Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.02 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường thất nghiệp và lạm phát là vấn đề quan tâm đặc biệt
không chỉ với những nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô mà còn là mối quan tâm rất
lớn của người dân bởi tầm quan trọng của nó, và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thu
nhập việc làm và đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Có thể nói lạm phát và thất
nghiệp là thước đo thành tựu của một nền kinh tế của một quốc gia.
Lạm phát và thất nghiệp nếu ở chừng mực vừa phải và phát huy tác dụng tích cực là
nhân tố giúp cho ổn định và phát triển kinh tế, trái lại nó sẽ gây đình đốn trong sản xuất.
Ở Việt Nam vào những năm 1989 cho thấy tình trạng lạm phát rất nghiêm trọng và
nghiêm trọng hơn với mức tăng giá 3 chữ số, năm cao nhất đạt chỉ số giá 557% vượt qua
lạm phát phi mã với chỉ số trên tác hại và biểu hiện của nó không kém gì siêu lạm phát
cũng có thể nói là siêu lạm phát. Đời sống nhân dân khổ cực khó khăn, hàng hoá ngày
càng khan hiếm giá cả đắt đỏ, thị trường rối loạn.
Sau năm 1989 với quyết tâm của Đảng và Chính phủ với những đổi mới tích cực
trong hệ thống kinh tế như hệ thống ngân hàng và những thay đổi của chính sách tiền tệ.
Chúng ta đã có những bước đầu thành công không những kiềm chế lạm phát ở mức thấp
mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế cao giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thành công bước đầu chưa ổn định. Trong hoàn
cảnh nền kinh tế nước ta còn non yếu cho việc nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp
cũng như mối quan hệ giữa chúng trở thành điều hết sức quan trọng.
Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn qua
đường cong Philips của A.William Phillips đến mối quan hệ giữa chúng trong dài hạn ở
Việt Nam sẽ diễn biến như thế nào để có thể nhận định một cách đúng đắn bản chất thật
của mối quan hệ này. Qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính
sách kinh tế vĩ mô hợp lý và kịp thời để giải quyết khó khăn không chỉ trong ngắn hạn
mà có thể duy trì lâu dài nền kinh tế bền vững.
Vì những lí do trên mà nhóm 3-DHTN7TH đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lạm
phát và thất nghiệp” để tìm hiểu. Nhóm đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành bài tiểu
luận này nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót mong sẽ được sự góp ý của
thầy Nguyễn Dụng Tuấn và các bạn để bài tiểu luận của nhóm 3 được hoàn chỉnh hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn!


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Lạm phát
1.1. Khái niệm
-Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên (trong một thời gian nhất định).
-Hay đó là tình trạng phát hành tiền quá mức.
-Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống theo thời gian (Sự phát hành
tiền tệ không đủ mức cần cho lưu thông hàng hóa).
1.2.Các thước đo lạm phát.
1.2.1.Chỉ số giá:
-Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.
Mức giá đó được đo bằng chỉ số giá.
-Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) phản ánh sự biến động giá cả của
một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính có
thể viết như sau:
I
p
= ∑ i
p
.d
Trong đo: I
p
- chỉ số giá chung (có thể viết là CPI)
i
p
- chỉ số giá cả từng loại hàng.
d- tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ
( d=1 Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội).
1.2.2.Tỷ lệ lạm phát
-Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến
động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát:

-Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
Trong đó : g
p
(nL) - tỷ lệ lạm phát (%)
I
p1
- chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.
I
p0
- chỉ số giá cả thời kỳ trước đó được chọn làm gốc để so sánh
1.3. Phân loại lạm phát
1.3.1.Căn cứ quy mô lạm phát
-Lạm phát vừa phải (một chữ số): tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Giá tăng chậm,
đồng tiền tương đối ổn định.
gp
I
p1
I
p0
=
x100- 1)
(
-Lạm phát phi mã( ba chữ số): tỷ lệ 10% - 999%. Khi lạm phát phi mã ở mức cao thì tiền
mất giá nhanh, gây tác động không tốt đối với sản xuất và đời sống.
-Siêu lạm phát (trên ba chữ số): từ 1000% trở lên. Loại này gây tác hại nghiêm trọng đối
với nền kinh tế.
1.3.2.Căn cứ vào thời gian lạm phát.
- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50%
một năm.
- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50% một

năm.
- Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%
một năm.
1.3.3.Căn cứ vào nguyên nhân lạm phát.
-Lạm phát do cầu
-Lạm phát do cung
-Lạm phát do tiền
-Lạm phát dự kiến
-Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều.
1.4.Tác hại của lạm phát .
 Sản lượng và việc làm: Đi đôi với tăng giá, sản lượng quốc dân cũng thay đổi
theo có thể tăng hoặc giảm ,cũng có khi không thay đổi .
 Phân phối lại thu nhập
 Giữa người cho vay và người vay.
 Giữa người hưởng lương và trả lương.
 Giữa người mua và bán các loại cổ phiếu.
 Giữa chính phủ với dân chúng.
 Thay đổi cơ cấu kinh tế
Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc
biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối.
Trong trường hợp đó sẽ có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên, trái
lại cũng không ít doanh nghiệp và ngành nghề đi đến suy sụp thậm chí phá sản.
 Nền kinh tế kém hiệu quả
 Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá
 Mất nhiều thời gian và sức lực đối phó lạm phát
 Chi phí thực đơn
 Rối loạn thị trường vốn, biến dạng đầu tư
 Giảm năng lực cạnh tranh hàng hóa trong nước
1.5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát.
Phần này đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên

nhân gây ra và duy trì, thúc đẩy lạm phát.
1.5.1. Lạm phát cầu kéo.
Diễn ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phải.
Trong thực tế, khi xảy ra LP cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu
thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức
cung hàng hoá.Kết quả là nền kinh tế sảy ra lạm phát và có tăng trưởng.lạm phát và tăng
trưởng cùng chiều.
1.5.2.Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy)
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát này là do chi phí sản xuất trong nền kinh tế gia tăng và
năng lực quốc gia bị giảm sút.
Đồ thị minh họa :

Hình 1: Do chi phí sản xuất Hình 2: Do năng lực quốc gia
• Do chi phí sản xuất tăng lên : AS
s
dịch chuyển sang trái kết quả gây ra lạm phát
vừa bị suy giảm kinh tế .Lạm phát và thất nghiệp có quan hệ cùng chiều (hình 1)
• Năng lực quốc gia giảm, có thể do giảm sút nguồn nhân lực, nguồn vốn; do sự gia
tăng trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên; do chiến tranh hay thiên tai nghiêm trọng.
Tác động này làm AS và AS
L
dịch sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm
năng .( hình 2)
AS
L
AS
S
E1
P
Y

Y1=Y*
P
1
AD1
AD2
Y2
E2
P
2
Lạm
phát
Tóm lại, cả 2 trường hợp lạm phát do dịch chuyển đường cung lên trên hoặc sang trái,
mặc dù cơ chế tác động hơi khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng giống nhau: nền kinh tế
vừa bị lạm phát, vừa bị sụt giảm sản lượng.
Tình trạng này thường được gọi là lạm phát đình đốn. Mức độ lạm phát và đình đốn sản
xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dốc đường AD. Nếu AD càng dốc đứng thì tỷ lệ lạm
phát càng cao, càng nằm ngang thì sự đình đốn sản xuất càng trầm trọng.
1.5.3.Lạm phát dự kiến
Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong
tương lai.
Giá cả trong trường hợp này tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm
phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó
nên được gọi là lạm phát dự kiến.
Cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và đường AS dịch
chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể
cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm
phát . Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến.
Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong
một thời gian. Chỉ khi những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ
nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái này.


1.5.4.Lạm phát do tiền tệ.
-Lượng tiền phát hành quá nhiều trong lưu thông gâ y ra mất cân đối giữa cung
tiền và cầu tiền
Trong chương 5 nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ và đã biết đẳng thức
(M/P) = LP (i,Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng.
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng,
nghĩa là (i) và (Y) là ổn định (Y đạt tiềm năng = Y
P
), cầu tiền thực tế là không đổi và do
vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa
(M) tăng lên thì giá cả (P) cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ
bằng tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ.
1.5.5. Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều .
ASL
AS
S1
E
2
P
Y

Y
*
P1
0
AD
1
E1
P

3
=1,05P
2
=P
2
AS
S2
E
3
AS
S3
AD
3
AD
2
P
2
=1,05P
1
Do nhu cầu nhập khẩu tăng dẫn đến cầu ngoại tệ tăng >giá ngoại tệ tăng >cầu tiền
nội tệ nhiều tiền hơn.
1.6. Biện pháp kiềm chế lạm phát:
 Lạm phát do cầu kéo (tác động lên cầu):
 Thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp
 Giảm chi ngân sách
 Phát hành công trái, tung vàng, ngoại tệ ra bán
 Lạm phát do chi phí đẩy (tác động lên cung):
 Khai thông các nguồn lực trong nước
 Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh tự do và bình đẳng
 Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất

II.THẤT NGHIỆP.
2.1. Khái niệm .
- Một người được coi là thất nghiệp khi :
+ Trong độ tuổi lao động
+Có khả năng ,có nhu cầu lao động
+Không tìm được việc làm, việc làm không ổn định.
-Lực lượng lao động là tổng của số người có việc làm và số người thất nghiệp.
2.2. Các chỉ tiêu thể hiện tình trạng thất nghiệp
2.2.1.Số người thất nghiệp
Được tính theo 2 cách:
- Thống kê theo các dấu hiệu thất nghiệp
Dân số
Lực lượng lao động Có việc
Thất nghiệp
Ngoài lực lượng lao

động ("ốm đau, nội trợ,
Ngoài độ tuổi
lao động
- Tính từ lực lượng lao động xã hội và người có việc làm:
Số người thất nghiệp = Tổng lực lượng lao động xã hội – số người trong danh sách
lao động của các đơn vị lao động
2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp
Để đo lường mức thất nghiệp trong nền kinh tế chúng ta sử dụng chỉ tiêu “ tỷ lệ thất
nghiệp”:
Tỷ lệ thất nghiệp(%) =
Số người thất nghiệp
nghiệp
Lực lượng lao động
x100

2.2.3. Thời gian thất nghiệp
Thời gian thất nghiệp bao giờ cũng được hiểu là thời gian trung bình, được tính theo
phương pháp bình quân gia quyền.
2.2.4. Tần số thất nghiệp
-Là số lần trung bình 1 người lao động bị thất nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định
(ví dụ: 1 năm bị thất nghiệp 3 lần).
-Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào:
+ Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.
+ Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.
Trong ngắn hạn,khi tổng cầu không đổi mà có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ
lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh.Tần số thất nghiệp lớn, nghĩa là
thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao.
2.3. Phân loại thất nghiệp và các loại thất nghiệp
2.3.1. Phân theo đặc tính của người thất nghiệp
Phân theo các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí tuổi tác.
- Tiêu chí giới tính.
- Tiêu chí ngành nghề.
- Tiêu chí lãnh thổ.
- Tiêu chí dân tộc.
2.3.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp
- Bỏ việc
- Mất việc
- Chưa có việc
- Ngoại lệ
2.3.3. Phân loại theo tính chất của thất nghiệp
a. Thất nghiệp tạm thời
Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần
bỏ việc cũ tìm việc mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực lượng lao
động.

b. Thất nghiệp cơ cấu (gọi là thất nghiệp bất tương xứng).
Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về lao động. Đây là
loại thất nghiệp gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung trên thị
trường lao động.Sự mất cân đối này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: thiếu kĩ năng và
khác biệt về nơi cư trú….
c. Thất nghiệp chu kỳ (còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu, thất nghiệp theo thuyết
Keynes).
Là loại thất nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái nền kinh tế, sản lượng tụt
xuống thấp hơn số lượng thất nghiệp.
Do tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ sụt giảm, buộc các doanh nghiệp phải sản xuất
ít hơn, thậm chí có khi phải đóng cửa. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải sa thải công nhân,
tạo nên thất nghiệp hàng loạt. Đặc điểm cơ bản để phần biệt thất nghiệp chu kỳ với các
loại thất nghiệp khác là mức thất nghiệp gần như ở khắp mọi nơi.
d. Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển
Xảy ra khi các yếu tố ngoài thị trường gây ra, khi tiền công được ấn định cao hơn
mức tiền công cân bằng.
Do sự không linh hoạt của tiền lương chủ yếu do việc quy định mức lương tối thiểu
của người lao động.
2.3.4.Phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu lao động.
a) Thất nghiệp tự nguyện
Chỉ những người "tự nguyện" không muốn làm việc, do việc làm và mức lương
tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình.
b.Thất nghiệp không tự nguyện
Là thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu sụt giảm, sản xuất bị đình trệ, mất
việc,….
2.3.5.Thất nghiệp tự nhiên.
Là loại thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng.
2.4. Tác hại của thất nghiệp
* Đối với cá nhân người lao động:
 Giảm thu nhập.

 Kỹ năng, chuyên môn mai một.
 Hạnh phúc gia đình bị đe dọa.
* Đối với xã hội.
 Sản lượng nền kinh tế giảm sút.
 Chính phủ phải tăng chi tiêu cho trợ cấp.
 Tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng.
2.5. Nguyên nhân của thất nghiệp
 Tìm kiếm việc làm
 Luật tiền lương tối thiểu.
 Công đoàn.
 Tiền lương hiệu quả.
 Sức khỏe công nhân.
 Sự luân chuyển nhân công.
 Sự nỗ lực của công nhân
 Chất lượng công nhân.
2.6.Biện pháp giảm thất nghiệp.
 Đối với thất nghiệp chu kỳ:
 Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng
 Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng
 Cuối cùng tăng Tổng cầu.
 Đối với thất nghiệp tự nhiên:
 Phát triển thị trường lao động ,tăng cường hoạt động dịch vụ và giới thiệu
việc làm.
 Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
 Tạo thuận lợi trong việc cư trú,di cư lao động.
 Chuyển dịch CCKT nông nghiệp và nông thôn,khuyến khích đầu tư tư nhân.
 Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
 Giảm thuế suất biên đối với thu nhập.
III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Khi nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thường đề cập

đến khái niệm “đánh đổi”. Đánh đổi có nghĩa là được cái này mất cái kia, chọn cái này
phải bỏ cái kia. A.W. Phillips đã phát hiện ra rằng thất nghiệp giảm thì lương có khuynh
hướng tăng, lương tăng sẽ làm tăng giá. Như vậy, thất nghiệp giảm sẽ kéo theo tình
trạng lạm phát tăng. Phát hiện này đã dẫn đến một luận điểm cho rằng giữa lạm phát và
thất nghiệp có sự đánh đổi với nhau. Vậy thì sự đánh đổi này được thể hiện như thế nào?
Có phải luôn xảy ra tình trạng đánh đổi không?
3.1. Đường Phillips ban đầu.
Dựa vào kết quả thực nghiệm nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh
ra đời đường Phillips ban đầu.
Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng
phù hợp với thực tế kinh tế nhiều nước Tây Âu thời kỳ những năm 50. Tức là có sự
“đánh đổi” giữa lạm phát và thất nghiệp.
Đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau:
Gp = - ε (u - u
*
) (*)
Trong đó: gp - tỷ lệ lạm phát.
U - tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
U
*
- tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
ε - độ dốc đường Phillips.
Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (hình a):
- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên.
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát xảy ra.
- Độ dốc ε càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm
đáng kể về lạm phát. Độ lớn của ε phản ánh sự phản ứng của tiền lương. Nếu tiền lương
có độ phản ứng mạnh thì ε lớn, nếu có tính ì cao thì ε nhỏ (đường Phillips sẽ xoay
ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất
nghiệp.

Đồ thị:
Đường Phillips gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các chính sách kinh
tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và tiền tệ.
3.2. Đường Phillips mở rộng.
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến,
vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến
và có dạng như sau:
Gp = gp
e
- ε (u-u
*
) (**)
Gp
e
là tỷ lệ lạm phát dự kiến.
AS
L1

AS
L2
L
A
S
S
1
E
1
P
Y
Y

1
P
1
A
D
Y
2
E
2
P
2
A
S
S
2
Hình c: Năng lực quốc gia
giảm
AS
L
AS
S1
E
1
P
Y
Y
1
P
1
A

D
Y
2
Hình b: Chi phí sản xuất
tăng
E2
P
2
AS
S
2
F
Đồ
thị:
Đường này cho thấy khi thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát
bằng tỉ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên thì tỷ lệ lạm phát
thấp hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ
lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử
tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng và
thất nghiệp giảm.
Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên thì ms
r
⇓ (do ms
r
=ms
n
/p), lãi suất tăng lên và ad dần dần được điều chỉnh trở lại mức ban đầu ⇒ lạm phát
và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng khi lạm phát đã được dự kiến,
tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng
lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips sẽ dịch chuyển từ

pc
1
⇒ pc
2
. Tại e, gp ≠0 do gp = gp
e
.
Riêng các cơn sốt cung (như tăng giá dầu lên) sẽ đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên,
sản lượng và việc làm giảm xuống. Như vậy, cả thất nghiệp và lạm phát tăng lên - không
có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn - đó là thời kỳ đình trệ.
Đồ thị:
3.3. Đường Phillips dài hạn (LPC)
Trong ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp dự
kiến, nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các chính sách tài
khoá và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn:
0= - ε (u-u
*
)
Hay: u = u
*
Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét trong
dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất
nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
u
gp
u
*
Hình b: Đường Phillips mở rộng
PC
1

PC
2
PHẦN II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
Ở VIỆT NAM.
I. Đôi nét tình hình lạm phát và thất nghiệp trên thế giới.
1.1.Lạm phát
Châu Á
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong “báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” công bố cuối
tháng 6 vừa qua đã nêu rõ lạm phát tại khu vực Châu Á sẽ tiếp tục tăng cao trong năm
2011. Dấu hiệu kinh tế phát triển quá nóng của các thị trường mới nổi ngày càng nổi
cộm, cần phải áp dụng biện pháp thắt chặt hơn nữa. Tại Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng
hiện tăng 4,7% so với năm trước, nhanh hơn tỷ lệ 4,5% trong tháng 2. Tại Singapore, tỷ
lệ lạm phát đã chạm ngưỡng 5,5% từ tháng 1. Tại Trung Quốc, tỷ lệ lạm phát trong tháng
2 là 4,9%, vượt mức trần quy định do chính phủ đề ra là 4%. Trong khi đó, lạm phát ở
Ấn Độ tăng đến mức 8,2% trong tháng 2. Và ở Việt Nam trong thời gian qua do nhiều
lần chỉnh tỷ giá hối đoái, giá điện và giá săng dầu đã khiến lạm phát gia tăng với CPI 5
tháng đầu năm 2011 đã tăng 15,09% so với cùng kỳ năm 2010.
Châu Âu
Theo báo cáo của cơ quan thống kê Liên minh Châu Âu, tỷ lệ lạm phát của 17 quốc
gia khu vực đồng euro giảm xuống 2,8% trong tháng 12/2011 từ 3% tại tháng 11 trước
đó, lần sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 7 năm ngoái. Mặc dù tỷ lệ lạm phát có suy giảm
nhưng con số này vẫn vượt quá định mức 2% của ECB.
Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, ECB sẽ cắt giảm lãi suất hơn nữa và có thể tỷ lệ lãi
suất chỉ còn 0,5% trong nửa đầu năm nay, gần ngang bằng với tỷ lệ lãi suất cực thấp của
Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh.
Mỹ
Có thể thấy, từ năm 2001 cho đến hết năm 2007, tình hình lạm phát tại Mỹ thay đổi
qua các năm như sau: năm 2000 và năm 2006, tỷ lệ lạm phát đứng ở mức khá cao 3,4%,
tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 1,6% và đến năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 4,1%.
Nền kinh tế Mỹ qua hai tháng đầu năm 2008 vẫn phải đương đầu với tình trạng lạm

phát cao bởi giá dầu tăng kỷ lục đã khiến giá xăng và dầu đốt nóng tăng cao. Theo thông
báo của Bộ lao động Mỹ, tháng 11 /2009, giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 0,4% so với tháng 10.
Tính chung cho cả năm 2011, lạm phát tại Mỹ tăng 3%, tăng mạnh so với mức tăng
chỉ 1,5% trong năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số
lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%. Tuy nhiên, so
với mức lạm phát đỉnh điểm 3,9% hồi tháng 9, lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới
đang hạ nhiệt một cách rõ rệt.
1.2. Thất nghiệp
Châu Á
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, cuối năm 2009 có 12,8 triệu thanh niên ở khu vực
Đông Á thất nghiệp, ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương là 8,3 triệu và 15,3 triệu người
ở Nam Á. Tỷ lệ này tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương được dự đoán sẽ đạt đỉnh
14,8% trong năm nay, tại Nam Á và Đông Á là 10,3% và 8,4%.
Tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ an sinh xã hội và nhân lực Doãn Uý Dân cho biết tình
hình việc làm ở nước này rất đáng lo ngại, thất nghiệp đã ở mức nghiêm trọng (trong 2
tháng cuối năm 2008, có hàng chục nghìn nhà máy, công xưởng ở Trung Quốc phải đóng
cửa và ít nhất 2,7 triệu lao động không có việc làm). Chỉ riêng trong tháng 1/2009, tỉnh
Quảng Đông vốn được đánh giá là trung tâm của ngành công nghiệp chế biến của Trung
Quốc, phải đóng cửa tới 1/5 số nhà máy trên địa bàn.
Tại Nhật Bản, tháng 12/2008, tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 0,5%. Những tập đoàn tên
tuổi như Sony, Toshiba, Toyota thi nhau công bố các kế hoạch cắt giảm nhân viên. Tập
đoàn viễn thông NEC cũng đã thông báo cắt giảm khoảng 20.000 việc làm trên toàn thế
giới trong năm 2009, sau khi thua lỗ đến gần 2,5 tỷ USD trong năm tài khoá 2008 –
2009. Hãng điện tử Hitachi cũng cho biết, do tác động trực tiếp của khủng hoảng, hàng
bán ra không có người mua nên phải cho 7.000 nhân viên nghỉ việc.
Châu Âu:
Trong toàn khu vực EU 27, có khoảng 23,8 triệu người không có việc làm, trong đó
tại tám nước hơn 30% thanh niên dưới 25 tuổi thất nghiệp. Ðứng đầu danh sách có tỷ lệ
thất nghiệp cao là Tây Ban Nha (23%) và Hy Lạp (20%). Chỉ ba nước gồm Áo, Luých-
xăm-bua và Hà Lan có tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 5%. Tại khu vực đồng ơ-rô

(eurozone), tỷ lệ thất nghiệp cũng lên 10,4%, mức cao nhất kể từ khi đồng ơ-rô ra đời
năm 1999, với khoảng 16,3 triệu người ở 17 nước thành viên không có việc làm. Dự báo,
tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu tiếp tục tăng, tới 11% vào giữa năm 2011.
Châu Mỹ
Nạn thất nghiệp gia tăng ở nhiều quốc gia, như ở Mỹ, nơi khởi nguồn cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã lên tới mức 9,3% vào năm 2009 và
đạt mức 9,9% vào tháng 4/2010.
Bảng1 :Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ theo giới tính những năm gần đây
Tại Canada, cơ quan thống kê Canada cho biết trong tháng 1 năm 2009 đã có 129.000
việc làm ở nước này bị cắt giảm, khiến tỷ lệ thất nghiệp lên đến mức 7,2%. Tính từ thời
điểm tháng 10/2008 đến đầu năm 2009, 213.000 người Canada đã mất việc làm.
II. Tình hình lạm phát và thất nghiệp tại Việt Nam.
2.1. Lạm phát tại Việt Nam.
Nhìn chung, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao. Từ năm
2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 khoảng 7,1%, trong khi đó lạm phát bình
2008 2009 2008 2009 2010
II III IV I II III IV I II
Tỷ lệ thất
nghiệp
5,8 9,3 5,3 6,0 6,9 8,2 9,3 9,7 10,0 9,7 9,7
Nam 6,1 10,3 5,5 6,4 7,6 9,0 10,4 10,8 11,2 10,7 10,6
Nữ 5,4 8,1 5,1 5,6 6,2 7,3 8,0 8,3 8,7 8,5 8,7
quân hàng năm khoảng gần 11%. Theo ABD, lạm phát ở Việt Nam đang ở mức cao nhất
Châu Á, nhì thế giới, chỉ sau Venezuela.
Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng
hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con
số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với tháng
12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là
mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.

Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnh trong rổ hàng hoá để tính CPI tăng thấp. Chỉ số
CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2009 (0,59%) nhưng lại có xu hướng
giảm trong những tháng cuối năm 2009.
Như vậy, nếu như lương thực, thực phẩm luôn là đầu tàu kéo lạm phát đi lên trong
những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân tố này không còn đóng
vai trò chính nữa.
Biểu đồ 4: Diễn biến chỉ số CPI theo tháng giai đoạn 2008 - 2010
Duy trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số là một điểm
sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi
suy thoái kinh tế. Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 có tác động tích cực đến
ổn định kinh tế - xã hội cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các chính sách kích
thích kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù xu hướng
tăng của giá tiêu dùng chưa có biểu hiện rõ rệt, nhưng một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ tác
động làm tăng nguy cơ tái lạm phát cao trở lại. Đó là tăng trưởng tín dụng đang ở mức
cao do thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giá
của các mặt hàng nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn trên thị trường thế giới bắt đầu
có xu hướng tăng cao do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt giá xăng dầu.
Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số
giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu
năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự
trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng
11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới
8% mà Quốc Hội đề ra sẽ không thực hiện được.
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều
tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền trung lại càng làm tăng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng…
Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng
lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp.
Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập

khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Kích cầu đầu tư thông qua nới
lỏng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và
giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại.
Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho
vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép
làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.
Mức lạm phát nói trên ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các nước
trong khu vực. Ví dụ, lạm phát bình quân năm ở Trung Quốc giai đoạn 2006-2009
khoảng 3%, ở Indonesia khoảng 8.4%, Thái Lan khoảng 3.1%,… bốn tháng đầu năm
2011, lạm phát ở nước ta vẫn ở mức cao và diễn biến phức tạp.
Lạm phát cuối tháng 4 năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 đã tăng 9,64%; tăng
17,51% so với tháng 4 năm 2010; lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỹ năm
2010 đã tăng 13,95%. Như vậy, lạm phát 4 tháng đầu năm (so với các kỳ gốc khác nhau
của năm 2010) đều đã cao hơn nhiều so với chỉ tiêu lạm phát của năm 2011 đã được
Quốc Hội thông qua.
Lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với các nước khác
trong khu vực. Lạm phát cao, kéo dài trong nhiều năm liên tục đã gây nhiều tác động tiêu
cực đến sản xuất và đời sống của người dân. Lạm phát cao là một trong các biểu hiện của
bất ổn kinh tế vĩ mô.
Biểu đồ 5:Diễn biến lạm phát 5 tháng đầu năm 2011.
Đối với lạm phát 5 tháng đầu năm 2011, thì việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện,
tỷ giá, các mặt hàng khác .v.v… là nguyên nhân trực tiếp làm cho lạm phát trong mấy
tháng gần đây cao hơn so với cùng kỳ của các năm trước. Ngoài ra, đồng Việt Nam mất
giá cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính
theo VNĐ.
Tổng cục thống kê vừa công bố chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) của tháng 3/2011 là
2,17%, cao nhất trong 34 tháng qua và tăng 14% so với cùng kì năm ngoái. Ngoài việc
phản ánh sự tăng giá của 11 nhóm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, CPI còn dự báo
nguy cơ xảy ra tình trạng thất nghiệp do các biện pháp làm chậm tăng trưởng để kiềm
chế lạm phát.

2.2. Thất nghiệp tại Việt Nam.
Thất nghiệp đang là nỗi sợ hãi của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là từ cuộc
khủng hoảng năm 2008. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt
xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng
kinh tế, tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình.
Tình trạng thất nghiệp cao trong giới trẻ là một trong những nguyên nhân gây ra tệ
nạn xã hội nghiêm trọng hiện nay. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp và thiếu việc làm tăng
cao tỷ lệ thuận với con số các vụ án được xét xử do tòa án công bố: số thanh niên phạm
tội hình sự ngày càng tăng, số thống kê chưa đầy đủ cũng đã cho thấy trên 60% người
phạm tội hình sự ở trong độ tuổi thanh niên từ 15-30.
Việt Nam chúng ta có thể nói là nước có tỉ lệ thất nghiệp khá cao đặc biệt là trong độ
tuổi lao động. Theo tổng cục thống kê Việt Nam, xét riêng về tỷ lệ thất nghiệp của Việt
Nam so với khu vực thì chúng ta đứng ở mức trung bình với 2,27%, nhưng tỷ lệ thiếu
việc làm lại ở tỷ lệ cao là 3.34% (năm 2011). Theo số liệu này thì tình trạng thất nghiệp
và thiếu việc làm ở Việt Nam đã giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, ngày càng
nhiều lao động thành thị rơi vào tình trạng phải làm những công việc không phù hợp
hoặc không làm việc đủ thời gian cần thiết để có thu nhập đủ sống.
Cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp, cũng như mức lương chưa phù hợp với các công
việc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp như hiện nay.
Biểu đồ 6:Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành
Biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ lao động giữa các nhóm ngành qua các năm có sự thay đổi
tuy nhiên không đáng kể. Tỉ lệ lao động tham gia vào khối ngành nông lâm thủy hải sản
là cao nhất. Đang có sự chuyển dịch lao động từ các ngành nông nghiệp sang các ngành
công nghiệp và dịch vụ…
Nước ta là nước có tỉ lệ dân số tăng khá nhanh trong khu vực cũng như trên thế giới.
Theo số liệu mới nhất thì dân số Việt Nam năm 2011 lên đến con số 87.84 triệu người dự
báo trong vài năm tới dân số Việt Nam có thể lên tới con số 100 triệu người. Dân số ngày
càng tăng trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đi, như vậy thì tỉ lệ thất
nghiệp sẽ ngày càng cao hơn. Năm 2008, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu, theo Bộ lao động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào

khoảng 4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. Với tỷ lệ lạm phát
trong khoảng 22%-23%.Tăng trưởng GDP Việt Nam giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn
6,23% năm 2008. Theo các chuyên gia kinh tế, về lý thuyết, GDP giảm 2 điểm phần trăm
thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 1%.
So với năm 2008, năm 2009 tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn gia tăng. Tỷ
lệ thất nghiệp ở nông thôn và tỷ lệ thiếu việc làm tăng. Còn khu vực thành thị thì tỷ lệ
thất nghiệp giảm nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng.
Năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 là 4,29%, giảm 0,31 %. Tỷ
lệ thất nghiệp khu vực nông thôn là 2,3%, tăng 0,05% so với năm 2009.
Bảng 2:Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi
lao động giai đoạn 2008-2011.
Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi
là 3,57% giảm 2,04% so với 2009. Trong đó, khu vực thành thị là 1,82%, giảm 2,51%,
khu vực nông thôn là 4,26%, giảm 2,25% so với 2009.
Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%, trong đó
khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực
nông thôn là 3,96% .
2.3. Mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp
2.3.1.Đánh giá tổng quan giai đoạn 2008 - 2011
Trong những năm gần đây, cùng với những chuyển biến của nền kinh tế thế giới, nền
kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Hậu quả của những chính sách tăng
trưởng kinh tế cùng với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát
trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng
không kém. Với những chính sách vĩ mô của nhà nước, nhiếu người đang lo ngại về tình
trạng lạm phát cao đang diễn ra mà vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng. Năm 2011
vừa qua tỉ lệ lạm phát ở nước ta là 18.58% cao hơn 11.58% so với lạm phát mục tiêu mà
Quốc Hội đã đề ra là không vượt quá 7% và cao hơn 6.83% so với năm 2010, trong khi
đó tỉ lệ tăng trưởng cũng chỉ ở mức 6%. Giá cả hầu hết các mặt hàng đều leo thang trong
đó phải kể đến 2 nhóm hàng lương thực – thực phẩm và nhiên liệu; sự mất giá của VNĐ

cũng trong năm 2011 tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm so với năm 2010 nhưng vẫn còn
khá cao (2.27%). Tại Việt Nam, với lãi suất cho vay đang ở mức cao, nhiều doanh
nghiệp đang trì hoãn hoặc không muốn mở rộng đầu tư. Lượng dịch vụ và hàng hóa được
Năm
Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%)
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
2008 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10
2009 2,90 4,60 2,25 5,61 3,33 6,51
2010 2,88 4,29 2,30 3,57 1,82 4,26
2011 2.27 3.6 1.71 3,34 1.82 3.96
sản xuất vì thế mà càng co hẹp lại. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến số việc làm
được duy trì hay tạo mới.
Trong những năm qua nhà nước tiếp tục thực hiện nhiều chính sách vĩ mô nhằm kiềm
chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, nhằm tăng trưởng bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên,
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn, năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước
còn nhiều bất cập, những chính sách vĩ mô thực hiện đi vào thực tế hiệu quả còn chưa
cao do đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời gian tới cần có nhiều sự
cố gắng cả về phía vĩ mô của nhà nước cũng như sự đoàn kết của toàn dân trong đó có bộ
phận doanh nghiệp là rất quan trọng.
2.3.2. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong ngắn hạn.
Như những nhìn nhận chung về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt

Nam, có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn ở Việt Nam, nhưng
nếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng của giá cả năng lượng như dầu
mỏ thì hầu như lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau. Trong những
giai đoạn này, mặc dù tỷ lệ lạm phát gia tăng nhanh nhưng nền kinh tế cũng sụt giảm
nhanh và tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao qua các năm. Việc đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp hầu như phụ thuộc rất lớn vào yếu tố bên trong, mà quan trọng đó là các chính
sách vĩ mô phát triển kinh tế của Nhà nước. Để cắt giảm lạm phát nhanh chóng, đưa lạm
phát về mức hợp lý cho sự phát triển kinh tế Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt, tài khóa thắt chặt kéo theo đó tăng trưởng kinh tế sẽ thấp và tỷ lệ thất nghiệp lại gia
tăng do ảnh hưởng của các chính sách này và ngược lại.
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tỉ lệ lạm phát (%) 12.60 19.89 6.52 11.75 18.58
Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 4.64 4.65 4.60 4.29 3.60
Bảng 3: Thống kê tình hình lạm phát và thất nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2008-
2011
Biểu đồ 7: Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra ở Mỹ và sau đó lan rộng ra
toàn thế giới và Việt Nam cũng không năm ngoài khu vực trên. Trong ba năm từ 2007-
2009, dường như không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Từ năm 2010 cho
đến nay thì lại thay đổi theo hướng lạm phát giảm thì thất nghiệp tăng, điều này đúng với
giả thuyết về đường cong Phillips trong ngắn hạn.
2.3.3. Tác động của lạm phát và thất nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất: Lạm phát không phải luôn luôn có hại, nếu ta duy trì lạm phát ở mức vừa
phải khoảng 4-5% sẽ là dầu bôi trơn cho toàn bộ nền kinh tế, giúp tăng trưởng kinh tế,
tạo công ăn việc làm.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, có thể đánh đổi lạm phát để có mức
tăng trưởng cao. Ví dụ như Mỹ có những giai đoạn sử dụng tỷ lệ lạm phát cao hơn cả
mức tăng trưởng GDP để tăng cường nguồn vốn cho phát triển kinh tế: 1973 CPI là
11,0%, GDP là 5,77%; năm 1979 CPI là 13,7%, GDP là 3,18%; 1981 CPI là 4,4%, GDP
là 2,45%… Hoặc như Trung Quốc dùng lạm phát bình quân 10,98% trong 14 năm (1984-

1997) để tạo số vốn từ phát hành tiền lên 3235,71 tỷ NDT (tương đương 383,2 tỷ USD),
giúp tăng trưởng GDP 3,23 lần và 3 lần tăng lương, trở thành cường quốc kinh tế thứ tư
trên thế giới.
Thứ hai: Ở Việt Nam, với xuất phát điểm từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình
độ phát triển kinh tế thấp việc sử dụng lạm phát như một công cụ để tránh nguy cơ tụt
hậu sẽ rất có ý nghĩa. Việc tận dụng lạm phát và vận dụng một cách khoa học ở Việt
Nam – vừa đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức có thể kiểm soát đồng thời đảm bảo mục tiêu
tăng trưởng và các mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một việc hết
sức quan trọng. Lạm phát tạo ra nguồn vốn cực rẻ cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế vượt
qua khủng hoảng, nền kinh tế vượt qua được khủng hoảng là điều kiện tiền đề cho sự
phát triển của các thành phần kinh tế và từ đó có tác dụng to lớn đối với việc tạo ra công
ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Và thực tế đã chứng minh bằng thành công vượt qua
các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới của Việt Nam.
Thứ ba:Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng
kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng
khá nhanh.
Năm 2007 2008
200
9 2010 2011
Tỉ lệ lạm phát
12.6
0 19.89 6.52 11.75 18.58
Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 4.64 4.65 4.60 4.29 3.60
Tăng trưởng kinh tế 8.64 6.32 5.32 6.78 5.89
Bảng4: Thống kê tình hình lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng GDP Việt
Nam(2007-2011) (Đơn vị: %)
Biểu đồ 8: Mối quan hệ của lạm phát và thất nghiệp
đến tăng trưởng GDP Việt Nam
Biểu đồ: Tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế từ 2000-2010
Chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010, 2011 là tổng hòa của các nhân tố như thiên

tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngân sách kéo dài, nhập
siêu cao…, nhưng nguyên nhân sâu xa có thể tìm thấy trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên
các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều nước đang phát triển như Việt Nam thì
tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy, suốt một thời gian dài, Việt Nam đã chấp
nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ và tài
khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành tựu tăng trưởng kinh tế những năm qua là điều đáng
ghi nhận, song lạm phát cao, kéo dài so với nhiều nước trong khu vực là một bất ổn, ảnh
hưởng đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
PHẦN III: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC LẠM PHÁT VÀ
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
3.1. Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam.
Chúng ta biết rằng lạm phát là mức tăng giá chung của cả nền kinh tế. Nguyên
nhân gây ra lạm phát có thể là từ bên ngoài (khách quan) hay những vấn đề nội tại của
nền kinh tế (nguyên nhân chủ quan), nhưng căn nguyên của lạm phát Việt Nam chính
là yếu tố tiền tệ.
3.1.1. Lạm phát do yếu tố tiền tệ
Có thể nhận định, nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát của Việt Nam không
phải do các yếu tố bên ngoài. Trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn cao
hơn một cách bất thường so với các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh
cũng như các nước có điều kiện tương tự.
Từ năm 2004 đến nay, lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn tăng trưởng GDP.
Cá biệt năm 2008 lên đến 23%, gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở
mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức tăng GDP; năm 2011 lạm phát lạm phát là 18,58%
gấp 3,15 lần mức tăng GDP, lạm phát năm 2012 là 6,81% gấp 1,35 lần tăng GDP.
Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh
nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong việc
phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi tiêu hoang phí trong thời gian qua và hiện
vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví dụ rất điển hình của sự ưu ái dành
cho các doanh nghiệp nhà nước.
Việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn

cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi lạm phát cao mà tỷ
giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này làm cho
một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút.
Bên cạnh đó, việc nền kinh tế quá mở: kim ngạch nhập khẩu có lúc chiếm tới
80% GDP, gây ra nhập siêu là một căn nguyên dẫn tới lạm phát.
Nói chung tình trạng phân bổ nguồn lực cộng với chính sách điều hành tỷ giá như
trên đã dẫn đến sự mất cân bằng kép trong nền kinh tế mà nó thể hiện bởi thâm hụt
thương mại, thâm hụt ngân sách luôn dai dẳng và trầm trọng hơn cùng với lạm phát luôn
ở mức rất cao.
3.1.2 Lạm phát do cầu kéo
Bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến quan hệ cung- cầu , quan hệ đến tiền – hàng
với các giải pháp tăng cung (tăng thêm khối lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa),
đồng thời phân phối hàng hóa đến người sử dụng kịp thời, đúng lúc, đúng địa chỉ ,
giảm lượng tiền mà xã hội sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Xét tổng quát là sản xuất
trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, hay đầu tư và tiêu dùng vượt
qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm, phải nhập siêu, phải vay nợ từ nước
ngoài để bù đắp. Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập
siêu, mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có sự bất ổn ở bên ngoài (khủng hoảng,
lạm phát ) và có trục trặc ở bên trong (thiên tai, dịch bệnh, bất ổn vĩ mô ).
Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam cao và tăng lên, có một phần do quy
mô GDP bình quân đầu người thấp, có một phần do tiêu dùng có xu hướng tăng lên;
nhưng có một phần do đã xuất hiện tình trạng “ăn chơi sớm” và chuộng hàng ngoại của
một bộ phận dân cư.
Do đầu tư và tiêu dùng cuối cùng vượt xa so với GDP, nên nhập siêu tăng lên
qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 mới gần 9,4 tỷ USD, đã tăng lên trên 19,1 tỷ USD
thời kỳ 2001-2005 và tăng lên gần 62,8 tỷ USD thời kỳ 2006-2010).
Trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó
đáng lưu ý có các mặt hàng mà một nước đi lên từ nông nghiệp phải nhập khẩu lớn

như thủy sản, sữa và sản phẩm sữa, rau quả, ngô, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia
súc và nguyên phụ liệu, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu, đường, thịt; mà một nước có
bờ biển dài nhưng phải nhập muối; một nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao, nhưng do
tính gia công, lắp ráp cao mà nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như nguyên phụ liệu dệt
may, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; một
số loại hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn, như điện thoại các loại và linh kiện, ô tô
nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, hóa mỹ phẩm lên đến mấy tỷ USD.
3.1.3 Lạm phát do chi phí đẩy.
Riêng với ngành chế biến, Việt Nam gần như là công xưởng gia công cho nước
ngoài, bởi nguyên liệu chính cho các ngành giầy da, dệt, may mặc, nhựa, hầu hết
phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt 100% nhiên liệu lỏng đã chế biến (xăng dầu) phải
nhập khẩu. Vì vậy giá cả phụ thuộc rất nhiều vào phía đối tác. Trong tình hình, giá cả
thế giới đang tăng cao, không tránh khỏi chi phí sản xuất, gia công của các doanh
nghiệp trong nước cũng tăng cao.
Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khá
cao (năm 1992 đạt 51,6%, năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005 đạt
130,8%, năm 2012 đạt 154,4%) tức là có độ mở khá cao, đứng thứ 5 thế giới nên biến
động giá. cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đến biến động giá ở Việt Nam hơn các
nước khác. Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng
kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.
3.1.4. Một số nguyên nhân khác.

×