MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.Tổng quan lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................1
1.1.1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................1
1.1.2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................2
1.2.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................5
1.2.1.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư .......5
1.2.2.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư 10
1.3.Một số bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài............12
1.3.1.Kinh nghiệm của Tp Hồ Chí Minh .................................................................12
1.3.2.Kinh nghiệm của Bình Dương ........................................................................14
1.4.Các bài học rút ra từ những kinh nghiệm trên .............................................16
Chương 2 :
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.Ví trí ,vai trò của Tp Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung -Tây Nguyên .19
2.2.1Ví trí của Tp Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung –Tây Nguyên .................19
2.2.2Vai trò của Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung – Tây Nguyên .................19
2.2.Môi trường pháp lý của Tp Đà Nẵng đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài .................................................................................................24
2.3.Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tp Đà Nẵng .........28
2.3.1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tp Đà Nẵng ...............29
2.3.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo cơ cấu ngành đầu tư ................................32
2.3.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo hình thức đầu tư ........................................34
23.4 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo chủ đầu tư ..................................................35
2.4.Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn Tp Đà Nẵng ..............................................................................38
2.4.1 Những thành tựu trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
Tp Đà Nẵng .............................................................................................................38
2.4.2 Hạn chế của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
Tp Đà Nẵng .............................................................................................................47
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TP.ĐÀ NẴNG
3.1.Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tp Đà
Nẵng ...........................................................................................................................59
3.2.Thách thức và cơ hội của Tp Đà Nẵng .............................................................59
3.3.Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Tp Đà Nẵng ..............................................................................................61
3.4.Một số kiến nghị nhằm cải thiện khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Tp Đà Nẵng .....................................................................................77
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-1–
Luận văn thạc só kinh tế
Chương1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
1.1.Tổng quan lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tiêu thức phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với hoạt động đầu tư nội địa
thường tập trung vào các đặc trưng cơ bản sau :
-Về vốn góp : Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối thiểu theo
quy định của mỗi nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối,
quản lí quá trình sản xuất kinh doanh .Ở Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài
cũng đã đưa ra điều kiện “ Phần vốn góp của bên nước ngoài hoặc các bên
nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không bị hạn chế
về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không dưới 30 % vốn
pháp định, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định .
-Về quyền điều hành : Quản lí doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc
vào mức vốn góp .Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100 % vốn thì quyền điều
hành hoàn toàn phụ thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê
người quản lí .
-Về phân chia lợi nhuận : Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được
phân chia theo tỉ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ đi các khoản
đóng góp .Do đó có thể định nghóa khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như
sau : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu
tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn để đầu tư vào lónh vực sản xuất hoặc
dịch vụ ; đồng thời trực tiếp tham gia quản lí, điều hành, tổ chức sản xuất, tận
dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lí … nhằm mục đích
thu lợi nhuận .”
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
-2–
Luận văn thạc só kinh tế
1.1.2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài bao
gồm các hình thức sau :
+ Hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn từ nước ngoài :
Là hình thức các công ty hay xí nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp
và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp
này là :
• Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, là
pháp nhân mới của Việt Nam .
• Chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
+ Doanh nghiệp liên doanh
Là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung
với các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh . Các bên cùng
tham gia điều hành doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỉ lệ góp
vốn của mỗi bên vào vốn pháp định .Doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam có
các đặc điểm sau :
• Hình thức này có đặc trưng là pháp nhân mới được thành lập theo hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước
chủ nhà .Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân
riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên
tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì
dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại .Mỗi bên liên
doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm
vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định .
• Số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ
thuộc vào tỉ lệ góp vốn .Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
-3–
Luận văn thạc só kinh tế
liên doanh .Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các
vấn đề quan trọng như : duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết
toán công trình, sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ
nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán
trưởng …lợi nhuận hay rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia
theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên .Tổng giám đốc và Phó Tổng Giám đốc có
trách nhiệm điều hành và điều công việc hàng ngày của liên doanh .Nếu
Tổng Giám đốc là người nước ngoài thì Phó Tổng Giám đốc thứ nhất phải là
người Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam .
• Một đơn vị liên doanh có thể tham gia vốn để thành lập một liên doanh khác
với nước ngoài, trong liên doanh mới này phải có ít nhất hai thành viên thuộc
liên doanh cũ trong Hội đồng quản trị và một trong hai thành viên đó phải là
người có quốc tịch Việt Nam .
• Thời gian hoạt động của liên doanh thông thường từ 30 năm đến 50 năm, trong
trường hợp đặc biệt không quá 70 năm .
• Doanh nghiệp liên doanh phải giải thể khi hết thời hạn hoạt động trừ khi việc
kéo dài thời gian hoạt động đã được cơ quan quản lí nhà nước về hợp tác và
đầu tư chuẩn y .Đồng thời doanh nghiệp liên doanh cũng có thể kết thúc hợp
đồng sớm hơn trong một số trường hợp đặc biệt như : gặp bất khả kháng, một
hoặc các bên liên doanh không thực hiện nghóa vụ quy định như trong hợp
đồng .
• Các doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài
chính.Theo pháp luật Việt Nam phần góp vốn pháp định của bên nước ngoài
không bị hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác nhưng không được
ít hơn 30% vốn pháp định .
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
-4–
Luận văn thạc só kinh tế
+Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên quy
định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành
đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay
không ra đời một tư cách pháp nhân mới . Đặc điểm của hình thức đầu tư này là :
• Các bên Việt Nam và nước ngoài hợp tác với nhau để tiến hành kinh doanh
sản xuất và dịch vụ tại Việt Nam trên cơ sở văn bản hợp đồng đã kí kết giữa
hai hoặc nhiều bên . Trong hợp đồng quy định rõ nghóa vụ, quyền lợi và trách
nhiệm của mỗi bên tham gia.
• Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một pháp nhân
mới .Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực
hiện các nghóa vụ của mình trước nhà nước .
• Thời hạn hoạt động hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với
tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của
hợp đồng .Vấn đề vốn kinh doanh có thể được đề cập hoặc không nhất thiết
được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh .
Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng, các công
trình xây dựng còn có các hình thức khác .
+ Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT) : là một phương thức đầu
tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được kí kết giữa nhà đầu tư nước
ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài ) với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian
nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công
trình đó cho nước chủ nhà .Loại hình này được Nhà nước sử dụng để khuyến
khích xây dựng các công trình hạ tầng như : cầu, đường, bến cảng, công trình
cung cấp năng lượng .
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
-5–
Luận văn thạc só kinh tế
Hợp đồng BOT thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, cũng có thể
được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần góp vốn của chính phủ hoặc các tổ
chức, cá nhân của nước chủ nhà .Trong hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư nước
ngoài có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian
đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lí, sau đó có nghóa vụ chuyển giao cho
nùc chủ nhà mà không được bồi hoàn bất kì khoản tiền nào .Các dự án BOT
được ưu tiên sử dụng đất đai, đường sá và các công trình phụ trợ công cộng sử
dụng cho công trình BOT và được miễn thuê đất đối với các diện tích đất sử dụng
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh(BTO) : là phương thức đầu tư
dựa trên văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà
và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng
.Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước
chủ nhà .Nước chủ nhà có thể sẽ dành cho nhà đầu tư toàn quyền kinh doanh
công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
hợp lí .
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT):
Là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản kí kết giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng .Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển
giao công trình đó cho nước chủ nhà .Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho
nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
hợp lí .
1.2.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.2.1.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư
FDI là nguồn lực đầu tư từ bên ngoài có ý nghóa trong việc phát triển kinh tế
không những đối với các nước công nghiệp đã phát triển mà cả các nước đang
phát triển .Hầu hết các nước đang phát triển rất cần một lượng vốn rất lớn để
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
-6–
Luận văn thạc só kinh tế
phát triển nền kinh tế đất nước . Do đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI ) là nguồn bổ sung quan trọng để các nước này thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (CNH-HĐH )đất nước .Vì vậy mà nguồn vốn FDI có đóng góp
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, và qua thực tế
cho thấy rằng những nước nào có nguồn vốn FDI chiếm tỉ trọng càng lớn trong
GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế càng cao .
-Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc
làm mới cho các nước tiếp nhận đầu tư , giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp
của các nước tiếp nhận vốn FDI.
Giải quyết tình trạng thất nghiệp là một trong những mục tiêu của các quốc gia
muốn phát triển nền kinh tế một cách bền vững, và bản thân các quốc gia tiếp
nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể giải quyết hết công ăn việc làm
cho công dân nước mình được do điều kiện khách quan cũng như chủ quan .Vì
vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đáng kể vào việc giảm áp lực giải quyết
tình trạng thất nghiệp cho các nước tiếp nhận vốn đầu tư .Cho đến nay khu vực
kinh tế có vốn ĐTNN đã tạo việc làm cho hơn 665 ngàn lao động trực tiếp và hơn
1 triệu lao động gián tiếp tại Việt Nam.
Bên cạnh đó các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động,
do đó mà các dự án FDI đã đặt ra yêu cầu khách quan là phải nâng cao chất
lượng về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của lao động của các nước tiếp nhận
nguồn vốn này. Hơn nữa các dự án đầu tư FDI cũng đã góp phần tích cực bồi
dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại .Lực lượng này là đội ngũ lao nồng
cốt trong việc tiếp thu những kỹ thuật, những công nghệ tiên tiến và năng lực
quản lí điều hành có khoa học của các nước phát triển.
-Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của
các nước tiếp nhận .
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
-7–
Luận văn thạc só kinh tế
Với kinh nghiệm kinh doanh lâu năm và có mạng lưới hoạt động rộng khắp thế
giới, các doanh nghiệp ĐTNN có đóng góp quan trọng trong hoạt động xuất nhập
khẩu của các nước tiếp nhận vốn .Tỉ lệ xuất khẩu của các dự án FDI so với tổng
số kim ngạch xuất khẩu ở Singapore là 72 %, Trung Quốc là 31 % , Việt Nam là
31.4%... Tuy nhiên các dự án FDI cũng tác động đến nhập khẩu của các nước
này trong trường hợp do quy mô nhập khẩu để xây dựng cơ bản, trang bị máy
móc rất lớn dẫn đến tiêu cực trong cán cân thương mại và dễ gây ra sự thâm hụt
thương mại thường xuyên .Vì vậy cần khuyến khích các dự án đầu tư FDI mua
nguyên liệu, phụ tùng trong nước và tăng cường mở rộng các dịch vụ thu ngoại tệ
tại chỗ để cải thiện cán cân thanh toán .
Hoạt động xuất khẩu của khu vực ĐTNN đã góp phần mở rộng thị trường
trong nước, thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ khách
sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ kinh doanh, tạo cầu nối cho các
doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với thị trường
quốc tế.
-Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lí, nguồn
vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước tiếp nhận
vốn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá (CNH-HĐH).
Các nước đang phát triển cũng như chậm phát triển, hầu hết xuất phát điểm của
nền kinh tế rất thấp .Trong cơ cấu của nền kinh tế, tỉ trọng của khu vực nông
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn còn khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng khiêm
tốn hơn .Đầu tư trực tiếp nước ngoài với trình độ khoa học công nghệ và kỹ thuật
cao, công nghiệp phát triển đã góp phần cải thiện cơ cấu nền kinh tế dần dần
tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp.
-FDI góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng của nền kinh tế mà nguồn vốn trong nước
của các quốc gia đang phát triển không đủ khả năng cung ứng .
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
-8–
Luận văn thạc só kinh tế
Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các quốc gia chậm và đang phát triển do không có đủ
nguồn vốn để cải thiện, mặc dù họ nhận thức tầm quan trọng của nó đối với quá
trình phát triển nền kinh tế đất nước .Vì vậy thông qua thu hút nguồn vốn FDI
phần nào giải quyết bớt tình trạng lạc hậu và xuống cấp trầm trọng cơ sở hạ tầng
tại các nước này.
Các chính sách FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc
gia tiếp nhận vốn đầu tư .Các khoản thu này từ các khoản cho thuê đất, mặt
nước, mặt biển, từ các loại thuế doanh thu, lợi tức, thuế xuất nhập khẩu.Một phần
của nguồn thu ngân sách này sẽ được các quốc gia dùng để cải thiện hệ thống cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Hơn nữa, các quốc gia đầu tư vốn ra nước ngoài thường có sự hỗ trợ về vốn
và công nghệ cho các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư để cải thiện tình hình lạc hậu
và xuống cấp của cơ sở hạ tầng . Họ ưu tiên các khoản vay ưu đãi và viện trợ cho
các quốc gia này để cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm .Việc này
một mặt giúp cho các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này cải thiện được hệ thống
cơ sở hạ tầng, mặc khác giúp cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trở nên
thuận lợi và có hiệu quả hơn.Giảm bớt khó khăn và rủi ro trong hoạt động kinh
doanh.
-FDI giúp các nước nghèo theo kịp phần nào với trình độ công nghệ của các
nước tiên tiến thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ .
Đây là điểm hấp dẫn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, bởi vì hầu hết
các nước đang phát triển đều có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi
phần lớn những kỹ thuật mới được phát minh trên thế giới chủ yếu xuất phát từ
các nước công nghiệp phát triển. Do đó để có thể rút ngắn khoảng cách và đuổi
kịp các nước có trình độ công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến thì con đường thu hút
vốn FDI là con đường nhanh nhất và khôn khéo nhất.
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
-9–
Luận văn thạc só kinh tế
Thật vậy, hiện nay các công ty, tập đoàn 74 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có
trên 80 công ty xuyên quốc gia(TNCs) trong danh sách 500 TNCs hàng đầu thế
giới với công nghệ mới và hiện đại , đã đầu tư vào các ngành công nghiệp quan
trọng tại Việt Nam như dầu khí, viễn thông, ôtô, xe máy, công nghiệp điện tử,
công nghệ thông tin, hoá chất, nước giải khát, ngân hàng, bảo hiểm. Các công
nghệ này đã tạo ra một bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển một số ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Tuy nhiên có thể xảy ra tình trạng là lợi dụng trình độ công nghệ thấp và
quản lí yếu kém của các nước tiếp nhận vốn đầu tư, một số nhà đầu tư nước ngoài
thông qua con đường FDI để tiêu thụ những máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí
đã bị cấm sử dụng tại nước sở tại .Và thực tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam chúng ta khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài
đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư lạc hậu, đã qua sử dụng hoặc
nhiều khi đã hết thời hạn thanh lí .Vì vậy các nước tiếp nhận vốn đầu tư cần có
những quy định và kiểm soát chặt chẽ để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiết
như trên .Nếu không dễ trở thành bãi thải công nghệ và gây thiệt hại to lớn cho
nền kinh tế của quốc gia .
-Thông qua tiếp nhận FDI, các nước tiếp nhận vốn đầu tư có điều kiện thuận lợi
để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi
quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước này.
Chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới hiện nay là các công ty, tập
đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu . Thông qua tiếp nhận
nguồn vốn FDI từ các công ty và tập đoàn này, các nước tiếp nhận vốn đầu tư có
điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị
trường xuất khẩu, làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh
chóng trên thị trường thế giới. Đó là vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 10 –
Luận văn thạc só kinh tế
nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh quá trình
toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Và thông qua FDI, lao động của các quốc gia đang phát triển cũng như
chậm phát triển tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.
1.2.2 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nước xuất khẩu
vốn đầu tư .
-FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng kinh
tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới của các nước có nền kinh tế phát triển .
Phần lớn các doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài ở các nước về thực chất
hoạt động như là chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc .Việc xây dựng các
nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp ở các nước sở tại sẽ giúp cho nó mở rộng
thị trường tiêu thụ phụ tùng, sản phẩm của công ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời
còn là biện pháp thâm nhập thị trường nhanh nhất .
-FDI giúp các chủ vốn đầu tư phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính trị
trong nước bất ổn định .
Tình hình thế giới ngày càng bất ổn khi hàng loạt các cuộc chiến tranh sắc tộc,
tôn giáo và khủng bố xảy ra trên toàn thế giới hiện nay.Hay như là các cuộc trao
trả và sáp nhập lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau .Điều này bắt buộc các nhà
đầu tư phải thận trọng khi phân tán vốn đầu tư của mình để tránh thiệt hại .Chẳng
hạn như làn sóng đầu tư ồ ạt của các nhà doanh nghiệp Hồng Kông, Macao, Đài
Loan sang các nước khác nhằm đề phòng có những thay đổi lớn về quản lí kinh
doanh sau khi có sự sáp nhập của các lãnh thổ này vào Trung Quốc vào cuối thế
kỉ 20 và đầu thế kỷ 21 .
-FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu
hồi vốn đầu tư và thu được lợi nhuận cao.
Ngoài chi phí trả nhân công tại các nước tiếp nhận đầu tư tương đối rẻ .Các công
ty này còn tiết kiệm được chi phí về môi trường. bởi lẽ khi tiến hành sản xuất
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 11 –
Luận văn thạc só kinh tế
kinh doanh tại nước của mình các công ty và các doanh nghiệp này phải tốn một
khoảng chi phí không nhỏ cho vấn đề môi trường .Thế nhưng khi đầu tư vào các
nước đang phát triển, do luật pháp chưa hoàn thiện cũng như không chú ý lắm về
vấn đề môi trường thì họ có thể lách được khoảng chi phí không nhỏ này .
Ngoài ra, do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất,
mức sống và thu nhập … giữa các nước nên đã tạo ra sự chênh lệch về điều kiện
và giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất . Vì vậy, đầu tư ra nước ngoài cho phép
lợi dụng các chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận .Trước hết
đó là chi phí về lao động, ví dụ tiền lương của người lao động Nhật gấp hơn 10
lần lương bình quân của lao động một số nước trong khối ASEAN . Chính vì vậy
trong thời gian qua các nước tư bản phát triển và các nước công nghiệp mới đã
chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển để
giảm chi phí sản xuất .
Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các nước sở tại cũng giúp các
chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp
thị ….Và do muốn thu được lợi nhuận cao, các nhà đầu tư không ngần ngại bỏ
mặc nạn thất nghiệp ở các nùc phát triển để đầu tư ở những nước có chi phí rẻ
hơn để đạt được lợi nhuận cao hơn .
Bên cạnh đó mục tiêu của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tìm
kiếm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh
doanh của các chủ đầu tư .Ví dụ như thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, tài
nguyên biển, rừng, sản phẩm cây công nghiệp .Bởi vì nguồn tài nguyên của các
nước đang phát triển có nhiều nhưng không có đủ phương tiện kỹ thuật cũng như
tài chính để khai thác, chế biến do thiếu vốn và công nghệ quản lí .
-FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng những
công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh .
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 12 –
Luận văn thạc só kinh tế
Bởi vì đổi mới thường xuyên công nghệ là điều kiện sống còn trong cạnh tranh
trong thời buổi nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, do đó các nhà đầu tư nước
ngoài chuyển các máy móc, công nghệ đã lạc hậu so với trình độ chung của thế
giới để đầu tư sang các nước tiếp nhận vốn đầu tư mà hầu hết là các nùc chậm
và đang phát triển .Việc này một mặt giúp các chủ đầu tư bán được những máy
móc, công nghệ cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, kéo dài được
chu kì sống của sản phẩm của các hãng ở các thị trường mới, di chuyển những
máy móc gây ô nhiễm môi trường ra nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn
thu được đặc lợi do chuyển giao công nghệ đã lạc hậu đối với các chủ đầu tư nước
ngoài .
Ngoài ra, FDI giúp cho chủ đầu tư nước ngoài có thể tranh thủ những ưu đãi
của nước tiếp nhận đầu tư và có thể tránh được các hàng rào mậu dịch .
1.3.Một số bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1.Kinh nghiệm của Tp Hồ Chí Minh
Theo như thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, kể
từ 1988 cho đến 6 tháng đầu năm 2005, toàn thành phố có 2.024 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài được
cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư
13.578.000.000USD.Đứng đầu cả nước về số lượng dự án cũng như số vốn đăng
kí đầu tư. Đóng góp của khu vực này vào GDP của thành phố là khoảng 20%,
chiếm 22,32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của TP, giải quyết việc làm cho
trên 300.000 người lao động và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp.
Để có được những thành tựu như trên ngoài ưu thế vượt trội của mình so với
các tỉnh thành lân cận về quy mô thị trường, dịch vụ cung cấp cho các nhà đầu tư,
vị trí địa lí chiến lược của mình thì Tp Hồ Chí Minh đã có những giải pháp để có
thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như :
-Về thủ tục hành chính, Tp Hồ Chí Minh đã hình thành cửa làm thủ tục xuất nhập
cảnh dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài tại sân bay Tân Sơn Nhất . Để đi qua
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 13 –
Luận văn thạc só kinh tế
được cửa ưu tiên này, nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần xuất trình thẻ chứng nhận
nhà đầu tư nước ngoài do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ;
-Thành phố đã thành lập Tổ công tác liên ngành có quyền trực tiếp liên hệ, làm
việc với các Sở, Ban ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp, hiệp
hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức khác để yêu cầu phốihợp xử
lý những vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp ;
-Hàng năm chính quyền Tp.Hồ Chí Minh tổ chức gặp gỡ các nhà tư vấn nước
ngoài đang hoạt động tại Việt Nam . Họ là những công ty luật, công ty tư vấn đầu
tư, kiểm toán, ngân hàng, công nghệ thông tin …Đây là những ngành tạo kênh
giao tiếp thường xuyên với khách hàng nước ngoài và từ những công ty này
thông tin liên quan đến chính sách hoặc chủ trương của Chính phủ luôn được cập
nhật, cung cấp cho các nhà đầu tư muốn làm ăn tại Việt Nam .
-Khi đầu tư vào Tp Hồ Chí Minh, nhà đầu tư được hưởng những chính sách như họ
được hưởng trong suốt thời gian hoạt động của dự án .Sẽ không có sự thay đổi
trong chính sách đối với họ cho dù quy định chung có thay đổi, và sự thay đổi chỉ
xảy ra khi có lợi cho nhà đầu tư và được nhà đầu tư chấp nhận . Điều này thể hiện
tính nhất quán, trước sau như một của các chính sách mà Tp Hồ Chí Minh ban
hành . Ngoài ra chính quyền Tp Hồ Chí Minh bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho
nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động trên địa bàn thành phố ;
-Trên cơ sở quy hoạch của chính phủ, tình hình kinh tế – xã hội và yêu cầu phát
triển của TP . Tp đã xây dựng chiến lược thu hút vốn ĐTNN trong từng giai đoạn
,và trong mỗi giai đoạn có chiến lược thu hút cụ thể, xúc tiến có trọng điểm từng
thị trường .Chính vì vậy TP Hồ Chí Minh đã thu hút một lượng vốn lớn các thị
trường có nguồn vốn đầu tư lớn với công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Các tập đoàn
lớn trên thế giới hầu như đều có mặt tại TP này ;
-Tp Hồ Chí Minh đã thực hiện Chương trình “5 sẵn sàng “ cho nhà đầu tư bao
gồm : thông tin, viễn thông, đất đai, nhân sự, hỗ trợ .
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 14 –
Luận văn thạc só kinh tế
Về thông tin :Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) là cơ quan thường
trực cung cấp thông tin về đầu tư, là đầu mối tiếp nhận những thắc mắc của các
nhà đầu tư . Riêng trong năm 2004, đã có trên 200 doanh nghiệp tham gia các
cuộc gặp trực tiếp với các cơ quan hữu quan hoặc qua hệ thống đối thoại doanh
nghiệp trên trang web của thành phố với 334 câu hỏi đã được 10 Sở ban ngành
của thành phố và cơ quan Bộ Kế hoạch –Đầu tư, Bộ Thương mại giải đáp . Cũng
trong năm qua, ITPC đã thực hiện quyển sách giới thiệu đầu tư và thương mại
với Tp Hồ Chí Minh như là một cẩm nang cho nhà đầu tư .Những thắc mắc của
nhà đầu tư sẽ được trả lời trong vòng năm ngày .
Về hạ tầng viễn thông : Năm 2003, thành phố đã kí kết một thoả thuận với Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam triển khai chương trình nâng cấp mở
rộng mạng cáp quang thành phố .Thành phố cũng hỗ trợ cho Công ty cổ phần
Bưu chính viễn thông Sài Gòn phát triển các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp .Khu
công nghệ phần mềm Quang Trung sắp tới cũng tăng dung lượng theo yêu cầu .
Về đất đai : Thành phố không để nhà đầu tư phải chạy lo. Thành phố sẽ chủ động
cùng giải toả một số mặt bằng, chuẩn bị khoảng 500 ha đất nữa cho các nhà đầu
tư vì hiện nay đất trong các KCN chỉ còn khoảng 10% .Và thành phố đã thành
lập một ban chỉ đạo về thu hồi đất các dự án chậm triển khai đang tích cực làm
việc để có thêm nguồn quỹ đất bổ sung .
Về nhân lực : Thành phố đã hình thành phương thức đào tạo theo đặt hàng cho
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có yêu cầu về số lượng lao động cũng như
ngành nghề .Chương trình đào tạo 1.000 nhà quản lí doanh nghiệp, 300 thạc só
đang được tiến hành hy vọng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản
lý của thành phố cũng như đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước .
Về hỗ trợ nhà đầu tư : Từ trước đến nay, hàng tuần thành phố có các cuộc giao
ban về đầu tư, sắp tới “Tổ xử lý nhanh vướng mắc” với sự tham gia của các ban
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 15 –
Luận văn thạc só kinh tế
ngành hoạt động thì những vấn đề phức tạp sẽ giải quyết ngay cho doanh nghiệp,
cho nhà đầu tư . Các nhà đầu tư có dự án dưới 10 triệu USD thuộc quyền cấp
phép của thành phố sẽ có giấy phép sau 5 ngày đăng kí .
1.3.2.Kinh nghiệm của Bình Dương
Bình Dương là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài cả số dự án lẫn số vốn đầu tư . Sở dó có được kết quả này là do
Bình Dương đã làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, thực hiện tốt chính sách “trải
chiếu hoa mời đón các nhà đầu tư nước ngoài “ và tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư trước, trong và sau khi cấp giấy phép . Cụ thể là Bình Dương xây
dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất, đáp ứng được những nhu cầu của sản
xuất công nghiệp ; khả năng của tỉnh trong việc giải quyết các thủ tục hành chính
một cách nhanh nhất ; có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao ; có nhiều doanh
nghiệp có khả năng tài chính, kinh nghiệm làm ăn sẵn sàng làm đối tác . Hay nói
một cách khác là Bình Dương có một môi trường sản xuất, kinh doanh rất thuận
lợi so với nhiều tỉnh, thành phố khác trong nước mặc dù Bình Dương là tỉnh mới
được chia tách. Bình Dương đã thực hiện các biện pháp sau để thu hút thành công
FDI.
-Đơn giản thủ tục, giảm phiền hà và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư .Bình Dương đã thực hiện các thủ tục thẩm định nhanh chóng với quan điểm
cởi mở, thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ, giảm phiền hà cho các
doanh nghiệp, tạo được môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài
-Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu,
Cục hải quan đã đặt các trạm thông tin ở 3 KCN để giải quyết thủ tục xuất khẩu
cho các KCN ; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm
cơ hội đầu tư và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh .Bên cạnh đó Bình Dương cũng
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 16 –
Luận văn thạc só kinh tế
đã thành lập trung tâm chuyển đổi ngoại tệ cho các nhà đầu tư, đảm bảo các quy
định về quản lý ngoại hối .
-Định kỳ, lãnh đạo tỉnh thường có các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư, tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư nêu lên những vướng mắc về thủ tục, về chính sách đất
đai, chế độ thanh tra, kiểm tra để qua đó tỉnh có những tháo gỡ giúp họ kinh
doanh thuận lợi và hiệu quả hơn.
-Đào tạo nhân lực cho đầu tư phát triển
Không thể không nói đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội trong sự kiện Bình
Dương thu hút được nhiều dự án ĐTNN .Bình Dương đã hoàn thành công tác xoá
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1997 . Có đến 96 % số người trong
độ tuổi từ 15 -35 biết chữ ; 100% xã phường đều có trạm truyền thanh và trường
tiểu học ; 60 % số xã có trường trung học cơ sở và mỗi huyện thị có 4 – 6 trường
trung học phổ thông .
Ngoài ra, tỉnh còn ban hành một số chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài về phục vụ
CNH-HĐH tỉnh nhà . Ngoài ra để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động cho
các doanh nghiệp, Bình Dương đã xây dựng 5 trung tâm dạy nghề, 3 trường đào
tạo dạy nghề chính quy dài hạn, 3 trøng dạy nghề ngắn hạn. Trung tâm đào tạo
kỹ thuật Việt Nam – Singapore đào tạo công nhân có tay nghề bậc 3/7 trở lên
và một trường đại học dân lập . Các trung tâm đào tạo và đại học này đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng nhanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn tỉnh .
-Bình Dương tổ chức giải quyết các thủ tục hành chính vào một đầu mối ngay từ
đầu. Những thủ tục hành chính liên quan đến nhiều ngành, nhiều lónh vực thì cơ
quan chủ trì cùng các cơ quan có liên quan tự giải quyết với nhau, không để nhà
đầu tư phải đi xin xỏ từng nơi .Việc thu hồi, đền bù, giải toả đất đều do các cấp
chính quyền chịu trách nhiệm . Những dự án lớn, UBND tỉnh chủ trì còn những
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 17 –
Luận văn thạc só kinh tế
dự án nhỏ và vừa thì UBND huyện hoặc xã chủ trì .Các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp chỉ biết nhận mặt bằng kinh doanh .
1.4 .Các bài học rút ra từ những bài học kinh nghiệm trên
Qua các chính sách và biện pháp của các tỉnh, thành phố trong nước thành công
trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .Việc rút ra các bài học kinh
nghiệm từ thành công đó giúp cho Tp Đà Nẵng có thể có được những kinh
nghiệm đáng quý giá mà áp dụng linh hoạt và khôn khéo thích hợp với điều kiện
kinh tế xã hội của Tp. Mặc dù chúng ta là một trong những địa phương thu hút
nhiều nhất về số lượng dự án cũng như số vốn đầu tư trong khu vực miền Trung
và Tây Nguyên, nhưng so với tiềm năng của Tp cũng như so với yêu cầu phát
triển trong thời kì CNH-HĐH thì chúng ta vẫn còn kém so với một số tỉnh, Tp
trong nước .Nhất là các tỉnh, thành phố ở hai đầu đất nước như Tp Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng…Vì vậy thông qua các kinh nghiệm thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài đã phân tích như trên, có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho Tp Đà Nẵng như sau:
-Cần có chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng giai đoạn
trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế của quốc gia và của địa phương .Đặc biệt
là xem xét xu hướng vốn đầu tư trong từng giai đoạn để từ đó có sự điều chỉnh
chiến lược thu hút vốn đầu tư và xúc tiến một cách có hiểu quả.Và cũng nên đưa
ra quan điểm cũng như tiêu chí thu hút vốn đầu tư trong mỗi giai đoạn mà vấn đề
này Tp Hồ Chí Minh đã làm rất tốt .
-Tập trung và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn phục vụ cho các
doanh nghiệp trong khu vực này .Cân đối trình độ lao động trong xã hội, tránh
tình trạng mất cân đối trong trình độ .Liên kết với các nước có trình độ khoa học
và công nghệ hiện đại mở các trường nghề đào tạo công nhân có chất lượng cao
phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.Đà Nẵng sẽ có lợi thế
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 18 –
Luận văn thạc só kinh tế
về vấn đề này do hiện nay trên địa bàn có hàng loạt các trường đại học, cao đẳng
và các trường dạy nghề hoạt động .
-Chính quyền từ cao đến thấp cần nhận thức vai trò quan trọng của FDI đối với
nền kinh tế đất nước .Chỉ khi nào nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó thì cán
bộ của các cơ quan hành chính phục vụ cho việc thu hút đầu tư nước ngoài mới
có thể phục vụ nhiệt tình và giúp đỡ, tận tụy với nhà đầu tư nếu không sẽ gây ra
khó khăn, nhũng nhiễu các nhà đầu tư . Cán bộ các cơ quan liên quan phải tận
tâm và xem họ là một bộ phận không thể thiếu, chẳng hạn như tại Bình Dương,
cựu cán bộ của địa phương này luôn phải nghó làm gì cho các nhà kinh doanh mỗi
buổi sáng thức dậy .Bên cạnh đó cũng cần phải đối thoại trực tiếp với các nhà
đầu tư định kỳ để có thể biết rõ những vướng mắc mà họ gặp phải. Để từ đó có
biện pháp tháo gỡ, có như thế họ mới toàn tâm và toàn trí hoạt động kinh doanh
tại nơi họ đã bỏ vốn đầu tư.
-Không để cho nhà đầu tư phải mất thời gian, chạy lòng vòng để có được giấy
phép đầu tư . Có cơ chế thích hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc cấp
giấp phép và hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư .Để nhà đầu tư chỉ cần liên hệ
với một cơ quan có thể giải quyết vấn đề cấp giấy phép, giải quyết khó khăn
vướng mắc khi họ gặp phải.
-Tăng cường các giải pháp hỗ trợ như chương trình năm “ sẵn sàng” của TP Hồ
Chí Minh đã thực hiện trong thời gian gần đây đã nhận được sự ủng hộ của các
nhà đầu tư nước ngoài .Bên cạnh đó phát triển thị trường vốn, thị trường lao động,
có chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ thích hợp để thúc đẩy hoạt động đầu tư
nước ngoài một cách có hiệu quả.
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 19 –
Luận văn thạc só kinh tế
Kết luận chương 1:
Trong chương 1, đề tài tập trung trình bày các cơ sở lí luận của đầu tư trực tiếp
nước ngoài .
-Nêu lên khái niệm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và các loại hình của
đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay ;
-Phân tích các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận
đầu tư và nước xuất khẩu vốn đầu tư ;
-Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm của một vài tỉnh, thành phố của Việt
Nam thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .
Những lí luận cơ bản được phân tích trong chương này có ý nghóa rất quan trọng
để chúng ta có cơ sở phân tích chương 2 về thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của TP Đà Nẵng .Và những lí luận cơ bản này cũng là nền tảng cho
chúng ta đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Tp Đà Nẵng trong tương lai .
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 20 –
Luận văn thạc só kinh tế
Chương 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Vị trí, vai trò của Tp Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung -Tây Nguyên.
2.1.1.Vị trí của Tp Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung -Tây Nguyên.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, phía Bắc giáp tỉnhThừa Thiên –
Huế, Tây Nam và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông, cách Thủ
đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía
Nam; có vị trí trọng yếu cả về kinh tế -xã hội và quốc phòng - an ninh ; là đầu
mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng
không, cửa ngỏ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên và
các nước tiểu vùng Mê Kông ; là điểm cuối cùng của hành lang kinh tế Đông
Tây .Ngoài ra Đà Nẵng là thành phố có nền kinh tế công nghiệp mạnh, dịch vụ
du lịch, văn hoá và y tế phát triển, đời sống dân cư khá, an ninh chính trị ổn định
trong khu vực miền Trung cũng như của cả nước . Trên con đường di sản miền
Trung, các di sản ở miền Trung nằm trong vòng bán kính 100km .
2.1.2.Vai trò của Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Với vị trí chiến lược như vậy, để có thể tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền
kinh tế Tp Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung -Tây Nguyên nói chung
trong hiện tại cũng như tương lai, đưa nước ta nhanh chóng trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020 và đảm bảo về an ninh quốc phòng thì cần có những chính
sách và quan tâm của chính phủ đến khu vực này. Chính vì vậy mà Nghị quyết 33
–NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Tp Đà
Nẵng và Quyết định 148/2004/QĐ-TTG ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã - hội vùng kinh tế trọng
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 21 –
Luận văn thạc só kinh tế
điểm miền Trung đến 2020 xác định Đà Nẵng là trung tâm của miền Tung với
vai trò .
Là Trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ .
Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
(chiếm 31% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng năm 2003) và gấp 1,88
lần(năm 2003) so với giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Tây Nguyên.Đối với
sản xuất công nghiệp cả nước, đóng góp của công nghiệp Đà Nẵng ngày càng
lớn. Năm 1995, Đà Nẵng chiếm 1,4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước,
năm 2000 chiếm 1,45% và năm 2003 chiếm 1,58%
Bảng 2.1: Sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Đà Nẵng so với
một số địa phương trong vùng và Tây Nguyên.
Giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Đà
Năm
Nẵng so với:
Cả nước
DHMT
Tây Nguyên
TT.Huế
QuảngNam
(%)
(%)
(Lần)
(Lần)
(Lần)
1995
1,165
72
1,10
2,36
5,95
2000
0,892
51
3,67
1,41
7,18
2003
0,854
39
10,74
1,41
13,60
Nguồn : Số liệu cả nước: NGTK cả nước 2003; và niên giám thống kê các tỉnh
Giá trị sản xuất công nghiệp của TP năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng
trưởng GTSX công nghiệp bình quân của TP giai đoạn 2000 – 2004 là 20,14%
Hiện nay có hơn 4.200 cơ sở công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt
động tại thành phố.Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu bao gồm dệt may, giày
dép, thuỷ hải sản, hoá chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, xi măng, quần áo may sẵn,
xe máy.
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 22 –
Luận văn thạc só kinh tế
Tính cho đến nay toàn TP có 5 khu công nghiệp( Hoà Khánh, Liên Chiểu, Hoà
Cầm, Đà Nẵng, Thọ Quang) đã từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu
cầu của các nhà đầu tư. Trong đó khu công nghiệp Hoà Khánh đã lấp đầy giai
đoạn 1 và đang tiến hành giải toả giai đoạn 2 để mở rộng khu công nghiệp
này.Các khu công nghiệp này được phân bố trên 5 quận, huyện của thành phố,
cách sân bay, bến cảng, đường quốc lộ trong vòng bán kính 20km.
Bảng 2.2 : Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố 1999 – 2005
(Theo giá cố định năm 1994)
Năm
GTSX CN
(Tỷ đồng)
Tốc độphát
triểnGTSX
CN(%)
2000
2001
2002
2003
2004
Ư2005
3.367.806 4.057.232 4.057.232 5.874.594 7.059.528 8.059.720
115,88
120,47
118,77
121,91
120,17
114,17
Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng tháng 1 năm 2005.
- Hạ tầng công nghệ thông tin phát triển nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
. TP đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Công nghệ phần mềm với mục
đích xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững mạnh, tiến đến phát triển
ngành công nghiệp phần mềm thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của thành phố và khu vực miền Trung – Tây Nguyên .Và Trung tâm này là trung
tâm duy nhất ở miền Trung - Tây Nguyên đào tạo lập trình viên quốc tế.
- Đà Nẵng là trung tâm thương mại lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên
.Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ năm 2004 đạt 23.376 tỉ đồng.
Kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên qua các năm với tỉ lệ tăng
trưởng bình quân 15,2%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 : 310,4triệu USD , tăng
19,02% so với năm 2003, năm 2005 ước đạt 400 triệu USD.
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt
- 23 –
Luận văn thạc só kinh tế
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may, thuỷ sản, giày dép, đồ chơi trẻ em, dăm
gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, cao su ….
Thị trường xuất khẩu :Đông Bắc Á : 32 %; EU : 26%; Mỹ : 21 % ; ASEAN : 5 % ;
Khaùc : 16% .
Bảng 2.3: Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu và tổng mức lưu chuyển
hàng hoá trên địa bàn TP.Đà Nẵng giai đoạn2000-2004:
Chỉ số
ĐVT
2000
2001
2002
2003
2004
KN XK
1.000USD
235.326
266.520
249.030
260.824
310.431
KN NK
1.000USD
316.384
375.142
384.009
379.585
330.872
KNXNK
1.000USD
551.710
641.662
633.039
640.409
641.303
Tổng
mức lưu
chuyển
hàng hoá
Tỷ đồng
18.330
19.339
20.419
21.615
23.376
Nguồn : Cục thống kê Tp Đà Nẵng tháng 1 năm 2005
- Đà Nẵng là thành phố du lịch, thành phố của danh lam thắng cảnh với những bãi
tắm tuyệt đẹp như khu du lịch Bà Nà, MỹKhê, Non Nước … lại nằm giữa bốn Di
sản Văn hoá và thiên nhiên thế giới (Phong Nha, Huế, Hôi An, Mỹ Sơn ).Số
lượng khách du lịch năm 2004 : 670.661 , tăng 30 % so với năm 2003 .Trong đó
khách quốc tế 247.719 , chiếm 36,9% tăng 41 % so với năm 2003 .
Khách nội địa : 422.942 , tăng 24 % so với năm 2003, 6 tháng đầu năm 2005, số
lượng du khách ước đạt 334.160 lượt khách, tăng 19,2 % so với cùng kỳ.Trong
đó, khách quốc tế ước đạt 96.757 lượt, khách nội địa ước đạt 237.403 lượt khách
.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn được xác định là một trong những điểm hấp dẫn du
khách ở miền Trung Việt Nam, và là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của cả
nước. Du lịch Đà Nẵng phát triển gắn với du lịch Huế, Quảng Nam(Hội An- Mỹ
Người thực hiện : Phạm Minh Nhựt