I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm gần đây, ngành GD-ĐT đã có nhiều chủ trương
đẩy mạnh hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức với nhiều biện pháp,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Mặt khác, ngoài việc thực
hiện đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, giáo viên phải cân
đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong
quá trình giảng dạy. Giáo viên không được lạm dụng đọc - chép, mà phải
hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng tự học. nhằm
mục đích giúp học sinh yếu có thời gian nắm vững kiến thức, học sinh
đại trà được rèn luyện củng cố và đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức cho
học sinh khá giỏi.
Chương trình môn Toán lớp 3 là một bộ phận của chương trình Toán
ở tiểu học. Ở lớp 3, học sinh học tốt môn Toán sẽ giúp cho việc học Toán
ở lớp 4, 5 được thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Do vậy chúng tôi
mạnh dạn tổ chức chuyên đề về “Dạy phân hóa các đối tượng học sinh
trong giờ học toán.”
II .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Ở MÔN TOÁN LỚP 3.
Dạy học Toán 3 giúp học sinh:
1.Biết đọc, viết, đếm, so sánh và thực hiện các phép tính
cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100.000.
- Học thuộc các bảng tính và biết tính nhẩm trong phạm vi
các bảng tính.
- Biết cộng, trừ với các số có đến năm chữ số.
-
Biết nhân, chia các số có hai, ba, bốn chữ số cho số có
một chữ số (chia hết và chia có dư)
2. Biết tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính.
3. Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính.
4. Biết tìm một phần trong các phần bằng nhau của một
số.
5. Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp: độ
dài,
khối lượng, hiểu biết ban đầu về diện tích một hình và
Cm2 .
6. Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
7. Hiểu biết ban đầu về các yếu tố thống kê.
8. Biết giải toán có lời văn không quá hai bước tính.
II .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Ở MÔN TOÁN LỚP 3.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY_HỌC TOÁN 3.
1. Phương pháp dạy học bài mới:
a. Giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
- Giáo Viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện rồi giúp học
sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm mối quan hệ
của vấn đề đó với các kiến thức đã biết. Từ đó tự tìm cách
giải quyết vấn đề.
- Giáo Viên giúp học sinh trình bày cách giải quyết vấn đề.
b. Giúp học sinh tập khái quát hóa cách giải quyết vấn đề
để tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
c. Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến
thức
mới và các kiến thức có liên quan đã học.
d. Giúp học sinh phát triển trình độ tư duy và khả năng
diễn
đạt bằng lời, bằng hình ảnh, bằng ký hiệu…
Chú ý: Cần phát triển đúng mức các năng lực học tập của
HS.
2. Phương pháp dạy học bài thực hành, luyện tập.
a, Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới (hoặc kiến thức đã
học) trong nội dung các bài tập.
b. Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của
từng học sinh.
c. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng
HS.
d. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành,
luyện tập.
e. Tập cho học sinh thói quen tìm nhiều phương án để giải
quyết vấn đề, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt
được.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY_HỌC TOÁN 3.
IV. NỘI DUNG:
1.Những khó khăn:
* Việc hiểu và dạy phân hoá đối tượng học sinh của mỗi giáo viên chưa
đồng nhất. Cụ thể:
- Khi tổ chức tiết học theo hình thức dạy phân hoá đối tượng học sinh, hệ
thống bài tập, câu hỏi đưa ra cho học sinh chưa có tác dụng phát huy khả
năng của học sinh (có khi quá khó hoặc quá dễ).
- Trong cùng một thời gian ngắn phải dạy ít nhất 3 trình độ học sinh: khá
giỏi, trung bình, yếu nên chất lượng chưa cao, học sinh được luyện tập ít.
- Học sinh chưa chú ý đến việc học, các em còn hay nói chuyện. Một số
em cảm thấy mỏi mệt khi tham gia học tập.
- Một số phụ huynh chưa đầu tư cho các em. Các em còn thiếu bút, hay
quên vở ghi,
- Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế.
2. Để khắc phục những khó khăn đảm bảo chất lượng môn học chúng tôi
đề ra một số biện pháp dạy học như sau:
- Tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học.
- Lập kế hoạch kèm cặp giúp đỡ và bồi dưỡng các em.
- Luôn quan tâm tới từng đối tượng học sinh, phát huy khả năng học tập
của từng em.
-
Trong mỗi tiết học giáo viên cần phải chú ý tới các đối tượng học sinh.
-
Học sinh yếu đưa các câu hỏi dễ nhằm tạo hứng thú và giúp các em
nắm được các kiến thức cơ bản của môn học.
* Ví dụ: Bài tập 3/ 120 - Phân tích đề toán
Có mấy thùng sách? - có 2 thùng sách
Mỗi thùng có bao nhiêu quyển sách? - Mỗi thùng có 306 quyển sách.
Vậy tất cả có bao nhiêu quyển sách? - Tất cả có 306 x 5 = 1530
(quyển sách)
( Với khá giỏi không cần đặt câu hỏi này)
Cách 1: Số muối hai lần chuyển đi:
2000 + 1700 = 3700 (kg)
Số muối trong kho còn lại là:
4720 – 3700 = 1020 (kg)
Đáp số: 1020 kg
Cách 2: Số muối lần đầu chuyển đi còn lại là:
4720 - 2000 = 2720 (kg)
Số muối trong kho còn lại là:
2720 – 1700 = 1020 (kg)
Đáp số: 1020 kg
Cách 3: Số muối trong kho còn lại là:
4720 – (2000 + 1700) = 1020 (kg)
Đáp số: 1020 kg
* Ví dụ: Bài Luyện tập trang 105
Bài tập 4, yêu cầu HS giải được một cách, nhưng đối với HS
khá giỏi GV nên cho các em giải thêm cách 2, cách 3
- Đối với học sinh khá giỏi đưa thêm câu hỏi mở rộng, các cách làm
khác để phát huy khả năng sáng tạo của các em.
-
Trong mỗi tiết dạy GV cần nghiên cứu kĩ từ khâu soạn bài.
-
Bài soạn cần thể hiện rõ nội dung phân hoá đối tượng học sinh.
Những nội dung này được biểu hiện như sau:
+ Mục tiêu:
*Học sinh yếu, trung bình yêu cầu nắm được các kiến thức, kĩ năng
cơ bản của môn học.
* Ví dụ: Bài Tính giá trị biểu thức - Tuần 16 trang 79
-
Yêu cầu HS Y- TB chỉ làm 3 bài tập 1, 2, 3
* Học sinh khá - giỏi ngoài những yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản
như trung bình.
- Yêu cầu HS KG làm thêm BT 4 (giải toán có lời văn)
*Ví dụ: Bài Luyện tập chung - Tiết 117 - Tuần 24/120
- Yêu cầu HS Y- TB chỉ làm 3 bài tập 1, 2, 4
- Yêu cầu HS KG làm thêm BT 3 (giải toán có lời văn)
+ Nội dung dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức
- Câu hỏi nhắc lại kiến thức HS yếu
- Câu hỏi sáng tạo HS khá giỏi
Hoạt động 2: Luyện tập
1. Hệ thống bài tập từ dễ đến khó và yêu cầu từng nhóm hoàn thành bài.
Bài tập dành cho học sinh TB yếu ở dạng đơn giản. Khuyến khích để
các em phấn đấu làm một phần bài tập của nhóm có trình độ cao hơn.
Học sinh khá giỏi bài tập ở dạng phức tạp hơn phù hợp với khả năng
phát triển của học sinh.
Chú ý: học sinh yếu không yêu cầu hoàn thành hết bài tập.
2 Linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học: Hỏi đáp
(Học sinh TB- Y câu hỏi dễ, đơn giản; HS K-G câu hỏi khó, khái quát
hơn), thảo luận nhóm, luyện tập thực hành, trò chơi, tạo hứng thú cho
các em học tập.
Ví dụ: Bài Luyện tập chung – Tuần 17 trang 83
Bài tập 4 tổ chức học sinh thực hành dưới dạng trò chơi
3. Các hình thức dạy học:
- Cá nhân
- Lớp
- Thi đua theo nhóm, tổ: Nhóm khác trình độ để học sinh giỏi giúp
đỡ học sinh yếu. Nhóm cùng trình độ để các em phát huy sự sáng tạo,
học sinh yếu giáo viên dễ kiểm tra.
- Trò chơi học tập.
4. Kiểm tra đánh giá:
- Giáo viên đánh giá học sinh: Học sinh đánh giá học sinh,…
Học sinh trung bình yếu đánh giá theo hướng động viên, khuyến khích.
Học sinh Giỏi đánh giá theo sự sáng tạo, vận dụng vào thực tiễn của
các em.
V. KẾT LUẬN:
Tóm lại, dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh là
chủ trương nhằm giúp cho từng đối tượng học sinh đi vào các tiết học
một cách hứng thú, các em không cảm thấy chán với những kiến thức quá
dễ, cũng không mệt mỏi bởi những kiến thức quá khó và ôm đồm trong
các tiết học.
-
Trên đây là một vài biện pháp nhằm thực hiện tốt việc dạy phân hoá
đối tượng HS trong giờ học toán. Chắc chắn chuyên đề sẽ không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Mong các anh chị em đồng nghiệp
góp ý, bổ sung cho chuyên đề được hoàn thiện hơn.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CÁC THẦY CÔ GIÁO