Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 4
MỞ ĐẦU
Thưởng thức cái đẹp là một trong những nhu cầu tinh thần của con người dù
trong hoạt động nào, vui chơi hay học tập, lao động hay giải trí, trong gia đình cũng
như ngoài xã hội. Bởi cái đẹp là thước đo chuẩn mực và cái chân, thiện mĩ.
Cái đẹp có ở mọi nơi, trong thiên nhiên cũng như trong đời sống xã hội. Tuy
nhiên, do bản chất đặc trưng riêng biệt mà nghệ thuật là nơi mà cái đẹp biểu hiện
tập trung nhiều và phong phú hơn cả.
Khác với cái đẹp khách quan tồn tại bên ngoài cuộc sống, cái đẹp trong nghệ
thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Tuy nhiên cái đẹp trong tác phẩm văn
học xét đến cùng cũng xuất phát từ đời sống bởi vì sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng
nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, hay nói cách khác, hiện thực là mảnh đất màu mỡ
sản sinh và nuôi dưỡng văn nghệ.
Khám phá cái đẹp trong một tác phẩm văn học là ta đi vào khám phá cái đẹp
trong thiên nhiên và trong cuộc sống xã hội mà nhà văn đã khám phá, yêu mến và sẻ
chia. Nó cũng giúp mỗi chúng ta bồi dưỡng lối sống đẹp, bồi dưỡng ý thức cảm
nhận về cuộc sống, về con người, vì rằng cái đẹp có thể thanh lọc tâm hồn con
người. Trong khuôn khổ một tiểu luận, em chọn tìm hiểu đề tài “Vẻ đẹp trong tác
phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân”.
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Phạm trù cái đẹp
Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện
tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm
giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ, biểu hiện dưới hình thức cảm tính, đồng thời xác
định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng là
các hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất.
1.2. Một số quan niệm tiêu biểu về cái đẹp
Trong lịch sử mĩ học, phạm trù cái đẹp giữ vị trí chủ đạo. Xung quanh phạm
trù này đã có nhiều quan điểm, nhiều cách luận giải khác nhau.
Platon là nhà triết học, nhà mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại.
Cũng như nhiều nhà mỹ học khác, quan niệm thẩm mỹ của ông gắn bó và chịu sự
chi phối của quan niệm triết học. Hạt nhân của triết học Platon là thuyết ý
niệm (tức tinh thần, linh hồn). Ông chia thực tại ra làm hai thế giới: thế giới ý niệm,
cái ta có thể biết nên gọi là thế giới khả niệm; thế giới vật thể, cái ta có thể thấy nên
gọi là thế giới khả thị. Trong đó, theo ông, chỉ có thế giới ý niệm mới “tồn tại chân
thực, nó có trước và sản sinh ra các vật thể cảm tính”. Từ quan niệm triết học đó,
khi đi vào mỹ học, ông cho rằng mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh
thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng,
tuyệt đối. Ông viết: “Cái đẹp là tự nó”. Khi có ý định giải thích cái đẹp của nghệ
thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước”. Ông không khước từ việc tái hiện thực
tại của nghệ thuật, nhưng vì thế giới vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm, nên
với Platon chủ trương: “Nghệ thuật chỉ là cái bóng của cái bóng”. Nghệ thuật cách
xa chân lý tới ba bậc nên nó là “ảo ảnh”, không có giá trị nhận thức.
Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi
ngược lại quan niệm của thầy mình. Trên cơ sở nhận thức riêng về thế giới, ông
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 6
thừa nhận đặc tính khách quan của cái đẹp. Trong công trình nổi tiếng Siêu hình
học, ông nói đẹp là trật tự của sự hài hòa, cân xứng. Trong Thi pháp học, ông đã bổ
sung thêm tính xác định, hữu hạn và thống nhất. Cũng như Platon, ông theo
thuyết “bắt chước” (nghĩa là tái hiện) vật thể cảm tính (thế giới hiện thực) trước hết
là cái đẹp của thực tại, trung tâm là vẻ đẹp của con người. Mỹ học của ông thấm
nhuần ý nghĩa nhân bản cao cả bên cạnh tính duy vật sâu sắc. Ông yêu cầu nghệ sỹ
phải “diễn tả cái có thể xảy ra” theo bản chất và quy luật tất yếu. Cao hơn, ông còn
trao cho nghệ sỹ cái quyền “bổ sung vào cái không có trong tự nhiên”. Tính lý
tưởng được khẳng định cùng với tính hiện thực. Ông đặc biệt đề cao ý nghĩa nhận
thức và ý nghĩa giáo dục của nghệ thuật. Lý thuyết về khả năng “thanh lọc
hóa” tâm hồn người xem của bi kịch được ông phát hiện cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Qua thời trung đại, nhân loại bước sang thời Phục hưng - thời đại đã sản sinh
ra những “người khổng lồ” về tư tưởng, trong đó có tên tuổi của Leonardo da
Vinci - danh họa người Italia. Theo kiến giải của ông, cái đẹp tồn tại trong những
thuộc tính của chính bản thân sự vật, hiện tượng, trong sự kết hợp hài hòa giữa các
bộ phận, nhất là màu sắc và âm thanh của chúng. Trong cuốn Bàn về hội họa, ông
khẳng định: “Chúng ta học tập tự nhiên chứ không học tập các họa sỹ khác, những
người mà bản thân họ cũng chỉ là con đẻ của tự nhiên mà thôi”. Ông rõ ràng đã kế
thừa những tinh hoa tư tưởng của các bậc tiền bối. Ông phát triển khả năng chiếm
lĩnh cái đẹp ở người nghệ sỹ bằng việc vận dụng các phương tiện khoa học. Ông đặt
nghệ thuật, trươc hết là hội họa, ngang hàng với khoa học về ý nghĩa và phương
thức phản ánh thực tại là vì thế.
Diderot là đại diện xuất sắc cho thời Khai sáng khi nhiều vấn đề mỹ học được
nghiên cứu một cách sâu sắc. Ông là nhà triết học, nhà văn, nhà lý luận nghệ thuật
lừng danh người Pháp. Trong công trình Nghiên cứu triết học về nguồn gốc và bản
chất của cái đẹp, ông trước sau luôn khẳng định cái đẹp vốn là thuộc tính của nhiều
đồ vật, sự vật khách quan. Diderot hiểu nghệ thuật như là sự mô phỏng tự nhiên.
Ông viết: “Thiên nhiên là mô hình đầu tiên của nghệ thuật”. Ông yêu cầu nghệ
thuật phải là phương tiện hữu hiệu để giáo dục con người: “Giới thiệu cái đạo đức
cho người ta noi theo, cái tật xấu cho người ta lên án, cái lố bịch cho người ta thấy
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 7
rõ – đó là nhiệm vụ của bất cứ một người chân chính nào cầm bút viết, cầm bút vẽ,
cầm dao khắc”. Ý nghĩa cao quý của nghệ thuật đối với con người và cuộc sống có
được một phần vì lẽ đó.
Người đại diện chói lọi hơn cả cho phong trào Khai sáng ở Đức là Lessing.
Đó là một người có học vấn toàn diện. Ông là tác giả của những công trình nghiên
cứu mỹ học có tiếng như Lao Coon, Kịch trường Hăm buốc… Dựa trên quan điểm
duy vật về triết học, ông chủ trương nghệ thuật mô phỏng toàn bộ tự nhiên có thể
thấy trong đó cái đẹp chỉ là một bộ phận nhỏ. Sự chân thực, biểu cảm được ông coi
là những quy luật chủ yếu của nghệ thuật chân chính. Theo ý kiến của ông, nghệ
thuật cần phải đánh giá cuộc sống theo những quan điểm về cái đẹp và cái xấu,
nhằm tác động đến đạo đức, uốn nắn những sai lạc của tầng lớp bình dân. Ông rất
chú ý đến sự lệ thuộc của các loại hình nghệ thuật vào tính chất của đối tượng phản
ánh. Hội họa và điêu khắc, theo Lessing, thích hợp mô tả với những vật thể được
xếp đặt trong không gian, trong khi văn chương lại thích hợp với việc phản ánh
những hành động xảy ra trong thời gian. Ông đồng thời chủ trương sự pha trộn tính
bi, hài trong kịch, không nhất thiết phải đảm bảo sự thuần nhất về thể loại trong
nghệ thuật kịch.
Với Kant - ông tổ của nền triết học cổ điển Đức, cái đẹp có những phẩm chất
riêng, không liên hệ qua lại với cái có ích và cái thiện. Khoái cảm do cái đẹp mang
lại là hoàn toàn vô tư, vô tâm. Tư tưởng đúng đắn về nguyên tắc đó được Kant tuyệt
đối hóa và bọc trong cái vỏ duy tâm chủ nghĩa. Ông quan niệm cái đẹp có tính thiên
bẩm. Ông đặt trọng tâm nghiên cứu không phải ở bản thân cái đẹp của sự vật và
hiện tượng mà là những điều kiện cảm thụ chúng trong quan niệm về cái đẹp của
con người. Ông cả quyết viết: “Chúng ta có thể coi cái đẹp của tự nhiên là sự mô tả
khái niệm hợp lý về mặt hình thức (thuần túy chủ quan)”. Tính hợp lý ông nói tới ở
đây là hoàn toàn được suy xét trên cơ sở thị hiếu. Theo Kant, nghệ thuật là sự tạo
dựng cái đẹp nhờ ở một trò chơi thuần túy hình thức. Không thể học để sáng tạo
nghệ thuật được, vì nói đến nghệ thuật là nói đến thiên tài, mà thiên tài thì là lĩnh
vực hoàn toàn huyền bí, tiên nghiệm. Đã rõ là học thuyết này của Kant đầy mâu
thuẫn. Bên cạnh cái đúng có không ít cái sai, cái lầm lạc. Điều này cũng giống như
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 8
di sản mỹ học của một tên tuổi vĩ đại khác: Hegel – một trong những đại diện lớn
nhất cho nền mỹ học cổ điển Đức.
Quan niệm mỹ học của Hegel tập trung trong cuốn Những bài giảng về mỹ
học (1835). Ông quan niệm mỹ học chỉ nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật mà thôi
và chúng ta lập tức loại trừ cái đẹp của tự nhiên ra khỏi đối tượng của chúng ta. Vì
sao vậy? Ông giải thích: vì không có tiêu chuẩn gì thống nhất được cái đẹp của tự
nhiên vốn tồn tại một cách bàng quan, không có quy luật nào cả. Vậy là với Hegel,
cái đẹp nghệ thuật ưu việt hơn nhiều so với cái đẹp tự nhiên. Đặc trưng chủ yếu của
cái đẹp nghệ thuật, theo ông, là sự thống nhất giữa khái niệm và hiện thực của
nó mà ông gọi là tinh thần và ngoại hiện. Ông không dùng thuật ngữ nội
dung và hình thức bởi ông quan niệm trong thực tế, hai phạm trù cơ bản đó chuyển
hóa qua lại rất tinh tế. Có được sự thống nhất như thế, cái đẹp nghệ thuật sẽ đạt tới
tính tất yếu tự do. Tuy nhiên, tính tất yếu phải ẩn dưới hình thức một điều ngẫu
nhiên không có chủ ý. Đóng góp vô giá của mỹ học duy lý Hegel là hết mực đề cao
giá trị nhận thức của nghệ thuật. Ông viết: “Nghệ thuật thật sự trở thành vị thầy cao
nhất của các dân tộc”. Có thể nói, với Hegel, lần đầu tiên mỹ học được xác lập
thành một khoa học thật sự.
Đối với các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga, lý luận mỹ học đã trở thành
vũ khí đấu tranh chính trị hữu hiệu, gắn bó mật thiết với phong trào giải phóng con
người. Người đặt nền móng cho mỹ học dân chủ cách mạng Nga là nhà phê bình
văn chương lỗi lạc Bielinxki. Ông đứng trên lập trường duy vật để giải quyết những
vấn đề của nghệ thuật. Ông định nghĩa nghệ thuật “là sự tái hiện thực tiễn”. Để
chống lại mọi khuynh hướng tách rời nghệ thuật ra khỏi đời sống, ông nhấn mạnh
sự tương đồng về đối tượng phản ánh của nghệ thuật và khoa học. Sự khác biệt giữa
hai lĩnh vực này chỉ là ở phương thưc phản ánh thế giới hiện thực, trong đó bằng tư
duy hình tượng, nhà thơ mô tả thế giới qua những bức tranh, còn nhà khoa học
thì trình bày thế giới qua những khái niệm bằng tư duy lôgic. Nghệ thuật với ông
không chỉ là sự tái hiện sáng tạo hiện thực mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa người
nghệ sỹ với hiện thực. Do đó, tác phẩm nghệ thuật có thể và cần phải tác động tới
sự phát triển của xã hội. “Tước bỏ quyền phục vụ lợi ích xã hội - Ông viết - là không
nâng cao mà hạ thấp nghệ thuật”. Trên những cơ sở trên, Bielinxki cổ vũ cho một
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 9
nền nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa có tính tư tưởng cao và tính nhân dân sâu sắc.
Học thuyết về tính nhân dân của nghệ thuật, về mối liên hệ mật thiết giữa nghệ thuật
và hiện thực là những cống hiến xuất sắc của nhà phê bình vào di sản mỹ học của
nhân loại.
Tsenưsepxki là đại diện lớn nhất của nền mỹ học duy vật trước chủ nghĩa
Marx. Trong luận văn nhan đề Những mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thực
tại, ông đã đặt vấn đề về bản chất của cái đẹp. Tranh luận mạnh mẽ với Hegel, ông
khẳng định dứt khóat: “Cái đẹp là cuộc sống”. Vì nghệ thuật phản ánh thực tại, nên
cái đẹp trong thực tại, theo ông, cao hơn cái đẹp trong nghệ thuật. Về sau, để làm
chính xác thêm tư tưởng này, Tsenưsepxki bổ sung: “Cái đẹp là… cuộc sống phù
hợp với biểu tượng của chúng ta về cái đẹp”. Ông coi nghệ thuật là đối tượng chủ
yếu của mỹ học. Khi bàn về nghệ thuật, ông phát triển tư tưởng của Bielinxki về
chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân của nghệ thuật. Ông tuyên bố: “Nghệ thuật là
cuốn sách giáo khoa của cuộc sống”. Ông còn yêu cầu nghệ thuật chân chính cần
vạch mặt cái ác, sự chuyên quyền bạo lực, đồng thời chỉ cho nhân dân con đường đi
tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Không phải ngẫu nhiên khi Marx đã coi ông là nhà bác
học và nhà phê bình vĩ đại của nước Nga.
1.3. Nguồn gốc, bản chất và quy luật của cái đẹp
Cái đẹp không chỉ là đối tượng nghiên cứu của mỹ học mà nó còn là một lĩnh
vực rất đa dạng phong phú của nhiều ngành khoa học khác. Khái niệm cái đẹp được
con người sử dụng một cách phổ biến dùng để chỉ ý nghĩa xã hội về mức độ của
sự hoàn thiện – hoàn mỹ trong tính đa dạng, phong phú của các quan hệ thẩm mỹ.
Thật khó khăn để định nghĩa cái đẹp, xây dựng những chuẩn mực của cái
đẹp. Vì thế, mà L.Tônxtôi đã viết: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi,
nhưng cái đẹp vẫn là một câu đố giữa cuộc đời”. Hoặc như Hêghen thì hãy để mặc
cái đẹp trong “vương quốc của cảm giác”. Còn Cantơ thì hãy dành hoàn toàn cho sự
thưởng ngoạn trực tiếp, để khỏi phá vỡ tính toàn vẹn, đánh mất vẻ tươi nguyên vốn
có của nó. Vậy cái đẹp, nguốc gốc, bản chất và qui luật của cái đẹp là gì? Trong lịch
sử mỹ học có những cách thức tiếp cận cơ bản nào nghiên cứu cái đẹp?
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 10
Trước hết, cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong đời
sống, nhưng đồng thời nó cũng dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ
tích cực có tính hoàn thiện, hoàn mỹ. Cái đẹp được hình thành khi con người
biết đối chiếu, soi sánh với cái xấu. Từ những sự quan sát bình thường chỉ ra cái gì
đẹp, cái gì xấu, đến chỗ có thể định nghĩa về cái đẹp quả là một quá trình lâu dài,
khó khăn trong lịch sử mỹ học.
Chính vì vậy, lúc đầu con người đã biết dùng khái niệm cái đẹp để chỉ tất cả
những gì của đời sống thẩm mỹ có khả năng khơi dậy ở nới tâm hồn những cảm xúc
thẩm mỹ trong quá trình con người đồng hoá, sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ. Người
ta coi cái đẹp là sự hài hoà, sự đối xứng, sự tao nhã, sư linh hoạt, là cái có chất
lượng, là cái trật tự. Tiến dần lên, người ta coi cái đẹp gắn liền với sự tiến bộ, cách
mạng và mang tính nhân văn.
Cái xấu cũng bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong đời sống,
dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực, hạn chế, thái hoá bất
cập. Chẳng hạn, trong tự nhiên: cái gớm ghiếc, cái khủng khiếp, cái quá cỡ, cái lộn
xộn, không hình thù, cái kỳ quái, cái rườm rà, cái mất cân đối, cái kỳ dị, cái dị dạng.
Hoặc trong xã hội: Tính xu nịnh, gia trưởng, trưởng giả, đua đòi, bon chen, tham ăn,
tục uống, dối trá, lươn lẹo, ích kỷ, vụ lợi, khoa trương, tầm thường, lố lăng, thô bỉ,
thấp hèn.
Cái đẹp là một phạm trù trung tâm của mỹ học. Bởi vì, một mặt mỹ học phải
giải thích nguồn gốc, bản chất và qui luật chung của cái đẹp; mặt khác, trong thế
giới hiện thực có rất nhiều những hiện tượng thẩm mỹ cũng nằm trong đối tượng
nghiên cứu của mỹ học có quan hệ với cái đẹp như: cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao
cả, cái thấp hèn. Về cơ bản trong lịch sử mỹ học có các khuynh hướng cơ bản sau
đây nghiên cứu về cái đẹp:
Thứ nhất, mỹ học duy tâm khách quan đều coi nguồn gốc của cái đẹp ở “thế
giới ý niệm” (Platông) hay “ý niệm tuyệt đối” (Hêghen), - đó là cái từ thế giới thuần
túy trừu tượng bên ngoài sự vật, truyền tính thẩm mỹ vào các sự vật chứ không có
cơ sở khách quan. Nói một cách chính xác hơn, theo họ cái đẹp không phải là thuộc
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 11
tính của vật chất mà là thuộc tính của tinh thần có trước và quyết định tính thẩm mỹ
của hiện thực.
Platôn coi cái đẹp thuộc về thế giới tinh thần, nó tồn tại ở thế giới giới ý niệm
và chi phối cái đẹp trong tất cả các sự vật cảm tính. Platông đã nêu hai vấn đề của
cái đẹp: cái đẹp là gì và cái gì là đẹp? Platông nêu những quan niệm duy vật về cái
đẹp, - như cái đẹp là một đồ vật, một sự vật, một động vật, một con người nào đó để
thấy rằng cái đẹp nằm trong những thể thống nhất, đa dạng, cái đẹp mang tính
tương đối trong sự so sánh, cái đẹp là cái có ích. Sau khi nêu ra những quan điểm
đó, ông đã bác bỏ chúng và đề xuất, giải thích những quan điểm của mình về cái
đẹp. Ông khẳng định nguồn gốc, bản chất và qui luật của cái đẹp là thế giới ý niệm.
Như vậy, theo quan điểm của Platông cái đẹp là một ý niệm có sẵn, nó sản
sinh ra cái đẹp của mọi sự vật và soi sáng cái đẹp nơi tâm hồn con người. Cái đẹp
tồn tại vĩnh cửu, nó không bị hủy diệt, không tăng không giảm, nó không đẹp ở chỗ
này mà xấu ở chỗ khác. Đối với cái gọi là sáng tạo thẩm mỹ chẳng qua chỉ là sự
“Thần nhập” hay “sự “mách bảo” của thần linh. Tư tưởng này được các nhà thần
học thời trung cổ khẳng định lại. Đó là tư tưởng của Tômát Đacanh, khi ông cho
rằng: cái đẹp là sự nhận thức mang lại sự thích thú. Cái đẹp chân chính là Chúa. Vì
thế muốn nhận thức được cái đẹp phải hòa mình vào Chúa.
Ở một hình thức khác, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” vận động đến một
trình độ nào đó thì nảy sinh cái đẹp (cái đẹp trong nghệ thuật). Cái đẹp chính là sự
thể hiện đầy đủ của ý niệm trong một một sinh thể riêng lẻ, rằng cần phải loại bỏ cái
đẹp trong tự nhiên và nếu có cái đẹp trong tự nhiên thì nó chỉ là sự phản ánh cái đẹp
tinh thần.
Thứ hai, mỹ học duy tâm chủ quan cho rằng cái đẹp phụ thuộc vào ý thức chủ
quan của con người mà cụ thể hơn là ý thức chủ quan của mỗi cá nhân sản sinh ra
cái đẹp. Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ của các hiện tượng, sự vật cảm tính, con
người mang tính thẩm mỹ truyền vào nó và làm cho nó trở nên đẹp.
Một trong những đại diện tiêu biểu của mỹ học duy tâm chủ quan là Cantơ.
Theo Cantơ, vấn đề chủ yếu không phải cái gì là cái đẹp, mà phán đoán về cái đẹp
là gì. Phán đoán về cái đẹp là phán đoán về thị hiếu, không phải là sự phán đoán về
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 12
nhận thức, phán đoán về lôgíc mà phán đoán là tình cảm chủ quan. Phán đoán thị
hiếu thuần túy là sự thưởng ngoạn thẩm mỹ của cá nhân, là cái không vụ lợi và tự
do. Cho nên, không có khái niệm về cái đẹp và cũng không có qui tắc phán đoán về
cái đẹp. Vì vậy, mỹ học duy tâm chủ quan về cái đẹp coi tiêu chuẩn đánh giá cái
đẹp sẵn có trong mỗi cá nhân, là cái gì đó gợi lên khoái cảm thẩm mỹ thì đó là cái
đẹp. Ông nói: “cái đẹp không tồn tại trên đôi má hồng của người thiếu nữ, nó chỉ
tồn tại trong mắt của những kẻ si tình”.
Thứ ba, mỹ học duy vật trước thế kỷ XIX. Từ Arixtốt đến Điđơrô đến
Tsécnưsépxki đều khẳng định cái đẹp không phải là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối
hay ý muốn chủ quan của con người, nó không tồn tại thuần túy, mà chính là thộc
tính khách quan vốn có của các sự vật và hiện tượng. Tuy nhiên, do những nguyên
nhân về mặt lịch sử thì mỹ học duy vật trước đây đã không giải thích đúng đắn bản
chất của cái đẹp.
Trước hết, họ coi bản chất của cái đẹp thể hiện ở quan hệ hình thức giữa các
yếu tố tự nhiên như vật lý, sinh học, hoá học tồn tại khách quan, có trước con người.
Chính vì vậy cái đẹp thường được coi là cái “tính có tỷ lệ”, “sự cân xứng”, “sự hài
hoà” hoặc là sự “thống nhất trong đa dạng”. Một số nhà mỹ học Anh thế kỷ XVIII
cố gắng xác định những dấu hiệu chung của cái đẹp. Chẳng hạn, như Bớccơ coi cái
đẹp có những dấu hiệu căn bản như: kích thước không lớn của đối tượng, sự nhịp
nhàng của hình dáng, tính chất trình tự trong sự thay đổi hình thức và mầu sắc của
sự vật, hiện tượng. Ngược lại W. Hôga lại cho rằng những đường lượn sóng là đẹp
nhật vì nó uyển chuyển trong sự thay đổi ví như nhưng con sóng, mái tóc gợi sóng.
Theo ông bố cục đẹp nhất là bố cục kim tự tháp, còn trong điêu khắc hình tượng con
người đẹp nhất giống như chữ S, là hình tượng phổ biến của các vị thần Hy Lạp.
Đáng lưu ý nhất là quan điểm của nhà mỹ học cách mạng dân chủ Nga
Tsécnưsépxki. Ông định nghĩa cái đẹp: “Cái đẹp là cuộc sống”. Khi định nghĩa cái
đẹp là cuộc sống thì Tcsépnưsépxki ý nói đến không chỉ nguồn gốc của cái đẹp nằm
trong bản thân hình thức thực tại, trong cuộc sống, mà ông còn lưu ý rằng, chúng ta
chỉ có thể coi một sự vật, hiện tượng cụ thể là đẹp nếu ở nó, các đặc tính của cuộc
sống được biểu lộ rực rỡ và đầy đủ nhất. Cho nên, theo ông cái đẹp không phải đơn
thuần là một hiện tượng có tính chất sinh học mà trong cái đẹp có mối quan hệ biện
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 13
chứng giữa cái có tính sinh vật và cái có tính xã hội, giữa cái khách quan và cái chủ
quan, giữa cái thuộc hiện thực và cái thuộc lý tưởng. Song hạn chế của ông là ở chỗ,
mặc dầu ông có cho rằng con người và cuộc sống của con người là tiêu chuẩn cao
nhất của cái đẹp, nhưng ông nhìn con người một cách chung chung, phi lịch sử, và
không đánh giá đúng vai trò của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên – xã hội
và chính bản thân con người.
Các nhà mỹ học duy vật trước XIX đã tách rời tính lịch sử cụ thể của các hiện
tượng thẩm mỹ của cái đẹp khi họ đi tìm bản chất của cái đẹp ở mối quan hệ nội tại
giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tuợng trong khi lẽ ra phải tìm
cái đẹp, cũng như mọi hiện tượng thẩm mỹ khác, ở mối quan hệ giữa các sự vật,
hiện tượng với xã hội.
Trước khi có loài người, thì đã có sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện
tượng, hệ thống vật chất trong tính vô tận và vĩnh viễn của nó. Tất cả các hiện tượng
tự nhiên ấy đều có những thuộc tính đa dạng, phong phú và chúng không phải vì có
loài người hay không có loài người mà thay đổi cấu trúc tự nhiên của nó.
Trải qua một quá trình lâu dài, thông qua lao động con người phát hiện ra
những thuộc tính thẩm mỹ của sự vật hiện tượng và đồng hoá các thuộc tính ấy
trong đời sống thẩm mỹ. Sự đồng hoá này không chỉ giới hạn ở sự chiêm nguỡng
mà còn bao hàm cả sự sáng tạo thẩm mỹ nói chung của con người. Chính vì vậy,
trước mặt chúng ta giả sử có một bông hoa; nhưng nó được thể hiện dưới nhiều hình
thức và giá trị khác nhau: có thể là bông hoa sinh học, bông hoa y học, bông hoa
thương mại và bông hoa thẩm mỹ. Trong đó bông hoa thẩm mỹ là giá trị thẩm mỹ
của nó có tính xã hội của con người. Không có con người thì không có cái đẹp của
bông hoa và cái đẹp của bông hoa không phải do mầu đỏ, mầu trắng, mầu vàng, hay
sự đắt giá của nó quyết định mà do ý nghĩa xã hội trong quá trình đồng hoá thẩm
mỹ của con người.
Thứ tư, mỹ học hiện đại, nhất là quan điểm mácxít đã khắc phục được những
thiếu sót trong những quan điểm siêu hình của tư tưởng mỹ học duy vật trước đó;
đồng thời cũng phê phán những quan điểm không đúng của mỹ học duy tâm về cái
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 14
đẹp. Ý nghĩa cách mạng trong quan niệm của mỹ học hiện đại là đã khẳng định bản
chất của cái đẹp trong tính biện chứng và lịch sử – xã hội của nó.
Cái đẹp là một trong những thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực. Nó chính là
một giá trị xã hội mang tính khách quan, rộng rãi của các sự vật, hiện tượng toàn
vẹn, cụ thể, cảm tính được con người xã hội cảm thụ – đánh giá và sáng tạo. Tiêu
chuẩn khách quan của cái đẹp thể hiện ở chỗ những thuộc tính thẩm mỹ của nó
trong các sự vật, hiện tượng đẹp phải phù hợp với tình cảm – thị hiếu và lý tưởng
thẩm mỹ – xã hội của một thời đại nhất định.
Bản chất của cái đẹp sẽ được làm rõ hơn, khi chúng ta phân tích những dấu
hiệu đặc trưng của cái đẹp ở ba phương diện sau:
Cái đẹp là cái gây nên ở tâm hồn con người – khoái cảm tinh thần. Khoái
cảm là sự thỏa mãn nhu cầu nói chung của con người về các phương diện khác nhau
của đời sống. Từ đó có quan điểm mỹ học đã đồng nhất cái đẹp với cái gây khoái
cảm và họ đi tìm qui luật của cái đẹp trên mặt tâm sinh lý. Thực ra cái đẹp là cái có
khả năng gây khoái cảm nhưng không đồng nhất với khoái cảm nói chung của con
người, mà là khoái cảm tinh thần – khoái cảm thẩm mỹ. Sự đồng nhất cái đẹp với
cái gây khoái cảm dẫn đến chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa tự nhiên trong mỹ học.
Khoái cảm lành mạnh về mặt tinh thần chưa phải là khoái cảm thẩm mỹ.
Nhiều hứng thú có thể nảy sinh trong quá trình say mê trong học tập, lao động,
nghiên cứu khoa học; ở đây là niềm vui tinh thần, nhưng không phải là niềm vui do
qui luật của cái đẹp chi phối, vì chúng mới chỉ là cơ sở đầu tiên của khoái cảm thẩm
mỹ. Khoái cảm thẩm mỹ cũng là rung động cảm xúc biểu hiện ở tình cảm thẩm mỹ.
Tình cảm thẩm mỹ hơn bất cứ tình cảm nào, nó có mối liên hệ sâu xa với lợi ích xã
hội – con người với những giá trị đích thực cho cuộc sống tốt đẹp, phù hợp với tâm
tư nguyện vọng của những giai cấp, những dân tộc và các thời đại khác nhau.
Khi cảm thụ, chiêm ngưỡng những hiện tượng đẹp của tự nhiên – xã hội và
nghệ thuật đều tác động nơi tâm hồn con người những phản ứng cảm xúc - cảm
nghĩ tích cực. Trước hết làm cho con người hân hoan, vui sướng và đồng thời mang
khơi dậy nguồn thích thú, đam mê, khát vọng, tìm tòi khám phá, phát huy năng lực
sáng tạo của con người.
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 15
Cái đẹp liên quan chặt chẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cái có ích nhưng nó
không đồng nhất với cái có ích. Rõ ràng quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực không
phải là quan hệ trực tiếp tiêu dùng. Môt bức tranh tĩnh vật vẫn đẹp mặc dầu trái
cam, trái quít vẽ trong tranh không thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. Tuy
nhiên, cái đẹp và cái có ích không mâu thuẫn và không tách rời nhau; nhưng đồng
nhất cái đẹp với cái có ích thì rơi vào chủ nghĩa vụ lợi, thực dụng. Cái có ích, lợi ích
ẩn dấu trong cái đẹp và được cái đẹp biểu hiện không phải là lợi ích vật chất trực
tiếp mà lợi ích tinh thần.
Cái đẹp là cái có ích là nhờ vào ý nghĩa giáo dục của nó xét về nhiều khiá
cạnh khác nhau của đời sống tinh thần con người, như chính trị, đạo đức, pháp
quyền, khoa học, tôn giáo. Cantơ đã tuyên truyền cho chủ nghĩa hình thức trong
nghệ thuật và cho rằng quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” là sai lầm.
Cái đẹp phải dựa trên cái thật và cái tốt. Từ lâu người ta đã có quan niệm
cho rằng chân – thiện – mỹ là hệ giá trị cao nhất trong đời sống tinh thần của con
người cái mà con người cần phải vươn đến, phải đạt được để khẳng định sự hoàn
thiện và phát triển của con người. Quả thực cái giả không thể đep, cái xấu không thể
đẹp. Một tác phẩm nghệ thuât chỉ đẹp và có giá trị đích thực khi nó phản ánh sự thật
của cuộc sống, giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn xã hội. Cái đẹp
dựa trên cái thật, cái tốt (khiá cạnh đạo đức); nhưng có những cái thật cái tốt chưa
phải là cái đẹp, chúng chỉ trở thành đẹp khi hiện ra trong hình tượng cảm tính – cụ
thể và là một giá trị thẩm mỹ được xã hội thừa nhận.
Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, dùng để khái quát những
giá trị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của hiện thực thẩm mỹ, xuất phát từ
thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cụ thể – cảm tính phù hợp với tình
cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của xã hội nhất định.
Như vậy, ngọn nguồn của bản chất vươn tới cái đẹp, sáng tạo theo qui luật
của cái đẹp, đầu tiên nằm trong bản chất tự nhiên, sinh học rồi phát triển rộng ra xã
hội trong tiến trình lịch sử của con người. Có hiểu như vậy mới khắc phục được tính
phiến diện trong sự cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp.
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 16
1.4. Biểu hiện của cái đẹp
1.4.1 Cái đẹp trong tự nhiên, trong thiên nhiên
Cái đẹp thuần túy của tự nhiên là không tồn tại. Núi non, trăng sao là đối
tượng khách quan của con người. Khi con người chưa xuất hiện, núi non, trăng sao
đã có rồi, song chúng chưa trở thành đối tượng đẹp. Cái đẹp của tự nhiên, thiên
nhiên chỉ có được khi con người chiếm lĩnh, cảm thụ chúng. Một thiên nhiên đẹp
như cái đẹp của khoáng vật, của các vật thể, các hiện tượng thiên nhiên, phong cách
thiên nhiên là khách quan, và chúng chỉ có đẹp khi con người cảm nhận, lĩnh hội,
đánh giá các giá trị của chúng.
Một thiên nhiên đẹp là thiên nhiên bộc lộ cho con người thấy được sức sống
của nó, thấy được vẻ đẹp đích thực của nó trong mối quan hệ với cuộc sống con
người.
Mặt khác một thiên nhiên đẹp còn là một thiên nhiên mà ở đó con người
nghiền ngẫm, tìm thấy những yếu tố nào đó gần gũi với cuộc sống con người,
những rung động, xúc động thẩm mĩ nhất định. Những hiện tượng thiên nhiên mà
con người cho là đẹp nó có khả năng thôi thúc niềm cảm hứng, sự sáng tạo ở con
người.
Một thiên nhiên đẹp còn là một thiên nhiên được con người nhuận sắc. Một
thiên nhiên đẹp còn là một thiên nhiên được con người cải biến theo quy luật của
cái đẹp.
Có thể nói, thiên nhiên, cái đẹp trong thiên nhiên là bà mẹ tinh thần thứ hai
nuôi dưỡng cuộc sống của nhân loại, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người chúng ta.
1.4.2 Cái đẹp trong cuộc sống xã hội, trong cuộc sống con người
Lao động là vẻ đẹp kỳ diệu nhất trong đời sống xã hội, trong cuộc sống con
người, bởi vì chính lao động đã góp phần hoàn thiện bản thân con người, làm cho
các giác quan con người ngày càng phát triển. Ngoài ra, chính lao động đã sáng tạo
ra chủ thể thẩm mĩ. Đồng thời, lao động đã giúp cho con người không chỉ sáng tạo,
những vật dụng hữu ích phục vụ cho cuộc sống con người, mà chính lao động còn
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 17
giúp con người tạo ra sản phẩm đẹp. Những sản phẩm đẹp này có khả năng tác động
vào chủ thể thẩm mĩ, có tính chất xã hội và tạo khoái cảm thẩm mĩ của con người.
Cũng chính thông qua lao động, thông qua hoạt động thực tiễn, những quan
hệ giữa người với người ngày càng phát triển và hoàn thiện, và quan đó mỗi người
cũng dần hoàn thiện chính mình và con người cảm thấy hứng thú trước những vẻ
đẹp kỳ diệu mà con người đã sáng tạo ra thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động
lao động.
Khi phạm vi hoạt động xã hội của con người được mở rộng, con người bắt
đầu đánh giá bản thân mình, đánh giá các mối quan hệ xã hội theo những tiêu chuẩn
của cái đẹp. Và khi ấy, cái đẹp trong đời sống xã hội, trong cuộc sống con người,
nhất là trong xã hội có giai cấp, thường gắn liền với tiêu chuẩn chính trị và những
chuẩn mực đạo đức của một thời đại nhất định, của một dân tộc nhất định.
Cái đẹp trong xã hội bao giờ cũng được xem xét, đánh giá từ những chuẩn
mực của các hiện tượng đó với nhân dân, đối với sự tiến bộ xã hội.
Cái đẹp trong đời sống xã hội gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng con
người thoát khỏi mọi xiềng xích, mọi áp bức, gắn liền với sự phát triển hài hòa, toàn
diện nhân cách con người. Do vậy, cái đẹp trong đời sống luôn chứa đựng nội dung
nhân đạo sâu sắc.
1.4.3 Cái đẹp trong nghệ thuật
Nghệ thuật là hình thức cao nhất của sự đồng hóa, sự chiếm lĩnh thẩm mĩ của
con người đối với thế giới. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật vừa là một hoạt động
nhận thức, vừa là hoạt động tư tưởng của con người. Không có lĩnh vực nào mà cái
đẹp lại biểu hiện tập trung như trong nghệ thuật.
Gorki đã từng viết: “Ở đâu và bất cứ lúc nào, con người cũng sáng tạo cái
đẹp. Do bản chất của mình, con người là nghệ sĩ. Bất cứ ở đâu, con người cũng ra
sức bằng cách này hay cách khác lồng cái đẹp vào trong cuộc sống của mình”.
Cái đẹp và nghệ thuật đã được nhiều nhà mỹ học trong suốt trường kỳ lịch sử
tập trung nghiên cứu. Đó là những cơ sở cho các quan niệm mỹ học là khoa học về
cái đẹp (Baumgarten) và mỹ học là triết học về nghệ thuật (Hegel). Cả hai quan
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 18
niệm đều chứng tỏ sự cố gắng nhận chân ra nét đặc thù của đối tượng mỹ học, song
không tránh khỏi sơ sài và phiến diện. Đành rằng, cái đẹp có vị trí đặc biệt trong đời
sống thẩm mỹ. Nhưng ngoài cái đẹp, mỹ học còn đặt cho mình nhiệm vụ nghiên
cứu các phạm trù thẩm mỹ cơ bản khác như cái cao cả, cái bi, cái hài và nhiều
phạm trù thẩm mỹ không cơ bản khác ngoài đời sống và trong nghệ thuật. Đấy là
chưa nói tới các phạm trù thể hiện chủ thể thẩm mỹ - một yếu tố không thể thiếu của
bất kỳ dạng quan hệ thẩm mỹ nào. Do vậy, có thể khẳng định: quan niệm “Mỹ học
là khoa học về cái đẹp” tỏ ra bất cập, còn quan niệm “Mỹ học là triết học về nghệ
thuật” thì lại vừa hẹp vừa mơ hồ. Hẹp vì mỹ học không chỉ nghiên cứu nghệ thuật
cho dù đây là hình thái biểu hiện tập trung vào cao độ đời sống thẩm mỹ của con
người. Mơ hồ vì định nghĩa chưa chỉ ra thật xác định giới hạn nghiên cứu nghệ
thuật của mỹ học so với triết học và các ngành nghệ thuật học cụ thể khác.
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 19
Chương 2. BIỂU HIỆN CÁI ĐẸP
TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
2.1. Giới thiệu về Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò Sông Đà
2.1.1. Nhà văn Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay
thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một
gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc thành chung (trung học cơ sở) thì bị đuổi vì
tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt
(1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép. Ở
tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ
năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng
một thời, Một chuyến đi Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì
giao du với những người hoạt động chính trị.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham
gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà
(1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và
hương vị đất nước.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học
phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Năm 1996 ông được Nhà
nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Nguyễn Tuân yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn
Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà , những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 20
ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam
Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng
định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là "chủ nghĩa
xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa
(hai lần bị tù).
Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn
am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh Ông
còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam.
Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường
khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.
Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình.
Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh"
và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho
quan niệm ấy.
Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu
tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng.
Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công
xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương,
Chiếc lư đồng mắt cua
2.1.2 Nguyễn Tuân và cái đẹp
Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là giai đoạn trước
Cách mạng tháng Tám. Tính chất phức tạp ấy không chỉ biểu hiện trong cái tôi cá
nhân chủ nghĩa cực đoan, mà còn ở trong quan điểm nghệ thuật và quan điểm thẩm
mĩ của nhà văn. Đối với Nguyễn Tuân, văn chương và nghệ thuật đứng trên mọi thứ
thiện ác ở đời. Ông quan niệm, “viết văn không khuynh hướng”. Khát vọng mà nhà
văn muốn vươn tới và thể hiện trong tác phẩm của mình là cái đẹp và chỉ cái đẹp mà
thôi. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, kể cả những năm trước cách mạng cũng như
sau này, Nguyễn Tuân luôn khát khao vươn tới cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Nguyễn
Đình Thi đã từng khẳng định, Nguyễn Tuân là “Người đi tìm cái đẹp và cái thật”.
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 21
2.1.3. Tác phẩm Người lái đò Sông Đà
Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là bút ký đặc sắc, là kết quả của
chuyến thâm nhập thực tế vùng sông Đà 1958 – 1960 của nhà văn, in trong tập bút
ký Sông Đà. Cảm hứng gắn bó với mảnh đất và con người Tây Bắc đã in đậm trong
hình ảnh người lái đò nghệ sĩ và con sông Đà vừa hùng vĩ vừa nên thơ.
Người lái đò Sông Đà là một trong những tác phẩm biểu hiện rõ nét quan
điểm, khuynh hướng sáng tạo, kiếm tìm cái đẹp của Nguyễn Tuân. Đó là cái đẹp
của thiên nhiên Tây Bắc mà ông gọi là vàng và con người Tây Bắc mà ông gọi lại
thứ “vàng mười” đã qua thử lửa.
2.2 Biểu hiện của cái đẹp trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà
Như đã khái quát ở trên, qua một đời văn Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn
Đình Thi đã khái quát trong điếu văn truy điệu Nguyễn Tuân “Ông là người đi tìm
cái đẹp và cái thật”. Trong tiểu luận này, em chỉ đi vào tìm hiểu cái đẹp trong thiên
nhiên và con người trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà.
2.2.1 Cái đẹp của thiên nhiên trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà
Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đi vào khám phá con sông Đà ở
hai vẻ đẹp, đó là sự hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên mà cụ thể là con sông Đà hung
bạo và nét đẹp trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn miêu tả con
sông ở vùng hạ lưu.
Cái hùng vĩ, dữ dội của con sông Đà nằm ở ngay cái điểm đầu của nó trên đất
nước ta. Ngay đầu tác phẩm, nhà văn giới thiệu ngay đến người đọc nét đẹp hùng vĩ
của núi Tây Bắc “Núi Tây Bắc cao một ngàn thước, hai ngàn thước, và ngọn núi ba
ngàn một trăm bốn mươi hai thước, đỉnh đá Phăng Tây Păng cao nhất của Tổ quốc
ta là mọc ở Tây Bắc. Nằm lọt giữa cái thảm đá, giường đá vĩ đại Tây Bắc là con
Sông Đà, đúng là trôi từ cấp đá các triền núi Tây Bắc dốc xuống”.
Bằng tài hoa nghệ thuật và sự tinh tế trong cảm nhận, nhà văn Nguyễn Tuân
đã khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của con sông Đà không chỉ ở diện mạo mà cả trong
tâm địa của nó.
Ở diện mạo, con sông Đà lộ rõ bộ mặt nham hiểm và nguy hiểm, đó là những
vách đá “Hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác đá. Mà nó còn là cảnh đá dựng bờ
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 22
sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách
đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Có đoạn con hổ con nai có thể
vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên
kia vách…”.
Và nữa là gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ
người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Với lối viết tài hoa, những câu văn
diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà
cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt, nuốt chửng con người.
Cái diện mạo dữ dằn của Sông Đà còn thấy ở những hút nước ở quãng Tà
Mường Vát: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu
ặc ặc lên …” những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền
xuống rồi đánh chúng tan xác”.
Âm thanh sóng nước sông Đà cũng hòa vào góp thêm cho cái diện mạo hiểm
độc của con sông, lúc thì “oán trách”, khi thì “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn
mà chế nhạo” rồi “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa … rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy
bùng bùng…”.
Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những
hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi
hồn vào từng thớ đá: “Cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”,
“nhăn nhúm”, “méo mó”. Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của
Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại, hung dữ với tâm
địa hiểm ác không lường hết được.
Con sông ấy với đá ngàn năm mai phục và luôn biết bố trí trùng vi thạch
trận để triệt tiêu đối thủ.
Trùng vi thạch trận thứ 1: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”,
“mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào
hông thuyền”…
Trùng vi thạch trận thứ 2: Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều
cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn…
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 23
Trùng vi thạch trận thứ 3: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng
chết, luồng sống ở ngay giữa.
Nhưng con Sông Đà, hay thiên nhiên Tây Bắc không chỉ có sự hùng vĩ, hung
bạo và hoang dã mà đó còn là một mảnh đất, dòng sông trữ tình, thơ mộng.
Cái vẻ thơ mộng của Sông Đà nhìn từ trên cao được Nguyễn Tuân cảm nhận
trong một cái nhìn tinh tế, thi vị “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng
hai và cuồn cuộc mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Nước Sông Đà cũng làm nên
nét trữ tình riêng biệt “Mùa thu dòng xanh ngọc bích…mùa thu nước Sông Đà lừ lừ
chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ như da mặt một
người bất mãn, bực bội vì mỗi độ thu về”.
Khác với bản tính gắt gỏng, hung bạo, nét trữ tình của Sông Đà và thiên
nhiên bên bờ sông Đà đẹp bởi nét hoang sơ, mộc mạc “Thuyền tôi trôi trên Sông
Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng lờ. Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông
này cũng lặng lờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy
lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bong người. Cỏ tranh đồi núi đang ra
những nón búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh ướt đẫm sương đêm. Bờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một niềm cổ tích tuổi
xưa”.
Sông Đà với những nét thi vị, hoang sơ đã giúp cho nó gợi được những niềm
thân quen, nhung nhớ của mỗi người khách Sông Đà “Chao ôi trông con sông, vui
như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.
Bằng trải nghiệm thực tế, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân đã mang
đến cho người đọc những nét đẹp của thiên nhiên Tây Bắc với sự phong phú đặc
sắc, đó là nét nên thơ quyến rũ của dòng sông được điểm tô trong mây trời Tây Bắc
và cũng từ con Sông Đà, người đọc bắt gặp và khám phá một vẻ đẹp hoang dã hung
bạo của thiên nhiên như một bức tranh hoành tráng dữ dội. Đặc biệt hơn đó là cách
cảm nhận cái đẹp theo một hướng khám phá thú vị tài hoa của người nghệ sĩ giúp
người đọc đi đến với những cảm nhận, liên tưởng mới mẻ, độc đáo.
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 24
2.1.2 Vẻ đẹp của người lao động trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà
Nếu như vẻ đẹp thiên nhiên Sông Đà, Tây Bắc là một thứ “vàng” thì vẻ đẹp
của những người lao động trên nền cảnh thiên nhiên ấy xứng đáng là một thứ “vàng
mười”. Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân tự ví mình là người đi tìm vàng
“…vì tôi cũng tự thấy mình là một người đang tìm vàng ở quanh Sông Đà, đi tìm
cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc, và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn
trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc
xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền”.
Vàng mười là cách mà nhà văn dùng để gọi những người lao động Tây Bắc.
Nguyễn Tuân là nhà văn đi tìm cái đẹp, và cái đẹp ở những con người Tây Bắc
trước hết là lao động, những người chèo đò trên dòng sông hung bạo.
Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã 70 tuổi, làm nghề đò dọc mười
năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm. Nhưng mười năm người lái đò đã in
dấu ấn khá đậm ở ngoại hình ông lão: Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc
nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông
ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhãn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng
mong một cái bến xa nào đó trong sương mù. Những dòng này được nhà văn viết ra
không chỉ để giới thiệu ngoại hình một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu
quý nghề ở chính người đó. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nén câu văn của mình
nhiều điều muốn nói, “hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng
hiển ngôn.
Nét đẹp đầu tiên của người lao động ấy trước hết là sự từng trải, những
nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thành
thạo nghề. Chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết: người lái đò còn là một linh hồn
muôn thuở của sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà,
ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục
lần… Sự từng trải của người lái đò còn thể hiện, dòng sông Đà với bảy mười ba con
thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng
nước của tất cả các con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò ấy,
như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 25
chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Không phải bỗng dưng mà nhà văn nổi
tiếng tài tử lại đưa vào trang viết của mình tỉ mỉ các ngọn thác, thời gian ông lái đò
làm nghề. Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với nghề
đến độ kỳ lạ ở ông lão lái đò. Đấy cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của
chính mình về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác hung
dữ ở sông Đà.
Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi
phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa.
Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả
những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của
mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường
sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vượt thác
đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối
phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một:… “Ngoặt khúc sông
lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời. Đá ở đây ngàn năm vẫn mai
phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng
ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một
số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đat nào trông cũng ngỗ ngược,
hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này… Sông Đà đã giao
việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng hòn
chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn
độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa
sẵn…”.
Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi
sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất
là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận
nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy
mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị
thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái,
mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ
hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò“phá luôn vòng vây
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 26
thứ hai”. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến vòng thứ
ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động
“tấn công”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng
đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như
một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn
được. Thế là kết thúc.
Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ
sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa
rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề
chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ
đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã
xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra
hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ
được nó nên có tự do.
Song, quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu
bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà
ngay ở những khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như
người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo. Chung quy lại,
nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ
đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì
thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba.
Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác.
Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác: Sóng thác
xèo xèo tan ra trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa
trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về
những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra
đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua
nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Như những nghệ sĩ chân chính, sau khi
vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công
sức của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét: Cuộc sống của họ là
ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 27
tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ… Họ nghĩ thế,
lúc ngừng chèo. Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dế thấy, nhưng nhìn người
lái đò tài hoa, người lái đò chỉ có Nguyễn Tuân. Và, lời ghi chú của nhà văn thật
đáng để suy ngẫm.
Nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhân vật chính diện
luôn được nhà văn chú ý mô tả ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước cách
mạng tháng Tám 1945, theo Nguyễn Tuân, cái tài hoa chỉ có ở lớp nhà nho trong
quá khứ thì nay, trong Người lái đò Sông Đà và nhiều tác phẩm khác, tác giả đã tìm
thấy và khẳng định cái đẹp ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao
động, trong hiện tại của đất nước. Cuộc đời của người lái đò vô danh, không tên
tuổi, nơi có những ngọn thác hoang vu, khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca,
một pho nghệ thuật tuyệt vời. Nếu như thiên nhiên sông Đà trong tác phẩm của
Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa trữ tình là “kẻ thù số một” của con
người, thì cũng chính thiên nhiên, qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị
con người và lao động.
2.2 Sự hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật
Người lái đò Sông Đà là một áng văn xuôi bất hủ, bởi lẽ nó mang những vẻ
đẹp riêng nó. Không chỉ là sự phản ánh cái đẹp của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ,
thơ mộng mà trên cái nền thiên nhiên ấy, nhà văn đi vào khám phá vẻ đẹp của người
lao động trên mảnh đất ấy, những con người rắn rỏi cần mẫn, vô danh nhưng thừa
lòng dũng cảm và những đức tính như những anh hùng vì trên ngực họ in hằn
những tấm huy chương ghi dấu lao động.
Ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tràn đầy âu yếm và nâng niu. Mỗi
câu chữ đều quyện chặt tình yêu với con sông thể hiện sinh động qua biện pháp
nhân hóa. Màu sắc và hình ảnh hiện lên đẹp như một bức tranh. Nhà văn đã khiến
cho bức tranh ấy mang một vẻ đẹp hoàn hảo, độc đáo và đầy ấn tượng. Có dòng
sông, có nước sông, có cảnh vật hai bên bờ sông nhưng đó phải là con sông như một
áng tóc trữ tình, bờ sông như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa.
Sông Đà đẹp! Đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng với Nguyễn Tuân dòng sông
mang một vẻ đẹp hoàn mĩ. Nó không chỉ đơn giản là một dòng sông chảy tràn qua
Cái đẹp trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân Trang 28
núi rừng Tây Bắc mà trở thành một sinh thể sống động, một linh hồn tinh tế và nhạy
cảm. Dòng sông Đà hùng vĩ, hiểm trở là kẻ thù, là thách thức, là một kẻ “hằng năm
đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người” ; vượt qua đoạn thượng nguồn
nó đã trở thành một cố nhân. Và khi trước cảnh: “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh-
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” Sông Đà trở thành “người tình nhân chưa quen
biết”… Cứ thế, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã dẫn dắt người đọc
chiếm lĩnh vẻ đẹp của con sông bằng tất cả niềm say mê, tình yêu với sông núi,
giang san. Nhà văn đã hát lên những lời ngợi ca say sưa về vẻ đẹp trữ tình tuyệt vời
của Sông Đà như một khúc ca hùng tráng, ngập tràn yêu thương đối với một vùng
thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà thể hiện qua ngòi bút tài hoa, uyên bác chủ yếu
ở vẻ đẹp hoang dại của thiên nhiên nhằm thỏa mãn thú ham xê dịch. Sông Đà được
miêu tả từ góc nhìn địa lý đã mang đến cho người đẹp một cái nhìn mới mẻ, đa dạng
về vẻ đẹp của thiên nhiên Tổ quốc.
Tùy bút với ưu thế của thể loại trung gian giữa tự sự và trữ tình, linh hoạt, đa
năng tạo điều kiện để nhà văn phát huy và thể hiện những khám phá phong phú và
độc đáo của mình, mang đến cho độc giả một dòng sông sinh động, ấn tượng và có
hồn. Đồng thời, chính sự linh hoạt của tùy bút đã giúp cho ngòi bút phóng túng, tài
hoa của Nguyễn Tuân có đủ không khí vẫy vùng mà khám phá và thể hiện cái đẹp.
Với thể tài tùy bút, nhà văn có được cái tự do phóng túng trong lối viết, điều
đó nó không chỉ phù hợp với tính cách Nguyễn Tuân mà còn phù hợp với nhân vật
người lái đò mà ông khám phá dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ.