Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

cẩm nang trị bệnh bằng phương pháp thực dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 113 trang )

Mục Lục
1
I. CẨM NANG TRỊ BỆNH: BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT THỰC OHSAWA KHÔNG
DÙNG THUỐC
A. CẤU TẠO VŨ TRỤ:
Theo Ohsawa, Thượng Đế sinh ra âm dương là hai lực đối kháng và bổ sung. Dương có tính co
rút, hướng tâm. Âm có tính bành trướng, ly tâm. Hai lực âm dương này phát sinh ra năng lượng.
Năng lượng tạo ra các tiền nguyên tố ( electron, proton, neutron, ). Tiền nguyên tố tạo thành
nguyên tố. Nguyên tố tạo nên thực vật. Thực vật sinh ra động vật.
Lão Tử nói: " Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật ". Nhất chính là Thượng Đế vô hình
hay Thái Cực, Vô Cực, Nhị là Âm Dương và tam là Năng Lượng.
Phật Giáo cho là " vô tánh sinh ra vạn pháp ". " vô tánh " hay " tánh không ", " hư không " sinh
ra vũ trụ. Bát Nhã Tâm Kinh cũng nói " Sắc tức thị không ". Không sinh ra có, vô sinh ra vạn
vật.
Thiên Chúa Giáo tin là Thượng Đế dựng nên vũ trụ trong 6 ngày ( theo Sáng Thế Ký ).
Hồi Giáo cũng nói con người và vũ trụ không phải tự nhiên mà có, tất cả đều do Thượng Đế
Allah tạo ra và làm chủ.
Bà La Môn Giáo và Ấn Độ Giáo ( Hindu ) chủ trương Thần sáng tạo Brama, Thần hủy diệt Siva
và Thần bảo vệ Visnu tạo ra vũ trụ.
B. NGUỒN GỐC ĐAU KHỔ, BỆNH TẬT: VÔ MINH
Con người sở dĩ đau khổ, không hạnh phúc là do vô minh ( trí phán đoán thấp kém ).
Theo Ohsawa, có 7 giai đoạn trí phán đoán:
1/ Máy móc, mù quáng
2/ Cảm giác
3/ Cảm tình
4/ Lý trí
5/ Xã hội
6/ Ý thức hệ
7/ Tối cao
Trí phán càng cao thì con người càng hạnh phúc. Con người có được hạnh phúc vĩnh viễn, tự do
vô biên, công bình tuyệt đối khi đạt được trí phán đoán tối cao. Đây là mục tiêu tối hậu của pp


Ohsawa.
Chúng ta phải hiểu biết trật tự vũ trụ, phải hiểu rõ 2 lực âm dương chi phối mọi hoạt động của
vũ trụ. Đặc biệt thức ăn có 2 loại âm dương tác động mạnh mẽ tới mọi tế bào sinh vật. Tế bào
được nuôi dưỡng bằng thức ăn đúng quân bình âm dương sẽ trở nên tốt đẹp, hoàn hảo. Do đó,
con người sẽ được khỏe mạnh, vô bệnh và trí tuệ phát triển Trái lại tế bào được nuôi dưỡng
2
bằng hóa chất, thực phẩm quá âm hay quá dương sẽ phát triển lệch lạc, bệnh hoạn, trí tuệ suy
giảm
C. TỰ TRỊ BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC:
Theo Ngài Ohsawa, gạo lứt là thực phẩm gần sát quân bình âm dương, hoàn hảo nhất, có khả
năng trị tất cả các bệnh trên thế gian này.
1/ Nguyên tắc chung, phép trị bệnh theo pp Ohsawa:
a) Nhịn ăn hoàn toàn chỉ uống nước gạo lứt rang từ 1 -> 4 ngày để loại trừ chất độc ra khỏi cơ
thể.
b ) Ăn ít, càng ít càng tốt. Cơ thể động vật có khả năng kỳ diệu tái lập quân bình âm dương tốt
hơn khi ta ăn ít hơn. Nhịn ăn hoàn toàn ( chỉ uống nước gạo lứt rang ) là cách trị bệnh mạnh
nhất. Tuy nhiên bề mặt càng lớn thì bề lưng càng lớn. Nhịn ăn có thể gây tai họa nếu lạm dụng:
có người bất tỉnh sau khi nhịn ăn 42 ngày chỉ uống nước lọc. Có người tử vong vì trong khi
tuyệt thực bị trúng mưa. Có người bị trúng gió phải vào bệnh viện cấp cứu
Nếu tuyệt thực hoàn toàn, ta nên vận động nhẹ nhàng, giữ ấm, tránh dầm mưa dãi nắng. Ngược
lại, ăn nhiều quá sẽ không hết bệnh dù ăn theo pt 7 ( Lượng chuyển đổi phẩm ).
c) Nhai kỹ: từ 50 lần > 100 lần hay hơn. Càng nhai kỹ càng mau lành bệnh. Người không có
bộ răng tốt nên ăn cơm nhão, bột gạo lứt
d) Uống ít nước: uống càng ít nước, ăn càng khô càng mau lành bệnh Uống nhiều nước
người trở nên âm, bệnh khó lành
2/ Cách ăn trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất, không dùng thuốc:
a) Nhịn ăn từ 1 -> 4 ngày để loại chất độc ra khỏi cơ thể (chỉ uống nước gạo lứt rang hoặc nhịn
uống hoàn toàn càng tốt)
b ) Ăn theo phương thức 7 cho đến khi hết bệnh.
Nếu bệnh phải trị lâu dài ( bệnh nặng ), ta nên thực hành xen kẽ ăn theo pt 7 một tuần rồi nhịn

ăn 1,2 ngày ( uống nước gạo lứt rang hoặc nhịn uống hoàn toàn ) cứ như thế tiếp tục cho tới khi
khỏi bệnh.
+ Nếu bị bón ta nên tăng lượng mè, bớt muối, pha nước tương với nước cho bớt mặn.
+ Nếu bị đau nhức, ngứa ngáy nên nhịn đói 1 -> 4 ngày thì cơn đau, cơn ngứa sẽ giảm rất nhiều
và biến mất.
+ Không dùng thuốc tây trong thời gian trị bệnh.
+ Không "phá giới" trong khi trị bệnh. Nếu " phá giới ", ăn sai bệnh sẽ kéo dài.
3
3/ Cách ăn uống theo quyển " Hướng dẫn thực hành về nền y học trường sinh " của
Ohsawa, Huỳnh Văn Ba dịch.
a) Nhịn ăn hoàn toàn từ 1 -> 2 ngày hay từ 1 -> 2 tuần. Uống nước lọc càng ít càng tốt hoặc
không uống càng tốt hơn.
b ) Ăn theo tỷ lệ gạo lứt 95%, rau củ ( hấp hoặc xào khô ) 5%.
c) Ngưng dùng mọi loại thuốc men.
d) Làm việc tay chân càng nhiều càng tốt.
4/ Cách ăn trị bệnh Ung sang nhiệt đới của Ngài Ohsawa vào năm 1956 ở Lambaréné Nam
Phi ( theo quyển "Chơi giữa vô thường" của Ohsawa, Ngô Thành Nhân và Ngô Ánh Tuyết dịch.
Ngài ăn mỗi ngày 100 gram cơm gạo lứt rang và 1 quả ô mai. Tối ăn thêm vài chục gram muối
và không uống nước. Không có miso, nước tương nên ngài phải dùng muối. Ngài nói ăn nhiều
muối sống rất khó chịu vì cơ thể hấp thu muối cực khó.
Sau 10 ngày, Ngài hết bệnh hoàn toàn, mặc dù đây là một bệnh rất âm, cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ
tử vong 100%.
5/ Cách ăn trị bệnh đau dạ dày 101 ngày ( một loại bệnh dương rất hiếm có ) của Ngài
Ohsawa.
Theo quyển " Chơi giữa vô thường ": từ 1/6/1958 > 9/9/1958 Ngài bị bệnh đau dạ dày càng
ngày càng nặng thêm. Ngài nuốt dentie nhưng không hết bệnh. Có lúc cơn đau nổi lên khi đang
diễn thuyết, ngài phải dùng bàn tay ép mạnh vào bụng cho bớt đau Đến ngày 8/9/1958, ngài bị
đau bụng ghê gớm, cơn đau kéo dài 20 giờ, tưởng chừng không qua nổi. Sau cùng, ngài phát
giác ra mình bị bệnh dương Ngài uống một loại thuốc gồm các loại cây cỏ rất âm, với liều
lượng gấp 10 lần bình thường do bác sĩ Kawachi kê toa và nửa chai rượu whisky nguyên chất

( Scotch black and white ) thì chứng đau bụng 101 ngày hết hẳn.
Ngài nói ngài sử dụng cách trị liệu này 1 lần duy nhất trong đời, cách trị liệu do những bệnh quá
dương gây ra. Ngài cảnh báo sẽ có 1 số người bắt chước kinh nghiệm của ngài một cách máy
móc để tha hồ uống bia, rượu và sẽ chết vì lạm dụng.
6/ Cách trị bệnh ung thư máu trong quyển " Hai người thượng cổ đi du lịch Âu Tây " của
Ohsawa, Dư Tụng và Ngạn Ôn dịch.
Ở Pháp năm 1956 ngài Ohsawa hướng dẫn bà A. ăn theo tỷ lệ 90% ngũ cốc lứt và 10% rau,
không uống nước. Bệnh ung thư máu của bà A. được chữa lành 100% sau 4 tuần.
7/ Cách chữa bệnh tiểu đường của cô Trần Thị Liễu ( SN 1947 )( đtdđ: 0914353676)
Năm 1993, cô Liễu bị bệnh tiểu đường phải dùng thuốc mỗi ngày.
Năm 2003, cô bị hôn mê 5 ngày, sau đó nằm ở bv C Đà Nẵng 1 tháng trời, chích Insulin 3 mũi/
ngày.
4
Cô tự chữa bệnh bằng cách nhịn ăn 10 ngày chỉ uống nước lọc ( nên uống nước gạo lứt rang thì
tốt hơn ) rồi ăn theo pt 7 hai tháng thì bệnh tiểu đường dứt hẳn không còn phải dùng thuốc nữa.
8/ Cách chữa đục mắt của anh Huỳnh Văn Ba (sinh năm 1942).
Đ/T: (08)8341815
Năm 1993 (51 tuổi), anh Ba bị viêm kết mạc mắt trái. Chỉ trong 2 ngày, mắt anh bị đục như viên
bi cẩm thạch. Anh ăn theo phương thức 7 không có kết quả. Anh nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống
nước loc thật ít (có thể dùng nước gạo lứt rang) trong 8 ngày. Lúc đầu con mắt đục nhức nhối vô
cùng, sau đó bớt đau và trở nên đen dần dần. Anh hết bệnh mắt 99,99%.
Con chó trong nhà anh cũng bị đục mắt (ăn cùng thức ăn của chủ). Anh để cho con chó nhịn ăn
13 ngày. Bệnh đục mắt hết hoàn toàn…
9/ Cách chữa bệnh ghẻ ngứa của anh Nguyễn Văn Trung
Đ /T: (08)9622137
Năm 2003, anh bị ghẻ ngứa, khắp mình nổi mụt gây ngức ngáy, đau nhức vô cùng… Anh ăn
theo phương thức 7, vẫn không chịu nổi cơn ngứa và rát… Anh nhịn ăn 3 ngày thì cơn đau và
ngứa giảm dần và biến mất. Rồi anh ăn theo phương thức 7 trong 2 tuần thì bệnh ghẻ ngứa hết
hẳn.
D. PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DIỆT TRỪ VÔ MINH

Chiến thắng bệnh tật không phải là mục tiêu chính của pp Ohsawa. Làm chủ bản thân và đạt trí
phán đoán tối cao mới là mục tiêu tối hậu .
Tất cả những người theo pp DS tương đối đúng đắn đều nhận thấy trí tuệ mình phát triển càng
ngày càng cao
Chúng ta nên áp dụng pp Ohsawa nghiêm túc trong đời sống hàng ngày. ngay cả sau khi đã hết
bệnh để đạt đến tự do, công bằng, hạnh phúc tuyệt đối
Sau khi lành bệnh , ta có thể tiếp tục theo pt 7 hoặc ăn rộng ra thêm rau củ sao cho gạo lứt chiếm
tỷ lệ từ 60% trở lên.Không ăn thực phẩm có hóa chất, không nên ăn đường và ăn chay càng
tốt ( vì con người không phải giống ăn thịt ).
E. PHẦN BỔ SUNG:
+ Pt 7: là cách ăn 100% gạo lứt với muối mè hay tương thiên nhiên.
+ Muối mè gồm 4 mè > 15 mè / 1 muối.
+ Nước tiểu phải vàng trong. Nam đi tiểu 4 lần/ ngày. Nữ đi tiểu 3 lần/ ngày.
+ Phân chặt, không mùi hôi, không dính hậu môn.
+ Có thể bị phản ứng trong những ngày đầu áp dụng cách ăn theo pt7 ( bủn rủn tay chân, choáng
váng, mệt, )
+ Không dùng kem đánh răng vì có hóa chất độc hại. Nên đánh răng bằng bột chà răng dentie
5
hay muối.
+ Không dùng dầu ăn thị trường có nhiều hóa chất.
+ Nên giao lưu, tiếp xúc với những người bạn dưỡng sinh có kinh nghiệm để áp dụng pp
Ohsawa có hiệu quả hơn.
+ Phải đọc sách về pp Ohsawa để nắm vững lý thuyết ngõ hầu thực hành ăn uống có niềm tin.
+ Sách báo do ngài Ohsawa viết phải được coi như kinh Thánh hay kinh Phật, cần phải đọc đi
đọc lại nhiều lần mới hiểu nổi.
+ Cách nấu trà gạo lứt rang, trà Bancha, trà sen
Nấu hỗn hợp nước và gạo lứt rang cho thật sôi ( lửa lớn ) rồi đậy nắp để nguội. Sau đó hâm lại
cho sôi thêm lần nữa rồi đổ nước vào bình thủy để uống dần. Phần xác gạo ăn càng tốt.
6
II. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

a) Trên là âm, dưới là dương
Theo cách phân chia này thì Đầu là âm và chân là Dương. Thực tế cho thấy, đầu (cụ thể là trán) sờ vào
lúc nào cũng thấy mát và chân (dưới) luôn thấy ấm. Khi cơ thể bệnh (có rối loạn thăng bằng âm dương)
thì đầu (phía trên) sờ vào thấy nóng (trán nóng, mắt đỏ, mặt đỏ bừng ) thay vì mát, và chân (phía
dưới) thấy lạnh (ẩm, ra mồ hôi, đau ê ẩm ) thay vì nóng. Cách chữa bệnh đơn giản nhất là dùng khăn
lạnh đắp vào trán (thêm âm vào để đẩy dương ra) hoặc ngâm chân vào nước nóng (thêm dương vào để
đẩy âm ra). Cách điều trị trên chủ yếu nhằm thực hiện lại thế quân bình (điều hòa âm dương) đã bị xáo
trộn vì bệnh gây ra, vì thế, đã có một nhận xét hết sức lý thú : "Hãy giữ cho đầu bạn mới mát (âm) và
chân bạn luôn ấm (dương) thì bạn sẽ không cần đến thầy thuốc".
Theo các nhà nghiên cứu : Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp thu nhanh hơn, họ cho
rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn. Có thể hiểu như sau : Máu (âm) dồn về đầu (âm) tức
tăng thêm âm, giúp cho dễ nhớ hơn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng ở tư thế này rất dễ
buồn ngủ, vì âm mang tính tĩnh.
Xét về 2 quẻ "Thủy hỏa ký tế" và "Thủy hỏa vị tế" ta thấy :
Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giao xuống dưới, Hỏa giao lên trên, gọi
là Thủy hỏa ký tế.
Ngược lại, khi bị bệnh, trên nóng (dương) dưới lạnh (âm) là Thủy hỏa không tương giao với nhau gọi
là Thủy hỏa vị tế.
Trên là quẻ Khảm Trên là quẻ Ly
Thủy, âm Hỏa, dương
________________________________ __________________________
Dưới là quẻ Ly Dưới là quẻ Khảm
Hỏa, dương Thủy, âm
THỦY HỎA KÝ TẾ THỦY HỎA VỊ TẾ
b) Bên trái là Dương, Bên phải là Âm
Vấn đề quy định bên phải, bên trái thuộc Âm hay Dương, chưa có tài liệu nào nghiên cứu 1 cách sâu xa
và giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, dựa vào 1 số công trình nghiên cứu và quan sát tự nhiên, ta thấy :
- Khi khởi động 1 cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi động trước. Theo các nhà nghiên
cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên 1 dòng điện gọi là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - Địa từ lực này
7

mang đặc tính âm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng tên đẩy nhau, khác tên hút nhau. Lực của trái đất
là âm, do đó sẽ hút lực dương, vì thế có thể coi như chân trái mang đặc tính dương.
- Theo giáo sư Hirasawa, chuyên viên nghiên cứu sinh lý học thể dục Trường đại học bách khoa
Tokyo, sau 35 năm chuyên nghiên cứu về bàn chân đã nhận xét rằng : "từ 6-50 tuổi, diện tích tiếp xúc
mặt đất của chân trái phái nam và nữ đều lớn hơn so với chân phải và diện tích tiếp xúc với mặt đất khi
đứng của bàn chân trái lớn hơn. Thời gian chạm đất khi đi phía bên trái cũng nhiều hơn. Cảm giác ổn
định khi đứng 1 chân bằng chân trái cũng tốt hơn. Vết chân người cổ đại cách đây 3000 năm cũng cho
thấy vết chân trái in sâu hơn xuống đất hơn là chân phải. Các vận động viên, diễn viên cũng đều dùng
chân trái làm trục chống đỡ cơ thể, còn chân phải dùng để biểu diễn các động tác".
- Các vận động viên điền kinh, đua xe, chạy bao giờ cũng phải rẽ về bên trái.
- Hình ảnh người chèo đò cho thấy, bao giờ mái chèo cũng nằm bên trái.
- Bác sĩ Nogier (tác giả môn châm trị liệu loa tai), khi nghiên cứu về 2 bình tai cũng đã nhận xét : "Với
các nhà châm cứu, Nhâm mạch (quản lý các kinh Âm) nằm trên bình tai Phải, của người thuận phải và
Đốc mạch (thống xuất các kinh Dương), nằm trên bình tai Trái (Pour les acupuntures le RenMo se
trouve sur le tragus droigt du droigtier, le Tu Mo sur le tragus gauche)".
- Viện vật lý và sinh hóa ở Leningrat (Liên Xô) khi tiến hành thí nghiệm về độ nhạy của tai người đã
nhận thấy rằng : tai trái nhạy cảm hơn tai phải.
Qua các nhận xét trên, tạm thời nêu lên nhận định là bên trái thuộc Dương và bên phải thuộc Âm. Điều
này rất có giá trị trong việc điều trị bằng châm cứu khi phải chọn huyệt để châm.
c) Trong (bụng, ngực) là Âm, Ngoài (lưng) là Dương
Thiên 'Ngũ Tạng Sinh Thành Luận' (TVấn 10) ghi : "Phù ngôn chi Âm Dương, Nội vi âm, ngoại vi
Dương, Phúc vi âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm Dương, trong thuộc âm, ngoài thuộc dương, bụng
thuộc âm, lưng thuộc dương).
+ Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ : Bào thai nam, dương khí tụ ở lưng
nên thường quay lưng ra, do đó, bụng người mẹ thường có dạng tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ, âm
khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra ngoài, do đó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo
nước) và mềm.
+ Hình ảnh người chết đuối trên sông cho thấy, xác nam bao giờ cũng nằm sấp vì dương khí tụ ở lưng,
còn xác nữ bao giờ cũng nằm ngửa vì âm khí tụ ở ngực.
d) Âm Dương và Tạng Phủ

+ Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi : "Lục phủ giai vi dương, Ngũ tạng giai vi âm" (Lục
phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc âm, còn Tiểu Trường,
Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam Tiêu thuộc dương. Tâm Bào, được coi như 1 tạng mới, do đó
thuộc âm.
+ Giáo sư Ohsawa (tác giả phương pháp dưỡng sinh, người Nhật), trong sách "Phương Pháp Dưỡng
sinh", lại có 1 số nhận xét hơi khác trong việc phân chia Tạng phủ và Âm Dương. Theo đó, Tâm, Can,
8
Thận thuộc dương (thay vì thuộc âm) còn Phế, Vị thuộc âm. Ohsawa cho rằng Tim, Gan và Thận có
hình dáng đặc và nặng nên thuộc dương, còn Phổi và Dạ dầy rỗng, nhẹ nên thuộc âm.
Có gì mâu thuẫn giữa 2 quan điểm phân chia Âm Dương giữa sách Nội Kinh và Ohsawa không " Sách
Nội Kinh là sách kinh điển, tích chứa kinh nghiệm bao đời của người xưa, Gs. Ohsawa là nhà nghiên
cứu có tiếng trên thế giới, như vậy cả 2 quan điểm đều có lý do của nó.
Có thể tạm hiểu như sau : Theo "Kinh Dịch", mỗi vật thể, hiện tượng đều do 2 yếu tố : THỂ (hình
thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Một vật nào đó, có thể có hình dạng (thể) là âm nhưng
lại có công dụng là dương hoặc ngược lại, Thể là dương nhưng Dụng là âm.
Thí dụ : Tạng Tâm, xét về hình thể là 1 quả tim, đặc nặng, nên mang đặc tính dương tức là dương về
Thể, nhưng Tâm lại có nhiệm vụ cung cấp máu cho toàn cơ thể, máu thuộc âm, do đó Tâm mang đặc
tính âm xét về Dụng.
Thí dụ : Quả Ớt, xét về hình thể, quả ớt có màu đỏ, do đó thuộc dương, nhưng ớt có vị cay, khi vào
ruột, làm nở các mao trạng ruột, tiêu thức ăn nhanh, như vậy, ớt có đặc tính âm nếu xét về công dụng.
9
III. CỐT TUỶ CỦA PHƯƠNG PHÁP OHSAWA
A) TRI ÂN BỆNH TẬT
Ohsawa tiên sinh đã nói : Chúng ta tri ân bệnh tật chứ không sợ chúng nữa, đừng coi bệnh tật là
kẻ thù phải tiêu diệt vì sống đúng theo trật tự vũ trụ thì bệnh hoạn hay vi trùng không có nữa, và
chính những cái đó sẽ là bạn bè thân thiết của ta, chúng sẽ lại yểm trợ cho chúng ta nữa.
Nếu coi bệnh tật, tai hoạ hay vi trùng là kẻ thù cần phải tiêu diệt, như thế trí phán đoán của ta ở
vào giai đoạn thứ nhất.
Ngài Ohsawa nói : không cần chữa bệnh, chỉ cần sửa chữa những sai lầm hàng ngày như hành
động, tư tưởng, ăn uống sai quy luật vũ trụ, tự nhiên bệnh tật sẽ giảm dần và hết hẳn.

B) MỤC ĐÍCH TỐI HẬU PP OHSAWA:
TỰ DO VÔ BIÊN - CÔNG BẰNG TUYỆT ĐỐI - HẠNH PHÚC VĨNH VIỄN
( GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT )
Mục đích cao cả của pp Ohsawa là tự do vô biên, công bằng tuyệt đối, hạnh phúc vĩnh viễn.
Ngài Ohsawa nói : Trên đời này chẳng có sự hiện hữu nào tốt hay xấu, mà chỉ có âm và dương.
Bề mặt càng lớn bao nhiêu thì bề trái càng to bấy nhiêu. Đó là định luật bất di bất dịch. Bệnh tật
là ngưỡng cửa đưa tới sức khoẻ. Bi kịch sẽ dẫn tới hài kịch, tai ương trở thành diễm phúc.
Chữa cho thể xác chúng ta được lành mạnh, chiến thắng được bệnh tật chỉ là mục đích vô giá trị,
không đáng kể, điều đáng chú trọng là chúng ta làm thế nào cho suốt ngày từ sáng đến tối rồi từ
tối đến sáng lúc nào cũng luôn luôn có được niềm vui tươi, được hạnh phúc, ung dung tự tại
trong cảnh đời ta sống, những cảnh ấy nếu đem 1 triệu Mỹ kim, 1 thể xác to lớn vạm vỡ, 1 địa vị
cao sang so sánh chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ có cảnh đời thênh thang bát ngát về tinh thần mới là
vĩnh viễn.
Lời Ohsawa tiên sinh : Sống lâu và mạnh khoẻ mà làm gì nếu chỉ lo về các vấn đề vật chất. Như
vậy đời sống chúng ta thật là vô nghĩa, phức tạp và thật là đáng buồn.
Nếu đời sống tinh thần của ta đạt được mức độ có thể cảm thông được với vũ trụ vô hạn cộng
thêm một thể xác vui tươi, khoẻ mạnh thì cuộc sống quả là kỳ thú và đôi khi chỉ cần sống trong
1 vài giây ta cũng có cảm tưởng như được sống cả một đời người.
Đời sống vật chất chỉ là hư ảo, 100 năm nào có nghĩa gì đâu! Đời sống tinh thần mới là bất diệt.
Mỗi giây mỗi phút cũng đã quý vô ngần.
Hãy tạo cho ta trước tiên một cơ thể lành mạnh nhờ những thức ăn đúng đắn, sau đó là thế giới
huyền diệu của vũ trụ mà ta sẽ bước vào để sống thực sự 1 cuộc sống đầy ý nghĩa và vĩnh cửu.
Đã biết rằng tinh thần vốn thanh thoát, không bị lệ thuộc như cơ thể cho nên dù không may có
một cơ thể suy yếu mà tinh thần được phát triển thì ta vẫn có thể sống vui tươi như thường. Điều
10
đó ít ra cũng chứng tỏ rằng ta đã hiểu biết thế nào là trật tự vũ trụ của thiên nhiên, là luật của tạo
hoá và vũ trụ bao la là vô tận.
C) 7 ĐIỀU KIỆN CỦA SỨC KHOẺ
1 - Không bao giờ mệt nhọc
2 - Ăn ngon

3 - Ngủ ngon
4 - Trí nhớ tốt
5 - Vẻ mặt vui tươi, hớn hở, không bao giờ nổi giận
6 - Phán đoán và hành động mau lẹ
7 - Công bằng, không nói dối, càng ngày càng sung sướng, phân phát niềm tin và hạnh phúc cho
tất cả mọi người, tâm hồn rộng mở, yêu thương tất cả mọi loài. Chấp nhận cái tốt lẫn cái xấu với
lòng biết ơn vô hạn.
Công bằng = tiết thực = sức khoẻ = trí phán đoán tối cao = vô cực = nhất thể = satori ( giác
ngộ ).
D) 7 NGUYÊN LÝ CỦA TRẬT TỰ VŨ TRỤ
1 - Cái gì có thuỷ thì có chung
2 - Cái gì có bề mặt thì có bề lưng
3 - Không có một cái gì giống nhau cả
4 - Bề mặt càng lớn thì bề lưng càng lớn
5 - Mọi tương phản đều bổ túc cho nhau
6 - Âm và dương là sự phân loại của mọi phân cực, chúng tương phản nhưng lại tương thành.
7 - Âm và dương là hai cánh tay của thái cực.
E) 12 ĐỊNH LÝ CỦA VÔ SONG NGUYÊN LÝ
1 - Âm và dương là hai cực cùng nhau vận dụng sự bành trướng vô cực, phát sinh ở điểm phân
2.
2 - Âm và dương liên tục chuyển biến không ngừng do sức bành trướng của siêu nhiên.
3 - Âm thì ly tâm lực, dương thì hướng tâm lực, âm dương sinh ra năng lượng.
4 - Âm hấp dẫn dương và dương hấp dẫn âm.
5 - Âm dương hoà hợp theo một tỉ lệ vô định phát sinh ra mọi hiện tượng.
6 - Mọi hiện tượng đều có tính tạm bợ, đó là những cấu tạo phức tạp và luôn luôn chuyển biến
các phân cực âm dương. Mọi sự vật đều chuyển biến không ngừng.
7 - Không có cái gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương. Dù trong hiện tượng xét ra bề ngoài
giản dị, sơ sài, mọi vật đều chứa sự phân cực ở mọi thứ bậc của sự cấu tạo ra nó.
8 - Không có cái gì trung hoà âm hay dương mà phải có một bên lấn hơn.
9 - Sự thu hút tỉ lệ với sự khác biệt của 2 phân cực âm dương.

10 - Âm xô đẩy âm, dương xô đẩy dương, sức đẩy hay sức hút tỉ lệ với sự khác biệt giữa 2 năng
lực âm dương.
11 - Với thời gian và không gian, âm sinh dương và dương sinh âm.
12 - Mọi vật đều dương ở trong và âm ở bên ngoài.
F) 7 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH TẬT
11
1 - Bệnh mệt mỏi : đời sống vô trật tự
2 - Bệnh đau nhức : trí phán đoán thấp kém
3 - Bệnh về huyết : quá thặng dương hay âm
4 - Bệnh về thần kinh : Mê tẩu thần kinh cuồng, giao cảm thần kinh cuồng.
5 - Bệnh về tạng phủ :
6 - Bệnh tâm lý : nóng nảy
7 - Bệnh tinh thần : kiêu căng, ngạo mạn.
* Tất cả mọi sự vật trong vũ trụ đều được cấu tạo theo hình xoắn ốc.
G) LƯỢC ĐỐ TÓM TẮT CẤU TẠO VŨ TRỤ
Thái cực > Âm dương > Năng lượng > Tiền nguyên tử >Nguyên tố > Thực vật >
Động vật.
10 cách ăn uống theo pp Ohsawa:
12
Cách ăn số 7 là cách ăn dễ nhất, khôn ngoan nhất và đem lại những điều kỳ diệu
Ngài Ohsawa nói người nào theo phương thức số 7 suốt đời sẽ là học trò Lão Tử.
Nên theo các phương thức 3,4,5,6,7. Khi nào thấy sức khoẻ không tốt phải nhịn đói vài ngày rồi quay
lại pt số 7.
Ngài Ohsawa khuyên nên loại trừ thịt cá, trứng sữa, đường và các sản phẩm hoá học.
Ngài nói muốn đạt trí phán đoán tối cao các bạn phải theo triệt để pp Ohsawa trong ít nhất 7 năm.
* Đàn ông đi tiểu tối đa 4 lần / ngày.
Phụ nữ đi tiểu tối đa 3 lần / ngày.
Nước tiểu phải vàng trong.
* Đi cầu 1 lần / ngày, phân chặt, không dính hậu môn, không mùi hôi
13

IV. THỰC ĐƠN ÁP DỤNG THỰC PHẨM TOÀN CHAY- PHƯƠNG PHÁP THỰC TRỊ
Phương pháp thực trị [pt5,6] - BS Trương Kế An
Độc giả muốn tự mình dùng thức ăn để phục hồi sức khoẻ,hãy áp dụng chương trình hỗn hợp
vệ sinh và thực trị sau đây.
Đó là thực đơn sức khoẻ hàng ngày dùng trong thời kỳ 3 tuần lễ, cho người bình thường
muốn tăng cường sức khoẻ và cho người bị những chứng như : mệt mỏi,bần thần,dã
dượi,biếng ăn,táo bón,nóng ngứa ghẻ chốc,tê thấp,đau nhức,yếu tim,yếu tì vị,…
Ngoài ra, chương trình này, áp dụng thực phẩm toàn chay,rất thích hợp những người ăn chay
mà vẫn được mạnh khoẻ.
1. CHƯƠNG TRÌNH THỰC TRỊ TRONG 3 TUẦN LỄ
Cần thực hiện đúng đắn chương trình này trong 3 tuần lễ, khắc khổ lúc đầu nhưng được
nhiều kết quả về sau.
Không nên chán nản, cần theo đúng chương trình không thay đổi ngày nào,vì như thế là phí
bỏ những cố gắng từ trước.
Ngày đầu tiên:
Nhịn ăn uống hoàn toàn buổi chiều và trọn 1 đêm sau [18 giờ]. Không ăn, chẳng uống gì cả
nhưng vẫn hoạt động như thường lệ.
Từ ngày thứ nhì đến ngày 21:
Nên ăn uống theo thực đơn đặc biệt sau này. Cần thận trọng lựa chọn thức ăn chỉ định và áp
dụng đúng đắn cách ăn uống, sẽ thấy kết quả ngay trong những ngày đầu.
2. VỀ THỰC PHẨM:
Sau đây là những thực phẩm nên dùng và những thực phẩm phải cử, cần được áp dụng đúng
đắn.
Thực phẩm nên dùng:
Loại mễ cốc : gạo lứt,bắp giã còn vỏ,bánh mì,mì chỉ
Rau,cải,đậu,rau thơm,sà lách son [cresson],rau dền,muống,mồng tơi,cải bắp,cải củ,cà rốt,bí
rợ [đỏ],tàu hũ [đậu hủ] thứ tươi [mát,nấu canh hẹ],thứ chiên [bổ]ăn với nước tương.
Hành tây, ngò,hành lá,hẹ,hành củ,tỏi.
Trái cây: thơm,chuối,đu đủ,trái bom [pomme]
Gia vị: muối , muối mè,nước tương,dầu phọng,dừa,ô-liu

Thức uống: nước lã, nước chín,trà lợt không đường.
Chú ý: những thức không ghi ra là không nên dùng. Về rau cải tránh thứ trồng với phân
14
diêm, rất có hại.
Thực phẩm phải cử:
Những thực phẩm thuộc súc vật : mỡ,bơ,sữa,trứng,mật,pho-mách,thịt, thịt nguội,đồ hộp.
Khoai,khoai tây,cà tô mát
Ngoài thứ trái được dùng, cữ những trái khác
Trà tàu,cà phê,đường,rượu mạnh,gia vị khác ngoài thứ được dùng
Bia [la ve],rượu chat
3. CÁCH DÙNG VÀ CÁCH NẤU THỰC PHẨM
Về thực phẩm, cách dùng thông thường là : ăn sống, nướng, hấp, um, nấu canh.
Cách hấp hay um được đắc dụng hơn hết, nhờ giữ nguyên vẹn giá trị chất bổ của thực phẩm,
được ngon hơn và dễ tiêu, Những thực phẩm dùng để hấp hay um là : rau cải, cải bắp, cải củ,
bí rợ.
Dùng nồi gan, xắt hành củ lót một lớp dưới đáy nồi, để rau cải hay bí xắt miếng lên trên.
Không thêm nước hay gia vị gì cả, đậy nắp lại, chụm lửa liu riu từ 1 giò đến 1 giờ rưỡi.
Không xốc lên, không dở nắp. Đến giờ sau, có thể xem thử coi chín chưa. Nếu chín, nhắc nồi
xuống, để dầu tỏi, nêm muối. Nấu cách này, hành củ tiêu hết, xông mùi lên, rất thơm ngon
4. CÁCH ĐẶC BIỆT NẤU CƠM GẠO LỨT, ĐƯỢC THƠM , NGON, DỄ ĂN.
Có người không muốn ăn cơm gạo lứt vì thấy không trắng như cơm gạo thường, hột cơm có
phần cứng [mất công nhai nhiều!], cũng vì chưa thấu đáo sự bổ ích của cơm gạo lứt hơn cơm
trắng nhiều và chưa biết cách nấu thế nào để cơm gạo lứt được thơm ngon, như chưa biết ăn
thế nào để thấy cơm gạo lứt cũng dễ ăn như thường, càng ăn lại càng thích!
Cơm gạo lứt bổ và lợi ích thế nào?
Những hột gạo lứt còn giữ được cái mày ngoài hột gạo và mày ấy rất hữu ích vì nó chứa
nhiều chất bổ béo, nhứt là sinh tố B1, trợ giúp tiêu thực, chữa trị chứng tê phù.Do đó, cơm
gạo lứt cần thiết cho sản phụ, người bệnh nằm 1 chỗ để phòng ngừa và chửa trị chứng tê phù,
dùng cơm gạo lứt được dễ tiêu hoá và bổ dưỡng. Ngoài ra, gạo lứt được dùng tự nhiên, khỏi
cần giả trắng thêm, phải mất công lại mất của.

Phương pháp đặc biệt nấu cơm gạo lứt
Gạo lứt tốt phải còn nguyên vẹn cái mày bao ngoài hột gạo, do lúa xay ra bỏ vỏ mà thôi,
không đem giã chút ít như có người áp dụng.
Đem gạo ra lượm bỏ hết vật vô ích như thóc, đất,sạn, cát, rồi đãi gạo [như rửa với nước] chớ
không vo mạnh làm tróc hết mày mất chất bổ. Cần ngâm gạo vài giờ trong nước lã, trước khi
đem nấu.
Về nồi, nên dùng nồi đất tốt hơn hết. Nên nấu nước sôi rồi mới vớt gạo ra để vào nồi. Chú ý,
một phần gạo thì phải hai phần nước. Khi nước sôi, để gạo vô nồi, thêm một ít muối [cứ một
15
lon sữa bò gạo - phần ăn một người lớn - để nửa muồng cà phê muối], dùng đũa bếp khuấy
gạo vài lần, đậy nắp lại, chụm lửa đều. Đến lúc cơm chín, cạn nước, hãy dụt lửa, chừa ít lửa
than.
Trong lúc đó,dùng lá chuối tươi hay vải dày xếp lại vài lần nhúng nước rồi vắt khô, phủ lên
miệng nồi rồi đậy kín nắp lại, đừng để mất hơi.Cũng nên dằn lên nồi một vật nặng để được
kín hơi. Chờ từ 20 đến 40 phút, trong lúc đó nên đun thêm ít lửa ở đít nồi [có thể đốt chút
giấy] để cơm thiệt chín và ngon.
Nên ăn cơm gạo lứt thế nào mới thấy ngon?
Cách ăn cơm gạo lứt cũng phải có phương pháp mới hữu ích. Điều cốt yếu là nên ăn chậm
rãi, nhai từ miếng một, mỗi lần độ một muỗng cà phê cơm, nhai lâu 30 hay 50 lần đến khi
nào thành hồ rồi sẽ nuốt. Chú ý, lúc nhai cơm, không nhai chung với thức gì khác, ngoài trừ
muối mè mà thôi. Khi nuốt cơm vào rồi mới ăn thức khác cũng cần nhai thức ấy thật kỹ,
thành bả mới nuốt.
Như thế, phương pháp ăn cơm gạo lứt không như theo lối thường là ăn cơm chung với thức
ăn mà chỉ ăn riêng biệt, miếng cơm rồi mới đến thức ăn và tiếp tục như thế. Do đó, khi ăn
xong một chén cơm gạo lứt [cùng với thức ăn khác],phải mất từ 10 đến 15 phút. Như thế, có
phần mất thì giờ nhưng sẽ rất lợi về tiêu thực nhờ cơm đã được nghiền nhỏ và lâu với nước
bọt [nước miếng] là chất tiêu hoá rất tốt. Ngoài ra, khi nhai nghiền lâu cơm gạo lứt béo và
ngon mà ăn trở lại cơm trắng thì thấy lạt lẽo, không thích nữa.
Tóm lại, cơm gạo lứt với tánh chất bổ dưỡng, với cách nấu đúng đắn, cách ăn có phương
pháp là món ăn chánh chẳng những hữu ích cho người bệnh mà còn thích hợp cho người

thường muốn gìn giữ sức khoẻ.Thức ăn này cần được phổ biến rộng rãi, để mỗi người đều có
thể dùng, già hay trẻ, nếu không thường xuyên thì cũng thỉnh thoảng, mỗi tuần lễ một lần.
CÁCH NẤU CANH
Trong khi áp dụng phương pháp thực trị, chỉ nấu với thực phẩm nên dùng, ngoại trừ thứ phải
kiêng cử.
Nấu canh bí, rau , đậu hủ với hẹ, nên luôn luôn đậy nắp, để chút muối lúc đầu, chụm lửa liu
riu. Chú ý,không nên dùng thức ăn nóng quá, làm phỏng họng và dạ dày, sanh chứng lở loét
rất nguy hiểm.
CÁCH CHIÊN
Nên chiên với số dầu vừa chừng, không dùng lại dầu cũ quá đã xài nhiều lần, không đốt lửa
nhiều.
Chú ý, những thực phẩm chiên như cơm chiên, hay đem chấy hoặc nướng được tăng phần
dương, bổ hơn và nóng hơn thứ thường.
Để chiên bánh bột, lấy bột mì, nếp hay bắp sú với nước, thêm ít muối, nắn thành miếng nhỏ,
đem chiên với dầu [dừa, phọng, ô liu] dùng làm thức tráng miệng rất tốt.
CÁCH LÀM MUỐI MÈ
16
Muối mè là thực phẩm thuộc dương, dùng hàng ngày trong chương trình thực trị, để tăng
cường sinh lực rất tốt.
Lấy 4 phần mè 1 phần muối hột. Đem rang phần mè riêng trên chảo, để lửa liu riu. Dùng đũa
trộn đều, khi hột vàng thì thôi, đừng để khét. Đó là cách dương hoá hột mè để tăng phần dinh
dưỡng.
Đem phần muối hột [ không dùng muối bọt tinh khiết hơn nhưng mất ít nhiều phần dinh
dưỡng] lên rang như trên đến lúc hột khô, mà xám đen thì thôi. Đâm nhỏ hay tán mỗi thứ
riêng ra, nhưng không nên tán hột mè mạnh quá làm chảy dầu, khó ăn.
Tán xong,trộn đều hai thứ lại, đựng vào ve để dành dùng mỗi bữa [ không để lâu quá 10
ngày].
5. CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH HẰNG NGÀY ÁP DỤNG TRONG THỜI KỲ THỰC
TRỊ
1 Thức dậy sớm, luôn luôn trước 6 giờ, trước khi mặt trời mọc để hấp thụ thanh khí.

2 Uống 1 ly nước lạnh [ nước lã hay nước chín] nếu là người mạnh hay nước ấm [ nước
nấu chín để ấm chớ không phải nước trà] nếu tì vị yếu.
3—Thể dục, từ 5 đến 10 phút. Tập toàn bộ, người lớn tuổi tập những bộ phận ít hay vận
động : hai chơn, xương sống. Hô hấp trước cửa mở rộng hay ngoài sân, ở trần.
4—Đi ngồi cầu. Nếu bị bón, cần ngồi lâu để đi tiêu được. Chú ý, người thường bị bón, nên
vận động, làm việc lắt xắt sẽ dễ đi tiêu. Nếu vừa thức dậy mà ngồi cầu thì khó tiêu.
5—Súc miệng, tắm rửa.
6—Hô hấp hướng về mặt trời mọc để rửa phổi.Chú ý, trong ngày có hai thời kỳ không khí
được tốt lành mà người ta gọi là sanh khí. Đó là khi mặt trời mọc sáng sớm và lúc mặt trời
lặn chiều tối. Nên hô hấp lúc ấy để hấp thụ sinh khí.
7—Đi ăn Sáng, Trưa và Chiều theo thực đơn đặc biệt sau này. Chú ý, trước 2 bữa ăn trưa và
chiều, nên nằm nghỉ “xả hơi” lối 10 phút rồi hãy đi ăn.
Mỗi ngày, nên đi bộ lối nửa giờ, buổi sáng sau khi ăn lót lòng, buổi chiều sau khi ăn xong.
8 Trước khi đi ngủ, và để được dễ ngủ, nên tắm nóng hay ngâm chơn tay trong nước nóng
lối 15 phút. Phụ nữ nên rửa sạch, để giữ vệ sinh, bộ sinh dục.
Phòng ngũ cần mở cửa sổ để thay đổi không khí nhưng không nên nằm ngay ngọn gió, ngừa
cảm. Chú ý về vệ sinh trong giấc ngủ.
6. THỰC ĐƠN ĐẶC BIỆT NGÀY ĐẦU
Phương pháp thực trị áp dụng sau đây có phần khắc khổ, nhưng với nhiều thiện chí và cố
gắng , ta sẽ chắc chắn thu đoạt nhiều kết quả, kiện toàn sức khoẻ bằng cách giải độc cơ thể.
Đó là bí quyết của phương pháp dùng thức ăn thích hợp để phục hồi sức khoẻ mà chính thức
ăn không thích hợp trước kia đã làm tổn hại. Sau khi sức khoẻ được phục hồi, sự ăn uống tất
nhiên sẽ trở lại bình thường và theo chương trình chỉ định sau này.
Thực đơn này áp dụng cho tất cả, những người đang nhóm bịnh thông thường [mệt mỏi, bần
thần, dã dượi, táo bón, nóng ngứa, ghẻ chốc, tê thấp, đau nhức, yếu tim, yếu tì vị] và cho
người bình thường muốn kiện toàn sức khoẻ. Thực đơn này, dùng thực phẩm toàn chay,
cũng thích hợp với người ăn chay mà vẫn được mạnh khoẻ.
17
Thực đơn
Ngày đầu tiên, sau khi ăn bữa trưa như thường lệ, nhịn ăn và nhịn uống hoàn toàn [hay uống

vài hớp nước thôi] vào buổi chiều và trọn đêm sau [18 giờ]
Vệ sinh
Tiếp tục các sinh hoạt như thường, không hạn chế gì cả. Ngủ sớm, dậy sớm Tập hô hấp lúc
hừng đông.
7. THỰC ĐƠN NGÀY THỨ 2
Thực phẩm cần chọn theo sổ chỉ định ở trước. Khởi đầu, ăn chút ít thôi, uống thật ít. Dùng
80% cơm gạo lứt, 20% rau cải. Dùng muối mè trong mỗi bữa ăn rất tốt.
Thực đơn [toàn chay]
SÁNG : Nên ăn chút ít thôi, bắp nấu hay xôi với muối mè
Uống vài hớp nước [chín hay trà lợt] để tráng miệng
TRƯA : Nên ăn chút ít thôi :
n Cơm gạo lứt, muối mè
n Bí rợ um, nêm dầu và muối
n Rau cải,tàu hủ tươi với nước tương
n Tráng miệng 1 lát [nhỏ] đu đủ hay thơm,bom
n Có thể không uống nước hay chỉ uống vài hớp nước chín hay trà lợt.
CHIỀU : Nên ăn chút ít thôi :
n Cơm gạo lứt, muối mè
n cải bắp hấp,nêm dầu muối
n Rau cải ,tàu hủ tươi với nước tương
n Tráng miệng 1 lát [nhỏ] đu đủ hay thơm,bom
n Không uống nước hay chỉ uống vài hớp nước chín hay trà lợt
Vệ sinh tiêu thực
Nên ăn thật chậm rãi, nhai kỹ thức ăn thành bã rồi mới nuốt vào.
Không uống trong lúc ăn Giữ hoà khí trước, đang hay sau khi ăn Cữ hút thuốc.
Đi bộ nửa giờ sau bữa ăn chiều. Hô hấp trước khi ngủ.
8. THỰC ĐƠN NGÀY THỨ 3
Nên ăn lưng lửng thôi, uống chút ít. Mễ cốc 80%, rau cải 20%. Dùng muối mè trong mỗi bữa
ăn rất tốt. Nên uống nước ấm.
Thực đơn [toàn chay]

SÁNG : Bắp nấu hay xôi với muối mè
Uống vài hớp nước trà lợt [ấm] để tráng miệng.
TRƯA : Nên ăn lưng lửng thôi :
n Cơm gạo lứt, muối mè
n Bí rợ um, nêm dầu và muối
18
n Tàu hủ chiên, nước tương, rau thơm
n tráng miệng 1 lát đu đủ hay bom
n Uống vài hớp nước chín hay trà lợt
CHIỀU : Nên ăn lưng lửng thôi :
n Cơm gạo lứt, muối mè
n Cải bắp hấp, nêm dầu muối
n Tàu hủ tươi, nước tương
n Tráng miệng 1 lát đu đủ hay thơm
n Uống vài hớp nước [ấm]
Vệ sinh tiêu thực
Cần ăn chậm rãi, nhai kỹ thức ăn thành bã rồi mới nuốt vào.
Không uống trong lúc ăn Giữ hoà khí trước, đang hay sau khi ăn Cữ hút thuốc.
Đi bộ ít lâu sau bữa ăn chiều. Hô hấp trước khi ngủ.
9. THỰC ĐƠN TỪ NGÀY THỨ 4 ĐẾN NGÀY THỨ 7
Nên ăn vừa đủ, thôi ăn khi còn thấy đói chút ít. Mễ cốc : 70%, rau cải 30%. Dùng muối mè
trong mỗi bữa ăn rất tốt. Nên uống nước ấm.
Thực đơn [toàn chay]
SÁNG : Cơm chiên dầu với muối
hay là : bắp nấu với muối mè
Uống ít trà lợt để tráng miệng, nước ấm
TRƯA :
n Cơm gạo lứt, muối mè
n Bí rợ um, nêm dầu và muối trước khi ăn
n Hay là : Bắp cải hấp, nêm dầu muối. Canh tàu hũ tươi với hẹ, nêm dầu và muối trước khi

ăn [ít nước]
n Tàu hủ chiên, nước tương
n Rau cải, rau thơm
n Tráng miệng bánh bột chiên mặn hay 1 lát đu đủ hoặc bom
n Uống nửa ly nước chín hay trà lợt [ấm]
Sau bửa ăn trưa, cách 2 hay 3 giờ, có khát, uống 1 ly nước chín hay trà lợt.
CHIỀU :
n Cơm gạo lứt muối mè
n Cải bắp hấp, nêm dầu muối trước khi ăn
n Hay là : canh tàu hũ với hẹ, nêm dầu muối
n Tráng miệng 1 lát thơm hay đu đủ
n Uống nửa ly nước
Vệ sinh tiêu thực
Nhai thật kỹ thức ăn thành bã rồi sẽ nuốt .
19
Không uống trong lúc ăn Giữ hoà khí trước, đang hay sau khi ăn Cữ hút thuốc.
Đi bộ ít lâu sau bữa ăn chiều. Hô hấp trước khi ngủ.
10. THỰC ĐƠN TỪ NGÀY THỨ 8 ĐẾN NGÀY 21
Nên ăn lưng lửng, vừa no thôi. Uống nước khi thấy khát vài giờ sau bữa ăn nhưng không
uống nhiều. Mễ cốc 70%; rau cải 30%
Thực đơn [toàn chay]
SÁNG :
n Cơm chiên với dầu .Hay là:
n Cháo, bắp nấu , xôi với muối mè
n Trang miệng : bánh chiên dầu hay thơm, đu đủ
n Uống nước chín hay trà lợt
TRƯA :
n Cơm gạo lứt muối mè
n Bí rợ um , nêm dầu muối
n Cải bắp hấp, rau luột với nước tương.

n Canh tàu hũ tươi với hẹ, nêm dầu muối
n Tàu hũ chiên, nước tương.Cải bắp hấp hay kho.
n Tráng miệng bánh chiên mặn hay 1 lát đu đủ hoặc thơm ,bom.
n Uống nửa ly nước chín hay trà lợt
Buổi chiều, thấy khát uống thêm
CHIỀU :
n Cơm gạo lứt, muối mè
n Cải hấp, nêm dầu muối
n Canh rau hay canh tàu hũ với hẹ, nêm dầu muối
n tráng miệng 2 lát đu đủ hay thơm, bom
n Uống nước chín hay trà lợt
Vệ sinh tiêu thực
Khi đói mới đi ăn. Nên ăn chậm rãiđể nhai nghiền các thức ăn cho thật kỹ. Không uống trong
khi ăn.
Giữ hoà khí , trước, đang hay sau khi ăn là lối giúp tiêu thực được dễ dàng. Cữ hút thuốc.
Đi bộ ít lâu sau bữa ăn chiều. Hô hấp trước khi đi ngủ.
11. THỨC ĂN SAU THỜI KỲ THỰC TRỊ
[Thực phẩm thông dụng]
Sau khi áp dụng chương trình thực trị 21 ngày vừa kể, cơ thể sẽ thay đổi ít nhiều, con người ,
nếu không được hoàn toàn mạnh mẽ trong thời kỳ thực trị nhưng sẽ thấy dễ chịu ít nhiều,
thân thể được nhẹ nhàng, khoẻ khoắn.
20
Sau thời kỳ này, nếu có thâu hoạch được ít nhiều kết quả, có thể nới rộng số thực phẩm nên
dùng như sau.
MỄ CỐC : không thay đổi, dùng cơm gạo lứt càng tốt, hay là dùng vài ba lần trong tuần.
BƠ, SỮA, PHO MÁCH : Có thể dùng pho mách, sữa bò, sữa đậu nành, chút ít bơ mặn.
Uống 1 ly sữa bò để lót lòng, sáng sớm.
CÁ THỊT : dùng cá đồng, loại cá nhỏ con có thể nhai nghiền ăn cả xương. Về thịt, dùng vịt,
gà hay bò, tuần vài ba lần, không lạm dụng.
TRỨNG : dùng một vài lần trong tuần, chung với thức ăn khác, với thức nấu, um, chả…

RAU TRÁI : Dùng thêm chút ít rau trái trong mùa và trong vùng [ không thứ ở xa vùng hay
nhập cảng, ngoại trừ trái bom]
Vẫn cữ : chanh ,cam, quít, bưởi.
ĐƯỜNG , MẬT : có thể dùng chút ít mật [thứ thiệt] hay đường, loại đường tán hay thẻ,
không dùng đường trắng mất hết chất bổ dưỡng.
RƯỢU CHÁT, BIA : Tuần dùng một vài lần thôi, trong những bữa ăn có thịt, không nên lạm
dụng.
TRÀ, CÀ PHÊ, THUỐC LÁ : Cần kiêng cữ hai loại kích thích cà phê và thuốc lá. Về trà, có
thể dùng chút ít buổi sáng Có thể uống chung trà với sữa.
Chú ý, khi ăn thêm như trên mà thấy khó chịu, nên trở lại chương trình thực trị trước.
12. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG THỜI KỲ THỰC TRỊ
1/ Khi áp dụng chương trình thực trị, cần bền chí,thay đổi hay ngưng nghỉ 1 ngày là hỏng tất
cả, những cô` gắng trước kể như đã mất.
2/ Tuần lễ đầu trong thời kỳ thực trị, sẽ thấy khó chịu vì khát nước và mệt mỏi. Nên cố gắng
chịu đựng lúc đầu, về sau sẽ quen, uống nước thấy ngon và thú vị. Tay chơn khô, không ra
mồ hôi nhưng vô hại.
Trong lúc hạn chế nước nên ăn thật chậm rãi, nhai kỹ thức ăn cho thành bã với nước miếng,
sẽ thấy đỡ khát nước. Về sau, khi không còn hạn chế nước, cũng nên uống vừa chừng thôi,
uống nhiều có hại về tiêu thực, làm mệt tim.
Sự hạn chế nước không làm mệt thận và di hại gì như có người lo ngại. Theo kinh
nghiệm, dầu với ít nước, bộ thận vẫn có thể duy trì vai trò trục xuất chất bã và muối.
3/ Không nên ăn nhiều rau sống trong bữa ăn, có thể sanh tiêu chảy, lối 10 hay 15 ngọn là
đủ. Sự hạn chế sinh tố C [ trong trái chua phải kiêng cữ theo chương trình] hay chất đản bạch
tinh súc vật [ trong thịt hay cá cũng phải cử] không gây ảnh hưởng gì cả vì hai chất ấy đều
được thay thế trong thức ăn áp dụng theo chương trình. Sinh tố C có trong rau cải và mày
gạo lứt. Loại đản bạch tinh thảo mộc trong đậu hũ, mè vẫn có giá trị tương đương với đản
bạch tinh súc vật trong cá thịt.
4/ Không nên nấu thức ăn với nhiều nước làm mất giá trị của thực phẩm.
Loại mễ cốc không nên nấu nhão quá. Nấu vừa khô và chín để dễ nhai và dễ tiêu hoá.
5/ Muối mè rất tốt, nên dùng chung với thức ăn, từ 1 đến 3 muỗng cà phê trong thời kỳ

21
đầu của chương trình. Về sau , bớt số.
6/ Do sự hạn chế nước và thức ăn lúc đầu, dễ sanh chứng bón. Không có gì phải lo ngại,
chẳng cần thuốc nhuận trường vì không có gì nguy hiểm bởi không có dùng thực phẩm súc
vật, không sanh độc. Một vài ngày sau, sẽ đi lại như thường.
7/ Lúc đầu, ngủ ít có khi mộng mị trong giấc ngủ, sụt cân, thấy ốm. Về sau, ngủ đựoc dễ
dàng, sẽ mất chứng khó ngủ.
Cũng lúc đầu, có thể bị cảm ít lâu nhưng rồi sẽ dứt, không biến chứng gì cả. Người bệnh
phong thấp thấy nhức mỏi lại chút ít, nhưng rồi giảm lần.
8/ Trong khi áp dụng chương trình thực trị, cần ngưng các môn thuốc, nếu không vì thế mà
sanh mạng phải lâm nguy. Nếu tình trạng bênh nhân cần phải phục dược thì nên huỡn lại
việc thực trị.
9/ Mặc dầu mệt mỏi và yếu sức lúc đầu, nên hoạt động như thường lệ, cần vận động, thể
dục chút ít mỗi ngày.
10/ Việc quan sát nước tiểu và phẩn cũng giúp phần nhận định về tình trạng bệnh nhân.
Trong thời kỳ thực trị, với sự hạn chế ăn uống nếu đi tiểu quá 4 lần trong 24 giờ, tình trạng
không bình thường, thận tim suy yếu vì nước tiểu nhiều. Nếu bị bón [ từ 3 ngày sau khi áp
dụng chương trình thực trị] hay đi tiêu trên hai lần trong ngày là tì vị suy.
Nước tiểu vàng và trong để ít lâu đóng cặn là có bệnh về thận, vì thức ăn không đồng đều,
nhiều phần dương. Nước tiểu nhiều và trong có thể bị bệnh đái đường. Nước tiểu màu vàng
sậm và trong là tốt, thực phẩm dùng được đồng đều.
Nếu phẩn hơi xanh, rồi trở thành sậm, thức ăn có nhiều phần âm. Phẩn của người mạnh phải
vàng sậm và không nặng mùi.Nếu phẩn có mùi xấu là tì vị suy yếu, sự tiêu thực không hoàn
hảo.
Người mạnh khoẻ đi tiêu dễ dàng, phẩn ra thành khúc, và trọn hết khúc, có thể khỏi cần phải
dùng đên giấy vệ sinh.
13. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẦU TIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH THỰC TRỊ
Sau khi thực hành đúng đắn chương trình thực trị, chắc chắn, các bạn sẽ được phần kết quả
sau đây, ngay trong những tuần lễ đầu tiên :
- ăn ngon, uống ngon, ngủ ngon, [tuy nhiên, cần luôn luôn giữ điều độ]

- hết đau nhức, mệt mỏi [các chứng thông thường bớt lần]
- cảm giác dễ chịu, khoan khoái [ cơ thể được điều hoà]
- sắc thái được vui vẻ [ sức khoẻ được kiện toàn]
Trì chí và cố gắng thêm trong vấn đề áp dụng đúng đắn và đầy đủ phương pháp thực trị, các
bạn sẽ được thêm nhiều kết quả tốt đẹp, thân thể điều hoà, cảm giác dễ chịu, sức khoẻ được
phục hồi nhờ thức ăn uống thích hợp.
22
Với ý thức về phép thực trị, sức khoẻ các bạn sẽ được gìn giữ vững vàng và sẽ không còn có
thể bị tổn hại vì thức ăn uống nữa.
Nhờ thế, chúng ta sẽ có thể tự mình làm chủ sanh mạng mình và do đó, sẽ làm chủ vận mạng
sau này
23
V. ĂN CÓ Ý THỨC
1. Một hệ thống để tối đa hoá năng lượng và mau lành bệnh
Chìa khoá để có một cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc ở ngay dưới mũi các bạn, ba lần một
ngày! Câu trả lời cho các rắc rối gặp phảii trong cuộc sống thường rất đơn giản và rất dễ hiểu,
nhưng chúng ta thường bị chính cảm xúc, thói quen và cách nghĩ làm mù quáng. Tổ chức sức
khoẻ toàn cầu đang trong tình trạng khủng hoảng. Vẫn chưa tìm ra một phương thức nào tốt,
mang tính toàn cầu, và có khả năng thực hiện. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ các phương thức khoa
học truyền thống, thông thái cổ, và kinh nghiệm cá nhân để truyền cảm hứng cho các bạn thêm
một phương pháp ăn uống đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, tôi gọi đó là “Sự ăn có ý
thức”, nhằm giúp ích cho cuộc sống của bạn. Trong 40 năm làm giáo viên và cố vấn Thực
dưỡng, mục đích quan sát và kinh nghiệm cá nhân của tôi đã dạy tôi rằng những thức chúng ta
ăn và cách chúng ta ăn ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc, tâm lý, và thể chất của chúng ta.
Hơn nữa, suy nghĩ, tính cách, đời sống tình dục, các mối quan hệ, và thậm chí tinh thần của
chúng ta cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ ăn và thói quen ăn uống.
Ăn có ý thức cũng giúp cứu lấy hành tinh và môi trường. Nếu chúng ta quan tâm đến bản thân,
chống lại sự chết đói, bảo vệ Trái đất, chúng ta phải có cách ăn uống logic, lành mạnh, phi bạo
lực, tiết kiệm và khiến chúng ta khoẻ mạnh hơn. Tôi đã khám phá rằng – khi có hàng nghìn - chế
độ ăn uống nguyên thủy Thực dưỡng chủ yếu là thực vật ngon miệng vừa đáp ứng đầy đủ các

tiêu chuẩn trên, vừa làm thoả mãn khẩu vị của người ăn. Dù bạn chọn ăn chay trường, không ăn
động vật, hoặc Thực dưỡng, bắt buộc phải học cách ăn theo một thóii quen tốt để hệ tiêu hoá
được hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thức ăn lý tưởng. Lý do chính khiến tôi viết bài báo này là, dù
cho chế độ ăn của bạn ra sao, giúp bạn nhận được nguồn năng lượng dồi dào nhất, sự thoải mái,
khoẻ mạnh và khả năng hồi phục bệnh tốt nhất từ thức ăn. Quan điểm Thực dưỡng thực sự
là “Cách nhìn cuộc sống bao quát hơn”, và chỉ khi được kiểm chứng, nó mới đích thực là cách
sống hiệu quả cho bạn và cả hành tinh này.
Cách chúng ta ăn cũng quan trọng như Cái chúng ta ăn. Qua mỗi năm tôi đều trở nên nhạy cảm
hơn với phương thức thực hành Thực dưỡng và Ăn có ý thức (chánh niệm khi ăn - NT), phương
pháp chỉ hoàn toàn bao gồm nhai và thở bằng bụng. Mỗi ngày, tôi ăn một hoặc hai bữa, nhưng
đều thực hành Ăn có ý thức trong các bữa đó. Các bữa khác có thể không quan trọng bằng
nhưng tôi vẫn nhai hết mức có thể. Ăn có ý thức vô cùng có lợi cho tôi và nó quả thật đã cứu
sống cuộc đời tôi khi đang trong độ tuổi thanh niên lúc tôi viết quyển sách. Cách ăn hiệu quả,
Con người bạn chính là cách bạn ăn. Tôi tiếp tục thực hành phương thức chữa bệnh và cách
ăn có thể cứu sống cuộc đời này cho đến hiện tại. Nhai tốt cân bằng đường trong máu, tạo ra sự
yên bình trong nội tâm, giảm lượng thịt tươi, tăng cường khả năng trực giác, giúp tâm hồn sáng
sủa, kiên cường, và kiên cường hơn nữa. Nó cũng có thể có tác dụng tương tự đối với bạn.
Trong nghề Thực dưỡng, tôi có hân hạnh cho hàng nghìn người lời khuyên, nhiều người đã thử
hàng nghìn chế độ ăn trước đó. Sau khi học các nguyên tắc ăn Thực dưỡng và làm thế nào để ăn
có ý thức, họ bắt đầu cải tiến, và chữa bệnh - thường là các bệnh đã bước vào giaii đoạn cuối.
Họ giảm dần lượng thuốc chữa bệnh cho đến khi không còn sử dụng chúng nữa. Việc ăn có ý
thức đáng để làm như vậy. Nếu bạn tuân theo cách ăn này, bạn sẽ vô cùng hài lòng và trở nên dễ
gần gũi hơn khi ăn một mình hoặc ăn trong một bầu không khí ảm đạm – không náo nhiệt và
không cấm đoán. Chúng ta cũng có thể nói chuyện khi ăn - về những chủ đề thoải mái và thu hút
24
– cũng như khi nhai vậy. Tôi thậm chí cũng mở mang rất nhanh, học thư giãn và tạo ra các thời
điểm chữa bệnh trong bữa ăn. Khi bạn hiểu rằng, nhai tốt là một thách thức, việc thực hiện nó
cũng rất đơn giản, không phải trả tiền, và rất bổ ích.
Nhiều nhân vật truyền cảm hứng nổi tiếng khắp thế giới nhấn mạnh việc ăn có ý thức với việc
nhai chậm và kỹ. Trong số đó có Chúa Jesus, người đã nói, “Nhai kỹ thức ăn bằng răng biến

thức ăn thành nước, thiên thần của nước sẽ chuyển nó thành máu trong cơ thể. Và nhai
chậm, như thể đó là một lời cầu nguyện con gửi đến Chúa”. Leonardo Da Vinci, thiên tài
thời Phục hưng đồng thời cũng là người không ăn thịt, cũng khuyên chúng ta nên thực hành
phương thức này. “Nhai nước uống và uống thức ăn”, là nguyên lý được Mahatma Gandhi, vị
lãnh tụ người Ấn dũng cảm và nổi tiếng, phát biểu.
Việc nhai tốt đã cứu sống cuộc đời tôi. Tôi đã học về cách thực hành đơn giản và sâu sắc này từ
cha tôi, người đã sống sót hai năm trong trại tập trung Nazi trong Thế chiến II, kiên trì chịu
đựng sự gian khổ và thiếu ăn lớn. Khi còn là tù nhân sống trong một môi trường khắc nghiệt với
thời tiết giá lạnh và một chế độ ăn vô cùng thiếu thốn, ông phát hiện ra rằng nếu ông nhai khẩu
phần ăn của mình và thậm chí nhai nước nhiều hơn hoặc bằng 150 lần trong một miếng đầy
mồm, ông sẽ có nhiều năng lượng, nhiệt, và thể lực ổn định hơn, và điều này giúp ông tăng hy
vọng và khích lệ cho mình.
Khi cha tôi trở về nhà sau chiến tranh, ông chia sẻ kinh nghiệm của mình và nói với tôi
rằng, “Nếu con cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, lạnh lẽo, sợ hãi hay tuyệt vọng, hãy nhai thức ăn
nhiều hơn 150 lần”. Lúc ấy tôi vẫn còn tự do và sống khá thoải mái, nhưng chỉ sau đó vài năm –
ở tuổi 17 – tôi cũng trở thành tù binh chính trị và bị kết án hai năm tù trong trại cải tạo ở
Yugoslavia. Ở đó, cũng như cha tôi, tôi thấy đói, lạnh và vô cùng khổ sở. Bài học của cha về ăn
có ý thức và giữ thái độ tốt vô cùng cần thiết, nhờ nó, tôi không chỉ sống sót mà còn phát triển
sức mạnh tinh thần và tâm hồn, mang theo đức tin và sự tự tin bước vào tuổi trưởng thành.
2. Các cách thực hành ăn ý thức đơn giản
Nhai tốt có lợi ích to lớn cho sức khoẻ! Bạn càng nhai nhiều, mùi vị đích thực của thức ăn càng
tăng. Chúng ta sẽ càng thoả mãn hơn vì chúng ta đang nhận càng nhiều dinh dưỡng từ thức ăn.
Vì vậy, chúng ta cảm thấy hài lòng với ít thức ăn hơn. Sự lạng thịt đường (sweet carvings) giảm
bớt đi vì thức ăn trở nên ngọt hơn khi nó được nhai. Thêm một lợi ích nữa, bạn có thể điều chỉnh
cân nặng của mình dễ dàng hơn.
Sau đây là những hướng dẫn cơ bản của tôi dành cho việc nhai kỹ:
1. Ngồi ăn trong một nơi yên tĩnh.
2. Ngồi ăn với một thái độ tốt và thở bằng bụng.
3. Tránh đọc sách báo, xem ti vi, hoặc chuyện trò tiêu cực.
4. Dùng một chiếc đồng hồ, hoặc một cuốn băng ghi âm đóng vai trò là một hướng dẫn viên

thân thiện để nhai.
5. Bắt đầu nhai 20 giây (khoảng 25 lần nhai) một miếng đầy mồm.
25

×