Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.07 KB, 41 trang )

Lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế , hoạt động mua bán hàng hóa
giữa các quốc gia ngày càng phát triền, cùng với sự phát triển đó đòi hỏi
hoạt động thanh toán cần phải diễn ra thuận lợi hơn cho các bên tham gia
vào thương mại quốc tế.
Sau thời gian được thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế của Ngân
hàng Sacombank, cùng với việc tham khảo tài liệu, em nhân thấy phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng phổ biến nhất trong hoạt
động thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán này phù hợp và rất hiệu
quả với bối cảnh hiện nay, nó bảo đảm an toàn trong khâu thanh toán so
với các phương thức khác.
Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Sacombank đã tích cực hoàn
thiện các hoạt động thanh toán quốc tế để đáp ứng tốt hơn cho khách
hàng khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì lý do này mà
em chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là : “Hoàn thiện
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Sacombank.” Qua đề tài này em mong muốn có thể đi sâu
vào tìm hiểu hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, đồng thời tìm
ra giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank.
 Phạm vi nghiện cứu : Hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng 4 năm trở lại
đây.
1
Phương pháp nghiên cứu :
Chuyên đề sử dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu :
 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
 Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở


các số liệu thống kê của Ngân hàng Sacombank qua các năm.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, thì chuyên đề của em bao gồm 3 phần:
 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP
Sacombank.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP
Sacombank.
 Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng TMCP Sacombank .
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCTD Tổ chức tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
CP Chính phủ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
SACOMBANK Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín
TTQT Thanh toán quốc tế
L/C Thư tín dụng
3
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Sacombank
1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sacombank
- Tên doanh nghiệp: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương
Tín.
- Tên giao dịch quốc tế: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL
JOINT STOCK BANK.
- Mã chứng khoán: STB
- Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP Hồ

Chí Minh, Việt Nam.
- Điện thoại: (84-8) 39320424
- Fax: (84-8) 39320424
- Website: www.sacombank.com.vn
- Vốn điều lệ: 9179 tỷ đồng ( tại thời điểm 31/12/2011)
- Tài khoản: Số 453100804 tại ngân hàng nhà nước- chi nhánh TP Hồ Chí
Minh.
- Mã số thuế: 0301103908
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 059002 do sở kế hoạch và đầu
tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 03/01/1992
- Giấy phép thành lập: Số 310103908 do UBND TP.Hồ Chí Minh cấp
ngày 03/01/1992
- Logo:
- Ngành nghề kinh doanh:
 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới hình thức tiền
gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi.
 Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay
vốn của các tổ chức tín dụng khác.
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
 Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật
 Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
 Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế.
 Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác.
 Huy động bao thanh toán.
4
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín được thành
lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Qua 20 năm
hoạt động và phát triển đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng

10215 tỷ đồng và trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần hàng đầu của Việt Nam với 366 điểm giao dịch, trong đó có 67 chi
nhánh/sở giao dịch, 295 phòng giao dịch và 01 chi nhánh tại Lào và 01
chi nhánh tại Campuchia (tính đến thời điểm 31/12/2011).
Ngày 12/07/2006 Ngân hàng TMCP Sacombank là ngân hàng đầu
tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán
TP.Hồ Chí Minh đây là sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát
triển của thị trường vốn Việt Nam cũng như tạo tiền đề cho sự niêm yết
vốn của các ngân hàng thương mại khác. Đến năm 2008, Sacombank
cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động
theo mô hình tập đoàn tài chính tư nhân với 5 công ty trực thuộc và 5
công ty liên kết.
Với việc khai trương chi nhánh tại Lào vào năm 2008 và khai
trương chi nhánh tại Campuchia năm 2009, Sacombank trở thành ngân
hàng đầu tiên của Việt Nam mở chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem
là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới chi nhánh của
Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,
tài chính của khu vực Đông Dương.
Sacombank cũng vinh dự được nhận rất nhiều bằng khen và giải
thưởng uy tín như:
5
• “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2011” do
tổ chức Global Finance bình chọn.
• “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam năm 2011” do tổ chức
The Asset ( Hồng Kông) bình chọn.
• “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm
2011” do tổ chức The Asset bình chọn.
• “ Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm
2010” do tổ chức The Asset bình chọn.
• “ Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam

năm 2009” do tổ chức Global Finance bình chọn.
• “ Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking
& Finance bình chọn.
• “ Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2008” do The Asset
bình chọn.
• “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do tổ chức Global
Finance bình chọn.
• “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Finance Asia bình
chọn.
• “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Euromoney bình
chọn
1.3 Qúa trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Sacombank

Bảng 1: Vốn điều lệ của Sacombank các năm
6
Stt Ngày Vốn điều lệ (triệu đồng)
1 16/04/2007 4.448.814
2 20/08/2008 5.115.830
3 23/11/2009 6.700.353
4 16/11/2010 9.179.230
5 27/12/2011 10.215.540
(Nguồn: Báo cáo bạch Sacombank)
Giai đoạn 5 năm gần đây nền kinh tế thế nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng trải qua một thời kỳ khó khăn, đặc biệt là cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nhưng tốc độ tăng trưởng của
Sacombank vẫn khá cao đạt trung bình 18% giai đoạn 2007-2011. Đây là
kết quả hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực của toàn thể cán bộ và
nhân viên của Sacombank, qua đó khẳng định vị thế của một trong những
ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
1.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sacombank


- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank:
7

8
1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản trị của Sacombank
 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Sacombank, quyết định những vấn đề thuộc vấn đề thuộc nhiệm vụ
và quyền hạn được luật pháp và điều lệ Sacombank quy định.
 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn
quyền nhân danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan
đến mục đích, quyền lợi và mục đích, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm tra hoạt động hoạt động tài chính,
giám sát việc hành chế độ hạch toán, hoạt động của chế độ kiểm tra
và kiểm toán nội bộ Sacombank. Hội đồng đầu tư và tài chính:
Là cơ quan xem xét và ra các quyết định các khoản đầu tư tài
chính của ngân hàng.
 Hội đồng tín dụng: Là cơ quan xem xét, ra các quyết định cấp tín
dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn theo quy định.
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ ngân hàng

 Phòng nghiệp vụ ngân hàng thuộc hội đồng chuyên trách: Quản
lý các hoạt động đầu tư, góp vốn, quản lý chất lượng hoạt động tín
dụng, thẩm định hồ sơ
 Phòng nghiệp vụ ngân hàng thuộc tổng giám đốc: Tham mưu,
xây dựng chiến lược phát triển Sacombank, quản lý và thiết kế các
dự án liên quan đến chất lượng và hiệu quả dịch vụ làm việc
 Phòng nghiệp vụ ngân hàng thuộc mảng nhân sự và đào tạo:
Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, xây dựng quy chế lương

Phòng nghiệp vụ ngân hàng thuộc mảng cá nhân: Nghiên cứu
9
thị trường sản phẩm, quản lý sản phẩm, phát triển hoạt động kinh
doanh, tư vấn, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng
 Phòng nghiệp vụ ngân hàng thuộc mảng doanh nghiệp: quản lý
và phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, xử lý thông tin và
phản hồi của khách hàng, phân bổ kế hoạch kinh doanh, đào tạo và
phát triển đội ngũ nhân viên
 Phòng nghiệp vụ ngân hàng thuộc mảng tiền tệ: Thực hiện và
quản lý kinh doanh ngoại tệ, vàng, chứng khoán điều hành thanh
khoản của Sacombank, kiểm soát hỗ trợ các hoạt động kinh doanh
vốn
 Phòng nghiệp vụ thuộc mảng công nghệ thông tin: Triển khai hạ
tầng công nghệ, hỗ trợ và khai thác các ứng dụng, quản lý dữ liệu
Phòng quản lý ngân hàng thuộc mảng tài chính: Xây dựng kế
hoạch tài chính, tổng hợp, đánh giá và phân tích tình hình hoạt
động của Sacombank, kế toán tài chính
 Phòng nghiệp vụ ngân hàng thuộc mảng vận hành: Quản lý các
nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, chuyển tiền quốc tế,
thanh toán nội địa.
 Phòng quản lý ngân hàng thuộc mảng quản lý rủi ro: quản lý
rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động
1.5 Các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng TMCP Sacombank

1.5.1 Sản phẩm tiền gửi
1.5.1.1. Khách hàng cá nhân
 Tiết kiệm có kỳ hạn: khách hàng gửi tiền được nhận lãi suất cao
căn cứ vào kỳ hạn gửi.
10
 Tiết kiệm không kỳ hạn: phục vụ cho nhu cầu gửi hoặc rút tiền

mặt ngay khi cần.
 Tài khoản tiền gửi thanh toán: ngoài việc có thể gửi và rút ngay
khi cần, khách hàng còn có thể sử dụng các công cụ thanh toán như
ủy nhiệm chi, séc, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử….để chuyển tiền,
thanh toán.
 Tiền gửi có kỳ hạn: tương tự các tiện ích của tiết kiệm có kỳ hạn.
 Tiền gửi Tương lai: là lọai hình tiền gửi có kỳ hạn được mở dưới
hình thức gửi góp một số tiền cố định hàng tháng để đạt được số
tiền thụ hưởng mong muốn trong tương lai.
 -Tiết kiệm Bội thu: khách hàng gửi tiền, khi có nhu cầu tất toán
trước hạn vẫn được nhận lãi suất cao của kỳ hạn thực gửi cho tất cả
số ngày đã gửi.
 Tiết kiệm Phát lộc: Khách hàng có thể tất toán tài khoản vào ngày
kết thúc kỳ hạn nhận lãi mà vẫn được bảo toàn tiền lãi đã nhận.
 Tiết kiệm kỳ hạn thả nổi: Khách hàng gửi tiền được đăng ký thêm
kỳ hạn tất toán trước hạn để được hưởng lãi suất kỳ hạn đã gửi.
 Tiết kiệm trung hạn đa năng: Khách hàng có thể rút một phần
vốn gốc khi chưa đến hạn mà vẫn hưởng lãi suất cao theo thời gian
thực gửi, phần vốn còn lại được nhận đủ lãi suất cho đến khi kết
thúc kỳ hạn gửi.
 Tài khoản tuần năng động: đáp ứng nhu cầu gửi tiền ngắn hạn
của khách hàng, bao gồm kỳ hạn 1,2,3 tuần; loại tiền VND và
USD.
1.5.1.2 Khách hàng doanh nghiệp
 Tiền gửi thanh toán: đáp ứng các nhu cầu nhận và thanh toán của
tổ chức một cách nhanh chóng.
11
 Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi mà khách hàng có
thể lựa chọn nhiều kỳ hạn khác nhau tại Sacombank tùy theo kế
hoạch sử dụng vốn của mình.

 Tiền gửi khác: Tiền gửi góp vốn mua cổ phần dành cho Nhà đầu
tư nước ngoài, Tiền gửi ký quỹ, Tiền gửi giữ hộ, Tiền gửi đầu tư…
1.5.2 Sản phẩm tín dụng

1.5.2.1 Khách hàng cá nhân
 Vay kinh doanh: tài trợ vốn cho khách hàng để phục vụ hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
 Vay tiêu dùng – Bảo toàn: tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu
tiêu dùng và dùng bất động sản làm tài sản đảm bảo.
 Vay mua nhà: tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu mua/nhận
chuyển nhượng bất động sản.
 Vay tiêu dùng – Cán bộ nhân viên nhà nước: tài trợ vốn cho các
cá nhân là Cán bộ nhân viên nhà nước công tác tại đơn vị nhà nước
dưới hình thức vay tín chấp nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên
cơ sở nguồn trả nợ từ tiền lương và phụ cấp.
 Vay tiêu dùng – Bảo tín: tài trợ vốn cho khách hàng CBNV công
tác tại các đơn vị được Sacombank chấp nhận.
 Vay tiểu thương chợ: tài trợ vốn cho các khách hàng là tiểu
thương có nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh tại các chợ.
 Vay du học: tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu du học tại chỗ
hoặc du học tại nước ngoài.
 Cho vay chứng khoán: tài trợ khách hàng có nhu cầu vay cầm
cố,thế chấp chứng khoán để mua chứng khoán.
12
 Vay chứng minh năng lực tài chính: áp dụng đối với khách hàng
có nhu cầu bổ túc hồ sơ xin xét cấp Visa Du học, Du lịch…
 Vay mua xe ô tô: tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu mua xe ô
tô và dùng chính chiếc xe mua làm tài sản đảm bảo.
1.5.2.2 Khách hàng doanh nghiệp
 Cho vay bổ sung vốn lưu động: Là các sản phẩm cho vay sản

xuất kinh doanh truyền thống mà Sacombank cung cấp cho khách
hàng doanh nghiệp để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư, dự
án.
 Cho vay kinh doanh trả góp: Là sản phẩm cho vay sản xuất kinh
doanh dành cho các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo
đó khách hàng có thể thỏa thuận trả vốn góp theo định kỳ.
 Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng vốn kịp thời: Là sản
phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho các
doanh nghiệp tư nhân có món vay nhỏ.
 Cho vay VND theo lãi suất USD: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
xuất khẩu được vay VND nhưng được áp dụng lãi suất vay vốn
theo lãi suất USD nhằm giảm chi phí sử dụng vốn của khách hàng.
 Cho vay lãi cấn trừ doanh nghiệp khu công nghiệp: Mang đến
một giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn vay của
doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp tạiViệt Nam.
 Cho vay ứng trước tiền bán hàng dành cho khách hàng thu hộ:
Giải pháp nhằm hỗ trợ vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp đang
thực hiện dịch vụ thu hộ qua Sacombank.
13
 Tài trợ sản xuất kinh doanh xuất khẩu: Giải pháp hỗ trợ vốn cho
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
 Tài trợ thương mại trong nước: Là sản phẩm cho vay Bổ sung
vốn lưu động ngắn hạn cho các Nhà phân phối trong thương mại
trong nước.
 Tài trợ L/C xuất khẩu: tài trợ vốn ngắn hạn, không có đảm bảo
bằng tài sản dành cho các tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh
doanh xuất khẩu.
 Chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất khẩu: cấp tín
dụng bằng hình thức mua lại hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất
khẩu từ nhà xuất khẩu.

 Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu: cấp tín dụng có đảm
bảo bằng tài sản thông qua hình thức ứng trước một phần giá trị bộ
chứng từ.
 Bảo lãnh: Sacombank cung cấp đầy đủ các sản phẩm bảo lãnh
trong nước và nước ngoài với đa dạng hình thức.
 Bao thanh toán: Sacombank cấp tín dụng cho khách hàng thông
qua việc mua lại khoản phải thu có truy đòi đối với hợp đồng mua
bán hàng hóa dịch vụ trong nước và xuất khẩu theo phương thức
thanh toán D/P, D/A và T/T.
1.5.3 Dịch vụ chuyển tiền
 Chuyển tiền trong nước: thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền
theo yêu cầu của khách hàng tại các tỉnh, thành trên toàn lãnh
thổ Việt Nam.
 Chuyển tiền tận nhà: chuyển tiền và chi trả tiền tận nhà hoặc
địa điểm chỉ định trong toàn lãnh thổ Việt Nam 24 giờ trong
ngày.
14
 Chuyển tiền ra nước ngoài: thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ
khách hàng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
 Chuyển tiền nhanh: qua Mỹ, Úc, Canada đến tận nơi trong
vòng từ 30 phút đến 24 giờ.
 Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: nhận tiền chuyển về
của khách hàng đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài về
Việt Nam.
 Chuyển tiền MoneyGram: nhận tiền từ nước ngoài chuyển về,
khách hàng có thể nhận tiền sau 10 phút kể từ khi người gửi
hoàn tất thủ tục chuyển.
1.5.4 Thanh toán quốc tế
 Chuyển tiền bằng điện (T/T): thực hiện các hình thức chuyển tiền
ra nước ngoài thông qua hệ thống Swift.

 Chuyển tiền 01 giờ: là hình thức chuyển tiền nhanh 02 chiều giữa
Sacombank trong nước và Sacombank nước ngoài thông qua hệ
thống thanh toán nội bộ, với thời gian thực hiện tối đa là 01 giờ.
 Nhờ thu: thực hiện các dịch vụ nhờ thu theo yêu cầu của khách
hàng trong nước thông qua việc chuyển yêu cầu thanh toán/chuyển
bộ chứng từ xuất khẩu ra nước ngoài (nhờ thu xuất khẩu), tiếp nhận
bộ chứng từ từ nước ngoài để chuyển cho khách hàng trong nước
(nhờ thu nhập khẩu).
 Tín dụng chứng từ. Thực hiện tất cả các dịch vụ liên quan đến
nghiệp vụ tín dụng chứng từ như: phát hành/tu chỉnh L/C, thanh
toán L/C, kiểm tra BCT, …
 Các sản phẩm, dịch vụ liên quan khác: dịch vụ xuất nhập khẩu
trọn gói, dịch vụ lập bộ chứng từ xuất khẩu,
15
1.6 Tình hình huy động vốn của Sacombank
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank trong
các năm là khá cao.Nguồn vốn huy động tập trung ở khu vực dân cư và
vốn ủy thác của các tổ chức tài chính nước ngoài, với mức lãi suất huy
động phù hợp. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng, đồng thời thể hiện vị thế của ngân hàng
Sacombank đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trong nước và
đặc biệt là những tổ chức tài chính nước ngoài.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Sacombank các năm
( Đơn vị : Triệu đồng)
Khoản mục 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Số dư Tỷ
trọng
(%)
Số dư Tỷ
trọng

(%)
Số dư Tỷ
trọng
(%)
TCTD,NHNN
và CP
6.005.720 6,96 20.296.319 16,08 20.949.915 14,15
TCKT và dân

78.497.393 90,92 103.804.431 82,25 124.807.810 84,3
Uỷ thác 1.831.709 2.12 2.102.704 1,67 2.296.359 1,55
Cộng 86.334.822 100 126.203.454 100 148.054.084 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2009, 2010, 2011)
Năm 2010 tổng vốn huy động Sacombank đạt 126.203 tỷ đồng,
tăng 39.868 tỷ đồng, tương ứng tăng 46,18% so với năm 2009. Như vậy,
theo đà phục hồi của nền kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính
ngân hàng trong hai năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của
năm 2010 ở mức khá cao và tương đương với năm 2009. Nguồn vốn huy
động của Sacombank chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm
16
2010 Sacombank đã huy động từ khu vực này 103.804 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng khoảng 82% trong tổng vốn huy động, tăng 25.307 tỷ đồng, tương
ứng tăng 32,24% so với năm 2009. Huy động từ các tổ chức tín dụng
trong năm 2010 chiếm 16,08% tổng vốn huy động tương đương 20.296 tỷ
đồng, tăng đáng kể so với năm 2009. Đến 31/3/2011, số dư vốn huy động
đạt 123.761 tỷ đồng, giảm 2.442 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,93% so với
thời điểm cuối năm 2010. Nguyên nhân giảm là do bước sang quý
1/2011, tình hình lãi suất tăng cao, ít nhiều gây khó khăn đến hoạt động
huy động vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động của Sacombank cũng

có sự biến động: giảm các khoản tiền gửi và tiền vay các TCTD khác,
tăng khoản huy động từ TCKT và khu vực dân cư. Đến 31/12/2011 tỷ
trọng số dư huy động từ các nguồn như sau: huy động từ TCTD, NHNN
và Chính phủ: 14,11%; huy động từ TCKT và dân cư: 84,04%; vốn ủy
thác: 1,85%.
Về tình hình nhận vốn ủy thác, trong năm 2010, Sacombank đã nhận
vốn ủy thác từ các tổ chức quốc tế và tổ chức khác với số vốn là 2.103 tỷ
đồng, tăng 271 tỷ đồng tương tứng với 14,79% so với năm 2009. Nguồn
vốn ngày được ủy thác từ các tổ chức sau: RDF, FMO, SMEDF, IFC,
ADB, PROPARCO. Vì đây là khoản vay tín chấp với chi phí vốn tương
đối rẻ nên lượng vốn này chiếm tỷ trọng tương đối thấp, năm 2010 vốn
ủy thác từ sáu tổ chức trên chỉ chiếm 1,67% so với tổng vốn huy động.
Đến 31/12/2011, tổng số dư vốn ủy thác là 2.296 tỷ đồng, tăng 193
tỷ đồng, tương đương tăng 9,18% so với thời điểm năm 2010.
Sacombank luôn chủ trương huy động nguồn vốn ủy thác này để góp
phần hỗ trợ cho một số đối tượng khách hàng với giá tương đối rẻ.
1.7 Hoạt động tín dụng của Sacombank
17
1.7.1 Tốc độ tăng dư nợ tín dụng:
Cuối năm 2010, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank là 77.486 tỷ, tăng
21.989 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,62% so với năm 2009. Dư nợ tín dụng
chủ yếu là từ khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, cho vay các tổ
chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất thấp (cuối năm 2009 số dư là 127 tỷ
đồng chiếm 0,16% tổng dư nợ)
Đến 31/12/2011, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank ở mức 83.685
tỷ đồng, tăng 6.199 tỷ đồng, tương ứng tăng 8% so với thời điểm năm
2010. Nhìn chung, mức độ tăng trưởng tín dụng trong quý 1/2011 là chưa
cao, nguyên nhân là do lãi suất cho vay tăng theo sự gia tăng của lãi suất
huy động làm cho khách hàng cân nhắc trong việc vay vốn, đồng thời
Ngân hàng từng bước thực hiện quy định về giới hạn tăng trưởng tín dụng

theo quy định của NHNN. Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ PhầnSacombank
Bảng 3: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng
( Đơn vị : Triệu đồng)
Khoản mục 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Số dư Số dư % Tăng Số dư %
Tăng
TCTD 249.425 127.163 -49% 185.754 46%
Khách hàng 55.247.904 77.359.055 40% 86.335.781 10%
Tổng dư nợ 55.497.329 77.486.218 39,62% 86.521.535 11,67%

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2009, 2010,
2011)
1.7.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng:
18
Về mặt cơ cấu dư nợ, Sacombank tiếp tục dành nhiều quan tâm
hỗ trợ vốn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư
nhân. Đến cuối năm 2010, dư nợ của khu vực công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân đạt 42.037 tỷ đồng chiếm
54,34% tổng dư nợ. Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ nên đối
tượng cho vay cá thể, hộ gia đình cũng chiếm tỷ lệ cao, đạt 27.778 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 35,91% trong tổng dư nợ.
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2010
(Nguồn: Báo cáo bạch Sacombank 2010)
1.7.3 Chất lượng dư nợ tín dụng:

Bảng 5: Chất lượng tín dụng
Khoản mục 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Tỷ lệ nợ quá hạn 0,880% 0,560% 0,897%
Tỷ lệ nợ xấu 0,688% 0,521% 0,557%

Tỷ lệ an toàn vốn 11,41% 9,97% 9,43%
19
Tổng dư nợ cho
vay khách hàng
(triệu đồng)
55.247.904 77.359.055 86.521.535

( Nguồn: Báo cáo bạch Sacombank 2009,2010,2011)
Theo đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, trong năm 2010 chất
lượng tín dụng đã cải hiện đáng kể so với năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn
năm 2010 ở mức 0,560%, giảm 0,320% so với năm 2009. Đây là một nổ
lực rất lớn trong việc quản lý chất lượng tín dụng. Sacombank đã thành
lập các Ban, Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ ngay từ đầu năm nhằm phát
huy tối đa kinh nghiệm xử lý nợ, thấu hiểu và chia sẻ khó khăn với khách
hàng vay vốn trong quá trình xử lý nợ, triển khai thực hiện việc tái thẩm
định tài sản đảm bảo, đánh giá các khoản vay và cam kết ngoại bảng để
tăng cường biện pháp quản lý. Liên tục trong ba năm gần đây, tỷ lệ nợ
quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ của Sacombank luôn được duy trì ở
mức thấp hơn 1%. Tỷ lệ nợ xấu 2011 ở mức 0,557% so với năm 2009 đã
giảm 0,131%. Tỷ lệ an toàn vốn tại thời điểm cuối năm 2011 là 9,47%,
giảm 0,54% so với thời điểm cuối năm 2010, tỷ lệ này tương đối thấp, tuy
nhiên điều này cũng cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo với
mức an toàn tối thiểu là 9% do NHNN quy định. Nhìn chung tình hình
chất lượng lượng tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn nhìn chung không có biến
động nhiều trong thời gian vài năm gần đây, nằm ở mức khá tốt và đều ở
trong mức quy định của NHNN.
20
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Sacombank

2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Sacombank:
Hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank càng lúc càng phát triển
do ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, mở rộng dịch vụ, phạm vi áp
dụng và tăng nhanh tốc độ xử lý.
Bảng 6 : Doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank các năm

(Đơn vị : triệu USD)
Năm 2008 2009 2010 2011
Doanh số TTQT 3.729 4.167 5.726 6.756
(Nguồn: Sacombank.com.vn)
Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2011 (bằng USD và ngoại
tệ khác quy đổi) là 6.756 triệu USD tăng 1030 triệu USD tương đương
với 18% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán quốc
tế giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 là 16%. Dịch vụ thanh toán quốc
tế của Sacombank bao gồm rất nhiều hình thức thanh toán với nhiều tiện
ích, nhiều loại ngoại tệ, dịch vụ:
 Xuất nhập khẩu trọn gói: Sacombank cung cấp trọn gói các dịch
vụ liên quan đến xuất nhập khẩu cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ
21
giao nhận, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ
lập bộ chứng từ xuất khẩu :
 Dịch vụ “Tín dụng chứng từ (L/C) nhập khẩu”: đáp ứng nhu
cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho
nhà xuất khẩu theo phương thức L/C của các doanh nghiệp.
 Chuyển tiền thanh toán trước: Là hình thức chuyển tiền ra nước
ngoài để thanh toán tiền hàng trước khi khách hàng nhận được
hàng hóa nhập khẩu.
 Dịch vụ nhờ thu: Sacombank thu hộ tiền cho khách hàng căn cứ
vào hối phiếu do khách hàng lập ra.

 Phát hành và thanh toán bằng Bankdraft: Là hình thức thanh
toán cho các mục đích hợp pháp bằng Bankdraft.
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân
Hàng Thương Mại Cổ PhầnSacombank:
Trong vòng 5 năm trở gần đây, mặc dù kinh thế thế giới có nhiều
khó khăn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ
tăng trưởng GDP khá cao. Cùng với sự phát triển nền kinh tế đất nước,
trong những năm qua, Sacombank đã không ngừng đổi mới và nâng cao
chất lượng nghiệp vụ thanh toán, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C để
phục vụ tốt cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng
hoá XNK, qua đó ngân hàng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
2.2.1 Quy trình thanh L/C tại Ngân Hàng Sacombank
 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng Sacombank.
A. Những thủ tục cần thiết khi mở L/C tại ngân hàng Sacombank:
22
 Giấy yêu cầu mở L/C ( theo mẫu).
 Hợp đồng ngoại thương ( bản sao).
 Hợp đồng bảo hiểm (nếu có).
 Giấy phép nhập khẩu.
 Hợp đồng bảo lãnh ( L/C trả chậm).
 Bản sao hồ sơ phấp lý.
 Tờ trình tín dụng được duyệt, phương án vay vốn.
 Đơn xin mua ngoại tệ.
 Giấy ủy quyền cử người giao dịch với ngân hàng.
 Văn bản cam kết lịch thanh toán ( L/C trả chậm).
B. Quy trình phát hành L/C nhập khẩu tại Sacombank
 Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo tiêu chí sau: Hồ sơ
đủ loại chứng từ, chữ ký có thảm quyền, nội dung hợp đồng
bảo hiểm phù hợp.
 Bước 2: Lập tờ trình: Cần thể hiện mục đích sử dụng của nhà

nhập khẩu, thông tin về nhà cung cấp.
 Bước 3: Thực hiện ký quỹ, xuất nhập ngoại bảng, soạn và in
điện L/C:
 Bước 4: Trình ký và duyệt điện phát hành L/C: Trình toàn bộ
hồ sơ cho trưởng phòng hoăc giám đốc kiểm tra. Sau đó trình
ban lãnh đạo chi nhánh duyệt ký quỹ và ký duyệt điện phát
hành L/C để chuyển điện L/C lên hội sở.
 Bước 5: Hội sở tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ từ chi
nhánh: Kiểm tra nội dung L/C để đảm bảo các điều khoản rõ
23
ràng không mâu thuẫn. Kiểm tra xác định lại ngân hàng nhận
điện L/C. Sau đó trình kiểm soát viên, trưởng phòng hội sở ký.
 Bước 6: Hội sở chuyển điện Swift ra nước ngoài.
 Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ phát hành.
C. Quy trình xử lý L/C
 Tiếp nhận bộ chứng từ từ nước ngoài chuyển về: Mở bì thư,
đóng dấu chứng từ đến, lưu lại một bộ photo các chứng từ
cùng chỉ dẫn thanh toán.
 Kiểm tra bộ chừng từ: Các cơ sở để kiểm tra là: L/C do
Sacombank phát hành, UCP theo quy định trong L/C. Nếu
chứng từ hợp lệ yêu cầu khách hàng thanh toán và trao bộ
chứng từ gốc cho khách hàng. Nếu chứng từ không hợp lệ thì
chuyển lên hội sở bản gốc Cover Letter, bản sao hối phiếu,
Invoice, B/L và các chứng từ bất hợp lệ khác.
 Xử lý chứng từ bất hợp lệ: Gửi thông báo chứng tù bất hợp lệ
cho khách hàng, và gửi điện Swift ra nước ngoài. Sau đó là
việc gia hạn thanh toán, giảm giá trị thanh toán hoặc trả lại bộ
chứng từ tùy theo từng trường hợp.
 Ký hậu vận tải đơn, phát hành thư bảo lãnh nhận hàng: ngân
hàng ký hậu vận tải đơn cho khách hàng khi họ đã hoàn thành

nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng.
D. Quy trình thanh toán L/C
 L/C trả ngay: đối với bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng phải
thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được chứng từ
(theo UCP 600).
24
 L/C trả chậm: Sau khi nhận được hối phiếu và được khách
hàng ký chấp nhận thanh toán, chi nhánh gửi điện chấp nhận
thanh toán lên hội sở, đến ngày đáo hạn mới thực hiện thanh
toán.
 L/C xác nhận: Việc thanh toán sẽ được xử lý tùy vào từng
trường hợp theo yêu cầu của khách hàng và ngân hàng xã
nhận.
 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng Sacombank.
 Bước 1: Nhận, thông báo và xác nhận L/C xuất khẩu:
Chi nhánh Thủ Đô nhận, thông báo L/C và các tu chỉnh có liên quan
cho khách hàng của mình khi nhận được thông báo L/C từ Ngân hàng
Sacombank hoặc khi nhận được L/C thông báo đã được xác thực từ
các Ngân hàng khác trong nước.
Trước khi thông báo cho khách hàng, L/C và các tu chỉnh có liên quan
đến L/C phải đảm bảo tính xác thực thông qua ký hiệu mật đã thoả
thuận hoặc chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký của Ngân hàng thông báo đầu
tiên.Việc xác nhận các L/C chỉ được thực hiện qua Ngân hàng
Sacombank.
 Bước 2: Hoàn thiện và gửi chứng từ đòi tiền:
Chi nhánh được phép nhận, kiểm tra và xử lý trong phạm vi 5 ngày
làm việc, nhưng phải đảm bảo khi chứng từ gửi đến Ngân hàng nhận
chứng từ theo chỉ dẫn trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Nếu kiểm tra nếu thấy sự khác biệt hoặc sai sót của chứng từ cần phảỉ
sử lý:

25

×