Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đa dạng sinh học lớp hình nhện (Arachnida) trong hang động khu vực vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.74 MB, 89 trang )

Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


1
Chu Thị Thảo – Khóa 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
0o0


CHU THỊ THẢO

ðA DẠNG SINH HỌC LỚP HÌNH NHỆN (ARACHNIDA)
TRONG HANG ðỘNG KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: ðộng vật học
Mã số: 60.42.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm ðình Sắc


HÀ NỘI - 2012
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học




2
Chu Thị Thảo – Khóa 14
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan công trình nghiên cứu khoa học “ða dạng sinh học
lớp hình nhện (Arachnida) trong hang ñộng khu vực vườn quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình” là của riêng tôi và chưa ñược sử dụng ñể
bảo vệ bất kỳ luận văn nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều
ñược ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2012
Học viên


Chu Thị Thảo









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


3

Chu Thị Thảo – Khóa 14
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm ðình Sắc,
phòng Sinh thái Môi trường ñất, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, người
ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu ñể hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn dự án “Bảo tồn và Quản lý Bền vững Nguồn tài nguyên
Thiên nhiên khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng” do Bộ Hợp tác
Kinh tế và Phát triển Liên bang ðức (BMZ), Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật ðức
(GTZ), Tổ chức Hỗ trợ Phát triển ðức (DED) và Ngân hàng Tái thiết ðức
(KfW) tài trợ ñã hỗ trợ kinh phí ñể tôi có thể thực hiện ñề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn cơ sở ñào tạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật ñã tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các cán
bộ phòng Bảo tàng ðộng vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật ñã giúp
ñỡ và ủng hộ tôi trong quá trình làm việc và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia ñình, bạn bè, người thân ñã
luôn ủng hộ, ñộng viên và tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2012
Học viên


Chu Thị Thảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


4
Chu Thị Thảo – Khóa 14

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

VS-TienSon Vùng sáng hang Tiên Sơn
VC-TienSon Vùng chuyển hang Tiên Sơn
VT-TienSon Vùng tối hang Tiên Sơn
VS-ThienDuong Vùng sáng hang Thiên ðường
VC-ThienDuong Vùng chuyển hang Thiên ðường
VT-ThienDuong Vùng tối hang Thiên ðường
VS-Toi Vùng sáng hang Tối
VC-Toi Vùng chuyển hang Tối
VT-Toi Vùng tối hang Tối
VS-Sot Vùng sáng hang Sót
VC-Sot Vùng chuyển hang Sót
VT-Sot Vùng tối hang Sót
VS-SonDoong Vùng sáng hang Sơn ðoòng
VC-SonDoong Vùng chuyển hang Sơn ðoòng
VT-SonDoong Vùng tối hang Sơn ðoòng
VS-Ruc Vùng sáng hang Rục
VC-Ruc Vùng chuyển hang Rục
VT-Ruc Vùng tối hang Rục
VS-ChaRa Vùng sáng hang Chà Rá
VC-ChaRa Vùng chuyển hang Chà Rá
VT-ChaRa Vùng tối hang Chà Rá
VS-DaVoi Vùng sáng hang ðá Vôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


5
Chu Thị Thảo – Khóa 14

VC-DaVoi Vùng chuyển hang ðá Vôi
VT-DaVoi Vùng tối hang ðá Vôi
VS-MuNganh Vùng sáng hang Mu Ngành
VC-MuNganh Vùng chuyển hang Mu Ngành
VT-MuNganh Vùng tối hang Mu Ngành

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


6
Chu Thị Thảo – Khóa 14
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC


Abdomen Phần bụng của nhện
Anal tubercle/ anal core/
gonopore
Bộ phận sinh dục
Anteria median eyes (AME) Mắt giữa phía trước
Anterian laterial eyes (ALE) Mắt bên phía trước
Anterian laterial spinnerets (ALS) Bộ phận nhả tơ bên phía trước
Artrium Khoang ngoài của thể giao cấu con cái
Booklung Cơ quan hô hấp của nhện
Carapace Tấm lưng ngực, giáp mai
Cephalothorax Phần ñầu ngực
Claw Móng vuốt (ở các chân bò cà chân xúc giác một
số nhện cái)
Clypeus Mảnh cứng nằm giữa mắt và chân kìm
Coxa ðốt háng (ñốt số một của chân bò và chân xúc
giác)
Cribellum (Cribellate) Tấm nhả tơ
Cymbium Mặt trên của ñốt cuối râu nhên ñực (cơ quan
xúc giác-cơ quan sinh dục ñực)
Chelicera Chân kìm
Ecribelum Chỉ loài nhện không có tấm nhả tơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


7
Chu Thị Thảo – Khóa 14
Entelegyne Cơ quan sinh dục của nhện có thể sinh dục
ngoài với các ống dẫn tách biệt cho việc vẫn
chuyển tinh dịch trong suốt quá trình thụ tinh

(ñối với túi nhận tinh - spermathecae) và thu
tinh (ñối với tử cung - uterus)
Femur ðốt ñùi (ñốt thứ 3 của chân bò và chân xúc
giác)
Ferrilization duct Ống dẫn tinh dịch từ túi nhận tinh ra ngoài tử
cung của nhện cái
Fovea Rãnh (hố) trên tấm lưng ngực của nhện
Haplogyne Cơ quan sinh dục của nhện thiếu thể sinh dục
ngoài do ñó chỉ có cặp ống dẫn ñể vận chuyển
tinh dịch từ tử cung tới túi nhận tinh trong suốt
quá trình thụ tinh
Labium Môi dưới
Metatasus (metatarsi) ðốt cổ chân, ñốt thứ 6 của chân bò và chân xúc
giác
Pectine Cơ quan cảm giác hình lược của bọ cạp
Pedicle ðốt nối giữa phần ñầu ngực và bụng ở nhện
Posterial laterial eyes (PLE) Mắt bên phía sau
Posterial laterial spinnerets
(PLS)
Bộ phận nhả tơ bên phía sau
Posterial median eyes (PME) Mắt giữa phía sau
Posterial median spinnerets
(PMS)
Bộ phận nhả tơ bên giữa phía sau
Scutum Tấm lưng giữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


8

Chu Thị Thảo – Khóa 14
Spermathecae Bộ phận nhận tinh
Spermduct Ống dẫn tinh
Spinnerets Bộ phận nhả tơ
Sternite Tấm ngực bụng
Tarsus (tarsi) ðốt bàn chân (ñốt thứ 7 ở chân bò của nhện)
Telson Ngòi ñộc ở bọ cạp
Tergite Tấm lưng bụng
Tibia ðốt ống chân (ñốt thứ 5 ở chân bò của nhện)
Trichobothrial Là sợi lông kéo dài, có ở hình nhện và một số
bộ côn trùng có chức năng cảm nhận những
thay ñổi trong không khí.
Trochanter ðốt chuyển (ñốt thứ 2 của chân bò của nhện)











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


9
Chu Thị Thảo – Khóa 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Số loài trong các bộ thuộc lớp hình nhện ñã ghi nhận ñược trên thế
giới (Mark S.Harvey, 2003)………………………………………………… 5
Hình 2.1: Hình thái ngoài của nhện…………………………………… … 15
Hình 2.2 : Hình thái ngoài của chân dài Opiliones………… …………… 16
Hình 2.3: Hình thái ngoài của bọ cạp……………………………………… 17
Hình 2.4: Hình thái ngoài của giả bọ cạp………………………………… 19
Hình 2.5: Hình thái ngoài của bọ cạp roi………………………………… 20
Hình 2.6: Bản ñồ các hang khảo sát………………………………… …….22
Hình 3.1 : Biểu ñồ mô tả thành phần và số lượng cá thể các loài hình nhện thu
ñược tại các hang ñộng nghiên cứu………………………………………….32
Hình 3.2: Biểu ñồ mô tả thành phần và số lượng cá thể các loài hình nhện thu
ñược theo nhóm tại các hang ñộng nghiên cứu……………………… ……33
Hình 3.3.A: Sinopoda sp.1……………………………………………….….42
Hình 3.3.B: Pholcus sp.1…………………… ………………… …………43
Hình 3.3.C: Platocoelotes sp.1………………………………………………44
Hình 3.3.D: Leptonetela sp.1……………………………… ………………45
Hình 3.3.E: Telema sp.1………………………………………… ……… 46
Hình 3.3. F: Tyrannochthonius sp.1………………………… …………… 47
Hình 3.3.G: Lagynochthonius sp.1………………………………… ………48
Hình 3.3.H: Lagynochthonius sp.2………………………………….……….49
Hình 3.3.I: Lagynochthonius sp.3………………………………….……… 50
Hình 3.3.J : Eremochernes sp.1…………………………………… ………51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


10
Chu Thị Thảo – Khóa 14

Hình 3.4: ðộ tương ñồng về ña dạng thành phần loài giữa vị trí của các hang
trong khu vực nghiên cứu……………………………………………… ….57
Hình 3.5: ðộ tương ñồng về thành phần loài giữa các vùng tối của các
hang……………………………………………………………………….…58
Hình 3.6: Mối quan hệ về ña dạng thành phần loài ở các vị trí trong các
hang…………………………………………………………………… … 58
Hình 3.7: Mối tương ñồng về ñộ ña dạng loài giữa các hang… …… …….60
Hình 3.8: Mối quan hệ về ñộ ña dạng loài giữa các hang…………… ……60















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


11
Chu Thị Thảo – Khóa 14
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Thành phần và số lượng cá thể hình nhện tại khu vực nghiên
cứu 27
Bảng 3.2: Bảng giá trị các chỉ số ña dạng sinh học theo các hang ñộng… 52
Bảng 3.3 : Bảng giá trị các chỉ số ña dạng sinh học theo các vị trí trong các
hang ñộng……………………………………………………………………52
Bảng 3.4: ðộ tương ñồng về ña dạng thành phần loài loài giữa các hang trong
khu vực nghiên cứu………………………………………………….………59















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


12
Chu Thị Thảo – Khóa 14
MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Do sự cách biệt với môi trường bên ngoài cùng với quá trình hình thành
gắn liền với lịch sử vỏ trái ñất ñã hình thành nên hệ sinh thái ñặc biệt trong
hang ñộng. Những khám phá mới về thế giới dưới lòng ñất ngày càng gây
nhiều ấn tượng và sự chú ý của con người. Hệ thống hang ñộng trên thế giới
không chỉ có giá trị về lịch sử, ñịa chất, ñịa mạo, giá trị về du lịch…mà nó
còn mang nhiều ý nghĩa sinh học. Các nghiên cứu về ña dạng sinh học hang
ñộng tuy không còn mới trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Với những ñiều kiện sinh thái ñặc biệt như thiếu ánh sáng, nhiệt ñộ và
ñộ ẩm không khí ổn ñịnh, nên hệ sinh thái trong hang ñộng hầu như tách rời
hẳn so với hệ sinh thái trên mặt ñất. Do ñó ñể thích nghi với môi trường sống
này, các loài sinh vật hình thành những ñặc ñiểm thích nghi với ñiều kiện
sống trong hang ñộng [23]. Vì vậy, ñã có rất nhiều loài mới ñược nghi nhận ở
các hang ñộng khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên do tính chất ñặc trưng của
môi trường sống, các sinh vật này ñặc biệt nhạy cảm với các tác ñộng bên
ngoài và chỉ cần một tác ñộng bất lợi nhỏ cũng có thể phá vỡ cấu trúc quần
thể ban ñầu.
Nước ta nằm trong vòng ñai khí hậu nhiệt ñới, có tính ña dạng sinh học
cao, hơn nữa hệ thống hang ñộng Việt Nam rất phong phú và khu hệ sinh vật
trong hang ñộng ở nước ta ñược ñánh giá là ña dạng. Tuy nhiên các nghiên
cứu ña dạng sinh học trong hang ñộng ở Việt nam còn rất ít, ñặc biệt là lớp
hình nhện.
Với quần thể nhiều hang ñộng lớn nhỏ ñược phát hiện ở khu vực Phong
Nha, Kẻ Bàng, ñây ñược coi là kỳ quan của tạo hóa ban tặng, là bảo tàng
thiên nhiên sống của nhiều loài sinh vật hang ñộng và ñang thực sự thu hút
giới khoa học, trong ñó có các chuyên gia nghiên cứu hình nhện. ðặc biệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học



13
Chu Thị Thảo – Khóa 14
trong năm 2010, một giống bọ cạp mới Vietbocap Lourenco and Pham ñã
ñược phát hiện, gồm 2 loài mới mới cho khoa học là Vietbocap canhi ñược
tìm thấy ở ñộng Tiên Sơn năm 2010 và Vietbocap thienduongensis ở ñộng
Thiên ðường năm 2012 (Lourenco & Pham, 2012). Những phát hiện mới này
ñóng góp một phần quan trọng vào tính ña dạng của hệ sinh thái hang ñộng
của Phong Nha Kẻ Bàng.
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế của ñịa phương nên nhiều
hang ñộng hiện ñã và ñang ñược khai thác làm du dịch. Những tác ñộng của
con nguời dần ñã phá vỡ cấu trúc tự nhiên và ảnh hưởng ñến các quần thể
sinh vật sống trong hang. Vì vậy việc ñiều tra ña dạng thành phần và phân bố
các loài hình nhện trong hang là rất quan trọng và cấp thiết, không chỉ ñánh
giá tính ña dạng sinh học hang ñộng mà còn là cơ sở cho những nghiên cứu
tiếp theo về ñánh giá tác ñộng của con người ñến tính ña dạng sinh học hang
ñộng.
Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện ñề tài: “ða dạng sinh học lớp
hình nhện (Arachnida) trong hang ñộng khu vực vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục tiêu ñề tài
Xác ñịnh thành phần loài, nơi cư trú và các yếu tố ảnh hưởng ñến ña
dạng hình nhện trong các hang ñộng khu vực vườn quốc gia (VQG) Phong
Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Mô tả ñặc ñiểm hình thái một số họ thuộc lớp
hình nhện trong hang ñộng ở khu vực VQG Phong Nha Kẻ Bàng, ñồng thời
khuyến nghị một số giải pháp bảo tồn ña dạng sinh học và quản lý bền vững
hang ñộng khu vực nghiên cứu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học



14
Chu Thị Thảo – Khóa 14
3. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu ña dạng thành phần và số lượng cá thể hình nhện tại một số
hang ñộng ñiển hình tại khu vực VQG Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh
Quảng Bình.
2. Xác ñịnh sự phân bố của các loài hình nhện ở các vị trí khác nhau trong
hang ñộng (cửa hang, chuyển tiếp, vùng tối).
3. ðánh giá ảnh hưởng các hoạt ñộng của con người ñến thành phần loài
hình nhện trong hang ñộng tại khu vực nghiên cứu. Từ ñó khuyến nghị
một số giải pháp bảo tồn ña dạng sinh học và quản lý bền vững hang
ñộng.
4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài
Nhóm hình nhện là nhóm ñộng vật không xương sống ñặc biệt ña dạng
và phong phú. Chúng phân bố ở mọi nơi: trong nhà, trong rừng, trong hang,
dưới nước… Chúng không chỉ ña dạng về số loài mà còn chiếm ưu thế về mặt
số lượng trong quần thể. Chúng là một mắt xích ñóng vai trò quan trọng trong
hệ sinh thái như tham gia cải tạo ñất, kiểm soát số lượng quần xã côn trùng…
ðặc biệt, với sự thích nghi chuyên biệt với ñời sống hang ñộng, các loài thuộc
nhóm hình nhện trong hang ñộng còn ñược sử dụng ñể ñánh giá ña dạnh sinh
học hang ñộng cũng như làm vật chỉ thị ñánh giá ảnh hưởng của con người và
môi trường lên hệ sinh thái.
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ ñộng thực vật phong phú
cùng với quần thể hang ñộng kỳ vĩ, ña dạng, ñộc ñáo thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Hệ thống ñộng vật trong hang ñộng,
ñặc biệt là nhóm hình nhện thực sự vẫn còn là một bí ẩn ñối với các nhà khoa
học. Trong quần thể hang ñộng này, các hang Chà Rá, ðá Vôi, hang Rục,
hang Mu Ngành, hang Mò O có vị trí ñịa lý gần nhau nằm trong vùng phụ cận

của VQG; các hang ñộng Tiên Sơn, hang Tối, Thiên ðường, hang Sót, hang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


15
Chu Thị Thảo – Khóa 14
Sơn ðòong có vị trí ñịa lý gần nhau thuộc vùng lõi của VQG và hiện chưa có
nghiên cứu nào về ña dạng hình nhện trong hang ñộng tại khu vực này.
Từ những lý do trên, chúng tôi ñã thực hiện ñề tài: “ða dạng sinh học
lớp hình nhện (Arachnida) trong hang ñộng khu vực vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình” nhằm xác ñịnh sự ña dạng và phân bố của
các loài hình nhện hang ñộng tại hệ thống 10 hang ñộng bao gồm ñộng Tiên
Sơn, ñộng Thiên ðường, hang Tối, hang Sót, hang Sơn ðòong, hang Chà Rá,
hang ðá Vôi, hang Rục, hang Mu Ngành và hang Mò O, ñánh giá mức ñộ
tương ñồng về ña dạng thành phần loài giữa các hang, ñồng thời tìm hiểu sự
tác ñộng của con người lên hệ sinh thái hang ñộng. Qua ñó là cơ sở ñể ñưa ra
một số khuyến nghị góp phần bảo tồn ña dạng sinh học và quản lý hang ñộng
tại ñịa phương.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


16
Chu Thị Thảo – Khóa 14
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về lớp hình nhện
Lớp hình nhện (Arachnida) thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), bao
gồm 10 bộ: Amblypygi, Araneae, Opiliones, Palpigradi, Pseudoscorpiones,
Scorpionida, Ricinulei, Schizomida, Solifugae và Uropygi. Trên thế giới có
khoảng gần 50.000 loài ñã ñược mô tả, thuộc 5.781 giống, trên 200 họ, (Fet,
200; M. Harvey, 2003). Trong ñó bộ nhện Araneae có số loài cao nhất
(37.596 loài), Opiliones (5.000 loài), Pseudoscorpiones (3.261 loài),
Scorpiones (1340 loài), Solifugae (1084), Amblypygi (142 loài), Schizomida
(237 loài), Palpigradi (78 loài), Uropygi (101 loài), Ricinilei (55 loài) [22],
[32], [43].

Hình 1.1: Số loài trong các bộ thuộc lớp hình nhện ñã ghi nhận ñược trên thế giới
(Mark S.Harvey, 2003)
Lớp hình nhện là một trong những nhóm ñộng vật chân khớp cổ có tính
ña dạng sinh học cao. Những hóa thạch cho thấy hình nhện là một trong số
ñộng vật ñầu tiên sống trên cạn, cách ñây gần 400 triệu năm trước. Chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


17
Chu Thị Thảo – Khóa 14

phân bố ở mọi nơi: trong nhà, trong rừng, trong hang, dưới nước… Chúng
không chỉ ña dạng về số loài mà còn chiếm ưu thế về mặt số lượng trong quần
thể.
ðộng vật thuộc nhóm hình nhện ñược phân biệt với các nhóm khác,
ñặc biệt là côn trùng bởi cấu tạo cơ thể ñặc biệt: cơ thể chia làm 2 phần ñầu-
ngực và bụng ở hầu hết các cá thể trưởng thành ñều có 4 ñôi chân vận ñộng,
không có ăng ten cảm nhận như côn trùng, tuy nhiên chúng có hai ñôi phần
phụ ñể thích ứng với việc ăn, cảm giác và tự vệ [2], [22].
Các sinh vật sống trong hang ñộng có thể ñược phân chia thành 3 nhóm
khác nhau dựa vào ñặc ñiểm sinh sống của chúng: troglophiles, trogloxenes
và troglobites. Troglobites là những loài sống chuyên biệt và bắt buộc trong
hang ñộng, chúng chỉ có thể sống ñược trong hang và không thể tồn tại hoặc
thích nghi với ñời sống trên mặt ñất. Troglophiles là những loài không bắt
buộc trong hang ñộng, có khả năng sống, sinh sản trong hang cũng như những
môi trường bên ngoài tương tự trong hang như tối, ẩm, thiếu ánh sáng. Nhóm
loài vãng lai – trogloxenes, chúng chỉ dùng hang làm nơi trú ẩn và tìm kiếm
thức ăn [23].
1.2. Tình hình nghiên cứu hình nhện hang ñộng trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1964, Lawrence ñã ñưa ra danh sách ñầu tiên về 21 loài hình nhện
sống trong hang ở Nam Phi, trong ñó có 17 loài nhện Araneae, 3 loài
Opiliones và 1 loài giả bọ cạp Pseudoscorpiones, tiếp ñó là công bố của
Newlands (1975) với sự ghi nhận và phân bố của nhện giống Loxosceles (họ
Sicariidae) [11].
Trong các năm 1989 và 1991, W. Calvin ñã ñiều tra về ñộng vật không
xương trong hang ñộng tại công viên quốc gia Kartchner Cavern, Arizona và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học



18
Chu Thị Thảo – Khóa 14
ñã ghi nhận 38 loài ñộng vật không xương, trong ñó bao gồm 4 loài troglobite
(11%), 19 loài troglophiles (50%), và 15 loài trogloxene (32%) [51].
Những cuộc ñiều tra có hệ thống và toàn diện ñã ñược tiến hành năm
1986 và 1997 với toàn bộ hệ thống 22 hang ñộng tại công viên Horne ở
Vancouver thuộc Canada; ñã ñưa ra danh sách 191 nhóm loài, trong ñó có ít
nhất 10 loài mới [48]. Các vùng cửa hang là những vùng có ñộ ña dạng loài
cao nhất và tương ñồng với môi trường bên ngoài nhất về ánh sáng, ñộ ẩm.
Vùng chuyển tiếp với các nhóm loài thuộc bộ Diptera chiếm ưu thế, tiếp ñó là
nhện Aranae và bộ cánh cứng Coleoptera. Ở vùng tối, các nhóm loài thuộc bộ
Colembola, Symphyla chiếm ưu thế, tiếp theo là Diplura, Acarina, Diptera
(Patrick et al., 1999) [48] .
Kết quả ñiều tra ña dạng nhện hang ñộng ở Nam Phi do hội ñiều tra
hình nhện quốc gia của Nam Phi (SANSA) tiến hành năm 2000 ở 34 hang
ñộng ñã ñưa ra danh sách gồm 44 loài thuộc 33 giống, 21 họ. Trong số các
loài thu thập ñược chỉ có 10 loài ñược coi như nhện thực sự sống trong hang
(troglobite), 18 loài ñược tìm thấy cả trong và ngoài hang (troglophile), 15
loài dùng hang làm nơi trú ẩn, hay còn gọi là loài vãng lai (trogloxene) ñược
tìm thấy chủ yếu ở ngoài vùng cửa hang [11].
Thời gian gần ñây, hình nhện trong hang ñộng ñã ñược tập trung khám
phá. Trong 5 năm từ 2006 ñến 2011, ñã có trên 100 loài nhện mới cho khoa
học ñược tìm thấy trong hang ñộng của Trung Quốc [37]. Nhiều loài bọ cạp
mới ñược tìm thấy trong hang ñộng ở Lào (Lourenco, 2012) [55], ở
Afghanistan (Soleglad, Kovarik & Fet, 2012) [14]; ở Australia, Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand và Việt Nam (Fet, 2012) [13],
[30], [56], [60]. ðặc biệt 1 họ nhện mới ñã ñược phát hiện trong hang ñộng tại
vùng Klamath-Siskiyou thuộc California, Hoa Kỳ (Griswold, Audisio &
Ledford, 2012) [52].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


19
Chu Thị Thảo – Khóa 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về ña dạng ñộng vật không xương sống trong hang ñộng,
ñặc biệt là hình nhện hang ñộng là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam.
Công bố ñầu tiên về hình nhện hang ñộng bởi Tshurusaki (1995). Tác
giả ñã phát hiện ra 1 giống hình nhện chân dài mới cho khoa học (thuộc bộ
Opiliones) tại hang Sửng Sốt, Vịnh Hạ Long [47].
Trong năm 2009 sáu loài nhện Lehtinenia bisulcus

(Tetrablemmidae),
Speocera bulbiformis (Ochyroceratidae), Telema cucphongensis, T.
exiloculata (Telemidae), Anapistula orbisterna, Patu bispina
(Symphytognathidae) mới ñược phát hiện trong hang ñộng tại hai VQG Cúc
Phương tỉnh Ninh Bình và Cát Bà tỉnh Hải Phòng (Lin, Pham & Li, 2009)
[60].
Năm 2010, một giống bọ cạp mới Vietbocap Lourenco and Pham ñã
ñược phát hiện gồm 2 loài mới cho khoa học là Vietbocap canhi ñược tìm
thấy ở ñộng Tiên Sơn năm 2010 và Vietbocap thienduongensis ở ñộng Thiên
ðường năm 2012 (Lourenco & Pham, 2012) [56].
Những nghiên cứu bước ñầu về khu hệ ñộng vật chân khớp hang ñộng
ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ của tác giả Phạm ðình Sắc và
Phùng Thị Hồng Lưỡng (2011) ñã cho thấy có 8 bộ ñộng vật chân khớp trên
mặt nền hang, ñó là bộ Cánh cứng Coleoptera, bộ Cánh thẳng Orthoptera,
Gián Blattodea, bộ Hai cánh Diptera, bộ Cánh màng Hymenoptera, ðuôi bật
Collembola (thuộc lớp Côn trùng Insecta); Nhện Araneae và Chân dài

Opiliones (thuộc lớp Hình nhện Arachnida). ðồng thời tác giả cũng ñưa ra
bảng phân bố của các bộ tại các vùng trong hang (vùng sáng, vùng chuyển
tiếp và vùng tối) [4].
Nghiên cứu bước ñầu về nhện trong hang ñộng khu vực VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình, ñược tác giả Phạm ðình Sắc và cs ñã chỉ ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


20
Chu Thị Thảo – Khóa 14
rằng khu hệ nhện hang ñộng tiềm ẩn nhiều ñiều mới lạ, cần khám phá (Phạm
ðình Sắc và cs, 2011) [6].
1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Tổng quan về ñặc ñiểm tự nhiên và xã hội ở khu vực Phong Nha Kẻ
Bàng
1.3.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên
Vị trí ñịa lý
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa ñộ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ
bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh ñông, nằm trong ñịa bàn các xã Tân Trạch,
Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha
Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha
Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha
ðặc ñiểm khí hậu
Khí hậu ở vườn quốc gia này mang ñặc trưng khí hậu nhiệt ñới gió
mùa, nóng và ẩm. Nhiệt ñộ trung bình hàng năm là 23-25°C. Lượng mưa
trung bình hàng năm ño ñược là 2.000–2.500 mm. ðộ ẩm tương ñối là 84%.

ðặc ñiểm ñịa chất – thổ nhưỡng
Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc ñịa chất phức tạp, với lịch sử phát
triển vỏ Trái ðất từ thời kỳ Ordovicia và ñã tạo ra 3 loại ñịa hình và ñịa mạo.
ðó là các kiến tạo không phải carxtơ với các ngọn núi thấp tròn với các thềm
ñất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông Son và sông Chay và tại các
mép khối núi ñá vôi trung tâm; kiến tạo carxtơ nhiệt ñới cổ chủ yếu là từ ðại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


21
Chu Thị Thảo – Khóa 14
Trung Sinh; và ñịa hình ñá vôi chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha. Quá
trình kiến tạo carxtơ ñã tạo ra nhiều ñặc ñiểm như các sông ngầm, các ñộng
khô, các ñộng bậc thang, ñộng treo, ñộng hình cây và ñộng cắt chéo nhau.
Các ñộng có sông ñược chia thành 9 ñộng của hệ thống Phong Nha ñổ vào
sông Son và 8 ñộng của hệ thống ñộng Vòm ñổ vào sông Chày [9].
Hệ thống hang ñộng hùng vĩ của Phong Nha ñược tạo ra do quá trình
các khe nứt kiến tạo, sau ñó là quá trình phong hoá vật lý và hoá học ñã ăn
mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong ñiều kiện nhiệt ñới ẩm, quá
trình carxtơ hoá rất mạnh mẽ về cường ñộ và tốc ñộ phá huỷ. Ngoài hệ thống
núi ñá vôi, vùng núi ñất có nền ñá mẹ chủ yếu là ñá mácma axít, ñá sét, ñá
biến chất và phù sa cổ.
Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại ñất hình thành từ các
nguồn ñá mẹ khác nhau. ðất chủ yếu là ñất feralit ñỏ vàng trên núi ñá vôi, ñất
Feralit vàng trên ñá mácma axít, ñất Feralit vàng nhạt và ñất phù sa bồi tụ ven
sông [9].
Tài nguyên ña dạng sinh học
Hệ thực vật
Vườn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn.

Sinh cảnh rừng ở ñây chủ yếu là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt ñới trên núi
ñá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu vườn quốc gia
này ñược rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu
vườn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt ñới thường xanh trên núi ñá vôi có ñộ cao
dưới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt ñới thường xanh trên núi ñá
vôi có ñộ cao trên 800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt ñới trên ñất núi
ñất có cao ñộ dưới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên
ñá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi ñất; 180 ha là rừng
tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


22
Chu Thị Thảo – Khóa 14
Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là
rừng nguyên sinh trên núi ñá vôi ñiển hình với các loại thực vật ñặc trưng
như: nghiến (Burretiodendron hsienmu), chò ñãi (Annamocarya spp.), chò
nước (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 876
loài, trong dó có 38 loài nằm trong Sách ñỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong
Sách ñỏ thế giới, 13 loài ñặc hữu Việt Nam, trong ñó có sao và cây họ Dầu
(Dipterocarpaceae) [9].
Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm là lan hài
xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum),
lan hài ñốm (Paphiopedilum concolor) và rừng bách xanh duy nhất trên toàn
lãnh thổ Việt Nam ñược phân bổ trên ñỉnh núi ñá vôi có diện tích khoảng trên
5000 ha. Theo những báo cáo của IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế
giới) trong năm 1996 ñã xếp lan hài là loài ñang ñứng trước nguy cơ diệt
vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần) [9].
Hệ ñộng vật

Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và
10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới; 302 loài
chim, trong ñó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách ñỏ Việt Nam và 19 loài nằm
trong Sách ñỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách ñỏ Việt
Nam và 6 loài Sách ñỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá, trong ñó có 4 loài
ñặc hữu Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số
loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách ñỏ Việt Nam,
ñặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang. Phong Nha-Kẻ Bàng ñược ñánh giá là
có hệ tự nhiên ña dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh
quyển quốc gia trên thế giới.
Năm 2010, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap canhi
ñược phát hiện tại ñộng Tiên Sơn. Năm 2012, một loài bọ cạp mới có tên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


23
Chu Thị Thảo – Khóa 14
khoa học là Vietbocap thienduongensis, tên tiếng Việt là bọ cạp Thiên ðường
ñã ñược phát hiện tại hang Thiên ðường [59], [56].
1.3.1.2. ðặc ñiểm kinh tế xã hội
Trong khu vực vùng ñệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có
dân của 12 xã với tổng diện tích thuộc vùng ñệm là 1479,45 km² thuộc huyện
Minh Hóa (các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa); Bố Trạch
(các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú
ðịnh, Hưng Trạch) và huyện Quảng Ninh (xã Trường Sơn). Các khu vực dân
cư này chủ yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các các
thung lũng có suối phía ñông và ñông bắc của vườn quốc gia. Các khu vực
này thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của Quảng Bình, có ñiều kiện hạ tầng cơ
sở như ñường giao thông, ñiện, giáo dục, ý tế kém phát triển. Dân cư ở ñây

chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm sản [9].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi hội tụ của nhiều loại ñộng,
thực vật của 3 miền Bắc - Trung – Nam và ñược coi là nơi có tính ña dạng
sinh học cao vào bậc nhất của Việt Nam. Theo những công bố khoa học cho
thấy thực vật tại ñây có mạch 152 họ, 876 loài, trong ñó có 38 loài nằm trong
Sách ñỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách ñỏ thế giới, 13 loài ñặc hữu Việt
Nam. Hệ ñộng vật có 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ; 302 loài chim, trong
ñó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách ñỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách
ñỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách ñỏ Việt Nam và 6 loài
Sách ñỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá, trong ñó có 4 loài ñặc hữu Việt
Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ
linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách ñỏ Việt Nam [9].
Năm 2011, tác giả Vũ Quang Mạnh và cộng sự ñã ñưa ra danh sách 30
loài loài ve giáp (Acari) thuộc họ Oribatida ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


24
Chu Thị Thảo – Khóa 14
Những nghiên cứu của Ngô Anh, Trần Thanh Nhàn năm 2011 về nấm lớn ở
vùng lõi của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ñã ñưa ra danh sách 173 loài thuộc
53 chi, 26 họ, 17 bộ, trong ñó có 2 loài có tên trong Sách ñỏ Việt Nam (2007),
ñó là Cookeina tricholoma (VU), Tremella fuciformis (R), và một số loài Linh
chi quý hiếm có tiềm năng trong công nghệ sinh học [1].
1.4. Khái quát về hang ñộng
1.4.1. Các khái niệm về hang ñộng
Thuật ngữ hang ñộng thường ñược áp dụng ñể chỉ một lỗ hở tự nhiên
dưới lòng ñất, ñủ lớn ñể con người ñi vào. Thuật ngữ này mang tính chủ quan,

chỉ dựa trên khả năng tiếp cận của con người, không dựa vào quá trình hình
thành, do ñó thiếu khoa học (Fromaget J., 1997). ðến nửa sau thế kỷ 19, nhờ
những tiến bộ trong thăm dò hang ñộng của nhiều nhà khoa học trên thế giới,
khái niệm về hang ñộng mới dần chính xác và khoa học hơn (Alexander
Klimchouk, 1998). Một số khái niệm ñược chấp nhận và sử dụng hiện nay
như:
- Theo hiệp hội hang ñộng quốc tế, hang là sự mở rộng tự nhiên ở dưới các
khối núi ñá có chiều rộng ñủ ñể con người ñi vào.
- Theo The National Park Service, hang có tổng chiều dài ít nhất 50 feet
(khoảng 15m), có vùng tối hoặc chiều dài của các ñoạn hang vượt quá
chiều rộng của cửa ra vào.
- Theo FCRPA (1998), bất cứ chỗ trống, hốc, ngách, hoặc hệ thống các
ñoạn nối liền với nhau, xảy ra tự nhiên bên dưới bề mặt của trái ñất, trong
một vách ñá hoặc gờ ñủ lớn ñể cho phép người ñi vào, dù lối vào hình
thành tự nhiên hoặc do con người tạo nên.
Từ các khái niệm trên, thì hang ñộng ñược hiểu là một hang, ñộng kết
nối với mặt ñất thông qua lối vào, mà không xét ñến hình thái, kích thước và
nguồn gốc [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Luận văn Thạc sĩ Sinh học Chuyên ngành ðộng vật học


25
Chu Thị Thảo – Khóa 14
Mặc dù, chưa có sự thống nhất về cách ñịnh nghĩa hang ñộng giữa các
quốc gia gia với nhau, nhưng khái niệm về hang ñộng của hiệp hội hang ñộng
thế giới ñược chấp nhận và sử dụng rộng rãi bởi các hiệp hội hang ñộng của
nhiều quốc gia (Klimchouk & Kasjan, 2001). [10]
Theo Humphreys (2000), hang ñộng ñược chia ra một số vùng sinh học
khác biệt bao gồm: vùng cửa hang, vùng chuyển tiếp, và vùng tối. Các vùng

này tương ứng với chế ñộ ánh sáng và các ñiều kiện môi trường khác nhau.
Vùng cửa hang là khu vực có chế ñộ ánh sáng bình thường, thậm chí cây cối
vẫn xảy ra quá trình quang hợp, nhiệt ñộ và ẩm ñộ thay ñổi hàng ngày. Vùng
giáp ranh hay còn gọi là vùng chuyển tiếp (tranh tối, tranh sáng) là vùng cách
xa vùng cửa hang, ưu thế bởi các loài ñịa y và các loài tảo là những loài thích
hợp với ñiều kiện ánh sáng yếu. Nhiệt ñộ và ñộ ẩm vẫn có thể thay ñổi, và ẩm
ñộ thường cao hơn so với bên ngoài. ði sâu hơn vào trong hang, cường ñộ
ánh sáng giảm tới 0, gọi là vùng tối. Vùng tối nhiệt ñộ và ẩm ñộ gần như
không biến ñổi [28].

1.4.2. Hệ thống hang ñộng ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong hai khu vực ñá vôi
lớn nhất thế giới. Hệ thống ñộng Phong Nha ñã ñược Hội nghiên cứu hang
ñộng Hoàng gia Anh (BCRA) ñánh giá là hang ñộng có giá trị hàng ñầu thế
giới với 4 ñiểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng
nhất, những bờ cát rộng và ñẹp nhất, những thạch nhũ ñẹp nhất [9].
Tập hợp hang ñộng khảo sát gồm các hang Mu Ngành, Mò O, hang
Rục, ðá Vôi, Chà Rá nằm trên ñịa phận xã Minh Hóa và các hang Tiên Sơn,
Tối, Sót, Thiên ðường, Sơn ðoòng thuộc ñịa phận xã Sơn Trạch và Tân
Trạch. Các hang này tập trung và phân bố thành 2 vùng tách biệt nhau về vị
trí ñịa lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×