Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo tại Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.33 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập Nguyễn Thế Anh - Lớp QLKT45B
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những sự kiện nổi bật gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của
Việt Nam là ngày 11/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều đó có nghĩa
là chúng ta đang hòa nhập trong một nền kinh tế phát triển rất sôi động và cạnh tranh
gay gắt. Đứng trước các cơ hội và thách thức khi gia nhập nền kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp không những phải đổi mới phương thức sản xuất để có được những sản
phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn phải chú trọng đặc biệt công tác
quản lý doanh nghiêp của mình .Như chúng ta đã biết, về trình độ quản lý của các cán
bộ nước ta còn thấp va đây cũng là một trong những khó khăn của các doanh nghiệp
nước ta, vì thế nhiệm vụ nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ là một đòi hỏi bức
thiết của các doanh nghiệp nước ta, nhất là đối với các doanh nghiệp cổ phần, khi mà
họ phải tự chịu trách nhiệm với tất cả những quyết định của mình không còn sự bảo
trợ của nhà nước.
Là sinh viên kinh tế năm cuối chuyên nghành quản lý kinh tế, em đã được
thầy cô trang bị những kiến thức về mặt lý thuyết một cách sâu rộng. Tuy nhiên thời
gian để thực hành những kiến thức còn chưa được nhiều, chưa được trực tiếp làm
việc trong thực tế. Nhận thấy công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng
Long là một trong những công ty có bề dầy lịch sử khá lâu đời của Việt Nam, và
công ty là môi trường tốt để em có cơ hội ứng dụng những kiến thức đã học trong
trường Đại học, là nơi em có điều kiện tốt để lĩnh hội, học hỏi những kinh nghiệm
làm việc thực tiễn. Chính vì vậy không chỉ em mà các SV khác ai cũng mong muốn
được thực tập tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long. Tại đây,
em đã được sự chỉ bảo cẩn thận v à nhiệt tình làm việc trong thực tế của các anh chị
trong công ty v à các anh chi trong ph òng TCCB LĐ, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của thầy Phan Kim Chiến.
Trong báo cáo thực tập tổng hợp này em xin được trình bày tóm tắt những
hiểu biết tổng quan mà em thu thập qua những tuần xuống khảo sát tại đơn vị thực
tập.
Trong quá trình tìm hiểu tổng quan về công ty, ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bài
báo cáo tổng hợp của em gồm các phần như sau:


PGS.TS Phan Kim Chiến
1
Báo cáo thực tập Nguyễn Thế Anh - Lớp QLKT45B
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty.
Phần 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua và kế hoạch
năm tới 2007.
Em rất mong được sự góp ý chỉ bảo thêm của thầy để em có thể hoàn
thành tốt báo cáo tổng hợp thực tập của mình. Cũng nhân dịp này, em xin chân thành
cảm ơn thầy Phan Kim Chiến và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần
cơ khí xây dựng giao thong Thăng Long đã tạo điều kiện và giúp đỡ để em có thể
hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thế Anh
PGS.TS Phan Kim Chiến
2
Báo cáo thực tập Nguyễn Thế Anh - Lớp QLKT45B
Phần I./ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY
DỰNG GIAO THÔNG THĂNG LONG.
1./ Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây
dựng giao thông Thăng Long.
Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long, là một công ty có
bề dầy lịch sử, được thành lập từ lâu đời. Từ khi thành lập tới nay Công ty đã có
nhiều sự thay đổi, cụ thể về lịch sử phát triển của Công ty từ khi thành lập đến nay đã
trải qua những giai đoạn phát triển và thay đổi như sau:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1969 đến 12/10/1971, Công ty Cổ phần cơ khí xây
dựng giao thông Thăng Long ra đời vào những năm kháng chiến chông Mỹ, tiền thân
là Xưởng cơ khí 200.
Nhiệm vụ chủ yếu của Xưởng cơ khí 200 lúc này là Đội đảm bảo giao thông,

với công việc chính là đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện, kể cả đường
thuỷ và đường bộ.
- Giai đoạn 2: Từ ngày 12/10/1971 đến 30/12/1997.
Ngày 12/10/1971, Xưởng cơ khí 200 chuyển thành xí nghiệp cơ khí giao thông II, và
xí nghiệp cơ khí giao thông II lúc này trực thuộc Khu Quản Lý Đường Bộ II - Cục
Đường Bộ Việt Nam - Bộ Giao Thông Vận Tải.
Với nhiệm vụ chủ yếu lúc này là :
+ Sản xuất phao phà
+ Đảm bảo an toàn giao thông đường song
+ Đại tu Ôtô…
Mỗi năm xí nghiệp đại tu và sửa chữa khoảng hơn 50 Ôtô, đóng khoảng 10 phao phà.
- Giai đoạn 3: Từ ngày 30/12/1997 đến ngày 12/09/2006
Để phù hợp với nhiệm vụ, chức năng và quy mô hoạt động. Theo Quyết định
số 5134/1997/QĐTCCB, ngày 30/12/1997 Xí nghiệp Cơ Khí Giao thông II chuyển
thành Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II và là một doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động công ích.
Trụ sở: Phường Thanh Trì - Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84) 04 6446001
Fax: (84) 04 6446001
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty lúc này là sản xuất các mặt hàng đảm bảo an toàn
giao thông.
- Giai đoạn 4: Từ ngày 12/09/2006 đến nay.
Để phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội cũng như tiến trình hội nhập của
nước ta các doanh nghiệp cần phải cổ phần hoá, ngày 12/09/2006 công ty cơ khí sửa
chữa công trình cầu đường bộ II thực hiện cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ
phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty lúc này vẫn là sản xuất thiết bị giao thông: Biển
báo, gương cầu lồi, phun sơn bong, máy chà quét đường, máy lấu nhựa đường, máy
phun nhũ xương, tấm song phòng hộ…Xây dựng, sửa chữa và sơn cầu cống vừa và
nhỏ. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ phòng chống, ứng cứu khi có bão lụt làm

hỏng cầu đường.
PGS.TS Phan Kim Chiến
3
Báo cáo thực tập Nguyễn Thế Anh - Lớp QLKT45B
Một số công trình mà Công ty đã thực hiện như:
+ Một số cầu cống trên đường Hồ Chí Minh
+ Một số cầu cống ở tỉnh Lai Châu gồm có: Cầu Chừng, Cầu Ông Đông, Cầu Ông
Tây…
+ Sơn cầu Kỳ Lừa ở Yên Châu.

Trải qua nhiều năm kể từ khi thành lập đến nay, công ty gặp không ít khó khăn
nhưng đã không ngừng phấn đấu đi lên trở thành một doanh nghiệp sản xuất đứng
vững trên thị trường.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập hoàn toàn, trong điều kiện nền kinh tế thị
trưòng hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và làm ăn có lãi. Để thực
hiện yêu cầu đó ban Giám đốc Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công
ty đều cố gắng vượt mọi khó khăn để từng bước đẩy mạnh công ty ngày một đi lên
và cũng nhờ vào sự cố gắng đó mà kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
mấy năm qua đã tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là trong thời buổi hiện nay khi các doanh
nghiệp nhà nước đang từng bước thực hiện cổ phần hoá theo tiến trình hội nhập của
nhà nước ta hiện nay , công ty cần phải cố gắng hơn tự gánh vác nhiệm vụ của mình
không được sự giúp đỡ của nhà nước. Công ty mới cổ phần hoá được một thời gian
ngắn vì thế còn gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi ban lãnh đạo phải có chiến lược phát
triển toàn diện và lâu dài thì mới có thể đưa công ty ngày một phát triển hơn.
2. Nhiệm vụ sản xuất tại công ty.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổ chức sản
xuất khoa học và hợp lý quá trình chế tạo công nghệ sanr phẩm là vô cùng quan trọng
và nó quyết định lớn đến sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như lợi nhuận của công
ty. Tuy nhiên, việc tổ chức một quy trình công nghệ hoàn thiện còn phụ thuộc vào
nhiều điều kiện khác như: tình hình cụ thể của công ty(vốn, nguồn nhân lực…. ),

ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài như: đối thủ cạnh tranh, thị trường
tiêu thụ.Vì thế, nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn hiện nay cần phải có một chính
sách hợp lý, ổn định lâu dài.
- Công ty chuyên chế tạo các thiết bị phục vụ xây dựng và sửa chữa đường
bộ như: Rơ mooc và phun nhựa đường nóng chảy, xe phun nhũ tương, máy
phun sơn kẻ đường, máy sơn nóng, nhà nghỉ lưu động…
- Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ an toàn giao thông như: biển báo
phản quang, cọc tiêu, cột cây số, đinh đường, các loại đèn báo tín hiệu
phản quang, gương cầu lồi đường kính phi 600mm đến phi 1000mm,phục
vụ công tác an toàn giao thông, sản xuất tường hộ lan can mềm bằng thép.
- Gia công lắp ráp các kết cấu thép công trình giao thông, sửa chữa và xây
mới công trình giao thông vừa và nhỏ, kinh doanh dịch vụ, trao đổi vật tư
thiết bị xe máy thi công, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí như: câu lạc
bộ bơi lội, nhà thi đấu cầu lông, bóng bàn.
Để phục vụ cho phương án kinh doanh,một mặt công ty ra sức củng cố hệ
thống quản lý thông qua các chế độ tuyển dụng, lựa chọn các cán bộ quản lý, các kỹ
sư cơ khí, kĩ sư xây dựng, công nhân kỹ thuật, một mặt công ty cử cán bộ đi học các
lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật, nghiệp vụ tài chính kế toán do Cục Đường Bộ Việt
Nam,Chi Cục Thuế Hà Nội tổ chức nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ
PGS.TS Phan Kim Chiến
4
Báo cáo thực tập Nguyễn Thế Anh - Lớp QLKT45B
công nhân viên,mặt khác công ty cũng tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của cơ quan
chủ quản là Khu Quản Lý Đường Bộ II thực hiện chức năng chế độ của nhà nước,
hoàn thành tốt nghĩa vụ của công ty.
3. Thị trường mua bán hàng của doanh nghiệp.
Trước tháng 9 năm 2006, công ty cơ khí sửa công trình cầu đưòng bộ II, là
tiền thân của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long, thuộc Khu
Quản Lý Đường Bộ II-Cục Đường Bộ Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt
động công ích nên sản phẩm của công ty hầu hết là phục vụ cho công tác an toàn giao

thông đường bộ, sửa chữa các công trình vừa và nhỏ, sản phẩm hàng hoá phục vụ cho
các phúc lợi công cộng, cùng với các đơn vị khác xây dựng hạ tầng cơ sở, từng bước
hiện đại hoá công nghiệp hoá ngành giao thông vận tải của cả nước.
Trong giai đoạn hiện nay,Công ty đang từng bước cổ phần hoá và là một công
ty cổ phần non trẻ phải tự tìm thị trưòng cho mình vì thế Công ty đang gặp rất nhiều
khó khăn trong việc tìm hưóng đi cũng như đầu ra cho sản phẩm của mình.
4. Tình hình kinh tế, tài chính, lao động tại Công ty.
+ Về tài sản : Công ty cổ phần cơ khí gaio thông Thăng Long được Nhà nước
cho thuê mặt bằng sản xuất và xây dựng nhà xưởng trên địa bàn Phường Thanh Trì -
Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội.
Hiện nay Công ty đã có một cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện và khang trang, với
đầy đủ các phòng ban, khu điều hành tách biệt và đầy đủ tiện nghi, khu sản xuất và
chế biến sản phẩm với diện tích khá rộng lớn đủ cho các công nhân sản xuất. Công ty
còn có cả khu nhà ở cho các công nhân với chế độ ưu đãi, với các công nhân chưa có
gia đình thì ban lãnh đạo Công ty sẽ bố trí cho từ hai đến ba người một phòng, nam
riêng nữ riêng, còn đối với những công nhân đã có gia đình rồi mà nhưng kinh tế còn
kém và chưa có nhà ở thì công ty sẽ xem xét và cấp cho một phòng riêng biệt. Công
ty còn có cả một khu kinh doanh dịch vụ hàng tạp hoá để kiếm thêm thu nhập cho
công nhân.
+ Về vốn: Vốn của Công ty được Nhà nước cấp là 3 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của Công ty là 5 tỷ đồng.
+ Tổng số lao động của Công ty tính đến hết năm 2005 là 202 người.
Số lao động tính đến hết năm 2006 là 197 người, trong đó:
Số lao động nam 131
Số lao động nữ 66
Lao động gián tiếp 40
Lao động trực tiếp 157
PGS.TS Phan Kim Chiến
5
Báo cáo thực tập Nguyễn Thế Anh - Lớp QLKT45B

Trình độ đại học
- Kỹ sư cơ khí ôtô
- Kỹ sư cầu đường
- Cử nhân kinh tế
- Cử nhân khác
37
8
4
23
2
Trình độ trên đại học 0
Tay nghề: Bậc thợ bình quân là 4,1 trong đó:
Bậc
thợ
Bậc
1
Bậc
2
Bậc
3
Bậc
4
Bậc
5
Bậc
6
Bậc
7
Số
người

5 8 26 30 20 5 2
- Trung cấp Xây dựng là 2 người
- Trung cấp tài chính kế toán là 15 người.
Tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty được thể hiện như sau:
NĂM 2003 2004 2005 2006
DOANH THU(tỷ đồng) 19 15 18 21
LƯƠNG/BQ/NG/THÁNG 1.328.000Đ 1.175.000Đ 1.130.000Đ 1.500.000Đ
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1/Tổng nguyên giá
TSCĐ
2/Nguồn vốn KD
3/Doanh thu
4/Chi phí
5/Lợi nhuận hoạt
động SXKD
6/Nộp ngân sách
nhà nước
3.480.506
1.641.102
10.912.000
10.721.957
130.316
64.871
4.325.765
1.641.102
19.038.129
18.854.106
83.078
19.507

5.911.067
1.825.558
14.945.073
34.379.313
36.488
951.089
5. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm của Công ty .
Do Công ty cổ phần cơ khí giao thông Thăng Long là một công ty mới được
cổ phần hoá được khoảng năm tháng (từ tháng 9/2006) nên các phong ban của công
ty cũng có những bất ổn, tính đến trước tháng 9/2006 thì công ty tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh gồm có các phòng ban như sau:
- 5 phân xưởng : Phân xưởng cơ khí, phân xưởng chế thử, phân xưởng sửa
chữa, phân xưởng biển báo, phân xưởng gương giao thông.
- 3 Ban : Ban xây dựng cơ bản, ban dịch vụ, ban bảo vệ.
- 3 Đội : Đội công trình I, Đội công trình II, và đội xe.
PGS.TS Phan Kim Chiến
6
Báo cáo thực tập Nguyễn Thế Anh - Lớp QLKT45B
Phân xưởng cơ khí: Nhiệm vụ của phân xưởng cơ khí là chịu trách nhiệm tạo
ra những khuân mẫu thô ban đầu như: Cột biển báo, Cột tấm sóng, lan can cầu, phà,
nồi nấu nhựa.
Phân xưởng Chế thử: Nhiệm vụ của phân xưởng chế thử là chuyên chế tạo
thử các sản phẩm mới của công ty, đồng thời phân xưởng chế thử còn có nhiệm vụ
chế tạo ra máy phun sơn kẻ đường, chế tạo ra máy phun nhũ tương…
Phân xưỏng Biển Báo: Nhiệm vụ của phân xưởng Biển Báo là chuyên sản
xuất ra các loại biển báo phản quang nhằm mục đích phục vụ cho giao thông, sản
xuất ra cột cây số phản quang và các loại biển quảng cáo đủ các kích cỡ mà khách
hàng yêu cầu.
Phân xưởng Gương Giao Thông : Phân xưởng này có nhiệm vụ chuyên sản

xuất gương cầu nồi đủ kích cỡ nhằm mục đích phục vị cho giao thông và các siêu thị
có yêu cầu đặt hàng với công ty, đồng thời phân xưởng Gương giao thông còn có
nhiệm vụ mạ điện phân các sản phẩm thép của sản phẩm đầu ra.
Phân xưởng Sửa chữa: Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, chung đại
tu các loại xe vận tải, máy thi công, chế sửa lại cầu Billay và phân xưởng sửa chữa
còn là đơn vị sản xuất ra tường phòng vệ mềm phần thô.
Ban xây dựng cơ bản: Nhiệm vụ của ban xây dưng cơ bản chủ yếu là xây
dựng, sửa chữa các công trình dân dụng trong Công ty.
Ban Dịch Vụ : Đảm nhận trách nhiệm lắp ghép nhôm kính khi phát sinh các
yêu cầu của khách hàng, tổ chức các cuộc hội nghị, chịu trách nhiệm về các dịch vụ ở
cửa hàng, căng tin của công ty.
Ban Bảo vệ: Ban bảo vệ có trách nhiệm lo cho sự an toàn của công ty về tất
cả các mặt của đời sống, kể cả về tài sản và con người trong công ty.
Đội Công Trình I và Đội Công Trình II : Đội công trình có nhiệm vụ thi
công các công trình đường bộ như lắp cầu Bailey, lắp đặt tấm sóng , gương cầu, thi
công sửa chữa những công trình giao thông vừa và nhỏ.
Đội Xe: Đội xe của công ty có trách nhiệm về phục vụ cho việc đi lại của các
cán bộ lãnh đạo trong công ty khi phải đi công tác, ngoài ra còn nhân nhiệm vụ vận
chuyển ngoài.
Về trang bị kỹ thuật của công ty: Máy móc chủ yếu của công ty là máy nén
khí S/P 120, máy tiện và các loại máy khác (như: máy mài thô, máy cắt đột liên hợp,
máy mài tinh…). Trong thời gian gần đây Công ty đã khuyến khích cán bộ công nhân
viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, từ đó Công ty đã chế tạo thành công máy
phun sơn kẻ đường, thiết bị nấu nhựa, gương cầu lồi góp phần hạ giá thành sản phẩm
(trước đây gương cầu lồi phải nhập ngoại, nay công ty đã sản xuất thành công vì thế
giá thành đã giảm được đáng kể cho nhà nước cũng như người tiêu dùng). Bên cạnh
đó công ty còn quan tâm tới việc nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay Công ty mới chỉ cổ phàn hoá được một giai đoạn ngắn và công tác tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các phòng ban và số lao
động như sau:

- Khối văn phòng gồm có 36 người:
+ Ban giám đốc: 4 người trong đó 1tổng giám đốc và 3 phó giám đốc làm công tác
giúp việc cho giam đốc.
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động: 5 người
+ Phòng hành chính: 5 người
PGS.TS Phan Kim Chiến
7
Báo cáo thực tập Nguyễn Thế Anh - Lớp QLKT45B
+ Phòng kế hoạch: 12 người
+ Phòng tài chính kế toán: 7 người
+ Phòng kinh doanh: 3 người
- Tổng số công nhân kỹ thuật là 116 người.
+ Xí nghiệp sản xuất cơ khí giao thông số 1: (Phân xưởng sửa chữa) : gồm có 25
người.
+ Xí nghiệp sản xuất cơ khí giao thông số 2 : (Phân xưởng cơ khí): 25 người.
+ Xí nghiệp sản xuất cơ khí giao thông số 3 : ( Phân xưởng chế thử): 28 người.
+ Xí nghiệp xây dựng thương mại giao thông : ( Phân xưởng biển báo): 8 người.
+ Xí nghiệp sản xuất sản phẩm an toàn giao thông : ( Phân xưởng Gương): 4 người
+ Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông số 1( Công trinh 1): 9 người.
+ Xí nghiệp xây dựng dân dụng dịch vụ thượng mại ( Xây dựng cơ bản): 17 người.
+ Ban bảo vệ: 12 người
+ Xí nghiệp thượng mại dịch vụ vận tải(Đội xe): 12 người
+ Xí nghiệp sản xuất kinh doanh hàng dân dụng dịch vụ tổng hợp: 15 người.
+ Xí nghiệp cơ khí xây dựng giao thông số 2( Công trình 2): 3 người.
6. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều quan trọng, nó
quyết định đến thành bại của tổ chức đó. Vì thế việc tổ chức quản lý mọi mặt của tổ
chức là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được, việc tổ chức quản lý trong doanh
nghiệp phải đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao
chất lượng sản phẩm cũng như phải nắm bắt những thay đổi của thị trường để theo

kịp với nhu cầu của thời đại, ngoài ra còn một mặt không thể thiếu đó là luôn luôn
quan tâm đến đời sống của các cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long là một doanh nghiệp
chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là sản phẩm an toàn giao thông,
đảm bảo giao thông, các thiết bị phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng đường bộ, xây
mới và sửa chữa các công trình giao thông với nhiều chủng loại sản phẩm nên việc tổ
chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng biệt. Mặt khác trong
giai đoạn hiện nay Công ty đang trong thời kỳ cổ phần hoá nên việc tổ chức quản lý
bộ máy trong Công ty con gặp nhiều khó khăn và đang tự tìm hướng đi cho chính
mình.
Công ty có mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức trực tuyến, chức năng từ Công ty
đến phân xưởng, tổ, đội, người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng chức năng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện như sau:
Ban giám đốc: Trong Bộ máy quản lý của công ty thì đứng đầu là Giám Đốc.
- Tham mưu cho Giám Đốc gồm có ba phó giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách hành chính.
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
+ Phó giám đốc kỹ thuật.
Giám đốc là người giữ vai trò điều tiết toàn bộ công ty, là đại diện pháp nhân của
công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty và
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cũng như mọi tổ chức khác, để giúp cho Ban giám đốc còn có các phòng ban của
công ty, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về các công việc của công ty cũng
PGS.TS Phan Kim Chiến
8

×