Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG CANH TÁC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________
VÕ ĐÌNH LONG
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG CANH TÁC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH
: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 62.85.15.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3.8291103 Fax: (08) 3.8221903
Email:
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
GS.TS Sohei SHIMADA
Phản biện 1 PGS.TS Nguyễn Thị Dung
Phản biện 2 PGS.TS Lê Thanh Hải
Phản biện 3 PGS.TS Trương Thị Kim Chuyên
Phản biện độc lập:
PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
TS. Chế Đình Lý
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước
họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
TP. HCM vào hồi …… giờ … ngày ……. tháng … năm 2013.
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


1. Thư viện trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia TP. HCM.
2. Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM.
3. Thư viện trường Đại học Công nghiệp TP. HCM.
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia tăng dân số và nhu cầu về lương thực trong bối cảnh diện tích đất dành cho
sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm buộc con người phải tìm cách tác động
vào nền sản xuất nhờ vào những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Hóa chất nông
nghiệp (HCNN) là một trong những thành tựu đó.
Tuy nhiên, người ta cũng nhận ra rằng HCNN không chỉ nhằm đích nâng cao sản
lượng lương thực và giảm chi phí sản xuất mà nó cũng còn là một trong những thủ
phạm chính góp phần làm suy thoái môi trường đất, gây ô nhiễm nguồn nước, gây ra
sự suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe
cộng đồng.
Ở nước ta, riêng về nhu cầu phân bón vô cơ năm 2010 khoảng 9,1 triệu tấn, trong
khi đó lượng phân bón được sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 5,6 triệu tấn
(khoảng 61,5%). Bên cạnh đó, từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm nước ta
tiêu thụ khoảng trên 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm. Mặc dù,
lượng thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta còn ít (trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha.năm)
nhưng ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc BVTV gốc Chlor hữu cơ và
Phosphor hữu cơ trong đất, nước và cả trong bùn đáy với nồng độ tương đối cao.
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước ta, trung bình hàng năm lượng HCNN được sử
dụng khoảng 405.000 tấn, trong đó thuốc BVTV được sử dụng khoảng 8.200 tấn
(khoảng 2%) và phân bón hóa học được sử dụng gần 397.000 tấn.
Luận án tiến sỹ “Ô nhiễm môi trường do sử dụng HCNN trong canh tác ở Đồng
bằng Sông Cửu Long” với cách tiếp cận mang tính xây dựng nhằm đưa ra những
cảnh báo đồng thời thay đổi nhận thức của cộng đồng trong việc sản xuất, kinh
doanh, tiêu thụ và quản lý HCNN một cách hợp lý và hiệu quả.
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được thực hiện với mục tiêu là xác định tồn dư và ảnh hưởng của

HCNN lên các thành phần môi trường đất, nước và sự nhiễm độc đối với nông dân
trực tiếp canh tác nông nghiệp ở ĐBSCL thông qua kết quả phân tích sự giảm hoạt
độ của Enzyme Cholinesterase trong huyết tương tĩnh mạch của họ.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1. Sơ đồ tổng quát về nội dung nghiên cứu
Sơ đồ 1. Mô tả tổng quan về nội dung nghiên cứu
3.2. Tóm tắt một số nội dung nghiên cứu chính
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về HCNN.
- Nghiên cứu, mô tả khái quát về địa bàn thực hiện luận án.
- Điều tra về tình hình sử dụng HCNN trong canh tác ở vùng ĐBSCL.
- Lấy mẫu, phân tích, xử lý số liệu, đánh giá và thảo luận kết quả về sự tồn
dư và ảnh hưởng của HCNN trong môi trường đất, nước và sự giảm hoạt
độ của Enzyme Cholinesterase trong huyết tương tĩnh mạch của người
canh tác nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
- Xác định mối quan hệ giữa HCNN trong các thành phần môi trường đất và
nước.
- Đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của HCNN
lên môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe của người dân tại ĐBSCL.
4. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
4.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Hiện nay tư liệu về những công trình nghiên cứu có liên quan đến HCNN trong
nước còn rất hạn chế, đặc biệt là lĩnh vực thuốc BVTV. Vì vậy, luận án là một công
trình nghiên cứu mang tính hệ thống cả về mặt lý luận cũng như giải pháp, đặt nền
móng cho các nghiên cứu trong nước về lĩnh vực này. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
của luận án này cũng có thể dùng làm tư liệu khoa học để tham khảo cho các luận
văn, luận án, giảng dạy ở bậc đại học, sau đại học và các đề tài nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về HCNN
Nghiên cứu về ĐBSCL
Điều tra về tình hình sử
dụng HCNN trong canh tác

ở vùng ĐBSCL
Lấy mẫu đất, nước và huyết
tương tĩnh mạch nông dân
để phân tích và xử lý số liệu
Đánh giá sự tồn dư và ảnh
hưởng của HCNN lên môi
trường đất, nước và sự
nhiễm độc đối với người
canh tác nông nghiệp
Đề xuất các giải pháp ngăn
ngừa và giảm thiểu tác
động của HCNN
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Sử dụng HCNN để tăng năng suất cây trồng đã gây sức ép rất lớn đối với môi
trường nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng ở khu vực ĐBSCL. Chính vì vậy, luận
án đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là xác định được sự tồn dư và mối quan hệ của
HCNN trong các thành phần môi trường đất và nước và sự giảm hoạt độ của
Enzyme Cholinesterase trong huyết tương tĩnh mạch của những người trực tiếp canh
tác để từ đó đưa ra được những giải pháp mang tính khả thi cao nhằm ngăn ngừa và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng HCNN và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
4.3. Những đóng góp mới của luận án
Mặc dù đối tượng nghiên cứu của luận án là không mới so với thế giới, nhưng
trong điều kiện Việt Nam và nhất là tại khu vực ĐBSCL thì đây là vấn đề được triển
khai lần đầu tiên. Chính vì vậy, cơ sở lý thuyết và các luận cứ để khẳng định về sự
tồn dư của HCNN trong các thành phần môi trường đất và nước ở ĐBSCL cũng như
sự giảm hoạt độ của Enzyme Cholinesterase trong huyết tương tĩnh mạch của những
người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL để đi đến kết luận là mới.
Một số kết quả mới của luận án có thể được tóm tắt như sau:
- Xác định được thời gian dừng thuốc BVTV trước khi thu hoạch đối với
các vườn cây ăn quả là từ 7 - 10 ngày và đối với rau màu là từ 3 - 5 ngày.

- Xác định được sự tồn dư và mối quan hệ của HCNN trong môi trường đất
và nước ở ĐBSCL.
- Xác định được các nhóm đất chính ở ĐBSCL đang trong tình trạng được
bón thừa đạm và môi trường nước đang tiếp nhận các chất dinh dưỡng có
nguồn gốc từ phân đạm và phân lân.
- Xác định được sự giảm hoạt độ của Enzyme Cholinesterase trong huyết
tương tĩnh mạch của những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp
ở ĐBSCL và khẳng định họ đang có dấu hiệu bị nhiễm độc với đa phần là
ở cấp độ nhẹ và một số đang bị nhiễm độc ở cấp độ vừa phải.
- Đề xuất được 8 nhóm giải pháp mang tính thiết thực nhằm hướng việc sản
xuất, kinh doanh, tiêu thụ và quản lý HCNN một cách hợp lý và hiệu quả.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án dày 190 trang; trong đó, phần mở đầu và nội dung chính của 4 chương
luận án được đánh số thứ tự từ 1 đến 143. Ngoài ra, luận án còn có 39 sơ đồ, đồ thị,
9 bản đồ, 26 bảng biểu, 3 phụ lục đính kèm và liệt kê 106 danh mục tài liệu tham
khảo cho luận án và danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả.
CHƯƠNG : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng về hóa chất nông nghiệp
Trong Thế chiến thứ II, thuốc trừ sâu nhóm Chlor hữu cơ bắt đầu xuất hiện như
DDT, Lindane (HCH), Aldrin và Dieldrin. Sau đó, hàng loạt các loại thuốc trừ sâu
hữu cơ khác đã ra đời như: các hydrocacbon halogen, carbamate, các hợp chất mạch
vòng, Phosphor hữu cơ,…; các HCNN này chứa nhiều thành phần hoạt động và có
khả năng tiêu diệt sâu bọ.
HCNN đã gây ra nhiều tác động xấu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Ở nhiều quốc gia, trẻ em nông thôn có nguy cơ nhiễm độc do HCNN rất cao bởi
chúng phải trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến việc trộn và phun các loại
HCNN; hàng năm có khoảng 3 triệu người ở các nước đang phát triển bị ngộ độc do
HCNN và có khoảng 220.000 người chết vì thuốc BVTV.
Riêng tại Việt Nam, thống kê từ năm 1991 đến 1998 cho thấy Việt Nam đã sử

dụng tới 220.150 tấn thuốc BVTV, trong đó thuốc trừ sâu khoảng gần 137.150 tấn,
thuốc trừ cỏ khoảng 38.000 tấn và thuốc trừ bệnh khoảng 45.000 tấn.
Về mặt phân bón, hiện nay, nhu cầu phân bón nước ta hàng năm khoảng 9,1 triệu
tấn; trong khi đó, ngành sản xuất phân bón hóa học của nước ta chỉ mới đáp ứng
được khoảng 61,5% nhu cầu.
Trong năm 2002, Việt Nam đã phê chuẩn danh sách các hóa chất độc hại trong
đó có DDT, Furan, và PCB thuộc nhóm các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
đã được ký kết qua Công ước Stockholm (Thụy Điển). Đến nay Bộ Y tế nước ta
cũng đã niêm yết danh mục các loại hóa chất cấm sử dụng trong nông nghiệp.
1.1.2. Phân loại hóa chất nông nghiệp
Đối với thuốc BVTV, một số cách phân loại gồm: phân loại theo con đường xâm
nhập, phân loại theo đối tượng cần kiểm soát, phân loại theo đối tượng cần phòng
trừ và phân loại theo độc tính được nghiên cứu sinh đề cập.
Riêng đối với phân bón, một số phân loại theo gốc hóa học, theo nông học, theo
phương pháp sản xuất phân, theo phương pháp sử dụng, theo thành phần và theo
lượng cũng được đề cập.
1.1.3. Con đường xâm nhập của hóa chất nông nghiệp
Con đường xâm nhập vào cơ thể sinh vật và cơ chế gây hại của HCNN chủ yếu
được đề cập trong luận án gồm: qua tiếp xúc, vị độc (xâm nhập vào bộ phận tiêu hóa
của động vật), xông hơi (xâm nhập qua khướu giác hoặc trực tiếp tiêu diệt dịch hại),
nội hấp (lưu dẫn) và thấm sâu.
Sơ đồ 2. Mô tả con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường
1.1.4. Cơ chế tác động của hóa chất nông nghiệp
Đối với thuốc trừ sâu, sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra một số tác động
sau: ảnh hưởng lên hệ thần kinh, ức chế quá trình lột xác của côn trùng (làm mất
hoạt chất của men kitin-UDPN-acetyl glycoaminyl transferaze hoặc kích thích hoạt
động của men Phenoloxydaze và kitinaze), tạo Hormon trẻ, ức chế sự chuyển hóa
năng lượng trong quá trình trao đổi chất, tạo độc tố trong hệ tiêu hóa hoặc triệt sản.
Đối với thuốc trừ bệnh có thể gây chết nhanh (phá hủy hệ thống thần kinh hoặc
trực tiếp kích thích và làm rối loạn hệ thần kinh trung ương), gây chết chậm (ức chế

tổng hợp vitamin K, làm máu không đông lại được) và gây bệnh cho chuột (gây rối
loạn đường tiêu hóa làm cho thức ăn không được cơ thể hấp thụ).
1.1.5. Tác động của hóa chất nông nghiệp
- Gây nhiễm độc cho đất, nước, không khí và nông sản.
- Gây ra rối loạn cân bằng sinh thái, tạo tính kháng thuốc và gây độc cho
các loài thiên địch.
Rỏ rỉ xuống mạch
nước ngầm
Chảy tràn đến
các thủy vực
Hóa chất BVTV
Quang hóa
Cây trồng
Bay hơi
Hấp phụ và phân giải
Phân giải hóa học
trong đất
Hấp thụ bởi keo đất
Phân hủy sinh học
trong đất
Khí
quyển
Khí
quyển
- Ảnh hưởng lên diễn thế sinh thái và tạo ra sự trỗi dậy của dịch hại và phát
sinh dịch thứ cấp.
- Làm giảm lượng thức ăn và tác động lên sức khỏe của cộng đồng.
2.2. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
ĐBSCL nằm trong tiểu vùng sông MêKông bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố với
tổng diện tích tự nhiên khoảng trên 4 triệu ha, trong đó có khoảng 3,8 triệu ha là đất

nông nghiệp.
Dân số ĐBSCL đến cuối năm 2009 khoảng 17,2 triệu người (chiếm khoảng
20,5% dân số của cả nước) với trên 60% dân số trong độ tuổi lao động.
Với bờ biển dài trên 700 km, khoảng hơn 360.000 km
2
vùng kinh tế đặc quyền,
giáp với biển Đông và Vịnh Thái Lan nên ĐBSCL được xem là vùng đất rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế.
Xét theo tính chất và phân bố đất, ĐBSCL có 8 nhóm đất nhưng nếu xét theo tỷ
lệ diện tích thì ĐBSCL chủ yếu có 3 nhóm đất chính là: đất phèn (1.600.263 ha), đất
phù sa (1.184.857 ha) và đất mặn (744.547 ha).
Họat động địa chất đã hình thành nên những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo
các con đê ven sông, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là tạo ra các giồng
cát ven biển và các vùng đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng tại vùng Đồng Tháp
Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, vùng Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ, chế độ bức
xạ nhiệt ổn định tạo thuận lợi các hệ sinh thái nông nghiệp phát triển.
Nguồn nước chính phục vụ cho việc tưới tiêu và sinh hoạt tại ĐBSCL lấy chủ
yếu từ sông Tiền, sông Hậu, nước mưa và nước từ hệ thống các kênh rạch lớn nhỏ
chằng chịt.
→ Nông nghiệp phát triển kéo theo ô nhiễm môi trường nông nghiệp tại ĐBSCL
đang có chiều hướng tăng trong những năm gần đây.
CHƯƠNG : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIỂN KHAI LUẬN ÁN
Nghiên cứu sinh đã ứng dụng phương pháp luận nghiên cứu sinh thái môi trường
để triển khai luận án.
Sơ đồ 3. Khung nghiên cứu của luận án
Với luận án này, khởi đầu từ việc thu thập các cơ sở dữ liệu, các nghiên cứu có
liên quan để khẳng định được khả năng triển khai luận án. Bước tiếp theo, nghiên

cứu sinh mới xác định mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phương pháp luận
và phương pháp thực hiện luận án trước khi thực hiện luận án.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
 Phương pháp điều tra xã hội học về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp
trong canh tác tại ĐBSCL.
 Phương pháp lấy mẫu đất, nước, phân tích và đánh giá tồn dư của HCNN trong
môi trường đất, nước.
Mẫu nước mặt được lấy và bảo quản theo các tiêu chuẩn sau:
Khẳng định khả năng thực hiện
Xác định hướng nghiên cứu
Thu thập, tổng hợp các nghiên
cứu có liên quan
Xây dựng mục tiêu nghiên cứu
Xác định nội dung nghiên cứu và phương pháp thực hiện
So sánh, đối chiếu
Kết quả nghiên cứu thực tế
Phát hiện và đề xuất
Kết luận và đề nghị
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667/4: 1987) về hướng dẫn lấy mẫu nước ở hồ ao
tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667/6: 1990) về hướng dẫn lấy mẫu nước ở sông
và suối.
- Các mẫu nước được bảo quản và xử lý theo tiêu chuẩn TCVN 5993:1995
(ISO 5667/3:1985) về hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
Mẫu đất được lấy và bảo quản theo các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 5297: 1995 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - yêu cầu chung.
- TCVN 7538-2: 2005 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ
thuật lấy mẫu.
 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu máu

Do việc lấy mẫu máu không thuộc chuyên môn của nghiên cứu sinh nên sau khi
xác định được đối tượng cần lấy mẫu, nghiên cứu sinh đã thuê cán bộ Y tế tại địa
phương đến lấy mẫu máu tĩnh mạch để gửi phân tích sự giảm hoạt độ của Enzyme
Cholinesterase.
 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thuốc BVTV
Hàm lượng các thuốc trừ sâu trong các phân đoạn chiết được xác định trên hệ
thống GC (Gas Chromatography) đầu dò ECD (Electron Capture Detecter) để phân
tích các thuốc thuộc họ Chlor hữu cơ và đầu dò NPD (Nitrogen Phosphorus
Detecter) để phân tích các thuốc thuộc họ Phosphor hữu cơ.
 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu phân bón
Chỉ tiêu
phân tích
Phương pháp thực hiện Thiết bị
N
tổng
Phương pháp Kjendahl - Bếp vô cơ
- Hệ thống chưng cất đạm
Kjeldahl
- Dùng H
2
SO
4
đặc đun sôi
với chất xúc tác là CuSO
4

N-NH
4
+
Phương pháp so màu (Nessler) Máy so màu U2800-Hitachi

P
tổng
Phương pháp so màu (Nessler) Máy so màu U2800-Hitachi
P-PO
4
3-
Phương pháp Oniani (trích đất với H
2
SO
4
0,1N, tỉ lệ đất/dung dịch trích là 1:5)
Máy so màu U2800-Hitachi
K
+
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử AAS NovAA 400 BU: sử dụng đèn
Cathode
 Phương pháp phân tích hoạt tính Enzyme Cholinesterase trong huyết tương tĩnh
mạch
- Phân tích hoạt tính Enzyme Cholinesterase trong huyết tương tĩnh mạch
bằng máy quang phổ kế, đo ở bước sóng 405nm.
- Hóa chất: DTNB (Dithiobis nitro benzoate).
Thực hiện:
Butyrylthiocholine + H
2
O
Cholinesterase
thiocholine + butyrate
Thiocholine + DTNB 2-nitro-5- mercaptobenzoate.
 Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá sự tồn dư của HCNN lên môi trường đất,
nước và sự nhiễm độc của nông dân trực tiếp tham gia sản xuất.

- Nhập, xử lý số liệu và thể hiện các biểu đồ bằng phần mềm Microsoft
Office Excel 2007
- Số hóa và xử lý để thể hiện trên bản đồ được thực hiện bằng phần mềm
Arcgis 9.0 và Map Info 9.0.
- Xử lý các tương quan, chạy thống kê và tìm mối quan hệ giữa HCNN với
các thành phần môi trường được thực hiện bởi phần mềm
STATGRAPHICS.
 Phương pháp so sánh, đánh giá hệ thống.
CHƯƠNG : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
HCNN TRONG CANH TÁC Ở ĐBSCL
3.1.1. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại ĐBSCL
Trong số các loại thuốc BVTV được sử dụng thì nhóm Phosphor hữu cơ chiếm
tỷ lệ cao nhất (56%), phổ biến là các chất Wofatox và Monitor.
Khoảng 2% lượng thuốc BVTV trong tổng số 405.000 tấn thuốc BVTV được sử
dụng tại ĐBSCL thì có đến khoảng 58 % lượng thuốc dùng để trừ sâu, 19 % lượng
thuốc dùng để trừ bệnh và khoảng 17 % lượng thuốc dùng để diệt cỏ. Ngoài ra, dạng
hỗn hợp được sử dụng vừa để trừ sâu và vừa để trừ bệnh chiếm khoảng 6%.
Trong tổng lượng phân bón được sử dụng thì có đến 53% lượng phân đạm, 14%
lượng phân Kali và 12% lượng phân lân. Lượng phân hỗn hợp gồm N, P, K và một
số phân trung và vi lượng khác cũng được sử dụng với tỷ lệ chiếm khoảng 21%.
Ba nhóm đất chính tại ĐBSCL cần ít nhu cầu về đạm, trong khi đó ngoài lượng
đạm chiếm 53% trong cơ cấu sử dụng phân bón, còn có một phần là lượng đạm từ
phân hỗn hợp N, P, K được đưa vào sử dụng → có thể gây ô nhiễm môi trường bởi
các thông số N-tổng, Nitrat (NO
3
-
), Amoni (NH
4
+

).
a. Đối với ruộng lúa
Một số thuốc trừ sâu đang được sử dụng khá phổ biến trên các ruộng lúa là
Admire 050 EC (15-17,5%), Applaud 10 WP (12,5-17,5%), Basa 50 EC (15-17,5%)
và Lannate 40SP (15- 17,5%).
Thuốc trừ bệnh được sử dụng khá phổ biến tại các địa phương là các thuốc có tên
thương mại là Anvil 5 SC, Tilt 250EC/ND, Vanicide 3DD (5DD, 5WP).
Về thuốc trừ cỏ, tần suất xuất hiện các thuốc Ronstar 25 EC.12L, Sofit
300EC/ND và Tiller Super EC khá cao trong các phiếu điều tra.
Ngoài ra, một lượng khá lớn các thuốc BVTV không có nhãn mác và không rõ
nguồn gốc xuất xứ vẫn đang được sử dụng ở ĐBSCL.
b. Đối với các vườn cây ăn quả
Các thuốc BVTV đang được sử dụng phổ biến tại ĐBSCL gồm: Cyrux 25 EC sử
dụng tại An Giang (17.5%), Vĩnh Long (15%) và Long An (12.5%); Furadan 3G sử
dụng tại Long An (22,5%), Bạc Liêu (20%), Trà Vinh và An Giang (17,5%); Lannate
40 SP sử dụng tại Trà Vinh (15%), An Giang (15%), Bạc Liêu (12,5%). Một số
thuốc như Snip, Metoxin, Cypean 10 EC, Bavistin 50 FL, Super Tilt 300 EC,
Thiodan 40EC, Fastac, Sherpa, Cyper Alpha… cũng đang được sử dụng. Ngoài ra,
khoảng 10-15% các loại thuốc khác không có nhãn mác cũng đang được sử dụng.
Tỷ lệ nông dân dừng phun thuốc trước khi thu hoạch quả từ 7-10 ngày chiếm
khoảng 61,3% và dừng phun thuốc trước thu hoạch quả từ 3-6 ngày chiếm tới 26%.
c. Đối với rau màu
Các thuốc Sherpa, Regent, Fastac, Padan 95SP4 G 1-G, Bioted, Vifel 5-ND,
Score 25-ND, Sumi-alpha, Selecron 5-EC/ND, Thiodan 35EC, Pycythrin, Bassa,
Copper-B-WP, Empire 27AS, Atonik 1,8%DD, HQ 1-1, HVP 3-1 đang được sử
dụng với tỷ lệ cao cho rau màu. Ngoài ra, các thuốc trừ bệnh thường được sử dụng
cho rau màu là Score 250ND và Copper-B-WP nhưng với tỷ lệ thấp hơn.
Tỷ lệ nông dân dừng phun thuốc trước khi thu hoạch rau màu từ 3-5 ngày chiếm
khoảng 57,3% (khuyến cáo được ghi trên nhãn mác bao bì thường từ 7-10 ngày)
Mặc dù chưa đủ cơ sở để khẳng định về mối liên quan giữa thời gian dừng phun

thuốc như trên với ngộ độc thực phẩm nhưng dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có chiều
hướng gia tăng trong thời gian gần đây có thể có nguyên nhân từ HCNN.
Liều lượng sử dụng và tần suất phun thuốc BVTV
Phần lớn nông dân tại các tỉnh ĐBSCL sử dụng thuốc BVTV ở dạng dung dịch;
trong đó liều dùng phổ biến được thống kê là 10-20 ml/16 lít nước, thậm chí một số
trường hợp phun với liều lượng trên 50 ml/16 lít nước (chiếm khoảng 20-22%).
Bảng 1. Tỷ lệ nông dân phun theo các liều lượng thuốc BVTV pha sẵn tại ĐBSCL
Chi tiết
DẠNG THUỐC
Dung dịch (ml/ 16 lít nước) Bột (g/16 lít nước)
Liều sử dụng 5-10 10-20 20- 50 > 50 10-20 >20
Tỷ lệ
nông dân
sử dụng
(%)
Trà Vinh 22,5 25,0 15,0 17,5 20,0 22,5
Long An 20,0 27,5 25,0 20,0 22,5 20,0
Vĩnh Long 22,5 25,0 20,0 22,5 17,5 22,5
An Giang 25,0 22,5 22,5 17,5 15,0 25,0
Bạc Liêu 27,5 20,0 27,5 20,0 17,5 27,5
Thông thường đối với một số thuốc có độc tính cao các nhà sản xuất thường
khuyến cáo về liều dùng có thể dưới 20 ml/16 lít nước, còn lại đa số mức khuyến
cáo trung bình khoảng 20-30 ml/16 lít nước.
Riêng thuốc dạng bột thì nông dân ở ĐBSCL vẫn sử dụng nhưng với tỷ lệ thấp
hơn và kết quả điều tra cho thấy rất ít có trường hợp sử dụng với liều lượng cao hơn
khuyến cáo (>30 g/16 lít nước).
Như vậy, vẫn tồn tại một tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc quá liều và một tỷ lệ nông
dân sử dụng thuốc dưới liều nên dẫn đến hai tình trạng hoặc là không tiêu diệt được
đối tượng cần tiêu diệt hoặc lãng phí thuốc và gây ô nhiễm môi trường.
Xét về tần suất phun thuốc, kết quả điều tra cho thấy, phần lớn nông dân phun

các loại thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh từ 3 đến 5 lần/vụ và thậm chí có hộ phun
vượt quá 5 lần/vụ.
Bảng 2. Tần suất phun thuốc trong 1 vụ của người dân ĐBSCL
Loại thuốc Thuốc trừ sâu Thuốc trừ cỏ Thuốc trừ bệnh
Số lần phun/vụ 1-2 3-5 >5 0 1-2 1-2 3-5
%
nông
hộ
sử
dụng
Trà Vinh 40,0 42,5 17,5 22,5 77,5 57,5 42,5
Long An 27,5 37,5 35,5 17,5 82,5 47,5 52,5
Vĩnh Long 35,0 42,5 22,5 15,0 85,0 35,0 65,0
An Giang 32,5 40,0 27,5 5,0 95,0 40,0 60,0
Bạc Liêu 47,5 32,5 20,0 2,5 97,5 52,5 47,5
Khi phun với tần suất cao có thể gây lãng phí lượng thuốc hoặc gây ảnh hưởng
đến sự phát triển và năng suất của cây trồng nhưng nếu phun với tần suất thấp thì
không đủ liều để tham gia loại trừ các đối tượng cần tiêu diệt.
3.1.2. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón tại ĐBSCL
3.1.2.1. Kết quả điều tra về chủng loại phân bón đang được sử dụng
a. Đối với lúa
Phân chuồng được sử dụng với tỷ lệ cao nhất (47-57%) trong cơ cấu phân bón
hữu cơ, kế đến là rơm, trấu, xác bả thực vật và phân rác (chiếm từ 10-18%).
Riêng về phân bón vô cơ, số nông hộ sử dụng phân Urê chiếm tỷ lệ cao nhất
(trên 80%), kế đến là Kali (50-65%) và lân (27-33%). Ngoài ra, hỗn hợp urê và NPK
(đầu trâu) được ưa chuộng nhất, kế đến là hỗn hợp urê và NPK 16-16-8.
Kết quả điều tra cũng thể hiện mức sử dụng đạm cao hơn so với khuyến cáo.
- Đối với đất mặn ven biển và ngập nông thuộc các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu
và Long An nông dân đang bón đạm theo khuyến cáo nhưng lượng lân và
kali đang sử dụng ở mức thiếu trầm trọng.

- Đối với đất phèn tiềm tàng, không nhiễm mặn, ngập sâu thuộc các tỉnh
Long An và Vĩnh Long nông dân đang bón thừa đạm nhưng lại thiếu kali.
- Đối với đất phèn tiềm tàng, không nhiễm mặn và ngâp nông thuộc các tỉnh
Long An và Vĩnh Long nông dân đang bón thừa đạm, thiếu lân và kali.
- Đối với đất phèn tiềm tàng, nhiễm mặn và ngâp nông thuộc các tỉnh Bạc
Liêu và Vĩnh Long nông dân đang bón thừa đạm.
b. Đối với rau
Kết quả điều tra cho thấy urê được sử dụng chủ yếu cho rau ăn lá với tỷ lệ nông
hộ sử dụng từ 85-97,5%. Các loại phân NPK và kali cũng được người dân tại
ĐBSCL sử dụng nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Ngoài các loại phân bón hóa học, các loại
phân bón hữu cơ như phân chuồng cũng được sử dụng khá phổ biến cho rau.
c. Đối với cây ăn quả
Loại phân bón được sử dụng cho cây ăn quả nhiều nhất ở ĐBSCL là urê (80-
95%), NPK (20-25%) và DAP (20-27,5%); kế đến là phân lân, phân kali và phân
chuồng (sử dụng khoảng 57,5%-67,5% trong tổng lượng phân hữu cơ).
3.1.2.2. Tần suất sử dụng phân bón
Bảng 3. Kết quả điều tra về số lần bón phân trong 1 vụ cho cây lúa ở ĐBSCL
Chi tiết
Loại phân bón
Urê Lân
Số lần bón phân/vụ 1 2 3 4 1 2 3 4
Tỷ lệ
(%)
Trà Vinh 5,0 25,0 67,5 2,5 42,5 25,0 32,5 -
Long An - 20,0 70,0 10,0 50,0 30,0 20,0 -
Vĩnh Long - 25,1 70,0 5,0 47,5 32,5 20,0 -
An Giang 2,5 27,5 67,5 2,5 45,0 22,5 30,0 2,5
Bạc Liêu 7,5 22,5 65,0 5,0 50,0 22,5 22,5 5,0
Khuyến cáo 3 lần/vụ 1-2 lần/vụ
So sánh kết quả trên với những khuyến cáo được đưa ra đối với phân urê (bón 3

lần/vụ) và phân lân (1-2 lần/vụ), thì việc bón phân của các nông hộ tại ĐBSCL vẫn
chưa được thực hiện đúng. Riêng đối với rau màu và cây ăn quả, số lần bón phân
cao hơn so với khuyến cáo vẫn xảy ra tương tự như đối với cây lúa.
Chưa tính đến hậu quả lâu dài, nhưng trước mắt có thể thấy bón phân không theo
đúng khuyến cáo là một sự lãng phí về nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, thậm chí gây độc trở lại cho cây trồng và tích lũy chất độc trong nông sản.
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ TỒN DƯ HCNN TRONG
CÁC MÔI TRƯỜNG THÀNH PHẦN ĐẤT VÀ NƯỚC
3.2.1. Đối với thuốc bảo vệ thực vật
 Đối với họ Chlor hữu cơ
Hình 4: Tổng hợp kết quả phân tích về thuốc BVTV họ Chlor hữu cơ trong đất, nước mặt
DDT không phát hiện trong các mẫu nước mặt nhưng lại được phát hiện trong
các mẫu đất trồng lúa, đất trồng cây ăn quả và cả đất trồng rau màu. Đặc biệt, rất
nhiều kết quả phân tích cho giá trị DDT trong mẫu đất tầng sâu cao hơn mẫu đất
tầng mặt tại cùng vị trí. DDT có thời gian bán phân hũy trên 10 năm, có mức độ di
chuyển xuống tầng đất sâu chậm (nhưng không quá 10 năm); do đó, khi dư lượng
của chất này ở tầng đất sâu cao hơn tầng đất mặt có thể kết luận thuốc này vẫn đang
được sử dụng trong thời gian gần đây. Ngoài ra, việc phát hiện dư lượng DDT ở cả
hai tầng đất tại cùng các vị trí lấy mẫu có thể khẳng định thêm rằng nhiều khả năng
nông dân tại khu vực này vẫn còn sử dụng DDT.
HeptaChlor: Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các mẫu nước mặt và mẫu đất tại
đa số các vị trí đều phát hiện thông số này. Đặc biệt các vị trí số 6, 8, 9 và 10 (tại
tỉnh Long An) cho giá trị HeptaChlor vượt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về nước mặt. Ngoài ra, một số trường hợp dư lương HeptaChlor tăng
khi di chuyển xuống tầng đất bên dưới (vị trí số 1 thuộc tỉnh Trà Vinh và vị trí số 10
thuộc tỉnh Long An). Thời gian bán phân hủy của HeptaChlor trong đất khoảng 2
năm và hệ số phân tán khá cao nhưng vẫn phát hiện tại hầu hết các mẫu, chứng tỏ
nông dân vẫn còn đang sử dụng HeptaChlor trong thời gian gần đây.
Aldrin: Adrin bị cấm sử dụng theo quyết định số 39/1998/QĐ-BNN-BVTV của
Bộ NN&PTNT và đang nằm trong danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ

sinh lao động theo thông tư số 05/1999/TT-BYT của Bộ Y tế. Aldrin có khả năng
liên kết chặt chẽ với các keo đất nên rất khó xâm nhập qua môi trường nước. Ngoài
ra, Aldrin dễ chuyển thành Dieldrin bởi động vật và thực vật. Kết quả phân tích các
mẫu nước mặt và đất đều phát hiện Aldrin, chứng tỏ có khả năng tại nhiều nơi ở khu
vực ĐBSCL người dân vẫn đang sử dụng trái phép các loại thuốc chứa Aldrin.
Endrin và Dieldrin: Tại nhiều nơi ở ĐBSCL phát hiện được sự tồn dư của hai
loại thuốc này trong các mẫu nước mặt được phân tích. Đặc biệt, giá trị Dieldrin của
mẫu tại các vị trí 14 thuộc tỉnh Vĩnh Long, tại vị trí 17 thuộc tỉnh An Giang và tại vị
trí 24 thuộc tỉnh Bạc Liêu cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 08 - 2008. Riêng
kết quả phân tích đất, thông số Dieldrin tại các vị trí 12, 13, 14 và 15 thuộc tỉnh
Vĩnh Long và Aldrin tại vị trí 14 thuộc tỉnh Vĩnh Long có giá trị vượt quy chuẩn ở
đất tầng mặt. Ngoài ra, một số vị trí cho kết quả dư lượng càng tăng khi di chuyển
xuống tầng đất phía dưới.
Dielrin có thời gian bán phân hủy là 5 năm và Endrin có thời gian bán phân hủy
là 12 năm. Việc phát hiện 2 chất này trong đa số các mẫu nước mặt và đất với hàm
lượng cao chứng tỏ khả năng kiểm soát 2 thuốc này ở vùng ĐBSCL chưa tốt.
 Đối với họ Phosphor hữu cơ
Hình 5: Tổng hợp kết quả phân tích về thuốc BVTV họ Phosphor hữu cơ trong đất, nước mặt
Hiện tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt chưa đề cập đến
các thông số Dimethoate, Methyl parathion, Monocrotophos và Methamidophos.
Tuy nhiên, nhìn vào kết quả phân tích và đối chiếu với tính chất hóa học của các
thuốc họ này ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Dư lượng của các loại thuốc thuộc họ Phosphor hữu cơ tồn tại trong nước
mặt ở ĐBSCL cao hơn nhiều so với các thuốc thuộc họ Chlor hữu cơ.
- Ngoại trừ Dimethoate đang được phép sử dụng, còn lại các thuốc khác đã bị
cấm theo quyết định số 39/1998/QĐ-BNN-BVTV của Bộ NN&PTNT
nhưng đa số các mẫu đều có tồn dư các thuốc trên. Các thuốc này có một số
đặc tính là phân hủy nhanh trong môi trường đất (thời gian bán phân hủy
cao nhất trong số các thuốc này là 20 ngày (đối với Dimethoate)), dễ bị
quang phân… Sự tồn dư của các thuốc này trong các mẫu nước mặt, mẫu

đất chứng tỏ chúng ta chưa kiểm soát tốt các thuốc này hoặc một phần
trong số thuốc không có nhãn mác là các thuốc này.
Việc phát hiện dư lượng Dimethoate (thời gian bán phân hủy là 20 ngày) và
Methamidophos (thời gian bán phân hủy là 7,5 ngày) ở đất tầng sâu khá cao, chứng
tỏ đất trồng lúa tại các vị trí này đang tiếp nhận 2 loại thuốc kể trên.
Tuy nhiên, kết quả chung cho thấy nồng độ của các thuốc thuộc họ phosphor hữu
trong đất tầng mặt phân tích được thường cao hơn nhiều so với đất tầng sâu như vậy
chứng tỏ thuốc mới phun vào đất nên chưa kịp di chuyển xuống tầng đất phía dưới.
3.2.2. Đối với phân bón
3.2.2.1. Tồn dư một số chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ phân bón trong nước mặt
Đồ thị 5. Hàm lượng N-NO
2
trong nước mặt
Đồ thị 6. Hàm lượng N-NH
4
trong nước mặt
Đồ thị 7. Hàm lượng N-NO
3
trong nước mặt
Đồ thị 8. Hàm lượng P-PO
4
3-
trong nước mặt
Tại nhiều vị trí phân tích được hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao như: tại
Bạc Liêu (N-tổng ≈ 0,69 - 2,84 mg/l và P-tổng ≈ 4,69 - 10,25 mg/l); tại Vĩnh Long
(P-tổng ≈ 4,92 - 15,61 mg/l và P-PO
4
3-
≈ 3,72 - 12,64 mg/l). So sánh với QCVN 08 -
2008 thì đa số các mẫu nước mặt phân tích được đều đã ô nhiễm hoặc đang có dấu

hiệu ô nhiễm. Đặc biệt là các thông số có liên quan đến phân đạm thường ở mức rất
cao, đây là hệ quả của việc sử dụng phân bón không hợp lý.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh cũng điều tra kết
quả phân tích một số thông số ô nhiễm liên quan đến phân bón tại các Chi cục Bảo
vệ Môi trường Trà Vinh, Kiên Giang và Vĩnh Long cho thấy các giá trị N-tổng dao
động ở mức 0,02 - 0,12 mg/l và P-tổng dao động 0,08 -0,17 mg/l.
Bảng 4. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ dinh dưỡng
Trạng thái dinh dưỡng N
tổng
(mg/l) P
tổng
(mg/l)
Nghèo dinh dưỡng < 0,05 < 0,06
Dinh dưỡng trung bình 0,05 - 0,1 0,06 - 0,15
Phú dưỡng hóa > 0,1 > 0,15
Nguồn: Viện chất lượng nước Đan Mạch (WQI)
Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá mức độ dinh dưỡng của WQI ở trên thì tất cả các
mẫu phân tích đều cho mức dinh dưỡng trung bình và đang có dấu hiệu phú dưỡng
hóa. Như vậy, nếu như chúng ta không kiểm soát chặt các thông số này bằng việc
thay đổi cách thức bón phân thì tương lai không xa các vực nước ở ĐBSCL không
còn là nơi sinh sống thích hợp đối với các loài động vật thủy sinh.
3.2.2.2. Tồn dư của phân bón trong đất
Trong điều kiện ở ĐBSCL, lượng mưa khá cao thì tỷ lệ phân bón bị rửa trôi cũng
khá cao, vừa gây lãng phí về chi phí đầu tư và vừa gây ô nhiễm cho môi trường.
Bảng 5. Kết quả phân tích về dư lượng phân bón trong đất trồng lúa ở ĐBSCL
Vùng đất Các tỉnh N-tổng P
2
O
5
K

2
O
Đất mặn ven biển và ngập nông TV, BL, LA 0,192 0,66 1,12
Đất phèn tiềm tàng, không nhiễm mặn, ngập sâu LA, VL 0,311 0,92 0,88
Đất phèn tiềm tàng, không nhiễm mặn, ngâp nông LA, VL 0,192 0,86 1,03
Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn và ngập nông BL, TV 0,242 0,77 1,06
Đất phèn hoạt động, không mặn, ngập sâu LA 0,196 0,64 0,95
Đất phèn hoạt động, không mặn, ngập trung bình VL, TV 0,214 0,72 0,98
Đất phèn hoạt động, mặn, ngập trung bình LA 0,178 0,57 0,92
Đất phèn hoạt động, mặn, ngập nông TV, BL 0,192 0,81 0,89
Đất phù sa, không mặn, ngập sâu AG, LA,VL 0,211 0,95 0,88
Đất phù sa, không mặn, ngập trung bình LA,VL, AG 0,204 0,99 0,92
Đất phù sa, không mặn, ngập nông VL, TV 0,128 1,03 0,79
Đất phù sa, nhiễm mặn, ngập trung bình LA,VL, TV 0,112 0,88 0,75
Ghi chú: TV: Trà Vinh, BL: Bạc Liêu, LA: Long An, VL: Vĩnh Long, AG: An Giang
Đối chiếu với các tiêu chuẩn TCVN 7373: 2004, TCVN 7374: 2004 và TCVN
7375: 2004 cho thấy:
- Nhóm đất mặn ven biển và ngập nông cho tỷ lệ N-tổng cao, P
2
O
5
thấp và
K
2
O ở mức trung bình.
- Các nhóm đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động cho giá trị N-tổng dao
động từ 0,178 đến 0,311 và đất càng mặn thì giá trị N-tổng càng thấp và đất
phèn tiềm tàng có giá trị N-tổng cao hơn đất phèn hoạt động. Giá trị P
2
O

5
và K
2
O ở nhóm đất này có cải thiện hơn so với nhóm đất mặn ven biển
nhưng vẫn ở trạng thái thiếu lân và thiếu kali.
- Đối với nhóm đất phù sa thì đa số các mẫu phân tích đều cho giá trị N-tổng
cao, lân ở mức vừa phải nhưng lại thiếu kali.
 Đứng trên gốc độ dinh dưỡng học thì việc bón thừa đạm, thiếu lân và kali làm
cho dinh dưỡng đất bị mất cân đối.
- Làm nghèo kiệt các ion kiềm và kiềm thổ, khi pH xuống dưới 3,5 gây ra
hiện tượng thiếu các chất dinh dưỡng khác do bị giữ ở trạng thái khó tiêu.
- Tích lũy nhiều Al
3+
, Fe
2+
, Mn
2+
di động, gây độc cho cây trồng.
- Đa số vi sinh vật có ích trong đất thường thích nghi với môi trường ít chua
và trung tính. Vì vậy, khi đất bị chua mạnh thì các loại vi sinh vật này hoạt
động kém, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng bị giảm.
 Đứng trên gốc độ môi trường học thì việc bón thừa đạm là một lãng phí về tài
nguyên và có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa cho môi trường nước.
Ngoài ra, việc bón thừa đạm như trên còn có thể gây ra sự tích lũy NO
3
-
trong
nông sản thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
3.2.3. Mối quan hệ giữa HCNN trong đất và nước
3.2.3.1. Xác định mối quan hệ giữa lượng phân đạm bón vào đất và hàm lượng

nitrat trong nước ngầm
Kết quả phân tích hồi quy đơn biến
trên cho mô hình Squared-X với giá trị
R-Squared là 95,75% được lựa chọn.
Đưa về phương trình hồi quy với
biến phụ thuộc là nitrate trong nước
ngầm và biến độc lập là lượng đạm bón
vào đất.
Từ đó, phương trình hồi quy tuyến tính quan
hệ giữa lượng phân đạm bón vào đất và hàm
lượng nitrat trong nước ngầm ở ĐBSCL được
thể hiện trong hình bên.
Do giá trị P trong bảng ANOVA thấp hơn 0,5
nên tương quan giữa Nitrat trong nước ngầm và
lượng đạm bón vào đất cho độ tin cậy là 95%.
3.2.3.2. Xác định mối quan hệ giữa lượng phân đạm bón vào đất và hàm lượng
nitrat trong nước mặt
Với 2 kết quả đạt được như trong bảng xử lý trên, mô hình Double squared với
giá trị R-Squared là 88,1366 cao hơn 15,1846%
so với mô hình tuyến tính.
Tiếp tục đưa về phương trình hồi quy với
biến phụ thuộc là nitrate trong nước ngầm và
biến độc lập là lượng phân đạm bón vào đất ta thu được kết quả về dự đoán và đưa
về phương trình hồi quy tuyến tính mối quan hệ giữa lượng phân đạm bón vào đất
và hàm lượng nitrat trong nước mặt ở ĐBSCL được thể hiện trong đồ thị.
Cũng do giá trị P trong bảng ANOVA thấp hơn 0,5 nên tương quan giữa Nitrat
trong nước mặt và lượng đạm bón vào đất cho độ tin cậy là 95%.
3.2.4. Mối quan hệ giữa thuốc BVTV trong đất và nước
3.2.4.1. Xác định mối quan hệ giữa giữa HeptaChlor trong nước mặt và đất
Kết quả cho thấy mô hình hồi quy đa tuyến

tính mô tả quan hệ giữa dư lượng HeptaChlor
trong nước mặt và 6 biến độc lập.
Phương trình hồi quy đa tuyến tính về quan
hệ giữa giữa HeptaChlor trong nước mặt và
đất được thiết lập như sau:
Dư lượng
HeptaChlor
trong nước mặt
=,0135954 + ,332968*HeptaChlor tầng mặt đất lúa - ,491185*HeptaChlor
tầng mặt đất rau - ,00525409*HeptaChlor tầng mặt đất trồng cây ăn quả - ,
0535287*HeptaChlor tầng sâu đất lúa + 11,8229*HeptaChlor tầng sâu đất
rau - 88,7327*HeptaChlor tầng sâu đất trồng cây ăn quả
Kết quả phân tích hồi quy đa tuyến tính
về quan hệ giữa giữa HeptaChlor trong
nước mặt và đất ở ĐBSCL được biểu thị
thông qua phân bố Student hình bên.
Do giá trị P trong bảng ANOVA cao
hơn hoặc bằng 0,5 nên không có tương
quan thống kê giữa các biến với độ tin cậy
là 95% hoặc cao hơn.
3.2.4.2. Xác định mối quan hệ giữa giữa Metyl Parathion trong nước mặt và đất
Kết quả cho thấy mô hình hồi quy đa
tuyến tính mô tả quan hệ giữa dư lượng
Metyl Parathion trong nước mặt và 6 biến
độc lập.
Phương trình hồi quy đa tuyến tính về
quan hệ giữa giữa Metyl Parathion trong
nước mặt và đất ở ĐBSCL được thiết lập như sau:
Dư lượng Metyl
Parathion trong

nước mặt
=,0145685 + 3,80852*Metyl Parathion tầng mặt đất trồng lúa - ,
243114*Metyl Parathion tầng mặt đất trồng rau - 5,63435*Metyl
Parathion tầng sâu đất trồng lúa - ,3175*MetylParathion tầng sâu đất
trồng rau + ,431558*MetylParathion tầng mặt đất trồng cây ăn quả - ,
025468*MetylParathion tầng sâu đất trồng cây ăn quả
Kết quả phân tích hồi quy đa tuyến tính về
quan hệ giữa giữa Metyl Parathion trong nước
mặt và đất ở ĐBSCL được biểu thị thông qua
phân bố Student
Do giá trị P trong bảng ANOVA cao hơn hoặc
bằng 0,5 nên không có tương quan thống kê giữa
các biến với độ tin cậy là 95% hoặc cao hơn.
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ SỰ NHIỄM ĐỘC CỦA
THUỐC BVTV ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI
Hoạt độ Enzyme Cholinesterase trong huyết tương động mạch bình thường ở
nam giới là 2,54±0,53 micromol, nữ giới: 2,18±0,51 micromol. Nếu giảm 30% là
nhiễm độc nhẹ, giảm 50%: nhiễm độc vừa và giảm trên 70% là nhiễm độc nặng.
Kết quả phân tích về hoạt độ Enzyme Cholinesterase trong huyết tương động
mạch của những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL như sau:
Đồ thị 9. Enzyme Cholinesterase trong huyết
tương động mạch người phun thuốc ở
ĐBSCL
Có 8 trong số 30 mẫu cho giá trị
Enzyme Cholinesterase trong huyết
tương động mạch giảm từ 27-38. Một số
mẫu còn cho kết quả giảm từ 40-46.
Ngoài ra, các mẫu còn lại cũng cho mức
giảm hoạt độ trung bình từ 10-20%.
→ Nông dân trực tiếp canh tác ở

ĐBSCL đang có đấu hiệu ngộ độc với đa
phần là ở cấp độ nhẹ và một số đang bị
nhiễm độc ở cấp độ vừa phải
Có một điểm chung là kết quả bị nhiễm độc nặng hơn đều thuộc đối tượng canh
tác lúa và rau, kết hợp với kết quả điều tra ta thấy, nông dân canh tác hai loại cây
trồng này có tần suất tiếp xúc với thuốc BVTV cao hơn so với nông dân trồng cây ăn
quả. Cũng cần nói thêm, trong quá trình phun thuốc, nông dân thường xem nhẹ việc
trang bị các trang bị bảo hộ lao động; chính đó cũng là một trong những lý do góp
phần gia tăng nguy cơ nhiễm độc các thuốc BVTV trong quá trình sử dụng.
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TÁC
ĐỘNG CỦA HCNN
3.4.1. Giải pháp đối phó tạm thời
- Phổ biến cho những người trực tiếp canh tác về tác hại của HCNN lên sức
khỏe của chính bản thân họ.
- Khuyến cáo nông dân tăng thời gian dừng phun thuốc và kỹ thuật sử dụng
HCNN, tần suất sử dụng và liều dùng để đạt hiệu quả mong muốn và tránh
lãng phí lượng HCNN.
- Cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc HCNN, phạt thật nặng các
trường hợp kinh doanh các HCNN không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc
để hạn chế lượng HCNN này đưa vào thị trường.
- Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất HCNN nhằm tránh lệ thuộc vào HCNN
nhập khẩu và dễ dàng kiểm soát được chất lượng của các HCNN thông qua
việc kiểm soát nguồn nguyên liệu và các quy trình sản xuất.
- Khuyến cáo nông dân bón tăng hơn nữa lượng lân và kali, giảm lượng đạm,
tăng bón phân hữu cơ và phân vi sinh.
3.4.2. Giải pháp vĩ mô về thể chế chính sách
1/ Nhà nước phải đưa ra các quy định liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, cấp
phép và hạn chế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu hành và sử dụng
hóa chất, bao gồm cả các loại hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào và
hóa chất được sử dụng để xử lý nguồn nguyên liệu trong quá trình sản xuất HCNN.

2/ Cần phải sớm nghiên cứu, đưa vào quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
nhằm hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện hơn với môi trường.
3/ Chuyển giao các dự án “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” hoặc “nông
nghiệp có ứng dụng công nghệ cao” vào trong sản xuất ở ĐBSCL.
4/ Cần đưa Dimethoate vào danh mục hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng.
5/ Nhà nước cần phổ biến tiêu chuẩn VIET GAP trên các kênh truyền thông.
3.4.3. Quản lý về quy trình nhập khẩu và kinh doanh hóa chất nông nghiệp
3.4.3.1. Quản lý quy trình nhập khẩu HCNN
Cần phải có đầy đủ ít nhất những thông tin sau trước khi quyết định cho nhập
khẩu: lượng thuốc cần nhập khẩu, nguồn gốc, xuất xứ, tên thương phẩm sẽ sử dụng,
chế phẩm trung gian, tên hóa học, công thức hoá học, tính chất vật lý, tính chất hóa
học, độc tính, LD
50
và LC
50
.
3.4.3.2. Giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh HCNN
Các hoạt động từ gia công, đóng gói và kinh doanh HCNN cần phải được quản
lý thật chặt theo ngành kinh doanh có điều kiện, cần công bố rộng rãi danh mục hóa
chất bảng 1 (theo công ước quốc tế) và đưa ra các điều kiện đối với ngành nghề này.
3.4.4. Phổ biến quy trình quản lý tổng hợp dịch hại (IPM)
Thông qua các kênh truyền thông để phổ biến cho nông dân cách sử dụng tổng
hợp các giống kháng dịch hại bền vững và đồng thời kết hợp phổ biến các biện pháp
canh tác sinh học và các biện pháp hóa học (chỉ khi cần thiết).
3.4.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Củng cố đội ngũ cán bộ am hiểu về HCNN, các tổ chức khuyến nông hoặc
các tổ chức dịch vụ tại các vùng sản xuất nông nghiệp để làm nhiệm vụ điều
tra, phát hiện, phân loại sâu bệnh, nhu cầu dinh dưỡng đất và hướng dẫn
nông dân sử dụng các loại HCNN một cách hợp lý và an toàn.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn và các hội thảo chuyên đề về về HCNN.

3.4.6. Giải pháp kết hợp FOP (Front of pipes) và EOP (End of pipes)
Đưa giải pháp FOP vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm phòng ngừa ô nhiễm
do HCNN và tránh sử dụng lãng phí các nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất
HCNN.
Trong bối cảnh lượng HCNN tồn dư nhiều trong các thành phần môi trường đất,
nước như được nghiên cứu trên thì giải pháp EOP (mặc dù chỉ mang tính tạm thời,
đối phó) nhằm kiểm soát dịch hại là cần thiết.
3.4.7. Giải pháp dựa vào cộng đồng
- Tăng cường công tác khuyến nông; tuyên truyền và giáo dục có hệ thống, có
tổ chức cho các hộ nông dân để nâng cao kiến thức về HCNN cho cộng
đồng, đặc biệt là phải làm sao cho cộng đồng nhận ra được ảnh hưởng của
HCNN đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
- Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động khi trực tiếp
tham gia vào sản xuất nông nghiệp.
- Hướng dẫn nông dân sử dụng HCNN tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng hợp lý
và cân đối giữa phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân vô cơ
thông qua các hoạt động khuyến nông.
- Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về môi trường nông nghiệp.
3.4.8. Giải pháp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
1/ Khai thác loại dự án CDM (Clean Development Mechanism) cho ngành
nông nghiệp ở ĐBSCL để đưa ngành nông nghiệp của vùng phát triển bền vững,
vừa tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, vừa tận dụng tối đa phế phẩm nông
nghiệp vừa bán được chứng chỉ phát thải trên thị trường mua bán quyền phát thải.
2/ Triển khai dự án CFP (Carbon footprint – dấu chân Carbon) cho ngành nông
nghiệp ở ĐBSCL để thông qua đó, chúng ta cắt giảm được lượng HCNN, lượng
nước tưới… và các đầu vào khác để đạt được mục tiêu không những cắt giảm
lượng carbon tiêu tốn cho mỗi đơn vị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra mà
còn làm tăng thế cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta nói chung,
ĐBSCL nói riêng trên thị trường thế giới.

×