Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần khoáng sản hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.92 KB, 72 trang )

Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
LỜI MỞ ĐẦU
Từ nửa cuối thế kỷ IXX phân tích tài chính đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của các
nhà quản trị. Cho đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự lớn
mạnh của các hệ thống tài chính và tập đoàn kinh doanh, khả năng sử dụng rộng rãi công
nghệ thông tin, phân tích tài chính đã thực sự phát triển, được chú trọng và trở thành công
việc không thể thiếu đối với nhà quản trị doanh nghiệp hiện đại.
Với các doanh nghiệp Việt Nam, phân tích tìa chính phần nào còn khá mới mẻ, chưa
chuyên sâu và chưa thực sự được chú trọng. Chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế
biến chuyển nhanh chóng với nhiều màu sắc khác nhau. Chính vì vậy muốn tồn tại, đứng
vững và phát triển trong bối cảnh này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức
được vai trò quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, thường xuyên phân tích
đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó đưa ra được các biện
pháp hữu hiệu và quyết định hợp lý cho phương án hoạt động kinh doanh nhằm đạt được
mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận.
Do nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích đánh giá hoạt động tài chính
doanh nghiệp, với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Bùi Văn Vần, cùng với sự quan
tâm, giúp đỡ của các cô chú trong công ty cổ phần khoáng sản Hoà Bình, em đã tiến hành
đi sâu nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Khoáng sản Hoà Bình”.
Em rất mong nhận được sự đóng góp của của các thầy cô giáo cùng toàn thể các cô
chú trong công ty Cổ phần Khoáng sản Hoà Bình để hoàn thiện bài luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02/05/2012
Sinh viên:Lê Văn Hùng
Lớp: CQ46/11.09

SV: Lê Văn Hùng - 1 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
CHƯƠNG 1:


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1-HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường là môi trường hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp, mỗi
doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó có quyền tự chủ, tự do sản xuất kinh doanh
nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện tốt các quy luật kinh tế. Theo điều
4 luật doanh nghiệp năm 2006 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Theo kinh nghiệm các nhà kinh tế học đã chỉ ra,trong quá trình phát triển, mỗi doanh
nghiệp đều phải giải quyết được 3 vấn đề kinh tế cơ bản:
- Thứ nhất : quyết định sản xuất cái gì.
- Thứ hai : quyết định sản xuất như thế nào.
- Thứ ba : quyết định sản xuất cho ai.
Đây là những vấn đề được coi là kim chỉ nam hoạt động của các doanh nghiệp trên
thương trường.
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều cần phải tuân thủ các
quy luật về cạnh tranh, cung cầu, quy luật giá cả. Mỗi doanh nghiệp là một cá thể trong
môi trường cạnh tranh do đó, hơn ai hết, bản thân mỗi doanh nghiệp phải xác định được
những nhân tố cơ bản nhất, chính yếu nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại của mình, xác định
được năng lực của bản thân cũng như năng lực của đối thủ cạnh tranh hay nói một cách
khác phải biết vị trí của mình trên thương trường. Và quan trọng hơn cả doanh nghiệp
còn phải xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm của mình, phát huy mọi
nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nhưng phải biết dừng lại khi cung đã quá dư thừa…
SV: Lê Văn Hùng - 2 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
1.1.2-Tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1-Tài chính doanh nghiệp
Xét về hình thức biểu hiện, tài chính doanh nghiệp là sự vận động, chuyển hoá của

các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ
của doanh nghiệp.
Bản chất của tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái
giá trị (các quan hệ tài chính) phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp và góp phần
tích luỹ vốn. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu là:
– Quan hệ giữa DN và nhà nước : phát sinh khi DN thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và
nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp…
– Quan hệ giữa DN với thị trường tài chính : Quan hệ này thể hiện thông qua việc
DN tìm kiếm các nguồn tài trợ trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Ngược lại DN
phải trả lãi vay, vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ.
– Quan hệ giữa DN với thị trường khác : bên cạnh thị trường tài chính, DN còn có
quan hệ với nhiều thị trường khác như thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường
sức lao động. Đó là các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào và phân phối các yếu tố
đầu ra cho DN.
– Quan hệ trong nội bộ DN: Quan hệ này thể hiện trong việc DN thanh toán tiền công,
tiền lương và các khoản khác với công nhân viên trong DN, quan hệ thanh toán với các
bộ phận trong DN trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của DN.
1.1.2.2-Hoạt động tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt
động SXKD của DN nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
SXKD và được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Hoạt động tài chính trong DN bao gồm
việc tổ chức thu chi tiền tệ phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch SXKD của DN.
Hoạt động tài chính của DN sẽ thúc đẩy và phát triển hoạt động SXKD qua đó đẩy mạnh
các quan hệ tài chính DN.
SV: Lê Văn Hùng - 3 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1- Khái niệm phân tích tài chính

Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỉ XIX. Từ đầu thế
kỉ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và chú trọng hơn bao giờ hết
bởi nhu cầu quản lý DN có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống
tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công
nghệ thông tin. Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý DN. Vậy
phân tích tài chính là gì? Nội dung phân tích và sử dụng phương pháp phân tích như thế
nào?
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép
thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý DN, nhằm đánh
giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN, giúp người sử dụng thông tin đưa ra
các quyết định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp.
Phân tích hoạt động TCDN mà trọng tâm là phân tích các BCTT và các chỉ tiêu đặc
trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích,
giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp
khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động TCDN, để nhận biết, phán đoán,
dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.2.1.2-Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Xét trên các giác độ khác nhau, phân tích tài chính hướng tới các mục tiêu cụ thể khác
nhau,cụ thể :
-Trên giác độ là nhà quản trị doanh nghiệp : qua phân tích đánh giá tình hình tài
chính sẽ cung cấp các thông tin tài chính cần thiết về DN mình, từ đó :
+ Đánh giá tình hình sử dụng vốn và làm cơ sở cho các dự báo, các quyết định đầu tư
tài trợ phân phối lợi nhuận.
+ Đánh giá tình hình công nợ , tìm kiếm cách thức thu hồi công nợ.
SV: Lê Văn Hùng - 4 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
-Trên gác độ nhà đầu tư : qua phân tích tài chính giúp họ biết được khả năng sinh lời
cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
-Trên gác độ những người cho vay : Mối quan tâm của họ là doanh nghiệp có khả
năng trả nợ vay hay không, do vậy họ phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm nhận biết

khả năng thanh toán khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Ngoài ra phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với những người hưởng lương
trong doanh nghiệp, cán bộ thuế, thanh tra, cơ quan chủ quản…
1.2.2-Tài liệu phân tích tài chính DN
Để tiến hành phân tích người ta thường sử dụng nhiều tài liệu khác nhau trong đó chủ
yếu là các báo cáo tài chính . Những bộ phận quan trọng nhất cốt lõi của báo cáo tài
chính là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
 Bảng cân đối kế toán :
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản và nguồn hình thành
tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thức tiền tệ.
Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần tài sản và nguồn vốn.
-Phần tài sản : phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo
thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp.
-Phần nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành các tài sản hiện có của doanh nghiệp
đến thời điểm lập báo cáo.
 Báo cáo kết quả kinh doanh :
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh
trong năm của DN. Số liệu báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình
hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh
nghiệm quản lý doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm hai phần :
Phần 1 lãi lỗ : phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt
động kinh doanh và hoạt động khác.
SV: Lê Văn Hùng - 5 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Phần 2 Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước : phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ
của doanh nghiệp đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích hay đánh giá tình hình TCDN đó là tập hợp các phương pháp phân tích và
đánh giá tình hình đã qua và hiện tại cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai

giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, đồng thời giúp các đối tượng quan
tâm đưa ra các quyết định phù hợp.
Phương pháp phân tích tài chính là các cách thức, kỹ thuật để đánh giá TCDN
trong quá khứ,hiện tại và dự đoán TCDN trong tương lai. Từ đó giúp cho nhà quản lý
đưa ra được các quyết định kinh tế phù hợp với các mục tiêu mong muốn của họ. Để đáp
ứng mục tiêu của phân tích tài chính người ta thường sử dụng các phương pháp sau :
-phương pháp so sánh
-phương pháp hệ số
-phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính.
1.2.3.1- Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và
phân tích tài chính nói riêng.
Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý tới điều kiện so sánh cũng như những kỹ
thuật so sánh.
* Về điều kiện so sánh :
-Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu
-Các đại lượng chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải có cùng nội dung kinh tế và phải có
cùng một tiêu chuẩn biểu hiện
* Về kỹ thuật so sánh :
-So sánh về số tuyệt đối : là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân
tích với chỉ tiêu kỳ gốc.
-So sánh về số tương đối : là xác định phần trăm số tăng giảm giữa số thực tế với kỳ
gốc của chỉ tiêu phân tích.
SV: Lê Văn Hùng - 6 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Số liệu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là gốc so sánh.Khi phân tích BCTT
có thể sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang.
+Phân tích theo chiều ngang : là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên
cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu ) trên các BCTT. Qua đó thấy được sự biến động của
từng chỉ tiêu.

+Phân tích theo chiều dọc : Là việc xem xét xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong
tổng thể quy mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong
tổng thể.
1.2.3.2- Phương pháp hệ số
Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp, chia một chỉ tiêu này với
một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này
đối với chỉ tiêu, yếu tố khác.
1.2.3.3- Phương pháp phân tích MQH tương tác giữa các hệ số tài chính (Dupont)
Mức sinh lời của vốn CSH của một DN là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện
pháp và quyết định quản lý của DN, để thấy sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ
chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của DN người ta đã xây
dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích tác động đó. Dupont là công ty đầu tiên của Mỹ đã
thiết lập và phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Phương pháp này có
ý nghĩa thực tế rất cao:
*Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp khác như : phương pháp liên hoàn,
phương pháp biểu đồ, đồ thị phương pháp hồi quy tương quan…tuy nhiên trong đề tài chỉ
tập trung phân tích tình hình tài chính dựa trên phương pháp so sánh và các phương pháp
tỷ lệ.
1.2.4. Nội dung phân tích tài chính DN
1.2.4.1- Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
a- Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn
SV: Lê Văn Hùng - 7 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
 Phân tích tình hình tài sản
Tài sản của doanh nghiệp trên BCĐKT thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá
khứ, hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai của DN
SV: Lê Văn Hùng - 8 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Phân tích tình hình TS là phân tích biến động các khoản mục TS nhằm giúp người
phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỉ trọng của tài sản qua các thời kì như thế nào,

sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình SXKD,
có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch
SXKD của DN hay không.
 Phân tích tình hình nguồn vốn
Đây là sự phân tích biến động các mục NV nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự
thay đổi về giá trị, tỉ trọng của nguồn vốn qua các thời kì như thế nào, sự thay đổi này bắt
nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình SXKD, có phù hợp với
việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ, khả năng khai thác NV trên thị trường cho
hoạt động SXKD hay không.
Đồng thời phải xem xét mối quan hệ cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với tài
sản ngắn hạn; giữa nguồn tài trợ dài hạn so với tài sản dài hạn. từ đó đánh giá xem doanh
nghiệp có đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính hay chưa.
 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
• Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị trong việc hoạch định tài chính cho kỳ tới
là trả lời cho câu hỏi “vốn lấy từ đâu” và “sử dụng cho mục đích gì”. Việc phân tích diễn
biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi của
nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định giữa 2 thời điểm lập BCĐKT, từ đó có thể định hướng cho việc
huy động và sử dụng vốn trong kỳ tiếp theo.
• Cách thức
- Lập “bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn”. Chuyển toàn bộ các khoản mục
trên BCĐKT thành cột dọc, song song số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi
của mỗi khoản mục
- Sự thay đổi của mỗi khoản mục sẽ được phản ánh vào cột diễn biến nguồn vốn hoặc
sử dụng vốn trong “Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn” theo nguyên
tắc sau:
SV: Lê Văn Hùng - 9 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
+ Các trường hợp giảm TS hoặc tăng NV được phản ánh trên cột “diễn biến nguồn
vốn”

+ Các trường hợp tăng TS hoặc giảm NV được phản ánh trên cột “Sử dụng vốn”
+ Riêng đối với phần TS có các khoản mục thể hiện bút toán đỏ (số âm) thì khi đưa
vào bảng phân tích sẽ thực hiện ngược lại với nguyên tắc trên
Diễn biến nguồn vốn Tiền % Sử dụng vốn Tiền %
……… ….… …. ……… ……. ….
Tổng … 100% Tổng … 100%

b-Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mục tiêu cơ bản của việc phân tích khái quát kết quả h/đ KD đối với 1 DN là tìm hiểu
nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thu nhập, chi phí, lợi nhuận của DN đó. Quá trình
này tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Thu nhập, chi phí, lợi nhuận có thực không và tạo ra từ những nguồn nào, sự hình
thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạt động SXKD của DN hay không.
- Thu nhập, chi phí, lợi nhuận thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả
kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không.
Việc xem xét này cần được kết hợp so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều
dọc các mục trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở am hiểu về những chính sách kế
toán, những đặc điểm SXKD, những phương hướng SXKD của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Phân tích tài chính qua các hệ số tài chính
Trong phân tích tài chính, các hệ số tài chính chủ yếu được phân thành 5 nhóm chính:
• Hệ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá
khả năng đáp ứng của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
• Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ
ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
• Hệ số hiệu suất hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài
nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
SV: Lê Văn Hùng - 10 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
• Hệ số về khả năng sinh lời: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh
doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.

• Hệ số giá trị thị trường: nhóm chỉ tiêu này phản ánh giá trị của một doanh nghiệp
mà chủ yếu là các công ty cổ phần. Từ đó nhà đầu tư đưa ra quyết định một cách chính
xác nhất khi đầu tư vào công ty.
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm
chỉ tiêu này hay nhóm chỉ tiêu khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm
tới tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn
quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Họ cũng
cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của DN đáp ứng
nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng
của DN. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này
sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ.
a- Các hệ số về khả năng thanh toán
Tình hình TCDN được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của DN.
Bởi vì một DN được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trước hết phải được thể
hiện ở khả năng chi trả, khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của DN phản ánh mối
quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải
thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu :
• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này phản ánh MQH giữa tổng TS hiện có với tổng số nợ phải trả (bao gồm: nợ
ngắn hạn với nợ dài hạn). Để đánh giá được khả năng thanh toán của DN chỉ căn cứ vào
chỉ tiêu này là chưa đủ. Tuy nhiên, hệ số này cao là một dấu hiệu khả quan đối với DN.
Hệ số này có ý nghĩa trong trường hợp DN giải thể, phá sản hoặc thế chấp TS vay nợ.
Khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ
• Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (KNTT nợ ngắn hạn)
SV: Lê Văn Hùng - 11 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
hàng tồn kho…Còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản
phải trả, phải nộp khác…Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định –
dưới một năm. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh
là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán
ngắn hạn, các khoản phải thu. Hàng tồn kho là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn
trong tổng tài sản lưu động.
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
• Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Là tỉ số giữa tiền và các khoảng tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ
tiêu này phản ánh khả năng ứng phó nhanh nhất với các khoản nợ đến hạn của DN.
• Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Đây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của DN. Hệ số này
cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể
gặp phải đối với các chủ nợ. Nếu một DN nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức
sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán lãi tiền
vay đúng hạn.
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số lãi tiền vay phải trả trong kì
SV: Lê Văn Hùng - 12 - Lớp: CQ46/11.09

Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
b-Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Hệ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các CSH doanh nghiệp so với
phần tài trợ của các chủ nợ trong DN và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính.
Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của CSH doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng
vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ.
 Hệ số cơ cấu nguồn vốn thể hiện chủ yếu thông qua hệ số nợ
• Hệ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ):
Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ DN đối với các chủ nợ trong
việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng TS thấp vì tỷ số này càng
thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp DN bị phá sản. Trong khi đó, các
CSH doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn
toàn quyền kiểm soát DN. Song, nếu tỷ số nợ quá cao, DN dễ bị rơi vào tình trạng mất
khả năng thanh toán.
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hoặc = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu
• Cùng với hệ số nợ, có thể xác định hệ số vốn chủ sở hữu:
Hệ số vốn chủ
sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
 Hệ số cơ cấu tài sản
Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sản lưu động và
tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
Tỉ suất đầu tư vào TS ngắn hạn
hay TS lưu động
=

Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỉ suất đầu tư vào
TS dài hạn
=
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
SV: Lê Văn Hùng - 13 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của DN để
đánh giá mức độ hợp lí trong việc đầu tư vào các loại tài sản của DN.
b- Các hệ số về hiệu suất hoạt động
Các hệ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của DN. Vốn
của DN được dùng để đầu tư cho các loại TSCĐ, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân
tích cũng cần quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành
tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán
các tỷ số này để xem khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
• Vòng quay hàng tồn kho
Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động SXKD của DN, vòng quay HTK
được xác định bằng tỷ số giữa GVHB với số HTK bình quân trong kì. Số vòng quay hàng
tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Số hàng tồn kho bình quân trong kì
• Kì thu tiền trung bình
Là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của DN, phản ánh độ dài thời gian thu
tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kì thu
tiền bán hàng của DN phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh
toán của DN.
Kì thu tiền trung bình =

Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kì
• Số vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu
động thực hiện được trong một thời kì nhất định( thường là một năm)
SV: Lê Văn Hùng - 14 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Số vòng quay vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển VLĐtrong kì
Số lần luân chuyển vốn lưu động
• Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài
hạn khác
=
Doanh thu trong kì
Vốn CĐ và vốn dài hạn khác
bình quân trong kì

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong kì tham gia tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kì đó.
• Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn:
Vòng quay tài sản hay =
Doanh thu thuần trong kì
Số tài sản hay vốn KDBQ
sử dụng trong kì
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa
doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu doanh thu.
d- Các hệ số về khả năng sinh lời
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của
doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất

kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
• Tỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kì
của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kì, doanh nghiệp
có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế =
Lợi nhuận sau thuế trong kì
Doanh thu trong kì
• Tỉ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (tỉ suất sinh lời
kinh tế của tài sản)- ROAE
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính
đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.
SV: Lê Văn Hùng - 15 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
ROAE = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tài sản hay vốn kinh doanh BQ

• Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kì có khả năng sinh lời ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.
Tỉ suất lợi nhuận trước
=
Lợi nhuận trước thuế trong kì
vốn kinh doanh BQ sử dụng trong kì
• Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời ròng từ tài
sản)- ROA
Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh( hay tài sản)

bình quân trong kì
• Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu( ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn CSH và được các nhà đầu tư đặc biệt
quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào DN. Tăng mức doanh lợi vốn CSH là một
mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính DN.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu BQ sử dụng trong kì
• Thu nhập một cổ phần( EPS)
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ
thông) trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Thu nhập 1
cổ phần( EPS)
=
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông
ưu đãi( nếu có)
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
• Cổ tức một cổ phần(DIV)
Chỉ tiêu này cho biết, mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong 1 năm.
SV: Lê Văn Hùng - 16 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Cổ tức một
cổ phần(DIV)
=
Lợi nhuận sau thuế giành trả cổ tức cho
cổ đông thường
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
• Hệ số chi trả cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã giành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả cổ tức
cho cổ đông. Qua đó cũng cho thấy công ty giành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để tái

đầu tư.
Hệ số chi trả = Cổ tức 1 cổ phần thường
Thu nhập 1 cổ phần thường trong năm
Cả 3 chỉ tiêu trên thể hiện chính sách cổ tức của công ty cổ phần. Đây không đơn
thuần là việc phân chia lợi tức ra các phần bằng nhau, mà nó phức tạp hơn nhiều bởi nó
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các cổ đông, đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty
trong tương lai.
e- Hệ số giá trị thị trường
• Hệ số giá trên thu nhập( hệ số P/E)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét lựa
chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty. Chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư thị trường trả
giá bao nhiêu cho 1 đồng thu nhập của công ty. Nhìn chung hệ số này cao là tốt.
Hệ số giá trên =
Giá thị trường 1 cổ phần
Thu nhập 1 cổ phần
• Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách( Hệ số M/B)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách 1 cổ phần của
công ty. Hệ số này nhỏ hơn 1 là dấu hiệu xấu về triển vọng của công ty, ngược lại nếu hệ
số này quá cao đòi hỏi nhà đầu tư phải xem xét thận trọng trong quyết định đầu tư vào
công ty.
Hệ số giá thị trường trên =
Giá thị trường 1 cổ phần
SV: Lê Văn Hùng - 17 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Giá trị sổ sách 1cổ phần
• Tỷ suất cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh, nếu nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào cổ phần của công ty
trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu cổ tức.
Tỷ suất cổ tức =
Cổ tức 1 cổ phần

Giá thị trường 1cổ phần
1.2.4.3- Phân tích tăng trưởng
Mỗi DN hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều mong muốn đạt được một tỉ lệ
tăng trưởng nào đó. Tất nhiên không ai mong muốn DN mình đạt tốc độ tăng trưởng thấp
so với các DN khác trong cùng ngành nghề, nhưng tốc độ tăng trưởng quá cao không
phải đã tốt. Tăng trưởng của một DN có thể gắn liền với tăng vốn, tăng doanh số, tăng số
lượng khách hàng/thị trường, mở rộng mạng lưới công ty con và/hoặc chi nhánh, tăng số
lượng nhân viên, hoặc cũng có thể là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty cổ phần…
Thường thì nhà đầu tư ưa thích tốc độ tăng trưởng của công ty là cao. Vì nó thể hiện khả
năng sinh lời từ đồng vốn lớn.
Sau đây là công thức tính tốc độ tăng trưởng của công ty cổ phần:
g = ROE x k (với k là Tỉ lệ lợi nhuận tái đầu tư)
= ROE x ( 1- Hệ số chi trả cổ tức )
Hay
Như vậy tốc độ tăng trưởng của một công ty cổ phần phụ thuộc vào hai yều tố:
- Sự tích lũy qua nội bộ công ty biểu thị qua tỉ lệ thu nhập giữ lại
- Khả năng sinh lời được biểu thị qua chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu ROE.
SV: Lê Văn Hùng - 18 - Lớp: CQ46/11.09
g =
Doanh thu
x
Lợi nhuận
x
Tài sản
Tài sản Doanh thu Vốn chủ
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ đưa ra biện pháp có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng
của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư lâu dài khi quyết định đầu tư sẽ lựa chọn loại cổ phiếu có triển

vọng sinh lời cao hay công ty đó có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
1.3- SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh
doanh . Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN về lao động, vật tư tiền vốn để đạt kết quả cao
nhất với chi phí ít nhất.
Về mặt định lượng hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu
và chi theo hướng tăng thu giảm chi, có nghĩa là tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời với khả
năng sẵn có làm ra nhiều sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là điều kiện sống còn đối với 1 DN. Nó
là MQH hàng đầu đối với các nhà quản trị, là mục tiêu của những chiến lược kinh doanh
dù ngắn hạn hay dài hạn. DN kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể tồn tại và khẳng định
vị trí, chỗ đứng của mình trên thương trường.
Xét trên phạm vi rộng hơn, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN cũng rất cần
thiết, bởi lẽ mỗi DN là đơn vị kinh tế cơ sở và quan trọng của xã hội. Nếu các DN không
đảm bảo được yếu tố hiệu quả kinh doanh, làm ăn thua lỗ và tất yếu dẫn tới sự phá sản,
thì xã hội sẽ bị ảnh hưởng lớn như nạn thất nghiệp và hàng loạt các tổn thất khác…
Như vậy nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN là rất cần thiết và là mục
đích cuối cùng của mỗi DN và các cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Đó là tiền đề
phát triển đối với bản thân DN cũng như toàn xã hội. Để có thể nâng cao được hiệu quả
kinh doanh trước hết nhà quản trị phải nắm được thực trạng hoạt động SXKD của mình
thông qua việc tiến hành phân tích hoạt động SXKD nói chung, đánh giá tình hình tài
chính của DN nói riêng. Qua đó cần đưa ra được các giải pháp thiết thực , hữu dụng để
SV: Lê Văn Hùng - 19 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
nâng cao hiệu quả SXKD mà trước hết là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn về cơ cấu vốn
tình hình đảm bảo công nợ.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN HOÀ BÌNH
SV: Lê Văn Hùng - 20 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG
SẢN HOÀ BÌNH
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển:
2.1.1.1-Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển:
• Công ty cổ phần Khoáng sản Hòa Bình tiền thân là Xí nghiệp than Kim Bôi, được
thành lập từ năm 1963. Đến năm 1987 Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Phân lân
Hòa Bình. Năm 1992, Xí nghiệp có tên gọi là Xí nghiệp Khai khoáng – Cung ứng vật tư
xây dựng Công nghiệp Hòa Bình. Do nhu cầu thực tiễn của tình hình mới, đến năm 1994
Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã có Quyết định sáp nhập 3 xí nghiệp là: Xí nghiệp
khai khoáng Cung ứng vật tư xây dựng Công nghiệp, Xí nghiệp khai thác than Lạc Thủy
và Xí nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng Lạc Thủy và lấy tên là Công ty cung ứng Vật tư
khoáng sản Hòa Bình. Công ty chính thức mang tên là Công ty cổ phần Khoáng sản Hòa
Bình được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
25.03.000021 vào ngày 23/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hoà Bình cấp, đăng ký
thay đổi lần thứ 10 (mười) ngày 22/02/2011.
– Tên tổ chức : CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN HÒA BÌNH
– Tên giao dịch quốc tế :HOABINH MINERAL JOINT STOCK COMPANY
– Tên viết tắt : HBM., JSC
– Trụ sở chính : Xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
– Điện thoại : 0218.3 858280
– Fax : 0218. 3 892028
– Website : www.khoangsanhoabinh.com
– Biểu tượng của Công ty:

SV: Lê Văn Hùng - 21 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
– Vốn điều lệ của công ty theo Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh là 62.700.000.000

(sáu mươi hai tỉ bảy trăm triệu đồng chẵn)
• Cơ cấu vốn điều lệ:
Vốn nhà nước nắm giữ : 0%
Các cổ đông khác: 100%
+ Cơ cấu cổ đông của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông của Công ty Cổ phần Khoáng sản Hoà bình
+ Cổ đông quan trọng
Tên Vị trí Số cổ phần
Tỷ lệ
sở hữu
- Đỗ Thị Cẩm Thúy 394.000 6,28%
- Công ty cổ phần Thiết bị và Xây lắp Công nghiệp 210.000 3,35%
- Bùi Thị Thoa Thành viên BKS 119.500 1,91%
- Đoàn Quốc Tuấn (CTHĐQT - Miễn nhiệm) 50.600 0,81%
- Chu Thị Bình ( Vợ ông Đỗ Phan Thắng - TVHĐQT ) 25.000 0,4%
- Nguyễn Thị Bích ( Mẹ ông Đỗ Phan Thắng - TVHĐQT ) 5.000 0,08%
- Đoàn Mạnh Dũng ( Em ông Đoàn Quốc Tuấn - CTHĐQT ) 5.000 0,05%
+ Thu nhập 1 cổ phần (Bảng 2.19b) của công ty năm nay đã bị giảm xuống đáng kể so
với năm trước - Năm 2010 : EPS = 2009 đồng.
SV: Lê Văn Hùng - 22 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
- Năm 2011 : EPS = 763 đồng.
2.1.1.2-Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh theo giấy đăng ký chứng nhận kinh doanh của công ty bao
gồm:
– trồng rừng và chăm sóc rừng;
– Khai thác, thu gom than;
– Khai thác quặng kim loại màu(trừ quặng Uranium và quặng thorium);
– Khai thác đá;
– Dịch vụ khoan nổ mìn;Sản phẩm phân lân hữu cơ sinh học;Sản xuất gạch vôi đá sẻ

và hoàn thiện đá sẻ;
– Xây dựng nhà các loại;
– Xây dựng các công trình dân dụng khác(giao thông, thủy lợi);
– Phá vỡ chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước và hệ thống xây
dựng khác;
– Bán buôn, bán lẻ ôtô, xe có động cơ, phụ tùng và các bộ phận của xe có động cơ;
– Đại lý, môi giới, đấu giá;
– Vận tải hàng hóa đường bộ;
– Vận tải đường thủy nội địa;
2.1.1.3- Cơ cấu bộ máy quản lý và hệ thống nhân sự:
a-Bộ máy quản lý (sơ đồ 2.2)
• Vị trí và chức năng của các phòng ban:
Cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng trong công ty là Đại
hội đồng cổ đông. Giúp việc cho cơ quan này có Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban
SV: Lê Văn Hùng - 23 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng như phòng kế toán tài vụ, phòng Tổ chức lao
động, phòng kỹ thuật vật tư- vận tải, phòng kế hoạch kinh doanh, mỗi phòng ban, bộ
phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, không chồng chéo. Bộ máy quản lí của công ty được
đánh giá là rõ ràng và khoa học.
• Các đơn vị trực thuộc:
 Xí nghiệp I
+ Địa chỉ: Xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
+Chức năng chính: Chế biến các loại quặng như quặng Talc, quặng Thạch anh, quặng
Canxit (CaCo
3
), Đôlômit,… thành dạng bột siêu mịn cung cấp cho ngành vật liệu xây
dựng, luyện thép, giấy, cao su, nhựa, gốm sứ, kính thủy tinh,…
 Xí nghiệp II
+ Địa chỉ: Xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

+Chức năng chính: Khai thác, chế biến đá Cacbonat CaCo
3
và Thạch Anh; khai thác
Than tại mỏ Lạc Sỹ.
 Xí nghiệp III
+Địa chỉ: Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hòa Bình
+Chức năng chính: Sản xuất các loại đá xẻ, đá ốp lát trang trí từ các nguyên liệu
quặng thô như quặng Talc, quặng đá CaCo
3
,…
 Nhà Máy chế biến đá Thạch anh
+Địa chỉ: Xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
+Chức năng chính: Nghiền, tuyển quy mô công nghiệp Thạch anh hạt với nhiều kích
cỡ đa dạng cung cấp cho thị trường vật liệu xây dựng và luyện thép.
b-Tình hình nhân sự:
+ Tính đến hết 31/12/2012, số lượng cán bộ cônh nhân viên của Công ty là 197 người thể
hiện qua bảng 2.1. Do đặc điểm của công ty là hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng.
Làm việc trong môi trường nặng nhọc nên phần lớn lao động của công ty là lao động phổ
thông và lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn (80,2%).
SV: Lê Văn Hùng - 24 - Lớp: CQ46/11.09
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khoá
+ Thu nhập bình quân đầu người trong tháng 12/2010 là 2,4 trđ/tháng và đến tháng
12/2011 đã tăng lên mức 2,9 trđ/tháng. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên
tăng, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Nhưng do công ty có nhiều lao
động phổ thông cho nên thu nhập bình quân vẫn chưa được cao và còn đang đứng ở mức
trung bình của ngành.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty
2.1.2.1-Những hoạt động sản xuất kinh doanh chính:
Công ty hiện có các sản phẩn khai khoáng truyền thống là các sản phẩm từ quặng đá
Talc, từ đá trắng CaCO3, từ đá Quartz (Thạch anh) và từ quặng than.

2.1.2.2- Đặc điểm trình độ công nghệ sản xuất:
a-Máy móc thiết bị
+ Hiện nay Công ty đang sử dụng những dây chuyền chế biến (sơ đồ 2): nghiền, đập,
phân loại và tuyển khoáng chủ yếu được nhập từ Đức, Ý, Trung Quốc, và một số thiết bị
máy móc sử dụng công nghệ trong nước do các chuyên gia khoa học hàng đầu của Đại
học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu và phát triển.
+ các máy móc phục vụ sản xuất gồm: Máy xúc, xe Ben, máy khoan thủy lực,Xe tải các
loại, máy ủi, máy san gạt; Các thiết bị điện, nước … phục vụ khai thác, xây dựng, vận
chuyển.
Sơ đồ 2.3- Sơ Đồ Chế Biến nghiền tuyển quặng
SV: Lê Văn Hùng - 25 - Lớp: CQ46/11.09

×