Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

máy trong bảo vệ thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 70 trang )


1
MỞ ĐẦU

Mục ñích của môn học: Trang bị cho sinh viên ngành bảo vệ thực vật kiến
thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc của ñộng cơ ñốt trong, các loại máy phun thuốc
nước, phun thuốc bột, máy phun thuốc hỗn hợp, máy phun mù thường dùng trong bảo
vệ thực vật do người ñiều khiển mang sau lưng, ñặt sau rơ moóc kéo sau máy kéo hoặc
lắp sau máy kéo
Yêu cầu của môn học: Giải thích ñược cấu tạo, nguyên lý làm việc của ñộng
cơ ñốt trong, các cơ cấu và các hệ thống của ñộng cơ, của các loại máy chủ yếu thường
dùng trong bảo vệ thực vật.
Nội dung:
* Động lực cho các máy trong bảo vệ thực vật:
+ Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý làm việc của ñộng cơ ñốt trong kiểu pít
tông bao gồm các nội dung sau:
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu biên tay quay.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát ñộng cơ.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn ñộng cơ.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống ñánh lửa ñộng cơ xăng
- Hệ thống khởi ñộng của ñộng cơ
+ Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực
+ Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống thu công suất
* Máy bảo vệ thực vật: Nghiên cứu các vấn ñề sau:
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phun thuốc nước.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phun thuốc bột.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phun thuốc nước và bột ñồng
thời.
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị tạo mù.


- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phun thuốc thường dùng do
người mang sau lưng, lắp sau máy kéo hoặc ñặt trên rơ moóc
Phương pháp nghiên cứu:
- Giới thiệu những sơ ñồ cấu tạo ñơn giản nhất của các loại máy, của các hệ
thống và cơ cấu, của các bộ phận chính ñể trình bày nguyên lý làm việc của chúng.
- Đưa ra một số loại máy cụ thể ñể minh hoạ, ñồng thời giúp cho sinh viên nhận
biết ñược khi ra trường trực tiếp với sản xuất
Trong quá trình biên soạn, mặc dù ñã có nhiều cố gắng trong việc cập nhật kiến
thức mới, hiện ñại, tiếp cận với thực tiễn sản xuất song không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận ñược nhiều ý kiến ñóng góp của các nhà khoa
học, các bạn ñồng nghiệp ñể giáo trình thực sự là tài liệu học tập và tham khảo có giá
trị.
Mọi ý kiến ñóng góp xin gửi về: Bộ môn cơ khí – công nghệ sau thu hoạch, khoa
Nông Lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên – Số 567, Lê Duẩn, phường EaTam,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tác giả

GVC. ThS. Nguyễn Doãn Kiều

2
CHƯƠNG 1
ĐỘNG LỰC CỦA MÁY BẢO VỆ THỰC VẬT

1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.1.1 Khái niệm về ñộng cơ nhiệt
Động cơ ñốt trong là loại ñộng cơ mà nhiên liệu ñược ñốt cháy ngay trong xy
lanh của ñộng cơ. Môi chất là các chất cháy gồm không khí và nhiên liệu như xăng,
dầu ñiêzen, khí ga …khi cháy có áp suất và nhiệt ñộ cao, có khả năng giản nở sinh
công.

Động cơ ñốt trong gồm nhiều loại: Động cơ kiểu pít tông; ñộng cơ phản lực,
ñộng cơ rôto, tuabin khí cháy…
Động cơ ñốt ngoài là ñộng cơ mà nhiên liệu ñược ñốt cháy trong lò ñốt sinh
nhiệt, nhiệt làm nước trong nồi hơi sôi cho ta hơi nước. Hơi nước có nhiệt ñộ và áp
suất cao ñược ñưa vào trong xy lanh của ñộng cơ ñẩy pit tông chuyển ñộng ñể sinh
công.
So sánh ñộng cơ ñốt trong và ñộng cơ ñốt ngoài thì ñộng cơ ñốt trong có những
ưu ñiểm lớn như sau:
- Hiệu suất cao (khoảng 30% - 40%)
- Nếu cùng một công suất thì ñộng cơ ñốt trong gọn nhẹ hơn nhiều.
- Động cơ ñốt trong chỉ dùng ít nước thậm chí không cần dùng ñến nước nên
có thể hoạt ñộng ở vùng sa mạc.
- Động cơ ñốt trong dễ khởi ñộng.
- Động cơ ñốt trong khi dừng máy không phải tiêu tốn năng lượng, nhưng
ñộng cơ ñốt ngoài khi dừng máy tạm thời vẫn phải ñốt lò.
Chính vì những ưu ñiểm nổi bật ở trên nên ñộng cơ ñốt trong ñược sử dụng
rộng rãi trên mọi lĩnh vực của xã hội hiện nay.
Động cơ ñốt trong ñă trải qua một giai ñoạn phát triển lâu dài kể từ khi ñộng cơ
ñốt trong ñầu tiên ñược phát minh cho ñến ngày nay ñx ñạt ñược trình ñộ hoàn thiện
cao với công suất ngày càng lớn và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Để sử dụng ñộng cơ ñốt trong ñược hiệu quả ñòi hỏi người cán bộ kỹ thuật phải
có những kiến thức tốt về cấu tạo, nguyên lý làm việc và tính năng kỹ thuật của ñộng
cơ và máy móc nói chung, vì vậy giáo trình môn học này nhằm mục ñích cung cấp cho
sinh viên những kiến thức chung ñó.
1.1.2 Nhiệm vụ của ñộng cơ ñốt trong
Nhiệm vụ của ñộng cơ ñốt trong là chuyển nhiệt năng do phản ứng cháy của
nhiên liệu thành cơ năng làm quay trục cơ rồi thông qua hệ thống truyền lực truyền
ñến bánh xe chủ ñộng của ô tô máy kéo làm cho nó chuyển ñộng hoặc truyền ñến các
máy công tác khác.
1.1.3 Phân loại ñộng cơ ñốt trong

1.1.3.1 Căn cứ vào loại nhiên liệu người ta chia ra:
- Động cơ cháy bằng nhiên liệu lỏng
- Động cơ cháy bằng nhiên liệu khí.
- Động cơ cháy bằng nhiên liệu rắn (loại này chỉ dùng trước ñây hiện nay không
dùng nữa).
Trong loại nhiên liệu lỏng lại có: Nhiên liệu lỏng nhẹ (xăng) và nhiên liệu lỏng
nặng (dầu ñiêzen).



3
1.1.3.2 Căn cứ vào phương pháp tạo thành hỗn hợp cháy người ta chia ra:
- Động cơ hỗn hợp cháy ñược tạo thành ở bên trong xy lanh: Động cơ ñiêzen.
- Động cơ hỗn hợp cháy ñược tạo thành bên ngoài xy lanh: Động cơ xăng hay
ñộng cơ cácbuaratơ.
1.1.3.3 Căn cứ vào phương pháp ñốt cháy người ta chia ra:
- Đốt cháy cưỡng bức nhờ tia lửa ñiện của bu gi: Động cơ xăng.
- Đốt cháy theo phương pháp tự bốc cháy: Động cơ ñiêzen
1.1.3.4 Căn cứ vào hành trình làm việc của pít tông người ta chia ra:
- Động cơ 4 kỳ: Động cơ hoàn thành một chu trình làm việc sau 2 vòng quay
của trục cơ.
- Động cơ 2 kỳ: Động cơ hoàn thành một chu trình làm việc sau một vòng quay
của trục cơ.
1.1.3.5 Ngoài ra căn cứ vào phương pháp làm mát người ta chia ra:
- Động cơ làm mát bằng không khí
- Động cơ làm mát bằng nước
1.1.3.6 Căn cứ vào số lượng và cách bố trí xy lanh chia ra:
+ Động cơ một xy lanh
+ Động cơ nhiều xy lanh
- Động cơ nhiều xy lanh bố trí thẳng hàng

- Động cơ nhiều xy lanh bố trí hình chữ V.
- Động cơ nhiều xy lanh bố trí theo hình tròn …

Hình 1.1 Phân loại ñộng cơ theo số lượng và sự bố trí các xy lanh
a. Động cơ có một xy lanh (hoặc nhiều xy lanh thẳng hàng)
b. Động cơ có xy lanh bố trí hình chữ V.

1.2 LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
KIỂU PÍT TÔNG
Là loại ñộng cơ mà quá trình cháy xảy ra trong buồng ñốt, việc biến ñổi nhiệt
thành cơ năng ñược thực hiện bởi cơ cấu biên tay quay.
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
Trong quá trình làm việc của ñộng cơ, pít tông chuyển ñộng qua lại trong xy
lanh và có 2 vị trí giới hạn:
- Giới hạn trên gọi là ñiểm chết trên (ĐCT).
- Giới hạn dưới gọi là ñiểm chết dưới (ĐCD)
Hành trình làm việc của pít tông (ký hiệu là s): là khoảng cách từ ĐCT ñến ĐCD.
Thể tích buồng ñốt (ký hiệu là V
c
): Là khoảng không gian trong xy lanh giới hạn
bởi nắp xy lanh và ñáy pít tông khi ở ĐCT.

4
Thể tích làm việc của pít tông (ký hiệu là V
h
): Là thể tích của xy lanh nằm giữa
2 ñiểm chết của pít tông. Thể tích làm việc của xy lanh thể hiện sức mạnh của ñộng cơ.
Đối với ñộng cơ nhiều xy lanh thể tích làm việc của ñộng cơ bằng tổng số thể tích làm
việc của tất cả các xy lanh.


Hình 1.2 Sơ ñồ cấu tạo ñộng cơ ñốt trong kiểu pít tông
1. Van nạp 2. Van xả 3. Xi lanh
4. Pít tông 5. Thanh truyền 6. Trục cơ

Thể tích toàn phần của xy lanh (ký hiệu là V
a
): Là tổng thể tích buồng ñốt và
thể tích làm việc.
V
a
= V
h
+ V
c
(1.1)
Tỷ số nén của ñộng cơ (ký hiệu là ε): Là tỷ số giữa thể tích toàn phần và thể
tích buồng ñốt của xy lanh:

c
a
V
V
=
ε
(1.2)
Hỗn hợp cháy: Là hỗn hợp nhiên liệu và không khí ñược hoà trộn theo một tỷ lệ
nhất ñịnh.
Khí còn lại trong xy lanh: Là sản phẩm còn lại trong xy lanh sau quá trình xả
(do xả không hết khí cháy rồi trong xy lanh ra ngoài môi trường).
Hỗn hợp làm việc của ñộng cơ: Là hỗn hợp cháy mới ñược ñưa vào xy lanh và

khí còn lại trong xy lanh.
Hệ số thừa không khí (ký hiệu là α): là tỷ số giữa lượng không khí thực tế ñưa
vào trong xy lanh và lượng không khí tính theo lý thuyết dùng ñể ñốt cháy hoàn toàn 1
kg nhiên liệu.

lt
tt
L
L
=
α
(1.3)
Trong ñó: L
tt
là lượng không khí thực tế ñưa vào trong xy lanh tương ứng với
1 kg nhiên liệu (kg không khí / kg nhiên liệu). L
lt
là lượng không khí tính theo lý
thuyết ñưa vào trong xy lanh ñể ñốt cháy hết 1 kg nhiên liệu (kg không khí / kg nhiên
liệu).




5
1.2.2 Nguyên lý làm việc của ñộng cơ ñốt trong kiểu pít tông
1.2.2.1 Nguyên lý làm việc của ñộng cơ 4 kỳ
Sơ ñồ cấu tạo vẽ trên hình (1.2). Động cơ hoàn thành 1 chu trình làm việc sau 4
kỳ như sau:
a. Kỳ 1 (kỳ nạp)

Van nạp (1) mở (hình 1.2) van xả (2) ñóng, pít tông ñi từ ĐCT → ĐCD, do thể
tích buồng xy lanh (3) tăng, nên áp suất trong buồng xy lanh giảm xuống so với áp
suất bên ngoài. Vì vậy không khí sạch (ñối với ñộng cơ ñiêzen) hoặc hỗn hợp cháy
(ñối với ñộng cơ xăng) từ cácbuaratơ theo van nạp (1) ñược hút vào buồng xy lanh.
Khi pít tông ñi ñến ĐCD thì kỳ nạp kết thúc
b. Kỳ 2 (kỳ nén)
Tiếp theo kỳ nạp là kỳ nén. Ở kỳ này cả 2 van xả (1) và nạp (2) ñều ñựơc ñóng
lại. Pít tông chuyển ñộng từ ĐCD ñến ĐCT, không khí sạch + khí còn lại trong xy lanh
(ñộng cơ ñiêzen) hoặc hỗn hợp làm việc (ñộng cơ xăng) ñựợc nén lại trong xy
lanh.Vào cuối thời kỳ nén khi pít tông ñi ñến gần ĐCT người ta phun dầu ñiêzen vào
buồng cháy với áp suất cao (ñộng cơ ñiêzen) ở thời ñiểm này nhiệt ñộ trong xy lanh
lên ñến hàng ngàn ñộ nên dầu tự bốc cháy. Đối với ñộng cơ xăng cuối thời kỳ nén khi
pít tông ñi ñến gần ĐCT bu gi bật tia lửa ñiện ñể ñốt cháy hỗn hợp làm việc.
c.Kỳ 3 (kỳ giãn nở - sinh công)
Tiếp theo nén là kỳ giãn nở - sinh công. Ở kỳ này cả 2 van nạp (1) và xả (2) ñều
ñóng, nhiên liệu cháy có nhiệt ñộ và áp suất cao, giãn nở sinh công ñẩy pít tông ñi từ
ĐCT xuống ĐCD.
d.Kỳ 4 ( kỳ xả)
Tiếp theo kỳ giãn nở – sinh công là kỳ xả. Ở kỳ này pít tông ñi từ ĐCD lên
ĐCT van nạp (1) ñóng, van xả (2) mở ra, khí cháy rồi ñược pít tông ñẩy ra ngoài.
Vậy sau 2 vòng quay của trục cơ, tương ứng với 4 hành trình (2 lần ñi lên và 2
lần ñi xuống) của pít tông ñộng cơ 4 kỳ hoàn thành 1 chu trình làm việc. Trong 4 hành
trình ấy của pít tông chỉ có một hành trình sinh công.
1.2.2.2 Nguyên lý làm việc của ñộng cơ 2 kỳ
Ta chỉ nghiên cứu ñộng cơ xăng (Hình 1.3) vì ñây là loại ñộng cơ phổ biến làm
ñộng lực cho các máy bảo vệ thực vật cỡ nhỏ.
4

2 3


Hình 1.3
Sơ ñồ nguyên lý làm việc của ñộng cơ xăng 2 kỳ
1. Cửa nạp 3. Của xả
2. Cửa thổi 4. Bugi




a. Cấu tạo ñộng cơ xăng 2 kỳ
Sơ ñồ cấu tạo như trên hình (1.3). Bên thành xy lanh có các cửa sau:
- Cửa nạp, dùng ñể nạp hỗn hợp cháy từ cácbuaratơ vào ñáy các te.
- Cửa thổi, dùng ñể thổi hỗn hợp cháy từ ñáy các te lên buồng xy lanh.
- Cửa xả, dùng ñể xả khí cháy trong xy lanh ra môi trường trong quá trình xả.
Việc ñóng mở các cửa này là do pít tông dịch chuyển trong xy lanh thực hiện
(gọi là ñóng mở theo kiểu ngăn kéo)

6
Vị trí các cửa như sau: Cửa nạp thấp hơn cửa thổi, cửa thổi lại thấp hơn cửa xả.
b. Nguyên lý làm việc của ñộng cơ xăng 2 kỳ
Để hoàn thành một chu trình làm việc ñộng cơ phải trải qua 2 kỳ sau:
+ Kỳ 1 (Pít tông ñi từ ĐCD ñến ĐCT): Đầu tiên pít tông ñóng cửa thổi sau ñó
ñóng cửa xả và thực hiện quá trình nén hỗn hợp cháy. Trong quá trình ñi lên của pít
tông, không gian ñáy các te ñược mở rộng dẫn ñến áp suất trong ñáy các te giảm
xuống tạo ra chênh lệch áp suất giữa ñáy các te và môi trường bên ngoài. Pít tông ñi
lên ñến vị trí ñóng cửa xả thì cửa nạp bắt ñầu mở ra do sự chênh lệch áp suất nói trên,
hỗn hợp cháy từ cácbuaratơ sẽ ñi qua cửa nạp, nạp ñầy hỗn hợp cháy mới vào ñáy các
te.
Khi pít tông ñi gần ñến ñiểm chết trên, bugi sẽ bật tia lửa ñiện ñốt cháy hỗn hợp
làm việc sinh công ñẩy pít tông ñi xuống.
+ Kỳ 2 (Pít tông ñi từ ĐCT xuống ĐCD): Do hỗn hợp cháy bị ñốt cháy tạo ra

nhiệt ñộ và áp suất cao, giãn nở sinh công ñẩy pít tông chuyển ñộng ñi xuống. Khi ñi
xuống pít tông làm nhiệm vụ ñóng mở các cửa theo thứ tự như sau: Đầu tiên mở cửa
xả ñể xả khí cháy ra ngoài, lúc mở cửa xả thì pít tông cũng ñóng luôn cửa nạp (Tất
nhiên cửa thổi nằm giữa nên vẫn ñóng) vì cửa nạp ñóng mà pít tông chuyển ñộng ñi
xuống nên không gian trong ñáy các te bị thu hẹp lại, hỗn hợp cháy bị nén sơ bộ trong
ñáy các te. Pít tông tiếp tục ñi xuống gần ĐCD thì cửa thổi sẽ mở ra hỗn hợp cháy ñã
ñược nén sơ bộ từ ñáy các te ñựơc lùa vào xy lanh qua cửa thổi ñể nạp ñầy vào trong
xy lanh, chuẩn bị cho chu trình làm việc tiếp theo, ñồng thời hỗn hợp cháy từ ñáy các
te ñi vào trong xy lanh còn có nhiệm vụ thổi khí cháy rồi ra ngoài nhằm xả cho hết khí
cháy rồi làm chất lượng hỗn hợp làm việc mới của ñộng cơ cao hơn. Khi pít tông ñến
ĐCD thì kỳ 2 kết thúc và ñộng cơ hoàn thành xong 1 chu trình làm việc.
Vậy sau 1 vòng quay của trục cơ (trục khuỷu) tương ứng với 2 hành trình lên và
xuống của pít tông thì ñộng cơ hoàn thành 1 chu trình làm việc. Trong 2 hành trình ấy
của pít tông có một hành trình sinh công.
1.2.2.3 Trình tự làm việc của ñộng cơ nhiều xy lanh
Trong ñộng cơ nhiều xy lanh, nếu kỳ sinh công bắt ñầu từ xy lanh này thì kỳ xả,
nạp và nén diễn ra ở các xy lanh khác. Trình tự làm việc của ñộng cơ nhiều xy lanh là
thứ tự sinh công theo góc quay của trục khuỷu. Mỗi kỳ sinh công chiếm ½ góc quay
của trục khuỷu. Nó ñược tính toán trước với mục ñích ñảm bảo cho ñộng cơ làm việc
êm dịu, triệt tiêu ñược dao ñộng do các lực quán tính của các chi tiết chuyển ñộng gây
nên.
Vì vậy trong ñộng cơ 4 xy lanh, trình tự làm việc không phải là 1- 2 – 3 - 4 vì
như thế sẽ tạo ra dao ñộng rất mạnh trong máy.
Trình tự làm việc của ñộng cơ 4 xy lanh là: 1 – 3 – 4- 2.
Trình tự làm việc của ñộng cơ 6 xy lanh là: 1 – 5 – 3 – 6 – 2 – 4.
1.3 CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG
Cấu tạo của ñộng cơ ñốt trong kiểu pít tông gồm các bộ phận chính sau:
- Cơ cấu biên tay quay
- Cơ cấu phân phối khí
- Hệ thống bôi trơn

- Hệ thống làm mát
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Hệ thống ñánh lửa
- Hệ thống khởi ñộng


7
1.3.1 Cơ cấu biên tay quay
1.3.1.1 Nhiệm vụ
Cơ cấu biên tay quay có nhiệm vụ biến chuyển ñộng tịnh tiến khứ hồi của pít
tông trong xy lanh thành chuyển ñộng quay của trục cơ. Sơ ñồ cấu tạo cơ cấu biên tay
quay như hình (1.4)
1.3.1.2 Cấu tạo
Cơ cấu biên tay quay có các bộ phận chính sau:

ĐCT

Hình 1.4 Sơ ñồ cấu tạo cơ cấu biên tay quay
1. Trục khuỷu 2. Khuỷu
3. Biên 4. Pít tông ĐCD
5. Xy lanh 6. Nắp xy lanh
7. Cữa nạp (xả) 8. Xu páp


a. Xi lanh và nắp xy lanh
+ Xy lanh:
Là một ống có bề mặt hình trụ tròn xoay trong ñó có pít tông chuyển dịch. Xy
lanh làm việc trong ñiều kiện chịu nhiệt ñộ cao của khí cháy, áp suất rất lớn, chịu áp
lực bên gây mài mòn.


Hình 1.5 Xy lanh
1. Xy lanh 2. Áo nước làm mát xy lanh 3. Thân máy

Bề mặt làm việc của xy lanh ñược chế tạo với ñộ bóng cao (gọi là mặt gương xy
lanh). Bề mặt này có thể làm liền một khối với thân ñộng cơ hoặc làm thành những
ống ép vào thân ñộng cơ. Việc chế tạo xy lanh thành từng ống ép vào thân ñộng cơ cho
phép chế tạo xy lanh bằng các vật liệu có chất lượng cao ñồng thời rất dễ dàng cho
việc sửa chữa thay thế khi bị mài mòn.
Việc bố trí xy lanh ở ñộng cơ nhiều xy lanh có thể là 1 hàng thẳng, hai hàng tạo
thành hình chữ V. Loại ñộng cơ có xy lanh xếp hình chữ V có ưu ñiểm là giảm ñược
chiều dài và trọng lượng máy, tăng ñộ cứng vững của trục khuỷu, nhưng có nhược
ñiểm là kết cấu phức tạp.
Các xy lanh có thể làm rời hoặc làm liền thành 1 khối. Ở ñộng cơ làm mát bằng
không khí người ta thường làm các xy lanh rời nhau, phía ngoài xy lanh tiếp xúc với
không khí người ta bố trí các cánh tản nhiệt ñể thoát nhiệt nhanh làm mát ñộng cơ.
Đối với xy lanh làm liền người ta ép chúng chung trên 1 khối gọi là khối các te.

8
+ Nắp xy lanh:
Có thể chế tạo chung cho tất cả các xy lanh, cũng có thể chế tạo nắp riêng cho
từng xy lanh một hoặc chế tạo 1 nắp chung cho một nhóm xy lanh (từ 2; 3; xy lanh).
Nắp xy lanh ñược lắp với thân ñộng cơ bằng mối ghép bu lông, giữa nắp và
thân ñộng cơ có ñệm lớt bằng vật liệu chịu nhiệt ñể ñảm bảo kín khít và không bị cháy.
Nắp xy lanh của ñộng cơ làm mát bằng nước phải có khoang cho nước làm mát lưu
thông. Trong nắp xy lanh còn có ñường dẫn khí nạp và xả, có chỗ lắp các chi tiết của
cơ cấu phân phối khí và có ñường dẫn dầu bôi trơn.



Hình 1.6.

Xy lanh của ñộng cơ làm mát bằng không khí





Cấu tạo của nắp xy lanh có liên quan ñến dạng buồng ñối, buồng ñốt của
ñộng cơ phải có kích thước nhỏ gọn, mất mát nhiệt ít nhất, ñồng thời buồng ñốt
phải có dạng thuận lợi cho việc trộn hỗn hợp cháy và làm sạch các sản phẩm
cháy.
b. Nhóm pít tông (hình 1.7)










Hình 1.7 Pít tông
1. Đáy pít tông 2. Phần ép sát 3. Hông pít tông 4. Phần lồi phía trong ñể lắp chốt ắc

Điều kiện làm việc của pít tông: Chịu nhiệt ñộ cao, chịu ma sát, chịu tác dụng
của các lực quán tính và áp lực của khí nén nên nó phải thoả mÃn các yêu cầu sau:
- Đảm bảo ñộ kín khít cần thiết với thành xy lanh ñể khỏi lọt khí từ buồng ñốt
xuống ñáy các te.
- Thu nhiệt từ pít tông ít nhất và dẫn nhiệt từ ñáy pít tông sang thành xy lanh
tốt, chịu ñược nhiệt ñộ cao và lực tải lớn.

- Bôi trơn cho thành xy lanh nhưng không ñược ñể dầu bôi trơn từ ñáy các te lọt
lên buồng ñốt.
Pít tông ñược chế tạo bằng hợp kim nhôm hoặc gang.
Pít tông gồm các phần chính sau:

9
1. Đáy pít tông: là phía trên cùng của pít tông, ñáy pít tông tạo với nắp
xy lanh thành buồng ñốt khi ở ĐCT. Nó có các dạng: Thẳng, lồi, lõm hoặc hình thù
ñặc biệt.
2. Phần ép sát: Gồm có các rãnh trên ñó lắp các vòng găng (xéc măng).
Có 2 loại vòng găng:Vòng găng hơi và vòng găng dầu, trên pít tông vòng găng dầu lắp
ở phía dưới cùng.
3. Hông pit tông ñược làm lồi về phía trong và có lỗ xuyên ngang ñể lắp
chốt pít tông (còn gọi ắc pít tông) ñể nối ñầu trên của tay biên với pít tông. Tại vị trí
tương ứng với 2 ñầu chốt ắc có 2 rãnh ñể lắp 2 vòng hãm hạn chế sự chuyển dịch dọc
trục của chốt ắc.
Ắc pít tông là một trục rỗng dùng ñể nối ñầu biên trên với pít tông. Khi ñộng cơ
làm việc nó chịu tải trọng va ñập. Ắc pít tông ñược chế tạo từ thép hợp kim, mặt ngoài
của nó ñược tôi hoặc xê men tít hoá.
c. Biên (hình 1.8)
Biên có nhiệm vụ truyền chuyển ñộng từ pít tông ñến trục khuỷu, ñầu biên trên
chuyển ñộng tịnh khứ hồi cùng với pít tông, ñầu dưới chuyển ñộng quay cùng trục cơ,
các ñiểm khác dọc thân biên chuyển ñộng song phẳng.
Thân biên có thiết diện ngang hình chữ I, ở 1 số ñộng cơ có công suất lớn trong
thân biên còn có lỗ khoan dọc ñể dẫn dầu bôi trơn cho ổ ñỡ ở ñầu biên trên. Hai ñầu
của biên có 2 ổ trục (trượt hoặc lăn). Đầu biên dưới ñược lắp với cổ biên của trục
khuỷu và ñược chế tạo thành 2 nửa ghép lại bằng mối ghép bu lông.

Hình 1.8 Biên
1. Đầu biên trên 2. Đầu biên dưới 3. Thân biên

4. Bạc lắp chốt ắc 5. Bạc biên 6. Bu lông lắp biên vào cổ trục cơ

d. Trục cơ
Là chi tiết chịu tải lớn nhất của ñộng cơ. Nó nhận lực từ tay biên ñể có chuyển
ñộng quay và truyền chuyển ñộng quay ñó cho các cơ cấu khác. Nó chịu các lực kéo,
nén, uốn, xoắn, cắt … Có 2 ổ trượt hoặc lăn ñể lắp vào thân máy, trên trục cơ có các
ổ trục ñể lắp biên (hình 1.9)

10


Hình 1.9 Trục cơ
1. Đầu trước 2. Má trục 3. Cổ biên 4. Cổ chính 5. Đầu sau
6. Đối trọng (ñể làm ñều chuyển ñộng máy) 7. Bánh ñà (ñể dự trữ năng lượng)

Trên trục cơ có các cổ khuỷu ñể lắp biên, các cổ khuỷu ñược bố trí chế tạo lệch
nhau 1 góc α như sau:

i
0
720
=
α
(1.4) (Đối với ñộng cơ 4 kỳ)
Với i là số xy lanh của ñộng cơ.
Trong trục cơ còn có lỗ khoan ñi dọc trục ñể dẫn dầu bôi trơn cho các bạc biên.
e. Bánh ñà
Là một ñĩa kim loại năng có khối lượng tập trung ở vành ngoài, thường thì lắp
vào ñầu trục khuỷu ñể làm ñồng ñều tốc ñộ quay của trục khuỷu và giúp cơ cấu biên
tay quay vượt qua các ñiểm chết.

Bánh ñà của các ñộng cơ ñốt trong của máy cỡ nhỏ thường có gắn các thỏi nam
châm vĩnh cửu ñể tạo từ trường cho hệ thống ñánh lửa, ở phần moay ơ của bánh ñà
loại này có gắn cam của bộ ngắt nối. Ở ñộng cơ có hệ thống ñánh lửa bán dẫn trên
bánh ñà còn gắn cực dẫn từ ñể ñiều khiển thời ñiểm ñánh lửa (hình 1.10).

Hình 1.10 Bánh ñà của máy BVTV cở nhỏ

1. Đĩa 2. Nam châm 3. Cam ñánh lửa
g. Thân ñộng cơ
Là một chi tiết có cấu tạo phức tạp và khó chế tạo nhất của ñộng cơ. Trên thân
ñộng cơ lắp trục khuỷu và các chi tiết khác của ñộng cơ.
Thân ñộng cơ thường ñược chế tạo từ gang hoặc hợp kim nhôm
1.3.1.3 Những hư hỏng của cơ cấu biên tay quay
- Pít tông xy lanh bị hao mòn
- Vòng găng bị hao mòn
- Mòn các ổ trục



11

1.3.1.4 Sửa chữa cơ cấu biên tay quay
- Doa xy lanh, thay pít tông mới có ñường kính lớn hơn (lên cốt) kèm theo thay
vòng găng mới.
- Thay vòng găng mới
- Mài lại các ổ trục rồi thay các bạc mới có ñường kính nhỏ hơn.

1.3.2 Cơ cấu phân phối khí
1.3.2.1 Nhiệm vụ
Để ñóng mở các cửa nạp và xả theo một trình tự nhất ñịnh phù hợp với chu

trình làm việc của ñộng cơ, ñảm bảo việc nạp ñầy hỗn hợp mới vào xy lanh và thải hết
các sản phẩm cháy ra ngoài.
1.3.2.2 Phân loại
Hiện nay cơ cấu phân phối khí có 2 loại chính:
- Cơ cấu phân phối khí loại ngăn kéo: Trên xy lanh có các cửa nạp và xả, việc
ñóng mở các cửa nạp và xả là nhờ pít tông chuyển dịch trong xy lanh thực hiện (ví dụ
ở ñộng cơ xăng 2 kỳ).
- Loại có van: Việc ñóng mở các cửa nạp và xả là nhờ các van. Loại này ñược
áp dụng phổ biến trên ô tô, máy kéo. Chia làm 2 loại: loại van treo và van ñặt bên.
1.3.2.4 Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí loại van treo
a.Cấu tạo chung (hình 1.11)




Hình 1.11 Cơ cấu phân phối khí kiểu van treo
1. Xupap (van) 7. Con ñội
2. Bạc dẫn hướng 8. Cam
3. Lò xo xu páp 9. Bánh răng trục cam
4. Đòn gánh 10. Bánh răng trung gian
5. Vít ñiều chỉnh 11. Bánh răng trục khuỷu
6. Cần ñẩy







b. Nguyên lý làm việc Trục cam quay nhờ truyền ñộng từ trục khuỷu của ñộng cơ qua

bộ truyền bánh răng hoặc xích. Bình thường van (1) ñược ñóng kín nhờ lò xo tác ñộng
lên ñĩa ở ñuôi van. Khi phần lồi của cam (8) tác ñộng lên con ñội (7), làm cần ñẩy (6)
dịch chuyển lên phía trên, làm ñầu bên trái của ñòn gánh (4) chuyển ñộng lên trên, ñầu
bên phải ñòn gánh chuyển ñộng ñi xuống tỳ vào ñuôi van nén lò xo xuống làm cho van
(1) ñược mở ra.
Sau khi phần lồi của cam thôi không tiếp xúc với con ñội nữa, các chi tiết
chuyển ñộng theo chiều ngược lại, lò xo (3) làm cho van (1) ñược ñóng lại.
Giữa ñầu bên phải ñòn gánh và ñuôi van phải ñể 1 khe hở gọi là khe hở nhiệt.
Khe hở này có thể ñiều chỉnh bằng vít ñiều chỉnh (5) Khe hở này ñể phòng sự giản nở
về nhiệt của van (1) và làm cho van luôn ñậy kín khít ổ ñặt.

12

Trị số khe hở nhiệt = 0,15 ÷ 0,45mm, tuỳ thuộc vào từng loại ñộng cơ, ñược
quy ñịnh bởi nhà chế tạo.
1.3.2.4 Các bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí
Ta chỉ xét 2 bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí là van và trục cam
a. Van: Khi làm việc van chịu nhiệt ñộ rất cao: Van nạp từ (300 ÷ 400)
0
C, van xả từ
(800 ÷ 900)
0
C, ngoài ra van còn bị hao mòn hoá học do tiếp xúc với khí cháy, chịu tải
trọng va ñập, bị hao mòn tại bề mặt làm việc ở ñĩa và thân van.
Vật liệu chế tạo van là thép nhiều crôm.
Van có cấu tạo gồm 4 phần chính là:
- Đĩa van là phần tiếp xúc với buồng ñốt
- Mặt tựa van: có dạng hình côn với góc vát 45
0
, ñược rà cẩn thận ñể ñậy

kín khít lên ổ ñặt
- Thân van: là phần nối giữa ñĩa van và ñuôi van, chuyển ñộng trong bạc
dẫn hướng.
b. Trục cam: Trục cam thường có 3 hoặc 5 cổ trục ñể lắp vào thân ñộng cơ, và trên nó
có các cam (hình 1.12). Việc bố trí các cam phụ thuộc vào trình tự làm việc của ñộng
cơ và số xy lanh. Góc lệch nhau giữa các cam cùng tên của các xy lanh làm việc kế
tiếp nhau là:

i
0
720
=
ϕ
(1.5) (i là số xylanh của ñộng cơ)
Tỷ số truyền giữa trục khuỷu và trục cam là:

camtr
khuyutr
n
n
i
.
.
=
(1.6)
Với n
tr.khuyu


n

tr.cam
là số vòng quay của trục khuỷu và của trục cam (vg/phút)
- Đối với ñộng cơ 4 kỳ
1
2
.
.
==
camtr
khuyutr
n
n
i

- Đối với ñộng cơ 2 kỳ
1
1
.
.
==
camtr
khuyutr
n
n
i












Hình 1.12 Trục cam
1. Các cổ trục 2. Các cam

Kích thước và thiết diện của cam xác ñịnh các thời ñiểm ñóng mở, quy luật
nâng và thời gian mở van.
Cam có 2 loại tiết diện:
- Cam lồi: Là cam ñược tạo bởi các cung tròn
- Cam tiếp tuyến: Là cam ñược tạo bới 2 cung tròn và 2 tiếp tuyến



13

1.3.2.5 Pha phân phối khí
Để làm sạch xy lanh khỏi các sản phẩm cháy và nâng cao ñộ nạp ñầy xy lanh
người ta cố gắng tăng thời gian mở các van xả và nạp tới mức có thể.

Hình 1.13 Pha phân phối khí

Thời gian mở các van biểu thị bằng góc quay của trục khuỷu ñược gọi là pha
phân phối khí (hình 1.13)
Ở phần lớn các ñộng cơ xăng và ñiêzen van nạp ñược mở sớm 10-20
0
trước

ĐCT.
Ở một số ñộng cơ chạy vận tốc chậm van nạp lại mở muộn (2-10
0
) sau ñiểm
ĐCT sở dĩ như vậy là vì: Ở cuối thời kỳ xả áp suất trong xy lanh (do vận tốc chậm)
phần nào cao hơn áp suất ở cửa nạp nên ở thời ñiểm này mà lại mở van nạp thì không
những khí nạp mới không vào xy lanh ñược mà khí cháy rồi có khả năng dồn ra cửa
nạp cản trở quá trình nạp.
Việc ñóng các van nạp ở hầu hết các ñộng cơ ñược tiến hành muộn khoảng 40-
70
0
sau ĐCD. Khí nạp vẫn tiếp tục dồn vào xy lanh trong khi pit tông ñi từ ĐCD ñến
ĐCT, sở dĩ làm ñược ñiều này là khi pit tông ñến ĐCD áp suất trong xy lanh vẫn còn
nhỏ hơn áp suất khí quyển, mục ñích ñóng van nạp muộn là ñể nạp ñầy cho xy lanh.
Ở tất cả các ñộng cơ, van xả thường mở sớm 30-70
0
trước khi pit tông xuống
ñến ĐCD. Lúc này áp suất trong xy lanh khoảng (294÷392) KN/m
2
và phần lớn khí
cháy rồi ñược ñẩy ra khỏi xi lanh khi pit tông ñi ñến ĐCD. Quá trình xả tiếp tục khi pit
tông ñi từ ĐCD ñến ĐCT và kéo dài 2-30
0
sau ĐCT van xả mới ñóng lại, mục ñích ñể
xả hết khí cháy làm sạch xy lanh.
1.3.2.5 Chăm sóc, ñiều chỉnh cơ cấu phân phối khí
Trong quá trình làm việc, cơ cấu phân phối khí thường có những hư hỏng sau:
- Bề mặt làm việc của các van bị hao mòn, cháy rỗ.
- Các van bị vênh, cong dẫn ñến không ñậy ñược kín khít.
- Các bề mặt làm việc của trục cam (các cam, các cổ trục) bị hao mòn.

- Các bề mặt làm việc của các chi tiết khác như như con ñội, ñầu ñòn gánh
cũng bị hao mòn, các chi tiết ñiều chỉnh (như khe hở nhiệt) bị thay ñổi
Các van và ổ bị mòn và cháy rỗ nên ñóng không khít, dẫn ñến sự lọt khí làm
giảm công suất của ñộng cơ và tăng nhanh hao mòn của các van cũng như ổ ñặt.
Người ta dùng dụng cụ chuyên dùng ñể kiểm tra ñộ kín khít của van. Nếu van bị hở có
thể khắc phục bằng cách rà lại các van hoặc doa lại các ổ và mài hoặc thay van mới,

14

các cổ trục và các cam bị mòn khắc phục bằng cách mài lại trục cam trên máy mài
chuyên dùng.
Sau một thời gian làm việc trị số khe hở nhiệt thường bị sai lệch. Nếu khe hở
nhiệt nhỏ quá (hoặc không còn khe hở nhiệt nữa) thì van sẽ ñậy không khít, ñộng cơ sẽ
nóng. Nếu khe hở nhiệt quá lớn thì ñộ mở của van bị giảm sinh ra tiếng gõ và gây hao
mòn một số chi tiết. Vì vậy ta phải kiểm tra ñiều chỉnh khe hở nhiệt cho cơ cấu phân
phối khí.

1.3.3 Hệ thống làm mát ñộng cơ
1.3.3.1 Nhiệm vụ
Khi ñộng cơ làm việc nhiệt ñộ trong xi lanh lên tới (1800÷2200)
0
C, ñể ñộng cơ
làm việc ñược bình thường cần phải thoát nhiệt từ ñộng cơ ra môi trường xung quanh.
Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giảm một cách cưỡng bức nhiệt ñộ các chi tiết
của ñộng cơ ñến giới hạn cho phép ñể ñộng cơ hoạt ñộng bình thường.
1.3.3.2 Phân loại
Có hai loại hệ thống làm mát:
- Hệ thống làm mát bằng không khí
- Hệ thống làm mát bằng nước
Ở hệ thống làm mát bằng nước, nhiệt ñược truyền từ thành xy lanh ra môi

trường xung quanh qua một chất lỏng trung gian là nước làm mát.
+ So với hệ thống làm mát bằng không khí hệ thống làm mát bằng nước có
những ưu ñiểm sau:
- Chế ñộ nhiệt của ñộng cơ thấp cho phép nâng cao hệ số nạp ñầy xy lanh, nâng
cao tỷ số nén và tăng công suất ñộng cơ
- Khe hở nhiệt cho phép giữa pít tông và xy lanh nhỏ hơn, do ñó ñộng cơ dễ
khởi ñộng.
- Việc làm mát ñộng cơ ñược tốt hơn
Tuy nhiên hệ thống làm mát bằng nước có cấu tạo phức tạp hơn, dễ bị hư hỏng.
1.3.3.3 Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát
a. Cấu tạo (Hình 1.14)
b. Nguyên lý làm việc: Nước ở các áo nước thu nhiệt từ các xy lanh ñi qua van nhiệt
vào két nước. Tại két nước, nước ñi từ khoang trên xuống khoang dưới qua các ống
nhỏ dẹt và ñược làm mát bằng luồng gió do quạt thổi ngang qua. Sau ñó nước lại ñược
bơm (3) bơm từ khoang dưới của két nước vào trong các két nước ñể tiếp tục vòng
tuần hoàn.
Van nhiệt có tác dụng mở cho nước nóng ñi qua két nước khi ñộng cơ nóng.
Còn khi ñộng cơ nguội van nhiệt không cho nước trong các áo nước ñi ra két nước mà
theo ñường dẫn về khoang hút của bơm (3) nhằm làm cho ñộng cơ ñược hâm nóng
nhanh hơn.
Quạt và bơm nước thường lắp chung trên 1 trục và ñược dẫn ñộng từ trục khuỷu
nhờ truyền ñộng ñai.


15



Hình 1.14 Hệ thống làm mát bằng nước
1. Két nước có các ống dẫn nước ñi từ trên xuống. 2. Quạt gió (hút gió vào)

3. Bơm nước 4. Các áo nước 5. Van nhiệt

1.3.3.4 Các bộ phận chính của hệ thống làm mát
a. Két nước: Gồm có khoang trên và khoang dưới ñược nối thông với nhau qua phần
tỏa nhiệt. Khoang trên chứa nước nóng từ ñộng cơ tới, khoang dưới chứa nước ñã
ñược làm mát ñể ñưa vào ñộng cơ. Khoang trên và khoang dưới nối với nhau bằng các
ống nhỏ dẹt xuyên qua các lá tản nhiệt nằm ngang ñặt song song với nhau (hình 1.15).
Vật liệu chế tạo két nước là ñồng thau.
b. Bơm nước: Thường dùng bơm ly tâm áp suất thấp, có kích thước nhỏ gọn và năng
suất cao, trục bơm thường ñược lắp chung trục với trục quạt làm mát, nhận chuyển
ñộng quay từ trục cơ qua bộ truyền dây ñai.
c.Van nhiệt: Người ta thường dùng van nhiệt kiểu xi phông có chất nạp lỏng hoặc rắn
(hình 1.16) nó gồm có thân dạng hộp xếp (1), liên kết với van (4) và các lá van (3) ở
phia bên trong hộp xếp có chứa chất lỏng dễ bay hơi (như ete hoặc hỗn hợp cồn etyl
và nước)


Hình 1.15 Két nước làm mát
1. Ống nhỏ dẹt
2. Các lá tản nhiệt nằm ngang




Khi nhiệt ñộ của nước trong áo nước lớn thì chất lỏng nạp bay hơi làm dãn hộp
xếp ñóng cửa bên và mở cửa trên ñưa nước ra két ñể làm mát.
Thường nhiệt ñộ ñộng cơ ≤ (80÷85)
0
C van nhiệt ñóng cửa trên, nước từ áo
nước không ñi ra két nước ñể làm mát, khi nhiệt ñộ ñộng cơ > (80÷85)

0
C van nhiệt
mở, nước từ áo nước ñi ra két nước.
2

1

3


16


a) b)
Hình 1.16 Van nhiệt
a) Đang mở cửa bên ñóng cữa trên
b) Đang mở cửa trên ñóng cữa bên
1. Hộp xốp 2. Cửa bên 3. Van bên 4. Van trên 5. Cửa trên

1.3.3.5 Chăm sóc hệ thống làm mát
Ở hệ thống làm mát bằng nước thường có những hư hỏng sau ñây:
- Sau một thời gian làm việc thành các áo nước và thành các ống dẫn nước ở két
nước bị ñọng cặn làm cho khả năng truyền nhiệt ở ñây bị giảm.
- Nước trong hệ thống làm mát bị chảy ra ngoài
- Số vòng quay của bơm nước và quạt gió không ñủ do dây ñai truyền ñộng bị
chùng và trượt
Những hư hỏng ñó dẫn ñến kết quả là làm cho ñộng cơ bị qua nóng. Vì vậy ta
phải chăm sóc bảo dưỡng hệ thống làm mát như sau:
- Kiểm tra mực nước làm mát, nếu thiếu thì bổ sung ngay.
- Kiểm tra và ñiều chỉnh ñộ căng dây ñai truyền ñộng cho bơm nước, bơm mỡ

bôi trơn cho các ổ bi bơm nước.
- Định kỳ súc rửa két nước và làm sạch các áo nước khỏi cặn.
- Kiểm tra bắt chặt các bu lông ñai ốc ở các bề mặt lắp ráp.
Để hạn chế ñóng cặn trên thành áo nước và ở két nước chỉ nên dùng nước mềm
ñổ vào két nước.
Đối với hệ thống làm mát bằng không khí, việc chăm sóc bảo dưỡng ñơn giản
hơn, chỉ cầu làm sạch các cánh tản nhiệt ở xi lanh, ñiều chỉnh ñộ căng dây ñai quạt gió.

1.3.4 Hệ thống bôi trơn ñộng cơ
1.3.4.1 Nhiệm vụ
Hệ thống bôi trơn ñộng cơ dùng ñể ñưa dầu bôi trơn ñến các bề mặt của các chi
tiết có chuyển ñộng tương ñối với nhau, mục ñích ñể giảm ma sát → giảm hao mòn,
làm mát và làm sạch các bề mặt này.
1.3.4.2 Phân loại
Căn cứ vào phương pháp ñưa dầu tới các cụm ma sát người ta chia ra 3 loại:
- Bôi trơn theo kiểu bắn tóc: Trục cơ quay, dầu chứa ở ñáy cácte ñược cổ khuỷu
cùng với ñầu biên dưới làm dầu vung lên trong khoang trống của thân ñộng cơ, các
giọt dầu lọt vào bôi trơn cho các bề mặt cọ xát. Nhược ñiểm của bôi trơn loại này là
tuỳ thuộc theo mức dầu bị tiêu hao mà khả năng bôi trơn giảm, khả năng sinh ra ma
sát nửa ướt tăng, những dọt dầu nhỏ hoạt ñộng ñễ bị ô xy hoá, biến chất, không thực
hiện ñược việc lọc dầu trong quá trình làm việc. Do vậy việc bôi trơn này chỉ dùng cho

17

ñộng cơ có công suất không lớn, tải trọng ở các ổ ñỡ nhỏ, như ở một số ñộng cơ khởi
ñộng của máy kéo ñiêzen.
- Bôi trơn cưỡng bức: Dầu ñược bơm với áp suất nhất ñịnh theo các ống dẫn
dầu và lỗ khoan ñến các bề mặt cọ xát của ñộng cơ. Phương pháp này khắc phục ñược
các nhược ñiểm của phương pháp bôi trơn theo kiểu bắn toé, làm việc tin cậy. Nhờ dầu
ñược bơm với áp suất cao mà ñảm bảo ñược lớp dầu cần thiết ñể bôi trơn, làm thoát

nhiệt và làm sạch các bề mặt khỏi các sản phẩm do bào mòn. Trong quá trình làm việc
dầu luôn ñược lọc và ñược làm mát, quá trình ô xy hoá xẩy ra chậm, thời gian phục vụ
của dầu tăng.
- Hệ thống bôi trơn phối hợp: Các cụm ma sát của ñộng cơ chịu tải trọng lớn
ñược bôi trơn bằng dầu có áp suất do bơm cung cấp, còn các cụm khác ñược bôi trơn
theo kiểu bắn toé. Loại này ñược sử dụng rộng rãi trên các ñộng cơ.
Ở các ñộng cơ 2 kỳ của máy cỡ nhỏ không có hệ thống bôi trơn riêng. Việc bôi
trơn cho các cụm ma sát của ñộng cơ ñược thực hiện bằng cách pha dầu bôi trơn vào
nhiên liệu
1.3.4.3 Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn
a. Cấu tạo chung: (hình 1. 17)















Hình 1.17 Sơ ñồ cấu tạo hệ thống bôi trơn ñộng cơ
1,3. Bơm dầu 2. Ống hút 4. Bình lọc thô 5. Bình lọc tinh 6. Van
7-9. Các van 8. Két dầu 10. Van 11. Đồng hồ ño áp suất dầu 12. Đáy cácte


b. Nguyên lý làm việc:
Dầu bôi trơn từ ñáy các te qua ống hút dầu (2) ñược bơm dầu (1) và (3) bơm lên
theo 2 nhánh: Đến két dầu (8) và ñến bình lọc thô (4).
Dầu bôi trơn theo ñường dẫn ñến két dầu ñược làm mát rồi lại trở về ñáy các te.
Dầu theo ñường dẫn ñến bình lọc thô (4) ñược lọc rồi chia làm 2 phần: 1 phần
theo ñường dẫn qua bình lọc tinh (5) ñựơc lọc rồi trở về các te, phần thứ 2 theo ñường
dẫn ñến bôi trơn cho các ổ ñỡ chính và biên của trục khuỷu, các ổ ñỡ của trục cam và
các cụm ma sát khác của cơ cấu phân phối khí. Sau khi bôi trơn cho các chi tiết dầu lọt
qua các khe hở lại trở về ñáy các te. Một số cụm ma sát khác (thành xy lanh, các
cam ) ñược bôi trơn bằng dầu có áp suất cao phun qua các lỗ khoan hoặc ñược bôi
trơn bằng bắn toé.
Áp suất của dầu do bơm tạo ra ñược ñiều chỉnh bằng van (7) và (9). Khi áp suất
dầu quá lớn 2 van này sẽ mở ra cho dầu chảy về các te.

18

Van (6) lắp song song với bình lọc thô cho phép dầu chưa lọc ñi qua khi bình
lọc thô bị tắc (do lưới lọc bẩn).
Van (10) cho phép dầu cháy về ñáy các te trong trường hợp áp suất dầu trong
các ñường ống cao quá mức cho phép.
1.3.4.4 Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn
a. Bơm dầu: Dùng loại bơm kiểu bánh răng (Hình 1.18)


Hình 1.18 Bơm dầu
1. Vỏ bơm 2. Khoang hút
3. Khoang ñẩy 4. Bánh răng chủ ñộng





Khi bánh răng chủ ñộng (4) quay kéo theo bánh răng bị ñộng quay theo chiều
như hình (1.18), dẩu bôi trơn ñược bơm bánh răng bơm từ khoang hút (2) sang khoang
ñẩy (3) ñể ñưa ñi bôi trơn cho các chi tiết hoặc ra két dầu ñể làm mát.
b. Bình lọc dầu: Khi ñộng cơ làm việc chất lượng dầu bôi trơn luôn bị thay ñổi do các
tạp chất cơ học, do bị phân giải hoá học. Để giảm hao mòn các bề mặt cọ xát, dầu bôi
trơn phải thường xuyên ñược lọc.
Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt bình lọc thô và bình lọc tinh. Bình lọc
thô dùng ñể lọc dầu trước khi ñưa vào ñường dầu chính bôi trơn ñộng cơ. Bình lọc tinh
thường ñể lọc dầu cho sạch rồi trả về ñáy các te.
Bộ phận làm việc chủ yếu của bình lọc là ruột lọc với cấu tạo khác nhau (ruột
lọc với các lá kim loại , lưới kim loại, bằng nỉ , bằng giấy )
Ở một số ñộng cơ người ta dùng bình lọc tinh kiểu ly tâm có khả năng lọc
cao, cấu tạo ñơn giản tiện lợi và tin cậy trong quá trình sử dụng. Cấu tạo bình lọc tinh
như hình (1.19):

Hình 1.19. Bình lọc ly tâm
1. Vỏ bình lọc
2. Rôto
3. Trục rỗng
4. Ổ bi
5. Ziclơ



Trong vỏ của bình lọc (1) lắp rôto (2) quay tự do quanh trục rỗng (3) nhờ
những ổ bi (4). Dầu có áp suất cao do bơm cung cấp qua ñường dẫn vào khoang bên
trong của rô to rồi chảy với tốc ñộ cao qua các ziclơ ở phần dưới rôto. Nhờ phản lực
của các tia dầu, rôto quay với tốc ñộ cao (5000÷8000) vg/phút. Các chất cặn bẩn có
trong dầu dưới tác dụng của lực li tâm bị văng ra bám vào thành bên của rôto. Dầu

sạch sau khi ñược lọc qua bình lọc li tâm trở về các te.
Ở nhiều ñộng cơ người ta lắp chung bình lọc tinh và bình lọc thô trên 1 cụm.
c. Két dầu: Dùng ñể làm mát dầu bôi trơn, có 2 loại két dầu: Két dầu không khí và két
dầu nước.

19

- Két dầu không khí: ñặt ở trước két nước, dầu ñi qua két ñược làm mát nhờ
luồng không khí do quạt gió tạo ra. Loại này có cấu tạo ñơn giản, làm việc tin cậy
ñược sử dụng rộng rãi.
- Két dầu nước: Được ñặt ở vị trí bất kỳ trong ñộng cơ sao cho mặt ngoài của
nó luôn tiếp xúc với nước làm mát. Dầu qua két ñược làm mát nhờ nước tuần hoàn
trong hệ thống làm mát bằng nước bao quanh két dầu. Két dầu kiểu này có kích thước
nhỏ gọn ñảm bảo nhiệt ñộ của dầu ổn ñịnh hơn.
1.3.4.5 Chăm sóc hệ thống bôi trơn
- Hàng ngày trước khi máy làm việc nhất thiết phải kiểm tra mức dầu bôi trơn ở
ñáy cácte nhờ thước ño dầu. Nếu thiếu cần ñổ thêm dầu ñúng loại.
- Sau một thời gian làm việc theo quy ñịnh, cần thay toàn bộ dầu bôi trơn trong
hệ thống, cần luôn kiểm tra chất lượng dầu: Nếu ñộ nhớt của dầu không ñúng quy ñịnh
(loãng hoặc sánh quá) và trong dầu có nhiều tạp chất thì cần thay dầu mới. Đối với
máy mới sau thời gian chạy rà nhất thiết phải thay dầu bôi trơn.
- Theo ñịnh kỳ, 1 số bộ phận trong hệ thống bôi trơn ñược bảo dưỡng, các ruột
bình lọc phải ñược tháo rửa hoặc thay mới.
- Khi vận hành cần quan sát ñồng hồ ño áp suất dầu trong hệ thống. Nếu áp suất
quá cao hay quá thấp chứng tỏ hệ thống có hư hỏng cần dừng máy, phát hiện và sữa
chữa.
- Đối với ñộng cơ 2 kỳ khi vận hành nhất thiết phải pha dầu bôi trơn vào nhiên
liệu với tỷ lệ quy ñịnh ñể bôi trơn cho các cụm ma sát.

1.3.5 Hệ thống cung cấp nhiên liệu của ñộng cơ ñốt trong

1.3.5.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu của ñộng cơ xăng
a. Nhiệm vụ
Hệ thống cung cấp nhiên liệu của ñộng cơ xăng có nhiệm vụ tạo ra một hỗn hợp
cháy với thành phần và số lượng có thể thay ñổi phù hợp với từng chế ñộ làm việc của
ñộng cơ.
Thành phần của hỗn hợp cháy ñược ñánh giá bằng hệ số thừa không khí α

lt
tt
L
L
=
α

Trong ñó:
L
tt
: Lượng không khí thực tế có trong hỗn hợp cháy ứng với 1 kg xăng.
L
lt
: Lượng không khí cần thiết có trong hỗn hợp cháy tính theo lý thuyết
ứng với 1 kg xăng
Nếu α = 1: Hỗn hợp cháy bình thường.
Nếu α > 1: Hỗn hợp cháy nghèo (hoặc loãng).
Nếu α < 1: Hỗn hợp cháy giàu (hoặc ñậm).
Có 5 chế ñộ làm việc của ñộng cơ, ñó là:
- Chế ñộ khởi ñộng: Nhiệt ñộ ñộng cơ thấp, số vòng quay thấp. Để ñộng cơ
khởi ñộng ñược thì cácbuaratơ phải tạo ñược 1 hỗn hợp cháy có α = 0,2 ÷ 0,6
- Chế ñộ chạy không: Cácbuaratơ phải tạo ñược 1 hỗn hợp cháy có α = 0,6 ÷
0,8.

- Chế ñộ tải trung bình: Nhiệt ñộ ñược nâng cao, số vòng quay của trục cơ
tương ñối lớn α = 1,05 ÷ 1,15.
- Chế ñộ toàn tải: Công suất ñộng cơ lớn nhất α = 0,8 ÷ 0,9.

20

- Chế ñộ vượt tải ñột ngột: Người ta phải trang bị một hệ thống ñể khi nhấn ga
ñột ngột thì hỗn hợp cháy cũng ñược làm giàu ñột ngột.
b. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu của ñộng cơ
xăng
+Cấu tạo chung: Như hình vẽ (1.20).












Hình 1.20 Sơ ñồ nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu ñộng cơ xăng
1. Thùng chứa xăng 5. Bình lọc không khí
2. Bầu lọc xăng 6. Ông nạp
3. Bơm xăng 7. Ông xả
4. Buồng phao

+ Nguyên lý làm việc:

Nhiên liệu từ thùng chứa (1) qua bầu lọc (2) ñược bơm (3) bơm lên buồng phao
(4) của bộ chế hoà khí. Tại bộ chế hoà khí xăng ñược phun tơi và trộn với không khí từ
bình lọc khí (5) tớí tạo thành hỗn hợp cháy dồn vào xilanh của ñộng cơ qua ống nạp
(6). Hỗn hợp làm việc ñược ñốt cháy ở trong xylanh nhờ tia lửa ñiện. Khí ñã cháy
ñược thải ra ngoài qua ống xả (7).
Trên các ñộng cơ của nhiều máy bảo vệ thực vật cỡ nhỏ, thùng chứa xăng
thường bố trí ở trên, như vậy xăng tự chảy vào buồng phao của bộ chế hoà khí, không
cần có bơm xăng (3). Đối với ñộng cơ 2 kỳ kiểu buồng tay quay hỗn hợp cháy ñược
tạo thành ở bộ chế hoà khí qua cửa nạp vào buồng tay quay (các te) ñược nén sơ bộ rồi
lùa vào xylanh của ñộng cơ qua cửa thổi.
c. Bộ chế hoà khí ñơn giản. Sơ ñồ cấu tạo như hình (1.21.)

Hình 1.21 Sơ ñồ cấu tạo bộ chế hoà khí ñơn giản
1. Buồng phao 5. Zic lơ chính
2. Phao xăng 6. ông khuếch tán
3. Van 3 cạnh 7. Vòi phun
4. Lỗ thông 8. Bướm ga





Xăng từ bình chứa theo ñường dẫn ñược ñưa ñến buồng phao (1) của bộ chế
hoà khí. Để giữ mức xăng trong buồng phao, người ta có phao (2) lắp bản lề với thân
bình phao, tay ñòn của phao tỳ vào van (3). Van này chỉ cho phép xăng chảy vào
buồng phao khi mức xăng thấp. Khi xăng cao ñến mức quy ñịnh thì phao nổi lên tỳ

21

vào van làm van này ñóng không cho xăng chảy thêm vào buồng phao nữa. Ở nắp

buồng phao thường có lỗ thông 4 ñể cân bằng áp suất trong buồng phao với khí trời.
Không khí ñược hút qua bầu lọc không khí rồi qua ống khuyếch tán (6) vào cửa
nạp. Tại tiết diện thu hẹp của ống khuyếch tán tốc ñộ luồng không khí tăng lên do ñó
áp suất tại ñây giảm xuống.
Vòi phun (7) ñược dặt tại tiết diện lưu thông nhỏ nhất của ống khuyếch tán - nơi
có ñộ giảm áp lớn nhất - sao cho miệng vòi phun cao hơn mức xăng trong buồng phao
một chút. Nhờ có ñộ giảm áp, xăng từ buồng phao qua zíclơ (5) phun qua vòi phun (7)
và ñược ñánh tơi nhờ luồng không khí tốc ñộ cao. Nếu tốc ñộ tương ñối giữa luồng
không khí so với tia xăng ra khỏi lỗ phun càng cao thì tia xăng càng ñược xé tơi. Các
hạt xăng nhỏ hoà vào luồng không khí, bốc hơi tạo thành hỗn hợp cháy. Quá trình hoà
trộn giữa xăng và không khí còn tiếp diễn trên ñường ñi dọc theo ống nạp, suốt quá
trình nạp và quá trình nén.


a) b) c)
Hình 1.2 Các loại cacbuaratơ
a. Hút lên b. Hút xuống c. Hút ngang

Tuỳ theo hướng của luồng không khí ñi qua họng của ống khuyếch tán, người
ta chia ra 3 loại cacbuaratơ: Loại hút lên, loại hút xuống và loại hút ngang (hình 1.22).

Số lượng hỗn hợp ñưa vào xy lanh của ñộng cơ có thể thay ñổi ñược nhờ vào
van hỗn hợp (8) (bướm ga).
d. Bộ phận ñịnh lượng chính
Bộ phận ñịnh lượng chính ñảm bảo tạo hỗn hợp cháy cho hầu hết các chế ñộ
làm việc có tải của ñộng cơ sao cho ñộng cơ làm việc tiết kiệm nhiên liệu.
Người ta thường sử dụng bộ phận ñịnh lượng chính 2 zíclơ, bộ giảm nhiên liệu
ñiều khiển bằng khí và ống khuếch tán có tiết diện thay ñổi.
+ Bộ phận ñịnh lượng chính với 2 zíclơ (hình 1.23.)
Zíclơ (1) làm việc như zíclơ của bộ chế hoà khí ñơn giản và ñược gọi là ziclơ

chính. Chi phí nhiên liệu qua zíclơ chính này phụ thuộc vào ñộ giảm áp trong ống
khuyếch tán, ñộ giảm áp càng tăng thì chi phí nhiên liệu ở ziclơ (1) càng nhiều.
Zíclơ 2 ñược gọi là zíclơ bù, nó cho nhiên liệu vào lỗ bù (3) thông với khí
quyển. Nếu ñộng cơ chưa làm việc, mức xăng ở buồng phao, mức xăng ở lỗ bù và ở
vòi phun của zíclơ (2) ngang nhau.

Hình 1.23
Sơ ñồ cấu tạo bộ phận ñịnh lượng chính với 2 zíclơ
1. Zíclơ 1
2. Zíclơ 2
3. Lỗ bù thông với khí quyển


22




Khi ñộng cơ làm việc, tuỳ theo sự tăng ñộ giảm áp trong ống khuyếch tán, chi
phí xăng qua zíclơ chính tăng lên, hỗn hợp ñược làm giàu theo ñặc tính của bộ chế hoà
khí ñơn giản. Ở zíclơ bù thì ngược lại: theo sự tăng của ñộ giảm áp, mức nhiên liệu
trong lỗ bù giảm xuống và không khí ñi qua nó. Xăng ñi qua zíclơ (2) trộn với không
khí ở dạng bọt phun qua vòi phun của ziclơ 2 vào ống khuếch tán, hỗn hợp cháy bị làm
nghèo.
Kích thước của các zíclơ chọn sao cho sự làm việc ñồng thời của chúng gắn với
ñặc tính của bộ chế hoà khí lý tưởng.
+ Bộ phận ñịnh lượng chính với bộ giảm nhiên li
ệu ñiều khiển bằng khí
(hình 1.24.)







Hình 1.24
Sơ ñồ cấu tạo bộ phận ñịnh lượng chính với bộ giảm nhiên liệu ñiều khiển bằng khí
1. Zíclơ chính 2. Zíclơ không khí

Khi ñộng cơ làm việc ở tải trọng nhỏ, ñộ giảm áp trong ống khuyếch tán không
lớn làm mức nhiên liệu ở lỗ có zíclơ (2) ngang với mức nhiên liệu ở bình phao, vì vậy
không khí không lọt vào vòi phun.
Khi tăng chi phí không khí, ñộ giảm áp trong ống khuếh tán tăng lên, mức
nhiên liệu trong lỗ giảm xuống. Không khí ñi qua zíclơ (2) vào vòi phun làm nhiên
liệu ñi vào vòi phun ít hơn và hỗn hợp cháy nghèo ñi.
+ Bộ phận ñịnh lượng chính với tiết diện ống khuyếch tán thay ñổi (hình 1.25.)

Hình 1.2
Sơ ñồ cấu tạo bộ phận ñịnh lượng chính với tiết diện ống khuyếch tán thay ñổi
1. Cánh bướm 2. Bộ phận ñàn hồi

Tiết diện lưu thông của ống khuếch tán ñược tạo bởi các cánh bướm (1). Nhờ
bộ phận ñạn hồi (2) các cánh bướm này có xu hướng khép lại làm cho tiết diện lưu
thông của ống khuếch tán nhỏ, ñộ giảm áp trong ống khuyếch tán lớn nhiên liệu qua
vòi phun nhiều. Khi tăng chi phí không khí (tăng ñộ mở bướm ga hoặc tăng số vòng
quay) dưới tác dụng của áp suất luồng không khí lên bề mặt các cánh bướm làm chúng
mở rộng ra tăng tiết diện lưu thông của ống khuyếch tán. Khi ñó dộ giảm áp giảm
xuống, nhiên liệu phun qua vòi phun ít ñi, hỗn hợp cháy nghèo ñi. Sự thay ñổi của tiết
diện lưu thông của ống khuếch tán ñược tính toán sao cho sự làm việc của bộ chế hoà
khí có ñặc tính của bộ chế hoà khí lý tưởng.


23

e. Bộ phận làm giàu khi khởi ñộng (hình 1.26)
Lúc khởi ñộng số vòng quay của ñộng cơ thấp (50÷100 vòng/phút). Tốc ñộ
luồng không khí ñi qua họng của bộ chế hoà khí nhỏ, xăng phun vào ít và với chất
lượng phun kém, chế ñộ nhiệt của ñộng cơ thấp. Vì vậy xăng khó bay hơi, dễ ñọng lại
tạo thành màng ở thành ống nạp làm hỗn hợp cháy ñưa vào xy lanh rất nghèo, ñộng cơ
khó khởi ñộng. Muốn cho ñộng cơ dễ khởi ñộng cần làm giàu hỗn hợp cháy. Bộ phận
làm giàu hỗn hợp cháy thường dùng hơn cả là bướm không khí (1) ñặt ở cửa vào của
bộ chế hoà khí trước ống khuyếch tán. Khi khởi ñộng bướm không khí ñóng, giảm
lượng không khí ñi qua ống khuyếch tán, ñồng tthời tăng ñộ giảm áp ở miệng vòi phun
dẫn ñến tăng lượng nhiên liệu phun ra và hỗn hợp cháy ñược làm giàu

Hình 1.26
Sơ ñồ cấu tạo bộ phận làm giàu khi khởi ñộng
1. Bướm không khí
2. Van
3. Trục bướm không khí



Van (2) có mục ñích ngăn ngừa việc tạo ra hỗn hợp cháy quá giàu. Van (2) tự
ñộng mở khi ñộ giảm áp ở ống khuyếch tán quá lớn ñể cho thêm không khí vào ống
khuyếch tán.
Trục quay (3) của bướm không khí ñược ñặt lệch về một phía so với trục ñối
xứng dọc của ống khuyếch tán, nhờ vậy khi ñộng cơ ñã ñược khởi ñộng áp lực luồng
không khí tạo mô men quay làm bướm không khí tự mở ra.
Ở một số bộ chế hoà khí người ta lắp núm làm giàu ở nắp buồng phao. Khi ấn
núm này phao xăng bị dìm xuống làm cho mức xăng trong buồng phao tăng lên, hỗn

hợp ñược làm giàu.
g. Hệ thống chạy không.
Tạo ra hỗn hợp cháy giúp cho ñộng cơ làm việc ổn ñịnh ở chế ñộ không tải. Ở
một số bộ chế hoà khí hiện ñại, hệ thống chạy không còn làm cả nhiệm vụ ñiều chỉnh
thành phần hỗn hợp cháy ở chế ñộ tải trọng nhỏ.
Khi chạy không hoặc tải trọng nhỏ bướm ga hầu như ñóng hoàn toàn, chi phí
không khí và ñộ giảm áp trong họng ống khuyếch tán không lớn. Do vậy bộ phận ñịnh
lượng chính thực tế hầu như không làm việc. Việc tạo ra hỗn hợp cháy giàu lúc này
ñược thực hiện nhờ ñộ giảm áp ở sau bướm ga. (hình 1.27).
Do ñộ giảm áp ở sau bướm ga (khi bướm ga ñóng kín), xăng từ bình phao qua
zíclơ chạy không (2) vào ống chạy vòng (3). Tại ñây xăng ñược trộn với không khí từ
lỗ (4) tới, tạo thành dòng xăng lẫn bọt không khí ñi qua lỗ (5) phun vào khoảng không
gian sau bướm ga tạo thành hỗn hợp cháy cho ñộng cơ ở chế ñộ không tải.
Lỗ phun (6) nằm ở phía trước bướm ga (khi bướm ga ñóng kín). Lỗ (5), (6)
ñược bố trí như vậy ñể tạo ñiều kiện chuyển từ chế ñộ chạy không tải sang tải trọng
nhỏ một cách êm dịu. Khi chạy không, bướm ga ñóng kín, không khí qua lỗ (6) vào ñể
hòa trộn với xăng và ñược phun ra ở lỗ (5) sau bướm ga.



24


Hình 1.27 Sơ ñồ cấu tạo hệ thống chạy không
1. Zíclơ chính 4. Lỗ thông khí
2. Zíclơ chạy không 5-6. Các lỗ ở sau và trước bướm ga
7. Vít ñiều chỉnh
Khi chuyển qua chế ñộ tải nhỏ, bướm ga hé mở dần, tới lúc nào ñó cả 2 lỗ (5),
(6) nằm sau bướm ga. Không khí lọt qua lỗ (6) giảm dần, nhiên liệu có bọt khí phun
qua cả 2 lỗ (5) và (6), nhờ ñó lượng nhiên liệu ñưa vào ñộng cơ tăng lên từ từ, hỗn hợp

ñược làm giàu.
Theo ñộ mở của bướm ga, ñộ giảm áp ở sau bướm ga dần dần giảm xuống, còn
ở họng ống khuyếch tán ñộ giảm áp tăng lên. Lượng hỗn hợp do hệ thống chạy không
cung cấp giảm dần rồi ngừng hẳn và lúc này lượng hỗn hợp do bộ phận ñịnh lượng
chính cung cấp dần dần tăng lên.
Vít ñiều chỉnh (7) dùng ñể ñiều chỉnh hệ thống chạy không, ñược ñặt ở lỗ
không khí vào ñể thay ñổi lượng không khí lọt vào ống (hình 1.27a), hoặc ñặt ở lỗ
phun ñể thay ñổi lượng nhiên liệu lẫn bọt khí phun vào sau bướm ga (hình 1.27b).
h. Bộ phận tăng công suất hay bộ phận tiết kiệm.
Công suất lớn nhất của ñộng cơ ñạt ñược khi hỗn hợp cháy giàu tương ứng với
khi α = 0,8 ÷ 0,9. Trong khi ñó bộ phận ñịnh lượng chính ñược tính toán ñể tạo ñược
hỗn hợp cháy tiết kiệm. Do vậy hỗn hợp cần ñược làm giàu từ thành phần tương ứng
với tính tiết kiệm cao nhất ñến thành phần ñảm bảo công suất cực ñại.

Hình 1.28
Sơ ñồ cấu tạo bộ phận tiết kiệm với dẫn ñộng chân không
1. Xy lanh 4. Zíclơ tiết kiệm
2. Pít tông 5. ống

3. Kim

6. Lò xo





Ở các bộ chế hoà khí hiện ñại có bộ phận tiết kiệm ñể cấp thên xăng làm giàu
hỗn hợp cháy khi ñộng cơ làm việc ở chế ñộ toàn tải, ñảm bảo cho ñộng cơ phát ra
công suất cực ñại.

Có hai phương pháp dẫn ñộng cho bộ phận tiết kiệm: Dẫn ñộng cơ học và dẫn
ñộng bằng chân không.
- Bộ phận tiết kiệm có dẫn ñộng bằng cơ học có liên hệ với bướm ga bằng hệ
thống ñòn. Khi bướm ga mở (85 ÷ 90)% thì qua hệ thống ñòn làm van bắt ñầu mở,
xăng ñi qua van này rồi vào vòi phun, lưu lượng xăng tăng lên và hỗn hợp ñược làm

25

giàu. Loại này có cấu tạo ñơn giản. Tuy nhiên thời gian mở van làm giàu chỉ phụ thuộc
vào vị trí của bướm ga mà không phụ thuộc vào số vòng quay của ñộng cơ → Đó là 1
nhược ñiểm.
- Bộ phận tiết kiệm có dẫn ñộng chân không (hình 1.28) có cấu tạo như sau:
Xy lanh (1) của bộ phận tiết kiệm có khoang dưới thông với khoang sau bướm
ga. Trong xy lanh có pít tông (2) chuyển dịch. Pít tông (2) liên kết với kim (3) tương
ứng với lỗ zíclơ (4).
Khi ñộng cơ làm việc với tải nhỏ và trung bình, ñộ giảm áp ở khoảng trống sau
bướm ga lớn lan truyền theo ống dẫn (5) tới khoang dưới của xy lanh. Dưới tác dụng
của ñộ giảm áp, pít tông chuyển ñộng xuống phía dưới (kéo theo kim 3) ñóng kín lỗ
zíclơ (4), lúc này lò xo (6) bị nén lại.
Khi chuyển sang tải trọng lớn, bướm ga mở rộng, ñộ giảm áp ở sau bướm ga
giảm xuống, lò xo (6) ñẩy pít tông (2) cùng với kim (3) lên phía trên, mở zíclơ (4) và
một phần nhiên liệu từ buồng phao qua zíclơ này vào bộ phận phun ñể phun vào họng
của ống khuyếch tán ⇒ Hỗn hợp cháy ñược làm giàu.
Loại này khắc phục ñược nhược ñiểm của loại dẫn ñộng bằng cơ học.
i. Bơm tăng tốc
Dùng ñể cung cấp thêm xăng vào họng của bộ chế hoà khí, làm giàu hỗn hợp
một cách tức thời khi mở nhanh bướm ga.
Có hai loại bơm tăng tốc: Bơm pít tông và bơm màng, trong ñó bơm pít tông
ñược sử dụng rộng rãi hơn cả.
- Bơm tăng tốc loại pít tông có dẫn ñộng cơ học (hình 1.29).

Trong xy lanh (1) của bơm có pít tông (2) chuyển dịch. Pít tông (2) luôn có xu
hướng bị ñẩy lên phía trên nhờ lò xo (4), còn hành trình ñi xuống của pít tông là nhờ
hệ thống ñòn (5) liên kết với trục của bướm ga. Trong bơm có (2) van: Van hút (3) ñể
nạp xăng vào khoang dưới của xy lanh và ngăn cách buồng phao với xy lanh khi phun
nhiên liệu tăng tốc; Van xả (6) cho xăng ñi qua khi tăng tốc và ngăn không cho không
khí ñi ngược vào xy lanh lúc pít tông ñi lên.

Hình 1.29
Sơ ñồ cấu tạo bơm tăng tốc có dẫn ñộng cơ học
1. Xilanh 5. Hệ thống ñòn
2. Piston 6. Van xả
3. Van hút 7. Zíclơ tăng tốc

4. Lò xo




Nếu mở nhanh bướm ga, chuyển ñộng này ñược truyền qua hệ thống ñòn làm
cho pít tông ñi xuống với tốc ñộ nhanh, lò xo (4) bị nén, van hút (3) ñóng, van xả (6)
mở cho xăng từ xy lanh bơm ñi qua zíclơ tăng tốc (7) phun vào họng của ống khuyếch
tán → Hỗn hợp ñược làm giàu tức thời.
Nếu mở bướm ga từ từ thì nhiên liệu ỏ khoang dưới xy lanh sẽ ñi qua van hút
và khe hở giữa pít tông và thành xy lanh bơm ñể trở về bình phao. Trường hợp này
van xả vẫn ñóng nhờ trọng lượng bản thân nó.
Khi bướm ga ñóng bớt lại, dưới tác dụng lực lò xo pít tông của bơm chuyển
dịch lên trên, van hút (3) mở, xy lanh lại ñược nạp ñầy nhiên liệu.

×