Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.43 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam - Một công trình khoa học có
giá trị lớn
Minh Hải
Đúng vào dịp kỷ niệm 55 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc
khánh 2-9, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ra mắt độc giả cuốn
sách Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam. Với gần 800 trang in khổ
lớn, cuốn sách là một công trình khoa học có giá trị lớưn, với sự tha gia
của đông đảo các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, khoa học và các nhà
quản lý.
Cuốn sách có ba phần chính. Phần thứ nhất: Văn hoá và sức mạnh
của văn hoá; Pphần thứ hai: Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam;
Phần thứ ba: Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, dậm đà bản
sắc dân tộc. Xuất phát từ những yếu tố cấu thành và sức mạnh của nền
văn hoá trong quá trình dựng nước và giữ nước, nội dung cuốn sách đã
phản ánh khá phong phú những nét chính yếu, in đậm dấu ấn trong văn
hoá vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân ta, tiêu biểu là chủ nghĩa
yêu nước truyền thống. Và, ngày nay nó được kế thừa và nâng lên tầm cao
mới trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc, là nền tảng
để dân tộc ta có thể phát triển nhanh, bền vững thành một nước công
nghiệp; Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh
vai cùng bầu bạn khắp năm châu ở những thập niên đầu thế kỷ 21.
Trong lời tựa cuốn sách, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết: “Nhìn lại
lịch sử hàng nghìn năm từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay, Việt
Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và địch hoạ. Trước những thử
thách ấy, để tồn tại và phát triển, ông cha ta đã sớm biết khơi nguôn sức
mạnh từ chiều sâu của nền văn hoá dân tộc - một nền văn hoá có bề dày
lịch sử, không ngừng được hun đúc, phát triển và làm giàu thêm bằng chắt
lọc tinh hoa các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại để tạonê những giá trị
văn hoá cao đẹp, mang đậm bản sức dân tộc, thấm đượm tính nhân văn.
Đó là một nền văn hoá giàu lòng nhân ái, nặng nghĩa đồng bào, ý chí quật


Website: Email : Tel : 0918.775.368
cường, tinh thần bao dung và lòng tự tin dân tộc, v.v… Điều đó giải thích
rõ vì sao dân tộc Việt Nam đất không rộng, người không đông, kinh tế
chậm phát triển, lại bị hàng nghìn năm phong kiến nước ngoài thống trị và
ra sức đồng hoá mà vẫn anh dũng, kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền
dân tộc, đã nhiều phen làm cho kẻ thù khiếp sợ và vẫn giữ vững bản sắc
văn hoá của mình. Minh chứng gần đây nhất là chiến công chói lọi đánh
thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ . Nguyên nhân có nhiều, nhưng trước
hết phải kể đến sức mạnh của chính nghĩa, của khát vọng được sống trong
độc lập tự do, của truyền thống dựng nước và giữ nước, của bản lĩnh, trí
tuệ và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, có thể tóm tắt đó là sức mạnh của
văn hoá Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử và được phát
huy cao độ ở thời đại Hồ Chí Minh. Sức mạnh ấy được kết tinh trong câu
nói bất hủ của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Trải qua trường kỳ của lịch sử, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao
anh hùng hào kiệt tiêu biểu cho dòng dõi con lạc, cháu hồng. Trên lĩnh
vực văn hoá, đã có những nhân vật kiệt xuất được tôn vinh là danh nhân
văn hoá thế giới, đã góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước ta, truyền
thống văn hiến của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí
Minh…
Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã ý thức rõ về vai trò và sức mạnh to
lớn của văn hoá, đã coi văn hoá là một trong những mục tiêu và động lực
cơ bản của cách mạng Việt Nam. Suốt 70 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng
đã có nhiều chỉ thị và nghị quyết về vấn đề văn hoá, mà gần đây nhất là
nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
“Hiện nay, sau mười năm năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất
nước ta đang chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở

thành một nước công nghiệp. Đây là một sự nghiệp to lớn có nhiều thuận
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lợi nhưng cũng khong ít khó khăn. Có những khó khăn của bước trưởng
thành, có những khó khăn tuộc cả chủ quan lẫn khách quan của thời kỳ
mới. Một trong những khó khăn và thách thức lớn hiện nay là đẩy lùi và
xoá bỏ những tệ nạn xã hội, những hiện tượng tha hoá, biến chất về tiếp
tuyến, đạo đức, lối sống đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội ta, làm
nhức nhối lương tri và xói mòn niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ
và nhân dân ta đã lựa chọn. Hơn lúc nào hết, việc phát huy mạnh mẽ năng
lực nội sinh của dân tộc, sức mạnh của truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, đang là nhiệm vụ vừa quan trọng vừa
cấp bách góp phần bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước
giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Điều cốt lõi của bản sắc văn hoá Việt Nam .
Trà Hải
Lâu nay tôi được nghe khá nhiều về ý kiến tranh luận về “bản sắc
văn hoá dân tộc Việt Nam”. Nhiều kiến giải khác nhau được đưa ra.
Người đi vào triết học, người đi vào văn hoá dân gian (Folklore), người đi
vào đời sống tâm linh (việc thờ cúng tổ tiên, thần linh, lễ hội..), có người
đi vào những di sản vật chất như kiến trúc, điêu khắc đình chùa v.v… để
chứng minh bản sắc văn hoá Việt Nam. Một số người khác lại duy danh
định nghĩa và thường chứng minh bản sắc văn hoá Việt Nam là sự tiếp thu
có chọn lọc tinh hoá văn hoá nhân loại để biến thành của Việt Nam; Nói
cách khác đã “Việt Nam hoá” các tôn giáo: Nho, Phật, Lão và cả triết học
phương Tây. Những kiến giải nêu trên đều đúng về một phương diện nào
đó, nhưng chưa phải đã tìm được cái góc, cái bản chất của bản sắc văn
hoá. Cái ta đang cần tìm phải là cốt lõi, cái bản chất của bản sắc văn hoá
Việt Nam.
Tôi cho rằng một trong những điều cốt lõi nhất của bản sắc văn hoá
Việt Nam chính là “lòng yêu nước Việt Nam”.

Tất nhiên, trên thế giới, dân tộc nào cũng có lòng yêu nước. Song
lòng yêu nước mỗi dân tộc cũng có chỗ khác nhau, và ở đây tôi nhấn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mạnh “bản sắc văn hoá Việt Nam là lòng yêu nước Việt Nam”, bởi lòng
yêu nước của dân tộc Việt Nam không giống bất kỳ một dân tộc nào khác
trên thế giới. Lịch sử thế giới chưa có một dân tộc nào giống như Việt
Nam: bị nghìn năm Bắc thuộc, mười năm Minh thuộc, gần trăm năm Pháp
thuộc, và có lẽ phải kể hai mươi năm Mỹ thuộc trên nửa nước. Lịch sử thế
giới chứng minh số phận nhiều dân tộc bị đô hộ rồi bị đồng hoá luôn, chỉ
trong thời gian rất ngắn (nghĩa là mất dân tộc). Tính từ đầu Công nguyên
đến nay (2000 năm) chưa có một dân tộc nào bị đô hộ đến hơn một nửa
thời gian và đã qua bốn lần ở những thời kỳ khác nhau nhưng không
những không bị đồng hoá, mà lại vùng dậy tự giải phóng được mình như
dân tộc Việt Nam.
Thử hỏi có dân tộc nào trên thế giới lại có chung một mộ Tổ và có
một ngày giỗ Tổ như ở nước ta? Ngày giỗ Tổ, ở đền Hùng, con cháu cả
nước hành hương về để tưởng niệm ông cha, và có những hình thức sinh
hoạt văn hoá cộng đồng, thể hiện rất rõ nét bản sắc văn hoá của mình. Có
dân tộc nào trên thế giới lấy từ “đồng bào” làm đại từ chung và trong ứng
xử xã hội thì theo đạo lý “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” hoặc “thương
người như thể thương thân”. Các dân tộc trên thế giới có lẽ cũng có những
truyền thuyết về sự hình thành dân tộc mình. Nhưng theo tôi nghĩ không
có dân tộc nào có một truyền thuyết kiểu “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”
như của Việt Nam? Và mặc dầu ai cũng biết đó chỉ là huyền thoại, vậy mà
ai cũng thấy thiêng liêng, ai cũng muốn tin là thật. Trong bản Tuyên ngôn
độc lập (1945) cũng đã được Bác Hồ mở đầu bằng câu “Thưa đồng bào”.
Và cảm động hơn khi Bác nhắc lại: “Tôi nói đồng bào nghẽ rõ không?”.
Có trường hợp như Lý Long Tường - Hoàng tử triều Lý sang lập nghiệp
tận Hàn Quốc gần 800 năm mà giờ đây con cháu vẫn lần theo gia phả và
di chúc tìm về cội nguồn. Và những người mới rời Tổ quốc vài chục năm

nay đang họp cộng đồng dựng đền thờ Tổ Vua Hùng tại Mỹ. Nhiều người
châu Âu hiện đang cho rằng miền đất nào đời sống sung sướng là Tổ
quốc. Nhiều quốc gia khác người ta đầu có khái niệm “Tổ quốc” thiêng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
liêng như Việt Nam! Còn ở nước ta ngay từ năm 40 Hai Bà Trưng khi
dựng cờ khởi nghĩa đã ra tuyên ngôn:
Một xin rửa sạch quốc thù.
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba khỏi oan ức lòng chồng.
Như vậy thù riêng chỉ xếp vào hàng thứ ba mà thôi, còn quốc thù
mới là trọng!
Đến “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, Lý Thường Kiệt khẳng định
rạch ròi bờ cõi tự sách trời. Tổ quốc đây không trìu tượng. Tổ quốc đây là
bờ cõi Việt Nam do ông cha tạo dựng !
Những áng hùng văn ki cổ ấy ta còn gặp nhiều trong các thế hệ sau
như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn
Trãi, Hịch của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, Thư trả lời quân
Pháp của Nguyễn Quang Bích và đến cách mạng cận đại, Nguyễn Thái
Học khi lên đoạn đầu đài còn dõng dạc đọc thơ bằng tiếng Pháp:
Mourir pour Sa patrie
C’est le sort le plus beau
Le plus digne d’envie…
Nghĩa là:
Chết vì Tổ quốc
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướg trí ta nhẹ nhàng…
Từ thế hệ nho học chuyển sang tân học, người thanh niên Việt Nam
vốn chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp lại dùng văn hoá Pháp để chống lại
bọn thực dân và khi chọn cái chết cũng là chết vì Tổ quốc. Chúng ta có
thể kể ra biết bao nhiêu những tấm gương yêu nước, anh dũng hy sinh cho

Tổ quốc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhất là sau khi Đảng ta thành
lập và lãnh đạo nhân dân làm cách mạng.
Trước khi đặt bút viết bài này, tôi có đọc lại cuốn “Văn hoá và đổi
mới” của Cố vấn Phạm Văn Đồng. Thật là có lý khi ông viết về sự đổi
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mới của văn hoá hôm nay mà không quên nhắc lại lịch sử, ca ngợi thời
dựng nước của vua Hùng, đến thời kỳ đấu tranh của dân tộc nghìn năm
Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Nhưng ông cũng phê phán triều
Nguyễn: “Trong lịch sử nước ta… không bao giờ dân tộc Việt Nam gặp
cảnh yếu hàn như vậy, mất nước dễ dàng như vậy… Dưới thời Tự Đức lực
lượng viễn chinh Pháp chẳng có bao nhiêu, đồng thời chúng gặp phải rất
nhiều khó khăn trong lĩnh vực hậu cần. Cái nghịch lý đau buồn là nhà vua
đầu hàng và ngăn cấm phong trào đánh giặc cứu nước. Đó thật là một điều
ô nhục trong lịch sử nước ta”. Và ông kết luận: “Triều đại nhà Nguyễn là
những trang sử đau buồn trái với những truyền thống oai hùng của dân tộc
Việt Nam ta…”
(1)
.
Ngày nay, những mặt trái của cơ chế thị trường cũng như của quá
trình hội nhập, mở cửa, quốc tế hoá, đang có tác động một cách tiêu cực
đến đời sống văn hoá tinh thần của chúng ta. Nếu chúng ta không tin
tưởng, tỉnh táo, dễ bị vàng thau lẫn lộn. Ai cũng biết Phan Thanh Giản là
người yêu nước trung quân, nhưng ông bất lực và đã cam tâm ký hiệp ước
cắt đất cho Pháp. Song ông còn biết tự trọng, thấy cái lỗi của mình với
dân, với nước. Ta thương ông, lập đền thờ ông, song việc phục hồi tên
phố mang tên ông cần hết sức cân nhắc và thận trọng ! Còn có một số
nhân tài khác trong phái chủ hoà (thực ra là đầu hàng giặc) có viết được
vài ba cuốn sách nay được ai đó xếp hạng “danh nhân” có vội vàng quá
không? Có người còn muốn đề cao Trần Trọng Kim (vì ông có trước tác
Nho giáo Việt Nam); Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, A-lếch-xan Đơ -

Rốt (Aexandre De. Rhodes), Pê-tơ-ruýt Ký … ca ngợi họ là những người
có công, như những người yêu nước. Điều đó thực khó hiểu khó tin về
“thiện ý” và “sự công bằng” của họ.
Mọi người ai cũng phấn khởi khi thấy truyền hình đưa tin Uỷ ban
nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa dựng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh
trong trận tiến công vào toà đại sứ Mỹ (Tết Mậu Thân). Việc làm đó ai
(
1)
Phạm Văn Đồng: Văn hoá và đổi mới, Bộ Văn hoá thông tin xuất bản, 1995, tr 27

×