Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.95 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I.KHÁI NIỆM,MỤC ĐÍCH,TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH BCTC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà máy Xi măng Sông Đà là đơn vị thành viên của Công ty Sông Đà 12
thuộc Tập đoàn Sông Đà đã trở thành Công ty cổ phần xi măng Sông Đà hoạt
động theo Luật doanh nghiệp theo Quyết định số 1461 QĐ/BXD ngày
01/11/2002 với số vốn Điều lệ khi thành lập là 17 tỷ đồng (trong đó Tổng công
ty Sông Đà giữ cổ phần chi phối chiếm tỷ lệ 52,7%). Cổ phiếu của Công ty được
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 20 tháng 12
năm 2006.
Công ty có lợi thế là thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, nên Công ty
được tham gia cung cấp xi măng cho các dự án lớn của Tổng Công ty Sông Đà.
Với uy tín từ tổng công ty Sông Đà, với thị trường tiêu thụ ổn định do 60% sản
lượng dùng để cung cấp cho các dự án của công ty sông Đà, doanh nghiệp có
nhiều lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiên, với đặc thù là một công ty xi măng với quy mô tài sản nhỏ, sản
lượng sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế, công ty cũng rất dễ chịu những ảnh
hưởng của biến động thị trường. Đồng thời, với những đặc thù tài chính khác
biệt với các doanh nghiệp cùng ngành như không sử dụng vốn vay, quy mô tổng
tài sản có xu hướng giảm, dùng vốn chủ sở hữu tài trợ chủ yếu cho tài sản…
doanh nghiệp vừa có những lợi thế nhưng cũng có không ít những khó khăn
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2010 vừa qua, trong số các công ty xi
măng niêm yết, đây là doanh nghiệp duy nhất bị lỗ và đã bị đưa vào diện cảnh
báo. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan hay xuất phát từ sự yếu kém
trong hoạt động của doanh nghiờp?
Từ những thực trạng đó nhóm đã quyết định chọn công ty xi măng Sông
Đà để phân tích nhằm xem xét tình hình tài chính nói riêng cũng như tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, đánh giá hiệu quả cũng như những tồn
tại hạn chế của công ty, đặc biệt là nguyên nhân hoạt động yếu kém của công ty;


từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp công ty hoạt động tốt hơn trong
tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài phân tích đứng trên quan điểm của một Giám đốc tài chính, trên cơ sở
phân tích và đánh hoạt động tài chính nói riêng cũng như tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung để rút ra những mặt đạt được, hạn chế cũng như
những cơ hội và thách thức của công ty, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm
cải thiện tình hình tài chính của công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm
thoát khỏi tình trạng khó khăn.
3. Phương pháp phân tích
Để đánh giá tình hình hoạt động của công ty, nhúm đó sử dụng kết hợp
các phương pháp so sánh và phân tích Dupont. Nhóm sử dụng các số liệu từ
bảng cáo tài chính của công ty qua các năm 2008, 2009 và 2010 trên webside
chính thức của công ty và những số liệu tài chính khác chủ yếu từ 2 trang web
về thông tin chứng khoán là www.cophieu68.com và www.vndirect.vn. Các số
liệu của các công ty trong ngành cũng được thu thập chủ yếu từ 2 trang web này.
Trên cơ sở đú, nhúm đó tính toán các chi tiêu trung bình ngành dựa vào việc tính
trung bình cộng giản đơn các số liệu và chỉ tiêu tài chính của 5 công ty thuộc
ngành xi măng có quy mô tổng tài sản tương đương gần nhất với công ty và có
thời gian niêm yết trên thị trường ít nhất là 3 năm, đó là các công ty có mã
chứng khoán là CCM, SDY, TBX, TXM và YBC. Trên cơ sở đó so sánh số liệu,
chỉ tiêu của công ty với các doanh nghiệp trong ngành cũng như với trung bình
ngành để rút ra những nhận xét.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu về công ty cổ phần xi măng sông Đà hoạt động chủ yếu là
sản xuất xi măng. Công ty được đặt trong thị trường xi măng nói riêng và nền
kinh tế nói chung để xem xét đầy đủ những yếu tố bên trong và bên ngoài công
ty.
5. Cấu trúc bài phân tích
Bài phân tích gồm có 3 phần: Lời mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần

nội dung của bài gồm các phần:
Chương I. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
Chương II. Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Sông Đà
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính công ty
cổ phần xi măng sông Đà.
Do kiến thức còn hạn chế và thông tin chưa được đầy đủ, trong quá trình
phân tích, đề tài không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Em mong nhận
được sự đánh giá và góp ý của cô để bài phân tích được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I.Khái niệm,mục đích,trình tự và ý nghĩa
1.1 KHÁI NIÊM.
Phân tích báo cáo tài chính là việc xem xét cẩn thận,tỷ mỉ các báo cáo tài
chính,thậm chí cả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp
lại hoặc trình bày lại các số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích
1.2 MỤC ĐÍCH
Thứ nhất:mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm
để “hiểu được các con số” hoặc để”nắm chắc các con số”,tức là sử dụng các các
công cụ phân tích tài liệu chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số
liệu tài chính trong báo cáo.Từ đó,người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân
tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ nhiều ý nghĩa và chắt lọc thong
tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào
việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp
lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định,
phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương
lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính
nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của
công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa
ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
1.3 Trình tự phân tích:

• Bước đầu tiên trong trình tự này là cần phải cụ thể hóa mục tiêu phân tích
một cách rõ ràng và đưa ra một hệ thống các câu hỏi then chốt cần phải giải đáp
để đạt được mục tiêu này.
• Bước thứ hai là chuẩn bị các dữ liệu cần thiết để thực hiện các mục tiêu cụ
thể. Bước này thường đoi hỏi phải chuẩn bị các tỷ lệ chủ yếu và các báo cáo
theo quy mô chung.
• Bước thứ ba liên quan tới việc phân tích và giải thích các thông tin số
lượng đã có ở bước hai. Nói chung, trước hết nên xem xét các thông tin do việc
phân tích các tỷ lệ đem lại nhằm đưa ra một cảm nhận bao quát chung về các
phạm vi tiềm tàng của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin chứa đựng trong
các báo cáo tài chính theo quy mô chung. Những câu hỏi và ý kiến sơ bộ đưa ra
khi phân tích các con số tỷ lệ thường cho ta những hiểu biết sâu sắc có giá trị, có
thể giúp cho việc tập trung sức lực vào việc xem xét các báo cáo quy mô chung.
• Bước cuối cùng trong khảo sát đoi hỏi nhà phân tích hình thành những
kết luận dựa trên những số liệu và trả lời những câu hỏi đa nêu ra trong bước
một. Những đề xuất cụ thể với sự hỗ trợ của những số liệu sẵn có được trình bày
vào giai đoạn cuối cùng cùng với những tóm tắt ngắn gọn về những điểm chính
đa được đưa ra trước đây. Nếu người phân tích muốn đệ trình cho những bên
quan tâm khác để xem xét, thì cách thường làm là nên bắt đầu một bản báo cáo
bằng văn bản với phần tóm tắt ngắn gọn những kết luận trên đây nêu ra trong
giai đoạn cuối cùng này. Điều này cho phép người đọc nắm được những vấn đề
chính của tình huống và sau đó sẽ đọc một cách lựa chọn đối với mức độ chi tiết
hơn tùy theo sự quan tâm chủ yếu của họ.
1.4 Ý nghĩa:
 Với nhà quản lý doanh nghiệp: giúp đưa ra các giải pháp, quyết định quản
lý kịp thời.
 Với nhà đầu tư, nhà cho vay: giúp nhận biết về khả năng tài chính, tình
hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt
động SXKD, mức độ rủi ro…
 Với nhà cung cấp: giúp nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh

toán…
 Với cổ đông, công nhân viên: giúp nắm bắt các thông tin về khả năng
cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, BHXH và các vấn đề khác
liên quan đến lợi ích của họ.
 Với các cơ quan hữu quan của Nhà nước: giúp kiểm tra, giám sát, hướng
dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách .
II. Các báo cáo tài chính được sử dụng trong phân tích:
2.1 Bảng cân đối kế toán:
 Là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định.
 Trong BCĐKT thì: Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn
 Vai trò đối với nhà phân tích:
+ Nhận biết loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh
nghiệp
+ Là tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả
năng cân bằng tài chính,khả năng thanh toán và cân đối vốn của DN.
2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh:
 Khác với bảng CĐKT, báo cáo KQKD cho biết sự dịch chuyển của tiền trong
quá trình sx – kd của DN và cho phép dự tính khả năng hoạt động của DN trong
tương lai.
 Vai trò đối với nhà phân tích:
+ So sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa dịch vụ.
+ So sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành DN.
2.2.1. Nhóm tỉ số sinh lời.
+Lợi nhận biên MP = NI /TR
.Trong đó. NI là lãi ròng cổ đông đại chúng(net income)
TR là tổng doanh thu(total return)
.ý nghĩa: MP cho biết trong một đồng công ty có bao nhiêu đồng lãi
BEP = EBIT/TA(earning befor interest tax/total asset)
ROA = NI/TA(net income/total asset)

TA = TE(total asset/total equity)
.Đo lường hiệu quả của việc sử dụng vốn cổ đông đại chúng tức là một đồng vốn
cổ đông đại chúng bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lãi.
+Nhóm tỉ số về khả năng thanh toán
QR = TM+KPT / NNH
.Đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản có tính thanh khoản
cao.
CR = TSLĐ/NNH
.Nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
TIE =EBIT/I(earning befor interest tax/interest)
D/A =TD/TA(total debt/total asset)
D/E =AD/AE(vốn vay dài hạn/tỉ số nợ vốn)
+Nhóm quản lý TS: CS = giá vốn hang bán/giá trị HTK
.Tính toán cho biết công ty bán hang trong kho nhanh hay chậm.
.Kỳ thu tiền BQ: DSO = KPT*365/TR
RT =TR/KPT=365/DSO
.Vòng quay TSCĐ: RFA = TR/FA
RTA = TR/TA
+Nhóm tỉ số cổ phiếu:
EPS = NI/QS
DPS =TD/SD
2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
 Đánh giá khả năng chi trả của một doanh nghiệp
 Các bước:
+ Trên cơ sở dòng tiền nhập và xuất quỹ,thực hiện cân đối ngân Quỹ.
+ Xác định số dư ngân quỹ cuối kì từ số dư đầu kì.
+ Thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho DN để đảm bảo khả năng chi
trả.
III. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính:
1.1 Phương pháp so sánh:

• Được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu
hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
• Thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích, đánh giá.
• Kỹ thuật so sánh:
Bằng số tuyệt đối: cho biết khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Bằng số tương đối: phản ánh kết cấu, mối quan hệ,tốc độ phát triển và mức độ
phổ biến của các chỉ tiêu.
Bằng số bình quân: phản ánh mức độ DN đạt được so với BQ chung của ngành.
1.2 Phương pháp phân tích tỉ lệ:
• Tỉ lệ là biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác.
• Bản chất của phương pháp này là thực hiện so sánh các tỉ lệ để thấy xu hướng
phát triển của hiện tượng.
• Là phương pháp tối ưu nhất trong các phép phân tích mang tính so sánh.
• Giúp nhà phân tích có thể nhìn thấu suốt bên trong các hoạt động của
doanh nghiệp.
1.3 Phương pháp phân tích Dupont:
• Là phương pháp phân tích một tỷ lệ sơ cấp (phản ánh hiện tượng) thành các tỷ lệ
thứ cấp (phản ánh các nhân tố ảnh hưởng).
• Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đánh giá tác động tương hỗ giữa các
tỷ số tài chính.
1.4 Các phương pháp phân tích khác:
 Phương pháp thay thế liên hoàn.
 Phương pháp chỉ số.
 Phương pháp cân đối.
 Phương pháp hồi quy.
 Phương pháp phân tổ.
II:GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ

2.1 Giới thiệu công ty cổ phần xi măng Sông Đà
Tên Tiếng Việt Công ty Cổ phần xi măng sông đà

Tên Tiếng Anh SONG DA CEMENT JOINT-STOCK COMPANY
Tên viết tắt SCC
Địa chỉ Phường Tân Hòa, thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Điện thoại +84-(0)18-85.45.15
Số fax +84-(0)18-85.41.38
Website
Ngày chính thức giao dịch 20/12/2006
2.2. Lịch sử hình thành
Nhà máy Xi măng Sông Đà là đơn vị thành viên của Công ty Sông Đà 12
thuộc Tập đoàn Sông Đà đã trở thành Công ty cổ phần xi măng Sông Đà hoạt
động theo Luật doanh nghiệp theo Quyết định số 1461 QĐ/BXD ngày
01/11/2002 với số vốn Điều lệ khi thành lập là 17 tỷ đồng (trong đó Tổng công
ty Sông Đà giữ cổ phần chi phối chiếm tỷ lệ 52,7%). Công ty tiếp tục hoạt động
trên cơ sở máy móc, dây chuyền thiết bị công nghệ và nguồn nhân lực hiện có.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của Pháp luật Việt Nam, có
con dấu riêng và độc lập về tài sản, có Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
Niêm yết: ngày 20 tháng 12 năm 2006 cổ phiếu của Công ty được niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
2.3. Quá trình phát triển
Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 02 năm 1993 với
tổng diện tích đất đai là 35.333 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 32.600 m2,
diện tích sõn bói là 2.733 m2. Dây chuyền thiết bị tương đối hoàn chỉnh và hiện
đại kể từ khâu nghiền sấy phối liệu cho đến khâu đóng bao xi măng.
Sau gần một năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sản
phẩm xi măng của đơn vị đã được Tổng cục đo lường chất lượng chứng nhận
phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và sản phẩm đã được đưa vào xây dựng các
công trình dân dụng, một số các công trình trọng điểm tại địa phương
Đến tháng 6 năm 1996, sản phẩm của đơn vị tiếp tục được cấp dấu chất
lượng hợp chuẩn và công suất thực tế đã khai thác đạt khoảng 80% so với công
suất thiết kế. Tháng 3 năm 1998, sản phẩm của Nhà máy đạt Huy chương Bạc về

chất lượng xi măng quốc gia, đạt 100% công suất thiết kế và tiêu thụ. Năm
2000, Tổng công ty Sông Đà giao kế hoạch sản xuất và tiêu thụ 75.000 tấn xi
măng/năm, thực tế đã sản xuất và tiêu thụ đạt 85.000 tấn.
Tháng 10 năm 2001, Nhà máy được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000. Hiện nay, Công ty vẫn duy trì áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng này và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
ngày càng phù hợp.
Năm 2002, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đặt ra là 90.000 tấn xi măng/ năm,
thực tế đã sản xuất và tiêu thụ 110.000 tấn, đạt 122% so với kế hoạch và đạt
134% so với công suất thiết kế. Từ năm 2003 cho đến nay, sản lượng sản xuất
và tiêu thụ luôn được giữ vững, đạt từ 100.000 tấn đến 110.000 tấn/ năm.
Năm 2005, Công ty cổ phần xi măng Sông Đà đã vinh dự được Đảng và
Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng III cho những đóng góp của
đơn vị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Năm 2010, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của Công ty là: 110.000 tấn ,
Thực tế sản xuất: 68.855 tấn, tiêu thụ: 69.579tấn đạt 63,3% kế hoạch.
Tổng giá trị sản lượng 66,7 tỷ đồng đạt 67,36%, Lợi nhuận: lỗ không đạt
kế hoạch
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty hiện nay là:
- Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xi măng pooclăng.
- Khai thác và tận thu khoáng sản ( đá vôi, đất sét, cát, sỏi, nguyên liệu sản
xuất xi măng), mua bán vật liệu xây dựng.
- Vận tải hàng hóa đường bộ.
- Xây dựng các công trình dân dụng và các công trình kỹ thuật.
- Sản xuất và tiêu thụ vỏ bao xi măng.
Thị trường chủ yếu của công ty : chủ yếu là các tỉnh phía Tõy Bắc Việt Nam
(Sơn La, Việt Trì, Phú Thọ, Hòa Bình …) và hình thức tiêu thụ qua đại lý bán
lẻ hoặc các đầu mối tiêu thụ. Ngoài ra, công ty còn tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội,
trung bình khoảng 1000 tấn/thỏng.
2.3.2. Vị thế công ty

Công ty có lợi thế là thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, nên Công ty
được tham gia cung cấp xi măng cho các dự án lớn của Tổng Công ty Sông Đà.
Sản lượng hàng năm Công ty cung cấp cho Tổng công ty Sông Đà chiếm tới
60% sản lượng của nhà máy và lượng tiêu thụ còn lại chủ yếu phục vụ thị
trường bên ngoài.
Thị trường của Công ty chủ yếu là các tỉnh ở phía Tây bắc Việt Nam (Sơn
La, Việt trỡ, Phỳ Thọ, Hòa Bình, ) và hình thức tiêu thụ là qua các đại lý bán lẻ
hoặc các đầu mối tiêu thụ. Ngoài ra, Công ty còn tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội,
Hà Tây, trung bình khoảng 1000 tấn/ tháng
2.3.3. Cơ cấu cổ đông
Chỉ tiêu Sở hữu nhà nước Sở hữu nước ngoài Sở hữu khác
% sở hữu 57.21 1.86 40.93
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG SÔNG ĐÀ
2.1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.1. Phân tích doanh thu, chi phí
2.1.1.1.Xu hướng biến động
Doanh thu:
Trong 3 năm 2007 – 2009: Doanh thu thuần đều tăng, trong đó mức tăng
năm 2009 cao hơn so với năm 2008. Năm 2008, tốc độ tăng doanh thu là
13,57% so với năm 2007, trong khi năm 2009 mức tăng là 38,75%.
Năm 2010, doanh thu giảm đột biến, giảm 5,23% so với năm 2007.
Giá vốn hàng bán:
Từ năm 2008 – 2010, giá vốn hàng bán đều tăng so với năm 2007, trong
đó tốc độ tăng năm 2009 lớn nhất là 40,83%. Năm 2010, giá vốn hàng bán giảm
mạnh so với năm 2009, chỉ tăng 5% so với năm 2007
Các loại chi phí khác:
Chi phí bán hàng: Năm 2008 – 2009 đều tăng so với năm 2007 với mức
tăng lần lượt là 24,82% và 34,19%. Năm 2010, Chi phí bán hàng giảm đột biến

với mức giảm so với năm 2007.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: CP Quản lý doanh nghiệp tăng rất mạnh
qua các năm 2008, 2009 với mức tăng lần lượt là 88,06% và 97,63% so với năm
2007. Năm 2010, chi phí này có giảm nhưng vẫn tăng cao so với năm 2007.
Nhận xét chung:
- Trong các loại chi phí, giá vốn hàng bỏn luụn chiếm tỷ trọng cao nhất so
với tổng doanh thu, luôn ở mức từ 85% - 95%. Đây là khoản mục có ảnh
hưởng lớn nhất đến tổng chi phí của doanh nghiệp.
- Từ năm 2007 – 2009, tỷ trọng của giá vốn hàng bỏn/DT thuần xấp xỉ
85%, nhưng đến năm 2010, tỷ trọng giá vốn/DT thuần tăng đột biến là
95,98%.
=> So với mặt bằng chung về chi phí giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp
cùng ngành vào khoảng 80% qua các năm. Điều đó cho thấy việc quản lý chi phí
trực tiếp của công ty kém so với năm các công ty trong ngành. Đặc biệt năm
2010, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng doanh thu. Điều này là
do: Giá nguyên vật liệu đầu vào năm 2010 tăng mạnh và việc quản lý chi phí
trực tiếp của công ty chưa tốt.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cũng liên tục tăng cao so
với mức tăng của doanh thu và giá vốn hàng bán. Điều đó cũng cho thấy việc
quản lý chi phí gián tiếp của công ty cũng còn nhiều hạn chế.
2.1.1.2. Nguyên nhân
Doanh thu:
- Doanh thu các năm 2007 – 2009 có thể tăng do một số nguyên nhân:
+ Sản lượng tiêu thụ tăng lên.
+ Giá bán tăng.
Sản lượng (tấn) 2010 2009 2008 2007
Sản xuất 68855 112025 99895 108723
Tiêu thụ 69570 113745.15 96213 109127
Năm 2008: Sản lượng tiêu thụ của công ty giảm 11,83% nhưng doanh thu
công ty tăng 13,47% => Giá xi măng 2008 công ty tăng mạnh so với năm 2007.

Năm 2009: Sản lượng 2009 tăng 4,23% so với năm 2007. Tuy nhiên, do
giá xi măng tiếp tục tăng so với năm 2007, 2008, dẫn đến doanh thu năm 2009
tăng mạnh so với năm 2007 (38,75%).
Như vậy: Trong giai đoạn 2007 – 2009, nhu cầu xi măng trên thị trường
tăng cao hơn so với lượng cung trên thị trường, đẩy giá xi măng lên cao, dẫn đến
doanh thu tăng.
Năm 2010: Sản lượng tiêu thụ giảm đột biến: Giảm 36,%. Trong khi
doanh thu giảm 5% so với năm 2007. Như vậy, giá xi măng cũng đã tăng, nhưng
do sản lượng tiêu thụ quá thấp làm cho doanh thu vẫn giảm.
Lý do dẫn đến sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty thấp: Giá nguyên
vật liệu đầu vào tăng mạnh, doanh nghiệp đã tăng giá bán nhưng không bù đắp
được doanh thu, Hơn nữa, chính việc tăng giá bán, làm cho việc bán sản phẩm
trở nên khó hơn.
Giá vốn hàng bán:
- Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu (85% - 95%), và tăng
lên qua các năm 2008, 2009, 2010.
- Đặc biệt tỷ trọng giá vốn hàng bỏn/Doanh thu thuần năm 2010 tăng đột biến và
cao hơn nhiều so với các công ty trong ngành.
- Việc giá vốn hàng bán tăng giai đoạn 2008 – 2010 do nguyên nhân:
+ Chi phí nguyên vật liệu tăng cao trong 3 năm này ảnh hưởng đến giá vốn
hàng bán. Bởi lẽ đối với ngành xi măng, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm từ
35 – 45% trong giá vốn hàng bán.
+ Giá điện các năm tăng lên, chi phí điện chiếm khoảng 18% trong giá vốn
sản xuất xi măng.
+ Đồng thời giá bán than qua các năm cũng tăng lên.
+ Việc quản lý chi phí của doanh nghiệp kém.
Qua 2 chỉ tiêu, doanh thu và chi phí có thể thấy tình hình sản xuất của
công ty nhìn chung là kém hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Doanh thu
của công ty giai đoạn 2007 – 2009 có thể tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với
các doanh nghiệp cùng ngành.

2.1.2. Lợi nhuận
Chi tiêu 2010 2009 2008 2007
Doanh thu thuần 57770 84579 69231 60960
Giá vốn hàng bán 55466 74395 59948 52827
Lợi nhuận gộp 2304 10184 9283 8133
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -989 6941 5166 5110
Lợi nhuận khác 90 455 234 325
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -898 6550 4711 4711
Lợi nhuận của công ty tăng trong giai đoạn 2007 – 2009, đặc biệt là năm
2009. Năm 2010, lợi nhuận giảm mạnh tới mức âm. Như đã phân tích ở trên,
giai đoạn 2007 – 2009, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên
nhưng mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận
của công ty đã tăng lên. Năm 2010, việc bán hàng của công ty không tốt
2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
2.2.1. Vòng quay khoản phải thu – kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
365
Vòng quay khoản phải
thu
Hệ số Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải
thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày bình quân để
DN thu hồi một khoản phải thu.
Từ năm 2007 – 2010 vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm đi, do
đó kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Đặc biệt năm
2010 tăng mạnh so với 3 năm trước. Năm 2007 - 2009 kỳ thu kì bình quân có
xu hướng tăng nhưng không nhiều, nguyên nhân là do doanh thu thuần và các

khoản phải thu đều tăng lên nhưng gần như là cùng tốc độ. Có thể thấy trong 3
năm 2007 – 2009 công ty gần như không thay đổi chính sách bán hàng của
mình. Năm 2010, nguyên nhân của kỳ thu tiền bình quân tăng đột biến là do
doanh thu của công ty giảm mạnh, trong khi đó các khoản phải thu lại có xu
hướng tăng lên.
Q
ua
đây có thể thấy năm 2010, công ty gặp khó khăn trong việc bán hàng, chính sách
tín dụng thương mại có chiều hướng mở rộng nhưng không hiệu quả. Kì thu tiền
bình quân đã tăng 59% so với năm 2009 nhưng doanh thu bán hàng lại giảm
32% so với năm 2009.
So với trung bình ngành kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp năm
2008 và 2009 nhỏ hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong ngành cùng quy mô
( chỉ bằng khoảng 50% so với trung bình ngành). Trong giai đoạn này thị
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Vòng quay KPT 5.8 9.2 10.4 10.9
Kỳ thu tiền bình quân 62 39.1 34.5 33.1
TBN kỳ thu tiền 61.5 59.8 60.7 60,3
trường xi măng trong thời kỳ khan hiếm cung không đáp ứng được cầu dẫn đến
việc bán hàng của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, hơn nữa sản lượng sản
xuất của doanh nghiệp nhỏ, do vậy mà chính sách thương mại của doanh nghiệp
không mở rộng như các doanh nghiệp khác trong ngành mà vẫn bán được hàng,
hơn nữa chính sách thu hồi nợ của doanh nghiệp trong giai đoạn này là khá tốt,
đảm bảo việc thu hồi nợ được thực hiện.
Tuy nhiên, đến năm 2010 thị trường xi măng ứ đọng, doanh nghiệp chủ
động mở rộng chính sách tín dụng thương mại để tăng doanh thu bán hàng
nhưng doanh thu của doanh nghiệp lại giảm mạnh. Số liệu cho thấy kỳ thu tiền
bình quân của doanh nghiệp tăng mạnh so với các năm trước nhưng cũng chỉ
xấp xỉ trung bình ngành. Năm 2010 là năm thị trường xi măng giảm sút, hơn nữa
lại có nhiều nhà máy xi măng với công suất lớn đi vào hoạt động, nhà máy lại

gặp khó khăn trong khâu sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm mới dẫn đến việc
doanh thu giảm đột ngột khi thị trường gặp khó khăn. Có thể thấy chính sách tín
dụng thương mại của doanh nghiệp trong các năm 2007 – 2009 là chưa hợp lý,
khi các chính sách tín dụng thương mại trong giai đoạn này chưa được hợp lý
khi thắt chặt hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong ngành dẫn đến việc
khách hàng bị các đối thủ lôi kéo trong giai đoạn này. Mặt khác, sức cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường là không tốt, việc bán hàng của doanh
nghiệp rất bị động trên thị trường.
2.2.2. Vòng quay khoản phải trả - kỳ trả tiền bình quân
Vòng quay khoản phải trả
=
Giá vốn hàng bán
Phải trả bình quân
Kỳ trả tiền bình quân =
365
Vòng quay khoản phải trả
Hệ số vòng quay khoản phải trả phản ánh tốc độ thanh toán của DN cho
các khoản phải trả. Chỉ tiêu Kỳ trả tiền bình quân cho biết số ngày bình quân
DN thực hiện một khoản phải trả.
Qua các năm có thể thấy vòng quay khoản phải trả có xu hướng giảm
xuống, số ngày trả tiền bình quân có xu hướng tăng lên.
Đặc biệt vào năm 2010 ( tăng từ 17 ngày năm 2009 lên 27 ngày vào năm
2010). Nguyên nhân là do, các khoản phải trả và giá vốn hàng bán đều tăng lên
nhưng tốc độ tăng của các khoản phải trả tăng cao hơn so với giá vốn hàng bán.
Năm 2010 mặc dù các khoản phải trả vẫn tăng lên, nhưng do sản lượng tiêu thụ
của doanh nghiệp giảm rất mạnh ( mặc dù chi phí NVL trong năm này tăng cao )
nên giá vốn hàng bán của doanh nghiệp giảm so với các năm trước ( giảm 25%
so với 2009 ) do đó đó đẩy kỳ trả tiền bình quân tăng lên cao hơn hẳn so với các
năm trước.
Đơn vị: tấn

So với trung bình ngành kỳ trả tiền bình quân đều nhỏ hơn trong các năm.
Có thể thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp là khá tốt. Tuy nhiên, điều này
cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nguồn vốn không phải trả lãi
của doanh nghiệp khỏc, núi cach khác doanh nghiệp không chiếm dụng được
vốn như các doanh nghiệp cùng ngành hoặc cũng có thể doanh nghiệp không có
uy tín như các doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp nên cải thiện chỉ tiêu này về gần với trung bình ngành, tạo
điều kiện cú thờm vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Vòng quay hàng tồn kho – số ngày lưu chuyển hàng tồn kho
Vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân
Kỳ lưu chuyển HTK =
365
Vòng quay HTK
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Vòng quay khoản phải
trả
13.2 21.3 28.3 27.8
Kỳ trả tiền bình quân 27.2 16.9 12.7 13
TBN kỳ trả tiền 29.3 28.4 29.9 28
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Sản lượng tiêu thụ các
năm
69570 113745 96213 109127
Vòng quay HTK cho biết số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Kỳ lưu chuyển HTK cho biết tốc độ giải phóng HTK của Doanh
nghiệp.
Qua các năm, ta thấy vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm, kỳ luân
chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng. Đặc biệt vào năm 2010 kỳ luân chuyển

hàng tồn kho đã tăng mạnh so với các năm trước.
Năm 2007, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp cao, từ đó mà kỳ
lưu chuyển hàng tồn kho rất thấp (35 ngày). Nguyên nhân là do năm 2007 giá
vốn hàng bán không thấp hơn các năm 2008 và 2009 nhưng lượng hàng tồn kho
so với các năm khác, cung như tỉ trọng hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán
thấp hơn rất nhiều (chỉ xấp xỉ 53% so với 2008, 2009). Năm 2008, 2009, kỳ lưu
chuyển hàng tồn kho tăng lên là do tốc độ tăng của giá vốn nhở hơn so với tốc
độ tăng của hàng tồn kho. Đến năm 2010 kỳ lưu chuyển hàng tồn kho tăng mạnh
là do giá vốn hàng bán giảm mạnh trong khi đo thì hàng tồn kho vẫn tăng lên.
Nguyên nhân của việc này xuất phát từ việc ứ đọng xi măng của doanh nghiệp
do không bán được hàng, đã làm giá vốn hàng bán giảm mạnh so với các năm
trước, đồng thời chính sách quản lí hàng tồn kho của doanh nghiệp là chưa tốt
khi dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu trong đ
So với trung bình ngành, kỳ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp
luôn cao hơn so với trung bình ngành. Cho thấy việc quản lí hàng tồn kho của
doanh nghiệp là không tốt, doanh nghiệp bị ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều
nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất kinh doanh.
2.2.4. Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay Tổng TS =
Doanh thu thuần
Tổng TS bình quân
Hệ số vòng quay Tổng TS cho biết một đồng Tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Vòng quay hàng tồn kho 4.86 6.08 6.12 10.36
Kỳ lưu chuyển hàng tồn kho 74.11 59.18 58.82 34.74
TBN kỳ lưu chuyển HTK 47 51 49 49
Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp trong các năm thay đổi khá thất
thường, vòng quay tổng tài sản không thay đổi vào các năm 2007 và 2008, tăng
mạnh vào năm 2009 rồi giảm mạnh vào năm 2010.
Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản qua các năm có sự thay đổi

nhưng sự thay đổi là không mạnh, do đó việc biến động của vòng quay tổng tài
sản là do sự thay đổi của doanh thu thuần. Năm 2009, doanh thu thuần tăng
mạnh và cao nhất trong các năm, cũng như 2010 doanh thu giảm đột ngột và
thấp nhất trong các năm mà ảnh hưởng tới vòng quay tổng tài sản.
So với trung bình ngành vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp luôn
cao hơn hoặc xấp sỉ so với trung bình ngành, điều này chứng tỏ việc quản lý tài
sản nói chung là khá tốt.
2.3. Phân tích khả năng thanh toán và dòng tiền
2.3.1. Phõn tích khả năng thanh toán
2.3.1.1. Khả năng thanh toán chung
Giai đoạn năm 2007-2010 khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp
nhìn chung có xu hướng giảm xuống.Nguyờn nhõn do tốc độ tăng của tài sản
ngắn hạn ít hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn.Đặc biệt năm 2008 thể hiện rõ
nét cho xu hướng này,chớ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2008 là 4.77
giảm gần 1 nửa so với năm 2007.Nguyên nhõn do nợ ngắn hạn tăng mạnh gấp
2.237 lần so với năm 2007 trong khi đó tài sản ngắn hạn chỉ tăng 1.258 lần.Đõy
có thể là 1 thay đổi trong chính sách của công ty “dựng vốn nợ” để tài trợ cho tài
sản lưu động.Tuy nhiên giai đoạn 2008-2010 chỉ số này xấp xỉ 4.6 rất cao cho
thấy việc tăng tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn là không đáng kể.
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Vòng quay tổng tài sản 1.31 1.70 1.45 1.46
TBN 1.38 1.44 1.44 1.39
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Khả năng thanh toán chung 4.64 4.61 4.77 8.86
Trung bình ngành 1.01 1.16 1.05 1.07
Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành
rất nhiều (gấp khoảng 4 lần so với trung bình ngành).Điều này chứng tỏ khả
năng tự chủ về tài chính của công ty khá tốt , dùng nhiều vốn chủ sở hữu cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.Đõy được coi như 1 lợi thế so với các công ty
khác trong ngành cú cựng quy mô.

2.3.1.2.Khả năng thanh toán nhanh:
đồ 9. Khả năng thanh toán nhanh của công ty và trung bình ngành
So với trung bình ngành chỉ số này khá cao.Điều này chứng tỏ việc đảm
bảo các khoản nợ đến hạn của công ty tốt.Trong giai đoạn này,khả năng thanh
toán nhanh giảm mạnh so với khả năng thanh toán chung nguyên nhân do hàng
tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu với tổng tài sản ngắn hạn(trờn 20%).
2.3.1.3.Khả năng thanh toán tức thời
Giai đoạn năm 2007-2010 khả năng thanh toán tức thời công ty tăng
giảm thất thường.Năm 2009 chỉ số này tăng mạnh trong khi đó năm 2010 giảm
mạnh.Nguyờn nhân năm 2009 có sự tăng đột biến của lượng tương đương tiền
chiếm gần ẳ trong tổng tài sản ngắn hạn.Khả năng thanh toán tức thời không
cao,thấp hơn so với trung bình ngành.Nguyờn nhõn:cụng ty có quy mô nhỏ ,khả
năng cạnh tranh thấp do đó để tăng doanh giai đoạn này công ty đã thực hiện
chính sách tín dụng mở rộng làm tăng các khoản phải thu.Tuy nhiên vẫn không
bán được hàng vì thế hàng tồn kho luôn ở mức cao.Do đó giai đoạn 2007-
2010,khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản(trờn
50%) ,khả năng tức thời công ty không cao.Điều này thực sự không tốt vì các
khoản phải thu và hàng tồn kho là những tài sản không vận động không sinh lời.
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Khả năng thanh toán tức thời 0.23 1.87 0.24 3.08
Trung bình ngành 0.57 0.7 0.7 0.67
2.3.2. Phân tích dòng tiền
Để đánh giá được khả năng thanh toán cũng như khả năng đáp ứng những
yều cầu về tiền mặt của công ty, chúng ta sẽ phân tích dòng tiền thực sự của
công ty
Tóm tắt các lượng lưu chuyển tiền:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh

-
11,311
16,396 -7,350 -6,776
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 1,312 2,479 2,105 827
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -4,198 -4,913 -3,162 -3,732
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -
14,196
13,961 -8,407 -9,680
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 15,876 1,914 10,321 20,002
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
1,680 15,876 1,914 10,321
Qua bảng trên ta thấy dòng tiền của công ty biến động khá lớn. Ngoại trừ
năm 2009 doanh nghiệp lưu chuyển tiền tệ dương, các năm còn lại, lưu chuyển
tiền của công ty đều âm. Tuy nhiên, từ năm 2007 – 2010, ta nhận thấy xu hướng
chung của cỏc dũng lưu chuyển tiền là giảm.
Trong 4 năm, khoản mục ảnh hưởng lớn nhất đến dòng tiền của doanh
nghiệp là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, tiếp đến là hoạt động
tài chính và hoạt động đầu tư. Trong đó, hưởng ảnh của 2 hoạt động kinh doanh
và hoạt động tài chính chủ yếu là âm (ngoại trừ năm 2009), còn hoạt động đầu
tư có ảnh hưởng dương đến dòng tiền nhưng lại chỉ có ảnh hưởng nhỏ.
2.3.2.1.Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -898 7396 5400 5435
Chi phí khấu hao tài sản cố định 1008 1200 2501 2664
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn
hạn, dài hạn
1,345 104 -19 -1,047
Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực
hiện
-1097

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -1,604 -3987 -2.281
Trong đó: Chi phí lãi vay
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước
thay đổi vốn lưu động
-149 4,714 5,600 5,955
Tăng, giảm các khoản phải thu -8,097 9,140 -9,196 -2,599
Tăng, giảm hàng tồn kho -917 2,538 -7,406 -1,988
Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi
vay phải trả, thuế TNDN phải nộp)
-932 781 4,082 -6,443
Tăng, giảm chi phí trả trước -30 -141 -73 -62
Tiền lãi vay đã trả
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -445 -482 -308 -1,342
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 10 319 255 389
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -750 -474 -305 -686
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh
-
11,310
16,396 -7,350 -6,776
Từ năm 2007 – 2010, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty có
xu hướng giảm, ngoại trừ năm 2010 tăng đột biến. Có thể nhận thấy, hai khoản
mục gây nên ảnh hưởng lớn nhất đến xu hướng này của dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh là các khoản phải thu và hàng tồn kho, tiếp đến là các khoản phải trả
và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động.
Năm 2007, mặc dù lợi nhuận từ kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động
là dương, nhưng việc các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên, đồng thời các
khoản phải trả giảm xuống mạnh (từ 3689 lên 8253 triệu) khiến cho dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh âm.
Năm 2008, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu

động dương và các khoản phải trả tăng nhẹ. Tuy nhiên do các khoản phải thu và
hàng tồn kho tăng lên mạnh (khoản phải thu tăng lên từ 3655 triệu đồng lên
8615 triệu, trong khi hàng tồn kho tăng từ 6093 triệu lên13498 triệu), chính vì
thế lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm.
Năm 2009 là năm mà hoạt động kinh doanh của công ty tốt nhất. Cỏc
dũng tiền từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động, các
khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả đều ảnh hưởng dương đến dòng
tiền.
Năm 2010, do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp mở
rộng chính sách tín dụng thương mại làm cho các khoản phải thu tăng lên, đồng
thời do chính sách hàng tồn kho kộm nờn dự tiêu thụ gặp khó khăn, tích trữ
hàng tồn kho (chủ yếu là nguyên vật liệu) của công ty vẫn tăng lên.
Tuy nhiên, nhận thấy việc xây dựng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp không hợp lý. Trong giai đoạn 2007 – 2010, các
khoản phải thu của doanh nghiệp đều tăng lên. Nhưng biến động tăng giảm các
khoản phải thu của doanh nghiệp thỡ khụng tương ứng, thậm chí là khác biệt.
Năm 2009, mặc dù các khoản phải thu trên bảng CĐKT tăng nhẹ (551
triệu), tuy nhiên trên BCLCTT, dòng tiền từ các khoản phải thu lại tăng đột biến
ở mức 9140 triệu. chênh lệch rất lớn so với năm 2008.
Như vậy, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm và âm chủ yếu
là do chính sách quản lý từ hàng tồn kho và khoản phải thu của doanh nghiệp không
tốt.
2.3.2.2.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ
2010 2009 2008 2007
Mua sắm TSCĐ -400 -2,053 -176
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và
các tài sản dài hạn khác
485

Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của
đơn vị khác
Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ
của đơn vị khác
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 1,814
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận
được chia
1,713 2,233 2,281 827
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu

1,312 2,479 2,105 827
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên
trong giai đoạn 2007 – 2009. Dòng tiền này chủ yếu là khoản tiền thu lãi cho
vay, cổ tức và lợi nhuận được chia. Nguyên nhân là do doanh nghiệp có cả các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Trong đó các khoản đầu tư tài chính
dài hạn ở mức khoảng 4 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2007 và 2008
tăng mạnh (ở mức 9 tỷ đồng và 13 tỷ đồng) nên doanh nghiệp có được các
khoản thu từ lãi đầu tư. Tuy nhiên 2 năm 2009 và 2010, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn đã giảm mạnh.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính của công ty, đầu tư tài chính ngắn
hạn của công ty chỉ là hoạt động gửi tiền ngắn hạn tại ngân hàng. Điều đó
dẫn đến hiệu quả đầu tư ngắn hạn không cao, thu từ hoạt động tài chính chỉ
chiếm một tỷ trọng nhỏ trong dòng tiền của doanh nghiệp.Tuy nhiên, thay
vào đó, khả năng an toàn sẽ được đảm bảo.
2.3.2.3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT
ĐỘNG TÀI CHÍNH
2010 2009 2008 2007
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn

góp của chủ sở hữu
Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu,
mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã
phát hành
-1,366 -1,366
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
Tiền chi trả nợ gốc vay
Tiền chi trả nợ thuê tài chính
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -2,831 -3,547 -3,162 -3,732
Chi từ các quỹ của doanh nghiệp
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
tài chính
-4,198 -4,913 -3,162 -3,732
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu do hoạt
động chi trả cổ tức cho các cổ đông. Mức chi trả này không ổn định trong giai
đoạn 2007 – 2008 xuất phát trực tiếp từ sự không ổn định của hoạt động kinh
doanh. Hai năm 2009 và 2010, công ty đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu quỹ.
Điều này có thể xuất phát từ việc giá trị cổ phiếu của công ty giảm, công ty đã

×