Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và tình trạng bảo tồn các loài thú gậm nhấm (Rodentia) ở vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.48 MB, 96 trang )



VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT








NGUYỄN XUÂN NGHĨA






NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ TÌNH TRẠNG
BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ GẬM NHẤM (RODENTIA) Ở
VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC












HÀ NỘI- 2013



VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT





NGUYỄN XUÂN NGHĨA





NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ TÌNH TRẠNG
ẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ GẬM NHẤM (RODENTIA) Ở
VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH




Chuyên ngành : Động vật học
Mã số: 60 42 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐÌNH THỐNG






HÀ NỘI- 2013



i

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ BỘ GẬM NHẤM 3
1.1.1 Cấu trúc thành phần loài ……………………………………………… 3
1.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái thú gậm nhấm …………………………….3

1.1.3 Tình trạng bảo tồn của thú gậm nhấm ……………………………… 7
1.2 TÓM TẮT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÚ GẬM NHẤM VIỆT NAM . 8
1.2.1 Giai đoạn trước 1954 …………………………………………………… 8
1.2.2 Giai đoạn 1954 - 1975 …………………………………………………. 9
1.2.3 Giai đoạn từ 1975 đến nay ………………………………………………9
1.3 BẤT CẬP TRONG PHÂN LOẠI THÚ GẬM NHẤM VIỆT NAM 11
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÚ GẬM NHẤM Ở VQG PHONG NHA -
KẺ BÀNG 13
1.5 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ KHU
VỰC VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG 14
1.5.1 Điều kiện tự nhiên ………………………………………………… 15
1.5.2 Điều kiện dân sinh kinh tế …………………………………………… 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, THỜI
GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………… 20
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 20
2.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 20
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20
2.4 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 22
2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.5.1 Các phương pháp thu thập số liệu …………………………………… 24
2.5.2 Các phương pháp phân tích số liệu ……………………………………. 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN …………………………… 30
3.1 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA KHU
HỆ THÚ GẬM NHẤM Ở VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG 30
3.1.1 Thành phần loài của khu hệ thú gậm nhấm ở VQG PNKB 30
ii

3.1.2 Tính đa dạng loài của khu hệ gậm nhấm ở VQG PNKB ……………… 35
3.1.3 Độ phong phú của khu hệ gậm nhấm ở VQG PNKB ………………….37
3.1.4 Mức độ tương đồng của khu hệ thú gậm nhấm VQG PNKB với khu hệ

thú gậm nhấm ở một số khu bảo tồn khác 40
3.2 QUAN HỆ ĐỊA ĐỘNG VẬT CỦA KHU HỆ THÚ GẬM NHẤM VQG
PNKB VỚI CÁC KHU HỆ LÂN CẬN 42
3.3 GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA KHU HỆ THÚ GẬM NHẤM VQG PHONG
NHA - KẺ BÀNG 45
3.4 THÔNG TIN VỀ CÁC LOÀI GẬM NHÂM ƯU TIÊN BẢO TỒN Ở VQG
PHONG NHA - KẺ BÀNG 49
3.5 CÁC ĐE DỌA ĐẾN KHU HỆ GẬM NHẤM, SINH CẢNH Ở VQG
PHONG NHA - KẺ BÀNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ,
BẢO TỒN 55
3.5.1 Các đe dọa đến thú gậm nhấm và sinh cảnh ……………………………55
3.5.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học thú gậm nhấm ở
VQG PNKN …………………………………………………………………. 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………… …. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………… … 60
PHỤ LỤC …………………………………………………………… …….66

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Các loài thú gậm nhấm bị đe dọa tuyệt chủng có ở Việt Nam …….7
Bảng 2. Các đợt khảo sát thực địa đã thực hiện tại vùng nghiên cứu ……… 22
Bảng 3. Danh sách các loài thú gậm nhấm đã ghi nhận ở VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng đến năm 2012 32
Bảng 4. So sánh thành phần loài gậm nhấm ở VQG PNKN với khu hệ
gậm nhấm toàn Việt Nam và ở một số khu bảo tồn khác 35
Bảng 5. Tần suất bắt gặp các loài sóc bay ở VQG PN-KB (8/2011) 38
Bảng 6. Tỷ lệ phần trăm số mẫu và hiệu quả bẫy bắt của một số loài gậm
nhấm ở 3 khu vực khảo sát (Ma Rính, Hang Én, Hung Dạng) thuộcVQG

PNKB ……………………………………… … 38
Bảng 7. Chỉ số tương đồng của khu hệ Gậm nhấm VQG PNKB với khu hệ
Gậm nhấm ở một số khu bảo tồn lân cận …………………… ……… 40
Bảng 8. Quan hệ địa động vật của khu hệ thú gậm nhấm VQG PNKB …… 43
Bảng 9. Các loài gặm nhấm có giá trị bảo tồn cao ở VQG PN-KB ……… 48
Bảng 10. Các số đo cơ thể và đo sọ của các mẫu vật Chuột đá trường sơn
(Laonastes aenigmamus) thu được ở Thượng Hóa so số liệu của
Jenkins et al. (2005)……………………………………………………… 50









iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Bản đồ hiện trạng rừng VQG PNKB …………………… ….……. 17
Hình 2. Vị trí các khu vực khảo sát thú gậm nhấm tại vùng lõi và khu vực
mở rộng của VQG PNKB …… ………… 23
Hình 3. Sơ đồ đo các chỉ tiêu họp sọ gậm nhấm ……………………….… 27
Hình 4. Biểu đồ so sánh sự đa dạng loài thú gậm nhấm ở VQG PNKB với
một số rừng đặc dụng khác ở Việt Nam …………………………………….36
Hình 5. Biểu đồ chỉ số tương đồng của khu hệ thú gậm nhấm trong một số
khu bảo tồn với khu hệ gậm nhấm của VQG PNKB … 41
Hình 6. Hình thái ngoài và sọ của Chuột đá trường sơn (Laonastes

aenigmamus) được thu ở xã Thượng Hóa ………………………………… 52
Hình 7. Sóc bay lông chân quan sát ở khu vực Ma Rính 53
Hình 8. Sóc bay trâu chụp tại VQG PNKB tháng 9/2011 54













v

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ĐDSH: Đa dạng sinh học
HST: Hệ sinh thái
FFI: Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật Quốc tế
IUCN: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
PNKB: Phong Nha – Kẻ Bàng
ST&TNSV: Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
VQG: Vườn quốc gia
VRTC: Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
WWF: Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Động vật hoang dã

cs. Cộng sự
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bộ Gậm nhấm (Rodentia) rất đa dạng và phong phú. Theo Wilson và
cộng sự (2005), trên thế giới đã ghi nhận được 2.277 loài gậm nhấm, chiếm
khoảng 42% tổng số loài thú đã biết hiện nay. Ở Việt Nam, cho đến nay đã
ghi nhận được 69 loài gậm nhấm, chiếm 21,3% tổng số loài thú đã biết (Đặng
Ngọc Cần và cs. 2008; Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh 2009). Trong
các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, thú gậm nhấm thường chiếm ưu thế cả về số
loài và trữ lượng. Chúng sinh sống ở nhiều không gian sinh cảnh khác nhau
như: dưới lòng đất (một số loài chuột - Berylmys spp, dúi - Spalacidae, nhím -
Hystricidae), trên mặt đất (một số loài chuột – Rattus spp; Leopoldamys
spp, ), các tầng rừng (họ sóc - Sciuridae) và có vai trò quan trọng trong các
hệ sinh thái. Chúng ăn các loài thực vật và nấm, góp phần chuyển hóa chất
hữu cơ thực vật thành chất hữu cơ động vật làm thức ăn cho rất nhiều loài
động vật ăn thịt khác. Chúng tham gia phát tán hạt cây rừng; đào hang, cắn
vụn cành và lá, cây góp phần cải tạo môi trường đất. Tuy nhiên, khi có số
lượng cá thể lớn, một số loài gậm nhấm có thể gây hại như truyền bệnh (chuột
cống -Rattus norvegicus, chuột nhà – Rattus tanezumi…), phá hoại cây rừng,
nương rẫy (dúi - Spalacidae, chuột – Bandicota spp, Rattus spp.). Mặc dù
vậy, trong thành phần loài hiện biết, số loài gây hại so với số loài có lợi cho
các hệ sinh thái và con người là không nhiều. Ví dụ, số loài gây hại cho các
cây nông nghiệp chỉ chiếm 5-10% tổng số loài cỏ ở mỗi vùng (Aplin 2003).
Các loài gậm nhấm cũng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của
dân cư địa phương như: cung cấp thực phẩm (dúi - Spalacidae, nhím -
Hystricidae, nhiều loài sóc - Sciuridae và chuột - Muridae, …); làm sinh vật
cảnh (các loài sóc - Sciuridae, chuột cây - Chiromyscus spp, ); làm thức ăn để
chăn nuôi các loài động vật khác. Do có giá trị kinh tế cao, nên nhiều loài

2

gậm nhấm (các loài sóc cây, sóc bay, nhím, đon, dúi, nhiều loài chuột rừng, )
luôn là đối tượng khai thác sử dụng của người dân địa phương. Sự khai thác
không hợp lý, cùng với sự mất rừng, suy thoái sinh cảnh đã làm nhiều loài
gậm nhấm bị suy giảm, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có biện
pháp bảo vệ kịp thời. Ở Việt Nam, có 8 loài gậm nhấm đã được ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam (2007) để có giải pháp bảo tồn.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PNKB) được thành lập
năm 2001 theo Quyết định số 189/TTg của Thủ tướng Chính phủ với diện tích
85.755 ha. Hiện nay, Vườn đã được mở rộng lên 123.326 ha theo Quyết định
số 1062/QĐ-TTg ngày 05/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trở thành Vườn
quốc gia lớn nhất Việt Nam. VQG PNKB được bao phủ chủ yếu bởi hệ sinh
thái rừng trên núi đá vôi và rừng lá rộng thường xanh trên núi đất trong các
thung lũng. Đây là những hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) rất
cao. Đã có nhiều nghiên cứu về động vật hoang dã ở VQG PNKB, nhưng khu
hệ thú Gậm nhấm ở đây còn ít được nghiên cứu và chưa có các giải pháp bảo
tồn đặc thù cho các loài bị đe dọa. Vì vậy, chúng tôi chọn thực hiện đề tài
"Nghiên cứu tính đa dạng loài và tình trạng bảo tồn của các loài Gậm
nhấm (Rodentia) ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng
Bình" nhằm đánh giá đầy đủ hơn về tính đa dạng loài, bổ sung tư liệu về một
số đặc điểm sinh học sinh thái và tìm ra các giải pháp quản lý bảo tồn phù hợp
cho của khu hệ Gậm nhấm ở VQG PNKB




3

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ BỘ GẬM NHẤM
1.1.1. Cấu trúc thành phần loài
Gậm nhấm (Rodentia) là bộ có số loài lớn nhất trong số 29 bộ của lớp
Thú (Mammalia) hiện đại. Theo Wilson và Reeder (2005), trên toàn thế giới,
bộ Gậm nhấm có 2.277 loài, thuộc 481 giống, 33 họ, được chia thành 5 phân
bộ sau:
- Phân bộ Dạng sóc (Sciuromorpha) gồm 307 loài, 61 giống, phân bố ở
hầu khắp các châu lục, trừ Nam Cực.
- Phân bộ Dạng hải ly (Castorimorpha) gồm 102 loài, 13 giống, 3 họ,
phân bố ở châu Mỹ và châu Âu.
- Phân bộ Dạng Chuột (Myomorpha) gồm 1.569 loài, 326 giống, 7 họ,
phân bố rộng khắp trên các lục địa.
- Phân bộ Dạng sóc đuôi vảy (Anomaluromorpha) gồm 9 loài, 4 giống, 2
họ, phân bố ở châu Phi.
- Phân bộ Dạng nhím (Hystricomorpha) gồm 290 loài, 77 giống và 18
họ, phân bố ở hầu khắp các châu lục, trừ Nam Cực.
Theo các danh lục thú gần đây nhất của Việt Nam (Đặng Ngọc Cần và
cs. 2008; Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh 2009), khu hệ thú Gậm nhấm
Việt Nam có 3 phân bộ (Sciuromorpha, Myomorpha và Hystricomorpha) với
69 loài thuộc 28 giống và 5 họ.
1.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái thú gậm nhấm
Bộ Gậm nhấm (Rodentia) bao gồm các loài thú có kích thước rất khác
nhau. Loài lớn như Nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) có chiều dài thân-
4

đầu tới 67 cm, nặng tới 30 kg, loài nhỏ như Chuột choắt (Micromys minutus)
có chiều dài thân-đầu chỉ khoảng 6,6 cm và chỉ nặng khoảng 5g (Cao Văn
Sung và Nguyễn Minh Tâm 1999). Hình dạng cơ thể thay đổi phụ thuộc vào
lối sống và môi trường sống. Chân trước thường 5 ngón (ngón cái đôi khi bị

tiêu giảm), chân sau có 3-5 ngón. Sọ có phần mặt thường ngắn hơn phần não.
Xương gò má hình cánh cung, tạo thành cung gò má và là đặc điểm phân loại
của các họ. Bộ não hình chóp, hẹp và nhẵn, có thuỳ khứu giác lớn. Bộ răng rất
đặc trưng: ở mỗi hàm chỉ có một đôi răng cửa lớn, dài và cong. Răng nanh và
một số răng trước hàm bị thiếu, tạo nên khoảng trống giữa răng cửa và răng
hàm. Khi đào đất hoặc gặm gỗ, da 2 bên má hóp sâu vào khoảng trống này,
ngăn không cho các mãnh vụn lọt vào trong cổ họng. Răng cửa lớn và sắc
giúp con vật cắt cành cây, gặm vỏ cây hay hạt tốt hơn. Răng cửa không có
chân và mọc liên tục. Do vậy, nếu con vật không có điều kiện để gặm cho
mòn răng thì răng sẽ rất dài và gây thương tích cho nó. Răng hàm có mặt nhai
rộng và có những nếp men ngang thấp (kiểu răng mào) để nghiền thức ăn
cứng. Tổng số răng không quá 25 chiếc (i1/1.c0/0.pm0-2/0-2.m3/3 x 2 = 16-
22), trừ giống Heliophobius ở Châu Phi có 28 răng.
Đa số các loài gậm nhấm sống ở mặt đất và đào hang. Tuy nhiên, có
nhiều loài sống trên cây (các loài sóc cây - Calosciurinae và các loài sóc bay -
Sciurinae); một số loài sống nửa nước nửa cạn (hải ly - Castor sp., ). Không
có loài nào có thể bay thực sự, nhưng có một số loài có thể lượn chuyền cành
như các loài sóc bay (Sciurinae). Đa số các loài ăn tạp, thức ăn gồm thực vật,
rêu, côn trùng và động vật khác; một số loài chuyên ăn thực vật. Gậm nhấm
có ống tiêu hoá dài, manh tràng đơn giản, thiếu nếp xoắn. Dạ dày đơn hay
phức tạp tương tự dạ dày thú nhai lại. Tinh hoàn nằm trong xoang bụng, chỉ
xuống bìu trong thời kỳ sinh sản; dương vật có sụn ngọc hành. Tử cung chẻ
đôi, nhau đĩa. Những loài gậm nhấm thường mắn đẻ, thời gian mang thai 20-
5

22 ngày; mỗi năm đẻ 2-4 lứa với tổng số từ 5-15 con, mỗi năm có đẻ 2-4 lứa,
đa số đẻ con non yếu.
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả (Marshall 1977; Musser 1973;
Musser et Newcom 1983; Sokolov 1990; Sokolov et al. 1991; Sokolov et al.
1998; Kuznetsov 2006) cho thấy có thể chia thú gậm nhấm thành 2 nhóm sinh

thái lớn là: 1) Nhóm các loài chuyên sống ở sinh cảnh rừng nguyên sinh hoặc
bị tác động vừa phải; 2) Nhóm các loài ưa sống ở các sinh cảnh dạng sa-van
(trảng cây bụi), đất canh tác nông nghiệp và khu dân cư (các dạng sinh cảnh
không phải rừng).
Thuộc nhóm sinh thái thứ nhất ở Việt Nam có các loài Chuột núi đuôi
dài (Leopoldamys sabanus), Chuột hươu lớn (Leopoldamys edwardsi), Chuột
xuri (Maxomys surifer), Chuột nhắt cây (Chiropodomys gliroides). Đây là
những loài rất nhạy cảm với những tác động thay đổi chất lượng rừng và
không thể tồn tại trong các sinh cảnh rừng bị tác động mạnh hoặc thường
xuyên bị quấy nhiễu. Ngoài ra, giống chuột Niviventer cũng có khuynh
hướng thích sống ở sinh cảnh rừng. Hai loài Chuột bụng trắng (Niviventer
niviventer) và Chuột hươu bé (Niviventer fulvescens) thường gặp hơn ở các
sinh cảnh rừng bị tác động ở mức độ thấp.
Thuộc nhóm sinh thái thứ hai có các loài thuộc giống Berylmys ưa sống
ở các khu rừng bị chặt phá, tác động mạnh và các sinh cảnh kiểu savan. Loài
Chuột rừng (Rattus koratensis = Rattus andamanensis có phân bố rộng rãi từ
rừng nguyên sinh đến các khu dân cư và vùng phụ cận, các loài Chuột bụng
bạc (Rattus argentiventer), Chuột nhắt đồng (Mus caroli), Chuột nhắt hoẵng
(Mus cervicolor), Chuột đất lớn (Bandicota indica) có khuynh hướng sồng
gần người, ưa sống ở các sinh cảnh đất canh tác và ở những nơi có các loài
thực vật ven đường, chúng có thể thích nghi với sự tác động ở mức độ vừa
6

phải. Các loài Chuột nhắt đồng (Mus caroli), Chuột nhắt hoẵng (Mus
cervicolor), Chuột mốc bé (Mus berdmorei
=
Berylmys berdmorei) ưa sống ở
các khu đất canh tác. Loài Chuột lắt (Rattus exulans) thích sống gần người.
Các loài Chuột cồng (Rattus norvegicus), Chuột nhắt nhà (Mus musculus),
Chuột thường (Rattus rattus) chỉ gặp ở khu dân cư đông đúc, không gặp trong

các sinh cảnh rừng. Các loài Chuột nhắt nương (Mus pahari), Chuột mốc bé
(Berylmys bowersi), Chuột choắt tai đỏ (Micromys mimutus) có khuynh
hướng thích các sinh cảnh savan và các khoảng rừng đã bị con người khai
thác. Loài Sóc vằn lưng (Menetes berdmorei) là cư dân thông thường của các
kiểu sinh cảnh rừng, chúng cũng đến các khu dân cư và có thể sống ở sinh
cảnh bị con người tác động quấy nhiễu.
Nghiên cứu của Kuznetsov (2006) cho thấy Chuột xuri (Maxomys
surifer) là loài chỉ thị rõ ràng nhất cho sự biển đổi sinh cảnh rừng. Ở các sinh
cảnh rừng nhiệt đới ẩm, loài này có mật độ cao nhất trong các khu rừng bị
khai thác ở mức 15-20%, thấp hơn ở các khu rừng nguyên sinh chưa bị tác
động.
Nghiên của Sokolov và cộng sự (1991, 1997) ở rừng Kon Hà Nừng
(huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai) cho thấy các hệ sinh thái rừng nguyên sinh có
mật độ các loài gậm nhấm không lớn, nhưng chứa các loài đặc trưng như:
Chuột xuri (Maxomys surifer), Chuột núi đuôi dài (Leopoldamys sabanus) và
Chuột hươu lớn (Leopoldamys edwardsi). Sự tác động đến rừng ở mức độ
thấp sẽ làm gia tăng số lượng loài gậm nhấm và trữ lượng của chúng nhờ xuất
hiện thêm các cá thể của các loài liên quan đến sinh cảnh dạng savan. Khi
mức độ tác động quá mạnh sẽ dẫn đến sự suy giảm thành phần loài trong hệ
sinh thái do mất đi các loài đặc trưng nêu trên của rừng nhiệt đới.
7

1.1.3 Tình trạng bảo tồn của thú gậm nhấm
Do tình trạng săn bắt quá mức các loài có giá trị kinh tế, cũng như tình
trạng mất hoặc suy thoái chất lượng sinh cảnh (nhất là các sinh cảnh rừng),
nhiều loài gậm nhấm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Thuộc khu hệ
Gậm nhấm Việt Nam, có 8 loài đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 7
loài đã đưa vào Danh lục Đỏ của IUCN (2013) với 1 loài Sẽ nguy cấp (VU),
2 loài Gần bị đe dọa (NT) và 3 loài hiếm nhưng còn thiếu số liệu (DD) để xếp
hạng (Bảng 1).

Bảng 1. Các loài thú gậm nhấm bị đe dọa tuyệt chủng có ở Việt Nam
TT

Tên phổ thông Tên khoa học
SĐVN
2007
NĐ 32

2006
IUCN
2013
1.


Sóc đỏ Callosciurus finlaysoni LR
2.


Sóc đen

Ratufa bicolor

VU


NT

3.



Sóc đuôi ngựa Sundasciurus hippurus NT
4.


Sóc sọc hông
bụng xám
Callosciurus
nigrovittatus
NT
5.


Sóc bay lông tay

Belomys pearsonii CR DD
6.


Sóc bay đen
trắng
Hylopetes alboniger VU IIB
7.


Sóc bay côn đảo Hylopetes lepidus VU IIB DD
8.


Sóc bay xám Hylopetes phayrei VU IIB
9.



Sóc bay sao Petaurista elegans EN IIB
10.


Sóc bay trâu Petaurista philippensis VU IIB
11.


Chuột núi đá
đông bắc
Tonkinomys daovantieni DD
12.


Chuột vàng Hapalomys delacouri VU
Ghi chú: SĐVN – Sách Đỏ Việt Nam (2007), NĐ 32 - Nghị định số
32/2006/NĐCP, IUCN – Danh lục Đỏ của IUCN (2013), CR – rất nguy cấp, EN –
nguy cấp, VU – sẽ nguy cấp, LR – Nguy cơ thấp, DD – thiếu dẫn liệu để xếp hạng,
NT - Gần bị đe dọa.
8

1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÚ GẬM NHẤM VIỆT NAM
Lịch sử nghiên cứu thú Gậm nhấm ở Việt Nam gắn liền với lịch sử
nghiên cứu khu hệ thú của Việt Nam và được chia thành 3 giai đoạn: Trước
1954, từ 1954 - 1975 và sau 1975. Dựa trên nghiên cứu tổng quan của Đặng
Huy Huỳnh và công sự (2008) có thể tóm tắt đặc trưng lịch sử của từng giai
đoạn như sau.
1.2.1 Giai đoạn trước 1954

Ngay từ Thế kỷ 19, các cuộc điều tra động vật nói chung các loài gậm nhấm
nói riêng đã được tiến hành và chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện
như: Milne-Edwards (1867-1874), Morice (1875), Billiet (1896-1898), Boutan
(1990-1904), De Pousargues (1904), Menegaux (1905-1906), Bourret (1927, 1942,
1944), Thomas (1925, 1927, 1928), Delacour (1925-1940), Souchard (1933),
Osgood (1932), Năm 1875, Morice đã công bố 3 loài chuột, 7 loài sóc và 1
loài nhím ghi nhận ở Nam Bộ. Năm 1904, De Pousargeus công bố 28 loài
Gậm nhấm thu được Đông Dương. Trong các năm 1918 – 1923, Robinson,
Kloss và Smith nghiên cứu ở Côn Đảo và Cao nguyên Lang Bian (Bi Đúp) đã
phát hiện thêm một số taxon mới: Sóc đen trắng (Ratufa bicolor smithii), Sóc
đen côn đảo (Ratufa bicolor condorensis), Chuột langbian (Rattus
cremoriventer langbianis) và chuột xuri (Rattus surifer). Vào các năm 1927 -
1929, Thomas lần lượt công bố danh sách 29 loài gậm nhấm ở Việt Nam.
Năm 1932, Osgood công bố 53 loài và phân loài Gậm nhấm ở Việt Nam. Đây
là Danh sách đầy đủ nhất về khu hệ thú gậm nhấm Việt Nam ở giai đoạn này.
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) và Cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong các năm 1945-
1954 đã gián đoạn việc nghiên cứu động vật nói chung, thú gặm nhấm nói
riêng ở Việt Nam.
9

1.2.2 Giai đoạn 1954 - 1975
Sau ngày hoà bình lặp lại (1954), hoạt động nghiên cứu khu hệ thú ở
nước ta được đẩy mạnh và hoàn toàn do các nhà khoa học Việt Nam thực
hiện. Nghiên cứu thú ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này được thực
hiện chủ yếu bởi các cơ quan như: Ban Sinh vật - địa học thuộc Ủy ban Khoa
học và Kỹ thuật Nhà nước, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp,
Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Vệ sinh, Dịch tễ, Đặc biệt, trong thời gian
này có Đoàn nghiên cứu liên hợp động vật – ký sinh trùng do Ủy ban Khoa
học và Kỹ thuật Nhà nước chủ trì với sự tham gia của nhiều cơ quan nghiên

cứu. Đoàn đã tiến hành nghiên cứu ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu thú trong thời gian này được nhiều tác giả công bố
như Đào Văn Tiến (1960-1973), Lê Hiền Hào (1962-1973), Đặng Huy Huỳnh
và cộng sự (1964 – 1973), Cao Văn Sung và cộng sự (1966), Lê Vũ Khôi
(1970), Đặc biệt, Đào Văn Tiến (1985), trên cơ sở xem xét tất cả các tiêu
bản thú sưu tầm được ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1957-1971 đã
thống kê được 129 loài thú, trong đó có 44 loài gậm nhấm. Cùng thời gian
này ở miền Nam Việt nam, một số nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành điều
tra các loài thú gậm nhấm quanh các khu vực đóng quân của quân đội Mỹ
phục vụ cho việc phòng chống các bệnh nhiệt đới. Các kết quả đã được Van
Peenen và cộng sự (Van Peenen et al. 1969) tổng hợp và công bố 43 loài gậm
nhấm thuộc 18 giống, 4 họ.
1.2.3 Giai đoạn từ 1975 đến nay
Từ năm 1975, Việt Nam được hoàn toàn giải phóng tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác điều tra nghiên cứu thú ở Việt Nam tiếp tục phát triển. Nhiều
chương trình nghiên cứu cấp quốc gia được hình thành như Chương trình điều
tra tổng hợp Tây Nguyên I và Tây nguyên 2 do Viện khoa học Việt Nam chủ
10

trì; Chương trình bảo vệ tài nguyên và môi trường do Bộ Đại học và Trung
học chuyên nghiệp chủ trì, Chương trình điều tra nghiên cứu động vật vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam bộ do Viện Khoa học
Việt Nam chủ trì, Chương trình kiểm kê tài nguyên rừng do Bộ Lâm nghiệp
chủ trì, Vào những năm cuối Thế kỷ 20, còn có sự tham gia tích cực của
các tổ chức phi chính phủ quốc tế như: WWF, IUCN, FFI, Frontier, Birdlife
Quốc tế,
Các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn này được công bố trong rất
nhiều sách chuyên khảo và trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Một số công trình nghiên cứu gậm nhấm nổi bật như:
Cao Văn Sung và cộng sự (1980) trong công trình "Những loài gặm

nhấm ở Việt Nam" đã thống kê 64 loài gậm nhấm, thuộc 23 giống, 7 họ và
lần đầu tiên mô tả 5 phân loài mới cho khoa học và 7 loài ghi nhận mới cho
Việt Nam. Công trình này cũng cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về sinh học,
sinh thái các loài gậm nhấm Việt Nam.
Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994) trong công trình “Danh lục các
loài thú (Mammalia) Việt Nam” đã thống kê ở Việt Nam có 66 loài gậm nhấm
thuộc 7 họ và 21 giống.
Lê Vũ Khôi (2000) trong công trình "Danh lục các loài thú Việt Nam"
thống kê 67 loài gậm nhấm thuộc 7 họ và 22 giống.
Kuznhetsov (2006) - nhà khoa học người Nga nghiên cứu thú lâu năm
ở Việt Nam, trong công trình “Thú Việt Nam” (tiếng Nga) đã mô tả 74 loài
gậm nhấm thuộc 6 họ và 27 giống ghi nhận ở Việt Nam, đồng thời cung cấp
nhiều tư liệu khoa học quan trọng về sinh học, sinh thái của các loài gậm
nhấm. Tuy nhiên, một số loài trong danh lục của ông hiện nay đã bị thay đổi
vị trí phân loại.
11

Cao Văn Sung và Nguyễn Minh Tâm trong công trình “Động vật chí
Việt Nam, tập 25" (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008) mô tả đặc điểm phân loại
và sinh học sinh thái của 66 loài gậm nhấm thuộc 7 họ và 22 giống ghi nhận ở
Việt Nam.
Trong mười năm gần đây, do kỹ thuật phân tích di truyền phân tử phát
triển đã cho phép kiểm tra lại vị trí phân loại của nhiều taxon. Nhiều loài theo
hệ thống phân loại trước đây, hiện nay được chứng minh chỉ cùng một loài,
ngược lại, nhiều phân loài được nâng lên thành loài độc lập. Do vậy, vị trí
phân loại và số loài gậm nhấm có nhiều thay đổi so với trước đây.
Đặng Ngọc Cần và cộng sự (2008) trong công trình "Danh lục các loài
thú hoang dã Việt Nam" và Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh (2009) trong
công trình "Phân loại học lớp Thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang
dã Việt Nam" đã cập nhật vị trí phân loại của các loài thú hoang dã ở Việt

Nam và xắp xếp theo hệ thống phân loại của Wilson và Reeder (2005); đã
thống kê được ở Việt Nam có 69 loài gậm nhấm thuộc 28 giống và 6 họ.
1.3 BẤT CẬP TRONG PHÂN LOẠI THÚ GẬM NHẤM VIỆT NAM
Mặc dù đã được nghiên cứu khá lâu nhưng cho đến nay vẫn còn một số
điểm chưa thống nhất giữa các nhà khoa học trong hệ thống phân loại thú gậm
nhấm Việt Nam:
- Theo Lunde và cộng sự (Lunde et al. 2001), các loài Sóc nâu bạc
(Ratufa affinis), Sóc sọc hông bụng xám (Callosciurus nigrovittatus) và
Sóc sọc hông bụng hung (Callosciurus notatus) không có ở Việt Nam.
Các ghi nhận trước đây chỉ là do nhầm lẫn trong định loại.
- Loài Sóc chân vàng (Callosciurus flavimanus) hiện nay được nhiều tác
giả (Lunde et al. 2006; Đặng Ngọc Cần và cs. 2008; ) cho là loài phụ
của loài Sóc bụng đỏ (Callosciurus erythraeus flavimanus).
12

- Các loài Rattus sikkimensis, R. remotus, R. koratensis và R.
andamanensis trước đây được xem là những loài độc lập. Nhưng hiện
nay nhiều tác giả cho là đồng danh của một loài duy nhất - Chuột rừng
đông dương (Rattus andamanensis) (Musser và Heaney 1985, Francis
2008).
- Các loài chuột cống rừng (Rattus germani), Chuột đàn (Rattus
mollicullus), Chuột nhà (Rattus flavipectus) và Chuột sladen (Rattus
slandeni) trước đây được xem là những loài độc lập, nhưng Musser và
Carleton (1993) cho rằng chúng là đồng danh của cùng một loài duy
nhất là chuột nhà châu á (Rattus tanezumi). Lunde và cộng sự (Lunde
et al. 2001) cho rằng, ở Việt Nam có 2 loài chuột nhà là: Chuột nhà
châu á (Rattus tanezumi) có phân bố rộng (loài bản địa) và Chuột nhà
châu Âu (Rattus rattus) chỉ có ở các bến cảng do du nhập theo tàu thủy
từ các nước Châu âu về.
- Loài chuột bukit (Niviventer bukit) được Nguyễn Minh Tâm và Cao

Văn Sung (trong Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008) xem là loài độc lập,
nhưng Musser (1993); Lunde và cộng sự (Lunde et al. 2001) cho rằng
chỉ là đồng danh của loài Chuột hươu bé (Niviventer fulvescens).
- Musser (1981), Musser và cộng sự (1993) và Lunde và cộng sự (2001)
cho rằng loài chuột bụng trắng (Niviventer niviventer) không có ở Việt
Nam, ở Việt Nam chỉ có chuột hươu bé (Niviventer fulvescens). Tuy
nhiên, Nguyễn Minh Tâm và Cao Văn Sung (trong Đặng Huy Huynh
và cộng sự 2008) và Balakirev (2009) vẫn cho rằng ở Việt Nam có cả
2 loài N. fulvescens và N. niviventer.
- Musser (1973) cho rằng loài Chuột bụng kem (Niviventer
cremoriventer) không có ở Việt Nam và phân loài langbianis của loài
này được ông tách thành loài độc lập - Chuột langbian (N. langbianis).
13

1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÚ GẬM NHẤM Ở VQG PHONG
NHA - KẺ BÀNG
Khu hệ thú gậm nhấm ở VQG PNKB còn ít được nghiên cứu. Thực tế,
trước nghiên cứu của chúng tôi, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về thú
gậm nhấm ở VQG PNKB. Các ghi nhận về thú gậm nhấm ở đây đều được
thực hiện kết hợp trong các chương trình điều tra đánh giá đa dạng sinh học
phục vụ công tác bảo tồn, trong đó, nhóm thú gậm nhấm thường ít được chú ý
so với các nhóm thú khác.
Điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học thú ở VQG PNKB chủ yếu do
các nhà khoa học Việt Nam thực hiện (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Đại học Lâm Nghiệp và Đại học Quốc gia Hà
Nội). Ngoài ra, còn có một số nhà khoa học nước ngoài tham gia trong các dự
án bảo tồn của các tổ chức quốc tế như: Quỹ quốc tế về Bảo về Động vật
hoang dã - WWF (Dự án RAS 93/102), Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc
tế - FFI (Dự án 1998-1999), Tổ chức Birdlife Quốc tế tại Việt Nam, Trung
tâm Nhiệt đới Việt Nga (VRTC, 1999). Các công trình chính công bồ về thú

gậm nhấm ở VQG PNKB bao gồm:
- “Báo cáo kết quả khảo sát thực địa về sinh thái học tại rừng Phong Nha
- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, miền trung Việt Nam" (Lê Xuân Cảnh và
cs. 1997) của Dự án UNDP-WWF, ghi nhận 66 loài thú trong đó có 15
loài gậm nhấm.
- Báo cáo "Kết quả điều tra nghiên cứu khu hệ thú ở Phong Nha- Kẻ
Bàng" (Nguyễn Xuân Đặng và cs. 1998) của Dự án của FFI Indochina,
ghi nhận 97 loài thú, trong đó có 10 loài gậm nhấm.
14

- Báo cáo "Dự án bảo tồn liên quốc gia Hin Nậm Nô - PNKB: Chuyên đề
động vật rừng vùng đệm PNKB, Quảng Bình” (Đỗ Tước và Trương
Văn Lã, 1999) của Dự án của WWF, ghi nhận 14 loài gậm nhấm.
- Ấn phẩm "Đánh giá sơ bộ tầm quan trọng và những ưu tiên bảo tồn của
VQG PNKB đề xuất, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam” (Timmins et al.,
1999), của Dự án của FFI Indochina, ghi nhận 33 loài thú, trong đó có 6
loài gậm nhấm và một loài chưa được định danh.
- Báo cáo "Kết quả điều tra tổng hợp động, thực vật khu vực PNKB"
(WWF-VRTC, 1999) của Dự án hợp tác giữa tổ chức WWF Indochina
và Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (VRTC), ghi nhận 50 loài thú trong
đó có 20 loài gậm nhấm. Đây là công trình nghiên cứu ghi nhận được
nhiều loài thú gậm nhấm nhất ở VQG PNKB.
Các kết quả nghiên cứu nói trên được Meijboom và Hồ Thị Ngọc Lanh
(2002) tập hợp trong ấn phẩm "Hệ Động - Thực vật ở Phong Nha- Kẻ Bàng
và Hin Nậm Nô. Dự án LINC-WWF, Quảng Bình, Việt Nam" với danh sách
134 loài thú, trong đó có 27 loài gậm nhấm. Tuy nhiên, danh sách này có một
số nhầm lẫn về tên loài và một số tên khoa học đã bị lạc hậu so với hiện nay.
Ngoài ra, một số loài gậm nhấm chỉ được ghi nhận thông qua quan sát hoặc
phỏng vấn người dân nên có độ tin cậy hạn chế. Sau năm 2002, hầu như
không có công trình nào nghiên cứu về thú gậm nhấm ở VQG PNKB được

thực hiện.
1.5 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ
KHU VỰC VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG
Dựa vào số liệu trong "Kế hoạch quản lý hoạt động giai đoạn 2013-
2020 của VQG PNKB - Di sản thiên nhiên thế giới" có thể khái quát các đặc
trưng về điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế của VQG PNKB như sau.
15

1.5.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí và diện tích
VQG PNKB nằm ở phía Tây của Quảng Bình, giáp với biên giới Việt-
Lào, thuộc địa phận 2 huyện Bố Trạch và Minh Hóa, toạ độ địa lý: 17
o
44.671'
vĩ độ Bắc; 105
o
49.321' kinh độ Đông đến 17
o
22.334' vĩ độ Bắc; 106
o
04.555'
kinh độ Đông và 17
o
27.002' vĩ độ Bắc; 106
o
23.350' kinh độ Đông đến
17
o
40.522' vĩ độ Bắc; 105
o

46.731' kinh độ Đông. Tổng diện tích VQG theo
quyết định thành lập năm 2001 là 85.754 ha, trong đó phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt là 64.894 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 17.449 ha, phân khu
hành chính - dịch vụ là 3.411 ha. Hiện nay, VGQ đang được mở rộng lên
thành 123.326 ha. Vùng đệm của VQG có diện tích là 200.000 ha.
b) Địa hình
VQG PNKB có hai kiểu địa hình chính, địa hình núi đá vôi và địa hình
núi đất, trong đó địa hình núi đá vôi chiếm phần lớn diện tích. Khối núi đá vôi
Phong Nha - Kẻ Bàng kéo dài liên tục 70 km, tương đối đồng nhất và có độ
cao từ 600 – 700 m so với mặt biển (svmb). Địa hình núi đá vôi bị chia cắt
mạnh tạo nên những vách đá dựng đứng, đỉnh lởm chởm, nhiều nơi bị mài
mòn tạo thành các cổng trời, rừng đá và giếng đá rất kỳ vĩ. Địa hình núi đất
chiếm tỷ lệ thấp, phân bố chủ yếu ở vòng ngoài vùng đá vôi về phía Đông
Nam của VQG, độ cao trung bình từ 500 - 1000 m so với mặt nước biển, độ
dốc từ 25-30
o
.
c) Thuỷ văn và khí hậu
VQG PNKB nằm trong lưu vực của các sông Rào Thương, sông Chảy,
sông Troóc, sông Son - đều là thượng nguồn của sông Gianh. Mùa lũ từ tháng
9 đến tháng 11, lũ lớn xuất hiện vào tháng 9, tháng 10. Mùa nước cạn vào các
tháng 1- 7, mực nước rất thấp với dòng chảy tối thiểu.
16

VQG nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân
hàng năm biến động từ 23
o
C đến 25
o
C. Các tháng lạnh nhất trong năm là từ

tháng 12 đến tháng 2 năm sau, với nhiệt độ thấp nhất là 18
o
C. Các tháng nóng
nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và tháng 8; nhiệt độ thấp nhất trong các
tháng này là 28
o
C. Biên độ nhiệt trong ngày khoảng 10
o
C vào mùa hè và 8
o
C
vào mùa đông.
Lượng mưa bình quân năm là 2.000 – 2.500 mm/năm; ở vùng núi cao
tới 3.000 mm/năm. Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 9, 10, 11. Độ ẩm
không khí trung bình là 84 %. Từ tháng 5 đến tháng 8, thịnh hành gió Tây
Nam, còn gọi là gió Lào rất khô và nóng.
d) Thảm thực vật
VQG PNKB được che phủ chủ yếu bởi rừng tự nhiên. Toàn bộ khu vực
núi đá vôi của VQG đều có rừng bao phủ, ngoại trừ bề mặt các vách đá dốc
đứng. Kiểu rừng phổ biến nhất là rừng trên núi đá vôi. Ngoài ra còn có rừng
lá rộng thường xanh trên núi đất và trên các đồi đất trong thung lũng xen giữa
các núi đá vôi. VQG PNKB có các kiểu sinh cảnh điển hình sau (Hình 1):
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi
đá vôi trên 700 m svmb.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi
đất trên 700 m svmb.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đất dưới 700 m svmb.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đá vôi dưới 700 m svmb.
- Rừng thứ sinh nhân tác vùng thấp
- Cây bụi, cây gỗ rãi rác trên núi đá vôi

- Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất
- Đất nông nghiệp và đất khác
17


Hình 1. Bản đồ hiện trạng rừng VQG PNKB (Nguồn: Averyanov và cs. 2012)

×