Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

giám sát ô nhiễm môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.85 KB, 84 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN 1; TỔNG QUAN
Chương 1: Tổng quan về Đồng Bằng sông Cửu Long
I. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
− ĐBSCL (Đồng Bằng Sông Cửu Long) nằm kéo dài từ 8°30’ đến 11°00
vĩ Bắc; 104°35’ đến 107°00 kinh Đông. Nằm ở cực nam của đất nước, là phần cuối
cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5%
diện tích toàn lưu vực.
− Diện tích đồng bằng là 39.700 km
2
, bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền
Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre, và thành phố Cần Thơ.

2. Địa chất
Nếu so với đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL có tuổi thành tạo xưa hơn nhiều -
ít nhất cũng cách đây cả hằng triệu năm. Vùng ĐBSCL được hình thành từ những
trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Những
hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu.
2.1. Lịch sử hình thành đá móng
− Lịch sử ĐBSCL nằm trọn vẹn trong 2 đại Mezozoic và Kainozoic
(trung sinh và cận sinh) lập nên một móng đá cứng.
− Móng đá trải qua 2 thời kỳ xáo trộn mãnh liệt do hoạt động tách dãn
đáy biển Đông ở ngoài khơi và đới toạt nứt của vịnh Thái Lan.
− Vào thời cận sinh, móng đá bị phủ bởi trầm tích phong phú, mà chiều
dày đã được giải đoán địa chấn, và tam giác châu có chiều dày về phía Đông Nam.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Bồi tích bờ biển
Hệ thống bồi tích bờ biển xảy ra nhờ cân bằng giữa 2 cực độc lập là dòng


sông đi ra và triền biển đi vào mà hậu quả trực tiếp là vật liệu trầm tích lơ lửng (cát
mịn, bùn sét) mưa xuống đáy nước những cồn cửa sông mọc ra, rồi dần dần lấp
nghẽn cửa sông.
2.3. Bồi tích lòng sông
Lòng sông có 2 loại trầm tích:
− Loại lơ lửng, thường chỉ rơi xuống đáy nước của các trũng yên lặng,
hay rơi xuống đáy biển.
− Loại trượt trên mặt đáy tạo ra cát sông, cồn sông, tiếp tục di chuyền và
tạo thành cù lao sông.
2.4. Bồi tích đồng lũ
− Đây là kết quả của nước thượng nguồn trên ĐBSCL, vật liệu của lũ
chủ yếu là sét, sau là bùn mịn.
− Về mặt môi trường trầm tích có 2 loại đồng lũ: đồng lũ kín của tiểu
vùng Đồng Tháp Mười và đồng lũ hở tương ứng với Tứ Giác Long Xuyên.
3. Địa hình
− Chủ yếu là do phù sa mới của sông Cửu Long bồi đắp.
− Các dạng địa hình: địa hình trũng khó thoát nước (Tứ Giác Long
Xuyên, Đồng Tháp Mười), địa hình cao (Đông Bắc Long An, Bắc Đống Tháp), địa
hình trung bình (Tiền Giang).
− Nhìn chung, ĐBSCL bằng phẳng, sự chênh lệch độ cao không đáng kể
(trừ vùng núi An Giang), tuy nhiên cũng ảnh hưởng rõ đến quá trình hình thành và
qui luật phân bố các loại đất.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4. Thỗ nhưỡng
Tùy theo điều kiện phân bố tính chất đất, người ta có thể phân thành các
vùng đất chính như sau:
4.1. Vùng đất phèn (S)
− Diện tích đất phèn cả nước là 2.140.306 ha, chiếm 6.45% diện tích tự
nhiên của cả nước. ĐBSCL có 1.885.890 ha, chiếm 88.11% diên tích đất phèn cả

nước.
− Đất phèn được hình thành do 2 nguyên nhân: một là do tầng đất phèn
tiềm tàng bị oxi hóa mà thành; hai là do tích tụ ở vùng trũng do nước mưa mang
đến.
4.2. Vùng đất phù sa nước ngọt (P)
− Cả nước có 2.936.413 ha đất phù sa nước ngọt, chiếm 8.9% đất tự
nhiên. Ở ĐBSCL, diện tích đất phù sa nước ngọt là 960.734 ha. Ở nhiều ở các tỉnh
An Giang (214.662ha), Đồng Tháp (150.853ha).
− Đất phù sa thoát nước: 420.236 ha; đất phù sa ít thoát nước: 535.638
ha.
− Đất phù sa ĐBSCL là loại đất tốt. Đất khá giàu chất hữu cơ và
đạm.Rất thích hợp để trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả...Phân bố chủ yếu ở các tỉnh
Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp.....
4.3. Vùng đất mặn (M)
− Cả nước là: 991.202 ha. Ở ĐBSCL, diện tích đất mặn 703.452 ha,
chiếm 70.96% diện tích đất mặn của cả nước và được chia thành:
o Đất mặn, sú, đước, vẹt: 170.479 ha.
o Đất mặn nhiều: 255.042 ha.
o Đất mặn ít và trung bình: 277.931 ha.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
− Đặc trưng của đất mặn là lượng Cl
-
cao 0.05-0.25% vào mùa khô, pH
ít chua đến hơi kiềm, hàm lượng mùn từ trung bình đến hơi khá, ít thoát nước. Đất
mặn phân bố nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau.
4.4. Vùng đất phèn mặn (SM)
Đất phèn mặn là loại đất bị nhiễm mặn muối. Đất này thường phân bố ở địa
hình trung bình và tương đối thấp. Đặc biệt tập trung nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang.

4.5. Vùng đất giồng cát (C
z
)
Là loại đất cát biển tập trung ở ĐBSCL.Thường gặp ở Bến Tre, Tiền
Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu....
4.6. Vùng đất xám trên phù sa cổ (X)
ĐBSCL có 64.705ha, Long An (46.195ha), Đồng Tháp (15.484ha). Phân bố
trên các bậc thềm phù sa cổ, chạy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia như ở
Đồng Tháp Mười. Đây là nhóm đất nghèo dinh dưỡng nhất ở ĐBSCL, hàm lượng
chất hữu cơ thấp. Thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, hoa màu, cây họ đậu...
Được phân bố theo thứ tự Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang....
4.7. Vùng đất núi (F)
Ở ĐBSCL, khu vực đồi núi tập trung ở An Giang, có diện tích 26.200
ha.Nhìn chung loại đất này có hàm lượng mùn rất thấp, nghèo dinh dưỡng.
5. Thủy văn
Mọi hiện tượng thủy văn và các đặc trưng tài nguyên nước mặt ĐBSCL là
hậu quả của chế độ mưa mùa tập trưng trên toàn bộ lưu vực sông Cửu Long và mối
tương tác giữa các quá trình sông và quá trình biển.
Hai quá trình chuyển động và ngược chiều này giao thoa, phối hợp và khống
chế lẫn nhau. Mối tương tác này còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống thủy văn và các
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kiến trúc nhân tạo khiến chế độ thủy văn ĐBSCL mang một sắc thái đặc biệt và
biến động không ngừng.
5.1. Yếu tố chủ đạo của quá trình sông
Lưu lượng trên dòng chính: chủ yếu là do 2 sông Tiền và sông Hậu. Sự phân
bố của 2 sông này trong năm là không đều, tùy thuộc lượng nước ở Tân Châu,
Châu Đốc do sự điều tiết của biển Hồ từ Campuchia bắt nguồn mang đến. Nước
sông thường lên cao từ tháng 7 đến tháng 11, cao nhất là vào tháng 9 và 10, mực
nước có thể chênh lệch so với mùa cạn đến 4 m.

5.2. Yếu tố chủ đạo của quá trình biển
− Triều biển Đông thuộc loại bán nhật triều không đều, biên độ từ 2m -
3.5m. Cực đại có thể lên đến 4m.
− Ngược lại triều biển Tây thuộc loại triều hỗn hợp thiên về nhật triều có
biên độ triều nhỏ (nhỏ hơn 1m).
− Dạng bán nhật triều và dao động mạnh của biển Đông có tác dụng lớn
trong việc đẩy nước, tích nước trong lúc triều cao, trong khi ấy dạng nhật triều yếu
của biển Tây có lợi cho việc tiêu nước. Các sông chính rộng và sâu đều chảy ra
biển Đông, đó là lý do khiến triều biển Đông tác dụng lên phần lớn diện tích
ĐBSCL
− Do những tác động khác nhau về lưu lượng của sông, địa hình dòng
sông, hình thái và mạng lưới kênh rạch....nên khi truyền vào nội địa qua các sông
chính thì hình dạng, biên độ và tốc độ truyền triều trên mỗi sông khác nhau và thay
đổi trên từng đoạn sông. Do đó, diện tích có khả năng tự chảy trên 9 tháng/năm chỉ
giới hạn ở vùng ven và giữa sông Tiền, sông Hậu. Các khu vực khác muốn đưa
nước lên vườn, ruộng trong mùa kiệt phải sử dụng động lực vào các thời điểm khác
nhau.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
− Mực nước bình quân ở biển Đông cao hơn biển Tây nên sự chuyển
nước từ Đông sang Tây là hợp quy luật.
− Biên độ giảm khi đi sâu vào vườn ruộng.
− Tốc độ truyền triều trên các sông khá lớn, biến đổi theo mùa, lớn nhất
là trên sông Tiền (trung bình: 20km/g, có đoạn 40km/g) và giảm nhanh khi triều
truyền vào vườn, ruộng.
− Hậu quả là tuy cùng nguồn triều, các điểm khác nhau trên các dòng
chính và nội đồng có thể khác pha do triều truyền theo nhiều đường khác nhau.
5.3. Chế độ thủy văn mùa kiệt và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
− Trong mùa cạn, toàn bộ sông rạch ở ĐBSCL chịu tác dụng của thủy
văn và hầu như không có kênh chính nào chảy một chiều trong mùa cạn, những

kênh nào lợi dụng được các quy luật truyền triều và ít bị nhiễu động bởi các kênh
ngang đều có chế độ tải nước tốt trong mùa cạn.
− Ngoài nguồn của sông Tiền vào mùa nắng, cần lưu ý khai thác nước
của các nguồn từ sông rạch Campuchia đổ về.
5.4. Chế độ thủy văn mùa lũ và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
− Ngập úng là hiện tượng khá thường xuyên đối với ĐBSCL, nhất là ở
các vùng trũng và khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu.Vì thế cũng ảnh hưởng đến
diện tích, năng suất trồng vườn và ruộng. Nước sông vào mùa lũ không đục như
sông Hồng do hàm lượng phù sa nhỏ (0,100 kg/m
3
vào các tháng 3,4; 0,300 kg/m
3
-
tháng 9,10). Tuy vậy tổng lượng của các con sông này hợp lại lên đến một con số
khổng lồ, khoảng 100 triệu tấn/năm, nghĩa là gấp khoảng vài lần tổng lượng phù sa
sông Hồng và tổng lượng trung bình nhiều năm lên đến 475-500 tỉ m
3
. Vì vậy, sau
mấy trăm năm khai khẩn, vùng ĐBSCL đã trở thành vựa lúa lớn nhất của Việt Nam
và là nơi trồng hoa quả với năng suất cao nhờ hệ thông dẫn thuỷ nhập điền quy mô
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và phức tạp biến những vùng đất phèn trở thành đất phù sa phì nhiêu, ngăn chặn
những luồng nước mặn từ biển.
− Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến nạn lũ lụt xảy ra tại
ĐBSCL thường hơn những thập niên trước, với một nhịp độ ngày càng tăng, gần
như ngập lụt xảy ra hằng năm.
− Vùng ngập sâu nhất (>2m) là Tân Châu, Châu Đốc.Vùng ít ngập nhất
(<0.3m) là Bạc Liêu, Mỹ Tho, Bến Tre và các vùng núi.
5.6. Vấn đề xâm nhập mặn

− Sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi là một hiện tượng tự
nhiên trong các con sông mà cao độ của đáy sông thấp hơn mặt nước biển. Hiện
tượng này xảy ra do sự khác biệt về tỉ trọng của nước mặn (khoảng 1,03) và nước
ngọt (khoảng 1,00). Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như lưu
lượng và thời lượng của sông, độ dốc của lòng sông, biên độ thủy triều, vận tốc và
chiều gió cũng như nhiệt độ của nước, trong đó lưu lượng và thời lượng là yếu tố
quyết định.
− Nước mặn sẽ xâm nhập một cách dễ dàng nếu không có đủ lưu lượng
và thời lượng của nước sông. Lưu lượng thấp và kéo dài có thể do hạn hán, nhưng
cũng có thể do các dự án thủy nông, cấp thuỷ và rẽ nước ra khỏi lưu vực ở thượng
lưu.
− Sự xâm nhập mặn trên các sông chính: là do nước biển theo dòng triều
oh god
− Truyền ngược vào trong lòng sông nên sự thay đổi mặn cũng mang
tính chất chu kì.
− Xâm nhập mặn trong nội đồng: sự xâm nhập mặn ở các ruộng, vườn
còn phức tạp hơn nhiều so với sông chính vì chịu tác động của nhiều nguồn mặn và
các điều kiện khí hậu, địa hình các nơi có ảnh hưởng khá lớn.Tuy nhiên độ mặn bị
giảm nhanh vào đầu mùa mưa.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
− Hậu quả là mất đi nguồn nước gia dụng và trồng trọt duy nhất hoa màu
và cây trái bị hủy hoại. Thực vật sẽ chết nếu độ mặn của nước trồng trọt vượt quá
0,36 g/l. Ngoài ra, nước có độ mặn cao cũng ảnh hưởng đến gia súc và cá nước
ngọt.
− Sông Cửu Long và các sông khác trong vùng ĐBSCL có tất cả các yếu
tố thuận lợi cho cho sự xâm nhập của nước mặn:đáy sông thấp hơn mặt nước biển,
độ dốc lòng sông rất bằng phẳng, biên độ thủy triều cao( khoảng 3m ở biển Đông)
và gió chướng thổi từ đất liền vào mùa khô .Vì sông Cửu Long có một lưu lượng tự
nhiên cao trong một thời gian dài ,nhất là trong mùa nươc nổi, cho nên sự xâm

nhập của nước mặn trong sông Cửu Long ngày trước chỉ giới hạn ở vùng cửa sông
và không tạo nên một vấn đề nghiêm trọng cho vùng ĐBSCL vào thời điểm đó.
− Ngày nay sự xâm nhập mặn trong sông Cửu Long là một trong những
yếu tố tối quan trọng có ảnh hưởng đến việc khai thác và phát triển ĐBSCL. Dữ
kiện đo đạc gần đây, tuy không đầy đủ đã cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề. Ví
dụ tại Mỹ Tho nơi mà trước đây có nước ngọt quanh năm, độ mặn trong sông Tiền
đã lên đến 5,3g/l vào đầu tháng 4 /1999 và còn có thể lên cao hơn .Độ mặn này
vượt quá tiêu chuẩn 2,0 g/l cho nước gia dụng ở các nước đang phát triển ,0,36 g/l
cho nước trồng trọt và 3,0 g/l cho nước chăn nuôi. Nước mặn đang xâm nhập sâu
vào sông Cửu Long, nhất là trong mấy năm vừa qua.Trong năm 1995 ,nước mặn đã
tiến sâu vào sông Cửu Long 50 km, nhưng đến năm 1999 nước mặn tiến sâu 70km,
một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử.
− Có nhiều phương pháp có thể dùng để đối phó với sự xâm nhập của
nước mặn trong sông Cửu Long .Phương pháp trước tiên có thể nghĩ đến là gia tăng
lưu lượng của sông Cửu Long trong lãnh thổ Viêt Nam, nhất là trong mùa khô. Có
thể thực hiện bằng cách giảm số lượng nước dẫn vào kinh dùng cho việc canh
tác,nhất là những vùng có năng suất thấp. Lưu lượng của sông Cửu Long cũng có
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thể được gia tăng bằng các hồ chứa nước nhân taọ trong vùng. Một phương pháp
rất thông dụng đã được thực hiện là trong vùng ĐBSCL là cống ngăn mặn.
− Một giải pháp thỏa đáng cho sự xâm nhập nước mặn trên sông Cửu
Long có thể là một sự kết hợp của tất cả các phương pháp bao gồm sự gia tăng lưu
lượng của sông, cống ngăn mặn ,đập và điều kiện tự nhiên…
− Tất cả phải nhằm một mục đích là làm sao cho việc khai thác và phát
triển mang lại nhiều lợi ích nhất trong khi giảm thiểu các ảnh hưởng tai hại của các
dự án thủy lợi trong toàn lưu vực sông Meekong lên dân cư và hệ thông sinh thái
của sông Cửu Long và vùng ĐBSCL.
5.7. Tình hình chua phèn trên kênh mương
Quá trình oxi hóa, thủy phân và rửa trôi các thành phần độc hại trong

đất chua đã làm cho nước kênh có độ pH rất thấp, với hàm lượng Al
3+
, Fe
2+
, Fe
3+
rất
cao. Hai biện pháp để cải tạo nước chua trong kênh rạch là cô lập ém phèn tại chỗ,
và tạo thủy để đẩy nước chua đi nhanh ra sông lớn.
5.8. Phù sa và sự chuyển tải phù sa vào nội đồng
− Lượng phù sa của sông Cửu Long cao nhất vào mùa lũ. Thuộc loại phù sa
hạt mịn.
− Quá trình chuyển tải phù sa vào nội đồng bị chi phối hoàn toàn bởi động
lực của các dòng chảy ở các khu vực bị lũ ảnh hưởng. Phù sa vào nội đồng sâu nhất
vào mùa lũ khi nước trong các kênh chảy một chiều, song lượng bùn cát này chưa
được bồi đắp vào đồng ruộng vì nước chưa tràn lên đồng.
− Khi lũ đã cao, nước lũ từ phía biên giới Campuchia về tạo ra các sông lũ
ngăn cản không cho phù sa vào sâu.
− Các vùng đất có nước phù sa chảy mạnh qua thường là đất tốt cho nông
nghiệp vì được cải tạo và bồi tích. Muốn tăng lượng phù sa và trong vườn, ruộng
cần phải tăng tốc độ của dòng nước.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5.9. Nước ngầm
Các kết quả nghiên cứu địa chất, thủy văn đồng vị, thủy địa hóa.... đã
khẳng định các vỉa nước ngầm ở ĐBSCL không phải là các túi nước cô lập bị chôn
vùi mà liên tục được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Nước ngầm đóng vai trò
quan trọng trong nông nghiệp.
6. Khí hậu
ĐBSCL mang tính chất khí hậu gió mùa cận xích đạo. Các yếu tố khí hậu

như ẩm độ, không khí, bốc hơi, nắng, bức xạ, nhiệt độ tuy có thay đổi theo mùa
nhưng tương đối ổn định.
Nhiệt độ: Nhiệt độ hằng năm tương đối điều hòa, trung bình khoảng 27
0
C.
Nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất chênh lệch không quá 3-4
0
C
Độ ẩm : độ ẩm trung bình trong khoảng 80-86%
Mưa
− Lượng mưa biến động theo từng trạm. Lượng mưa trung bình tháng
vào khoảng 130-150 mm trong các tháng mùa mưa và vài chục mm trong các tháng
mùa khô.
− Có hai đợt hạn đáng kể: đợt hạn tháng 5,6 DL(gọi là đầu vụ) hay tháng
7, 8 DL (gọi là hạn Bà Chằng).
Bốc hơi: Nơi có lượng bốc hơi trung bình năm thấp nhất là Cần Thơ: 693.5
mm, TPHCM : 1.300mm
Ánh sáng: Ở ĐBSCL số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.500 giờ.
Bức xạ: cán cân bức xạ năm đạt 75-80 kcal/cm
2
Gió: có 3 hướng gió chính: Tây Tây Nam, Đông Bắc và Đông Nam.
Bão: quanh năm ít có bão xảy ra.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
7. Hệ sinh vật
7.1. Thực Vật
Rừng nước mặn ven biển chiếm diện tích 30.000 ha, đứng thứ ba trên
thế giới có giá trị kinh tế cao.
7.1.1 Thảm thực vật tự nhiên vùng đất hoang
− Kiểu thảm thực vật trên vùng phù sa cổ và núi sót: phân bố trên vùng

có địa hình cao.
− Kiểu thảm thực vật vùng ngập nước:
o Rừng ngập mặn
o Trảng cỏ ngập mặn
o Trảng cỏ Năng Xoắn
o Kiểu thảm thực vật ven sông rạch
o Kiểu phụ Mấm, Đước
o Kiểu phụ dừa nước
o Kiểu phụ bần chua
o Kiểu phụ chiếc
− Kiểu thảm thực vật ngập nước định kỳ: phân bố ở vùng trung bình
thấp hoặc trũng.Kiểu sinh cảnh này chiếm diện tích trong vùng ngập lũ.
7.1.2 Thảm thực vật trên vùng đất canh tác
Trên vùng đất canh tác thảm thực vật tự nhiên bị thay thế hoàn toàn
bằng thảm thực vật nhân tạo. Gồm: đất địa hình cao ngập ít, đất ruộng, đất ven biển
nhiễm mặn.
7.2. Động Vật
7.2.1 Chăn nuôi
− Trên cạn: các loại gia súc gia cầm...
− Dưới nước: phần lớn là thủy hải sản.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
7.2.2 Tự nhiên
Hệ động vật hoang dã ở đây bao gồm 23 loài thú, 386 loài và loài phụ chim.,
35 loài bò sát, 6 loài ếch nhái và 260 loài cá chủ yếu thấy ở rừng U Minh và các
rừng đước ở Nam Căn.
8. Khoáng sản
− ĐBSCL có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển
Đông và Vịnh Thái Lan:
oBể trầm tích Cửu Long: thềm lục địa tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía Bắc,

ĐBSCL ở phía Nam. Dự báo khoảng 2 tỷ tấn dầu quy đổi.
oBể trầm tích Nam Côn Sơn: Tiềm năng dự báo địa chất khoảng 3 tỷ tấn dầu
quy đổi.
oBể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai thuộc Vịnh Thái Lan có trữ lượng dự báo
không lớn, khoảng vài trăm triệu tấn dầu.
− Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn.
− Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3.
− Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3.
− Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm
− Than bùn có lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu
tấn
− Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh
Hải.
II. KINH TẾ-XÃ HỘI
1. Dân số-lao động
− Là vùng có dân số đông nhất trong các vùng của cả nước, chiếm 22%
dân số cả nước.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
− Dân cư ở ĐBSCL phân bố không đều và không ổn định. Dự báo dân
số đô thị năm 2010 khoảng 7,4 triệu người, chiếm 35% dân số vùng.
− Về lực lượng lao động: ĐBSCL có hơn 6 triệu lao động xã hội có
khoảng 4.5 triệu làm nông nghiệp.
− Tỷ lệ chết còn cao có thể do ảnh hưởng mức sống bị giảm sút và thiếu
thuốc men chữa bệnh.
− Nhân dân ĐBSCL giàu truyền thống cách mạng, thông minh sáng tạo,
có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hoá có thể thích ứng nhanh nhạy với điều kiện
và đòi hỏi mới của thời đại khoa học công nghệ tiên tiến.
2. Văn hoá xã hội
2.1. Văn hoá

ĐBSCL là vùng đất thuộc nền văn hóa Óc eo của cư dân bản địa thuộc
vương Phù Nam. Người Việt miền Bắc đến khai phá vào khoảng thế kỷ 16. Khoảng
thế kỷ 17, nhóm người Hoa thuộc gia tộc Mạc Cửu đến khai phá vùng đất Hà Tiên.
Cư dân ĐBSCL hầu hết là người Việt, ngoài ra còn có các dân tộc Khmer, Chăm,
Hoa, Mạ, Stieng, Chơro, Mnông…trong đó người Việt đóng vai trò chủ thể quyết
định sự phát triển.
2.1.1 Văn hóa nông ngiệp:
− Thiên về quảng canh nhằm sử dụng diện tích đất khai hoang còn quá
rộng, nhằm trừ hao do chim chóc…
− Hệ thống thuỷ lợi không có đê, chủ yếu dựa vào chế độ thuỷ triều đề
đưa nước ngọt và phù sa lên diện tích đất canh tác. Mỗi lần có lũ là một lần cải tạo
chất lượng nước, vệ sinh ruộng đồng.
− Ngoài trồng lúa còn trồng nhiều loại hoa màu, cây ăn trái nổi tiếng
như bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc. Bên cạnh nông nghiệp, cư dân ĐBSCL còn
chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.2. Tập quán ăn uống:
Văn hoá ẩm thực của người Tây Nam Bộ không đi vào sự cầu kì mà thiên về
sự dư dật, phong phú, thề hiện sự dung hợp hài hòa giữa các dân tộc.
2.1.3. Tập quán trang phục:
Trang phục đặc trưng là áo bà ba, bên cạnh là trang phục của các dân tộc
Hoa, Chăm, Khmer nhất là các vùng có các dân tộc này sống tập trung như Châu
Đốc, Sóc Trăng. Trang phục cũng thể hiện lối ứng xử thích nghi với môi trường tự
nhiên với các chất liệu bằng vải sợi, thoáng mỏng như truyền thống của người Việt
nhưng cũng mang những sắc thái riêng.
2.1.4. Ăn ở - đi lại:
Về nhà ở, điều kiện tự nhiên bắt buộc xây dựng nhà trên đồi, gò, gồng và
nhà dọc trên kênh rạch, mặt nhà hướng ra lộ hay kênh rạch. Có 4 loại nhà chủ yếu
là nhà đất, nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất trong đó nhà sàn là phổ biến nhất. Vật liệu

xây nhà trước kia lấy từ các loại vật liệu tự nhiên: tràm, đước, lá dừa nước …sau
này thêm các loại cây khác, gạch, đá…
2.2. Xã hội
2.2.1. Y tế:
− Hệ thống y tế phát triển tương đối rộng khắp. Toàn vùng có 11 bện
viện đa khoa, 103 trung tâm y tế tuyến huyện và 100% xã có trạm y tế. Chương
trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện rộng khắp và thu được nhiều kết quả khả
quan. Tình hình sức khoẻ cộng đồng có nhiều vấn đề, cần giải quyết vấn đề bệnh
dịch liên quan đến nguồn nước do thiếu nước sạch. Bệnh AIDS lan truyền mạnh ở
khu vức biên giới do người dân thiếu hiểu biết và tệ nạn xã hội.
− Trong những năm gần đây dịch cúm gà lan rộng, ĐBSCL cũng là vùng
có tốc độ lây truyền cao và phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Điều đó đòi hỏi
công tác y tế, tiêm phòng, vệ sinh dịch tễ cần được nâng cao và mở rộng để bảo vệ
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sức khoẻ cộng đồng.
2.3. Giáo dục
− Mạng lưới giáo dục ở ĐBSCL khá đầy đủ. Tính đến 30/4/2000 có
3.458 triệu người đến trường. Trong đó, trường tiểu học và phổ thông cơ sở là
4.034 và phổ thông trung học là 324 triệu. Mỗi xã thường có trường trung học. Bên
cạnh đó, mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học khá
nhiều gồm: đại học Cần Thơ, 5 trường kinh tế, 86 trường cao đẳng dạy nghề.
− Tuy nhiên, những vùng sâu, vùng xa đầu tư cho giáo dục chưa nhiều,
số lượng trẻ em đến trường còn thầp so với cả nước. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông
trung học thấp, chỉ cao hơn Tây Nguyên (ĐBSCL 97,01%, Tây Nguyên 7.,01%,
đồng bằng sông Hồng 93,28%)
− Nhìn chung, hệ thống giáo dục chưa phát triển đồng bộ giữa các cấp
học và các vùng dân cư.
3. Kinh tế
3.1. Nông nghiệp

− ĐBSCL là một vùng lương thực, thực phẩm quan trọng nhất cả nước hội
tụ nhiều trọng điểm sản phẩm hàng hóa.
− ĐBSCL có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong cả nước. Diện tích
đất phù sa ngọt thuận lợi và tương đối thuận lợi cho nông nghiệp-chủ yếu là lúa
nước. Đặc biệt, trồng lúa đang là thế mạnh của ĐBSCL, diện tích trồng lúa là 4
triệu ha, xuất khấu 2-3 triệu tấn gạo mỗi năm. Lượng gạo xuất khẩu trong 10 năm
tăng lên đến 22 triệu tấn. ĐBSCL chiếm một nửa sản lượng lương thực của cả nước
trong khi dân số chiếm 22%. (hình 1.1)
− ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, nông nghiệp
ĐBSCL đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế trong vùng,
đồng thời góp phần ổn định nền kinh tế chung của đất nước.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
− Khu vực ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước, đây cũng là vườn cây ăn
trái rộng lớn của Việt Nam, chính vì vậy đây cũng là nơi dùng rất nhiều các loại
thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV), phân bón hóa học(PBHH). Các hóa chất này
không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, đất mà còn gây hại cho con người, đặc biệt
những người tiếp xúc trực tiếp với chúng .
− Việc sử dụng TBVTV và PBHH quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều hậu quả về
môi trường như đất, không khí, đặc biệt là tác động mạnh đến nguồn nước ngầm,
nước mặt khu vực, nếu sử dụng không đúng chúng cũng có phản tác dụng lên cây
trồng như vàng lá, khô cây, giảm sức nảy mầm, ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của
cây…
− Các ảnh hưởng thông thường như các bệnh ngoài da, ung thư, thần kinh,
vô sinh, nội tạng…hoặc tử vong, ngoài ra con có những biểu hiện mãng tính khi
mới tiếp xúc như muốn ói, hoa mắt, xanh xao, mẩn ngứa…
3.2. Công nghiệp
− Tuy không là thế mạnh của vùng nhưng công nghiệp ở ĐBSCL cũng
đã và đang phát triển rất mạnh mẽ: Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An...
− Công nghiệp chủ yếu tập trung vào chế biến gạo, thủy sản. Ngành khai

thác vật liệu xây dựng đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, trang thiết bị và công nghệ
còn lạc hậu, nhất là ngoài quốc doanh.
3.3. Thủy sản
Với lợi thế về nguồn nước mặt phong phú từ hệ thống sông ngòi kênh rạch,
chằng chịt.... ĐBSCL có nhiều loại cá nước ngọt có chất lượng. Giá trị xuất khấu
thủy hải sản đạt 50-60% so với cả nước.
3.4. Giao thông-vận tải
− Đặc điểm của khu vực này là sông nước, kênh rạch chằng chịt nên
giao thông chủ yếu từ trước là đường thủy. Gần đây công nghiệp dịch vụ phát triển,
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhu cầu giao thông đường bộ tăng nhanh nên đã có hoàng loạt các công trình cầu
đường mới được xây dựng để thuận tiện hóa mọi việc giao lưu thương mại, văn hóa
,du lịch giữa các vùng
− Sự tham gia của tư nhân ngày càng gia tăng thúc đẩy sự phát triển của
ngành giao thông vận tải. Vận chuyển hàng hóa chủ yếu tập trung vào hai hướng
chính là TpHCM-Cà Mau và TpHCM-Kiên Lương. Hàng hóa vận chuyển bằng
đường thủy chủ yếu là gạo, vật liệu xây dựng, phân bón, gỗ....
3.5. Thương mại-Dịch vụ-Xuất nhập khẩu
− Trong những năm gần đây, dịch vụ thương mại của ĐBSCL phát triển
rất nhanh, hàng hóa đổi mới về số lượng, đa dạng về chủng loại.
− Xuất khẩu phát triển nhanh trong thời kì gần đây, tập trung vào xuất
khẩu gạo, thủy sản là chính. Nhập khẩu không nhiều, chủ yếu là phân bón và các
vật tư nông nghiệp khác.
3.5. Du lịch
− Trong những năm gần đây, khu vực ĐBSCL trở thành một địa điểm
du lịch sinh thái nổi tiếng với hệ thống kênh rạch, nổi tiếng với đời sống sông nước,
với những ngôi chùa mang kiến trúc người Khơme, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp
có thể ngắm hoàng hôn,…Lượng khách trong nước và ngoài nước tới vùng ngày
càng tăng và kéo theo đó cũng nhiều vấn đề môi trường.

− Hầu hết những địa điểm du lịch đều bị thay đổi về cảnh quan, sinh thái
quanh vùng, chúng được biến đổi phục vụ cho các mục đích như xây dựng đường
bê tông quanh khu núi Cấm, núi Sam, núi Đá Dựng hay vùng thạch Động,…và
nhiều khu du lịch quanh vùng.
− Quanh khu du lich còn phát sinh nhiều người dân sinh sống dựa vào
việc chủ yếu là cung cấp một số dịch vụ cho khách du lịch như nước uống, đồ ăn,
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sách báo…điều này làm mất vẻ tôn nghiêm của các khu vực đền chùa, mất vẻ mỹ
quan, đồng thời xả nhiều rác thải xung quanh khu du lịch…
− Điều tệ hại là rác thải tại những khu du lịch này rất nhiều và bị vứt bừa
bãi. Phần là do ý thức kém của khách du lịch, phần do quản lý khu du lịch và thu
gom chất thải kém .Dẫn tới các khu du lịch trở thành bãi rác khổng lồ gây mùi hôi
thối khó chịu.
4. Tiềm năng kinh tế
− ĐBSCL, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở
Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất
nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước.
− ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế
đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển.
− ĐBSCL nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề
với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam
bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin,
Indonesia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và
đối tác đầu tư quan trọng.
− ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng
không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu úc và các quần
đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng quan trọng cho giao
lưu quốc tế.

− ĐBSCL nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí,
điện lớn.
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
− ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông
ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với
các vùng ở nước ta.
Chương 2: Các điểm khảo sát, học tập
I. CỐNG ĐẬP BẢO ĐỊNH - TIỀN GIANG
1. Giới thiệu
− Vị trí địa lý: rạch Bảo Định thuộc ấp 6, xã Đạo Thạch, Thành phố Mỹ
Tho (gần ngã ba Trung Lương). (hình 2.1)
− Thời gian xây dựng: 27/01/2004
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
− Cấp công trình: cấp IV
− Hình thức: kiểu cống lộ thiên bằng bêtông cốt thép, đóng mở cửa bằng
van tự động 2 chiều
− Cao trình ngưỡng: - 4.20m
− Kích thước cửa (n*B*H): 3*10*6.5(m)
− Chiều rộng thông nước: 30.0m. (hình 2.2)
− Chiều dài thân cống: 16.0m
− Cao độ dạ cầu: +3.90m
− Tiêu năng 2 chiều:
- Chiều dài bể tiêu năng thượng lưu: 15.0m
- Chiều dài bể tiêu năng hạ lưu: 21.70m
− Hố phòng xói thượng lưu có cao độ: -6.0m
− Hố phòng xói hạ lưu có cao độ: -6.0m
− Xử lý nền cống bằng cọc bêtông cốt thép 35*35cm

− Cửa van tự động hình chữ nhật bằng thép không rỉ, cao độ đỉnh cửa:
+2.5,0m; H=6.5m
− Tần suất tiêu: P=10%
− Tần suất tưới: P=75%
− Cống tự vận hành theo triều, mực nước triều lên xuống được ghi nhận
thường xuyên
2. Nhiệm vụ công trình
− Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng cả trên lĩnh vực nông nghiệp
lẫn giao thông vận tải đối với tỉnh Tiền Giang. Vì tuyến đường tránh quốc lộ 50
qua thành phố Mỹ Tho đã được bộ giao thông vận tải thi công xong, chỉ còn chờ
công trình này hoàn thành mới nối liền toàn tuyến để đưa vào sử dụng, góp phần
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giải quyết tình trạng tắt nghẽn giao thông trong nội ô thành phố Mỹ Tho từ trước
đến nay
− Nhiệm vụ chính của công trình là giải quyết vấn đề xâm nhập mặn vào
tháng giêng âm lịch hằng năm, không cho nước mặn xâm nhập vào theo hướng
biển Đông. Tiêu chuẩn thoát lũ ứng với lũ năm 1961, triều 1994. Đồng thời giữ
ngọt, tạo ra nguồn nước ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất cho 10300
ha đất lúa 3 vụ và vườn cây ăn trái, cấp nước sinh hoạt cho dân. Chuyển nước ngọt
từ rạch Bảo Định sang rạch Gò Cát và giải quyết tiêu nước ở nội đồng vào mùa
mưa.
− Đồng thời, kết hợp phát triển giao thông thuỷ, bộ và cải tạo môi
trường sinh thái vùng dự án.
3. Vấn đề đặt ra
− Vần đề xây dựng đập ảnh hưởng đến sinh hoạt - sản xuất của cư dân
trong vùng, ảnh hưởng đến môi trường, nhất là ảnh hưởng năng suất lúa phía trong
vùng đê do pH thay đổi. Khi tạo đập ngăn sông, phần ngọt rất dễ thiếu nước vào
mùa khô.
− Sự thay đổi chế độ nước cũng như các tính chất lý hoá của sông do

hoạt động của đập có thể làm thay đổi cơ cấu cây trồng của nhân dân trong vùng.
− Sự thay đổi từ chế độ nước chảy thành nước đứng làm thay đổi hệ sinh
thái trong vùng, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh cũng như làm gia tăng lượng
bùn lắng.
II. TRÀM CHIM – TAM NÔNG
1. Lược sử phát triển của Vườn Quốc gia Tràm Chim
− Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành
lập với tên gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trồng tràm và khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng
Tháp Mười xa xưa.
− Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi), được tái phát hiện ở
Tràm Chim. Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm
Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).
− Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim,
cấp quốc gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ kèm theo thông tư số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha. Vào tháng 9
năm 1998, diện tích của Vườn quốc gia Tràm Chim được điều chỉnh lại là 7.588 ha.
− Năm 1998, nơi đây trở thành Vườn quốc gia Tràm Chim theo Quyết
định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Vị trí địa lý
− Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm ở vị trí :
o 10
0
37’ đến 10
0
46’ độ vĩ Bắc
o 105

0
28’ đến 105
0
36’ độ kinh Đông
− Nằm cách sông Mêkông 25km về phía Tây, gần biên giới Campuchia
− Thuộc địa phận 4 xã : Tân Công Sinh, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Đức
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
− Tổng diện tích tự nhiên là 7.586 ha
2.2. Địa hình
− Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm ở vùng đồng lụt kín Đồng Tháp
Mười. Địa hình trũng, khó tiêu nước, cao trung bình từ 1.4m-1.5m, cao nhất là
1.7m, thấp nhất là 1.2m
− Ở phía Bắc và phía Đông có địa hình cao hơn và là vùng chuyển tiếp
giữa bậc thềm phù sa cổ và phù sa hiện đại, địa hình cao nên lớp phủ mỏng, đất đai
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phần lớn là bậc thềm phù sa cổ, thành phần cơ giới nhẹ hình thành nên các loại đất
xám
2.3. Các loại đất chính
2.3.1 Nhóm đất xám trên phù sa cổ
− Đất xám điển hình trên phù sa cổ tập trung chủ yếu ở phía Bắc của
vùng và các khu vực địa hình hơi cao như các giồng Giăng, giồng Phú Đức,giồng
Phú Hiệp…hình thành nên các vùng đất xám điển hình có thành phần cơ giới nhẹ,
xốp, nghèo dinh dưỡng. Ở các chân giồng với địa hình bằng hơi thấp, đất xám bị
ảnh hưởng nhiễm phèn …
− Đất xám điển hình phù sa cổ là loại đất nghèo dinh dưỡng nhất ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Đất xám ở đây ít chua,độ pH từ 4,5 – 5. Hàm lượng hữu cơ
thấp từ 0,8 – 2%, trung bình từ 1,5% ở tầng mặt và 0,5% ở các tầng sâu.
− Đạm tổng số thấp,tầng mặt 0,08% - 0,15%, các tầng dưới 0,08%. Lân
tổng số rất nghèo, biến động từ 0,005%-0,02%.

− Các cation trao đổi thấp, Ca
2+
biến động từ 2-5me/100g đất. Thành
phần cơ giới có nặng hơn so với đất xám ở vùng Đông Nam Bộ.

2.3.2 Nhóm đất phèn
Quá trình hình thành đất phèn: do quá trình trầm tích phù sa, cốt đất
ngập mặn phèn tiềm tàng dưới rừng đước, sú, vẹt, rừng già mỗi ngày một cao dần.
Ảnh hưởng ngập nước trên mỗi ngày giảm đi. Cuối cùng,đất ngập mặn tiềm tàng
cũng dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của triều. Quá trình khử oxi trong đất ngày
càng yếu đi, quá trình oxi hóa trong đất ngày càng mạnh và đất ngập mặn tiềm tàng
chuyển thành đất phèn hoạt động. Đất phèn hoạt động có phản ứng chua mạnh (pH
3 – 4), độ mạnh của đất thấp 1/100
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.4. Chế độ khí hậu
Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm trong khu vùng có chế độ nhiệt đới
gió mùa với 2 mùa mưa và khô rõ rệt: mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến
tháng 12), các tháng còn lại là mùa khô
− Nhiệt độ: nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến
động,nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 27
0
C.Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận
là 38
0
C vào khoảng tháng 12 và tháng 1,còn nhiệt độ thấp nhất là khoảng 14 - 15
0
C
vào khoảng tháng 4 và tháng 5.
− Độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 –

83%,vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt đến 85%,ngược lại tỏng mùa khô độ
ẩm bình quân có thể xuống tới 74% có khi đạt dưới 30%
− Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng
này là hướng Tây–Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước
và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông–Bắc, tốc độ gió trung bình
khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc
độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.
− Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng
1.400 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, hơn 85% lượng mưa
tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng
khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại
Vườn quốc gia Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm.
Như vậy: lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và biến đổi của
các hệ sinh thái đất ngập nước.Trong mùa mưa,mưa lớn thường kéo dài hàng tuần
vào tháng 7 và tháng 8 đã gây nên hiện tượng lam truyền nước chua cho toàn khu
vực làm cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài phù du động thực vật và cá có thể
chết rất nhiều và có thể làm ngừng sự sinh trưởng của các loài thực vật.Mùa mưa
thường ngừng đột ngột,nước rút đi nhanh,mặt đất nhanh chóng bị trơ ra nắng,các
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quá trinh sinh hóa diễn ra nhanh ở trong các tầng đất,đất nứt nẻ và các loại độc tố
trong đất theo các mao quản lên tầng trên cũng gây hai cho đời sống của sinh vật ở
các vùng này
2.5. Chế độ thủy văn
− Vườn quốc gia Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu
thổ sông MeKong, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông MeKong thông qua hệ thống
kinh thủy lợi như kênh Hồng Ngự–Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp.
− Vào mùa khô, khi nguồn nước mưa chấm dứt, nước từ sông MeKong
lan truyền vào sâu trong đồng rất khó khăn. Nước từ trên biển Đông theo sông
MeKong và Vàm Cỏ ngược lên phía Tây ảnh hưởng đến chất lượng nước ở khu

vực này. Biên độ dao động của mực nước triều trong các kênh rạch vào khoảng 20
– 30 cm. Mực nước triều có thể đạt đến độ cao tuyệt đối là 50cm, nhưng luôn luôn
thấp hơn mặt đất trong đồng. Năng lượng triều và năng lượng chênh lệch mực nước
triều ở các vị trí khác nhau rất nhỏ. Lưu lượng dòng chảy ít đạt 10m
3
/s. Lưu lượng
nước triều ở nơi tiếp giáp giữa 2 luồng nước triều là rất nhỏ.
− Vào mùa lũ (đầu tháng 5 và tháng 6), nước mưa cùng với nước lũ sông
MeKong và Campuchia bắt đầu tác động vào khu vực này. Mực nước tăng dần lên
vào khoảng tháng 8, nước bắt đầu chảy qua những chỗ đê thấp, chảy vào những
vùng đất trống tạo nên thành hồ lớn mênh mông, những dạng cây trên cồn đất cao
còn lại như những đảo nhỏ giữa biển khơi rộng lớn. Thời gian và mức độ ngập
nước ở đây phụ thuộc vào nước lũ ở sông MeKong
− Tương ứng với 2 mùa mưa và khô chế độ thủy văn cũng được phân
thành 2 màu rõ rệt :
o Từ tháng 2 đến tháng 5: mực nước bình quân cao nhất trên kênh rạch
luôn luôn thấp hơn so với cao trình mặt đất thấp nhất trong đồng
o Từ tháng 9 đến tháng 12: mực nước thấp nhất hàng tháng trên kênh
rạch luôn luôn cao hơn mặt đất nơi cao nhất trong đồng
25

×