Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò của các yếu tố trực quan cấu thành thương hiệu trong quá trình tiến hành hoạt động marketing của vietfoods

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.35 KB, 31 trang )

Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
2.1.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 14
2.1.3 THỊ TRƯỜNG 17
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1: Bảng đánh giá về độ nhận biết của KH đối với một số sản
phẩm thạch thị trường trong nước năm 2010 17
HÌNH
2.1.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 14
2.1.3 THỊ TRƯỜNG 17
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng,
phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh
thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt,
nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
"Gạo Việt nam chưa có thương hiệu", "Bảo hộ thương hiệu, nước đến chân
mới nhảy", "Thương hiệu Việt nam ra đến nước ngoài là mất", là những tiêu đề
nóng hổi trên các phương tiện thông tin đại chúng vừa qua. Quãng đường từ quan
điểm quảng cáo "chất lượng tốt" đến "nâng niu bàn chân Việt", "cảm giác rất Yo-


most" hay "mang lại sự tự tin" là một khoảng cách rất lớn. Câu chuyện của cà
phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, nước mắm Phú Quốc, thường in đậm dấu
ấn vào trí nhớ của các giám đốc và làm cho họ ngày càng mong muốn có một
thương hiệu mạnh hơn. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu nhằm lăng
xê một nhãn hiệu. Song chỉ có vài người là thành công. Đầu tư vào thương hiệu
như thế nào luôn là một câu hỏi không có một lời giải đáp chung. Lịch sử
marketing đã chỉ ra đã có bao nhiêu đầu tư một cách sai lầm vào một thương hiệu,
chủ yếu vì họ đã không hiểu cái gì trở thành một thương hiệu và không tự lượng sức
mình khi cố đạt đến một hình ảnh thương hiệu nằm ngoài khả năng.
Từ thực tế đó, chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng thương
hiệu và bước đầu tiên là phải hiểu rõ những gì tạo nên một thương hiệu?
Có 2 bộ phận chính cấu thành thương hiệu là nhóm các yếu tố trực quan và
nhóm các yếu tố hình tượng. Hai bộ phận này tác động qua lại lẫn nhau và đều góp
phần rất quan trọng trong thành công của một thương hiệu.Trong đó, nhóm các yếu
tố trực quan là những nhân tố tiếp xúc với khách hàng đầu tiên do đó doanh nghiệp
phải hết sức thận trọng trong việc xây dựng và phát triển các yếu tố này để có thể
gây ấn tượng với khách hàng. Để làm được điều này, việc đầu tiên ta phải làm đó là
xác định rõ vai trò của nhóm yếu tố trực quan cấu thành thương hiệu trong quá trình
tiến hành hoạt động marketing của doanh nghiệp.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
1
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
Đề án được kết cấu thành ba phần không kể mở đầu, kết luận, phụ lục và danh
mục tham khảo:
Phần 1. Một số vấn đề lý luận về vai trò của nhóm yếu tố trực quan cấu thành
thương hiệu trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Phần 2. Thực trạng về việc phát huy vai trò của các yếu tố yếu tố trực quan
cấu thành thương hiệu trong quá trình tiến hành hoạt động marketing của Vietfoods

Phần 3. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò của các yếu tố trực quan
cấu thành thương hiệu trong quá trình tiến hành hoạt động marketing của Vietfoods
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS. TS Nguyễn Viết Lâm đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
2
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
PHẦN 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÓM
YẾU TỐ TRỰC QUAN CẤU THÀNH THƯƠNG HIỆU
TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát thương hiệu và nhóm các yếu tố trực quan cấu thành
thương hiệu là gì?
1.1.1 Khái quát về thương hiệu
1.1.1.1 Khái niệm
• Theo người tiêu dùng: Thương hiệu là khái niệm về sản phẩm với dấu hiệu
của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và
xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyềns ở hữu của nhà sản xuất
và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
• Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Thương hiệu
là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá
hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một
tổ chức.
Có thể nói, thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay khách
hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Đối với khách hàng, thương hiệu đại
diện cho một sự cuốn hút, tổng thể giá trị hay những thuộc tính giúp cho người tiêu
dùng nhận thức và phân biệt đối với sản phẩm khác. Như vậy, một thương hiệu sẽ
lớn hơn một sản phẩm rất nhiều. Sản phẩm chỉ có thể trở thành thương hiệu khi nó

là biểu tượng của các yếu tố hữu hình, vô hình và tâm lý của sản phẩm và doanh
nghiệp. Nói cách khác, thương hiệu chỉ tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng
xác nhận.
1.1.1.2 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi
thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ
hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
3
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, đó sẽ là cam kết giữa doanh nghiệp và
khách hàng. Người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên
tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn
định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có
sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở
rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách
hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài
toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Thứ ba, thương hiệu giúp doanh nghiệp làm tốt hơn nhiệm vụ phân đoạn thị
trường đồng thời là nhân tố trung tâm trong chiến lược định vị của doanh nghiệp.
Với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các
cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn
đầu tư, thu hút nhân tài
Ngoài ra, thương hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng ký
sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật chống lại những tranh chấp thương mại do
các đối thủ cạnh tranh làm hàng “nhái”, hàng giả.

Thứ tư, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Xem xét
bất kỳ một thương hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như - Coca-
Cola, BMW, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những
công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán
hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh.
Thứ năm, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản
quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với
hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm.
Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều
kiện cho việc phát triển văn hoá-xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế
thế giới. Chẳng hạn, khi nói đến Sony, Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây
là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc dù ngày nay nó được sản xuất thông qua
rất nhiều quốc gia dưới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dưới hình thức
liên doanh, liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
4
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
Thứ sáu, đối với Việt Nam, trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày
càng cao, nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều
so với trước đây. Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn
mua sắm, bởi thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào
chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro. Vì vậy,
nếu muốn chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp
cần đầu tư bài bản cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Tóm lại, thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp: thương
hiệu là tài sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành
quả mà doanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình.

1.1.2 Khái quát về nhóm các yếu tố trực quan cấu thành thương hiệu:
1.1.2.1 Tên thương hiệu
• Khái niệm: Cái tên là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa
chọn của khách hàng và doanh nghiệp phải được trang bị kỹ để giành được ưu thế
ngay từ đòn phủ đầu
- Dưới góc độ xây dựng thương hiệu,tên thương hiệu là thành tố cơ bản vì nó
thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh
tế.Tên thương hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận
thức thương hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên thương hiệu là một yếu tố quan
trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy
thương hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm dịch vụ trong những tình
huống mua hàng.
- Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên thương hiệu được tạo thành từ sự kết hợp
của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không
thuộc các dấu hiệu loại trừ. Đáp ứng các yêu cầu này, tên thương hiệu sẽ được bảo
hộ với tư cách là thương hiệu hàng hoá.
• Ý nghĩa: tên thương hiệu đó có lẽ là yếu tố trung tâm nhất của mọi yếu tố
thương hiệu. Một tên thương hiệu lý tưởng phải dễ nhớ và có khả năng truyền đạt
cao về các thuộc tính và lợi ích của sản phẩm đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Có thể được chuyển đổi sang các nền văn hóa và vùng địa lý và có thể chuyển giao
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
5
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
cho các lọai sản phẩm khác nhau. Ý nghĩa của thương hiệu phải phù hợp và tồn tại
lâu dài qua thời gian, và cuối cùng được bảo vệ chắc chắn cả về mặt pháp lý và
cạnh tranh.
• 1.1.2.2 Logo ( biểu tượng)

•Khái niệm
- Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu
góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Thông thường,
logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. Các nghiên cứu
đều cho thấy lợi ích của logo đối với nhận thực nhãn hiệu của khách hàng là rất
quan trọng. Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông
qua chương trình tiếp thị hỗ trợ, so với nhãn hiệu, logo trìu tượng, độc đáo và dễ
nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa
gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua
chương trình tiếp thị hỗ trợ.
- Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành
một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy, logo
được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá. Với đặc tính đa dạng của
các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết (tên
doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết tạo ra một bản sắc
riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu tượng đặc trưng, là "bộ mặt" của thương
hiệu.
•Ý nghĩa:
- Do có tính hình tượng cao nên logo và biểu tượng được xem như một công
cụ hữu hiệu nhằm tăng cường nhận biết về thương hiệu và khác biệt hóa trong cạnh tranh.
- Do có tính linh hoạt cao nên logo hoàn toàn có thể được điều chỉnh cho phù
hợp với từng thời kỳ, hơn nữa nó cũng có thể dễ dàng được chuyển đổi qua biên
giới địa lý và các vùng văn hóa khác nhau.
- Do có tính trừu tượng, thường không mang một ý nghĩa cụ thể nên nó có thể
được sử dụng thích hợp cho một danh mục sản phẩm. Ví dụ biểu tượng công ty có
thể được gắn cùng với các sản phẩm và nó đóng vai trò như một sự xác nhận về
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
6
Đề án môn học

GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
chất lượng và uy tín của công ty đối với các sản phẩm này.
- Do có tính hình tượng cao nên logo thường được sử dụng trong các giao dịch
kinh doanh thay thế cho tên công ty đặc biệt đối với tên công ty dài và khó đọc. Nó
thường xuất hiện như một dấu hiệu nhận diện thư tín kinh doanh, ấn phẩm quảng
cáo, tờ rơi, tờ gấp, các văn bản nội bộ của công ty… Logo và biểu tượng càng trở
nên quan trọng hơn đối với các dịch vụ mang tính vô hình như du lịch, hàng không,
bảo hiểm v…v…
1.1.2.3 Slogan- câu khẩu hiệu
•Khái niệm: Câu khẩu hiệu là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải
những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu. Câu khẩu hiệu
thường xuất hiện trên các mục quảng cáo, có thể trên TV, radio, bao bì, pano … nó
cũng đóng một vị trí rất quan trọng trên các công cụ marketing khác. Slogan được
xem như một cách thức quảng bá thương hiệu rất tốt. Bởi giống như tên thương
hiệu, nó là một công cụ ngắn gọn, súc tích và cực kỳ hiệu quả trong việc tạo dựng
thương hiệu. Câu khẩu hiệu giúp khách hàng hiểu một cách mau chóng thương hiệu
đó là gì và nó đặc biệt khác với thương hiệu khác ở chỗ nào.
•Ý nghĩa: Câu slogan góp phần làm tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên
thương hiệu trong trí nhớ khách hàng bằng cách nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần tên
thương hiệu. Ví dụ như “Lavie, một phần tất yếu của cuộc sống” hoặc “Vòng quanh
thế giới, Ajinomoto”.
Slogan có thể làm tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp
và mạnh mẽ tới các lợi ích khi tiêu dùng sản phẩm. Từ đó gợi mở sự kỳ vọng và
thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng. Ví dụ như “Kotex – tinh tế và nhẹ
nhàng” hay “Kotex Style, một phong cách style”.
Quan trọng nhất slogan có thể giúp công ty củng cố định vị thương hiệu và thể
hiện rõ sự khác biệt. Ví dụ như “Anlene - mọi lúc mọi nơi giúp ngăn ngừa bệnh loãng
xương”. Như vậy, bằng câu khẩu hiệu ngắn gọn, thương hiệu đã tuyên bố một cách
ngắn gọn đối tượng khách hàng của mình: đó là những khách hàng lo lắng về bệnh
loãng xương. Mặt khác slogan còn có khả năng liên hệ mạnh đến chủng loại sản phẩm

hoặc dòng sản phẩm, ví dụ “Anlene trắng cho con còn Alene vàng cho mẹ”.
Đối với những thương hiệu lớn, còn là một công cụ khằng định uy tín và vị trí
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
7
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
của mình trên thương trường, như “ Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang”, “Luôn
luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” hoặc “Chỉ có thể là Heineken”.
Câu khẩu hiệu thường đi liền với các chương trình quảng cáo, do đó nó
thường là câu kết thúc với những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục. Với
những loại sản phẩm mà quảng cáo đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng
thương hiệu thì slogan thường được sử dụng như một cách thức thể hiện sự khác
biệt và tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu.
1.1.2.4 Nhạc hiệu quảng cáo
Nhạc hiệu là yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện bằng âm nhạc. Âm
nhạc có sức thu hút và lôi cuốn người nghe và làm cho mục quảng cáo trở nên hấp
dẫn và sinh động. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc nền hoặc có thể là một ca khúc
ngắn, thực chất đây là một hình thức mở rộng cho câu khẩu hiệu. Tuy nhiên, do
thuộc tính vốn có của nó, nhạc hiệu không có tính chuyển giao cao như các yếu tố
khác. Nhạc hiệu cũng có thể truyền tải những lợi ích thương mại của thương hiệu
nhưng chỉ có thể dưới hình thức gián tiếp và trừu tượng. Hơn nữa nó cũng không
thể bổ sung cho logo hay biểu tượng, nó cũng không thể gắn lên bao bì sản phẩm
hay các pano quảng cáo…
•Ý nghĩa: Có rất nhiều nhạc hiệu đã rất thành công đến mức chỉ cần nghe
đoạn nhạc khách hàng chỉ cần nghe đoạn nhạc đã biết ngay đó là thương hiệu gì.
Như vậy nhạc hiệu đã trở thành một đặc điểm nhận biết của một thương hiệu. Nhạc
hiệu có thể tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu bằng cách lập đi
lập lại một cách khéo léo tên thương hiệu trong ca khúc. Nếu đoạn nhạc hay ca khúc
này nếu được sáng tác hay, có vần điệu, ngắn gọn với ý nghĩa vui nhộn, hóm hỉnh

nó rất dễ trở thành những bài hát như khúc đồng giao được lưu truyền rất nhanh và
rộng trong cuộc sống.
1.1.2.5 Bao bì hàng hóa
•Khái niệm: Bao gói sản phẩm là hoạt động nhiên cứu, thiết kế và sản xuất
các loại bao bì cho sản phẩm. Để đạt được các mục tiêu trong marketing thương
hiệu và thỏa mãn tối đa các yêu cầu của khách hàng, việc bao gói sản phẩm phải
được cân nhắc và được lựa chọn kỹ lưỡng cả về chức năng sử dụng và yếu tố thẩm
mỹ. Người thiết kế bao bì phải cân nhắc kỹ về kiểu dáng đồ họa, màu sắc, kích cỡ
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
8
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
của bao bì.
•Ý nghĩa: Công ty cần chia nhỏ đối tượng khách hàng, nghiên cứu thiết kế các
loại bao bì cho phù hợp với từng phân đoạn. Đa dạng hóa kiểu dáng, kích thước bao
bì còn làm tăng khả năng lựa chọn và tiêu dùng cho khách hàng. Ví dụ rõ nhất là
các loại dầu gội, có đủ các loại từ chai lớn cho đến gói nhỏ. Quan trọng hơn, nó còn
có khả năng thu hút thêm khách hàng tiềm năng dùng thử sản phẩm.
Kiểu dáng và hình thức bao bì còn là một công cụ thu hút và lôi cuốn khách
hàng, đặc biệt trong những năm gần đây, khi mà xu hướng mua sắm trong siêu thị
ngày càng phổ biến. Chúng ta hãy hình dung trong khoảng 30 phút trong siêu thị,
khách hàng sẽ lựa chọn như thế nào khi có đến hàng nghìn sản phẩm được bày bán.
Đối với phần đông khách hàng lần đầu tiên họ nhìn thấy thương hiệu mới là ở cửa
hàng hay siêu thị. Do đó, nếu công ty nỗ lực nghiên cứu thiết kế bao bì với những
điểm khác biệt nổi trội cả về tính năng lẫn hình thức sẽ tạo cho sản phẩm những lợi
thế cạnh tranh đáng kể. Với lý do đó, bao gói sản phẩm được xem là cách thức hiệu
quả tạo dựng giá trị thương hiệu. Ở khía cạnh marketing, nó được gọi là “tác động 5
giây cuối” trong quyết định mua sắm của khách hàng hay một “công cụ quảng cáo
thường xuyên”. Ngày nay, các chuyên gia marketing coi bao bì là yếu tố “P” thứ

năm trong marketing mix;
Tác động của bao bì không chỉ giới hạn ở thời điểm mua sắm hoặc tiêu dùng
sản phẩm mà nó còn là một thành tố quan trọng trong các mục quảng cáo. Một cuộc
nghiên cứu với 200 mục quảng cáo các sản phẩm khác nhau trên truyền hình cho
thấy rằng trong 30 giây quảng cáo thì có đến 12 giây giới thiệu hình ảnh bao bì. Tần
suất này còn lớn hơn đối với các mục quảng cáo trên báo chí, tờ rơi, tờ gấp.
1.2 Yêu cầu đối với việc thiết kế các bộ phận thương hiệu:
1.2.1 Đối với tên thương hiệu
Lựa chọn một tên thương hiệu thực sự vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa
học, do đó phải tuân thủ các hướng dẫn về cách thức đặt tên. Hướng dẫn này chủ
yếu áp dụng cho việc đặt tên thương hiệu sản phẩm mới. Theo đó, với yếu tố
thương hiệu nói chung và tên thương hiệu nói riêng cần phải cố gắng cân nhắc đáp
ứng các tiêu chí lựa chọn sau:
- Dễ nhớ: đơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
9
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
- Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa, có khả năng liên tưởng.
- Dễ chuyển đổi: tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng
một chủng loại; dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hoá khác nhau.
- Dễ thích nghi: dễ dàng trẻ hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá.
- Đáp ứng yêu cầu bảo hộ: có khả năng phân biệt, không trùng, không tương
tự với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn hoặc bảo hộ. Cần lưu ý rằng có rất ít
tên nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí trên một cách tuyệt đối vì trong một số tình
huống chúng có thể trở nên đối nghịch nhau. Ví dụ: New Watch là một cái tên dễ
nhớ nhưng lại khó có khả năng bảo hộ vì nó mô tả tính chất mới của sản phẩm.
1.2.2 Đối với logo
Các tiêu chí lựa chọn thành tố logo:

- Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình cần khắc hoạ được điểm
khác biệt, tính trội của doanh nghiệp.
- Logo có ý nghĩa văn hoá đặc thù.
- Dễ hiểu: các yếu tố đồ hoạ hàm chứa hình ảnh thông dụng.
- Logo phải đảm bảo tính cân đối và hài hoà, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Ngoài các yếu tố này, trong khi thiết kế logo, các chuyên gia còn loại bỏ
những biểu tượng đã trở nên phổ biến (mất khả năng phân biệt, không được bảo hộ)
trong một số lĩnh vực nào đó, Ví dụ logo hình con rồng cho các sản phẩm truyền
thống như bánh đậu xanh, bánh cốm; logo hình quả địa cầu đối với các ngành dịch
vụ nói chung Trong một chừng mực nhất định, những biểu tượng này mang ý
nghĩa văn hoá đặc thù, gần gũi với người tiêu dùng và chúng là phương án tốt, dễ
dàng tích hợp vào quá trình phát triển thương hiệu. Nhưng khi chúng đã trở nên phổ
biến và được sử dụng rộng rãi thì đồng thời chúng tự mất dần khả năng phân biệt
của nhãn hiệu, do đó, không còn tác dụng trong quá trình phát triển thương hiệu.
1.2.3 Đối với slogan
Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu
tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có được
một slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản
vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
10
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
Một slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau:
- Khẩu hiệu phải dễ nhớ, có thể được gợi lên trong tâm trí mọi người bất cứ
lúc nào
- Khẩu hiệu cần thể hiện rõ được những lợi ích chủ yếu của sản phẩm, nghĩa là
bán những lợi ích chứ không phải những đặc tính, không nên bỏ qua những cơ hội
khắc sâu các lợi ích chủ yếu của sản phẩm, dịch vụ trong nhận thức của khách hàng.

- Khẩu hiệu phải mang đến cho thương hiệu sự khác biệt, phải phác họa một
số đặc tính nổi bật của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.
- Khẩu hiệu phải gợi nhớ đến tên thương hiệu (nếu tên thương hiệu không có
mặt trong khẩu hiệu, nó nên được đề cập hay liên tưởng tới)
- Khẩu hiệu hoàn hảo phải truyền tải những ấn tượng đẹp về thương hiệu
- Khẩu hiệu tốt sẽ không để đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng dễ dàng.
Nguyên tắc thiết kế Slogan hoàn hảo
- Slogan phải sáng sủa, rõ ràng, có sức thuyết phục, tiềm ẩn, có nhịp điệu và
hiệu quả của nó phải tạo tiếng vang.
- Slogan phải có sức hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc, phải là thứ ngôn ngữ kết nối
tất cả mọi người, mục đích của người sáng tạo ra nó là muốn xây dựng những thông
điệp ngắn gọn, gắn liền với định hướng và những ý tưởng trong kinh doanh của
công ty.
- Slogan phải gắn liền với mục tiêu, quá trình hình thành và phát triển của
công ty nên phải có tính kiên định (bắt buộc phải phù hợp và thể hiện nghệ thuật
quảng cáo).
- Slogan phải dựa trên những kế hoạch, hoạt động lắng nghe, thông qua cả một
quá trình thiết kế logo (slogan và logo kết hợp với nhau một cách nhẹ nhàng mang
nét đặc thù riêng, mang lại thành công trong quảng cáo).
1.2.4 Đối với nhạc hiệu quảng cáo
Âm thanh là nhân tố đặc trưng phản ánh “tính cách”, “ bản sắc” của thương
hiệu một cách rõ nét và khác biệt nhất. Cụ thể, lựa chọn được âm thanh hiệu quả sẽ
giúp phản ánh và duy trì bản sắc thương hiệu theo một cách riêng. Thực tế, trong
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
11
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
qc, nhiều công ty đã khai thác rất tốt âm thanh cho thông điệp của mình. Đưa âm
thanh trở thành yếu tố “ độc đáo” có khả năng lách sâu vào ngõ ngách trong tâm trí

của KH. Vậy để yêú tố này phát huy được tác dụng của nó thì việc lựa chọn phải
tuân thủ theo những quy tắc sau đây:
- Phản ánh một cách rõ nét ý tưởng của thông điệp của sản phẩm hoặc công ty.
- Phải phù hợp với đối tượng khách hàng
- Phải có nội dung phù hợp với văn hoá xã hội của từng thị trường.
- Phải phù hợp với điều kiện của công chúng.
1.2.5 Đối với bao bì
Đối với cả người tiêu dùng và người sản xuất, bao bì phải đáp ứng được các
yêu cầu sau:
- Phải xác định và thể hiện được thương hiệu
- Phải truyền tải được thông tin mô tả và thuyết phục về sản phẩm
- Thuận tiện trong chuyên chở và bảo quản sản phẩm
- Thuận tiện trong tiêu dùng và bảo quản sản phẩm tại nhà
Để đạt được các mục tiêu trong marketing thương hiệu và thỏa mãn tối đa các
yêu cầu của khách hàng, việc bao gói sản phẩm phải được cân nhắc và được lựa
chọn kỹ lưỡng cả về chức năng sử dụng và yếu tố thẩm mỹ. Người thiết kế bao bì
phải cân nhắc kỹ về kiểu dáng đồ họa, màu sắc, kích cỡ của bao bì. Ngày nay, tuy
có nhiều thành tựu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất để đáp ứng tối đa chức năng
của bao bì. Tuy nhiên, nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu dùng vẫn
chưa hài lòng với bao bì sản phẩm. Ví dụ với bao bì thực phẩm, khách hàng cho
rằng nó cần đáp ứng các điều kiện như:
- Chịu được nhiệt độ, kín và thuận tiện trong sử dụng (dễ cầm, dễ mở);
- Giữ được sản phẩm tươi trong quá trình sử dụng;
- Không hại đến môi trường.
- Những ưu điểm của bao bì
Bao bì cũng là một yếu tố quan trọng để tạo dựng nên giá trị thương hiệu của
công ty. Thông thường sự liên hệ mạnh nhất của khách hàng với sản phẩm chính là
thông qua bao bì của nó. Ví dụ, nếu bạn hỏi những người tiêu dùng họ nhớ đến điều
gì khi nhắc đến bia Heineken, câu trả lời phổ biến sẽ là “cái chai màu xanh”. Như
SV: Mai Thị Kiều Oanh

Lớp: Marketing 51A
12
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
vậy hình thức của bao bì được xem là một công cụ quan trọng trong việc nhận thức
và gợi nhớ đến sản phẩm. Hơn nữa những thông tin và dấu hiệu trên bao bì có thể
tạo ra những liên kết hiệu quả đối với thương hiệu. Ví dụ khi bạn thấy gói café màu
đỏ nâu sẽ nghĩ tới nó là sản phẩm của Trung Nguyên …
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
13
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
CÁC YẾU TỐ TRỰC QUAN CẤU THÀNH THƯƠNG HIỆU
TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA VIETFOODS
2.1 Tổng quan về công ty Vietfoods
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành
Công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam (Vietfoods hay VIETFOODSC) tiền
thân là công ty TNHH Việt Thành được thành lập năm 1996. Giai đoạn 1996-2002,
công ty chủ yếu là nhà phân phối độc quyền cho các thương hiệu hàng hóa nhập
ngoại như: Thạch ABC từ Đài Loan, café Aroma từ Singapore.Công ty cũng làm
đại lí cho các hàng hóa trong nước như: kem Wall’s của Uniliver(hiện nay là nhãn
hiệu kem Kido của tập đoàn Kinh Đô), kẹo Perfetti của Công ty Liên doanh Sản
xuất Kẹo Perfetti Việt Nam, đại lí phân phối mỹ phẩm Debon của Hàn Quốc…
Trong giai đoạn này, công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống các mối quan hệ
với các cửa hàng bán lẻ, thiết lập được hệ thống kênh khá rộng và nhất là có được
đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.

Sau thời kì làm phân phối cho các nhãn hiệu trên, công ty đã rà soát lại hiệu
quả từng mặt hàng và xây dựng lại chiến lược phát triển. Công ty đã dừng việc
phân phối cho các nhãn hàng trên, chỉ giữ lại thương hiệu thạch ABC của Đài Loan
để lấy cơ sở cho việc tự sản xuất sau này. Năm 2003, công ty quyết định đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất thạch nội địa tại khu công nghiệp Sài Đồng A, Long Biên,
Hà Nội (cũng là trụ sở chính của công ty)để phục vụ thị trường.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
14
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
2.1.2 Sản phẩm
Sản phẩm hiện nay của công ty đó là các loại thạch:
Hình 1. Thạch sữa chua ABC
Hình 2. Thạch hoa quả ABC
Hình 3. Thạch ABC khoai môn

Hình 4. Thạch viên ABC
Hình 5. Thạch Poke
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
15
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
Hình 6. Thạch bút chì.
Bên cạnh đó.công ty còn có các dòng sản phẩm khác như là:
Hình 7. Bánh chấm Romrop:
Hinh 8. Bánh chấm romrop hương socola
Hình 9. Bánh chấm romrop hương vanni
Hình 10. Bánh chấm romrop hương dâu

SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
16
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
Hình 11. Dòng sản phẩm trà chanh Kan-ta
2.1.3 Thị trường
Trên cơ sở phân đoạn thị trường là nhân khẩu, địa lí, kinh tế, VIETFOODS đã
lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu là các hộ gia đình có trẻ nhỏ ở thành thị,có
thu nhập khá trở lên.
Khi mới vào thị trường thạch, công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm cho khu
vực Hà Nội, tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu nhu cầu thi trường, công ty đã
mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền sản suất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người
dân phía nam.
2.2 Thực trạng xây dựng và phát huy vai trò của các bộ phận thương hiệu
trong hoạt động marketing tại Công ty Vietfoods
2.2.1 Tên thương hiệu
•Quá trình hình thành:
- Đối với thương hiệu công ty Vietfoods: tiền thân trước đây là công ty
TNHH Việt Thành , thành lập năm 1997, chủ yếu là nhà tổng thầu cho các hãng
nước ngoài như dầu gội Debon, kẹo béo Anphalibe, sữa F&N , kem Wall trên thị
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
17
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
trường Hà Nội. Cho đến năm 2003 thì công ty bắt đầu chuyển sang lĩnh vực sản
xuất sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối toàn quốc và xuất khẩu. Vì thế việc
dùng tên Việt Thành là không phù hợp với sứ mệnh mới nữa, do vậy từ năm 2006
công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam (Vietfoods ). Tên này

được sử dụng cho tới bây giờ.
- Đối với thương hiệu sản phẩm thạch ABC: thạch ABC là tên thương hiệu
được nhượng lại từ nhà sản xuất Đài Loan từ năm 2003 và giữ nguyên cho tới bây
giờ.
•Ý nghĩa tên thương hiệu Vietfoods
- Mục tiêu khi tham gia sản xuất sản phẩm của công ty là sẽ phát triển thành
công ty hàng đầu về thực phẩm, bánh kẹo đóng túi phục vụ người tiêu dùng VN nên
để phục vụ cho mục tiêu này doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu Vietfoods-
thức ăn của người Việt, đậm đà phong cách Việt. Cách đặt tên này cũng là một
điểm lợi thế khi mang dấu ấn của người Việt vì bây giờ cả xã hội đang có xu hướng
quay về với các sản phẩm hàng nội trong khi tên gọi của các sản phẩm cạnh tranh
khác không làm được.
- Tên gọi thạch ABC khá gần gũi với người Việt hơn nữa mục đích ban đầu
của công ty là nhằm lợi thế gia nhập thị trường trước của sản phẩm này tại Việt
Nam để thâm nhập thị trường.
•Sự nhận biết của khách hàng đối với tên Viefoods và sản phẩm thạch ABC:
Bảng 1: Bảng đánh giá về độ nhận biết của KH đối với một số sản phẩm thạch
thị trường trong nước năm 2010
STT Sản phẩm
Nhớ đến đầu
tiên
Nhớ đến
( nhận biết
không trợ
giúp)
Nhận ra
( nhận biết có
trợ giúp)
Không biết
1 Thạch ABC 3* 3 3 4

2 Long hải 1 1 1 6
3 Newchoice 2 2 2 5
4 Wow( BigC) 5 5 5 2
5
Ten ten( CT thực
phẩm Bốn Mùa)
4 4 4 3
6 Sản phẩm khác 6 6 6 1
(Nguồn:Công ty nghiên cứu thị trường OMOI)
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
18
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
(*: Mức độ nhận biết giảm dần. 1: mức độ nhận biết lớn nhất, 6: mức độ nhân
biết thấp nhất)
Nhìn vào bảng trên ta thấy độ nhận biết của KH với sản phẩm thạch ABC của
Vietfoods ở mức khá, vẫn chưa bằng các sản phẩm như Long Hải, Newchoice
Như vậy, với cách đặt tên thương hiệu của Vietfoods, ta có thể nhận ra những
đặc điểm sau:
- Với tên gọi Vietfood thì giá trị hàng hoá của công ty đã được nâng cao hơn ,
không những trong nước mà khi xuất khẩu thì cũng rất thuận lợi . Người tiêu dùng
sẽ liên tưởng đến một công ty lớn , uy tín , hàng hoá sẽ được tin tưởng hơn về đảm
bảo chất lượng , nhất là khi xâm nhập vào kênh bán hàng MT(siêu thị , bigc
,metro ,lotte ). Hạn chế ở đây là mặt hàng của công ty cung cấp ra thị trường chưa
đủ lớn, đa dạng, như mong đợi kỳ vọng của người tiêu dùng đối với một thương
hiệu lớn. Ví dụ : Khi nghe tên Vietfoods người ta nghĩ rằng có thể mua được rất
nhiều mặt hàng về ăn uống , nhưng lại thấy Thạch rau câu thôi Khó khăn nữa khi
sử dụng thương hiệu lớn này là : đã là lớn thì mọi việc đầu tư phải bài bản , quy
mô , chứ không thể nhỏ lẻ được, các trung tâm thương mại đều yêu cầu công ty hỗ

trợ những chi phí cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ khác
- Với tên gọi thạch ABC sẽ có những thuận lợi khi công ty mới gia nhập thị
trường nhưng trong thời gian này việc giữ nguyên tên gọi đó sẽ không còn giá trị
hơn nữa còn bị chính công ty Đài Loan kia lợi dụng khi họ quay lại thị trường Việt
Nam bằng chính tên thạch ABC.
2.2.2 Logo ( biểu tượng)
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
19
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
•Kết cấu và ý nghĩa:
-Tên viết tắt công ty được sử dụng vừa là thương hiệu , vừa làm logo, có 2
màu chủ đạo màu xanh tím tượng trưng cho sự thanh khiết , trung thực , màu vàng
cam tượng trưng cho màu của thực phẩm màu của vụ mùa .
Có nhiều cách xây dựng logo của công ty , nhưng hiện nay để một logo trở nên là sự
nhận biết cho thương hiệu sản phẩm rất khó vì có hàng trăm ngàn logo công ty , sản
phẩm , thì làm sao một logo mới có thể trở nên là sự nhận biết được . Để nhận biết được
thường thì phải đầu tư một khoản tiền lớn , một thời gian đủ dài mới , một sản phẩm đủ nổi
tiếng mới giới thiệu một logo thành thân quen với người tiêu dùng Vì vậy cách dùng
đơn giản nhất là cách điệu thương hiệu thành logo để người ta có thể nhìn logo mà biết
ngay thương hiệu , đó là cách làm của Vietfoods . Chữ Ê đã được cách điệu đi thành chữ E
với vương miện trên đầu - vương miện đó là biểu tượng tối cao - cũng là điều mà
Vietfoods sẽ hướng tới về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ . Logo của Vietfoods
cũng hướng tới những giá trị đạo đức văn hoá của người Việt khi thiết kế chữ O như 2
vòng tay ôm lấy nhau , tượng trưng cho thực phẩm như mẹ hiền nuôi dưỡng con người.
•Bản sắc:
- Tính thẩm mĩ: màu sắc của logo công ty cũng tuân theo quy luật phong thuỷ.
Màu sắc được chia ra thành hai gam màu cơ bản là: màu nóng (đỏ, cam, vàng,
tía…) và màu lạnh (xanh da trời, trắng…). Tông màu nóng là biểu tượng cho sự độc

đáo, đem lại cảm giác ấm cúng cho người tiêu dùng. Trong khi đó, các gam màu
lạnh lại tạo được sự an toàn, tin tưởng, nghiêm túc, sang trọng, lịch lãm… Điều này
hoàn toàn phù hợp với sứ mạng của công ty.
- Tính bền vững: logo cách điệu từ tên công ty này của Vietfoods được sử
dụng từ năm 2003 đến nay chưa hề có sự thay đổi. Điều này đem lại sự thân quen
gần gũi cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm.
- Sự hấp dẫn đối với khách hàng: Khách hàng khi chọn sản phẩm thạch của
Vietfoods ấn tượng với logo của công ty bởi màu sắc hài hoà và phù hợp với đối
tượng khách hàng của công ty. Hai màu xanh và cam đơn giản này rất dễ nhận ra
khi đặt chung với các sản phẩm khác cùng loại. Việc lựa chọn màu sắc của
Vietfoods được coi là “hợp phong thủy” khi nó thực sự giúp khơi gợi trí nhớ của
người tiêu dùng về tính chất và hình ảnh sản phẩm dễ dàng hơn vì sản phẩm thạch
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
20
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
làm từ rau câu và hương trái cây cho cảm giác tươi mát và giải khát.
Hình 12. Logo thạch rau câu Long Hải
2.2.3 Slogan
•Câu khẩu hiệu từng thời kỳ và mục tiêu quảng cáo :
- Khi công ty tồn tại dưới tên Việt Thành công ty chỉ sử dụng một câu khẩu
hiệu đơn giản “chung tay xây đắp” phù hợp với hoạt động kinh doanh khi đó là
phân phối sản phẩm cho các công ty nước ngoài khác.
- Từ khi đổi tên công ty, câu khẩu hiệu cũng thay đổi cho thích hợp với nhiệm
vụ kinh doanh mới đó là “ lợi ích sẻ chia”.
 Sẻ chia cho xã hội cộng đồng - lợi ích sản phẩm thực phẩm nuôi dưỡng con
người , các công tác từ thiện đóng góp cho xã hội từ thành quả lợi nhuận của công
ty.
 Sẻ chia cho người tiêu dùng - những giá trị sản phẩm khi tiêu dùng .

 Sẻ chia cho khách hàng tham gia phân phối sản phẩm.
 Sẻ chia cho cán bộ công nhân viên công ty.
 Sẻ chia cho cổ đông - là sẻ chia cuối cùng .
- Câu slogan hiện tại làm cho các đối tượng như KH, cán bộ công nhân viên,
cổ đông đều cảm thấy lợi ích của mình được quan tâm đến qua đó gia tăng thiện
cảm đối với doanh nghiệp. Câu khẩu hiệu này đã góp phần không nhỏ vào thành
công của Vietfoods nên cần phải duy trì nó.
2.2.4 Nhạc hiệu quảng cáo
•Nhạc hiệu quảng cáo của Vietfoods thay đổi cho phù hợp với từng chương
trình quảng cáo và thương hiệu sản phẩm chứ không có nhạc hiệu quảng cáo nào
đặc trưng của thương hiệu công ty
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
21
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
•Vietfoods đã thực hiện một số TVC quảng cáo trên truyền hình để quảng cáo
sản phẩm và quảng cáo chương trình khuyến mại ngoài ra còn có quảng cáo thông
qua phóng sự tuyên truyền về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong các
quảng cáo giới thiệu sản phẩm, công ty thường dùng những thước nhạc vui nhộn
cho phù hợp với tâm lí của đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty. Tuy nhiên
nhạc hiệu trong những TVC quảng cáo không đặc sắc chưa tạo ra hiệu quả trong
việc gây hứng thú cho người xem, không có khả năng đọng lại trong tâm trí khách
hàng
Tóm lại, nhạc hiệu quảng cáo chưa góp phần vào quá trình nhận biết đối với
thương hiệu Vietfoods.
2.2.5 Bao bì hàng hóa
•Mỗi thiết kế bao bì của Vietfoods đều gắn liền với logo và slogan quen thuộc
của công ty. Vietfoods được đánh giá là nhà cung cấp các sản phẩm thực phẩm
hàng đầu Việt Nam với sự nỗ lực trong nghiên cứu ứng dụng,cải tiến sản suất nâng

cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm , sử dụng hạt nhựa PVE làm nên bao gói
an toàn.
•Ngoài ra Vietfoods không ngừng cải tiến bao bì và kiểu dáng ngày càng đẹp
và tiện dụng hơn. Bao bì thạch ABC gồm có:ABC 500g, ABC lưới 950g, ABC hũ
gấu 800g, ABC xá 5kg, thạch bút chì túi ABC 24 cây, thạch bút chì ABC túi 5 cây,
thạch bút chì cốc, nhằm đáp ứng dễ dàng nhu cầu mua sắm của từng đối tượng
khách hàng.
Hình 13. Thạch ABC hũ 500g
•Vietfoods đưa ra mẫu thạch “bút chì” độc đáo. Đây là loại bao gói với kiểu
dáng vui mắt và độc đáo tạo cho sản phẩm thạch ABC thêm vẻ hấp dẫn và gần gũi
với đối tượng trẻ em. Kiểu dáng bao gói mới này sẽ làm nổi bật hơn cố gắng của
Vietfoods trong nỗ lực mang lại lợi ích nhiều hơn cho khách hàng.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
22
Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm
HÌnh 14. Thạch ABC bút chì 24cây.
• Ngoài mẫu thạch bút chì, dòng thạch ABC của Vietfoods còn đưa ra kiểu
thạch ABC hũ gấu được đánh giá là một trong các nhãn hiệu có mẫu mã đẹp nhất
trên thị trường thạch rau câu, được mọi tầng lớp người tiêu dùng ưa chuộng.
Hình 15. Thạch ABC hũ gấu 850g
Những nỗ lực cải tiến bao bì và kiểu dáng của Vietfoods nhằm đem đến cho
khách hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo, vui vẻ, lạc quan và thuận tiện hơn khi sử
dụng tuy nhiên thì các bao gói của công ty chưa góp phần kích thích khách hàng
dùng thử bởi rất khó tách lẻ.
SV: Mai Thị Kiều Oanh
Lớp: Marketing 51A
23

×