Tải bản đầy đủ (.pdf) (465 trang)

469 Nghiên cứu một số vấn đề kĩ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.79 MB, 465 trang )

ngân hàng công thơng việt nam



Báo cáo tổng hợp đề tàI nhánh


nghiên cứu một số công nghệ kỹ thuật chủ yếu
của thanh toán điện tử và hệ thống thử nghiệm





Thuộc đề tài kc 01.05
Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật, công nghệ chủ yếu
trong thơng mại điện tử và triển khai thử nghiệm







6095-8
14/9/2006



hà nội - 2006
ĐỀ TÀI KC 01-05


“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ CHỦ
YẾU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM”
***










BÁO CÁO ĐỀ TÀI NHÁNH - 04

“Nghiên cứu một số công nghệ - kỹ thuật chủ yếu
của Thanh toán điện tử và hệ thống thử nghiệm”



Đơn vị chủ trì: NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Người thực hiện: TS. Bùi Khắc Sơn - Phó Tổng giám đốc
Th.S Nguyễn Lĩnh Nam
KS. Trương Đức Bảo










Hà nội 2003

Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
1
Mục lục
Mục lục ..........................................................................................................1
Lời nói đầu ..........................................................................................................6
Chương I: Những vấn đề cơ bản về công nghệ và kỹ thuật thanh toán điện
tử trong thương mại điện tử ................................................................................9
1.1 Tính tất yếu khách quan phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong
thương mại điện tử..............................................................................................9
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử.....................................................9
1.1.2 Xu hướng toàn cầu hóa và cơ
hội hội nhập của nền kinh tế Việt
nam ........................................................................................................12
1.1.3 Thay đổi cơ cấu và phương thức quản lý trong môi trường kinh
doanh mới với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.........................................13
1.2 Xu hướng phát triển thương mại điện tử ...............................................15
1.2.1 Đặc điểm của thị trường kinh doanh trên môi trường thương mại
điện tử ........................................................................................................15
1.2.2 Chuyển đổi công nghệ với các thiết bị hữu tuy
ến sang vô tuyến...17
1.2.3 Liên kết các trung tâm quản lý dữ liệu khách hàng .......................19
1.2.4 Mô hình đồng minh chiến lược và xu hướng mở rộng đối tượng
tham gia thương mại điện tử .........................................................................20
1.3 Hệ thống ngân hàng tài chính với cuộc cách mạng về công nghệ thông

tin ...............................................................................................................21
1.3.1 Thay đổi chiến lược kinh doanh.....................................................21
1.3.2 Phương thức quản lý tập trung dựa trên công nghệ .......................22
1.3.3 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử: các loại thẻ, tiền điệ
n tử,
dịch vụ ngân hàng điện tử.............................................................................24
1.4 Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thương mại điện tử tại một số quốc
gia và tổ chức quốc tế .......................................................................................26
1.4.1 Mười nguyên tắc chủ đạo của ASEAN..........................................27
1.4.2 Tham khảo về cơ chế chính sách tại một số quốc gia....................28
1.4.3 Các hình thức bảo hiểm và cơ chế an toàn bảo mật.......................31
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
2
1.4.4 Điều kiện, thực tế vận hành và các loại hình sản phẩm dịch vụ điện
tử của các định chế tài chính.........................................................................34
1.4.5 Đánh giá rủi ro và an toàn hệ thống tài chính ................................37
1.4.6 Những trở ngại và thách thức trong việc triển khai hệ thống thanh
toán điện tử....................................................................................................38
Tóm tắt chương I...............................................................................................39
Chương II: Tính sẵn sàng tham gia Thương mại Điện tử và thực trạng Hệ
thống Thanh toán phục vụ
Thương mại Điện tử tại Việt nam.......................40
2.1 Tính sẵn sàng tham gia thương mại điện tử - Báo cáo điều tra thị trường
của nhóm nghiên cứu về 35 doanh nghiệp tại Hà nội.......................................40
2.1.1 Phân tích đối tượng điều tra theo ngành nghề................................40
2.1.2 Trang thiết bị và ứng dụng công nghệ tại doanh nghiệp................43
2.1.3 Ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ........................46
2.2 Khái lược về hệ thống ngân hàng Việt nam ..........................................54
2.3 Thực trạng h

ệ thống thanh toán điện tử tại các ngân hàng Việt nam....56
2.3.1 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của ngành ngân hàng ....56
2.3.2 Cơ sở pháp lý hiện hành cho thanh toán điện tử qua ngân hàng....59
2.3.3 Thực trạng thanh toán điện tử qua ngân hàng................................69
2.4 Đánh giá chung về thanh toán ngân hàng trong thương mại điện tử và
các rào cản đối với sự phát triển .......................................................................75
2.4.1 Các tồn tại.......................................................................................76
2.4.2 Các nguyên nhân ............................................................................80
2.5 Các dự án hiện đại hóa ngân hàng đang được thực hiện tại Việt nam ..82
Tóm tắt ch
ương II .............................................................................................84
Chương III: Định hướng phát triển và mô hình thanh toán điện tử trong
thương mại điện tử .............................................................................................85
3.1 Định hướng - giải pháp phát triển thương mại điện tử và hạ tầng thanh
toán điện tử ở Việt nam ....................................................................................85
3.1.1 Định hướng về thương mại điện tử: ...............................................85
3.1.2 Định hướng xây dựng, phát triển thanh toán điện tử trong thương
mại đi
ện tử.....................................................................................................89
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
3
3.2 Những điều kiện phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử .
...............................................................................................................99
3.2.1 Hạ tầng cơ sở..................................................................................99
3.2.2 Đối tượng tham gia và các quan hệ tương hỗ ..............................100
3.2.3 Sản phẩm dịch vụ .........................................................................100
3.3 Mô hình phát triển thanh toán điện tử .................................................102
3.3.1 Sự tiến triển của hệ thống thanh toán...........................................102
3.3.2 Thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng .......................105

3.3.3 Thanh toán liên ngân hàng ...........................................................107
3.3.4 Thanh toán quốc tế .......................................................................109
Tóm tắt chương III..........................................................................................112
Chương IV: Kiến trúc dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Công
thương Việt nam ...............................................................................................113
4.1 Hệ thống giao dịch đầu cuối của NHCTVN........................................114
4.1.1 Môi trường xử lý giao dịch ..........................................................115
4.1.2 Bàn giao tiếp.................................................................................116
4.1.3 Bản ghi hệ thống (System Log)....................................................116
4.1.4 Bảo mật hệ thống..........................................................................116
4.1.5 Hệ thống cảnh báo vận hành ........................................................117
4.2 Tổng quan hệ thống ATM của NHCTVN ...........................................118
4.2.1 Xử lý giao dịch.............................................................................118
4.2.2 Quản lý ATM ...............................................................................120
4.2.3 Quản lý thẻ ...................................................................................121
4.2.4 Giao diện Switch ..........................................................................122
4.2.5 Giao diện th
ẻ tín dụng ..................................................................123
4.3 Ngân hàng qua điện thoại của NHCTVN............................................124
4.3.1 Hệ thống Trả lời Giọng nói ..........................................................125
4.3.2 Hệ thống quản lý số PIN ..............................................................125
4.3.3 Xử lý giao dịch.............................................................................126
4.3.4 Giao diện thẻ tín dụng ..................................................................127
4.3.5 Hỗ trợ đầu cuối.............................................................................127
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
4
4.4 Tổng quan Giải pháp Ngân hàng Internet của NHCTVN ...................128
4.4.1 Thiết kế.........................................................................................129
4.4.2 Kiến trúc hệ thống........................................................................130

4.4.3 Công nghệ đúng đắn và nền tảng dễ nâng cấp.............................131
4.4.4 Cấu trúc kiểu mô đun nhiều tầng .................................................131
4.4.5 Tính tích hợp khép kín. ................................................................132
4.4.6 Bộ xử lý Dịch vụ Phân phối (DSP) ..............................................132
4.4.7 Hạ tầng tin cậy và bảo mật...........................................................133
4.4.8 Chức năng hệ thống ngân hàng Internet của NHCTVN ..............137
4.5 Các vấn đề kỹ thuật công nghệ - cơ sở hạ tầng an ninh ......................138
4.5.1 Chu
ẩn kỹ thuật công nghệ an toàn: .............................................140
4.5.2 Hệ thống an ninh bảo mật, công nghệ gia tốc cho các giao dịch trên
Internet phục vụ Thương mại Điện tử:........................................................141
4.5.3 Hệ thống bảo mật và xác thực CA ...............................................146
4.5.4 Hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên quan đến Datawarehouse và các
công cụ tìm kiếm thông tin .........................................................................151
Tóm tắt chương IV..........................................................................................156
Chương V. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai dịch vụ ngân hàng
điện t
ử phục vụ Thương mại Điện tử .............................................................157
5.1 Đối với Chính phủ ...............................................................................157
5.2 Đối với các Bộ ngành ..........................................................................162
5.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính.......................................163
5.4 Đối với doanh nghiệp ..........................................................................164
Tóm tắt chương V...........................................................................................166
Chương VI. Kết luận........................................................................................167
Phụ lục ......................................................................................................172
Phụ lục 1: Quy trình-Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử
trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam (Certification Practice
Statement) .......................................................................................................172
Phụ l
ục 2: Nghiên cứu phát triển các loại thẻ phục vụ Thanh toán Điện tử trong

Thương mại Điện tử........................................................................................172
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
5
Phụ lục 3: Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống bảo mật cá nhân (SecurID)
ứng dụng trong thương mại điện tử ................................................................172
Phụ lục 4: Xây dựng giải pháp trong việc tạo dựng các hệ CSDL lớn (Data
WareHouse) cho Ngân hàng Điện tử..............................................................172
Phụ lục 5: Nghiên cứu phát triển hệ thống Thư tín điện tử trong giao dịch ngân
hàng.................................................................................................................172
Phụ lục 6: Quy định về chữ ký điện tử của NHCTVN đố
i nội bộ ngân hàng và
khách hàng ......................................................................................................172
Phụ lục 7: Giải pháp an ninh bảo mật mạng phục vụ cho Thanh toán điện tử
trong Thương mại điện tử ...............................................................................172
Phụ lục 8: Xây dựng giải pháp cung cấp và các thực chứng thực trong giao
dịch Thanh toán điện tử ..................................................................................172
Phụ lục 9: Hướng dẫn sử dụng dịch vụ Internet Banking NHCTVN.............172
Tài liệu tham khảo............................................................................................173

Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
6
Lời nói đầu

Cuộc cách mạng Công nghệ thông tin (CNTT) đang có những tác động sâu đậm
tới nền kinh tế thế giới. CNTT nói chung và mạng Internet nói riêng đang diễn ra
cùng với quá trình xuất hiện của thuyết “kinh tế mới” - một cuộc cách mạng tư
duy kinh tế trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới, đó là làn sóng
toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Kinh tế mới được hiểu trong b
ối cảnh những ứng dụng sâu rộng của CNTT và
Internet đang làm thay đổi phương thức sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ (các phương thức kinh doanh điện tử). Nghiên cứu sản phẩm, tiếp
thị, quảng cáo, bán hàng, hỗ trợ khách hàng và những hoạt động phi sản xuất
khác trở thành những chức năng chính của một tổ chức sản xuất kinh doanh.
Hoạt động ngân hàng ngày nay đã trở thành ngành công nghi
ệp mang tính chất
quốc tế, được tổ chức với trình độ cao và ngành cung cấp các dịch vụ tài chính
thực sự là một trong các lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất tương tự như ngành
viễn thông, dầu khí hay hàng không. Trên quan điểm xác định “Khách hàng là
tâm điểm của mọi hoạt động”, ngày nay, việc xây dựng chiến lược kinh doanh
Ngân hàng được gắn liền với việc xây dựng chiến lược phát triển và ứng d
ụng
Công nghệ thông tin. Hai chiến lược này được xác định mức độ quan trọng tương
đương nhau trong chiến lược phát triển tổng thể của Ngân hàng.
Cuộc cách mạng Khoa học - Kỹ thuật, đặc biệt là Công nghệ thông tin đã thay
đổi liên tục các sản phẩm, dịch vụ áp dụng trong quản lý – kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại. Đối với Ngân hàng thương mại, khi sử dụng các dịch vụ
Ngân hàng điện tử, nhữ
ng rào cản hay giới hạn về không gian và thời gian thực
sự bị phá vỡ. Sự xuất hiện hệ thống thông tin toàn cầu Internet đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng về công nghệ, về kỹ thuật và chuyển giao thông tin dữ
liệu. Từ đó, nhu cầu Khách hàng trở thành một áp lực mạnh mẽ buộc các Ngân
hàng phải thỏa mãn với nhiều dịch vụ mới với chất l
ượng cao trên cơ sở ứng
dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các giao dịch thanh toán. Internet
banking bước đầu mới giải quyết được mối quan hệ thanh toán song phương của
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam

7
một Khách hàng với Ngân hàng, ngay sau đó, sự ra đời của các giao dịch Thương
mại điện tử đã làm thay đổi về chất của các hoạt động thương mại. Lúc này,
thanh toán điện tử của Ngân hàng phục vụ các giao dịch giữa người mua và bán
tức thời cùng với các quan hệ đa phương/ đa quốc gia khác với chi phí thấp thì
đây thực sự trở thành vấn đề nóng bỏng và phức tạ
p nhất về pháp lý - kinh tế - kỹ
thuật của Ngân hàng. Tuy nhiên, những vấn đề quan trọng hàng đầu để Internet
thực sự là động lực thúc đẩy phương thức kinh doanh mới này trong lĩnh vực
Ngân hàng chính là việc đổi mới các quy trình, mô hình kinh doanh, ứng dụng
rộng rãi CNTT, tính riêng tư, bản quyền số, thanh toán trên mạng, gian lận và tội
phạm… cần được nghiên cứu và hợp tác giải quyết.
Về quản lý nội bộ, các nhà lãnh đạo ngân hàng c
ần có một cơ sở hạ tầng hiện đại
và đủ tin cậy để cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ
chức, định hướng, điều phối và kiểm soát hệ thống nhằm thực hiện tốt những
mục tiêu của ngân hàng.
Việt nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, những cam kết
song ph
ương và đa phương với các điều khoản về mở cửa các giao dịch thương
mại và hệ thống dịch vụ tài chính đồng thời với các yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ
tầng pháp lý, kỹ thuật và nghiệp vụ. Những lợi ích do Thương mại điện tử mang
tính hiện thực và nó thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc rút ngắn khoảng cách
về
trình độ kinh tế – kỹ thuật và xã hội giữa nước ta với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu và triển khai nhanh chóng đồng bộ các
giải pháp để đưa Thương mại điện tử trở thành phương tiện giao dịch phổ biến và
hiệu quả cho các cơ quan Chính phủ, Tổ chức kinh tế và mọi người dân, góp
phần thực hiện thắng lợi chiến lược Công nghi
ệp hóa và Hiện đại hóa đất nước

đối với lĩnh vực Ngân hàng thực sự trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bản tài liệu này sẽ báo cáo kết quả nghiên cứu những kỹ thuật, công nghệ, giải
pháp ứng dụng trong Thanh toán điện tử tại một số quốc gia trên thế giới kết hợp
với tình hình thực tế tại Việt nam; qua đó xây dựng và triển khai mô hình th

nghiệm ứng dụng thanh toán điện tử trong thương mại điện tử tại Việt nam. Trên
cơ sở đó, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Công thương Việt nam đưa ra một số
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
8
đề xuất, kiến nghị với Chính phủ nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc triển khai xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử cho Thương mại điện
tử tại Việt nam.
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
9
Chương I: Những vấn đề cơ bản về công nghệ và kỹ thuật
thanh toán điện tử trong thương mại điện tử
1.1 Tính tất yếu khách quan phát triển hệ thống thanh toán điện tử
trong thương mại điện tử
1.1.1
Khái niệm về thương mại điện tử
Các thuật ngữ quan trọng:
- Thương mại Điện tử (TMĐT – Ecommerce) bao gồm toàn bộ những giao
dịch sử dụng các phương tiện điện tử như Internet, trao đổi dữ liệu điện tử
(EDI), thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng vv…
- Internet là mạng quốc tế nối kết nhiều mạng lạ
i với nhau, cho phép những
người sử dụng máy tính khác nhau cùng chia sẻ được thông tin và giao tiếp
tương hỗ. Internet còn cho phép các máy tính và các mạng giao tiếp mở - có

hiệu quả không cần biết đến việc nhãn mác, kiến trúc, tốc độ, người sản xuất,
việc kết nối hoặc từ các nguồn nào.
- Intranet là việc các doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng nội bộ để phân bố
thông tin và dữ liệu nhanh giữa các văn phòng/ chi nhánh v
ới nhau. Các hoạt
động của Intranet thường được thực hiện sau lớp "Bức tường lửa - FireWall "
bảo vệ và chỉ có những người được giao quyền và cấp phép mới có thể truy
cập được vào hệ thống. Một mạng Intranet có thể mở rộng nhiều điểm thông
qua Internet.
- Extranet mạng cung cấp thông tin của một doanh nghiệp đưa ra sử dụng một
cách không hạn chế mạng nội b
ộ của mình (kể cả Intranet) - để lựa chọn các
đối tác doanh nghiệp hay khách hàng, như vậy Intranet đã trở thành một
"Extranet". Các nhà cung cấp, phân phối và những người sử dụng được giao
quyền lúc này có thể nối vào mạng của doanh nghiệp qua mạng đó hoặc qua
những mạng riêng một cách chính thức.
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
10
- Mạng trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange): là một
chuẩn được dùng cho lưu và truyền thông tin giữa các doanh nghiệp, thường
được truyền qua mạng cá nhân được gọi là "mạng giá trị gia tăng-VAN"
Thương mại điện tử có thể định nghĩa theo nghĩa rộng hoặc hẹp:
+ Theo nghĩa rộng TMĐT bao gồm bất kỳ một giao dịch nào mà sử dụng công
nghệ
số, kể cả mạng thông tin toàn cầu Internet luôn mở, các mạng đóng như
mạng Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và các thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.
+ Theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm những giao dịch sử dụng giao thức
TCP/IP và một số giao thức bảo mật khác như giao thức SSL (Secure
Sockets Layer protocol)/SET (Secure Electronic Transaction protocol) với kỹ

thuật mã hoá quốc tế như DES/RSA/SHA-1/DSA với các mức khác nhau
(RCx/MDx - trong đ
ó x có thể từ 1÷5) nhằm đảm bảo tính bảo mật cá nhân
cho người sử dụng. Nói cách khác, TMĐT được coi đơn thuần như là ứng
dụng của Internet và Internet là phương tiện để thực thi.
Như vậy, về kỹ thuật TMĐT bao gồm cả mạng quốc tế thông tin toàn cầu
Internet và các mạng khép kín, được xem như là các mạng hỗn hợp.
Các lĩnh vực hoạt động của TMĐT
-
Các giao dịch:
+ Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (trong đó bao gồm cả phần
doanh nghiệp với đối tác B2P)
+ Giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng - B2C
+ Giữa doanh nghiệp với người lao động - B2E
+ Các dịch vụ của chính phủ
- Hỗ trợ bởi:
+ Hệ thống máy tính bao gồm cả phần cứng và phần mềm
+ Hệ thống truyền thông
+ Các dịch vụ cho phép (ví dụ: các cơ sở h
ạ tầng về luật pháp, an ninh ...)
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
11
Qua đó, về kinh tế, ta có thể định nghĩa: Thương mại điện tử là hình thái hoạt
động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương
mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử không cần phải in ra giấy trong
bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.
Từ thập kỷ 70, nhiều Công ty Mỹ đã sử dụng máy tính và ứng dụ
ng chúng vào
các hoạt động kinh doanh như trao đổi dữ liệu điện tử (EDI-Electronic Data

Interchange) và thanh toán chuyển khoản điện tử (EFT-Electronic Fund
Transfer), song phải đến thập kỷ 90 việc sử dụng Internet mới được xem là một
sự thay đổi mang tính cách mạng. Nhân tố thúc đẩy những thay đổi mang tính
cách mạng này chắc chắn bắt nguồn từ việc sử dụng Internet và những ứng dụng
công nghệ thông tin trong kinh doanh điện tử (e-business).
Các giao dịch điện tử này (bao gồm thanh toán và giao dịch thông tin nội dung)
từ trước tới nay thực hiện thông qua việc xử lý từng giao dịch của từng khách
hàng thông qua hệ thống kỹ thuật của Ngân hàng. Đến giai đoạn ngày nay (thời
đại CNTT và Internet) mối quan hệ xử lý thông tin và giao dịch phức tạp hơn bao
giờ hết vì nó đòi hỏi cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, khả năng tích hợ
p cao,
môi trường pháp lý rất đa dạng của mỗi quốc gia, sự khác biệt về văn hóa ngôn
ngữ, tham gia/ hoặc quan hệ liên đới trong xử lý giao dịch có thể gồm các cơ
quan Chính phủ, cơ quan công chứng/ xác thực, cơ quan hảo hiểm, hải quan,
thuế, ngân hàng, hệ thống vận chuyển, đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng, người mua,
người bán, người môi giới.
Dựa trên nền tảng c
ơ sở hạ tầng cho các giao dịch trong mạng Internet, các sản
phẩm dịch vụ của Ngân hàng có thể bao gồm: các giao dịch tiền tệ trực tuyến
như các giao dịch thẻ, tiền điện tử, ví điện tử, thanh toán chuyển khoản, thẻ thông
minh, thanh toán giá trị thấp, giao dịch B2B, thanh toán hóa đơn điện tử vv…
Trong các mối quan hệ đa chiều đó của thương mại điện tử
, chúng ta cần thiết lập
những tiêu chuẩn và thông lệ để định vị về pháp lý/ kinh tế/ kỹ thuật cho mỗi
thành viên tham gia và vai trò quan trọng không thể thiếu được hoặc quyết định
sự thành công của giao dịch chính là hệ thống thanh toán của Ngân hàng.
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
12


Hình 1: Mô hình mối quan hệ trong Thương mại Điện tử

1.1.2
Xu hướng toàn cầu hóa và cơ hội hội nhập của nền kinh tế Việt nam
Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ trong giai đoạn hiện nay đã
làm biến đổi sâu sắc cách thức tổ chức của doanh nghiệp, chính phủ và xã hội.
Toàn cầu hóa không phải là xu hướng hoàn toàn mới mà làn sóng này đang ở
một điểm cao nhất từ trước tới nay trong lịch sử nhân loại, đó là xu hướng toàn
cầu hóa về các quan hệ thương mại, đầu tư và dịch vụ. Những nội dung chính của
xu hướng này là tự do hóa các chính sách về luồng tài chính, thương mại, đầu tư
trực tiếp của nước ngoài và về con người. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh
tế mới trong giai đoạn hiện nay được Stephen B.Shepard, Tổng biên tập tạp chí
Business week đưa ra là: i) mức độ tăng trưởng GDP thự
c tế và lợi nhuận doanh
nghiệp tăng cao; ii) tỷ lệ thất nghiệp giảm; iii) tỷ lệ lạm phát thấp; iv) tỷ trọng
xuất khẩu trong GDP tăng lên; vi) tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ
cao vào tăng trưởng tăng lên.
Những diễn biến mới về bối cảnh chính trị trên thế giới, sự rút ngắn khoảng cách
giữa nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn cùng vớ
i sự mở cửa tự do hóa giao

Financial Institute
Cơ quan Công chứng
Điện tử
cho người tham gia

Internet
Doanh nghiệp
Giao dịch EC quốc tế
Cửa hàng ảo

Dung liệu số
E-Money
/
Tiền điện tử
Hệ thống cửa hàng
Công ty Bảo hiểm
/ Thuế
Bảo mật
Các nhà vận chuyển
Chính phủ
Cơ quan Cấp phát chứng nhận CA
Ngân hàng
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
13
thương giữa các nước, sự phân công lại lao động xã hội, sự ra đời của các hệ
thống tiền tệ mới, sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia dẫn đến thúc đẩy
nhanh chóng quá trình toàn cầu hóa và hội nhập của các nước. Mức độ ảnh
hưởng của xu hướng này là rất rộng lớn và sâu sắc tới các nhà nước, các ngành
kinh tế kỹ thuật, các lĩnh vực văn hóa,
đời sống xã hội vv…và tới cuộc sống
riêng của mỗi thành viên trong xã hội.
Hội nhập của các nền kinh tế chuyển đổi bao gồm tự do hóa thương mại và thực
hiện cải cách toàn diện theo hướng thị trường nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng
nhanh và bền vững. Việt nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế
quản lý trên cơ sở kế họach hóa, quan liêu cao độ sang cơ ch
ế thị trường có sự
quản lý của nhà nước, xu hướng toàn cầu hóa đã được nhận thức, vận dụng từng
bước vững chắc và có hiệu quả. Chính phủ Việt nam đang xây dựng và triển khai
các chính sách để đạt mục tiêu tăng trưởng và bền vững nói trên: i) Tái cơ cấu

ngành; ii) Cải thiện hạ tầng kỹ thuật; iii) R&D và cải tiến; iv) Phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ; v) Xây dự
ng các hệ thống pháp lý; vi) Phát triển thị
trường lao động; vii) Phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo; viii) Phát triển thị
trường tài chính; ix) Phát triển hệ thống thông tin và truyền thông; x) Tăng
trưởng đầu tư trực tiếp của nước ngoài; xi) Xây dựng và phát triển hệ thống
phúc lợi xã hội; xii) Xây dựng chính sách vĩ mô cho sự phát triển bền vững. Hội
nhập kinh tế toàn cầu đã góp phần thay đổi nhanh chóng bộ m
ặt đất nước với tốc
độ phát triển GDP bình quân cao trong những năm qua đạt xấp xỉ 7%.
1.1.3
Thay đổi cơ cấu và phương thức quản lý trong môi trường kinh
doanh mới với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Các học thuyết tân cổ điển coi năng suất- yếu tố tổng hợp trong hàm sản xuất là
một yếu tố ngoại sinh, thể hiện sự thay đổi về công nghệ và cho rằng nó góp
phần lớn vào tăng trưởng kinh tế (Sollow, 1957) thì học thuyết tăng trưởng mới
lại coi công nghệ như một biến nội sinh của sự tăng trưởng. Học thuyết này cho
rằng yếu tố con người, việc đầu tư cho hoạt động R&D khoa học công nghệ và
thiết bị cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ – là những yếu tố tạo nên
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
14
sự thay đổi về công nghệ. Học thuyết này cũng đưa ra nhận định về quy luật lợi
nhuận tăng theo vốn con người, công nghệ và tri thức (OECD, 2000).
Mức tăng trưởng mạnh của thương mại quốc tế được coi là chuẩn mực của toàn
cầu hóa. Động lực của làn sóng này chính là mô hình kinh doanh trong các nền
kinh tế hàng đầu. Mô hình kinh doanh sau chiến tranh thế giới lần 2 là mô hình
“quản lý khoa học” với “
quy trình sản xuất hàng loạt” thì mô hình kinh doanh
mới sẽ là: “tư duy và hành động” nhằm tận dụng tài năng của công nhân tại

xưởng sản xuất; là vai trò quan trọng của “làm việc theo nhóm” để phối hợp tiềm
năng người lao động; và là phương pháp “đổi mới liên tục” trong cách thức sản
xuất/ sử dụng công nghệ/ tổ chức khuyến khích người lao động.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạ
nh tranh quốc tế ngày càng cao, công nghệ
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói
riêng và năng lực cạnh tranh của một quốc gia nói chung.
Cùng với quá trình phát triển của khoa học, văn hóa, xã hội, ngày nay Công nghệ
thông tin có thể giúp cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và mọi công
dân của chúng ta thực hiện được những gì mà cách 5-10 năm chưa từng mơ ước.
Ví dụ: một công dân bình thường không cần ra khỏi nhà như
ng có đầy đủ những
thông tin mới nhất đang diễn ra ở nơi nào đó trên thế giới cách xa hàng nghìn
Km. Cơ quan Chính phủ/ các doanh nghiệp/ người tiêu dùng ngay lập tức có thể
lựa chọn bằng mắt những sản phẩm với các tiêu chuẩn với giá cả hợp lý nhất
nhưng có nguồn gốc xuất xứ và bày bán ở các nước khác nhau, có thể không cần
gặp người bán hoặc không phải thực hiện các thủ
tục vận chuyển, bảo hiểm, hải
quan, thanh toán vv…
Chính sự phát triển của CNTT và nhu cầu của xã hội ngày càng cao đã buộc các
tổ chức như Chính phủ, các doanh nghiệp phải thay đổi lại phương thức quản lý
nhà nước và quản lý kinh doanh trong môi trường có sự hỗ trợ rất quan trọng của
CNTT.
ti KC 01-05 / ti nhỏnh
Ngõn hng Cụng thng Vit nam
15

Hỡnh 2: Mụ hỡnh qun lý kinh doanh trong mụi trng Thng mi in t

1.2 Xu hng phỏt trin thng mi in t

1.2.1
c im ca th trng kinh doanh trờn mụi trng thng mi
in t
Thng mi in t, xột v mt xó hi ú chớnh l s bỡnh ng v c hi cho
mi ngi trong nn vn minh th k 21, m bo tớnh ph dng i vi Nh
nc/ cỏc t chc v cỏ nhõn, xúa b cỏc gii hn v khụng gian, thi gian,
phng tin giao d
ch vi mt chi phớ thp.
Theo ễng Lou Gestner (Tng giỏm c IBM) thỡ: TMT l Tc , l s Ton
cu húa, l Nng sut lao ng (bao gm tng sn lng, nõng cht lng, gim
chi phớ), l Kh nng tip cn Khỏch hng, l S chia s kin thc gia cỏc t
chc v vic Ginh c li th cnh tranh.
Q
Q
u
u
y
y
t
t
r
r
ì
ì
n
n
h
h
m
m

u
u
a
a
s
s


m
m
đ
đ
i
i


n
n
t
t



Ngời sử dụng ở các
doanh nghiệp truy cập
vào Sn giao dch in t
Ngời dùng trong công ty
lấy một sản phẩm mà anh ta
muốn với số lợng và giá cả
chấp nhận đợc (Yêu cầu

báo giá)

Sn giao dch in t khớp giá của tất
cả các thơng gia và đa ra một báo giá
duy nhất cho ngời dùng trong công ty
Ngời dùng trong công ty chọn
nhà cung cấp mà anh ta muốn
cộng tác
Sn giao dch in t
sẽ cập nhật hệ thống và
đa ra Lệnh mua theo yêu
cầu một cách tự động cho
ngời dùng trong công ty
Yờu cu mua hng sẽ
đợc trình phê duyệt
Khi đã đợc phê duyệt, Yờu cu mua
hng sẽ đợc chuyển đến bộ phận tài chính
là nơi mà hệ thống kế toán đợc cập nhật để
phát ra Lệnh mua cho Sn giao dch in
t để đặt hàng
Sn giao d
ch in t sẽ đa ra
Giấy báo gửi hàng cho ngời dùng
trong công ty và phát ra lệnh giao
hàng cho bộ phận hậu cần thực
hiện
Các sản phẩm đã đợc đặt hàng
sẽ đợc vận chuyển với lệnh
giao hàng và hoá đơn cho ngời
dùng trong công ty

Ngời dùng trong công ty sẽ nhận
đợc sản phẩm và cập nhật hệ thống
kiểm kê của mình bằng Phiếu nhận
hàng. Họ cũng sẽ cập nhật hệ thống
tài chính để theo dõi thanh toán sau
này. Về điểm này, giao dịch đợc coi
là hoàn thành
Mô hình giao dịch EC

Sn
giao
dch
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
16
Xét nhiều nhân tố tác động khác nhau, thì ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc sắp xếp lại mô hình sản xuất từ nền kinh tế
công nghiệp sang nền kinh tế số. Trên thị trường hữu hình, một Công ty được tổ
chức thành một hệ thống thứ bậc theo chức năng từ ban quản trị cấp cao nhất đến
các ban và các nhà quản lý c
ấp dưới. Công ty đó có thể xây dựng các phòng ban
theo nhiều nhóm sản phẩm khác nhau và thường không bị chồng chéo trên thị
trường. Các thị trường được tổ chức theo trật tự tự nhiên của sản phẩm và các
nhà sản xuất, từ nguyên vật liệu, hàng hoá trung gian, hàng tiêu dùng, các nhà
phân phối đến các nhà bán lẻ. Trong khi đó, một nền kinh tế mạng là một tổ hợp
các quan hệ của các Công ty không bị hạn chế bởi hệ th
ống thứ bậc nội bộ và các
thị trường, không ủng hộ sự hoạt động bị điều khiển theo kiểu dây chuyền lắp
ráp. Một mạng lưới phức hợp gồm các nhà cung cấp, nhà phân phối và khách
hàng giao dịch trên mạng toàn cầu (e-commerce/e-business) đang dịch chuyển từ

các thị trường và hệ thống thứ bậc sang một hình thức mới được gọi là tổ chức
mạ
ng hoá. Hình thức tổ chức này bao gồm các doanh nghiệp phân phối nhằm tối
đa hoá việc sử dụng một mạng lưới có giá trị phi tuyến tính và nền thương mại có
tính tương tác. Mô hình này được gọi là “hệ thống phân phối kịp thời” (just-in-
time/ JIT).

Hình 3: Mô hình phân phối sản phẩm dịch vụ JIT

Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
17
1.2.2
Chuyển đổi công nghệ với các thiết bị hữu tuyến sang vô tuyến
Chủ đề nóng bỏng nhất ngày nay trong e-business và e-commerce đó là công
nghệ internet không dây (wireless Internet technology). Công nghệ không dây đã
chuyển hướng e-business sang m-business hay mobile business. Nó cho phép bạn
kết nối internet từ bất kỳ vị trí ảo nào để thực hiện giao dịch, mua bán, giao dịch
chứng khoán, gửi thư điện tử. Công nghệ mới sẽ dẫn tới việc hình thành các văn
phòng di độ
ng, nơi đó tất cả máy tính, các thiết bị ngoại vi, điện thoại đều được
kết nối không dây. Theo một dự đoán của một ngành công nghiệp, 80% thiết bị
không dây sẽ được kết nối internet và sẽ có hơn 1 tỷ người dùng trên thế giới vào
năm 2004. Dẫn đầu thị trường giao dịch sử dụng thiết bị không dây là châu Âu,
theo IDC, giá trị các giao dịch m-business ở châu Âu trong năm 2004 có thể đạt
doanh số hơn 30 tỷ USD. Những thiết bị không dây là: điện thoại di động, thiết bị
số trợ giúp cá nhân (PDAs), PAM, Pocket PC. Công nghệ sử dụng: CDMA, GPS,
GPRS, WML, QAB, WAP, WLAN, Infrared, Laser, Bluetooth, UMTS…
Chín công ty nổi tiếng về công nghệ trên thế giới như Microsoft, Hewlett
Packard, Orange, Samsung, Nokia, Vodafone…đang hợp lực nghiên cứu thành

lập môt công ty liên doanh để phát triển các truy cập các Website trên Internet sử
dụng Mobile phone.
Cùng với giải pháp bảo mật và liên kết dữ liệu đa ngành, thẻ thông minh, tích
hợp chưa n
ăng của nhiều loại ứng dụng trong một thẻ thông minh, ngân hàng có
thể cung cấp các dịch vụ và giao dịch ngày càng đa dạng.
Các thiết bị không dây cũng tương đối đa dạng và phát triển liên tục. Công nghệ
không dây thế hệ I là các máy điện thoại di động (cellular phone). Loại điện thoại
này lúc đầu mới xuất hiện rất cồng kềnh và đắt tiền mặc dù cả kích cỡ và giá cả
c
ủa các thiết bị đó cũng đó giảm đáng kể theo thời gian. Công nghệ không dây
thế hệ II bao gồm các loại điện thoại di động số hoá mà hiện đang rất phổ biến
trên phạm vi toàn cầu. Và công nghệ thế hệ III (3G technology) có khả năng hỗ
trợ các thiết bị không dây truyền và nhận dữ liệu nhanh gấp bảy lần so với một
modem chuẩn 56K. Chính công nghệ thế hệ
III này sẽ tạo đà thúc đẩy cho việc
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
18
phát triển của doanh nghiệp điện tử di động (m-business) cả hiện nay và trong
tương lai gần.

Hình 4: Chuyển đổi từ công nghệ hữu tuyến sang vô tuyến

Sự gia tăng của các thiết bị không dây phục vụ các cá nhân khách hàng tiêu dùng
như thiết bị trợ giúp cá nhân số hoá (PDA), máy điện thoại di động số hoá và
máy nhắn tin hai chiều đang đẩy nhanh nhu cầu hoạt động doanh nghiệp di động.
Các thiết bị PDA là những thiết bị cầm tay thường được sử dụng như một sổ ghi
chép cá nhân lưu các thông tin liên lạc và chạy cả các ứng dụng khác, và nhiều
thiết bị

PDA có các khả năng truy cập Internet di động. Các thiết bị này sử dụng
các công nghệ truy cập Web, bao gồm Giao thức Ứng dụng Không dây (WAP),
Web clipping và Pocket Internet Explorer của Microsoft.
Các thiết bị không dây được trợ giúp truy cập Internet cho phép người dùng quản
lý các thông tin của mình khi không có mặt trước máy tính để bàn hay không có
mặt trong văn phòng làm việc. Thông qua thiết bị PDA, ví dụ như máy tính
Palm cầm tay và máy PC bỏ túi, và thông qua các loại điện thoại di động số hoá
và máy tính xách tay, người dùng có thể thực hiện được r
ất nhiều các giao dịch
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
19
từ xa ví dụ mua vé máy bay và đồ tạp phẩm khác, có thể kinh doanh chứng
khoán, gửi và nhận e-mail. Các ví dụ nêu trên chỉ là một phần nhỏ các tiện ích
mà việc truy cập Internet không dây mang lại cho khách hàng.
Thực tế là, các điểm kết nối Internet không dây (wi-fi hospot) đang được mở
rộng thành vùng kết nối (hot zone), giúp mở rộng khả năng truyền tải các cuộc
thoại qua Internet không dây với mức phí zero hoặc rất thấp so với các cuộc điện
tho
ại truyền thống. Điện thoại wi-fi sự dụng công nghệ Giọng nói qua giao thức
Internet – VoIP, có khả năng dịch một cuộc thoại sang một gói dữ liệu và gửi qua
Internet. Công nghệ này, giống như gửi email đến mọi nơi trên thế giới với mức
chi phí đều như nhau, sẽ xóa bỏ khái niệm “điện thoại đường dài” truyền thống
và cắt giảm chi phí viễn thông. IDT Corp. Mỹ đang thử
nghiệm công nghệ biến
các máy tính cầm tay chạy phần mềm PocketPC của Microsoft thành những
chiếc điện thoại wi-fi.
1.2.3
Liên kết các trung tâm quản lý dữ liệu khách hàng
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý khách hàng. Đó có thể là hệ thống

thông tin khách hàng, quản lý các khác hàng giá trị, chăm sóc khách hàng hay
đôi khi ta nói tập trung hóa vào khách hàng hoặc quản lý coi khách hàng là tâm
điểm. Rõ ràng rằng, ngày nay yêu cầu quản lý quan hệ khách hàng đã được thống
nhất trên thị trường. eCRM là việc quản lý các quan hệ khách hàng và đó là cuộc
cách mạng hóa công tác tiếp thị và hoàn thiện tổng thể các mô hình kinh doanh.
Khách hàng là cốt lõi của eCRM, lợi ích chính của việ
c quản lý quan hệ khách
hàng của Ngân hàng là tiết giảm chi phí liên hệ với khách hàng, tăng lợi nhuận
và phát triển doanh thu vững chắc. Để đạt mục tiêu trên, những thách thức hiện
nay trong Ngân hàng hiện đại liên quan đến việc tích hợp công tác tiếp thị, công
nghệ và con người. Trong đó, khó khăn lớn nhất là việc triển khai một chiến lược
đa kênh phân phối nếu không có các giải pháp kỹ thuật thích hợp và đặc biệt là
những khó khă
n trong môi trường internet rất mới mẻ.
Rất nhiều Giám đốc điều hành thừa nhận rằng nhu cầu ngày càng nhiều hơn về
tài chính, thời gian, chuyển đổi tổ chức để đạt được sự chuyển dịch cần thiết từ
cấu trúc và chiến thuật về sản phẩm/ kênh phân phối sang một chiến lược tổng
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
20
thể của toàn ngân hàng, đó là chiến lược thực sự coi khách hàng là tâm điểm.
Hầu hết các nhà điều hành cấp cao của Ngân hàng ngày nay đều nói rằng việc
chạy đua giành khách hàng và quản lý liên quan nhiều hơn đến kho dữ liệu, kể cả
kho dữ liệu tốt. Ngân hàng cần thực hiện các giao dịch và sử dụng thông tin thời
gian thực trong toàn hệ thống. Trong những năm gần đây các ngân hàng Mỹ,
châu Âu, Úc đã đầ
u tư rất lớn (hàng tỷ USD) và tiếp tục đầu tư lớn hơn cho việc
xây dựng các ngân hàng dữ liệu, kho dữ liệu để phân loại khách hàng đem lại lợi
nhuận, xác định nhu cầu, đánh giá rủi ro, đưa ra phương pháp phân phối và thực
hiện công tác tiếp thị.

Một hệ thống CRM của Ngân hàng cần được xây dựng trên nền tảng 5 trụ cột
chủ yếu: i) xác định hồ sơ khách hàng; ii) khách hàng theo phân đoạn về các
nhóm đặc thù; iii) nghiên cứu khách hàng theo đặc điểm ngành và những vấn đề
liên quan; iv) đầu tư vào công nghệ để cung cấp các giải pháp cho khách hàng;
v) quản lý khách hàng qua sự nhất quán về chính sách ứng xử.
Ngân hàng là một ngành kinh doanh rất đặc thù: cạnh tranh rất khốc liệt nhưng
đòi hỏi có sự hợp tác rất chặt chẽ để xây dựng các hệ thống bán chéo sản phẩm
dịch vụ và phòng ngừa/ hạn chế/ chia sẻ rủi ro hoặc chia sẻ lợi nhuận. Vì lẽ đó,
có nhiều hình thức hợp tác để các Ngân hàng xây dựng hệ thống CRM cho chính
mình, đóng góp những thông tin rủi ro chung và cung cấp các dịch vụ quản lý
tổng thể về tài chính cho các tập đoàn giao dịch đa Ngân hàng.
1.2.4
Mô hình đồng minh chiến lược và xu hướng mở rộng đối tượng tham
gia thương mại điện tử
Trong hệ thống giao dịch dựa trên nền tảng công nghệ internet, ngày nay các
công ty và Ngân hàng có rất nhiều cách để xây dựng các đồng minh chiến lược
trong hoạt động kinh doanh: chia sẻ thông tin, xây dựng các sản phẩm và các
kênh phân phối, chia sẻ phí và chia sẻ lợi nhuận kinh doanh. Các Ngân hàng có
thể thực hiện các chương trình liên minh liên kết với các thành viên khác qua các
hiệp hội, câu lạ
c bộ (ví dụ: trả tiền theo mỗi nhấp chuột (pay-per-clik model), trả
tiền theo mỗi lần đăng nhập giao dịch (pay-per- lead model), trả tiền hoa hồng
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
21
theo mỗi giao dịch (pay-per-sale model), chia sẻ hoa hồng cho các cấp thành viên
(Multi-tiered model).

Hình 5: Các loại hình quan hệ TMĐT


Ma trận trên giới thiệu khả năng phát triển các loại giao dịch dự trên cơ sở mối
quan hệ đa chiều của các nhóm đối tượng tham gia: Chính phủ, Công ty, các bạn
hàng, nhân viên công ty, người tiêu dùng. Khả năng mở rộng đối tượng tham gia
các giao dịch thương mại điện tử liên quan đến cơ sở hạ tầng pháp lý/ công nghệ/
bảo mật và sự phát triển của hệ thống giáo dục/ hệ th
ống cung cấp các sản phẩm
dịch vụ hàng hóa, dịch vụ tài chính, dịch vụ nội dung, giải trí.
1.3 Hệ thống ngân hàng tài chính với cuộc cách mạng về công nghệ
thông tin
1.3.1
Thay đổi chiến lược kinh doanh
Thực tế, nền kinh tế mới dựa trên cơ sở phát triển của ứng dụng CNTT không chỉ
là một cuộc cách mạng công nghệ mà còn là một cuộc cách mạng tài chính - đây
chính là yếu tố làm cho nền kinh tế hiện nay bất ổn hơn nhiều so với những gì
chúng ta nhận thấy (khó dự đoán hơn về tiềm năng phát triển hay sự suy giảm).
Tạ
i các nước phát triển, nền kinh tế mới với động lực là công nghệ và các thị
trường tài chính đang thế chỗ của nền kinh tế cũ có động lực là nhà đất và ôtô (ở
P2PP2E P2CP2BP2G P
E2PE2E E2CE2BE2G E
C2PC2E C2CC2BC2G C
B2PB2E B2CB2BB2G B
G2PG2E G2CG2BG2G G
P ECBG
C¸c lo¹i
h×nh/Q.hÖ
G- Chính phủ E- Nhân viên C- người tiêu dùng
B- Doanh nghiệp P- Bạn hàng
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam

22
Việt nam là “đất và xe máy”?). Nền kinh tế cũ sử dụng các lực lượng của thị
trường tài chính để hỗ trợ đầu tư vốn vật chất, còn Nền kinh tế mới lại sử
dụng các nguồn lực tài chính để hỗ trợ hoạt động đổi mới. Đây là sự khác
biệt lớn.
Thị trường tài chính là nguồn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân.
Nếu chúng ta coi công nghệ là
động lực của nền kinh tế mới thì tài chính là nhiên
liệu cho động cơ này. Ngày nay, thị trường này đã có những biến đổi lớn như cựu
bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence H. Summers đã nói: “đang tồn tại một nền
kinh tế ở đó, các nhà doanh nghiệp có thể huy động số tiền 100 triệu USD đầu
tiên của mình trước khi mua được bộ đồ vét đầu tiên cho mình”. Hệ thống tài
chính đóng góp vai trò quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển kinh tế thị
trường thông qua việ
c phân bổ các nguồn lực xã hội và sự tăng trưởng. Trong
ngành dịch vụ tài chính- ngân hàng – bảo hiểm, xu hướng hội nhập và môi
trường cạnh tranh mới tác động trực tiếp và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, buộc các
Ngân hàng phải cải tổ về cơ cấu tổ chức bộ máy, cải tiến phương thức quản lý và
kiểm soát kinh doanh, cấu trúc lại các nguồn lực tài chính, đa dạng hóa sản ph
ẩm
dịch vụ với chất lượng cao.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm, các
chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thực sự coi Khách hàng là tâm điểm trong
mọi hoạt động của mình, các chiến lược đó đều hướng tới việc đảm bảo nguồn tài
chính lớn (thông qua việc tăng vốn cổ phần, sáp nhập, mua lại), phát triển nguồn
nhân lực, công nghệ hi
ện đại (liên quan đến tối ưu hóa và mở rộng các sản phẩm
dịch vụ, mạng lưới kênh phân phối, hệ thống xử lý và lưu trữ…), chi phí vận
hành và dịch vụ thấp, kiểm soát được các rủi ro và quản lý tốt các quan hệ Khách
hàng (giữa các tổ chức, các doanh nghiệp và người tiêu dùng với nhau và quan hệ

với ngân hàng).
1.3.2
Phương thức quản lý tập trung dựa trên công nghệ
Giống như điện, máy vi tính và các mạng (với tư cách là một công
nghệ đa dụng) rõ ràng đã thâm nhập vào hầu hết các công đoạn của một
Đề tài KC 01-05 / Đề tài nhánh
Ngân hàng Công thương Việt nam
23
chuỗi giá trị, tạo ra sự đổi mới trong phương thức tổ chức của bản thân
ngân hàng và trong quan hệ đối ngoại của ngân hàng với nhà sản xuất,
đối tác, nhân viên và khách hàng. Công nghệ thông tin, với tính chất là
những công cụ làm tăng năng suất và đơn giản hoá quy trình, cũng góp
phần giảm bớt yêu cầu về kỹ năng (nghiệp vụ/ dịch vụ đơn lẻ) của lực
lượ
ng lao động trong ngành ngân hàng.Tuy nhiên, trong hầu hết các
trường hợp, cuộc cách mạng này lại tạo ra các công nghệ đòi hỏi tay
nghề cao hơn (biết quy trình xử lý đa dịch vụ/ đa ngôn ngữ). Những cán
bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, nhân viên giao dịch, nhân viên vận hành
máy tính và quản trị mạng đòi hỏi phải có trình độ và nghiệp vụ cao hơn.
ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG TMĐT
Văn hoá
công ty
trong kỷ nguyên Internet
Quan điểm

Cam kết
Công
nghệ
Tài chính
Nguồn

Nhân lưc
ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG TMĐT
Văn hoá
công ty
trong kỷ nguyên Internet
Quan điểm

Cam kết
Công
nghệ
Tài chính
Nguồn
Nhân lưc
Văn hoá
công ty
trong kỷ nguyên Internet
Văn hoá
công ty
trong kỷ nguyên Internet
Quan điểm

Cam kết
Công
nghệ
Tài chính
Nguồn
Nhân lưc
Quan điểm

Cam kết

Công
nghệ
Tài chính
Nguồn
Nhân lưc
Quan điểm

Cam kết
Công
nghệ
Tài chính
Nguồn
Nhân lưc


Hình 6: Phương thức quản lý dựa trên công nghệ

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cũng được xây dựng ở tầm chiến
lược qua việc sử dụng triệt để công nghệ hiện đại trong đổi mới từ kiến trúc tổng
thể đến từng chi tiết nhỏ trong từng công đoạn xử lý giao dịch và phát triển hệ
thống các kênh phân phối mới, liên kết chặt chẽ vớ
i các bạn hàng và liên kết trực
tiếp tới từng và/ hoặc nhóm/ hoặc hệ thống các khách hàng. Đối với hệ thống các
phương pháp quản lý, trong điều kiện cơ sở hạ tầng CNTT hiện nay và việc cho
phép các ngân hàng triển khai chiến lược kế toán Khách hàng và xử lý giao dịch
tập trung thì các phương thức quản lý tiên tiến và hiệu quả cũng có cơ sở để áp

×