Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của quả cây cọ Hạ Long (Livistona halongensis T.H.Nguyen Kiew)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 69 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

o0o




HỒ NGỌC ANH


Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học
của quả cây Cọ Hạ Long (Livistona halongensis
T.H.Nguyen & Kiew)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

















Hà Nội – 2012





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

o0o



HỒ NGỌC ANH


Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học

của quả cây Cọ Hạ Long (Livistona halongensis
T.H.Nguyen & Kiew)





Chuyên ngành: Hóa sinh học
Mã số:60.42.30








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Phƣơng Thảo





Hà Nội – 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị
Phương Thảo- Viện Hóa học- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp ở Phòng
Tổng hợp hữu cơ – Viện Hóa học đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo, quan tâm
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, các
đồng nghiệp khác trong và ngoài Viện Hóa học đã luôn ủng hộ, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Học viên




Hồ Ngọc Anh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi đƣợc thực hiện tại
phòng Tổng hợp hữu cơ – Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.



Ngƣời thực hiện luận văn


Hồ Ngọc Anh



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ii

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
4.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết 2
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6. Cấu trúc của luận văn 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Mô tả thực vật 4
1.1.1. Đặc điểm chung về hình thái của họ Cau (Arecaceae) 4
1.1.1.1. Thân cây 4
1.1.1.2. Lá 4
1.1.1.3. Hoa 4
1.1.1.4. Quả 5
1.1.1.5. Hạt 5
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Cọ 5
1.1.2.1. Livistona halongensis T.H.Nguyen &Kiew-Cọ hạ long 6
1.1.2.2. Livistona chinensis (Jacq.) R.Br-Cọ xẻ, Kè tàu 7
1.1.2.3. Livistona saribus (Lour) Merr.ex A.Chev-Kè nam 8
1.1.2.4. Livistona tonkinensis - Kè bắc bộ 9
1.2. Các ứng dụng 10
1.2.1. Giá trị sử dụng của một số loài trong họ Cau 10
1.2.1.1. Trồng làm cảnh 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
1.2.1.2. Dùng làm thuốc chữa bệnh 10

1.2.1.3. Lấy sợi 10
1.2.1.4. Ăn quả, lấy đƣờng, tinh bột 11
1.2.1.5. Cho dầu béo 11
1.2.1.6. Một số công dụng khác 11
1.2.2. Công dụng của các cây trong chi Cọ (Livistona) 12
1.2.2.1. Cọ hạ long (Livistona halongensis T.H.Nguyen &Kiew) 12
1.2.2.2. Cọ xẻ (Livistona chinensis (Jacq.) R.Br) 12
1.2.2.3. Kè nam (Livistona saribus (Lour) Merr.ex A.Chev) 13
1.2.2.4. Kè bắc bộ (Livistona tonkinensis) 13
1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các cây trong
chi Cọ (Livistona) 13
1.3.1. Cọ Hạ Long (Livistona halongensis T.H.Nguyen &Kiew) 13
1.3.2. Cọ xẻ (Livistona chinensis (Jacq.) R.Br) 16
CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM 19
2.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị nghiên cứu 19
2.1.1. Nguyên liệu 19
2.1.2. Hóa chất, thiết bị nghiên cứu 19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Phƣơng pháp chiết mẫu thực vật 20
2.2.2. Phƣơng pháp tách và tinh chế chất 20
2.2.3. Phƣơng pháp xác định cấu trúc hóa học của các chất 20
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm 20
2.3.1. Sơ đồ thực nghiệm 20
2.3.2. Chạy cột sắc kí phần cao MeOH 22
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Kết quả chạy cột sắc kí phần cao MeOH 28
3.2. Số liệu phổ của các chất tách đƣợc 29
3.2.1. Chất LHQM5.3 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vii
3.2.2. Chất LHQM8.2 29
3.2.3. Chất LHQM9.4.1 29
3.3. Xác định cấu trúc của các chất tách đƣợc 30
3.3.1. Chất LHQM5.3: β-sitosterol glucosid 30
3.3.2. Chất LHQM8.2: Catechin 40
3.3.3. Chất LHQM9.4.1: Butan-2,3-diol 2-O-β-D-Glucopyranosid 46
3.4. Kết quả thử hoạt tính sinh học dịch chiết 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1. Kết luận 55
2. Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
br : Broad (NMR)
COSY : Correlation Spectroscopy
d : Dublet (NMR)
δ : Độ chuyển dịch hoá học (NMR)
DCM : Diclometan
DEPT : Distortionless enhancement by polarisation transfer
DMSO : Dimetyl sulfoxit
DMSO–d6 : DMSO đã đƣợc đơteri hoá
D
2

O : Nƣớc đã đƣợc đơteri hoá
EI : Electronic impact
EtOAc : Etyl acetat
FT : Fourier transform
Glc : β–D–glucose
HMBC : Heteronuclear multiple bond correlation
HMQC : Heteronuclear multiple quantum coherence
IR : Infrared
J : Hằng số tƣơng tác (NMR)
m : Multiplet (NMR)
Me : Metyl
MeOH : Metanol
MS : Mass spectrometry
NMR : Nuclear magnetic resonance
ppm : Parts per million
Rf : Retention factor
s : Singlet (NMR)
t : Triplet (NMR)
UV : Ultraviolet


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Số hiệu
Tên sơ đồ
Trang
2.1

Sơ đồ thực nghiệm phân lập và xác định thành phần hóa học
của quả cọ Hạ Long
21
2.2
Sơ đồ chiết mẫu quả Cọ hạ long
21
2.3
Sơ đồ phân tách và tinh chế chất từ cao MeOH
23
2.4
Sơ đồ phân tách và tinh chế chất từ LHQM5.
24
2.5
Sơ đồ phân tách và tinh chế chất từ LHQM8
25
2.6
Sơ đồ phân tách và tinh chế chất từ LHQM9
26
2.7
Sơ đồ phân tách và tinh chế chất từ LHQM9.4
27
3.1
Sơ đồ tổng quát phân tách và tinh chế các chất từ cao MeOH
28
3.2
Sơ đồ phân mả nh củ a hợp chất LHQM8.2 bở i phản ứng Retro-
Diels-Alder
40





Số hiệu
Tên hình
Trang
1.1
Livistona halongensis T. H. Nguyen & Kiew
6
1.2
Livistona chinensis (Jacq.) R.Br.
7
1.3
Livistona saribus (Lour.) Merr. ex A. Chev.
8
1.4
Livistona tonkinensis
9
3.1
Phổ
1
H-NMR (DMSO-d
6
, 500 MHz) của chất LHQM5.3
32
3.2
Phổ
1
H-NMR (DMSO-d
6
, 500 MHz) của chất LHQM5.3

33
3.3
Phổ
1
H-NMR (DMSO-d
6
, 500 MHz) của chất LHQM5.3
34
3.4
Phổ
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz) của chất LHQM5.3
35
3.5
Phổ
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz) của chất LHQM5.3
36
3.6
Phổ
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz) của chất LHQM5.3
37
3.7

Phổ DEPT và
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz) của chất
LHQM5.3
38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

x
3.8
Phổ DEPT và
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz) của chất
LHQM5.3
39
3.9
Phổ FT-IR (KBr) của chất LHQM8.2
43
3.10
Phổ
1
H – NMR (500 MHz, CD
3
OD) của chất LHQM8.2
44
3.11

Phổ
1
H – NMR (500 MHz, CD
3
OD) của chất LHQM8.2
45
3.12
Phổ
13
C – NMR (125 MHz, CD
3
OD) và DEPT của chất
LHQM8.2
46
3.13
Phổ EI-MS của chất LHQM9.4.1
48
3.14
Phổ
1
H-NMR ((DMSO-d
6
, 500 MHz) của chất LHQM9.4.1
49
3.15
Phổ
1
H-NMR ((DMSO-d
6
, 500 MHz) của chất LHQM9.4.1

50
3.16
Phổ
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz) của chất LHQM9.4.1
51
3.17
Phổ
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz) của chất LHQM9.4.1
52



Số hiệu
Tên bảng biểu
Trang
3.1
Bng 3.1. Số liệ u phổ
13
C- và
1
H-NMR củ a LHQM8.2
(125/500 MHz, CD
3
OD)

41
3.2
Bảng 3.2: Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
53
3.2
Bảng 3.3: Kết quả hoạt tính chống oxi hóa
53
3.4
Bảng 3.4: Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào
54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việ t Nam là mộ t trong nhƣ̃ ng nƣớ c có khí hậ u rất thuậ n lợi cho sƣ̣ phá t triể n
hệ thực vật, và đây là m ột trong những nguồn tài nguyên cung cấp cho chúng ta
nhiề u loài cây quý làm thuốc chữa bệnh có giá trị cao . Những năm gần đây, xu
hƣớng tìm kiếm một số hoạt chất trong các loài thảo mộc có tác dụng chữa bệnh
ngày một tăng, thu hút các nhà khoa học trong nƣớc và khắp nơi trên thế giới tìm
tòi, nghiên cứu.
Nƣớc ta có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng, là một trong
4 vùng có tính đa dạng sinh học lớn nhất thế giới. Theo các số liệu thống kê mới
nhất thảm thực vật Việt Nam có trên 12000 loài, trong số đó có trên 3200 loài thực
vật đƣợc sử dụng làm thuốc trong Y học dân gian [3], [4], [9].
Từ xƣa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con ngƣời. Ngày nay, những hợp chất tự
nhiên đƣợc phân lập từ cây cỏ, đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học đã đƣợc
ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và y học. Chúng đƣợc dùng

để trực tiếp sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho
ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm v.v Chúng còn đƣợc dùng nhƣ là nguồn
nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp hoặc cung cấp những chất đầu cho công nghệ bán
tổng hợp nhằm tìm kiếm những chất mới, dƣợc phẩm mới có hoạt tính, tác dụng
chữa bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn. Các số liệu gần đây cho thấy, có khoảng 60%
dƣợc phẩm đƣợc dùng chữa bệnh hiện nay, hoặc đang thử cận lâm sàng đều có
nguồn gốc từ thiên nhiên.
Tuy nhiên, phầ n lớ n cá c cây đƣợ c sƣ̉ dụ ng là m thuố c trong dân gian chƣa
đƣợ c nghiên cƣ́ u đầ y đủ và có hệ thố ng về mặ t hó a họ c cũ ng nhƣ hoạ t tí nh sinh họ c
mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian . Vì vậy chƣa phát huy hết đƣợc hiệu quả
của nguồn tài nguyên quý giá này.
Trong hệ thực vật Việt Nam, có nhiều loài cây thuộc chi Livistona họ Cau
(Arecaceae) có giá trị sử dụng cao, đƣợc dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh theo kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
nghiệm dân gian. Nhƣng các công trình nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt
tính sinh học của các hợp chất chính trong các cây thuộc chi nói trên ở nƣớc ta hầu
nhƣ rất ít, có cây còn chƣa đƣợc nghiên cứu. Còn các công trình nghiên cứu của
nƣớc ngoài thì đƣợc công bố chƣa nhiều. Vì vậy việ c tiế p tụ c nghiên cứu thà nh
phầ n hó a họ c và hoạt tính sinh học của các loài cây thuộc chi Livistona ở Việ t Nam
là một hƣớng nghiên cứu có nhiều triển vọng. Do đó, chúng tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của quả cây cọ
Hạ Long (Livistona halongensis T.H.Nguyen & Kiew)”.
2. Mục đích nghiên cứu
– Thăm dò hoạ t tí nh sinh học của cá c dịch chiết từ quả của cây cọ Hạ Long.
– Nghiên cứu thành phần hóa học của các dịch chiết thu đƣợc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
– Điều tra sơ bộ , thu thậ p , xử lí mẫu quả cây cọ Hạ Long (Livistona

halongensis T.H.Nguyen & Kiew)
– Chiết mẫu thực vật bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau.
– Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết thu đƣợc.
– Nghiên cƣ́ u phân lập, tinh chế các hợp chất từ các dịch chiết.
– Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập đƣợc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
– Phƣơng pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên.
– Thu thập, xử lí thông tin, tham khảo các công trình nghiên cứu trong nƣớc
và trên thế giới đã công bố về các loài cây này.
– Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hoá học,
hoạt tính sinh học và công dụng của một số cây thuộc chi Livistona mọc ở Việt
Nam.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
– Xử lí mẫu: nguyên liệu là quả cọ Hạ Long đƣợc rửa sạch, sấy khô và xay
nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
– Nguyên liệ u đã xƣ̉ lí đƣợc chiết tổng số bằng dung môi metanol.
– Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết trên một số dòng vi khuẩn và
nấm, dòng tế bào, hoạt tính chống oxi hóa bằng các phƣơng pháp tiêu chuẩn ở các
nồng độ khác nhau của dịch chiết.
– Phân lập, tách và tinh c hế cá c chấ t bằng phƣơng pháp sắc kí cột kết hợp
sắc kí lớ p mỏ ng, các phƣơng pháp kết tinh phân đoạn, kết tinh lại.
– Các phƣơng pháp khảo sát cấu trúc : kết hợp cá c phƣơng pháp đo phổ hồng
ngoại (FT–IR), phổ khối (EI - MS), phổ cộ ng hƣở ng tƣ̀ hạ t nhân mộ t chiề u (
1
D

NMR):
1
H–NMR,
13
C–NMR, DEPT, cộ ng hƣở ng tƣ̀ hạ t nhân hai chiề u (
2
D NMR):
COSY, NOESY, HSQC, HMBC và các phƣơng pháp khác để xác định cấu trúc của
các chất phân lậ p đƣợ c.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
– Những kết quả về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây cọ Hạ
Long Livistona halongensis sẽ đóng góp vào kho tàng các hợp chất thiên nhiên của
Việt Nam và thế giới.
– Tìm hiểu những đặc trƣng cấu trúc nổi bật của các hợp chất có h oạt tính và
khả năng biến đổi cấu trúc để có hoạt tính tốt hơn.
– Góp phần định hƣớng sử dụng và khai thác hợp lí cây cọ Hạ Long ở Việt
Nam.
– Tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng nguồn thực vật của Việt Nam một
cách hiệu quả.
6. Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN (15 trang).
Chƣơng 2 – CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (9 trang).
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (26 trang).
Ngoài ra, luận văn còn có 4 bảng và 25 hình, và 8 sơ đồ.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

Trên thế giới, họ Cau (Arecaceae) có khoảng 236 chi, 3500 loài phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhƣ châu Mỹ, châu Phi, châu Á và Australia. Ở Việt
Nam có 39 chi, 103 loài và 2 thứ. Trong đó, chi Cọ (Livistona) là một trong những
chi có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và trong y học.
1.1. Mô tả thực vật [1]
1.1.1. Đặc điểm chung về hình thái của họ Cau (Arecaceae)
1.1.1.1. Thân cây
Cây có thân mọc đơn độc nhƣ Cau (Areca), Chà là (Phoenix dactylifera) hay
mọc thành cụm nhƣ Cau kiểng vàng (Chrysalidocarpus lutescens), Cau kiểng đỏ
(Cyrtostachys), Chi mật cật (Rhapis). Thân cây thẳng hình cột, hoá gỗ. Chiều cao và
đƣờng kính thay đổi tuỳ theo loài. Thƣờng các cây họ Cau có thân cây không phân
nhánh, đôi khi có phân nhánh nhƣ Phƣớn (Korthalsia laciniosa), hoặc phình to ở
gốc hay ở giữa nhƣ Cau bụng (Roystonea regia), thân ngầm bò lan nhƣ Dừa nƣớc
(Nypa fruticans), thân leo (các loài trong chi Mây (Calamus), Mây đang
(Daemonorops), Liệt công (Plectocomia), Song voi (Plectocomiopsis), … hay thân
rất ngắn, gần nhƣ không thân nhƣ Mật cật gai móc (Salacca edulis). Thân cây có
lóng hay có những vòng do sẹo lá để lại nhƣ chi Cau (Areca). Bề mặt thân cây có
thể bị bao bọc bởi gốc lá và sợi của bẹ lá nhƣ Móc (Caryota).
1.1.1.2. Lá
Lá của các loài họ Cau (Arecaceae) là lá đơn, khi non thƣờng nguyên, khi trƣởng
thành xẻ thuỳ hình lông chim hay chân vịt, cỡ lá đa dạng, có thể dài tới 1 – 2 m. Cấu tạo
của lá thƣờng gồm các bộ phận nhƣ bẹ lá, cuống lá, lƣỡi gốc phiến và phiến lá.
1.1.1.3. Hoa
Hoa thành nhóm 2 – 3 hoa lƣỡng tính nhƣ ở chi Cọ (Livistona) hay hoa
lƣỡng tính xếp xoắn ở chi Cọ cảnh (Trachycarpus). Hoa đực có thể xếp 2 hàng ở chi
Mây (Calamus), hoa đơn tính xếp xoắn ở loài Cau may mắn (Chamaedorea


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
elegans). Hoa tạo nhóm 3 : 2 hoa đực và 1 hoa cái ở giữa, nhóm 2 hoa đực hay hay
hoa đực đơn độc, hay hoa đực xếp 2 hàng về một phía của nhánh.
Hoa thƣờng mẫu 3, hoa có thể lƣỡng tính ở chi Cọ (Livistona) hay đơn tính ở
chi Cau (Areca), chi Búng báng (Arenga), Hoa thƣờng có cỡ nhỏ (< 2 cm), màu
xanh, vàng nhạt, kem, trắng.
1.1.1.4. Quả
Quả các đại diện họ Cau là quả hạch, rất đa dạng về hình dạng và kích thƣớc.
Khi chín thƣờng có màu xanh sẫm, tím, đỏ hay trắng. Quả có thể có hình trứng, hình
cầu, hình bầu dục, hình thận, gần hình thoi, hình dạng 3 góc. Thƣờng có bao hoa tồn tại
dƣới quả. Vỏ quả ngoài thƣờng nhẵn hay có vảy nhƣ phân họ Mây (Calamoideae). Vỏ
quả giữa có sợi ở Dừa (Cocos), Dừa nƣớc (Nypa) hay nạc ở các chi Mây (Calamus),
chi Móc (Caryota). Vỏ quả bên trong thƣờng cứng.
1.1.1.5. Hạt
Hạt 1 – 3, hình dạng và cỡ phù hợp với quả, có vỏ cứng hoặc không, phôi
nhũ đồng nhất hay bị xâm nhập.
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Cọ (Livistona)
Chi Cọ (Livistona) có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và nhiều loài đƣợc
trồng làm cảnh, làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Một vài loài còn đƣợc ứng dụng
trong y học cổ truyền để điều trị ung thƣ, chữa các bệnh về máu, làm thuốc trừ giun
sán
Đặc điểm chung về thực vật là cây đơn độc, ra hoa nhiều lần, hoa lƣỡng tính.
Thân lúc đầu bị bao phủ bởi bẹ lá hay gốc cuống lá tồn tại về sau trần. Lá xếp gập
lên trên, xẻ thuỳ hình chân vịt cách gốc 10 – 40 cm thành những thùy đơn nếp gấp.
Bẹ lá có sợi, mép cuống có gai, thuỳ có đỉnh nhọn, xẻ đôi, đôi khi rủ xuống. Cụm
hoa ở nách lá hay giữa các nách lá, dạng chùy, phân nhánh 5 lần. Lá bắc hình ống, 2
sống, xẻ ở đỉnh. Nhánh con nhẵn hay có lông, mang hoa xếp đơn độc hay thành

nhóm, hoa không cuống hay mọc trên những núm ngắn. Hoa có đài hình ống, xẻ 3
thuỳ, nhẵn hay có lông. Tràng hình ống, xẻ 3 thuỳ xếp van. Nhị 6, chỉ nhị hợp thành
vòng, dính trên tràng. Bầu 3 ô, rời ở dƣới, hợp ở phía trên tạo vòi mảnh; núm nhụy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
hình điểm. Quả thƣờng phát triển từ một lá noãn, hình cầu, trứng hay bầu dục, màu
xanh lá cây, xanh lơ, xanh đen, đen. Núm nhuỵ tồn tại ở đỉnh, lá noãn bất thụ tồn tại
ở gốc. Hạt hình bầu dục hay cầu, phôi nhũ đồng nhất.
Ở Việt Nam, chi Cọ có 4 loài.
1.1.2.1. Livistona halongensis T. H. Nguyen & Kiew – Cọ hạ long
Cây đơn độc, cao đến 10 m, đƣờng kính khoảng 20 cm. Lá xẻ thuỳ hình chân
vịt thành nhiều thuỳ. Bẹ lá có sợi, mép lá có gai, mặt dƣới có sọc màu vàng; lƣỡi
gốc phiến xẻ 2 thùy tròn. Thuỳ lá hình đƣờng. Cụm hoa thẳng, dài hơn lá. Cuống
cụm hoa kéo dài nên cụm hoa dài hơn lá; lá bắc hình ống. Hoa nhỏ, hình trứng, màu
vàng kem nhạt, vƣơn lên trên tán. Đài nhẵn, hình ống, đỉnh xẻ 3 thuỳ. Tràng dài
khoảng 2 mm, xẻ 3 thuỳ. Nhị 6 dài khoảng 1 mm. Bầu hình bầu dục, vòi nhụy nhỏ.
Quả hình cầu, đƣờng kính 1 – 1,2 cm, màu xanh đậm sáng [1].
Đây là loài mới cho khoa học, mới đƣợc tìm thấy ở Vịnh Hạ Long (các hòn:
Chân Voi, Tùng Lâm, Đại Thành, Lờm Bò, Hòn Mây và Cát Lán) vào năm 1999.
Cây mọc ở núi đá vôi trên đảo, thƣờng ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6 và có quả vào
tháng 7. Đây là một trong 13 loài thực vật đặc hữu sinh trƣởng trong môi trƣờng
Vịnh Hạ Long.

a. Cây
(nguồn: Internet)

b. Một phần cây và cụm hoa
(nguồn: Internet)








c. Quả
(ảnh : T.P.Anh)
Hình 1.1. Livistona halongensis T. H. Nguyen & Kiew

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
1.1.2.2. Livistona chinensis (Jacq.) R. Br. – Cọ xẻ, Kè tàu
Cây mọc đơn độc có thân cao 8 – 15 m, đƣờng kính 20 – 30 cm, hình trụ,
nhẵn, có nhiều vòng do sẹo lá để lại. Lá hình quạt, xẻ thuỳ hình chân vịt thành
nhiều thuỳ. Bẹ lá có sợi, mép lá có gai dẹp, cong. Lƣỡi gốc phiến lá hình bán nguyệt
có chóp. Thuỳ lá hình đƣờng, đỉnh thuỳ xẻ đôi sâu 10 – 15 (30) cm, các thuỳ rủ
xuống. Cụm hoa phân nhánh 2 – 3 lần, lá bắc cỡ 26 x 4 cm, 2 sống, xẻ một bên,
không có lông, nhánh con mảnh, dài 10 – 15 cm. Hoa thành nhóm 4 – 5 hoa đính
trên mấu lồi. Hoa hình cầu, có cạnh, đƣờng kính khoảng 2 mm. Đài 3, tràng hợp ở
gốc, xẻ 3 thùy, hình tam giác. Nhị 6, chỉ nhị ngắn, bao phấn hình bầu dục; bầu hình
trứng ngƣợc; vòi nhụy ngắn. Quả hình bầu dục, cỡ 1 – 1,5 x 0,8 – 1 cm có màu
xanh lục. Hạt 1, hình bầu dục [1].
Cây có hoa tháng 4, có quả tháng 5 – 6. Mọc rải rác trong rừng nhiệt đới
[23].
Cây trồng khắp nơi: Yên Bái, Tuyên Quang (Chạm Chu), Bắc Kạn (Chợ
Đồn), Thái Nguyên (Thần Xa), Quảng Ninh (Ba Mùn), Hà Nội, Ninh Bình (Nho
Quan), Thanh Hoá (Lam Kinh), Kon Tum (Đắk Glei) và nhiều tỉnh thành khác

(trồng làm cảnh). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc.

a. Cây và quả
(nguồn : www.wikideep.it)

b. Cụm quả
(ảnh : T.P.Anh)
Hình 1.2. Livistona chinensis (Jacq.) R.Br.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
1.1.2.3. Livistona saribus (Lour.) Merr. ex A. Chev. – Cọ
Còn có tên gọi khác là Lá gồi, Kè, Lá nón, Kè nam, Kè đỏ.
Cây đơn độc. Thân cao 20 – 25 m, đƣờng kính 15 – 30 cm, hình trụ, khi non
có nhiều cuống lá còn tồn tại, sau nhẵn, có sẹo do lá để lại. Lá hình quạt, xẻ thuỳ
hình chân vịt cách gốc khoảng 20 cm thành nhiều thuỳ. Bẹ lá có sợi, cuống có sọc
màu vàng ở mặt dƣới, mép có gai cứng màu nâu; lƣỡi gốc phiến hình bán nguyệt có
chóp, cỡ 0,5 x 2 cm. Thuỳ lá hình đƣờng, thuỳ to nhất cỡ 120 x 4 – 5 cm, đỉnh thuỳ
xẻ sâu 20 cm, thuỳ lá rất rủ. Cụm hoa rủ, ngắn hơn hay bằng lá; lá bắc hình ống, 2
sống, xẻ một bên, cỡ 16 x 4 cm, có lông; nhánh dài đến 40 cm. Hoa thành nhóm 3 –
5 hoa, đính trên mấu lồi. Hoa không cuống, hình cầu. Đài 3, tràng 3. Nhị 6, chỉ nhị
mảnh, bao phấn hình bầu dục. Bầu hình bầu dục 3 cạnh, vòi nhuỵ 3. Quả hình cầu,
đƣờng kính 1 – 1,5 cm, màu xanh lơ. Hạt hình cầu [1].

a. Cây
(nguồn:www.hungvuongdalat.info)

b. Cụm quả
(ảnh: T.P.Anh)

Hình 1.3. Livistona saribus (Lour.) Merr. ex A. Chev.
Đây là cây đặc sắc của rừng ven suối, đất ẩm vùng núi tới 1500m, khắp nƣớc
ta. Cây cũng đƣợc trồng làm cảnh và trồng trên đồi thấp ở miền trung du, dọc theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
bờ ruộng ở tỉnh Thanh Hoá, nơi có nhiều ánh sáng, khô ráo. Cây có hoa tháng 12 –
2, có quả vào tháng 5 – 7 [21].
Phân bố ở Hà Giang (Bắc Quang), Bắc Kạn (Na Rì), Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hải Phòng (Cát Bà), Thái Nguyên, Hà Tây (Ba Vì: Thủ Pháp), Hà Nội, Thanh
Hoá, Quảng Trị, Lâm Đồng (Lang Bian), Đồng Nai (Biên Hoà), Tp. Hồ Chí Minh
(Thủ Đức). Còn có ở Trung Quốc (Quảng Đông), Lào, Campuchia, Thái Lan,
Malaxia, Inđônêxia, Philippin.
1.1.2.4. Livistona tonkinensis – Kè bắc bộ
Thân thẳng, cao 25 – 30 m, đƣờng kính khoảng 25 cm. Cuống lá tồn tại, về
sau nhẵn. Lá xẻ thuỳ hình chân vịt cách gốc 80 – 90 cm thành 50 – 60 thuỳ. Bẹ lá
có sợi. Mép cuống có gai dài 2,5 cm, lƣỡi gốc phiến hình bán nguyệt có chóp, cỡ 2
x 2 cm. Thuỳ hình đƣờng, thuỳ to nhất cỡ 130 – 150 x 4 cm, đỉnh thuỳ xẻ đôi sâu
khoảng 2 cm, thuỳ thẳng đứng. Cụm hoa dài 60 – 70 cm; lá bắc cỡ 18 x 3 cm, 2
sống, xẻ một bên, có lông rải rác. Nhánh con dài khoảng 20 cm, mảnh, hoa mọc trên
những mẫu lồi. Quả bầu dục, cỡ 2 – 3 x 1 – 1,5 cm, xanh màu Ôliu, có cuống dài
khoảng 2 mm [1].
Cây có quả tháng 8 – 10. Mọc trên đồi núi đất.
Loài này mới thấy trồng nhiều ở phía Bắc Việt Nam nhƣ: Bắc Kạn (Chợ
Đồn), Sơn La (Xuân Nha), Lào Cai (Bảo Thắng),Tuyên Quang (Chạm Chu), Phú
Thọ (Xuân Sơn), Thanh Hoá (Bá Thƣớc, Quan Hoa). Ngoài ra còn có ở Khánh Hoà
và đƣợc trồng làm cảnh ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nƣớc.

Hình 1.4. Livistona tonkinensis (nguồn : )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
1.2. Các ứng dụng
1.2.1. Giá trị sử dụng một số loài trong họ Cau
Theo thống kê của tác giả Trần Thị Phƣơng Anh [1] thì trong họ Cau ở Việt
Nam có 35 chi, 84 loài trên tổng số 39 chi, 103 loài và 2 thứ đƣợc sử dụng vào
những mục đích khác nhau.
1.2.1.1. Trồng làm cảnh
Có rất nhiều loài trong họ Cau đƣợc trồng làm cảnh (có 28 chi với 41 loài).
Một số loài đƣợc trồng nhiều nhƣ Cau kiểng vàng (Chrysalidocarpus
lutescens), Chà là cảnh (Phoenix roebelenii), Cau bụng (Roystonea rengia), Cau
trắng (Veitchia merrillii), Cau kiểng cánh (Ptychosperma macarthuri), Chà là cụm
(Phoenix reclinata), Móc (Caryota mitis), Cau may mắn (Chamaedorea elegans),
Cau tre (Chamaedorea seifrizii), Cau sâm banh (Hyophorbe lagenicaulis), Mật cật
(Rhapis excelsa), Cau kiểng đỏ (Cyrtostachys renda),…[1].
1.2.1.2. Dùng làm thuốc chữa bệnh
Một số loài có tác dụng chữa ung thƣ, hen xuyễn: nhƣ Cọ xẻ (Livistona
chinensis), làm thuốc kích thích sinh dục nhƣ Móc (Caryota), làm thuốc tránh thai nhƣ
Cọ cảnh (Trachycarpus fortunei), Dừa (Cocos nucifera): dầu chữa bỏng, có đặc tính
nhƣ một kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giảm béo một số bộ phận khác cũng đƣợc
dùng làm thuốc. Một số loài chữa lở loét, chảy máu nhƣ Mật cật (Rhapis excelsa),
Móc (Caryota uren) dùng trị giun sán nhƣ Cau (Areca catechu), Thốt nốt (Borassus
flabellifer), [1].
1.2.1.3. Lấy sợi
Có 31 loài, 8 chi. Trong đó nhóm lấy thân gồm các loài thuộc các chi
Calamus, Daemonorops, Myrialepis, Plectocomia, Plectocomiopsis với tổng số
khoảng 26 loài. Một số loài có chất lƣợng tốt, có triển vọng gieo trồng thuộc chi

mây nhƣ Calamus palustris, Mây nƣớc (cochinchinensis), Mây nếp (Calamus
tetradactylus), Mây rút (Daemonorops jenkinsiana), Mây poilane (Daemonorops
poilanei), Mây balansa (Calamus henryanus), Mây nambarien (Calamus
nambariensis), Mây gai (Calamus acanthospathus)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Ngoài ra còn các loài cho sợi từ bẹ lá để làm quai gùi, bùi nhùi, chỉ khâu,
thảm nhƣ Móc (Caryota), Cọ cảnh (Trachycarpus fortunei), Dừa (Cocos
nucifera), [1].
1.2.1.4. Ăn quả, lấy đường và tinh bột
Tục trầu cau (quả Cau (Areca catechu)) là một nét văn hóa đặc sắc của ngƣời
Việt Nam từ xƣa đến nay, việc xuất khẩu Cau khô để lấy tanin hay tách chiết một số
hoạt chất khác cũng mang lại một nguồn thu nhập đáng kể. Các loài khác cũng có thể
cho quả ăn đƣợc nhƣ Dừa (Cocos nucifera), Thốt nốt (Borassus flabellifer),
Một số loài cho nhựa từ cuống cụm hoa dùng làm nƣớc giải khát hoặc lấy
đƣờng nhƣ Thốt nốt (Borassus flabellifer), Búng báng (Arenga saccharifer). Tinh
bột có thể thu đƣợc từ lõi thân của một vài loài trong họ Cau làm bánh, làm rƣợu, có
thể đƣợc chế biến thành các đặc sản địa phƣơng nhƣ Búng báng (Arenga
saccharifera). Các loài khác thuộc các chi Móc (Caryota), Lá buông (Corypha),
Cau rừng (Nenga) nhƣng trữ lƣợng không nhiều và cũng mới chỉ ghi nhận là có thể
sử dụng đƣợc [1].
1.2.1.5. Cho dầu béo
Hiện nay, việc lấy dầu béo ở các cây họ Cau chủ yếu đƣợc ép từ quả Dừa
(Cocos nucifera) và quả Cọ dầu (Elaeis guineensis). Đây là những cây rất có triển
vọng kinh tế. Dầu của các cây này đƣợc sử dụng trong ngành thực phẩm, mĩ phẩm,
công nghiệp và đƣợc nghiên cứu để thay thế nguyên liệu chạy động cơ (làm nhiên
liệu sinh học – Biodiesel) [26].
1.2.1.6. Một số công dụng khác

Các công dụng này phần lớn chỉ là đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng,
không có giá trị thƣơng mại.
Nhóm các loài cây đƣợc dùng làm vật liệu xây dựng nhƣ thân làm cột, làm
sàn nhà, làm máng nƣớc, đóng ghe thuyền; lá dùng lợp nhà gồm các loài nhƣ Cau
(Areca catechu), Thốt nốt (Borassus flabellifer), Móc bắc sơn (Caryota
bacsonensis), Dừa (Cocos nucifera), Kè Nam (Livistona saribus), Kè Bắc bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
(Livistona tonkinensis), Dừa nƣớc (Nypa fructicans), Nhum (Oncosperma
tigillaria).
Nhóm các loài làm cán nông cụ, gậy chống (lấy thân), làm nón, áo tơi (lá),
làm đồ mỹ nghệ (phôi nhũ của hạt) gồm các loài trong chi Cau chuột (Pinanga), lá
của một số loài làm nón, áo tơi nhƣ Lá nón (Licuala), Cọ (Livistona). Một số loài có
sử dụng phôi nhũ và vỏ quả trong để làm đồ mỹ nghệ nhƣ Lá buông (Corypha),
Dừa (Cocos nucifera), …. Các loài của chi Corypha còn cho quả dùng duốc cá
không gây độc cho ngƣời.
Một vài loài có chồi ăn đƣợc nhƣ: Búng báng (Arenga saccharifera), Mây
Balansa (Calamus henryanus), Đùng đình (Caryota mitis) nhƣng không phổ biến và
có giá trị thƣơng mại [1].
1.2.2. Công dụng của các cây trong chi Cọ (Livistona)
Cọ là những cây mọc hoang phổ biến ở những vùng đồi núi, trung du nƣớc
ta. Chúng còn đƣợc trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Nhân dân ta vẫn dùng lá cọ để
lợp nhà, làm nón, làm các dụng cụ gia đình. Tuy nhiên, còn nhiều bộ phận của cây
cọ chƣa đƣợc nghiên cứu, sử dụng. Đặc biệt là cuống lá, hoa, quả, hạt và rễ của
những cây này có thể đƣợc sử dụng làm thuốc điều trị một số bệnh, kể cả bệnh hiểm
nghèo. Trong bốn loài của chi Cọ có ở nƣớc ta thì có hai loài là đặc hữu của Việt
Nam (L. tonkinensis và L. halongensis T.H.Nguyen & Kiew).
1.2.2.1. Cọ Hạ Long (Livistona halongensis T.H.Nguyen & Kiew)

Cọ Hạ Long hội tụ nhiều đặc điểm độc đáo về giá trị sinh học, thẩm mĩ, kinh
tế và khoa học. Lá cọ có độ dai, bền là nguồn nguyên liệu để làm ra sản phẩm thủ
công nhƣ túi xách, nón lá là sản phẩm độc đáo mang sắc thái riêng cho Vịnh Hạ
Long. Tuy nhiên, loài này đang có chiều hƣớng giảm sút về số lƣợng cá thể. Vì thế
ban quản lí Vịnh Hạ Long đã nhân giống loài cọ đặc hữu này nhằm bảo tồn và phát
triển chúng.
1.2.2.2. Cọ xẻ (Livistona chinensis R.Br)
Theo đông y, Cọ xẻ có vị ngọt và chát, tính bình, hạt làm tiêu ung thƣ, khối
u, rễ giảm đau. Y học dân gian Trung Quốc dùng hạt cọ xẻ chữa ung thƣ mũi, họng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
thực quản, ung thƣ rau, bệnh bạch cầu. Rễ cây này đƣợc dùng để trị hen suyễn,
giảm đau do tiêm. Liều dùng 15 – 30 gam, dạng thuốc sắc. Trong vị thuốc dân gian
hạt cây Cọ xẻ (Livistona chinensis R.Br.) có tên “Quỳ thụ tử”. Sau đây giới thiệu
một số đơn thuốc ở Trung Quốc:
 Chữa ác tính: Dùng hạt Cọ xẻ 30 gam, nấu với thịt lợn nạc 30 gam trong 2
giờ.
 Chảy máu tử cung: Dùng cuống lá Cọ xẻ đốt thành tro, hoà vào nƣớc
uống, hoặc sao lên và nấu nƣớc uống.
1.2.2.3. Kè nam (Livistona saribus)
Ngoài việc dùng để làm nhà (thân cây làm cột, lá để lợp nhà), làm nón, đan
lát thì theo kinh nghiệm dân gian rễ cây này còn dùng chữa bạch đới, khí hƣ.
Thƣờng phối hợp với những vị khác nhƣ rễ cau, rễ tre, rễ cây móc với lƣợng bằng
nhau, sắc đặc uống làm 2 lần trong ngày. Liều dùng hàng ngày 6 – 12 gam.
1.2.2.4. Kè bắc bộ (Livistona tonkinensis)
Đƣợc dùng làm cảnh, lá lợp nhà. Quả ăn đƣợc, lõi thân cây có bột cũng ăn
đƣợc [3].


1.3. Các nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học các cây
trong chi Cọ (Livistona)
1.3.1. Cọ Hạ Long (Livistona halongensis T.H.Nguyen & Kiew)
 Cọ Hạ Long là loài thực vật đặc hữu của Vịnh Hạ Long – Việt Nam, loài này
mới đƣợc nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học. Trong bài báo
đăng trên Tạp chí Hoá học năm 2012, nhóm tác giả Trần Văn Lộc, Phạm Đức
Thắng, Đỗ Thị Thu Thảo, Trần Văn Sung đã tách và xác định đƣợc cấu trúc của 6
chất từ dịch chiết n–hexan của vỏ thân cây này. Bao gồm: cyclomusalenon (1),
Cyclolaucadenon (2), 3β–Cyclomusalenol (3), Stigmast–4–en–3–on (4),
Stigmasterol (5), β–Sitosterol (6)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

1. Cyclomusalenon 2. Cyclolaucadenon


3. 3β–Cyclomusalenol 4. Stigmast–4–en–3–on


5. Stigmasterol 6. β–Sitosterol
Về hoạt tính sinh học, các dịch chiết n–hexan, chloroform và MeOH của vỏ
cây Cọ Hạ Long đã đƣợc thử hoạt tính gây độc tế bào ƣng thƣ KB, LU, MCF7,
Hep.G2, hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính kháng oxi hóa. Kết quả
cho thấy, dịch chiết n-hexan và dịch chiết MeOH có hoạt tính chống ô xi hóa ức chế
hoạt động của enzym peroxydaza ở mức độ trung bình. Các dịch chiết này (n–
hexan, Chloroform và MeOH) đều không có hoạt tính ức chế sự phát triển của 4


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
dòng tế bào ung thƣ thử nghiệm là KB (tế bào ung thƣ biểu mô), LU (tế bào ung thƣ
phổi), MCF7 (tế bào ung thƣ vú) và Hep.G2 (tế bào ung thƣ gan) [7].
Từ vỏ và rễ cây Cọ Hạ Long, nhóm tác giả trên cũng đã phân lập đƣợc một chất
mới có cấu trúc tƣơng tự nhƣ δ-tocopherol là 6-O-acetyl-2R,8-dimethyl-2-(4R,8R,11-
trimethyltridecence-12)chroman (7) [27].



Cũng trong năm 2012, nhóm tác giả này đã công bố tách đƣợc thêm hai chất mới
có khung flavan phân lập đƣợc từ rễ cây Cọ Hạ Long là 2S,3S-3,5,7,3’-
tetrahydroxy-5’-methoxyflavane (8) và 2R,3R-3,7,3’-trihydroxy-5’-methoxyflavan
5-O-

-glucopyranoside (9) [28].



Các chất đã biết là trans-3,5,3’,5’-tetrahydroxy-4-methoxystilben,
saccharose (10) và

-sitosterol-3-O-

-glucopyranosid (11) cũng đã đƣợc phân lập
từ rễ cây Cọ Hạ Long [28].

×