Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

một số bệnh hại cây lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 23 trang )

MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY
MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY
LÚA
LÚA
Người thực hiện:
Người thực hiện:
Phạm Quốc Lợi
Phạm Quốc Lợi
Lớp:sinh-ktnn-k16
Lớp:sinh-ktnn-k16
1.Bệnh đạo ôn hại lúa
1.Bệnh đạo ôn hại lúa
a,Triệu chứng bệnh.
*,Triệu chứng đạo ôn lá:
+,Trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình
bầu dục màu lục tối hoặc nâu vàng sau
phát triển thành hình thoi màu nâu đậm.
+,Kích thước vết bệnh từ 0,2-4x0,5-2,2mm.
+,Bệnh ít khi xuất hiện ở nách lá hay bẹ lá.Bệnh trên lá
thường làm cây lụi đi nên còn gọi là bệnh “tiêm lụi lúa”
*,Triệu chứng đạo ôn cổ bông:
-Khi lúa trỗ trở đi,lúa xâm nhập gây hại trên đốt cổ
bông,cổ gié tạo ra các chấm nâu nhỏ,sau lan rộng
quanh cổ bông màu nâu đen làm cho cổ bông khô
tóp,bông lép trắng toàn bộ.
-Do nấm tấn công vào mạch dẫn gây cản trở việc vận
chuyển các chất dinh dưởng nuôi lá, thân và hạt làm
cho lá,thân dễ gãy, hạt bị lép,lửng.
b,Nguyên nhân gây bệnh:
-Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia ozyzae gây nên.
-Bào tử phân sinh được sinh ra rất nhiều vào ban


đêm,trong tối,nảy mầm trong điều kiện độ ẩm
cao,nhiệt độ 24-28độ C.
-Thời kì tiềm dục của bệnh từ 4-5 ngày,rất dễ biến dị tạo
ra nhiều nòi sinh học khác nhau.
-Nấm sinh ra nhiều loại độc tố gây hại cho lúa như:
piricularin,axit picolinic
-Nguồn bệnh được bảo tồn ở dạng sợi nấm và bào tử
trên tàn dư rơm rạ và cây giống và trong các loại cỏ
dại mọc ven ruộng như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ
chỉ, lúa chét…
c,Quy luật phát sinh phát triển bệnh:
-Bệnh đạo ôn gây tác hại lớn ở miền bắc trong vụ lúa
xuân (cao điểm từ tháng 3-5). Ở miền trung và đồng
bằng SCL gây hại thường xuyên trong các vụ lúa,nhất
là vụ đông xuân và hè thu.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh:
+,Thời tiết:ẩm độ không khí cao,mưa nắng xen kẻ,sáng
sớm và chiều tối có sương mù rất thuận lợi cho bệnh
phát sinh gây hại.
+,Dinh dưỡng: bệnh phát triển mạnh trên đất ruộng khô
hạn (khiến cây sinh trưởng kém,mất khả năng chống
chọi nên bệnh xảy ra nặng),khó hấp thụ silic.
Bón không cân đối giữa N-P-K, bón
thừa đạm, bón đạm muộn, phun phân
bón lá có đạm nhất là giai đoạn đòng
trổ … tạo điều kiện cho bệnh phát
triển
nặng hơn. .
+,Giống lúa: các giống lúa có tính kháng bệnh khác nhau.Các
giống NN-8,CR-203,VN-10…dễ bị nhiễm bệnh còn các giống

lúa như IR.1820,OM.80,C71,GH.305…có khả năng kháng
bệnh đạo ôn do có khả năng tạo ra phytoalexin, quinon,
phenol…khống chế sự xâm nhiễm và phát triển của bệnh.
d,Biện pháp phòng trừ:
-Sử dụng giống kháng bệnh,cho năng suất cao và phẩm
chất tốt.Nên mua giống xác nhận ở những cơ sở tin
cậy như các Viện nghiên cứu, Trung tâm giống,Công
ty giống.
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt lúa chét, làm sạch cỏ bờ…
hạn chế mầm bệnh lưu tồn và lây lan vụ sau.
-Chăm sóc tốt,hợp lí,bón phân cân đối
N-P-K.Tăng cường sử dụng phân hữu
cơ,tro,kali.Không bón thúc đạm khi bệnh đang phát
triển.
-Chọn hạt giống sạch bệnh, sạch cỏ và xử lý giống
trước khi gieo sạ.
-Gieo sạ với mật số vừa phải,không gieo sạ dày. Lượng
giống gieo sạ trung bình khoảng 80 – 120 kg/ha
- Giữ mức nước trên ruộng phù hợp với từng nhu cầu
sinh trưởng của lúa, tránh để ruộng khô khi bệnh xảy
ra.
-Sử dụng thuốc hoá học đặc trị bệnh đạo ôn :fuji
one,hinosan,kasai,beam,Trizole…
2,Bệnh khô vằn hại lúa.
2,Bệnh khô vằn hại lúa.
a,Triệu chứng bệnh:
-Bệnh khô vằn hại phổ biến trên lúa, ngô, mía Trên
lúa bệnh hại các bộ phận như phiến lá, bẹ lá, cổ
bông. Bẹ lá, lá và các bộ phận bị bệnh khô lụi sớm,
vàng xơ xác, nghẹn đòng, bông lép.

-Bệnh nặng có thể làm giảm năng suất đáng kể,trung
bình từ 15-40%.
b,Nguyên nhân gây bệnh:
-Bệnh khô vằn do nấm rhizoctonia gây ra.Trong điều
kiện nhiệt đới,nấm phát triển chủ yếu ở dạng sợi nấm
đa bào (màu trắng) và tạo ra hạch nấm (mày nâu).
-Chu kì bệnh bắt đầu từ các hạch nấm bảo tồn trên đất
ruộng và tồn dư vụ trước bám vào cây lúa sau khi
cấy.từ hạch nấm sẽ mọc ra các sợi nấm tấn công cây
lúa và sinh sản ,tồn dư đến vụ sau.
c, Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh:
-Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 24-32 độ
C và ẩm độ cao trên 90%.
-Bệnh phổ biến rộng,gây hại lớn vào mùa mưa,mật độ
cây dày,vụ mùa,hè thu hơn so với lúa xuân.
-Bệnh thường phát sinh và phát triển nhanh từ giai đoạn
lúa đứng cái,làm đòng-sau trỗ.
-Bệnh gây hại nhiều trên hầu hết các giống lúa mới hiện
nay trồng ở nước ta.
d,Biện pháp phòng trừ:
-Làm vệ sinh đồng ruộng,thu gom sạch tàn dư cây
bệnh.Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm,hạn
chế sức sống của chúng.
-Gieo cấy ở mật độ thích hợp,không trồng quá dày.bảo
đảm chế độ nước vừa phải.
-Chăm sóc làm sạch cỏ,bón phân cân đối,kết hợp bón
kali.
-Phun các loại thuốc đặc hiệu trừ bệnh như :
validaxin,monceren,rovral, Camilo,Chevil…

3.Bệnh vi khuẩn bạc lá lúa
3.Bệnh vi khuẩn bạc lá lúa
a,Triệu chứng bệnh:
-Vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào
trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính,
nhưng cũng có khi vết bệnh từ ngay giữa
phiến lá lan rộng ra;vết bệnh lan rộng theo
đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh
xanh tái,vàng lục,lá nâu bạc,khô xác.
-Trong điều kiện mưa ẩm,nóng thì trên mặt vết bệnh có
nhiều giọt dịch vi khuẩn keo đặc lại thành những viên
nhỏ màu vàng lục hay hổ phách.
b,Nguyên nhân gây bệnh:
-Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra.vi
khuẩn có một lông roi ở đầu,hình gậy,nhuộm gram
âm,khuẩn lạc tròn.có phản ứng sinh hoá tạo H2S.
-Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 26-300C,
pH thích hợp là 6,8 -7.
-vi khuẩn xâm nhiễm qua lỗ khí,vết thương trên lá.truyền
lan nhờ nước,mưa,gió và được bảo tồn-truyền lan qua
hạt giống,tàn dư lá bệnh,lúa chét,cỏ dại.
c, Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh:
-Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng (26-
30 độ C) và thường gây hại nặng trong vụ lúa
mùa.Những năm thời tiết ẩm ướt,nhiều mưa gió,
bão,là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh,phát
triển.
-Bệnh phát triển nhiều nhất vào giai đoạn lúa
có đòng-trỗ-chín sữa.Nếu đất chua,ngập úng…thì
bệnh sẽ xuất hiện sớm và phất triển mạnh hơn.

-Những ruộng bón quá nhiều đạm,bón lai rai và muộn sẽ
làm bệnh phát triển mạnh hơn.Tăng cường bón phân
hữu cơ,kali,lân một cách cân đối hợp lí sẽ làm hạn
chế sự phát triển và mức độ tác hại của bệnh.
-Các giống lúa khác nhau thì mức độ mẫn cảm với bệnh
cũng khác nhau.một số giống có gien kháng bệnh
như:IR.20, IR.22,X.21,DV.85…
d,Biện pháp phòng trừ:
-Cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế
tác hại của bệnh (nhất là biện pháp sử dụng các giống
lúa kháng bệnh cao)
-Vệ sinh tàn dư sau thu hoạch,diệt cỏ dại nhiễm bệnh.
-Phải bón phân cân đối ,không bón đạm muộn,cần giữ
mực nước nông.
- Dùng các loại thuốc để phun như: batocide,
Staner,Kasuran,Xanthomix,Sansai
4.Bệnh virut hại lúa (bệnh vàng lùn)
4.Bệnh virut hại lúa (bệnh vàng lùn)
a,Triệu chứng bệnh:
-Phần trên của phiến lá bị vàng từ chót lá vào trong.cây
lùn thấp, lá sít nhau. Cây trỗ muộn,nghẹn đòng,bông
lép lửng, gạo vàng, dễ gãy và có vị đắng.
-Thiệt hại do bệnh gây ra trung bình 15-60% năng suất.
b.Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm xâm nhiễm
truyền lan:
-Bệnh vàng lùn do virut RTBV và RTSV gây ra.
-Bệnh lây lan nhờ môi giới truyền bệnh
là rầy xanh đuôi đen và rầy điện quang.
Thời kì tiềm dục của bệnh trên lúa

IR17494 là 6-14 ngày.
-Ngoài côn trùng,cỏ dại nhiễm virut cũng có vai trò quan
trọng trong việc duy trì nguồn bệnh trên đồng ruộng
như:cỏ lồng vực,cỏ đuôi phượng,cỏ gà nước
-Cây lúa giai đoạn đầu sinh trưởng dễ nhiễm bệnh hơn
giai đoạn cuối.
-Các giống lúa có mức độ cảm nhiễm bệnh khác
nhau.các giống nhiễm bệnh nặng như:
IR-17494,CN-47…giống chống chịu bệnh như:
IR.64, IR.26,TH.28…
c,Biện pháp phòng trừ:
- Thay đổi giống nhiễm bệnh bằng sử dụng giống kháng
bệnh có năng suất cao phù hợp với vùng sản xuất.
-Vệ sinh đồng ruộng,tiêu diệt cỏ dại,làm đất kỹ, phơi
ruộng 10-15 ngày trước khi xuống giống để tiêu huỷ
mầm bệnh.
-Tăng cường sức đề kháng cho cây lúa đối với bệnh do
vi rút qua việc sử dụng một số chất kích thích kháng
bệnh như K2HPO4, CuCl2 cho xử lý hạt và phun qua
lá, Humid acid (Risopla V) 1-1,5 Kg/ha khi bón lót.
-
Sử dụng thuốc hoá học trừ rầy nâu ngay từ ruộng mạ
như: Applaud,Trebon,Bassa Kết hợp với một số biện
pháp quản lý dịch rầy nâu khác như: sử dụng thiên
địch,biện pháp phòng trừ sinh học, hoá học

×