Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nhận dạng thể tài chân dung văn học trong Văn học Việt Nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.22 KB, 108 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN






ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM











NGUYỄN THỊ THU HÀ





NHẬN DẠNG THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC










THÁI NGUN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN







ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM












NGUYỄN THỊ THU HÀ





NHẬN DẠNG THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

Chun ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.21



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ TUẤN ANH







THÁI NGUN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Ngun, tháng 4 năm 2014
Ngƣời viết



Nguyễn Thị Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –

ĐHTN





ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới
Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Ngun, các Thầy Cơ giáo đã
tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp
đỡ tác giả trong q trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Vũ Tuấn Anh,
người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Trung học
phổ thơng Sơng Cơng - Tỉnh Thái Ngun đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất,
tinh thần cho tác giả trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa học. Cảm ơn
bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên tác giả hồn thành
khóa học và luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận
văn này còn có những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý chân
thành của Thầy Cơ và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Ngun, tháng 4 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hà



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Cấu trúc của luận văn 7
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1. KHÁI QT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ TÀI CHÂN
DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 9
1.1. Giới thuyết khái niệm thể tài chân dung văn học 9
1.1.1. Khái niệm 9
1.1.1.1. Phân biệt hai khái niệm thể loại và thể tài 9
1.1.1.2. Thể tài chân dung văn học 9
1.1.2. Thể tài chân dung văn học đặt trong sự so sánh với nghiên cứu
phê bình văn học, với hồi ký, với tiểu sử nhà văn 11

1.1.2.1. Chân dung văn học và phê bình văn học 11
1.1.2.2. Chân dung văn học và hồi ký 11
1.1.2.3. Chân dung văn học và tiểu sử nhà văn 12
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của thể chân dung văn học 12
1.1.4. Một số vấn đề có tính ngun tắc khi viết chân dung văn học 13
1.1.4.1. Ngun tắc thể loại 13
1.1.4.2. Ngun tắc về tư liệu 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





iv
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học
trong văn học Việt Nam đương đại 14
1.2.1. Các tiền đề cho sự ra đời của thể tài chân dung văn học đương đại 14
1.2.2. Đơi nét về q trình phát triển của thể tài chân dung văn học
trong văn học Việt Nam đương đại 15
1.2.2.1. Nhìn lại thể tài chân dung văn học từ đầu thế kỷ XX đến
năm 1986 15
1.2.2.2. Thể tài chân dung văn học từ năm 1986 đến nay 17
Chƣơng 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA THỂ TÀI CHÂN
DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 21
2.1. Đối tượng dựng chân dung 21
2.1.1. Các nhà văn, nhà văn hóa lớn - một đối tượng chủ yếu của việc
dựng chân dung văn học 21
2.1.2. Những nhà văn cá tính độc đáo- một đối tượng hấp dẫn của
việc dựng chân dung văn học 27

2.1.3. Những nhà văn gần gũi, những người bạn thân thiết - một đối
tượng quen thuộc của việc dựng chân dung văn học 29
2.1.4. Những sự kiện văn học, những thời thời đại văn học - đối
tượng thể hiện đặc biệt của chân dung văn học 32
2.2. Một cách hình dung về nhà văn 37
2.2.1. Nhà văn trong cuộc sống đời thường 38
2.2.1.1. Chân dung ngoại hình của nhà văn 38
2.2.1.2. Ghi nhận những nét đặc sắc về cá tính, tính cách của nhà văn 40
2.2.1.3. Nhà văn - con người bình thường trong cuộc sống đời thường 43
2.2.2. Sự nghiệp văn chương và những đóng góp đặc sắc của nhà văn 48
2.2.3. Quan niệm văn chương và nghề nghiệp của nhà văn 55
2.3. Chân dung văn học như một đồng chân dung 63
2.3.1. Đồng chân dung số phận 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





v
2.3.2. Đồng chân dung tính cách 65
2.4. Góc độ tiếp cận đối tượng dựng chân dung 69
2.4.1. Tiếp cận từ góc độ của người trong cuộc, người trong giới 69
2.4.2. Tiếp cận từ cự ly gần 73
Chƣơng 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA THỂ TÀI CHÂN
DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 76
3.1. Lựa chọn chi tiết đặc sắc 76
3.2. Kết hợp linh hoạt các sắc thái giọng điệu 82

3.3. Tạo dựng bối cảnh, khơng khí 87
3.4. Nhấn mạnh vai trò nhân chứng 90
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Thể tài chân dung văn học là một thể tài mới trong văn học Việt Nam.
Kể từ sau đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, đất nước ta
có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Có thể nói đây cũng chính là thời điểm ghi nhận sự đổi mới tư duy trong lĩnh
vực văn học nghệ thuật. Khơng khí cởi mở dân chủ của đời sống văn học, sự tự
do dân chủ hơn trong khơng khí sáng tác và tiếp nhận tác động sâu sắc đến chủ
thể sáng tạo. Xã hội có nhiều biến chuyển, quyền con người và quyền cá nhân
được đề cao đã tạo điều kiện cho văn học có những cách nhìn mới, những đề tài
mới, những hướng thể hiện mới. Những quan niệm mới về nhà văn, về hiện
thực, về con người đặc biệt là sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật của các thế
hệ nhà văn đã khiến đời sống văn học phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu.
Khoảng 20 năm trở lại đây, thể tài chân dung văn học xuất hiện khá phổ
biến, nó trở thành một hiện tượng thẩm mỹ đáng chú ý cho nên thể tài này đã,
đang và sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của giới phê bình, của những người

làm khoa học.
1.2. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “Văn học và đời sống là hai vòng
tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Lấy cuộc sống con người làm đối
tượng trung tâm, văn học sẽ có một điểm tựa vững chắc để chiếm lĩnh tồn bộ
thế giới. Văn nghệ sĩ là những nhân vật của cuộc sống ấy và họ cũng trở thành
đối tượng khách quan để văn học phản ánh. Đằng sau mỗi trang văn của họ là
con người, là số phận, là tài năng, là tính cách vui buồn… Người nghệ sĩ vốn có
tâm hồn tinh tế, cái nhìn nhạy cảm trước những biến động đổi thay của cuộc
sống. Bởi thế cuộc đời của họ cũng đa dạng, đa sắc, phong phú và phức tạp như
chính bản thân cuộc sống. Sự nghiệp và cuộc đời của các nhà văn, nhà thơ là một
mảng đề tài, một mảng hiện thực phong phú để các tác giả khai thác, qua đó vẽ
nên bức chân dung của các nhà văn. Khi nghiên cứu tác giả văn học, nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





2
tác phẩm văn học nếu dựa vào những tập chân dung văn học, người đọc sẽ được
cung cấp rất nhiều tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp, cách sống… của các nhà văn.
Lúc ấy, trong mắt độc giả, nhà văn trở thành một nhân vật văn học.
1.3. Đối tượng chính của chân dung văn học là các nhà văn nhà thơ nổi
tiếng trong đó có những nhà văn, nhà thơ mà tác phẩm của họ gắn với chương
trình học phổ thơng. Khi học về các tác phẩm văn học, sách giáo khoa ngữ văn
cũng chú ý giới thiệu cho người học những kiến thúc cơ bản về tiểu sử, cuộc
đời các tác giả. Tuy nhiên do dung lượng của phần Tiểu dẫn và thời lượng của
một giờ học hạn chế nên phần giới thiệu này rất ngắn gọn thậm chí có lúc khơ
khan. Điều ấy ít nhiều làm giảm hứng thú học tập ở học sinh, làm giảm say mê

của người dạy. Để giúp học sinh say mê, chủ động sáng tạo thì việc vận dụng
kiến thức của thể tài chân dung văn học vào giờ dạy của giáo viên là cần thiết.
Đối tượng chủ yếu của chân dung văn học là các nhà văn, nhà thơ nhưng trong
văn học đương đại các nhà văn hóa, các sự kiện văn hóa cũng trở thành đối
tượng hướng tới của các tác giả dựng chân dung.
Từ những lí do trên, chúng tơi tiếp cận, tìm hiểu Nhận dạng thể tài chân dung
văn học trong văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chân dung văn học là một thể tài khá mới mẻ của văn học Việt Nam.
Trong văn học thời trung đại, chúng ta chưa thấy bóng dáng của thể tài này.
Nhưng bước sang thời kì hiện đại, đặc biệt là sau năm 1986, chân dung văn học
đã có một vị trí mới. Nó dần dần tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ trong lịch
sử văn học đương đại.
Thể chân dung văn học xuất hiện và được ghi nhận từ những năm đầu
cuả thế kỷ XX với những đầu sách ít ỏi. Và đến giai đoạn văn học đương đại thì
thể tài chân dung văn học phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Trên
văn đàn, xuất hiện hàng loạt các cây bút dựng chân dung với các sáng tác tiêu
biểu: Nguyễn Đăng Mạnh với Chân dung và phong cách, Vương Trí Nhàn với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





3
Cây bút, đời người, Trần Đăng Khoa với Chân dung và đối thoại, Vũ Bằng với
hai cuốn Mười chín chân dung nhà văn cùng thời và Mười bốn gương mặt nhà
văn đồng nghiệp, Bùi Ngọc Tấn với Viết về bè bạn, Nguyễn Quang Lập với
Bạn văn, Hồi Anh với Chân dung văn học, Đặng Thân với Dị nghị luận- Đồng

chân dung, Nguyễn Tham Thiện Kế với Miền lưu dấu văn nhân…
Các tập chân dung văn học đương đại, là sự nối tiếp tất yếu của xu
hướng viết chân dung đã hình thành từ thế kỷ trước. Các tập sách chân dung
văn học giống như một viện bảo tàng về các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Trong
đó, các tác giả dựng chân dung đưa ra nhiều cách lựa chọn, cách tiếp cận và kết
hợp một cách linh hoạt, đa dạng các sắc thái giọng điệu. Nhờ thế mà các chân
dung văn học trở nên chân thực, sinh động, hấp dẫn, đơi khi ta có cảm giác các
nhân vật như bước ra khỏi tác phẩm để đến với độc giả.
Đã có rất nhiều ý kiến của các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu về thể
tài này. Luận văn của chúng tơi chú ý đến một số các ý kiến của tác giả: Lại
Ngun Ân, Bảo Ninh, Nguyễn Đăng Điệp, Bảo Trân, Vương Trí Nhàn cùng
một số bài viết trên các tạp chí: Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam
hiện đại của tác giả Đỗ Thị Cẩm Nhung trên tạp chí Non Nước của Văn nghệ
Đà Nẵng số 165, bài viết Xung quanh thể tài chân dung văn học của tác giả Lại
Ngun Ân trên tuần báo Văn Nghệ số 49 (01/12/1984). Trong đó, đặc biệt là ý
kiến của tác giả Đỗ Thị Cẩm Nhung. Tác giả nhận xét: “Có lẽ những nhà
nghiên cứu phê bình là những người có cơng lớn nhất trong việc hình thành thể
chân dung văn học. Họ là những người nhận nhiệm vụ thiêng liêng của văn học
là chiêm ngưỡng và phác họa chân dung các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu.
Vì vậy, mỗi người chiêm ngưỡng ở một góc độ khác nhau, với một lăng kính
khác nhau, tạo nên những nét vẽ rất riêng và hết sức độc đáo”.
Tác giả Lại Ngun Ân nhấn mạnh: “Một nét đặc sắc rất cần cho chân
dung văn học chính là chất văn học của nó. Người viết ở đây cần xuất hiện với
tư cách một nhà văn, với cái nhìn, cách cảm thụ và đánh giá cùng sự diến đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN






4
của nhà văn. Đây là nét hơi tinh tế, khơng phải bất cứ độc giả nào cũng thấy ngay,
nhưng có lẽ là nét cốt yếu khiến cho chân dung văn học đúng là văn học, có chỗ
đứng trong văn học”. Đặc biệt, tác giả cũng khẳng định: “Dựng thành cơng một
chân dung văn học… đó khơng phải là điều dễ dàng. Đấy vừa là kết quả của việc
“đọc” sáng tác của người ấy lại vừa là kết quả của việc “đọc” trực tiếp vào cuộc
đời và sự nghiệp, quan niệm và hoạt động của bản thân người ấy”.
Ngồi ra, còn có rất nhiều các bài viết nhận xét, đánh giá cụ thể về các
tập chân dung văn học đương đại. Tác giả Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết Đọc
“Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng Khoa, trên Diễn đàn văn nghệ của
trang thơ Bích Khê khẳng định cuốn sách là một “hiện tượng văn học, là “dấu
hiệu mở đầu cho sự trở dạ của văn học khi chuẩn bị bước sang những năm
2000”. Lời nhận xét của Đỗ Ngọc Thạch như một minh chứng cho sự độc đáo
và cá tính sáng tạo của Trần Đăng Khoa.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đánh giá: “Bạn văn của Nguyễn Quang Lập
là cuốn sách sinh động, hấp dẫn. Lập là người thơng minh và hiểu được sở
thích của số đơng bạn đọc hiện nay là ưa chuộng sự hài hước, hóm hỉnh, nên
Lập có rất nhiều bạn đọc cả trên mạng và ngồi cuộc đời. Lối viết chân dung hí
họa của Lập là một lối viết riêng, ở đó bên cạnh cái hài hước còn là nhiều phát
hiện thú vị về các nhân vật trong giới văn nghệ, kể cả về cá nhân tơi. Bạn văn
của Nguyễn Quang Lập là cuốn sách được nhiều người tìm đọc. Ở đó, độc giả
sẽ được gặp gỡ nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới văn nghệ, đến với khơng
gian văn nghệ sơi động trong mấy chục năm qua. Lối viết hí họa, hài hước, trào
lộng, mặc dù hấp dẫn song có lẽ cuốn sách chưa hẳn đã "thuận mắt" với những
bạn đọc vốn thích đọc văn chương một cách nghiêm túc, nghiêm trang.
Tác giả Nguyễn Chí Hoan đánh giá Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn
như sau: “Những chân dung văn nghệ sĩ trong tập sách này đều khiến nghĩ đến
các ký họa chân dung tài hoa mạnh mẽ lột tả thần thái những nhân cách văn
học một thời. Bùi Ngọc Tấn khơng đặt ngọn đèn của tình cảm vào chỗ khuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





5
bóng. Hai tiếng “bạn bè” trong ngơn ngữ của ơng thấm thía tình cảm trong
sáng, trìu mến, lấp lánh một ánh mắt mẫn tiệp và ân cần, khiến dòng tự sự của
ơng ln dồi dào cảm xúc. Nhưng nhãn quan hiện thực chủ nghĩa - theo đúng
hàm nghĩa cổ điển của thuật ngữ này - dẫn dắt văn chương của ơng một cách
nhất qn. Và điều đó là căn cốt trong phong cách truyện kể của ơng: sự lựa
chọn những chi tiết, những giai thoại để kể và mơ tả, việc đặt những tình tiết và
giai thoại như thế vào đúng chỗ cần thiết trong tổng thể ký ức chính mình một
cách hài hòa sống động, cách kể khách quan hóa vai trò chứng nhân của mình
trong tồn bộ bối cảnh được tái tạo như là chấm phá nhưng ln ln gây được
ấn tượng thời-gian-thực và tình-thế-sống. Tính chất khiêm nhường khơng thể
nhầm lẫn trong giọng điệu ấy chẳng bao giờ làm phương hại đến khát khao kể
những gì cần phải kể”.
Văn Chinh đánh giá về ngơn ngữ đặc biệt của Đặng Thân khi dựng chân
dung trong Dị nghị luận- Đồng chân dung như sau: “Những chữ khủng, kinh
khủng ln… cũng của gã. Nói chung, Đặng Thân có tình u thật lạ với tiếng
lóng, cả hai như là chỗ thân quen bạn bè. Rồi ra thế nào cũng có người soạn Từ
điển tiếng lóng tiếng Việt, tơi chắc thế như chắc rằng, ở đó soạn giả phải sử
dụng đến non nửa câu văn Đặng Thân làm ví dụ cho các mục từ… Cuốn sách
nhiều ngổn ngang, bề bộn, nó tương phản với ối phê bình quen thuộc như là
người ta miêu tả khu đơ thị mới văn học, còn sách này như là đưa bạn đọc trở
về với q trình xây dựng với thật nhiều bụi bặm của nó. Nó vừa làm ngợp vừa
kích thích bạn viết vì tự nó như một ví dụ sinh động rằng, có nhiều con đường

để đi đến La Mã nhưng đã thế thì cũng có nhiều con đường để từ La Mã đến
với mỗi con người Bản Thể. A men!”.
Nhìn chung các ý kiến, các bài viết trên đều thống nhất khẳng định thể
tài chân dung văn học có nhiều sức hấp dẫn đối với các nhà văn, hơn thế nó sẽ
giúp cho người đọc có được cái nhìn chân thực, tồn diện, đầy đủ, sâu sắc về
các nhà thơ, nhà văn, các văn nghệ sĩ nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





6
Như đã nói ở trên, ngay từ khi mới xuất hiện thể tài chân dung văn học đã
có sức thu hút đặc biệt đối với các nhà văn, nhà phê bình. Đây cũng là một
mảng đề tài hấp dẫn cho những người làm nghiên cứu khoa học nói chung và
nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại nói riêng. Trong số đó có thể kể đến
một số cơng trình như:
Dương Thị Thu Hiền, Tơ Hồi với hai thể văn: chân dung và tự truyện,
luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Thái Ngun, 2007.
Nguyễn Thế Hiền, Tiểu luận và chân dung văn học của Ngơ Văn Phú,
luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh, 2011.
Cao Thị Sao Kim, Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện
đại (Qua ký ức người thân), Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2010.
Nguyễn Thị Thư, Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vũ Bằng và Tơ Hồi,
luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh, 2010.
Các ý kiến, các nhận định đánh giá của những luận văn này đều xoay quanh
một số vấn đề cơ bản như là: Khái niệm thể tài văn học, phong cách của người
dựng chân dung. Một số cơng trình nghiên cứu mới chỉ ra được đặc điểm của thể

tài thơng qua một vài tác giả, tác phẩm cụ thể nên tính khái qt chưa cao.
Trên những cơ sở đó, đề tài Nhận dạng thể tài chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đương đại sẽ nghiên cứu về thể tài này với tư cách là một
vấn đề chun biệt, mang tính khái qt. Từ cơ sở khảo sát những tác phẩm
chân dung văn học đương đại của một số cây bút tiêu biểu, chúng tơi mong
muốn sẽ góp một cách nhận dạng và đánh giá về đặc điểm của thể tài chân
dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tơi là Thể tài chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đương đại. Do vậy, phạm vi tư liệu khảo sát là các tác phẩm
chân dung văn học sau 1975, đặc biệt chú ý tới các sáng tác được viết sau năm
1986 đã từng gây ấn tượng mạnh trong giới nghiên cứu phê bình, trong độc giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





7
Đây cũng là những sáng tác của các tác giả tiểu biểu ở thể tài này với những
trang viết mang đậm cá tính, có phong cách sáng tác độc đáo.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: Những
đặc điểm đặc sắc về nội dung và hình thức của thể tài chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đương đại, đồng thời bước đầu khẳng định những đóng góp của
thể tài này trong q trình phát triển của văn học Việt Nam đương đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi có sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có thể kể đến một số phương pháp

chính như sau:
5.1. Phương pháp hệ thống
5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
5.4. Một số phương pháp khác
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu Đặc trưng cơ bản của lý thuyết thể tài chân dung
văn học trong văn học Việt Nam đương đại, từ đó khẳng định vị trí của thể
tài này trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại nói riêng và văn
học nói chung.
Mặt khác luận văn cũng nhận dạng một số đặc điểm cơ bản của thể tài
chân dung văn học trên phương diện nội dung và hình thức trong văn học
đương đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Tồn bộ luận văn của chúng tơi ngồi phần Mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái qt về sự phát triển của của thể tài chân dung văn học
trong văn học Việt Nam đương đại.
Chương 2: Những đặc điểm nội dung của thể tài chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đương đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





8
Chương 3: Những đặc điểm hình thức của thể tài chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đương đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ TÀI
CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

1.1. Giới thuyết khái niệm thể tài chân dung văn học
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Phân biệt hai khái niệm thể loại và thể tài
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất vẹn tồn giữa các yếu tố
hợp thành trong đó thể loại là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm.
Ứng với mỗi nội dung vốn có trong hiện thực sẽ có những phương thức phẩn
ánh tương ứng. Người nghệ sĩ khi sáng tạo văn học cần tìm đến những hình
thức thể loại phù hợp nhất với tính chất của hiện thực và có khả năng phản ánh
đắc địa các phạm vi hiện thực đó. Tùy thuộc đặc trưng của mình, mỗi thể loại
có quy luật và cách thức tổ chức tác phẩm riêng của mình.
Còn khái niệm thể, thể tài thích hợp với việc chỉ định các sáng tác có những
đặc điểm chung về nội dung, đề tài. Phạm trù thể nằm trong phạm trù loại.
1.1.1.2. Thể tài chân dung văn học
Bất kỳ một thể tài văn học nào cũng đều được ra đời trên một cơ sở ý thức
xã hội nhất định. Chân dung văn học cũng vậy, đây là thể tài được ra đời khi
lịch sử đã chuyển sang thời kỳ cận hiện đại, thời kỳ mà việc viết văn, sáng tạo
nghệ thuật đã trở thành một loại hình được chun mơn hóa. Lúc này, văn nghệ

sĩ đã trở thành một tầng lớp có vị trí nhất định trong xã hội và trở thành đối
tượng miêu tả của văn học nghệ thuật. Chân dung văn học là một thể tài hiện
đại. Nó ra đời khi giới cầm bút có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân. Mỗi
nhà văn đều muốn có tiếng nói riêng của mình, có gương mặt riêng khơng chịu
lẫn với ai. Người đọc cũng vậy, họ thích được tiếp xúc với những tài năng có cá
tính độc đáo.Và đây chính là chỗ tạo nên sức hấp dẫn riêng cho thể tài chân
dung văn học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





10
Trong thời gian gần đây, do nhu cầu của người đọc, đối tượng của chân
dung văn học càng ngày càng được mở rộng, nó khơng còn bị bó hẹp trong giới
nhà văn, nhà thơ mà còn hướng tới cả những con người tiêu biểu trong lĩnh vực
khác nhau của xã hội, đơi khi cả những sự kiện văn học, thời kỳ văn học cũng
trở thành đối tượng của chân dung văn học.
Chân dung văn học được xây dựng dựa trên cuộc đời thực của các đối
tượng nhưng khơng hồn tồn trùng khít với con người tiểu sử, bởi nó có xu
hướng tiểu thuyết hóa, có phần pha trộn với truyện kể, suy tưởng, bình luận.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 khẳng định: “Chân dung văn học là một hình thức
đứng giữa ba thể loại: tiểu sử - tiểu thuyết - phê bình văn học”[17, tr.55]. Trên
thực tế, có tác phẩm thiên về phê bình sáng tạo, có tác phẩm lại như một hồ sơ
lí lịch tiểu sử nhân vật, có khi lại như nhật ký cá nhân, có chân dung văn học lại
là tổng hòa của tất cả những cái trên. Vì vậy, đương nhiên khi nghiên cứu tác
phẩm chân dung văn học cần phải có sự phân biệt với tiểu luận nghiên cứu, bài
báo, bài báo viết tưởng niệm có tính thời sự.

Chân dung văn học là thể tài còn đang hình thành, quan niệm về nó khá co
giãn ở từng người viết khác nhau, cho nên khó mà có ngay một sự “tổng kết”.
Bộ sách Bách khoa văn học giản lược của Liên Xơ cũ gồm chín tập với gần
chục ngàn trang khổ lớn 20 x 26cm cũng chỉ dành cho chân dung văn học tất cả
12 dòng, ghi chép chung trong mục Chân dung văn học: “Một loại bút ký mang
tính chất tư liệu, viết về nhà văn, họa sĩ, nhà hoạt động xã hội xuất chúng xây
dựng trên cơ sở trò chuyện với “nhân vật’’ đó. Chân dung văn học hướng vào
việc dựng lại diện mạo tồn vẹn (hình thể, tinh thần, sáng tác) của nhân vật
hoặc hướng vào việc khám phá nét chủ đạo của cuộc đời “nhân vật” ấy, có khi
qua một lát cắt thời gian nhất định…”.
Có thể nói, về thể tài này, sự khái qt lý thuyết vẫn còn khá ít ỏi. Xung
quanh nó, chắc chắn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng cái chính vẫn là ở thực
tế sáng tác, tức là ở những tác phẩm chân dung văn học đã và sẽ được viết ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





11
1.1.2. Thể tài chân dung văn học đặt trong sự so sánh với nghiên cứu phê
bình văn học, với hồi ký, với tiểu sử nhà văn
1.1.2.1. Chân dung văn học và phê bình văn học
Chân dung văn học là sự phác họa những nét tính, cách số phận, đặc điểm
con người, tài năng… để từ đó tạo ra bộ mặt tinh thần, chân dung nhà văn. Chân
dung văn học có đề cập tới sáng tác, tác phẩm của các nhà văn nhưng khơng q
tập trung vào phương diện này mà nó chỉ như một yếu tố cần để soi sáng cho
chân dung tác giả. Còn phê bình văn học là sự phán đốn, bình phẩm, đánh giá
và giải thích tác phẩm văn học đồng thời kèm theo việc phán đốn, bình luận,

giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Vậy phê
bình văn học là nhằm vào tác phẩm, chú ý đến nhà văn trên phương diện phong
cách, sáng tác. Nếu phê bình văn học ít nhiều có quan tâm, chú ý tới đến chân
dung nhà văn thì đó cũng khơng phải là mục tiêu chính, phê bình văn học chỉ
xem xét chân dung văn học với những nét chính trong cuộc đời, số phận để góp
phần soi tỏ sáng tác, sự nghiệp văn học của nhà văn đó mà thơi.
1.1.2.2. Chân dung văn học và hồi ký
Hồi kí là ghi chép lại, kể về những sự kiện trong q khứ mà tác giả tham
dự hoặc chứng kiến. Hồi ký mang đậm tính chủ quan. Tính chủ quan khiến cho
hồi ký khơng thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích về tính xác thực. Tuy
nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thơng tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả
trong hồi ký lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của
cá nhân tác giả.
Tương tự các thể loại văn xi nghệ thuật khác, hồi ký rất đa dạng về kiểu
loại, tương đối ít định hình về cấu trúc và định hướng thẩm mỹ. Có những tác
phẩm hồi ký rất gần với văn xi lịch sử, lại có những tác phẩm gần với tiểu
thuyết. Ở thế kỷ 19 và nhất là thế kỷ 20 lại phổ cập một dạng hồi ký viết về các
nhà văn, nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội hay chính trị gia, gọi là chân dung văn học.
Thể tài chân dung văn học đương đại đơi khi cũng có những hồi ức, kỷ
niệm như hồi ký, nhưng đó chỉ là chất liệu để tạo chân dung chứ khơng phải là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





12
đối tượng chính. Cái mà chân dung văn học thể hiện khơng hồn tồn chỉ là hồi
ức mà còn là sự sáng tạo. Tác giả dựng chân dung thì khơng chỉ đơn thuần là sự

nhớ lại một kỉ niệm, hồi ức mà người đọc dễ dàng nhận thấy nhữngsáng tạo,
độc đáo của tác giả khi viết chân dung văn học.
1.1.2.3. Chân dung văn học và tiểu sử nhà văn
Tiểu sử nhà văn là văn bản thơng tin một cách khách quan, trung thực về
cuộc đời nhà văn. Nó là cơ sở để người đọc hiểu đúng và hiểu sâu về nhà văn.
Tiểu sử nhà văn là sự nối liền các sự kiện các dấu mốc trong cuộc đời tác giả.
Tiểu sử cung cấp cho ta những thành cơng hay thất bại trong sự nghiệp của một
cá nhân nhưng phía sau nó ta khơng nhận thấy tâm tư tình cảm, vui buồn, hạnh
phúc hay khổ đau của nhà văn. Còn chân dung văn học cũng đề cập đến các
dấu mốc, sự kiện trong cuộc đời của nhà văn nhưng có thể cho người đọc hình
dung được con người tinh thần, thấy được cảm xúc của nhà văn. Đến với chân
dung văn học, người đọc có dịp được khám phá những ngóc ngách sâu kín nhất
trong trái tim của nhà văn, nhà thơ. Người đọc rung cảm, đau khổ xót xa và
hạnh phúc u thương cùng với cuộc đời số phận của các nhà văn, nhà thơ.
Việc xác định khái niệm một cách chính xác thể tài này quả là khơng đơn
giản, cần phải có những chun đề nghiên cứu sâu, những khái qt rộng rãi
hơn. Có thể tạm xác định: Chân dung văn học là việc tác giả thể hiện quan
niệm của mình về nhân cách của nhà văn qua quan sát, lựa chọn chi tiết về
ngoại hình, ngơn ngữ, cử chỉ, hành vi, sự nghiệp văn học… để dựng lại bộ mặt
tinh thần của nhà văn.
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của thể chân dung văn học
Đặc trưng thứ nhất: chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc
loại ký văn học. Chân dung văn học là một sáng tạo nghệ thuật, viết về người
thật việc thật về những điều mình từng biết, mình từng thấy, từng nghĩ, từng
hình dung. Cho dù có sá ng tạo hư cấu đến đâu đi chăng nữa thì sáng tạo đó
phải dựa trên cơ sở có thực trong văn trong đời. Phương pháp của chân dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN






13
văn học là phương pháp của thể ký. Nó khơng thiên về cốt truyện.Và thể ký rất
gần với chân dung văn học ở hình thức trình bày khi cũng khơng dùng các thủ
pháp cốt truyện. Vậy nên, có thể nói, chân dung văn học là một thể sáng tác
thuộc loại ký văn học.
Đặc trưng thứ hai: chân dung văn học là một thể văn bộc lộ đậm nét
tính chất chủ quan của người viết. Ta thấy, sáng tác văn học là một hoạt động
cá nhân cá thể. Người ta nói văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Vì là thể bút ký văn học nên tính chủ quan của chân dung văn học bộc lộ
đặc biệt đậm nét. Người viết chân dung phát huy sở trường quan sát, lựa chọn
chi tiết, cử chỉ, ngơn luận kể cả tác phẩm, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh
thần của nhà văn người nghệ sĩ.
Đặc trưng thứ ba: Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của hoạt
động phê bình văn học. Chân dung văn học khơng chỉ đơn thuần cung cấp tư
liệu về đời tư, về sáng tác của nhà văn mà những chân dung sống động, cụ thể
còn giúp bạn đọc từ “người” hiểu được văn, hơn nữa hiểu được tư tưởng của
nhà văn ấy một cách thấu đáo, trọn ven. Người dựng chân dung vì thế phải có
khả năng thẩm văn, tổng hợp được từ văn cái thần thái chung của nghệ thuật,
hiểu được tư tưởng phong cách của nhà văn Vì vậy, có thể nói, chân dung văn
học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học.
1.1.4. Một số vấn đề có tính ngun tắc khi viết chân dung văn học
1.1.4.1. Ngun tắc thể loại
Trong thời gian gần đây, thể tài chân dung văn học khá phát triển và có vẻ
như lấn át phê bình văn học. Đây là một thể tài có tính thời sự cao, tạo nên diện
mạo sinh động của đời sống văn học. Nhiều người cho rằng: viết chân dung văn
học là dễ dàng chút nào bởi đó là việc khắc họa nên con người của nhà văn, có
viết q lên hoặc chưa hay thì chỉ riêng việc ta kể lại cái hay của nhà văn cũng

đủ gợi thích thú cho người đọc. Đó là một suy nghĩ chưa thật thấu đáo. Về mặt
thể loại, chân dung văn học u cầu miêu tả “diện mạo” nhà thơ, nhà văn sao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





14
cho nổi bật được thần thái sống động của nhân vật, phát hiện những nét độc đáo
trong thế giới tinh thần đa dạng, phong phú và phức tạp bên trong họ. Nên về
ngun tắc, người viết phải là một nhà phê bình văn học, vừa cung cấp những
tư liệu trung thực về con người nhà văn, về xã hội thời đại liên quan, đồng thời
thể hiện được ở đó sự sáng tạo, cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, sự đánh giá của
người viết.
1.1.4.2. Ngun tắc về tư liệu
Mỗi nhà văn có một cách dựng chân dung văn học riêng nhưng điều quan
trọng là người viết phải cung cấp những tư liệu q giá, trung thực về đối tượng
giúp người đọc cảm nhận được tình cảm, cảm xúc, lòng nhiệt thành, sự tâm
huyết của nhà văn, qua đó người đọc có thể hiểu được một cách chân thực số
phận, cuộc đời của nhân vật từ đó tạo nên sự đồng cảm giữa người đọc và chân
dung. Đặc biệt, việc lựa chọn các chi tiết để xây dựng nhân vật khơng được tùy
tiện mà cần những chi tiết có thể làm sáng tỏ được đặc điểm của nhân vật.
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học
trong văn học Việt Nam đƣơng đại
1.2.1. Các tiền đề cho sự ra đời của thể tài chân dung văn học đương đại
Trước hết là các tiền đề xã hội - lịch sử đã đem đến cơ hội cho thể tài
chân dung văn học phát triển. Sau năm 1975, đặc biệt sau Đại hội đại biểu
Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986), ở nước ta tinh thần đổi mới dân

chủ được nâng cao, trong đó có sự tơn trọng đối với con người cá nhân, tơn
trọng những hoạt động sáng tạo nghệ thuật, coi đó như một lĩnh vực tinh thần
đặc thù. Bầu khơng khí xã hội cởi mở ấy đã tạo điều kiện cho thể tài chân dung
văn học phát triển.
Cuối thể kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đời sống văn học đổi mới, người ta có
nhu cầu bàn về những cái đã qua với cái nhìn thỏa đáng hơn, cơng bằng hơn về
những con người - những nhà văn làm nên bộ mặt tinh thần của nền văn hóa
Việt Nam. Chính điều đó cũng góp phần thúc đẩy chân dung văn học phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





15
Nhu cầu bảo vệ, lưu giữ tư liệu văn học giúp cho các thế hệ sau tránh cái
nhìn phiến diện sai lệch về những con người, về những thời kỳ văn học… tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thể tài này.
Bên cạnh đó, tiền đề thẩm mỹ cũng là một nhân tố góp phần thúc đẩy sự
phát triển của thể tài. Cùng với thay đổi của đời sống xã hội,lịch sử, đời sống
văn học cũng có những chuyển biến tích cực. Văn học chú trọng đổi mới, quan
niệm sáng tác văn học có nhiều thay đổi. Văn học thời kỳ này thực sự gắn bó
và có nhu cầu phản ánh chân thực về cuộc sống con người trên mọi phượng
diện, mọi khía cạnh mọi đối tượng. Đây là dịp để các sáng tác chân dung văn
học ra đời, phát triển mạnh mẽ, đa dạng.
1.2.2. Đơi nét về q trình phát triển của thể tài chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đương đại
1.2.2.1. Nhìn lại thể tài chân dung văn học từ đầu thế kỷ XX đến năm 1986
Trên thế giới, thể tài chân dung văn học ra đời khá lâu. Nhiều tác phẩm

được xem là tiêu biểu, mẫu mực như các chân dung văn học do Andre Maurois
viết về các nhà văn Pháp, những chân dung do M. Gorki viết về L.Tolstoi,
Chekhov, Essenin hoặc do Stephan Zweig viết về Balzac, Dickens, Byron, hoặc
do Ehrenburg, Paoustovski viết về nhiều nhà văn và nghệ sĩ cùng thời.
Chân dung văn học là một thể tài mới trong tiến trình văn học Việt Nam.
Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, nó bắt đầu xuất hiện trên diễn đàn
văn học Việt Nam. Còn trước đó, ở thế kỷ XIX cũng như thời kỳ văn học trung
đại ta chưa thấy xuất hiện thể loại này. Có lẽ, là do quan niệm, do lý tưởng
thẩm mĩ của giai cấp trong mỗi thời đại khác nhau. Lý tưởng thẩm mĩ của giai
cấp phong kiến thiên về vẻ đẹp truyền thống cổ điển, ln lấy hình mẫu những
con người của thế kỷ trước, khi mà xung quanh những hình mẫu ấy đã lấp lánh
ánh hào quang, được tơ vẽ thành hình mẫu lí tưởng nhằm phục vụ cho giáo lí
phong kiến. Sang đến thời cận đại và đặc biệt là thời hiện đại, lí tưởng thẩm mĩ
của người sáng tác đã có sự thay đổi. Người ta khơng thỏa mãn với hình mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





16
xa xưa, mà muốn ca ngợi, tìm hiểu, phát hiện cái đẹp ngay trong cuộc sống đời
thường. Khơng chỉ có nhu cầu thẩm mĩ, người viết còn có nhu cầu giải quyết
những vấn đề đầy tính mâu thuẫn mà thời đại đặt ra, nhu cầu tự đánh giá mình
và tự bộc lộ mình.
Giai đoạn 1930 - 1945 là thời kỳ thể loại chân dung văn học của Việt
Nam hình thành và bắt đầu tới đỉnh cao. Thời kỳ này, ở Việt Nam xuất hiện
nhiều nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ, nhiều tác phẩm văn học với những sáng tác
thuộc các thể loại phong phú ra đời. Trong đó nhiều tác giả nổi lên như những

đại biểu xuất sắc, cây bút chủ lực sáng giá của văn đàn văn học: Ngơ Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tn, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Xn Diệu, Nguyễn Bính
Những nhà văn nổi tiếng này dễ thu hút độc giả - người thưởng thức, và thu hút cả
giới nhà văn - người sáng tác. Sự khởi sắc của cả một nền văn học dân tộc đã cung
cấp đối tượng và những gương mặt ấy trở thành đối tượng chiếm lĩnh của chân
dung văn học.
Các tác giả tiêu biểu trong thể tài này phải kể đến như: Thiếu Sơn, Hồi
Thanh - Hồi Chân, Vũ Ngọc Phan… Những thành tựu quan trọng của thể tài
chân dung văn học giai đoạn này đó chính là Tạp chí Tao Đàn với hai số đặc biệt
viết về Tản Đà và Vũ Trọng Phụng; hai cuốn Thi nhân Việt Nam của Hồi Thanh
và Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. Mang tính chất mở đầu cho một thể tài đầy
sức hấp dẫn, những tác phẩm tiêu biểu kể trên, đã gặt hái được những giá trị q
báu, tạo điều kiện tiền đề cho sự nở rộ của thể tài này trong văn học Việt Nam
đương đại.
Giai đoạn 1945 - 1975, văn học bước vào thời kì mới, thời kì văn học giai
đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Mục đích của văn học
cũng thay đổi. Thể tài chân dung văn học cũng bị hạn chế, một số tác giả vẫn sáng
tác ở thể tài này nhưng khơng nhiều. Thể tài chân dung văn học ở một chừng
mực nào đó vẫn tiếp tục phát triển nhưng số lượng có ít hơn do u cầu của
hồn cảnh lịch sử. Nếu có, các sáng tác chân dung văn học thường thể hiện cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





17
nhìn trân trọng, ngưỡng mộ trong cảm hứng ngợi ca tơn vinh, ít nhiều mang
tính lí tưởng hóa.

1.2.2.2. Thể tài chân dung văn học từ năm 1986 đến nay
Bước vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, trong một thời gian ngắn,
nhiều tác phẩm chân dung văn học xuất sắc lần lượt xuất hiện trên văn đàn văn
học Việt Nam. Cát bụi chân ai của Tơ Hồi đã dựng lại một cách khá chân thực
những chân dung nhà văn cùng thời của tác giả và chính con người của tác giả.
Nguyễn Đăng Mạnh là nhà nghiên cứu được cho là tiếp cận khá sớm với thể
chân dung văn học qua các cuốn Chân dung văn học (1990), Nhà văn Việt Nam
hiện đại, chân dung và phong cách (2000), trong đó người đọc được chiêm
ngưỡng hàng loạt chân dung các nhà văn, nhà thơ lớn của văn học Việt Nam
như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tn, Vũ Trọng Phụng, Ngun Hồng, Nam Cao,
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp…
Nguyễn Khắc Phê cũng có ý thức khắc họa chân dung khá độc đáo trong
cuốn Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ (2006). Trong Vài lời mở
đầu tập sách, ơng tâm sự “Khơng phải là nhà phê bình chun nghiệp, lại
khơng có được sự thơng minh, hóm hỉnh như nhà thơ Trần Đăng Khoa (trong
Chân dung và đối thoại) hay tinh thần can đảm như nhà thơ Trần Mạnh Hảo
(trong hàng loạt sách báo đã cơng bố) thường chọn những tác giả và tác phẩm
nổi tiếng để “mổ xẻ”, tơi chỉ viết về những con người, những cuốn sách mà
mình có “dun” được sống cùng, được gặp, được đọc trong tròn ba chục năm
hoạt động văn nghệ - trong đó nhiều tác giả, tác phẩm còn ít người biết đến…
Cuộc đời vốn phong phú; nhà văn cũng như người thưởng ngoạn văn chương
ln có nhu cầu tìm hiểu các ngành nghệ thuật khác để làm giàu thêm vốn sống
và vốn văn hóa của mình” [32]. Vì vậy, trong Hiện thực và sáng tạo tác phẩm
văn nghệ, ta được mở rộng tầm hiểu biết, tơn kính về những con người của xứ
Huế mà cuộc đời và sự nghiệp khá lặng thầm. Ơng bỏ rất nhiều cơng sức để tìm
tư liệu, để chứng minh Lê Văn Miến là một họa sĩ “sinh bất phùng thời”, là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN






18
người thầy của nhiều danh nhân như Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành, giáo
sư Lê Thước, Lê Đình Thám, Lê Đình Dương, Trần Trọng Kim, Lê Văn Kỉ…
Hay nhân kỉ niệm 100 năm ngày mất của cơng chúa, nữ sĩ Mai Am, ơng đã
chứng minh cho người đọc thấy bà là “cây bút nữ sắc sảo nhất, tài hoa nhất của
xứ Huế trong nửa sau thế kỉ XIX”. Rồi ơng quyết tâm đi tìm một “chỗ đứng”
cho nữ sĩ Cao Ngọc Anh trong làng thơ Việt Nam; thương tiếc ngòi bút trẻ đầy tâm
huyết Hải Triều; ca ngợi nhà thơ đầy chất Huế Nam Trân; khẳng định Hải Bằng,
“người khơng ai thay thế được” trong “sân” văn nghệ Huế…
Đến với Đời sống và đời viết của nhà giáo, nhà nghiên cứu và phê
bình Văn Giá, ta cũng cảm nhận được sự hài hòa, hơ ứng giữa phê bình tác
phẩm với phác thảo chân dung tác giả, nhưng với một phong cách viết rất
riêng. Chín bài dựng chân dung các tác giả Nguyễn Nhược Pháp, Thạch Lam,
Ngơ Tất Tố, Nam Cao, Thâm Tâm, Hồi Thanh, Vũ Bằng, Thanh Châu, Văn Cao,
đều được tác giả Văn Giá phác thảo theo mối tương quan "đời sống và đời
viết". Tuy số lượng bài viết về văn học đương đại khơng nhiều nhưng người
viết biết làm mới những vấn đề cũ, đưa đến cách cảm nhận mới, cách hình
dung mới và cách dẫn giải có phần mới mẻ. Khi đánh giá lại những giá trị văn
học một thời chưa xa, "tứ giác tác gia" Vũ Bằng - Nam Cao - Thạch Lam -
Thâm Tâm được tác giả Văn Giá quan tâm đặc biệt. Trên thực tế, người dựng
chân dung khơng nhằm dàn dựng tư liệu, xác định mối quan hệ giữa cuộc đời
và hồn cảnh sáng tác của nhà văn với trang văn mà chính là nhờ qua tác phẩm
để hiểu rõ hơn con đường sáng tạo nghệ thuật, hướng tới cắt nghĩa "tài năng và
giới hạn của mỗi người cầm bút"[6].
Vương Trí Nhàn đã khẳng định vị trí của mình ở thể tài này qua hàng loạt
các tập sách cơng phu như Những kiếp hoa dại (1993), Cây bút đời người
(2002), Ngồi trời lại có trời (2003), Cánh bướm và hoa hướng dương (2006).

Trong văn học hiện đại Việt Nam, nhiều tác giả đã thể hiện được biệt tài
trong việc dựng chân dung văn học, nhiều tác phẩm thực sự có ý nghĩa sâu sắc.

×