Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.14 KB, 25 trang )


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Để thực hiện tốt việc phân tích hoạt độ phóng xạ của các đồng vị
phóng xạ trong mẫu môi trường, cần phải có những quy trình phân tích và
thiết bị đo phù hợp. Về cơ bản, việc xác định các đồng vị phóng xạ phát
alpha bằng hệ phổ kế alpha bao gồm ba bước chính: (1) xử lý mẫu bằng
phương pháp hóa học, (2) tách hóa các đồng vị quan tâm và (3) tạo nguồn
alpha phù hợp với hệ đo. Do tính chất vật lý của hạt alpha, nên việc phân
tích đòi hỏi quá trình xử lý mẫu, tách hoá và quá trình chuẩn bị mẫu đo
(phương pháp điện phân, đồng kết tủa, hấp thụ trên đĩa MnO
2
) phải được
thực hiện một cách thật tốt nhằm hạn chế tối đa sự thất thoát và sự tự hấp
thụ trong mẫu… Trên thế giới có khá nhiều công trình đã được thực hiện
nhằm giải quyết các khó khăn nêu trên. Đa phần các công trình này được
phát triển bởi các tác giả nổi tiếng ở những phòng thí nghiệm tiên tiến
khác nhau trên thế giới.
Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, với điều kiện nền khoa học nước
nhà đang từng bước phát triển, thì việc áp dụng và triển khai các thành
tựu nêu trên một cách thuần tuý là rất khó. Việc áp dụng mang tính chọn
lọc và tự phát triển những quy trình phù hợp với các điều kiện của mình
là đều thật sự cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Ý nghĩa khoa học của luận án là dựa trên các kết quả nghiên cứu thực
nghiệm để đề xuất một quy trình phân tích các đồng vị phóng xạ tự nhiên
trong các mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha có độ chính xác và độ tin
cậy cao. Trong một chừng mực nào đó, qui trình không chỉ được giới hạn
duy nhất ở phòng thí nghiệm Bộ môn Vật Lý Hạt Nhân - Trường Đại Học
Khoa Học Tự Nhiên, TpHCM.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án là góp phần xây dựng hệ thống phân


tích của phòng thí nghiệm Vật lý Hạt nhân của Trường ĐH Khoa học Tự
nhiên đạt các tiêu chuẩn quốc tế.

2
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu ứng dụng, phát triển các quy
trình phân tích hay các quy trình tạo mẫu phân tích và khai thác hiệu quả
hệ phổ kế alpha trong phân tích hoạt độ thấp của đồng vị phóng xạ hay
hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đồng vị phóng xạ tự nhiên
(phát tia alpha) trong mẫu môi trường như
234
U,
238
U,
228
Th,
230
Th,
232
Th,
234
Th,
210
Po,
210
Pb và
226
Ra…
Phương pháp nghiên cứu của luận án là sử dụng phương pháp vật lý

hạt nhân thực nghiệm kết hợp với phương pháp hóa phóng xạ.
3. Bố cục của luận án
Luận án gồm có phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận chung.
Trong đó phần kết luận chung nêu lên các kết quả chính, các đóng góp mới
của luận án và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, danh mục công trình của
tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề xử lý mẫu bằng phương pháp hóa học đã được nghiên cứu bởi
nhiều nhóm tác giả như Joshi, Schulz, Bojanowski, Nozaki…Các mẫu phân
tích ở dạng rắn như đất, đá và mẫu sa lắng thường được xử lý bằng nhiều
cách khác nhau để đưa chúng về dạng dung dịch hoà tan.
Vấn đề tách hóa các đồng vị quan tâm cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều
nhóm tác giả như Sill, Rodriguez-Alvarez và Sanchez, Zikovsky,
Bojanowski, Koide và Bruland, Michel, Koulouris, Hancock & Martin và
Purkl & Eisenhauer…Các đồng vị phóng xạ quan tâm được tách dựa trên
các phương pháp như trao đổi ion, tách chiết dung môi sử dụng các hóa chất
tách chiết đặc biệt như TBP, TOPO, EDTA, DAAP…hoặc các nhựa trao
đổi ion như BioRad AG50WX8 hoặc Dowex 50WX8 hay UTEVA, DGA…

3
Việc tạo nguồn alpha phù hợp với hệ đo bằng các phương pháp mạ điện
phân và đồng kết tủa cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều nhóm tác giả như
Sill, Talvite Koide và Bruland Soret và Tauveron Whitehead, Roman,
Orlandini, Alvarado…
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay không có nhiều nhóm nghiên cứu, phân tích và
xác định hoạt độ thấp của đồng vị phóng xạ hay hàm lượng phóng xạ một
số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha.

1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại và liên quan đến luận án
Trong phần này, luận án đã chỉ ra được một số vấn đề tồn tại và liên
quan đến việc xác định hoạt độ thấp các mẫu môi trường bằng hệ phổ kế
alpha. Đó là các khó khăn tập trung ở các khâu xử lý hóa mẫu và tạo mẫu
đo phù hợp.
Điểm mới của luận án là đã giải quyết được một số vấn đề còn tồn
đọng nêu trên thông qua việc xây dựng các quy trình phân tích hoạt độ thấp
của các đồng vị phóng xạ tự nhiên trong mẫu môi trường tại Việt Nam bằng
hệ phổ kế alpha. Quy trình phân tích được xây dựng trên tinh thần đơn giản,
thân thiện và dễ sử dụng cho các nhà phân tích vật lý cũng như hoá lý.
Ngoài ra, quy trình còn cho phép chúng ta phân tích nhanh các đồng vị khác
nhau trong cùng một mẫu trong khoảng thời gian khoảng từ 2 đến 3 ngày
với kết quả phân tích khá tin cậy. Thêm vào đó, do hiệu suất tách hoá của
quy trình khá ổn định nên cho phép chúng ta phân tích các mẫu không cần
sử dụng các chất đánh dấu đắt tiền. Do toàn bộ quy trình phân tích này đã
được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước cũng như quốc tế nên
quy trình có độ tin cậy trong việc áp dụng phân tích các mẫu môi trường.
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
CHO VIỆC PHÂN TÍCH CÁC ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ
TRONG MẪU MÔI TRƯỜNG BẰNG HỆ PHỔ KẾALPHA

4
2.3. Tro hóa và hòa tan mẫu
Ngày nay phương pháp "bomb digestion" được biết đến như phương
pháp tiện lợi cho việc tro hoá mẫu bằng lò vi sóng kết hợp acid. Kỹ thuật
này cho kết quả rất khả quan đối với các vật liệu rắn trong mẫu hay thậm
chí cả một lượng nhỏ silicate cũng đã được hoà tan hoàn toàn.
2.4. Các chất đánh dấu được sử dụng trong phân tích mẫu bằng hệ phổ
kế alpha

Bảng 2.1. Các tracer cần thêm vào và năng lượng phát alpha khi phân tích.
Nguyên tố

Đồng vị phóng xạ trong mẫu và
năng lượng phát alpha (MeV)
Các tracers thêm vào
và năng lượng phát alpha
(MeV)
U
234
U (4,8),
235
U (4,4),
238
U (4,2)
232
U (5,3),
233
U (4,8),
236
U
(4,5)
Th
228
Th (5,4),
230
Th (4,7),
232
Th(4,0)
227

Th (6,0),
228
Th (5,4),
229
Th (4,8)
Ra
226
Ra (4,8),
228
Ra (β-, γ)
223
Ra (5,7),
224
Ra (5,7)
Po
210
Po (5,3)
208
Po (5,1),
209
Po (4,9)
Bảng 2.1 trình bày các chất đánh dấu cần thêm vào khi thực hiện phép
phân tích alpha các nguyên tố uranium, thorium, radium và polonium.
2.5. Các qui trình tách hóa phổ biến
2.5.1. Polonium-210
Ngoài TBP, ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA) và
diethylammonium diethyldithiocarbamate (DDTC) là những chất có thể
được sử dụng để tách polonium. Việc tách chiết này cần phải được thực
hiện nhanh chóng vì DDTC là một dung dịch kém bền.
2.5.3. Đồng vị uranium

Có nhiều phương pháp để tách đồng vị uranium. Một trong những hoá
chất tách chiết phù hợp cho vấn đề này là TBP. Năm 1984, Holm đã sử
dụng TBP cho việc tách chiết uranium cùng với thorium từ dung dịch 8 M
HNO
3
. Tuy nhiên, vẫn phải cần thiết thực hiện thêm một quy trình tách
chiết nữa (sử dụng kỹ thuật trao đổi anion) để chắc chắn rằng một lượng

5
nhỏ thorium và các nguyên tố gây nhiễu khác hoàn toàn được tách khỏi
uranium.
2.5.4. Đồng vị thorium
Cũng giống như việc tách uranium, việc tách chiết thorium bằng TBP
có thể được thực hiện hoàn toàn theo mục 2.5.3. Sau khi được tách chiết với
TBP trong xylene, thorium được thu hồi trở lại bằng 4 lần tách chiết với
dung dịch HCl nồng độ 5 M. Ngoài ra, thorium cũng có thể được tách ra
khỏi mẫu phân tích bằng việc phản ứng tạo kết tủa với chì sulfate và
potasium.
2.5.5. Đồng vị radium
Việc xác định radium bằng kỹ thuật đo khí radon cân bằng đã được
phát triển rất sớm vào những năm 1964, 1966. Radium cũng có thể được
tách ra khỏi mẫu phân tích bằng phản ứng tạo kết tủa với chì sulfate, từ đó
radium được tách ra bằng dung dịch 6 M HNO
3
. Đa phần việc tạo mẫu đo
radium bằng các phương pháp đồng kết tủa với BaSO
4
trên một màng lọc.
2.6. Các phương pháp tạo mẫu đo phù hợp cho phép phân tích sử dụng
hệ phổ kế alpha

2.6.1. Phương pháp lắng đọng tự phát polonium
210
Pb-
210
Bi-
210
Po được lắng đọng lên các vật liệu như bạc, đồng và nicken.
2.6.2. Phương pháp mạ điện phân với dung dịch đệm sulfate, hữu cơ
alcohol và ammonium acetate/ acid nitric
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của thời gian điện phân đến hiệu suất và độ phân giải
năng lượng theo phương pháp của Hallstadius.
Thời gian điện
phân
(Phút)
Hiệu suất điện phân (%)
Độ phân giải năng lượng
FWHM
10
70
16,7
20
91
18,2
30
96
19,4
40
99
19,7
50

97
20,4
60
98
20,9

6
Các kết quả ở bảng 2.3 trình bày những thí nghiệm của Hallstadius khi sử
dụng mô hình bộ dụng cụ điện phân vào năm 1984.
2.6.3. Phương pháp đồng kết tủa
Phương pháp này được đưa ra bởi Sill và Williams vào năm 1981, họ
đã dùng Ce và chất nền (cả hai dạng oxide và hợp chất fluoride) để tiến
hành tạo mẫu. Hindman (năm 1986) đã phát hiện ra phương pháp tách các
nguyên tố phóng xạ (ví dụ như thorium, uranium, plutonium, americium)
bằng phương pháp đồng kết tủa và sử dụng chất nền là neodymium
fluoride.
2.7. Kết luận chương 2
Trong chương 2, chúng tôi đã tập trung trình bày các phương pháp
thường được sử dụng cho việc phân tích các đồng vị phóng xạ trong mẫu
môi trường bằng hệ phổ kế alpha. Các công trình này được phát triển bởi
các tác giả nổi tiếng ở những phòng thí nghiệm tiên tiến khác nhau trên
thế giới.
CHƯƠNG 3
XÁC ĐỊNH NHANH CÁC ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
URANIUM, THORIUM, RADIUM VÀ POLONIUM
TRONG MẪU MÔI TRƯỜNG BẰNG HỆ PHỔ KẾ ALPHA

3.3.1. Thiết kế bộ dụng cụ điện phân








Hình 3.2. Cấu tạo bộ điện phân (Teflon).


7
Về mặt cấu tạo, bộ điện phân bao gồm các thành phần như trong hình 3.2.
3.3.2. Quy trình tách chiết thorium












Hình 3.3. Sơ đồ các bước tách hoá thorium.
Sơ đồ các bước tách hoá được trình bày chi tiết trong hình 3.3. Chúng
tôi đã sử dụng trực tiếp dung dịch hữu cơ chứa thorium (ThCl
4
.3TOPO) nói
trên để tạo nguồn alpha-thorium bằng phương pháp mạ điện phân kết tủa.
Đây chính là một trong những điểm mới của luận án.

3.3.3.3. Các kết quả và thảo luận quy trình tạo nhanh nguồn alpha
thorium và uranium bằng phương pháp mạ điện phân kết tủa.
Kết quả của dòng điện tối ưu thu được cho việc mạ điện phân được
minh hoạ trong hình 3.6, hình 3.7 và bảng 3.3. Các thông số tối ưu cho việc
mạ điện phân tạo nhanh nguồn alpha thorium và uranium được trình bày
trong bảng 3.4 và bảng 3.5.
Tách chiết bằng H
2
SO
4

Đo Th với hệ phổ kế
alpha

Mạ điện phân hoặc đồng kết tủa

Hoà tan bột ThO
2
trong HNO
3
đậm đặc

Điều chỉnh pH dung dịch đến giá trị 9,5 bằng dung dịch
NH
4
OH
Li tâm trong 60 phút để thu nhận tủa Th(OH)
4

Mạ điện phân


Đo Th với hệ phổ kế
alpha

Dung dịch chứa đồng vị con cháu:
224
Ra,
216
Po,
212
Po,
212,
Bi
Cho tủa Th(OH)
4
 7 M HCl và tách
chiết với 5 – 10 mL TOPO-cyclohexane
0,1 M.


8
Bảng 3.3. Các thông số điện phân không đổi cho việc xác định dòng điện
tối ưu.
Các thông số
Uranium
Thorium
Dung dịch đệm (5 mL)
Isopropanol
Acetone
Thời gian điện phân (phút)

10
10
Dung dịch cần điện phân (μL)
15
15
Khoảng cách anode – cathode (mm)
5
3
[[[















Hình 3.6. Sự phụ thuộc của hiệu
suất điện phân uranium theo
cường độ dòng điện
Hình 3.7. Sự phụ thuộc của hiệu suất
điện phân thorium theo cường độ
dòng điện


Bảng 3.4. Các thông số tối ưu cho việc tạo nhanh nguồn alpha uranium
Các thông số cơ bản
Uranium
Anode (1 mm)
Điện cực Platinum
Cathode (backing)
Thép không gỉ
Diện tích mạ điện phân (cm
2
)
3,8 – 6,2
Dung dịch đệm (μL)
Isopropanol
Dòng điện (mA)
10
Thời gian điện phân (phút)
30 – 40
Khoảng cách giữa anode và cathode (mm)
5
Nhiệt độ (
0
C)
32

Cường độ dòng điện (mA)
Hiệu suất điện phân
0%
20%
40%

60%
80%
100%
0 2 4 6 8 10 12 14
Deposition time/min
Deposition efficiency %
0%
20%
40%
60%
80%
100%
0 5 10 15 20 25
Current mA
Deposition efficiency %
Cường độ dòng điện (mA)
Hiệu suất điện phân

9
Năng lượng (keV)
Số đếm
Bảng 3.5. Các thông số tối ưu cho việc tạo nhanh nguồn alpha thorium.
Các thông số cơ bản
Thorium
Anode (1 mm)
Điện cực Platinum
Cathode (backing)
Thép không gỉ
Diện tích mạ điện phân (cm
2

)
3,8 – 6,2
Dung dịch đệm (μL)
Acetone
Dòng điện (mA)
15
Thời gian điện phân (phút)
15 – 30
Khoảng cách giữa anode và cathode (mm)
3
Nhiệt độ (
0
C)
32

Phổ alpha thu được từ quy trình tạo nhanh nguồn alpha uranium và
bằng phương pháp mạ điện phân kết tủa được trình bày trong hình 3.10.










Hình 3.10. Phổ alpha thu được từ quy trình tạo nhanh nguồn alpha uranium
bằng phương pháp mạ điện phân kết tủa.
3.4.3. Bố trí thí nghiệm hấp thu

226
Ra bằng đĩa MnO
2
.
Các bước và cách bố trí thí nghiệm cho việc hấp thụ
226
Ra bằng đĩa
MnO
2
được trình bày ở hình 3.15.



10






Hình 3.15. Sơ đồ các bước thí nghiệm hấp thu
226
Ra bằng đĩa MnO
2
.
3.5.2. Quy trình lắng đọng
210
Po trên đĩa đồng








Hình 3.19. Các bước thực hiện trong quy trình lắng đọng
210
Po lên đĩa đồng
Như vậy, sau khi mẫu cần phân tích đã được xử lý cẩn thận để đưa về
dạng dung dịch thì thí nghiệm cho việc lắng đọng
210
Po lên đĩa đồng được
bố trí và thực hiện theo các bước trong hình 3.19.
3.6. Xây dựng qui trình xác định nhanh và dồng thời các đồng vị phóng
xạ tự nhiên uranium, thorium và radium trong mẫu fung dịch và mẫu
rắn bằng hệ phổ kế alpha
3.6.2.1. Xử lý hoá mẫu (hoà tan mẫu)
Trong nghiên cứu này, việc hòa tan các mẫu rắn cũng như mẫu IAEA -
434 đã được thực hiện bằng cách acid hóa kết hợp với vi sóng. Trong mỗi
phép phân tích, 0,1-0,5 g của mẫu ban đầu được acid hóa bởi một hỗn hợp
Chuẩn bị 50mL  150mL dung dịch mẫu phân tích (pH = 7,0  8,5)
Đo đĩa bằng hệ phổ kế alpha
Đặt đĩa MnO
2
trong dung dịch mẫu quay trong thời gian khoảng 6 giờ
Lấy đĩa MnO
2
ra khỏi dung dịch mẫu, sấy khô bề mặt bằng đèn hồng ngoại
Lấy đĩa Cu ra khỏi dung dịch mẫu, rửa đĩa bằng nước cất,
sấy khô ngoài không khí dưới đèn hồng ngoại.

Cho 0,5 g acid ascorbic vào hỗn hợp dung dịch mẫu và khuấy đều (pH 1 – 1,5)
Lắp đĩa Cu vào bộ dụng cụ Teflon và cho vào dung dịch mẫu,
quay mẫu từ 2 đến 3giờ và gia nhiệt 80
o
C.

11
của 6 - 10 mL HNO
3
và 3 - 5 mL HF bên trong một cốc Teflon. Trong bước
tiếp theo, mẫu được acid hóa cùng với 2 - 4 mL HClO
4
hoặc HNO
3
trong
cốc Teflon và được quay trong lò vi sóng. Sau đó hỗn hợp này được bốc
hơi để khô và cuối cùng, dư lượng này được hòa tan trong hỗn hợp dung
dịch H
2
O
2
- HCl.
3.6.2.4. Tách hoá đồng vị polonium
Sau khi được xử lý hóa, mẫu được chuyển về dạng dung dịch trong
môi trường HCl (0,1-0,5 M) với pH=1. Sự lắng đọng tự phát của polonium
trên đĩa đồng được thực hiện theo các bước ở mục 3.5.2 với nhiệt độ duy trì
80
0
C - 85
0

C. Kết thúc quá trình lắng đọng, các đĩa được đo bằng hệ phổ kế
alpha.
3.6.2.4. Tách hoá đồng vị uranium
Theo theo trình phân tích ở hình 3.20, sau khi polonium được tách khỏi
dung dịch, thì uranium được tách chiết bằng 5-10 mL TOPO-cyclohexane
(nồng độ 0,5 M). Sau 10 phút thực hiện việc tách chiết, hỗn hợp dung dịch
trên chia thành hai pha, pha nước chứa thorium-EDTA nằm phía dưới và
pha hữu cơ chứa uranium nằm phía trên. Trong luận án này chúng tôi sử
dụng giai đoạn hữu cơ có chứa uranium UO
2
(NO
3
)
2
.2TOPO để thực hiện
việc mạ điện phân. Kết thúc quá trình điện phân, các đĩa này được rửa sạch
với nước cất và acetone, sau đó được nung ở nhiệt độ khoảng 400
0
C trước
khi đo bằng hệ phổ kế alpha để tránh sự nhiễm bẩn polonium cho đầu dò
alpha.
3.6.2.4. Tách hoá đồng vị thorium
Sau khi uranium được tách ở mục 3.6.2.3, phần nước chứa phức
thorium - EDTA được thêm vào 1-2 mL dung dịch acid nitric rồi cho bốc
hơi. Sau đó phần dư được hòa tan trong dung dịch HCl nồng độ 7M. Kế tiếp

12
Thêm vào 1-2 ml HNO
3
 7 M HCL

Tách chiết với 5 – 10 mL dung môi
TOPO-cyclohexane 0,1 M.

Hấp thụ Radium bằng đĩa MnO
2

pH 7,5 – 8,5 trong vòng 6 giờ





























Hình 3.20. Quy trình phân tích polonium, uranium, thorium và radium.

Mạ điện phân
Mạ điện phân

Đo U với hệ phổ kế alpha

Đo Th với hệ phổ kế alpha

Đo Po bằng hệ phổ
kế alpha
Tách chiết với 5 – 10 mL dung môi TOPO-
cyclohexane 0,5 M.
Thêm vào dung dịch 1 lượng NH
4
OH và EDTA để tạo phức bền thorium và EDTA ở pH 2,5
Hòa tan mẫu (thêm tracer nếu cần)
HNO
3
/HF  HNO
3
/HClO
4
 HNO
3

/H
2
O
2
 HCLChỉnh pH = 1
Thêm acid ascorbic


Tách chiết U bằng (NH
4
)
2
CO
3

Lằng đọng Po lên đĩa Ag hoặc đĩa Cu




u disc
Bốc hơi dung dịch còn lại sau đó hòa tan phần cặn vào axít HNO
3
1M.
Tách chiết bằng H
2
SO
4
0,3 M
Đo U với hệ phổ kế alpha


Đo Th với hệ phổ kế alpha

Đo Ra với hệ phổ kế alpha

Mạ điện phân hoặc đồng kết tủa
Mạ điện phân hoặc đồng kết tủa


13
qui trình tách thorium được thực hiện theo mục 3.3.2 và việc tạo mẫu đo
bằng phương pháp mạ điện phân được thực hiện theo mục 3.3.3. Kết thúc
quá trình điện phân, các đĩa này được rửa sạch với nước cất và acetone, sau
đó được nung ở nhiệt độ khoảng 400
0
C trước khi đo bằng hệ phổ kế alpha
để tránh sự nhiễm bẩn polonium cho đầu dò alpha.
3.6.2.5. Tách hoá đồng vị radium
Kết thúc quá trình tách chiết đồng vị phóng xạ thorium, hỗn hợp dung
dịch cuối cùng này (pha nước chứa radium) được bốc hơi và đưa về môi
trường có pH 7,5 – 8,5. Từ đây việc xác định
226
Ra (dựa trên cơ chế hấp thụ
226
Ra trên đĩa MnO
2
ở pH trong khoảng 7,5-8,5 trong 6 giờ) được thực hiện
theo mục 3.4.3.
3.6.2.6. Kết quả và thảo luận
Các số liệu ở bảng 3.6 và bảng 3.7 cho thấy hiệu suất thu hồi của

uranium và thorium từ dung dịch hỗn hợp là khá cao khoảng trên 98%
(trung bình của ba lần phân tích một mẫu).
Bảng 3.6. Hiệu suất tách Uranium từ mẫu dung dịch hỗn hợp.
Mẫu dung dịch hỗn hợp (µL)
Hiệu suất tách hóa (%)
U,100; Th, 10
98,7 ± 0,3
U,100; Th, 25
98,6 ± 0,4
U,100; Th, 50
98,3 ± 0,7
U,100; Th, 75
98,4 ± 0,5
U,100; Th, 100
98,2 ± 0,8
Các kết quả phân tích để kiểm tra và xác nhận quy trình này được trình
bày trong bảng 3.8. Đối với các mẫu nước, hiệu suất tách hóa các đồng vị
phóng xạ đạt được tương ứng (95 ± 3)% và (95 ± 5)% cho hai đồng vị
phóng xạ uranium và radium.

14
Bảng 3.7. Hiệu suất tách Thorium từ mẫu dung dịch hỗn hợp.
Mẫu dung dịch hỗn hợp (µL)
Hiệu suất tách hóa (%)
Th,100; U, 10
98,8 ± 0,9
Th,100; U, 25
98,6 ± 0,5
Th,100; U, 50
98,7 ± 0,8

Th,100; U, 75
98,5 ± 0,6
Th,100; U, 100
98,3 ± 0,9
Bảng 3.8. So sánh các kết quả phân tích với giá trị của IAEA.
Tên mẫu
Đồng vị
phóng xạ
Giá trị IAEA
[Bq.kg
-1
]
Kết quả phân
tích
[Bq.kg
-1
]

Độ sai biệt
(%)
Sample 01
234
U
0,56 ± 0,02
0,53 ± 0,07
5,3
(n=2)
238
U
0,36 ± 0,01

0,34 ± 0,05
5,5

226
Ra
0,69 ± 0,04
0,66 ± 0,12
4,3
Sample 02
234
U
1,20 ± 0,04
1,17 ± 0,16
2,5
(n=2)
238
U
1,25 ± 0,04
1,18 ± 0,16
5,6

226
Ra
1,93 ± 0,09
1,85 ± 0,29
4,1
Sample 04
Tổng alpha

3,93 ± 0,08

3,75 ± 0,18
4,6
(n=2)
Tổng beta

15,7 ± 0,3
-
-
Sample 05
Tổng alpha

7,68 ± 0,15
7,34 ± 0,38
4,4
(n=2)
Tổng beta

30,7 ± 0,6
-
-
IAEA – 434
210
Pb (=
210
Po)
629 ± 54
572 ± 65
9,1
(n=10)
226

Ra
780 ± 62
704 ± 85
7,3

230
Th
211 ± 9
200 ± 25
5,2

234
U
120 ± 9
110 ± 12
8,3

238
U
120 ± 11
112 ± 13
6,7
n: Số lần phân tích mẫu,
629 ± 54: giá trị hoạt độ của
210
Pb đã được hiệu chỉnh tại thời điểm phân
tich 2010.

15
Đối với các mẫu phosphogypsum, hiệu suất tách hóa các đồng vị phóng

xạ đạt được tương ứng (92 ± 4)% uranium, (93 ± 3)% thorium, (90 ± 5)%
radium và (84 ± 9)%
210
Pb. Bảng 3.8 cho thấy các kết quả phân tích bằng
quy trình của chúng tôi đề nghị khá trùng khớp với các giá trị được cho bởi
IAEA. Bảng 3.9 trình bày các giá trị giới hạn phát hiện của qui trình phân
tích. Các kết quả được trình bày trong bảng 3.9 được áp dụng với khối
lượng mẫu đo là 1 gam và thời gian đo trong 2 ngày.
Bảng 3.9. Giới hạn phát hiện của qui trình đối với các đồng vị phóng xạ tự
nhiên.
Đồng vị phóng xạ
Giới hạn phát hiện của phương pháp [Bq/g]
Uranium (
234
U,
238
U)
5,5.10
-5
Thorium (
228
Th,
232
Th)
5,9.10
-5

Polonium (
210
Po)

6,0.10
-5

Radium (
226
Ra)
5,0.10
-5


3.6.3. Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu nước uống đóng chai
Việc phân tích đồng vị phóng xạ
226
Ra trong các mẫu nước uống đóng
chai bằng hệ phổ kế alpha được thực hiện theo qui trình phân tích ở mục
3.4.3.
Đối với việc phân tích bằng hệ phổ kế gamma,
226
Ra trong các mẫu
nước uống này được phân tích trực tiếp dựa trên đỉnh gamma năng lượng
186 keV với thời gian đo 86400 giây (1 ngày). Nhìn chung các kết quả phân
tích từ hai phương pháp khác nhau trên hai hệ phổ kế alpha và gamma là
khá tương đồng.



16
Bảng 3.10. Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của
226
Ra trong các mẫu

nước bằng hệ phổ kế alpha và hệ phổ kế gamma.
Tên mẫu
Hoạt độ
226
Ra phân tích
bằng hệ phổ kế alpha
(Bq/lít)
Hoạt độ
226
Ra phân tích
bằng hệ phổ kế gamma
(Bq/lít)
SP_CO
0,062  0,002
0,040  0,019
SP_IC
0,084  0,005
0,046  0,020
SP_JO
0,092  0,007
0,052  0,022
SP_A1
0,082  0,009
0,104  0,033
SP_L1
0,073  0,008
0,306  0,066
SP_VG_EDTA
0,543  0,031
0,697  0,117

SP_VKG_EDTA
0,137  0,030
0,207  0,036

3.6.4. Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu thuốc lá
Bảng 3.11 trình bày hàm lượng
210
Po trong các thuốc mẫu thuốc lá là khá
cao và dao động trong khoảng từ 18,9 mBq/g cho đến 109,5 mBq/g. Cùng
một nhà máy sản xuất nhưng hoạt độ
210
Po của các mẫu khác nhau lại chênh
lệch khá nhiều, đại đa phần hoạt độ phóng xạ
210
Po tập trung nhiều chủ yếu
ở các loại thuốc lá rẻ tiền.
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của
210
Po trong 18 mẫu
thuốc lá.
Mẫu
Hoạt độ
210
Po (mBq/g)
Hoạt độ
210
Po (mBq/điếu)
TN01
49,3 ± 4,7
35,5 ± 3,4

TN02
30,7 ± 2,5
23,7 ± 1,9
TN03
36,4 ± 2,7
27,2 ± 2,0
TN04
18,9 ± 1,8
13,8 ± 1,3
TN05
28,5 ± 2,7
20,4 ± 1,9
TN06
65,9 ± 4,6
50,2 ± 3,5

17

3.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong nội dung nghiên cứu của chương này, chúng tôi đã tập trung vào
việc giải quyết những vấn đề tồn đọng như đã nêu trong phần tổng quan
thông qua việc thực hiện một số vấn đề chính như xây dựng quy trình chuẩn
bị mẫu đo bằng phương pháp mạ điện phân. Phát triển quy trình chuẩn bị
mẫu đo sử dụng đĩa MnO
2
và đĩa đồng. Xây dựng quy trình xử lý mẫu, hoà
tan mẫu, cũng như tách hoá các đồng vị phóng xạ tự nhiên uranium,
thorium, radium và polonium tồn tại trong cùng một mẫu. Áp dụng phân
tích hoạt độ của một số mẫu môi trường như mẫu nước uống và thuốc lá.
KẾT LUẬN CHUNG

1. Các kết quả đạt được:
Tại Việt Nam hiện nay không có nhiều nhóm nghiên cứu, phân tích và
xác định hoạt độ thấp của đồng vị phóng xạ hay hàm lượng phóng xạ một
số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha. Do
đó, luận án đã được thực hiện với mục đích đơn giản hoá việc xác định hoạt
TN07
24,5 ± 2,3
17,49 ± 1,7
TN08
43,2 ± 3,8
28,8 ± 2,6
TN09
99,9 ± 7,5
71,2 ± 5,4
TN10
74,2 ± 6,9
56,7 ± 5,3
TN11
29,5 ± 3,2
22,6 ± 2,5
TN12
109,5 ± 7,6
82,6 ± 5,7
TN13
87,7 ± 6,3
62,3 ± 4,5
TN14
41,3 ± 3,7
33,7 ± 3,1
TN15

57,8 ± 4,9
36,9 ± 3,1
TN16
32,8 ± 3,2
27,8 ± 2,7
TN17
52,6 ± 3,8
45,4 ± 3,2
TN18
32,7 ± 3,4
26,1 ± 2,7

18
độ phóng xạ thấp các mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha cũng như hy
vọng các quy trình này có thể được áp dụng dễ dàng tại phòng thí nghiệm
Bộ môn Vật Lý Hạt Nhân - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, TpHCM
nói riêng và tại các phòng thí nghiệm khác của cả nước nói chung. Nhìn
chung, luận án đã đạt được các kết quả chính như sau:
1. Luận án đã chỉ ra được một số vấn đề tồn tại và liên quan đến việc
xác định hoạt độ thấp các mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha. Đó là các
khó khăn tập trung ở các khâu xử lý hóa mẫu và tạo mẫu đo phù hợp. Đặc
biệt tại Việt Nam hiện nay không có nhiều nhóm nghiên cứu, phân tích và
xác định hoạt độ thấp của đồng vị phóng xạ hay hàm lượng phóng xạ một
số nguyên tố kim loại nặng trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha.
2. Luận án đã trình bày các quy trình kinh điển của việc phân tích các
mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha. Tuy có nhiều ưu, nhược điểm khác
nhau và đặc biệt do tính phức tạp dẫn đến tốn khá nhiều thời gian, nhưng
các quy trình này đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các phóng thí
nghiệm phân tích phóng xạ trên toàn thế giới.
3. Xây dựng thành công quy trình tách chiết đồng vị phóng xạ thorium

sử dụng phương pháp tách chiết dung môi hữu cơ TOPO với hiệu suất tách
hóa khá cao đạt trong khoảng 95% đến 98%. Do tính không phức tạp và
không đòi hỏi quá nhiều kiến thức hóa phân tích chuyên sâu, nên quy trình
tách hóa này phù hợp cho nhiều kỹ sư và các nhà nghiên cứu phân tích hoạt
độ phóng xạ thấp của các mẫu môi trường.
4. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc nhằm phát triển phương pháp luận
thực nghiệm, luận án đã xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu đo bằng phương
pháp mạ điện phân các đồng vị phóng xạ uranium và thorium lên đĩa thép
không gỉ sử dụng điện cực platinium với hiệu suất mạ điện phân đạt gần

19
như 100% trong thời gian từ 40 đến 60 phút. Trong đó, luận án đã nghiên
cứu chế tạo bộ dụng cụ điện phân phù hợp cho các điều kiện các phòng thí
nghiệm tại Việt Nam, giúp tiết kiệm được khoảng chi phí đáng kể so với
việc mua từ nước ngoài.
5. Luận án đã phát triển mới quy trình tạo đĩa MnO
2
nhằm hấp thu các
đồng vị phóng xạ radium trong mẫu lỏng. Các đĩa MnO
2

được tạo ra có hiệu
suất hấp thu các đồng vị phóng xạ radium trong mẫu lỏng khá ổn định và
đạt trên 95%.
6. Trên cơ sở các thiết bị, phụ kiện của quy trình hấp thu các đồng vị
phóng xạ radium trong mẫu lỏng bằng đĩa MnO
2
, luận án đã phát triển quy
trình chuẩn bị mẫu đo sử dụng đĩa đồng để hấp thu các đồng vị phóng xạ
polonium với hiệu suất 85%.

7. Xây dựng mới quy trình xử lý mẫu, hoà tan mẫu và đưa mẫu cần
phân tích về dạng dung dịch hoà tan cũng như tách hoá các đồng vị phóng
xạ tự nhiên uranium, thorium, radium và polonium trong cùng một mẫu.
Thông qua việc phân tích kiểm nghiệm các mẫu chuẩn “Sample 01, Sample
02, Sample 04, Sample 05 và IAEA-434”, thì hiệu suất tách hóa của quy
trình khá cao và ổn định. Đối với các mẫu nước, hiệu suất tách hóa các
đồng vị phóng xạ đạt được tương ứng (95 ± 3)% và (95 ± 5)% cho
234
U,
238
U và
226
Ra. Đối với các mẫu phosphogypsum, hiệu suất tách hóa các
đồng vị phóng xạ đạt được tương ứng (92 ± 4)%, (93 ± 3)%, (90 ± 5)% và
(84 ± 9)% cho
238
U(
234
U),
230
Th và
226
Ra, và
210
Pb.
8. Trên cơ sở các thành công của thí nghiệm, chúng tôi đã mở rộng thí
nghiệm bằng cách tiến hành khảo sát hoạt độ phóng xạ của
226
Ra trong
khoảng hơn 07 loại nước uống đóng chai thông dụng (có nguồn gốc từ các

nơi sản suất khác nhau tại Việt Nam) trên thị trường hiện nay và phân tích

20
hoạt độ của
210
Po trong 18 mẫu thuốc lá sản xuất tại Việt Nam. Các kết quả
phân tích cho thấy hoạt độ phóng xạ của
226
Ra trong các mẫu nước uống
đóng chai dao động từ 0,06 đến 0,5 Bq/lít trong khi hoạt độ phóng xạ
210
Po
trong các mẫu thuốc lá Việt Nam nằm trong khoảng từ 18,9 cho đến 109,5
mBq/g.
2. Những điểm mới của luận án:
Trong từng vấn đề còn tồn đọng, luận án đã tập trung nghiên cứu chi
tiết, hướng đến nhu cầu và các điều kiện thực tế của phòng thí nghiệm hiện
có mà đưa ra các giải pháp tương ứng như sau:
1. Lần đầu tiên xây dựng quy trình tách chiết đồng vị phóng xạ thorium
sử dụng phương pháp tách chiết dung môi hữu cơ TOPO với hiệu suất tách
hóa khá cao đạt được trong khoảng 95% đến 98%. Chúng tôi đã sử dụng
trực tiếp dung dịch hữu cơ chứa thorium (ThCl
4
.3TOPO) để tạo nguồn
alpha-thorium bằng phương pháp mạ điện phân kết tủa thay vì phải thực
hiện một cách thật tốt việc tách chiết 2 lần với 10mL dung dịch H
2
SO
4
nồng

độ 0,3M theo quy trình của Doretti và các cộng sự. Đây là điểm mới của
luận án.
2. Xây dựng mới quy trình chuẩn bị mẫu đo bằng phương pháp mạ điện
phân các đồng vị phóng xạ uranium và thorium lên đĩa thép không gỉ sử
dụng điện cực platinium và dung dịch đệm là các môi hữu cơ isopropanol
và acetone. Xây dựng được bộ thông số tối ưu trình bày ở bảng 3.4 và 3.5
trong việc mạ điện phân tạo nguồn đo với hiệu suất đạt gần như 100% trong
thời gian từ 40 đến 60 phút. Đây là điểm mới của luận án.
3. Dựa trên ý tưởng của Surbeck, luận án đã phát triển quy trình tạo đĩa
MnO
2
với giá thành thấp nhưng lại có hiệu suất hấp thu các đồng vị phóng
xạ radium trong mẫu lỏng khá ổn định và đạt trên 95%. Việc tạo mẫu đo

21
bằng phương pháp sử dụng đĩa hấp thu MnO
2
giúp chúng ta không phải trải
qua nhiều công đoạn phức tạp mà chỉ cần qua một vài khâu chuẩn bị mẫu
khá đơn giản và nhanh chóng là dễ dàng thu được phổ alpha có độ phân giải
ở mức chấp nhận. Các phổ thu được này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
phép phân tích
226
Ra bằng hệ phổ kế alpha. Đây là điểm mới của luận án.
4. Thay vì sử dụng đĩa bạc tinh khiết làm tăng chi phí phân tích hay sử
dụng đĩa kim loại nickel- một tiềm ẩn nguy hiểm gây nhiễm bẩn cho
detector PIPS thì việc sử dụng đĩa đồng giúp tiết kiệm chi phí phân tích mà
lại không làm nhiễm bẩn detector PIPS. Do đó, luận án đã phát triển và xây
dựng quy trình chuẩn bị mẫu đo sử dụng đĩa đồng để hấp thu các đồng vị
phóng xạ polonium trong mẫu phân tích với hiệu suất 85%. Đây là điểm

mới của luận án.
5. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, xây dựng và phát triển phương pháp
thực nghiệm từ các công trình nghiên cứu trên thế giới, lần đầu tiên luận án
đã xây dựng mới quy trình xử lý mẫu, hoà tan mẫu và đưa mẫu cần phân
tích về dạng dung dịch hoà tan cũng như tách hoá các đồng vị phóng xạ tự
nhiên uranium, thorium, radium và polonium trong cùng một mẫu. Ngoài
ra, quy trình này còn giúp phân tích nhanh và đồng thời các đồng vị phóng
xạ kể trên trong cùng một mẫu trong thời gian chỉ từ 2 đến 3 ngày. Thêm
vào đó, do hiệu suất tách hoá của quy trình khá ổn định nên cho phép chúng
ta phân tích các mẫu không cần sử dụng các chất đánh dấu, giúp tiết kiệm
chi phí phân tích một cách đáng kể. Toàn bộ quy trình phân tích này đã
được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước cũng như quốc tế nên
trong một chừng mực nào đó, quy trình này không chỉ được giới hạn duy
nhất ở Việt Nam. Đây là điểm mới của luận án.


22
KIẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Dựa vào những mặt hạn chế còn tồn tại, một số kiến nghị về hướng
nghiên cứu tiếp theo cần giải quyết như sau:
1. Tiếp tục nghiên cứu cải thiện chất lượng đĩa MnO
2
vì thông qua các
khảo sát từ thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy phương pháp sử dụng đĩa
MnO
2
để hấp thu
226
Ra trong nước có hạn chế về thời gian sử dụng và chỉ
sử dụng tốt trong khoảng 30 ngày. Sau thời gian trên chúng ta cần bảo quản

đĩa ở các nhiệt độ từ 20 – 25
o
C vì nếu nhiệt độ cao hơn (nhất là ở Việt Nam
nhiệt độ thường 30 đến 34
o
C) lớp MnO
2
sẽ dễ bị hỏng dẫn đến hiệu suất
hấp thu giảm.
2. Cải thiện hiệu suất hấp thu các đồng vị phóng xạ polonium của đĩa
đồng nhất là đối với các mẫu chứa hàm lượng silicon cao.
3. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các mẫu có chứa các nguyên tố nhiễu
khác như silicon, plutonium… hay americium đến hiệu suất tách hóa các
đồng vị phóng xạ uranium, thorium và radium. Việc nghiên cứu tách hóa
chủ yếu hai đồng vị plutonium và uranium rất có ý nghĩa cho việc xử lý các
mẫu nhiên liệu hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân đã qua sử dụng…
4. Mục tiêu chủ yếu của luận án là tập trung nghiên cứu, xây dựng cũng
như phát triển các phương pháp phân tích nhằm xác định hoạt độ thấp của
đồng vị phóng xạ trong mẫu môi trường bằng hệ phổ kế alpha. Nên luận án
chỉ tập trung phân tích các đồng vị quan tâm thay vì phân tích đồng thời
nhiều đồng vị. Do đó các nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung vào việc
phân tích thực tế đồng thời các đồng vị phóng xạ trong cùng một mẫu.
5. Áp dụng phân tích thực tế các mẫu lương thực thực phẩm nhằm đánh
giá sự ảnh hưởng của bức xạ môi trường lên sức khỏe của con người.


23
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm, Huỳnh Trúc Phương, Trần Duy

Tập (2006) “Lắp Đặt Và Vận Hành Hệ Phân Tích Alpha Với
Detector Bán Dẫn Dùng Trong Phân Tích Mẫu Môi Trường” Báo
cáo đề tài nghiên cứu cấp trường – Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí
Minh, mã số T2006 – 14.
2. Lê Công Hảo, Mai Văn Nhơn, Nguyễn Đình Gẫm, Hồ Viết Sinh
(2006) “Khai Thác Và Vận Hành Hệ Phân Tích Alpha Với Bộ Mẫu
Chuẩn” Hội nghị khoa học Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí Minh.
3. Lê Công Hảo, Mai Văn Nhơn, Nguyễn Đình Gẫm (2006) “Nghiên
Cứu Khả Năng Ứng Dụng Của Srim – 2006 Cho Việc Tính Toán
Năng Suất Hãm Và Quãng Chạy Hạt Alpha Trong Vật Liệu” Hội
nghị khoa học Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí Minh.
4. Huỳnh Trúc Phương, Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm (2006)
“Khảo Sát Các Đặc Trưng Của Detector HPGe Tại Bộ Môn Vật Lý
Hạt Nhân – Ứng Dụng Xác Định Hoạt Độ Phóng Xạ Tự Nhiên
Trong Mẫu Đất” Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp trường – Trường
ĐHKHTN Tp. Hồ Chí Minh, mã số T2006 – 14.
5. Huỳnh Trúc Phương, Lê Công Hảo, Trịnh Hoa Lăng, Trần Duy
Tập, Nguyễn Đình Gẫm, Nguyễn Thị Mỹ (2007) “Khảo Sát Hoạt
Độ Phóng Xạ Của Uranium, Thorium và Potasium Trong Rau Cải
Ở Tp. Hồ Chí Minh” Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp trường –
Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí minh, mã số T2007 – 03.
6. Huỳnh Trúc Phương, Lê Công Hảo, Trịnh Hoa Lăng, Trần Duy
Tập, Nguyễn Đình Gẫm, Nguyễn Thị Mỹ (2008) “Phát Triển
Phương Pháp Chuẩn Hóa K
0
– INAA Trong Phân Tích Kích Hoạt
Neutron Cho Nguồn Neutron Đồng Vị Am – Be Tại Bộ Môn Vật Lý
Hạt Nhân” Đề tài NCKHN cấp Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí
Minh, mã số B2008 – 18 – 09.
7. Lê Công Hảo, Mai Văn Nhơn, Nguyễn Đình Gẫm, Hồ Viết Sinh,

(2008), “Khai Thác Và Vận Hành Hệ Phân Tích Alpha Analyst Với
Bộ Mẫu Chuẩn”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, ĐHQG
TPHCM, 11(6), tr. 79-84.

24
8. Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm, (2008), “Nghiên cứu khả năng
ứng dụng của SRIM-2006 cho việc tính toán năng suất hãm và
quãng chạy hạt alpha trong vật liệu”, Tạp chí phát triển khoa học và
công nghệ, ĐHQG TPHCM, 11(10), tr. 61-65.
9. Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm (2008) “ Ứng Dụng Phổ Kế Năng
Lượng Alpha Để Xác Định Năng Lượng Mất Mát Của He Trong
Vật Liệu Và Bề Dày Của Foil Kim Loại” Đề tài NCKH cấp trường
– Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí Minh, mã số T2008 – 09.
10. Lê Công Hảo, Nguyễn Đình Gẫm (2009) “Nghiên cứu chế tạo dung
dịch mẫu chuẩn và bộ mẫu chuẩn Uranium”. Đề tài nghiên cứu cấp
trường – Trường ĐHKHTN Tp. Hồ Chí Minh, mã số đề tài: T2009-
13.
11. Lê Công Hảo, Đoàn Thị Hiền, Võ Hồng Hải, Trần Duy Tập, Châu
Văn Tạo, Masaharu Nomachi, Shinya Kanamaru, Yosuke Kono,
Yuta Otake, Itahashi Takahisa (2009) “Investigating the BiPo
decay with FADC 500 Mhz”, Tạp chí phát triển khoa học và công
nghệ, ĐHQG TPHCM, 12(17), tr. 22-28.
12. Lê Công Hảo, Châu Văn Tạo, Mai Văn Nhơn, (2010), “Xác định
bề dày phôi vật liệu bằng hệ phổ kế Alpha”, Tạp chí phát triển khoa
học và công nghệ, ĐHQG TPHCM, 13(01), tr. 5-9.
13. Hao, L.C., Tao, C.V., Nhon, M.V., (2010), “Methods for thin
foilthickness determination by using alpha spectroscopy”,
Kerntechnik, 03, 135-137.
14. Hao, L.C., Tao, C.V., Dong, N.V., Nghi, H.N., Dung, P.T., Thong,
N.V., (2010), “Rapid preparation of Uranium and Thorium alpha

sources by electroplating technique”, Kerntechnik, 06, 381-385.
15. Hao, L.C., Tao, C.V., Dong, N.V., Thong, N.V., Linh, D.M.,
(2011), “Determination of natural uranium, thorium and radium
isotopes in water and soil samples by alpha spectroscopy”,
Kerntechnik, 04, 285-191.
16. Hao, L.C., Tao, C.V., Dong, N.V., Nghi, H.N., Linh, D.M., (2010),
“A rapid procedure for extraction and preparation of alpha source
thorium from ThO
2
sample for alpha spectroscopy”, Proceedings of

25
the topical conference on nuclear physics, high energy physics and
astrophysics, Science and technics publishing house, 268-272.
17. Lê Công Hảo, Trần Nguyễn Thùy Ngân, Châu Văn Tạo, Nguyễn
Văn Đông, (2011), "Determination of
210
Po in cigarettes produced
in VietNam by alpha spectroscopy", Proceedings of the second
academic conference on natural science for master and Ph. D
students from Cambodia, Lao and Viet Nam, VNU-HCM
Publishing house 270-274.
18. Phan Thị Minh Tâm, Châu Văn Tạo Hoàng Đức Tâm, Trần Thiện
Thanh, Lê Công Hảo, (2011), "Measurement of radon in botted
drinking water in VietNam", Proceedings of the second academic
conference on natural science for master and Ph. D students from
Cambodia, Lao and Viet Nam, VNU-HCM Publishing house, 280-
284.
19. Le Cong Hao, Miyako Nitta, Ryoko Fujiyoshi, Takashi Sumiyoshi,
Chau Van Tao, (2013), “Radiocesium Fallout in Surface Soil of

Tomakomai Experimental Forest in Hokkaido due to the Fukushima
Nuclear Accident”, Water, Air, & Soil Pollution , 224: 1028.



×