Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu một số bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ trên cây điều (anacardium occidentale lamk) tại bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------------

VŨ THỊ PHƯƠNG BÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH
VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ TRÊN CÂY ðIỀU
(Anacardium occidentale Lamk)
TẠI BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------ * ----------------

VŨ THỊ PHƯƠNG BÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH
VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ TRÊN CÂY ðIỀU
(Anacardium occidentale Lamk)


TẠI BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60. 62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Ngô Vĩnh Viễn

HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu khác. Các
thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Vũ Thị Phương Bình

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc

trước sự quan tâm, dìu dắt và tận tình hướng dẫn của TS Ngơ Vĩnh Viễn trong
suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn trước sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của
các thầy, các cô đã tham gia giảng dạy chương trình cao học, các cán bộ trong Ban
đào tạo sau đại học – Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Viện Bảo vệ thực vật, các cán bộ Bộ
môn Bệnh cây và đặc biệt là các đồng nghiệp nhóm Nghiên cứu cây trồng cạn –
Viện bảo vệ thực vật, Trạm BVTV Bù Đăng (Bình Phước) đã giúp đỡ trong q
trình điều tra và thực hiện thí nghiệm đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Vũ Thị Phương Bình.

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục các ký hiệu , chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

viii

PHẦN MỞ ðẦU

1

Chương 1 – Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của ñề tài

4

1.1.

Cơ sở khoa học của ñề tài


4

1.2.

Các nghiên cứu trên thế giới về bệnh hại trên cây điều

4

1.2.1. Tình hình sản xuất ñiều trên thế giới

4

1.2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài

7

1.2.3. Nghiên cứu về các bệnh chính hại điều trên thế giới:

13

1.2.4. Các biện pháp phịng trừ bệnh hại điều trên thế giới

19

1.3.

22

Các nghiên cứu về bệnh hại trên cây ñiều tại Việt Nam


1.3.1. Tình hình sản xuất điều ở Việt Nam

22

1.3.2. Tình hình sản xuất điều của tỉnh Bình Phước

24

1.3.3. Những nghiên cứu về thành phần bệnh hại ñiều và biện pháp phòng
trừ

26

Chương II - Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

29

2.1. Vật liệu nghiên cứu

29

2.2. Nội dung nghiên cứu

30

2.3. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

30


2.4. Phương pháp nghiên cứu

30

2.4.1. ðiều tra ngồi đồng ruộng

30

2.4.2. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm

33

Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

iii


2.4.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (C. gloeosporioides)
hại cây ñiều

36

2.5. Xử lý số liệu

40

Chương 3 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận

41


3.1. Kết quả ñiều tra thành phần bệnh hại điều tại tỉnh Bình Phước

41

3.1.1. Thành phần bệnh hại điều tại tỉnh Bình Phước

41

3.1.2. Triệu chứng và qui luật phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính
trên cây điều tại tỉnh Bình Phước

43

3.2. Kết quả nghiên cứu bệnh thán thư

46

3.2.1. Xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh

46

3.2.2. Một số ñặc ñiểm sinh học của nấm C. gloeosporioides gây bệnh
thán thư trên điều tại Bình Phước

52

3.2.3. Quy luật phát sinh gây hại của bệnh thán thư (C. gloeosporioides)
trên cây điều ngồi đồng ruộng

57


3.2.4. Ảnh hưởng của ñiều kiện sinh thái ñến phát sinh, gây hại bệnh thán
thư điều ngồi đơng ruộng

59

3.3. Biện pháp phịng trừ bệnh thán thư điều tại Bình Phước

62

3.3.1. Thí nghiệm phịng trừ nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư
điều trong phịng thí nghiệm

62

3.3.2. Kết quả ngồi đồng ruộng

65

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

75

1. Kết luận

75

2. ðề nghị

75


TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT

Cụm từ

Viết tắt

1.

Bảo vệ thực vật

BVTV

2.

Colletotrichum gloeosporioides

C. gloeosporioides


3.

Chỉ số bệnh

CSB

4.

Công thức

CT

5.

ðối chứng

ðC

6.

ðường kính tản nấm bệnh ở cơng thức đối chứng

Dc

7.

ðường kính tản nấm bệnh ở công thức xử lý thuốc

Dt


8.

Hệ số biến động của thí nghiệm

CV (%)

9.

Hiệu lực

HL

10.

Hiệu quả giảm bệnh

HQGB

11.

Năng suất

NS

12.

Tháng 5

T5


13.

Tháng 9

T9

14.

Trichoderma harzianum

T. harzianum

15.

Trung bình

TB

16.

Tỷ lệ bệnh

TLB (%)

17.

Sai khác khơng có ý nghĩa (No significant)

ns


18.

Trước phun lần 1

TPL1

19.

Trước phun lần 2

TPL2

20.

Sau phun lần 2

SP2

21.

Vi sinh vật

VSV

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Diện tích trồng điều phân theo các huyện và thị xã của tỉnh Bình
Phước qua các năm

24

1.2.

Diện tích thu hoạch điều phân theo các huyện và thị xã của tỉnh Bình
Phước qua các năm

25

1.3.

Sản lượng điều phân theo các huyện và thị xã của tỉnh Bình Phước
qua các năm

25

3. 1.


Thành phần và mức ñộ phổ biến của bệnh hại trên cây điều ở Bình
Phước ( 2009 – 2010)

41

3. 2.

So sánh đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh thán thư điều ở Bình
Phước với các nghiên cứu về nấm C. gloeosporioides ở nước ngoài

50

3. 3.

Kết quả phân lập mẫu bệnh thán thư trong phịng thí nghiệm (Viện
Bảo vệ thực vật, 2009)

51

3. 4.

Kết quả lây bệnh nhân tạo trên cây ñiều (Viện Bảo vệ thực vật, tháng
9 - 2009)

52

3. 5.

Ảnh hưởng của mơi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng


53

nấm C.gloeosporioides (Viện Bảo vệ thực vật, 2009)
3. 6.

Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển sợi nấm C. gloeosporioides
(Viện Bảo vệ thực vật, 2009)

54

3. 7.

Ảnh hưởng của pH ñến sự phát triển nấm C. gloeosporioides (Viện
Bảo vệ thực vật, 2009)

55

3. 8.

Ảnh hưởng của ánh sáng ñến sự sinh trưởng nấm C. gloeosporioides
(Viện Bảo vệ thực vật, 2009)

56

3. 9.

Diễn biến sự phát sinh gây hại của bệnh thán thư (C.gloeosporioides)
trên cây điều tại Bình Phước năm 2009

57


3. 10.

Ảnh hưởng của tuổi cây ñến sự phát sinh, gây hại bệnh thán thư ñiều
(ðiều tra tháng 11 - 12/năm 2009 tại Bình Phước)

60

3. 11.

Ảnh hưởng của các chân đất ñến sự phát sinh gây hại của bệnh thán
thư (ðiều tra tháng 11 - 12 năm 2009 tại Bình Phước)

60

3.12.

Ảnh hưởng của giống ñến sự phát sinh gây hại của bệnh thán thư

61

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

vi


ñiều (ðiều tra tháng 11 - 12 năm 2009 tại Bình Phước)
3.13.

Ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc đến bệnh thán thư ñiều


61

(ðiều tra tháng 11 - 12 năm 2009 tại Bình Phước)
3. 14.

Khả năng ức chế của nấm T. harzianum với nấm C. gloeosporioides
trên môi trường nuôi cấy (Viện Bảo vệ thực vật, 2009)

63

3.15.

Khả năng ức chế của thuốc hóa học với nấm C. gloeosporioides trên
mơi trường ni cấy (Viện Bảo vệ thực vật, 2009)

64

3.16.

Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán ñến sự phát sinh gây hại
của bệnh thán thư điều (Bình Phước, 2009)

66

3. 17.

Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán ñến năng suất ñiều (Bình
Phước, 2009 – 2010)


66

3. 18.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đến sự phát sinh gây hại của
bệnh thán thư điều ( Bình Phước, 2009)

67

3. 19.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đến năng suất điều (Bình
Phước 2009 – 2010)

68

3.20.

Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến sự phát sinh gây hại của
bệnh thán thư điều (Bình Phước, 2009)

68

3.21.

Ảnh hưởng của phương pháp bón đến đến năng suất ñiều (Bình
Phước, 2009 – 2010)

69


3. 22a. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến tỷ lệ bệnh thán thư hại đọt non
điều (Bình Phước, 2009)

70

3. 22b. Ảnh hưởng của thuốc hóa học ñến chỉ số bệnh thán thư hại ñọt non
ñiều (Bình Phước, 2009)

70

3. 23a. Ảnh hưởng của thuốc hóa học ñến tỷ lệ bệnh thán thư hại chùm hoa
ñiều (Bình Phước, 2009)

72

3. 23b. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến chỉ số bệnh thán thư hại chùm hoa
điều (Bình Phước, 2009)

73

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình


3.1.

Triệu chứng bệnh thán thư hại điều ngồi động ruộng

3.2.

Nấm bệnh phân lập trên mơi trường nhân tạo

3.3.

Cành bảo tử phân sinh

3.4.

Cụm bảo tử nấm gây bệnh thán thư trên mô bệnh

3.5.
3.6.
3.7
3.8.
3.9
3.10.

Trang

ðĩa cành nấm gây bệnh thán thư
Triệu chứng bệnh thán thư ñiều sau 7 ngày lây bệnh nhân tạo
Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư trên cây điều tại Bình Phước năm 2009
Diễn biến chỉ số bệnh thán thư trên cây điều tại Bình Phước năm 2009
Số liệu khí tượng năm 2009 tại Bình Phước

Sự phát triển của nấm C.gloeosporioides ở các liều lượng thuốc khác
nhau sau 5 ngày sau nuôi cấy

48
48
49
49
49
49
58
58
58
65

3.11.

HQGB (%) bệnh thán thư hại đọt non điều bằng thuốc hóa học

71

3.12.

HQGB (%) bệnh thán thư hại chùm hoa điều bằng thuốc hóa học

73

3.13.

Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến năng suất điều ( Bình
Phước, 2009 – 2010)


74

3.14.

Bệnh khơ cành (Corticium salmonicolor) trên cây điều

76

3.15.

Bệnh khơ chồi (Lasiodiplodia theobromae) trên cây ñiều

76

3.16.

Bệnh ñốm ñen (Cercospora sp. ) hại lá ñiều

76

3.17.

Bệnh phấn trắng (Oidium anacardii)

76

3.18.

Bệnh ñốm tảo hại lá ñiều (Cephalauros virescens Kunze)


77

3.19.

Bệnh cháy lá ñiều (Pestalotia sp.)

77

3.20.

Bệnh muội ñen lá ñiều (Capnodium sp.)

77

3. 21.

Bệnh mốc xám quả ñiều (Botritis sp.)

77

3.22.

Ảnh hưởng mơi trường dinh dưỡng, nhiệt độ đến phát triển nấm
C.gloeosporioides

77

3.23.


Ảnh hưởng pH và ñiều kiện chiếu sáng ñến phát triển nấm
C.gloeosporioides

78

3.24.

Khả năng ức chế của nấm T.harzianum ñối với nấm C.gloeosporioides
trên môi trường

78

3.25.

Khả năng ức chế của một số thuốc hóa học đối với nấm
C.gloeosporioides trên mơi trường

78

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

viii


PHẦN MỞ ðẦU
1. ðẶT VẤN ðỀ
Cây ñiều (Anacardium occidentale Linn.), thuộc họ Anacardiaceae, bộ
Rutales, là lồi cây có nguồn gốc nhiệt đới, xuất xứ từ miền ðơng Bắc Brazil. ðến
nay có hơn 32 quốc gia trên thế giới trồng điều. Các cường quốc về điều có thể kể
tới là Việt Nam - Ấn ðộ - Brazin, chỉ riêng 3 nước này ñã chiếm 70% tổng sản

lượng ñiều thế giới, kế ñến là các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania,
Guinea Bissau, Benin…
Ở nước ta, cây ñiều ñược trồng ở ðông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải
Nam Trung Bộ, ðồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ. Khu vực trồng điều
nhiều nhất là ðơng Nam Bộ, tính đến cuối năm 2008, tổng diện tích của cả vùng
này đạt 282,78 ngàn ha (chiếm 67% tổng diện tích điều của cả nước, tỉnh có diện
tích điều tập trung là Bình Phước trên 120.000 ha, ðồng Nai trên 60.000 ha. Vùng
Tây Nguyên ñiều ñược trồng tập trung ở ðắk Nông với diện tích gần 30.000 ha;
khu vực ít nhất là Bắc Trung Bộ, tính đến cuối năm 2008 diện tích trồng điều chỉ
ñạt khoảng 100 ha (TTXVN - 15/11/2007[ 11]; Ngọc Liêm, 2008 [7]).
Năm 2005 diện tích trồng điều cả nước đã ñạt 433,000 ha ñạt 86,6% diện
tích trồng ñiều so với chỉ tiêu ñề ra ñến năm 2010 (Hiệp hội ñiều Việt Nam, 2007)
[10]. Hiện nay cây điều khơng cịn là cây “xố đói giảm nghèo” mà đã trở thành
cây kinh tế mũi nhọn và quan trọng của một số tỉnh trong đó có vùng ðơng Nam
Bộ. Tuy nhiên trong một hai năm trở lại ñây, các nhà máy chế biến ñiều ñang thiếu
nguyên liệu trầm trọng, lượng hạt ñiều không ñáp ứng ñủ cho các nhà máy chế
biến , nhiều tỉnh sản lượng ñiều chỉ cung cấp ñược 25 - 30% cơng suất của các nhà
máy.
Theo hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), năm 2009 ngành ñiều nhập khẩu
gần 250,000 tấn điều thơ, cịn năm 2010 số lượng điều cần phải nhập là 300,000 tấn
và sẽ tăng trong những năm tiếp theo. Cây điều đã và đang được khuyến khích mở

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

1


rộng diện tích trồng trên những địa bàn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho
điều phát triển.
Việc tăng nhanh diện tích trồng điều cùng với thâm canh cao ñã làm gia tăng

các loại sâu bệnh hại trên ñiều. Một số sâu bệnh hại như sâu ñục cành, bọ xít muỗi,
bệnh thán thư, bệnh khơ cành…gây thiệt hại ñáng kể về năng suất cũng như chất
lượng ñiều. Nhiều nơi dịch hại làm giảm năng suất từ 20 - 40%. Theo Báo ðồng
Nai ra ngày 22/3/2007, Vụ ñiều năm 2007 sản lượng ñiều của ðồng Nai giảm
khoảng 40% so với năm 2006, nguyên nhân là do hoa bị khô dẫn đến khơng đậu
trái. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ðồng Nai, năm 2008 do mưa trái vụ
và thời tiết lạnh trong những ngày ñầu tháng 2 và tiếp theo là đợt nắng nóng kéo
dài từ ngày 19/2 ñã làm cho hơn 4,000 ha ñiều (chiếm gần 10% diện tích điều của
cả tỉnh) đang trong giai ñoạn nuôi trái non bị nhiễm bệnh thán thư. Bệnh xảy ra ở
hầu hết các huyện Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, ðịnh Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân
Phú, Trảng Bom, Xuân Lộc và thị xã Long Khánh. Tới cuối tháng 3 diện tích điều
bị nhiễm thán thư tăng 547 ha. Tại huyện Xn Lộc cịn có 150 ha điều đang bị
bệnh khô trái non. Theo báo Lâm ðồng ngày 15/7/2007 các vườn điều tại Lâm
ðồng đang bị sâu bệnh tấn cơng khiến các nhà vườn gặp rất nhiều khó khăn. Theo
thống kê của Trung tâm nơng nghiệp tính đến cuối tháng 6/2007 huyện ðạ Huoai
có hơn 70% diện tích điều đã bị bệnh xì mủ và bệnh thán thư gây hại. Theo ơng
Nguyễn Văn Nam - Giám đốc trung tâm Nơng nghiệp huyện thì ngun nhân chính
để bệnh phát sinh gây hại trên ñiều là do tập quán canh tác lạc hậu và sự thiếu kiến
thức của nông dân trong việc phịng trừ bệnh.
Việc thiếu các thơng tin cần thiết, đầy ñủ và chính xác về thành phần, ñặc
ñiểm gây hại của các loại bệnh hại chính trên cây điều và các biện pháp phịng trừ
bệnh ở miền ðơng Nam Bộ nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng khơng chỉ làm
cho người trồng ñiều mà cả những cán bộ chỉ ñạo sản xuất ở ñịa phương cũng gặp
nhiều lúng túng khi xử lý các loài dịch bệnh gây hại trên ñiều. Xuất phát từ yêu cầu

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

2



thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu một số
bệnh hại chính và biện pháp phịng trừ trên cây điều tại Bình Phước”. ðề tài
sẽ nghiên cứu một cách hệ thống về bệnh hại trên cây điều, đề xuất các biện
pháp phịng trừ bệnh phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm góp phần ñáp
ứng ñược nhu cầu ổn ñịnh mở rộng diện tích trồng điều ở Bình Phước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác ñịnh ñược thành phần bệnh hại cây ñiều, ñặc ñiểm phát sinh, phát
triển và gây hại của một số bệnh hại chính, đề xuất biện pháp phịng trừ bệnh
phù hợp với điều kiện thâm canh, góp phần ổn định năng suất và tăng hiệu quả
kinh tế cho người trồng ñiều tỉnh Bình Phước.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Cung cấp ñược danh sách thành phần bệnh hại trên cây điều tại tỉnh Bình
Phước cũng như dữ liệu về các qui luật phát sinh, phát triển và gây hại của một
số bệnh hại chính trên cây ñiều tại tỉnh Bình Phước.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở khoa học ñể xây dựng và ñề xuất
các giải pháp phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư hại cây ñiều phù hợp với ñiều
kiện sản xuất ở nước ta.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu:
Các vi sinh vật tác nhân gây bệnh hại trên cây ñiều tại tỉnh Bình Phước,
tập trung vào nhóm nấm gây bệnh hại trên các bộ phận ñọt non, lá, hoa, quả.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thành phần bệnh hại, diễn biến sự phát sinh gây hại của bệnh thán thư,
đặc tính sinh vật học, sinh thái học của vi sinh vật gây bệnh thán thư hại điều và
một số biện pháp phịng trừ bệnh hại này tại tỉnh Bình Phước.

Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài

ðiều là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và là cây trồng chủ lực
của các tỉnh miền ðơng Nam Bộ. ðiều bị rất nhiều lồi vi sinh vật như nấm, vi
khuẩn ... tấn công gây hại. Tùy theo từng loại tác nhân gây bệnh và mức ñộ bị
nhiễm bệnh mà cây có những biến đổi bên ngồi và bên trong. Sự thay ñổi này
thể hiện bằng các triệu chứng bệnh hay thay ñổi hoạt ñộng trao ñổi chất mà
trước hết là chức năng sinh lý của cây. Mỗi một tác nhân gây bệnh đều có các
u cầu riêng về ñiều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng....
Việc xác ñịnh chính xác ngun nhân gây bệnh trên điều và nắm vững
qui luật phát sinh, phát triển của bệnh, mối tương tác giữa vi sinh vật gây bệnh
và các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến chúng cũng như nghiên cứu các biện
pháp phòng trừ bệnh là một bước cốt yếu trong việc phát triển có hiệu quả
chương trình bảo vệ điều nhằm góp phần ổn định diện tích năng suất, chất lượng
của ñiều (Denis Persley, 1994) [40].
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về bệnh hại trên cây điều
1.2.1. Tình hình sản xuất điều trên thế giới
Cây điều có nguồn gốc từ miền ðơng - Bắc Brazil, sau lan đến Nam và
Trung Mỹ. Theo Smith et al., (1992) [72], người Bồ ðào Nha, ñã mang cây ñiều
ñến các nước thuộc ñịa của mình ở châu Phi (Angola và Mozambique, Nigeria),
ở châu Á (Goa và Cochin Malabou vùng bờ biển của Ấn ðộ và Sri Lanka) trong
thế kỷ 15 - 16 (Ohler, 1967; 1979) [65; 66]. Người Tây Ban Nha ñã ñưa cây
ñiều ñến trồng ở Philippine vào thế kỷ 17. Hiện nay ñiều ñược trồng ở rất nhiều
nước nhiệt ñới, các nước có diện tích trồng lớn là Brazil, Ấn ðộ, Mozambique
và Tanzania (Vũ Triệu Mân và cộng sự, 2005) [8].


Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

4


Theo thống kê của FAO năm 2006 [44], sản lượng ñiều thô trên thế giới
năm 1955 là 125,000 tấn ñến năm 1986 là 365,000 tấn, chủ yếu là của ðông
Châu Phi (25%), Brazin (33%) và Ấn ðộ (38%). Năm 2003, sản lượng ñiều trên
thế giới ñã ñạt 2,09 triệu tấn. Nước sản xuất nhiều nhất là Việt Nam (675,600
tấn); Ấn ðộ (460,000 tấn); Brazil (216,066 tấn); Nigeria (186,000 tấn) và
Tazania (121,900 tấn). Năng suất điều trung bình từ 400 - 600 kg/ha/năm. ðến
năm 2004, tổng diện tích điều trên thế giới chiếm 3,09 triệu ha và sản lượng là
2,27 triệu tấn, năng suất điều trung bình 730 kg/ha/năm. Các nước sản xuất ñiều
lớn chiếm 83,9% sản lượng ñiều của thế giới gồm Việt Nam, Ấn ðộ, Nigeria,
Brazil, Indonesia và Tanzania.
Ấn ðộ từ lâu ñã ñược coi là nước sản xuất ñiều chính ở châu Á, sản lượng
ñiều của Ấn ðộ chiếm 70 - 90 % tổng sản lượng của châu Á. Trong thập niên
1970 và thập niên 1980 khi sản xuất ñiều của châu Phi giảm dần, sản xuất ñiều
tại Ấn ðộ tiếp tục tăng trưởng với một tốc ñộ nhanh và ổn ñịnh. Ấn ðộ hiện
chiếm khoảng 40% lượng ñiều thế giới (Azam-Ali et al., 2001) [25]. Ngày nay,
diện tích điều tại Ấn ðộ khoảng 634,900 ha với tổng sản lượng của 417,000 tấn.
Cây ñiều ñược trồng rộng rãi ở các bang Maharashra, Andhra Pradesh, Orissa,
Kerala,Tamil Nadu, Karnataka, Goa và West Bengal. Ngồi những bang trồng
điều truyền thống này, cây điều cịn được trồng ở các bang khác của Ấn ðộ như
Gujarat và Assam - tại các bang này diện tích cây điều có sự tăng đột phá trong
thời gian gần ñây (Minas et al., 1998) [63].
Trong những năm 1990, Indonesia và Việt Nam ñã trở thành các nước
sản xuất ñiều lớn tại châu Á. Sự phát triển của nghề trồng ñiều tại hai nước này
giúp tăng cường, củng cố vị trí thứ nhất trong sản xuất điều của châu Á trên thế

giới. Sự gia tăng sản xuất ñiều ở hai nước này ñã làm sản lượng ñiều của Ấn ðộ
từ chỗ chiếm 90% sản lượng ñiều của châu Á vào đầu năm 1970, ngày nay giảm
xuống chỉ cịn hơn 70% (Azam-Ali et al., 2001) [25].

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

5


Tại Indonesia, vùng trồng ñiều phát triển chủ yếu ở các tỉnh ðông Nam
Sulawesi (46%), Nam Sulawesi (23%), ðông Java (10%), Tây và ðông
Nusatenggara (4%), Bali (3%) và các khu vực khác (14%). Diện tích và sản
lượng điều tại Indonesia tăng dần theo thời gian. Trong năm 1978 diện tích trồng
ñiều chỉ là 82,511 ha với tổng sản lượng 8,800 tấn và ñã tăng lên 253,7 ha với
sản lượng 23,305 tấn vào năm 1988. Năm 1996, diện tích tăng thêm gần 466,000
ha (Minas et al., 1998) [63].
Trong những năm cuối thập niên 90, Nigeria ñã là một nước sản xuất ñiều
hàng ñầu ở châu Phi (Azam-Ali et al., 2001) [25]. Tổng diện tích đất canh tác
điều ở Nigeria năm 1995 ước tính khoảng 40,000 ha, trong đó 60% diện tích
thuộc sở hữu của nông dân (Asogwa et al., 2008) [27]. Hiện nay diện tích đất
trồng điều đã tăng lên 320,000 ha. Sản lượng hạt ñiều ở Nigeria ñã ñược ổn ñịnh
và tăng lên ñáng kể trong khoảng thời gian 25 năm từ năm 1965 ñến trước năm
1990 sản lượng ñiều tương ñối thấp chỉ ñạt 25,000 tấn/năm (Azam-Ali et al.,
2001) [25]. Sản lượng ñiều tăng từ 30,000 tấn trong năm 1990 lên 636,000 tấn
trong năm 2006 (Asogwa et al., 2008) [27].
Tanzania là nước trồng ñiều lớn thứ tư sau Ấn ðộ, Nigeria và Brazil.
Trong bốn thập kỷ qua, việc sản xuất điều tại Tanzania đã có những biến động
đáng kể. Giữa những năm 1990 - 1991 và 1999 - 2000, sản lượng ñiều ñã tăng
sáu lần, năng suất tăng từ 17,000 tấn lên đến 106,500 tấn. Theo ước tính, xu
hướng này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần, ñạt khoảng 130,000 tấn trong

năm 2000 - 2001 (Cashew Nut Board of Tanzania, 2000) [36].
Brazil là nước sản xuất điều chính ở miền Nam Châu Mỹ (Azam-Ali et
al., 2001) [25]. Theo FAO (2006) [44], sản lượng ñiều của Brazil hiện ñang giữ
vị trí thứ ba sau Ấn ðộ và Nigeria, hàng năm sản lượng ñạt 251,268 tấn. ðiều
ñược trồng ở nhiều vùng khác nhau của Brazil. Diện tích điều của Brazil có
khoảng 740,000 ha, nhưng phần lớn diện tích trồng tập trung ở phía ðơng Bắc,

Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

6


sản lượng điều của vùng ðơng Bắc chiếm 94% sản lượng của quốc gia, các ñồn
ñiền lớn tập trung ở khu vực ven biển Ceará, Piauí và Rio Grande do Nortebang.
1.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại ñiều
1.2.2.1.Thành phần bệnh hại ñiều trên thế giới
Cùng với việc mở rộng sản xuất ñiều trên thế giới, các nghiên cứu về sâu
bệnh hại ñiều ngày càng ñược chú ý cả về thành phần và tác hại của chúng. Tuy
nhiên, tại mỗi vùng sản xuất khác nhau thì số lượng lồi gây hại cũng ñược xác
ñịnh khác nhau.

Theo CABI International, 2005 [33], gần 90 lồi sâu, bệnh hại đã được
phát hiện trên cây điều, trong đó đã phát hiện được 11 loại bệnh hại, bao gồm 1
loại bệnh do vi khuẩn, 1 loại bệnh do virus, 1 loại bệnh do tuyến trùng, 8 loại
bệnh hại do nấm. Theo Azam - Ali S.H. và Judge E.C., 2001) [26], cây điều có
thể bị tấn cơng bởi một số sâu bệnh chính, trong các lồi nấm gây bệnh, nấm
Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán là bệnh hại nguy hiểm nhất.
Ngồi ra cịn một vài bệnh nguy hiểm khác như bệnh khơ đen hoa
(Lasiodiplodia


theobromae),

bệnh

nấm

hồng

trên

cành

(Corticium

salmonicolor). Chúng có thể gây ra tác hại đáng kể cho cây, làm chết cây, khơ
hoa, sớm rụng quả non, giảm sản lượng và chất lượng thương phẩm.
Căn cứ vào bộ phận bị hại, giai ñoạn cây bị hại, tác giả Mandal (2007)
[59] chia bệnh hại trên điều thành ba nhóm chính: nhóm bệnh hại cây con bao
gồm nấm Phytophthora palmivore Buttler. Cylindrocladium scoparium Morg. ;
Pythium ultimum Tron. Nhóm bệnh hại hoa và chồi non gồm nấm Colletotrichum
gloeosporioides Penzig, Corticium salmonicolor B. et B.Br.; Oidium anacadii ;
Diplodia natalensis Evans.; Phytophthora nicotianae Van.. Và nhóm bệnh hại lá
gồm nấm Pestalotia paconiae Servazzi, P. dichatae. gây bệnh ñốm lá, Capnodium
sp. gây bệnh muội ñen trên ñiều.

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

7



1.2.2.2. Những nghiên cứu về bệnh hại cây con
Các bệnh hại trong thời kỳ cây con thường bị gây ra bởi một số loài nấm như
Pythium, Phytophthora, Cylindrocladium, Sclerotinia, Fusarium ... ðầu tiên nấm
tấn công các rễ tơ hoặc các đầu rễ, gây hại rễ chính, đơi khi gây thối toàn bộ hệ
thống rễ, nấm tiếp tục xâm nhập vào cây gây bệnh cho vỏ thân hoặc gây thối phần
gốc thân sát mặt ñất. Triệu chứng bệnh thường là các hiện tượng héo, lá biến vàng
và rụng, đơi khi gây chết các nhánh và cành cây, khi bị bệnh nặng gây chết tồn
cây. Nhóm nấm này sống sót nhờ bào tử tồn tại trong ñất. Gặp ñiều kiện thuận lợi
bào tử nấm nảy mầm sau đó tấn cơng vào rễ tơ hoặc các ñầu rễ, bệnh phát triển làm
tổn thương hệ thống rễ cây trồng. Các loài nấm này cũng ảnh hưởng ñến thân cây,
làm cho thân xốp, mềm, sũng nước sau đó cây bị héo và rũ xuống (Denis Persley et
al., 1994 [40]; Franklin Leammlen, 2001 [48]).
ðiều kiện môi trường có thể làm ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh nhất là
các tháng mùa xuân khi nhiệt ñộ trong ñất còn thấp và ẩm ñộ ñất còn khá cao
(Franklin Leammlen, 2001) [48].
Trong các vườn ươm giống tại Thái Lan, Suwit Chaikiattiyos (1998) [75];
Magboo, A.E. (1998) [57], cho rằng hiện tượng chết cây điều con gây ra bởi một số
lồi nấm Fusarium sp., Pythium sp., Phytophthora palmivora và Cylindrocladium
scoparium. Bệnh gây hại nặng trong các vườn điều nhân giống có hệ thống thốt
nước kém và ẩm độ cao.
Các tác giả Asogwa, E. U. Hammed, L. A. và Ndubuaku, T. C. N, (2008)
[27], đã xác định tại Nigeria nhóm nấm gây hại cây con gồm nấm Fusarium spp.,
Cylindrocladium scoparium gây hại rễ, Sclerotium rolfsii gây thối rễ; Pythium
ultimum gây thối rễ, chết héo cây con. Thiệt hại do bệnh thối rễ cây điều trong vườn
ươm ước tính 10 - 15% (Hammed et al.,1976) [50].
Tại Philippine, các báo cáo của Magboo A.E. (1998) [57], ghi nhận sự xuất
hiện bệnh chết yểu cây do nấm Fusarium sp. gây hại. Trong vườn ñiều giống tại
Brazil cũng ghi nhận bệnh thối rễ gây ra bởi nấm Pythium splendens Braun. nấm

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………


8


thường kết hợp với một số tác nhân gây bệnh khác như nấm Sclerotium rolfsii
Sacc… Bệnh làm cho cây phát triển kém, còi cọc, lá biến vàng, cây héo rũ, bộ phận
dưới mặt ñất của cây bị thối mục. Bệnh cháy lá cây con do nấm Phytophthora
heveae và P.nicotianae mới ñược phát hiện gần ñây trên cây ñiều giống ở Brazil.
Bệnh có thể phá hủy vườn ươm trong một vài ngày nếu khơng được phịng trừ kịp
thời bằng thuốc hóa học. Triệu chứng bệnh ban ñầu là những vết ñốm dạng sũng
nước, sau chuyển dần sang dạng ñốm màu nâu sẫm. Nấm xâm nhiễm, lây lan
nhanh chóng và gây chết hàng loạt cho cây giống trong mùa mưa. Bệnh hại thường
gặp trong vườn ñiều giống tại Brazil là bệnh cháy lá do nấm Cylindrocladium
scoparium gây ra, bệnh thường phát sinh nhẹ trong mùa mưa. Trên cây điều ghép
tại vị trí tiếp giáp giữa gốc và cành ghép cũng bị tấn công bởi nấm Lasiodiplodia
theobromae. Bệnh lây lan qua vật liệu làm giống cũng như dụng cụ ghép của người
chủ vườn ươm (Freire et al., 2002) [45].
1.2.2.3. Những nghiên cứu bệnh hại hoa và chồi non
Mặc dù cây ñiều ñược coi là cây trồng có khả năng chống chịu sự tấn cơng
của sâu và bệnh song vẫn có những ghi nhận sự thiệt hại do tác ñộng của chúng gây
ra (Suwit Chaikiattiyos, 1998) [75]. Các bệnh hại hoa và chồi non trên cây điều do
một số lồi nấm gây ra như Colletotrichum gloeosporioides Penzig.; Oidium
anacadii; Diplodia natalensis; Corticium salmonicolor B. et B.Br.; Phytophthora
nocotianae Van… Các nấm này là những ñối tượng gây hại phổ biến và có ý nghĩa
kinh tế quan trọng trên tất cả các vùng trồng ñiều trên thế giới (Mandal, 2007) [59].
Bệnh do các nấm Colletotrichum gloeosporioides và Botryodiplodia sp.
ñược ghi nhận gây hại ñáng kể cho cây ñiều tại Thái Lan. Bệnh có thể xân nhiễm
vào hoa qua vết chích của bọ trĩ. Bệnh thán thư gây ra các vết ñốm trên quả khi

cây bị nhiễm bệnh giai ñoạn nở hoa, bệnh trở nên nghiêm trọng khi giai ñoạn ra

hoa gặp ñiều kiện thời tiết mưa nhiều (Suwit Chaikiattiyos, 1998) [75].

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

9


Các báo cáo của Magboo A.E. (1998) [57] ñã chỉ ra rằng, bệnh thán thư do
nấm Collectorichum gloeospoides gây ra là một trong những bệnh hại thường gặp
trên cây ñiều tại Philippine. Bệnh gây hại nặng trên hoa và giai ñoạn hình thành
quả non trong ñiều kiện thời tiết mưa nhiều.
Theo Ohler J.G (1967) [65], bệnh khô hoa và khô chồi non trên cây ñiều là
bệnh hại phổ biến nhất ở các vùng trồng ñiều của Mozambique, bệnh gây hại
nghiêm trọng giai ñoạn ñiều ñang ra hoa và ra chồi non.
Tương tự, việc sản xuất ñiều tại Nigeria bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các
bệnh khơ đen cành hoa và khô cành do nấm Lasiodiplodia theobromae (Pat)
Giffon et Maubl, và bệnh thối rễ cây ñiều giống do nấm Pythium ultimum Trow.
Bệnh khơ đen cành hoa là ngun nhân làm giảm từ 38 – 70% năng suất hạt hàng
năm (Ohler, 1979 [66]; Olunloyo et al., 1975 [67]). Bệnh khô cành là nguyên nhân
gây chết hơn 50% chồi sinh dưỡng của cây ñiều (Hammed et al., 2008) [52].
Tại ðông Phi, bệnh phấn trắng do nấm Oidium anacardii Noack gây ra là
dich hại hàng ñầu trong sản xuất ñiều ở vùng này. Bệnh ảnh hưởng ñến lá non, hoa,
quả non, hạt và quả giả (Boma et al., 1998 b) [30].
Theo báo cáo về phát triển cây ñiều tại 5 nước Bờ biển Ngà, Ghana, Guinea,
Guinea Bissau và Nigeria của Clive P Topper – 2002 [38], cây điều bị nhiều lồi
sâu bệnh hại với mức độ nguy hiểm khác nhau. Các bệnh hại chính là bệnh thán
thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, bệnh chết ñen (Phomopsis
anacardii), bệnh phấn trắng (Powdery Mildew). Tại Guinea Bissau, tác giả Steven
Kyle (2009) [73], lại cho rằng bệnh thán thư và phấn trắng mặc dù cùng tồn tại và
gây bệnh cho cây điều nhưng khơng phổ biến và cho đến nay gây ra thiệt hại khơng

đáng kể.
Kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại ñiều ở các vùng trồng ñiều tại Australia
của Pat O’farrell, Sam Blaike và Elias Chacko (2004) [68] cho thấy, chỉ có hai loại
bệnh quan trọng là bệnh gây u sưng do Pseudocercospora anacardii ở miền Bắc

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

10



×