phân loại văn bản.
Bài toán phân loại văn bản được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau,
một trong những ứng dụng quan trọng nhất của bài toán này là ứng dụng tìm kiếm văn
bản. Từ tập dữ liệu đã được phân loại, các văn bản sẽ được đánh chỉ số đối với từng
lớp tương ứng. Người dùng có thể xác định chủ đề mà mình muốn tìm thông qua các
truy vấn.
1.1.4 Các khó khăn trong khai phá dữ liệu văn bản
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận đã được đề xuất nhưng hầu hết các giải pháp đều
chưa giải quyết hoàn toàn một số vấn đề trong khai phá dữ liệu:
Tính đa chiều (high dimensionality): Số thuật ngữ trong một văn bản có
thể lên đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn. Nếu mỗi thuật ngữ trong
một ngôn ngữ nào đó được biểu diễn bằng một chiều trong không gian
vector thì số chiều không gian vector sẽ rất lớn. Điều này dẫn đến rất nhiều
khó khăn chẳng hạn như chi phí tính toán cao.
Tính khả cỡ (scability): Các cơ sở dữ liệu lớn thường chứa hàng trăm
nghìn văn bản. Nhiều thuật toán khai phá dữ liệu có thể làm việc tốt với tập
dữ liệu nhỏ nhưng khi xử lý trên tập dữ liệu lớn thì không hiệu quả.
Tính chính xác (accuracy): Trong các ngôn ngữ khác nhau đều có sự nhập
nhằng chẳng hạn như: từ đồng nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa. Trong những
trường hợp này, phải dựa vào ngữ cảnh mới xác định được chúng.
Biểu diễn kết quả một cách dễ hiểu: Kết quả sau khi khai phá dữ liệu cần
được biểu diễn ở cấu trúc được mô tả một cách dễ hiểu để người sử dụng có
thể truy cập một cách dễ dàng.
Tri thức tiên nghiệm: Trong nhiều bài toán chẳng hạn như bài toán lập
nhóm văn bản, thì người sử dụng phải xác định trước một số tham số đầu
vào (như số nhóm văn bản cần lập). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp
người sử dụng lại không hiểu những gì mình cần.
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 5/67
Chính vì những lý do trên hiện nay khai phá dữ liệu văn bản là một trong những
lĩnh vực đang đặt ra nhiều thách thức thu hút nhiều nhóm nghiên cứu nhằm tìm ra giải
pháp thích hợp để giải quyết khó khăn trên.
1.2 Tiền xử lý và biểu diễn văn bản tiếng việt.
1.2.1 Tiền xử lý văn bản tiếng Việt
Tiền xử lý trong văn bản chính là bước nhằm biến đổi văn bản về dạng tài liệu
chuẩn có cấu trúc xác định. Các ngôn ngữ trên thế giới có những đặc điểm khác nhau
do đó việc tiền xử lý để loại bỏ các từ ngữ không cần thiết, tách các thuật ngữ, … cho
các văn bản là không giống nhau.
Nhìn chung một quy trình tiền xử văn bản bao gồm các bước như sau:
Tiền xử lý ký tự
Mục đích nhằm làm giảm sự nhập nhằng trong việc biểu diễn ký tự. Ví dụ
như trong xử lý văn bản Tiếng Việt, loại bỏ sự khác nhau giữa chữ hoa và
chữ thường bằng cách chuyển tất cả các ký tự chữ hoa thành chữ thường;
hoặc chuyển các ký tự không có trong bộ chữ cái Tiếng Việt thành dấu
chấm “.”.
Tách các từ khoá trong văn bản
Là thao tác tách văn bản thành danh sách các từ khoá (thuật ngữ) với một sai
số chấp nhận được để chuẩn bị cho việc biểu diễn văn bản dưới dạng cấu
trúc. Đối với các ngôn ngữ khác nhau thì việc tách từ cũng có những đặc
điểm khác nhau.
Loại bỏ từ dừng trong văn bản
Từ dừng (stopword) là những từ mang ít ý nghĩa trong xử lý văn bản mà nó
lại xuất hiện trong hầu hết các văn bản, chẳng hạn như: các liên từ, giới từ
… (như trong Tiếng Việt: nếu, thì, vì thế, hơn nữa, tuy nhiên, …). Việc loại
bỏ các từ dừng đồng nghĩa với việc giảm số chiều của văn bản.
Biểu diễn văn bản về dạng cấu trúc
Là quá trình sử dụng các mô hình biểu diễn văn bản để đưa văn bản về dạng
dễ giải quyết, phù hợp với ứng dụng trong bài toán Khai thác dữ liệu. Một
số mô hình biểu diễn thường được sử dụng để biểu diễn gồm: mô hình
không gian vector, mô hình dựa trên tập mờ (Fuzzy Set), mô hình dựa trên
tập thô (Rough Set), … .
.
1.2.2 Tách thuật ngữ trong văn bản Tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết khác với các ngôn ngữ đa âm tiết như nhóm
ngôn ngữ Ấn-Âu. Khác với các ngôn ngữ đơn âm tiết khác như tiếng Trung Quốc hay
tiếng Thái Lan, tiếng Việt được viết bằng các ký tự Latinh mở rộng. Vì vậy cách xử lý
các ngôn ngữ này cũng không thể áp dụng hoàn toàn cho tiếng Việt. Về mặt đơn vị
ngôn ngữ, tiếng Việt có hai đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất là tiếng và từ [24]:
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 6/67
Tiếng:
Mỗi tiếng trong tiếng Việt được viết thành một chữ, ngược lại mỗi chữ đọc
thành một tiếng, mỗi chữ nằm giữa hai dấu phân cách trong câu. Tiếng dùng để
tạo thành từ, tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không có nghĩa rõ ràng. Ví dụ:
- Từ tạo bởi một tiếng: “tôi”, “tớ”.
- Từ tạo bởi nhiều tiếng có nghĩa rõ ràng: “hoa hồng” = “hoa” +
“hồng”.
Từ:
Hiện nay đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về từ trong tiếng Việt,
nhưng tất cả những nghiên cứu ngôn ngữ đều đồng ý “từ” trong tiếng Việt có
những đặc điểm sau:
- Từ phải đầy đủ về phương diện hình thức, ngữ nghĩa và độc lập về
mặt ngữ pháp
- Từ được xây dựng từ tiếng.
- Từ có thể là các từ đơn (1 tiếng) hoặc từ phức (gồm nhiều tiếng)
Ghi chú:
Trong tiếng Việt, một từ có độ dài không quá 5 tiếng ghép thành.
Đặc điểm về chính tả:
Mặc dù chính tả tiếng Việt đã có một hệ thống các quy tắc chuẩn mực,
nhưng vẫn có một số từ mà tồn tại nhiều cách viết khác nhau:
- Những từ đồng âm: y/i (vật lý/ vật lí, tốc ký/ tốc kí, bác sỹ/ bác sĩ);
d/gi (dông bão/ giông bão).
- Phương ngữ: chính đáng/ chánh đáng, con tru/ con trâu, … .
- Vị trí dấu trong một âm: khai hoả/ khai hỏa, … .
- Cách viết hoa tuỳ tiện đối với các danh từ riêng: tồn tại nhiều cách
viết khác nhau. Ví dụ: Bộ Khoa học công nghệ và môi trường/ Bộ
Khoa học công nghệ & Môi trường, Việt Nam/ Việt nam, … .
- Phiên âm tiếng nước ngoài: phiên âm là hình thức biến chữ ngoại
quốc thành chữ địa phương. Nhưng hiện nay vẫn tồn tại cả hai cách
viết phiên âm và không phiên âm, chẳng hạn: Singapo/ Xing-ga-po,
America/ Hoa Kỳ, Trung Quốc/ Trung Hoa, … .
- Dấu gạch nối: thường xuất hiện khi các từ đa âm nước ngoài du nhập
vào Việt Nam. Để chỉ rõ đây là chữ chứ không phải là một cụm chữ,
người ta dùng dấu gạch nối. Tuy nhiên vẫn tồn tại hai cách viết, ví dụ
Portugal được dịch thành Bồ Đào Nha/ Bồ-Đào-Nha.
Do đặc điểm của tiếng Việt không thể sử dụng các ký tự trắng để phân tách các
thuật ngữ nên có một cách phổ biến là sử dụng một từ điển thuật ngữ để phát hiện từ.
Sau đây, em sẽ giới thiệu một số phương pháp tách thuật ngữ áp dụng đối với
văn bản tiếng Việt [15][16].
Tách thuật ngữ theo độ dài từ dài nhất
Đây là phương pháp tách thuật ngữ đơn giản và dễ cài đặt, và hiệu quả thu
được tương đối tốt (giải thuật này sẽ được áp dụng triển khai trong chương
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 7/67
trình demo). Phương pháp này sử dụng một từ điển từ vựng để làm cơ sở
phân tách thuật ngữ.
Thuật ngữ theo phƣơng pháp đồ thị
Phương pháp tách thuật ngữ bằng đồ thị quy việc phân tách câu về việc tìm
đường đi trên một đồ thị có hướng, không có trọng số.
1.2.3 Các kỹ thuật giảm chiều văn bản
Quá trình tiền xử lý tách từ cho văn bản đưa lại một danh sách rất lớn các từ
khoá. Khi tập từ khoá này càng lớn thì không gian để lưu trữ văn bản cũng càng lớn,
và việc xử lý càng tốn nhiều thời gian. Do đó, cần loại bớt những từ không có, hoặc ít
có giá trị trong quá trình xử lý văn bản.
Các bước áp dụng giúp giảm kích thước chiều của văn bản, bao gồm:
Loại bỏ từ dừng (Stopwords)
Trong các ngôn ngữ tự nhiên có rất nhiều từ dùng biểu diễn cấu trúc câu nhưng
lại không mang nhiều ý nghĩa về mặt nội dung, chẳng hạn các từ loại thuộc: giới từ,
liên từ, … . Các loại từ này xuất hiện thường xuyên trong các văn bản nhưng không hề
mang bất cứ một thông tin nào về nội dung hay chủ đề bài viết. Hơn nữa, việc xuất
hiện của các từ dừng có thể làm chi phối, làm giảm chất lượng kết quả của việc xử lý
văn bản. Việc loại bỏ từ dừng đồng nghĩa với việc giảm số chiều văn bản, nhưng lại
mang lại làm tăng chất lượng xử lý văn bản. Ngoài ra, trong xử lý văn bản thường các
động từ không đóng vai trò quan trọng, do đó để làm giảm số chiều văn bản ta cũng có
thể loại đi các động từ. Để thực hiện được việc này, ta có thể áp dụng phương pháp
phân tích cú pháp câu để tìm các động từ, đây là phương pháp hay nhưng lại có độ
phức tạp cao, tốn thời gian xử lý. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, những từ đứng sau các từ
“đã”, “đang”, và “sẽ” luôn là các động từ, do đó ta có thể áp dụng điều này để có thể
loại bỏ một phần những từ không quan trọng trong danh sách biểu diễn.
Lựa chọn tập đặc trƣng cho không gian văn bản
Sau khi đã loại bỏ các từ trong danh sách thuật ngữ phân tách, tập các từ khoá T
của văn bản mặc dù đã giảm đi đáng kể, nhưng vẫn có kích thước rất lớn (nếu đầu vào
là một tập văn bản lớn). Kỹ thuật lựa chọn tập thuật ngữ đặc trưng (hay giảm không
gian thuật ngữ - Term Space Reduction -TSR) [25] sẽ giúp làm giảm số chiều của văn
bản, tức sẽ chọn ra tập thuật ngữ T’ từ tập thuật ngữ T (với |T’| << |T|), sao cho khi sử
dụng nó để biểu diễn tài liệu nó cho ta hiệu quả cao nhất. Giảm số chiều có khuynh
hướng làm giảm hiện tượng tràn lỗi (overfitting).
Một trong những phương pháp lựa trọn tập đặc trưng cho kết quả cao đó là sử
dụng phương pháp lựa chọn thuật ngữ đặc trưng dựa trên lý thuyết thông tin. Theo
phương pháp này, để lựa chọn tập thuật ngữ đặc trưng, ta sử dụng các hàm để tính giá
trị thông tin của thuật ngữ. Sau đây là một số hàm ước lượng thông tin hay dùng:
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 8/67
Bảng 1-1: Một số hàm tính giá trị ước lượng thông tin của thuật ngữ.
Tên hàm
Kí hiệu
Công thức toán học
DIA association factor
z(t
k
,c
i
)
P(c
i
|t
k
)
Information Gain
IG(t
k
,c
i
)
},{ },{
)().(
),(
log).,(
i
i
k
k
ccc ttt
cPtP
ctP
ctP
Mutual Information
MI(t
k
,c
i
)
)().(
),(
log
ik
ik
cPtP
ctP
Chi-square
χ
2
(t
k
,c
i
)
)().().().(
)],().,(),().,(.[||
i
i
k
k
i
ki
k
ik
ik
cPcPtPtP
ctPctPctPctPTr
Correlation Coefficient
CC(t
k
,c
i
)
)().().().(
)],().,(),().,(.[||
i
i
k
k
i
ki
k
ik
ik
cPcPtPtP
ctPctPctPctPTr
Relevancy score
RS(t
k
,c
i
)
dctP
dctP
ik
ik
)|(
)|(
log
Odds Ratio
OR(t
k
,c
i
)
)|()].|(1[
)]|(1).[|(
i
kik
i
kik
ctPctP
ctPctP
Trong đó:
- P(
i
k
ct ,
): là xác suất lựa chọn ngẫu nhiên một văn bản x trong tập văn bản
huấn luyện, thì x không chứa thuật ngữ t
k
và x
c
i
, xác suất này bằng số lần
xảy ra trong tập huấn luyện
- P(t
k
,c
i
): xác suất chọn ngẫu nhiên một văn bản x, mà x chứa t
k
và x
c
i
.
- P(c
i
): xác suất chọn ngẫu nhiên một văn bản x, mà x
c
i
.
- P(t
k
): xác suất ngẫu nhiên một văn bản x, mà x chứa thuật ngữ t
k
.
Với hàm ước lượng thông tin nêu trên, ta sẽ tiến hành tính toán giá trị hàm ước
lượng thông tin của thuật ngữ t
k
đối với lớp c
i
để quyết định xem có nên lựa chọn t
k
làm đặc trưng của văn bản hay không. Chúng ta sẽ chỉ giữ lại những thuật ngữ có giá
trị ước lượng thông tin không thấp hơn ngưỡng cho trước, nếu hàm ước lượng thông
tin của t
k
thấp hơn ngưỡng thì nó sẽ bị loại bỏ.
Nhiều kết quả thực nghiệm trên các tập mẫu khác nhau đã chỉ ra rằng, các kỹ
thuật như: IG hoặc χ
2
có thể giảm không gian thuật ngữ tới 100 lần mà không ảnh
hưởng (hoặc giảm rất ít) hiệu quả phân loại.
1.2.4 Các mô hình biểu diễn văn bản
Như ta đã biết, để có thể xử lý được văn bản ta phải chuyển chúng về dạng dữ
liệu có cấu trúc. Để có thể thực hiện được công việc này, người ta đưa ra các mô hình
biểu diễn văn bản. Mô hình biểu diễn văn bản có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và
hiệu suất xử lý các văn bản. Tuỳ mục đích, yêu cầu đặt ra của ứng dụng mà ta sẽ lựa
chọn mô hình biểu diễn và phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số mô hình
dùng để biểu diễn văn bản:
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 9/67
1.2.4.1 Mô hình không gian vector (Vector Space Model)
Theo mô hình này [5][24], mỗi văn bản sẽ được biểu diễn thành một vector mà
mỗi thành phần của vector biểu diễn một giá trị thuật ngữ riêng biệt trong tập văn bản
gốc (mỗi thành phần vector được gán một giá trị của hàm f của từng thuật ngữ trong
văn bản). Giá trị f này thường là trọng số của từ trong văn bản, được xác định theo
nhiều cách biểu diễn khác nhau. Ví dụ dưới đây mô tả việc biểu diễn các vector văn
bản trong không gian 2 chiều (chỉ có 2 thuật ngữ):
Thuật ngữ 2
Thuật ngữ 1
Văn bản 1
Văn bản 2
Văn bản 3
Văn bản 4
Hình 1-4: Biểu diễn các vector văn bản trong không gian chỉ có 2 thuật ngữ.
Một số mô hình không gian vector thường được áp dụng trong bài toán xử lý
văn bản như: mô hình Boolean, TF, IDF, TFxIDF.
Để biểu diễn tập văn bản theo các mô hình trên, ta giả sử tập gồm m văn bản: D
= {d
1
, d
2
,…, d
m
}. Mỗi văn bản được biểu diễn dưới dạng một vector gồm n thuật ngữ T
= {t
1
, t
2
,…, t
n
}. Gọi W = {w
ij
} là ma trận trọng số, trong đó w
ij
là giá trị của thuật ngữ
t
i
trong văn bản d
j
.
Khi đó, giá trị trọng số được xác định theo từng mô hình biểu diễn cụ thể như
sau:
Mô hình Boolean
Đây là mô hình biểu diễn vector với hàm f cho giá trị rời rạc với duy nhất 1 và 0
(true/false). Hàm f(t) tương ứng với thuật ngữ t
i
sẽ cho giá trị đúng nếu và chỉ nếu
thuật ngữ t
i
xuất hiện trong văn bản đó.
=
1 nu
0 nu
Mô hình tần suất (Term Frequency - TF)
Các giá trị w
ij
được tính dựa trên tần số xuất hiện của thuật ngữ trong văn bản.
Gọi f
ij
là số lần xuất hiện của thuật ngữ t
i
trong văn bản d
j
, khi đó w
ij
được tính bởi
công thức:
w
ij
= f
ij
w
ij
=1+ log(f
ij
), với log(X) – là hàm logarit cơ số 10 đối số X.
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 10/67
w
ij
=
ij
f
.
Trong phương pháp này, trọng số w
ij
tỷ lệ với số lần xuất hiện của thuật ngữ t
i
trong văn bản d
j
. Khi số lần xuất hiện thuật ngữ t
i
trong văn bản d
j
càng lớn thì điều
này có nghĩa là văn bản d
j
càng phụ thuộc vào thuật ngữ t
i
, hay nói cách khác t
i
mang
nhiều thông tin trong văn bản d
j
.
Mô hình nghịch đảo tần số văn bản (Inverse Document Frequency -
IDF)
Trọng số w
ij
được xác định theo phương pháp này sẽ dựa trên độ quan trọng của
thuật ngữ t
i
trong văn bản d
j
. Nếu t
i
xuất hiện trong càng ít văn bản, có nghĩa là nếu nó
xuất hiện trong văn bản d
j
thì trọng số của nó đối với văn bản d
j
càng lớn hay hàm
lượng thông tin trong nó càng lớn.
=
=
nu
0 nu
trong đó:
- m là tổng số văn bản;
- h
i
là số văn bản có chứa thuật ngữ t
i
.
Mô hình kết hợp TFxIDF
Phương pháp này là sự kết hợp hai phương pháp TF và IDF, do đó nó có những
ưu điểm của cả hai phương pháp này. Giá trị thành phần ma trận trọng số được tính
như sau:
=
(1
)
nu
0 nu
Trọng số w
ij
được tính bằng tần số xuất hiện của thuật ngữ t
i
trong văn bản d
j
và
độ hiếm của thuật ngữ t
i
trên toàn bộ cơ sở dữ liệu.
1.2.4.2 Áp dụng phƣơng pháp vector thƣa trong biểu diễn văn bản
Khi biểu diễn văn bản theo mô hình vector chuẩn, việc xử lý các phép toán trên
vector sẽ phụ thuộc vào độ lớn của ma trận W
ij
, trong đó i = {1,…,n} với n là số thuật
ngữ hay số chiều của vector; j = {1,…, m} với m là số lượng văn bản trong cơ sở dữ
liệu. Trên thực tế, số lượng thuật ngữ và số văn bản trong cơ sở dữ liệu thường rất lớn,
có thể lên đến hàng nghìn hoặc hơn nữa. Khi đó số lượng phần tử trong ma trận W
ij
sẽ
lên đến con số hàng triệu và việc lưu trữ ma trận W
ij
sẽ tốn quá nhiều tài nguyên bộ
nhớ đồng thời các phép toán trên các vector sẽ rất phức tạp. Để khắc phục vấn đề này
ta sẽ sử dụng kỹ thuật xử lý trên vector thưa thay vì việc lưu trữ và xử lý trên các
vector đầy đủ.
Vector thưa là dạng vector chỉ lưu trữ những thành phần từ khoá có số lần xuất
hiện trong một văn bản là lớn hơn 0, nó sẽ không lưu trữ những từ không xuất hiện
trong văn bản. Cấu trúc của một phần tử trong vector thưa sẽ phải gồm hai thành phần:
Chỉ số của thuật ngữ, số lần xuất hiện hoặc trọng số của thuật ngữ đó trong văn bản.
Xét ví dụ biểu diễn vector thưa như sau:
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 11/67
Bảng 1-2: Ví dụ biểu diễn vector thưa.
w
ij
máy tính
virus
buôn bán
thị trường
học sinh
nhà trường
d
0
(CNTT)
2
3
0
0
0
0
d
1
(kinh tế)
1
0
7
4
0
0
d
2
(giáo dục)
1
0
0
0
3
5
Trong ví dụ trên, các vector chuẩn có dạng:
d
0
= (2, 3, 0, 0, 0, 0).
d
1
= (1, 0, 7, 4, 0, 0).
d
2
= (1, 0, 0, 0, 3, 5).
Đối với vector thưa:
d
0
= ((0,2), (1,3)).
d
1
= ((0,1), (2,7), (3,4)).
d
2
= ((0,1), (4,3), (5,5)).
1.3 Bài toán phân loại văn bản
1.3.1 Tổng quan phân loại văn bản
Phân loại văn bản được hiểu là quá trình thực hiện việc gán chủ đề có trước cho
các văn bản dựa trên nội dung của chúng.
c
1
c
2
K
d1d1
d2d2
d3d3
D
C
Phân loại
Tập văn bản Tập chủ đề
c
|C|
Hình 1-5: Mô hình phân loại văn bản tổng quát.
Công việc phân loại văn bản thủ công đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian
của con người. Bên cạnh đó, kết quả phân loại còn phụ thuộc cả vào trình độ và cá tính
của người phân loại, do đó kết quả phân loại bằng tay thường mang tính chủ quan. Một
hệ thống phân loại tự động được xây dựng không những có thể thay thế hoàn toàn con
người trong lĩnh vực này mà thậm chí còn cho ra các kết quả tốt hơn rất nhiều.
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 12/67
Để xây dựng công cụ phân loại văn bản tự động người ta thường dùng các thuật
toán học máy (Machine Learning). Tuy nhiên, còn có các thuật toán đặc biệt hơn dùng
cho phân loại trong các lĩnh vực đặc thù. Một ví dụ điển hình là bài toán phân loại
công văn giấy tờ. Hệ thống sẽ tìm ra đặc thù của văn bản một cách tương đối máy
móc, cụ thể là khi tìm thấy ở lề trên bên trái có ký hiệu “NĐ” thì hệ thống sẽ phân văn
bản đó vào nhóm “Nghị định”, tương tự như vậy với các ký hiệu “CV”, “QĐ” thì hệ
thống sẽ phân văn bản này vào nhóm “Công văn”, và “Quyết định”. Thuật toán này
tương đối hiệu quả song lại chỉ phù hợp cho các nhóm dữ liệu tương đối đặc thù. Khi
phải làm việc với các văn bản ít đặc thù hơn thì cần phải xây dựng các thuật toán phân
loại dựa trên nội dung của văn bản và so sánh độ phù hợp của chúng với các văn bản
đã được phân loại bởi con người. Đây là tư tưởng chính của thuật toán học máy. Trong
mô hình này, các văn bản đã được phân loại sẵn và hệ thống của chúng ta phải tìm
cách để tách ra đặc thù của các văn bản thuộc mỗi nhóm riêng biệt. Tập văn bản mẫu
dùng để huấn luyện gọi là tập huấn luyện (train set) hay tập mẫu (pattern set), quá trình
phân loại văn bản bằng tay gọi là quá trình huấn luyện (training), còn quá trình máy tự
tìm đặc thù của các nhóm gọi là quá trình học (learning). Sau khi máy đã học xong,
người dùng sẽ đưa các văn bản mới vào và nhiệm vụ của máy là tìm ra xem văn bản
đó phù hợp nhất với nhóm nào mà con người đã huấn luyện nó.
Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của phân loại văn bản là ứng dụng
tìm kiếm văn bản. Từ tập dữ liệu đã được phân loại, các văn bản sẽ được đánh chỉ số
đối với từng lớp tương ứng. Người dùng có thể xác định chủ đề mà mình muốn tìm
thông qua các truy vấn.
1.3.2 Nền tảng học máy trong bài toán phân loại
Quy trình phân loại đối với bài toán phân loại văn bản dựa trên kỹ thuật học
máy gồm các bước [1]:
Từ tập dữ liệu ban đầu, chuẩn bị dữ liệu huấn luyện (Training Data) và tập
dữ liệu kiểm tra (Test Data).
Tiền xử lý văn bản và tách từ.
Biểu diễn văn bản theo định dạng có cấu trúc.
Áp dụng phương pháp học đối với tập dữ liệu huấn luyện để phân loại văn
bản.
Sử dụng tập dữ liệu để kiểm tra để thẩm định lại phương pháp.
Đánh giá hiệu quả của phương pháp học.
Xây dựng biểu diễn đặc
trưng văn bản
Huấn luyện phân lớp
Đánh giá kết quả
phân lớp
Hình 1-6: Cấu trúc phương pháp phân loại văn bản.
Để xây dựng hệ thống phân loại văn bản tự động, chúng ta cần một tập các văn
bản được phân loại từ trước: training set là tập văn bản được phân loại trước dùng để
Khoá luận tốt nghiệp Phân loại văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp SVMs
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nhung – Lớp HTTTA-K11 Trang 13/67
huấn luyện phân loại; test set là tập văn bản được phân loại từ trước sử dụng để kiểm
tra tính hiệu quả của quá trình phân loại. Kích thước của hai tập dữ liệu này không
nhất thiết phải bằng nhau.
Giả sử D là tập tất cả các văn bản đã được phân lớp từ trước: D = {d
1
, d
2
, …,
d
m
}, trong đó d
i
tương ứng với văn bản thứ i. Tập các lớp C = {c
1
, c
2
, …, c
|C|
}, c
i
là kí
hiệu của lớp thứ i.
Tập huấn luyện: ký hiệu tập dữ liệu huấn luyện là Tr = {d
1
, d
2
, …, d
n
}.
Hàm phân loại Φ cho các phân loại trong tập C được xây dựng theo quy nạp
dựa trên sự quan sát các đặc trưng của các văn bản trong Tr.
Tập kiểm tra: ký hiệu tập dữ liệu kiểm tra là Te = {d
n+1
, d
n+2
, …, d
m
}, được
sử dụng để kiểm tra hiệu quả phân lớp. Mỗi d
j
Te được đưa vào hệ thống
phân loại để xác định giá trị hàm Φ(d
j
, C
i
), và so sánh giá trị này với quyết
định
~
(d
j
, C
i
) của chuyên gia. Hiệu quả của việc phân loại dựa trên sự phù
hợp giữa Φ(d
j
, C
i
) và
~
(d
j
, C
i
).
Việc chọn các tập dữ liệu huấn luyện và tập dữ liệu kiểm tra thường đảm bảo Tr
Te =
. Nếu điều kiện này bị vi phạm thì kết quả đánh giá hiệu quả của mô hình sẽ
mất đi yếu tố khách quan, khoa học.
Hầu hết các phương pháp phân loại văn bản dựa trên kỹ thuật học máy hiện nay
đều dựa vào tần suất xuất hiện (số lần xuất hiện) của từ hoặc cụm từ trong văn bản,
hoặc dựa vào tần suất xuất hiện của từ trong văn bản và tần suất văn bản (số văn bản
trong tập dữ liệu huấn luyện chứa từ đó). Độ chính xác của kết quả tách từ có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả phân loại, không thể có một kết quả phân loại tốt nếu như
không tách được đúng các từ trong văn bản. Bởi vậy, một vấn đề quan trọng đối với
bài toán phân loại văn bản là phải tách được chính xác các từ trong văn bản. Các văn
bản được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau thì có các đặc trưng riêng của ngôn ngữ
đó, và không có một phương pháp chung nào để tách các từ trong các văn bản được
viết bằng các ngôn ngữ khác nhau.
1.3.3 Phƣơng pháp máy vector hỗ trợ (Support Vector Machines)
Support Vector Machines (SVMs) là một phương pháp học máy mới, được giới
thiệu bởi Vladimir Vapnick và các cộng sự vào năm 1970, nhưng lần đăng báo đầu
tiên là vào năm 1995. Từ đó đến nay, nhiều kết quả nghiên cứu và thực nghiệm thấy
rằng SVMs hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ phân loại.
Phương pháp phân loại SVMs dựa trên nền tảng học máy có giám sát, xuất phát
từ lý thuyết học thống kê, và nguyên tắc tối thiểu hoá rủi ro cấu trúc (Structural Risk
Minimisation), nghĩa là SVMs sẽ cố gắng tìm cách phân loại văn bản sao cho lỗi xảy
ra trên tập kiểm tra là nhỏ nhất. Ý tưởng chính của phương pháp SVMs sẽ là: với một
lớp văn bản cho trước, tìm một mặt phẳng phân tách tối ưu (cho sai số nhỏ nhất) chia
tập dữ liệu thành hai phần, một phần thuộc phía dương của siêu phẳng thì thuộc về chủ
đề văn bản đó, phần còn lại (thuộc phía âm của siêu phẳng) thì không thuộc chủ đề đó.
Ta có thể hiểu, siêu phẳng là một mặt hình học f(x) trong không gian N chiều, với x
R
N
.