Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giải pháp hỗ trợ báo cáo trong hệ thống BI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 76 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG





Ngô Thế Anh Hào









GIẢI PHÁP HỖ TRỢ BÁO CÁO
TRONG HỆ THỐNG BI










LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÁY TÍNH









Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG





Ngô Thế Anh Hào








GIẢI PHÁP HỖ TRỢ BÁO CÁO
TRONG HỆ THỐNG BI


Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÁY TÍNH




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Hoàng Đỗ Thanh Tùng






Thái Nguyên - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Công nghệ thông tin
và truyền thông – Đại học Thái Nguyên, Viện Công nghệ Thông tin thuộc Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nơi các thầy, các cô đã tận tình truyền đạt các
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn Ban chủ nhiệm
khoa và các cán bộ khoa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và hoàn thành đề
tài tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Hoàng Đỗ Thanh Tùng, thầy đã tận
tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người
thân đã động viên khích lệ tinh thần và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.






Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2012



Ngô Thế Anh Hào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tự tìm hiểu và tổng hợp từ nhiều
nguồn tài liệu khác nhau. Luận văn tốt nghiệp là kết quả của quá trình học tập,

và thực hiện hoàn toàn nghiêm túc, trung thực của bản thân. Tất cả các tài liệu
tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Phần mã nguồn của chương trình do tôi thiết kế và xây dựng, trong đó
có sử dụng một số thư viện chuẩn và các thuật toán được các tác giả xuất bản
công khai và miễn phí trên mạng Internet.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và sự trung thực trong
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.


Người cam đoan


Ngô Thế Anh Hào

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BI 2
1.1. BI nhu cầu và thực trạng 2
1.2. Khảo sát hệ thống BI triển khai ở Việt Nam 5
1.3. Lịch sử và xu hƣớng phát triển của BI 7
1.4. BI và các vấn đề trọng tâm 13
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ VÀ BÁO CÁO CHO HỆ THỐNG BI 17

2.1. Nền tảng công nghệ cho BI 17
2.2. Data Warehouse cho BI 20
2.3. An ninh và Internet với BI 24
2.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển BI thời gian thực 27
2.4.1. Hiệu quả hoạt động đáp ứng thời gian thực 27
2.4.2. Kiến trúc và công nghệ của RTBI 28
2.5. Tổ chức các dạng báo cáo trong hệ thống BI 33
CHƯƠNG 3. CÀI ĐẶT VÀ TRIỂN KHAI THUẬT TOÁN TRUY VẤN LIÊN
TỤC HỖ TRỢ CHO BÁO CÁO TRONG HỆ THỐNG BI 40
3.1. Thuật toán truy vấn liên tục hỗ trợ báo cáo trong hệ thống BI 40
3.1.1. Động cơ thúc đẩy 40
3.1.2. Tìm hiểu luồng dữ liệu và báo cáo liên tục 41
3.1.3. Thuật toán truy vấn liên tục 42
3.1.4. Các tình huống xử lý truy vấn 46
3.1.5. Ý tưởng của đề tài 46
3.2. Microsoft StreamInsight và báo cáo trong BI 48
3.2.1. Mục tiêu và lợi ích của StreamInsight với báo cáo BI 49
ii

3.2.2. Mô tả cấu trúc dữ liệu trong StreamInsight 51
3.2.3. Thành phần hoạt động của máy chủ StreamInsight 55
3.3. Cài đặt và thử nghiệm báo cáo Dashboard với StreamInsight 59
3.3.1. Cấu trúc của chương trình 59
3.3.2. Cấu trúc và giao diện báo cáo 60
3.3.3. Kết quả thử nghiệm 62
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA TIẾNG ANH

BAM
Bacteriological Analytical Manual
CEP
Centre for Economic Performance
CRM
Customer relationship management
DW
Data warehouse
ETL
Extract, transform, load
ERP
Enterprise resource planning
KPI
Key performance indicator
LINQ
Language-Integrated Query
OLAP
OnLine Analysis Processing
OPM
Operational performance measure
RTBI
Real-time business intelligence
SDK
Software Development Kits
SO
Strategic objective

SOA
Society of Actuaries
iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Cấu trúc sự kiện Insert 53
Bảng 3.2: Sự kiện khoảng thời gian 54
Bảng 3.3: Mô hình điểm sự kiện 54
Bảng 3.4: Sự kiện cạnh 55
v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Truyền thông giữa hệ thống giao dịch và ứng dụng phân tích 8
Hình 1.2: Mô hình phát triển của BI 9
Hình 2.1: Nền tảng công nghệ BI 17
Hình 2.2: Mô hình BI đơn giản 20
Hình 2.3: Data Warehouse trong mô hình BI 23
Hình 2.4: Tầm nhìn cho RTBI 29
Hình 2.5: Ba lớp RTBI 30
Hình 2.6: Các lớp báo cáo của BI 33
Hình 2.7: Ví dụ báo cáo tĩnh - Doanh thu theo khách hàng 34
Hình 2.8: Ví dụ báo cáo động 35
Hình 2.9: Ví dụ dạng báo cáo Drill-down 36
Hinh 2.10: Ví dụ dạng báo cáo drill-through 36
Hình 2.11: Ví dụ của báo cáo Dashboard 37
Hình 2.12: Ví dụ dạng báo cáo Ad-hoc Dashboard 38
Hình 3.1: Báo cáo thời gian thực của Google Analystic 40
Hình 3.2: Kiến trúc truy vấn liên tục trong luồng dữ liệu 43
Hình 3.3: Mô hình kiến trúc xử lý truy vấn liên tục 44
Hình 3.4: Kiến trúc tạo báo cáo BI sử dụng thuật toán truy vấn liên tục 47

Hình 3.5: Nền tảng ứng dụng StreamInsight 48
Hình 3.6: Truy vấn ràng buộc 59
Hình 3.7: Cấu trúc chương trình 60
Hình 3.8: Lớp dự án DataPublisher 60
Hình 3.9: Lớp dự án WebOutputAdapter 61
Hình 3.10: Lớp dự án EventReceiver.WinUI 61
Hình 3.11: Mẫu báo cáo Dashboard 62
Hình 3.12: Báo cáo theo dòng 63
Hình 3.13: Báo cáo Dashboard qua biểu đồ 63

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU
BI (Business Intelligence) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc
biệt là ở châu Âu từ nhiều năm nay. Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn đang ở
dạng sơ khai, mặc dù thị trường này cũng đã có sự góp mặt của nhiều “đại
gia” như Microsoft, Oracle, Cognos, Business Objects, Sap nhưng các tổ chức
doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuẩn hóa hệ thống
thông tin, bao gồm nhiều vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau trong hệ thống
quản trị tổ chức. Vì thế hệ thống quản trị thông minh cho doanh nghiệp là giải
pháp toàn diện giúp tổ chức chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ ở tầng
ứng dụng trên nhiều nền tảng, tích hợp dữ liệu vào Data Warehouse, phân tích
và tích hợp tri thức nghiệp vụ để khai thác thông tin kinh doanh, thể hiện trên
hệ thống báo cáo đa tương tác, nhằm giúp đội ngũ nhân viên kinh doanh, ban
giám đốc có thể tính chính xác, kịp thời khai thác và quyết đoán, tập hợp và
phân tích thông tin khách hàng hiệu quả, ra quyết định và triển khai các giải
pháp kinh doanh kịp thời, hỗ trợ nâng cao tầm nhìn của nhà quản trị cả về bề
rộng và chiều sâu trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay.

Trong thời đại thông tin bùng nổ, thông tin có nhiều vô số, thị trường
cạnh tranh khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh nhau ở từng sản phẩm, từng khách
hàng. Vấn đề sống còn ở đây không những đưa ra được giai đoạn hợp lý mà
còn phải kịp thời và tốn ít thời gian, nguồn lực và chi phí. Tuy nhiên giải pháp
xử lý luồng dữ liệu liên tục cũng như giải pháp dành cho báo cáo thời gian
thực trong kinh doanh chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Đó cũng là lý
do mà tôi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ báo cáo trong hệ thống BI ” với hi
vọng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, bền
vững hơn cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam.
2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BI
1.1. BI nhu cầu và thực trạng
Thông thường, khi ban lãnh đạo của tổ chức cần các thông tin để thống
kê, phân tích đưa ra những quyết định trong quản lý doanh nghiệp của mình,
phương pháp truyền thống là họ sẽ yêu cầu các bộ phận hỗ trợ (thường là các
phòng, ban tài chính) để đưa ra các báo cáo. Công việc này thường sẽ mất rất
nhiều thời gian để tạo lập báo cáo, đôi khi các số liệu được cung cấp cũng chỉ
có tính chất tin tưởng một cách tương đối bởi lẽ, công việc này hầu như được
làm một cách thủ công với sự hỗ trợ của các công cụ tin học văn phòng. Thế
nhưng các tổ chức lại đang hoạt động trong thời đại bùng nổ thông tin, thông
tin có nhiều vô số, thị trường cạnh tranh khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh nhau
ở từng sản phẩm, từng khách hàng. Vấn đề sống còn trong kinh doanh ở đây
không những đưa ra được chiến lược hợp lý cho từng giai đoạn mà còn phải
kịp thời, không tốn quá nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí.
Trong hoàn cảnh đó hệ thống Business Inteligence (BI) được ra đời như
một sự đáp ứng lại kỳ vọng của các tổ chức, trong thực tế hệ thống BI cũng đã
thể hiện được tầm quan trọng trong các ứng dụng để nâng cao tầm nhìn của
nhà quản trị cả về bề rộng và chiều sâu. Tính chính xác, quyết đoán và kịp
thời là một kết quả rõ nhất mà hệ thống BI cung cấp. Doanh nghiệp sẽ dễ

dàng có được ngay lập tức các thông tin phân tích quản lý, để trả lời các câu
hỏi như: “Đối tượng khách hàng tiềm năng nhất hiện nay là ai?” hoặc “Thị
trường nào đang mang lại lợi nhuận cao nhất?” hoặc “Doanh thu của ngày
hôm qua được bao nhiêu tiền?”, …
BI (có thể hiểu là giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh) là một hệ
thống báo cáo cho phép tổ chức khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau
về khách hàng, thị trường, nhà cung cấp, đối tác, nhân sự, và phân tích/sử
dụng các dữ liệu đó thành các nguồn thông tin có ý nghĩa nhằm hỗ trợ việc ra
3

quyết định. Thông thường cấu trúc một bộ giải pháp BI đầy đủ gồm một kho
dữ liệu tổng hợp (datawarehouse) và các bộ báo cáo, bộ chỉ tiêu quản lý hiệu
năng (Key Perfomance Indicators – KPIs), các dự báo và phân tích giả lập
(Balance Scorecards, Simulation and Forecasting, ).
Xét về mặt công nghệ, BI được tạm định nghĩa là “Một hệ thống cho
phép tổ chức sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để thu được thông tin
và các phân tích có ý nghĩa về khách hàng, thị trường, đối tác, nhà cung cấp,
nhân sự, … từ đó có tác động hiệu quả cho việc đưa ra quyết định” [5].
Khi được khai thác hiệu quả, BI giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh
phù hợp, nhanh chóng với những thay đổi trong kinh doanh thực, bên cạnh
đó, giúp nâng cao sự kết dính trong hoạt động giữa các phòng, ban của doanh
nghiệp. Khi có được những thông tin từ khách hàng một cách nhanh chóng,
doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối
thủ, tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đảm bảo về độ “sạch”, độ hoàn hảo của
những dữ liệu thu thập được. Chính độ “sạch”, độ hoàn hảo của dữ liệu sẽ
quyết định đến mức độ chính xác, mức độ thành công của doanh nghiệp trong
việc đưa ra các quyết định kinh doanh, dự đoán xu hướng thị trường, nhờ đó
nâng cao, cải tiến sản phẩm, chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt
hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến yếu tố thời gian
trong quá trình khai thác thông tin khách hàng cũng như thăm dò đối thủ, mọi

sự chậm trễ có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với tính
chất là một hệ thống khai thác thông tin cho doanh nghiệp, BI còn là một
trong những lý do khiến cho trung tâm liên lạc của doanh nghiệp, từ chỗ là
một trung tâm chủ yếu nhận và trả lời các cuộc điện thoại của khách hàng,
nay đã phát triển thành một trung tâm thông tin đa kênh, tức là khai thác
thông tin của khách hàng từ nhiều kênh thông tin đa dạng, chẳng hạn như
Internet, Web chat. Những thông tin này sẽ được chia sẻ tới nhiều bộ phận
4

trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ luôn đảm bảo được
phương châm kinh doanh “lấy khách hàng làm trọng tâm” của mình.
Các lợi ích chính giữ vai trò thúc đẩy mà một hệ thống BI mang lại cho
tổ chức / doanh nghiệp bao gồm:
- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn một cách nhanh chóng, chính xác và
chuyển những dữ liệu thô thành các số liệu trực quan, các thông tin giá trị;
- Hỗ trợ hiệu quả các hoạt động quản lý thông qua việc đánh giá các hoạt
động của khách hàng, xu hướng thị trường, các chuỗi hoạt động hiệu quả và
ổn định;
- Dữ liệu chính xác và nhanh chóng giúp đưa ra quyết định kịp thời
thông qua các giao diện đồ họa, hiển thị các chỉ tiêu đánh giá, theo dõi;
- Sử dụng bảng theo dõi lịch sử hoạt động giúp phán đoán các tình hình
tài chính, kinh doanh trong tương lai gần;
- Hệ thống quản lý hiệu quả doanh nghiệp cung cấp các giải pháp xây
dựng và dự toán, đánh giá các vấn đề theo dõi, quản lý và khai thác hiệu quả
Data Marts, các dạng báo cáo cao cấp, lưu lượng và chức năng truy cập từ
nhiều thiết bị di động, các quy trình xử lý, … tạo nên một nền tảng hỗ trợ toàn
diện cho tổ chức/doanh nghiệp.
Với những giá trị to lớn có thể mang lại cho doanh nghiệp như nêu trên,
thị trường BI trên thế giới trong những năm gần đây đang rất sôi động và đã
có nhiều tiến bộ, luôn đứng trong nhóm những công nghệ ưu tiên của năm. BI

đang trở nên đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn cho các doanh nghiệp. “Năm
2011, theo đánh giá của Gartner, thị trường các trang thiết bị BI của thế giới
đã tăng trưởng 10% và đạt tới 10,8 tỷ USD (~220.408 tỷ đồng). Các nhà phân
tích lưu ý rằng, thị trường BI đang phát triển năng động với sự khai phá công
nghệ của các nhà phát triển phần mềm độc lập như TIBCO, Sportfire và
QlikTech. Các đối thủ chính của thị trường BI đang đáp lại sự bành trướng
5

của các nhà sản xuất thiết bị khai thác dữ liệu bằng việc đưa ra các giải pháp
dễ sử dụng. Chẳng hạn, đó là các hãng Microsoft PowerPivot, SAP
BusinessObject Explorer, IBM Cognos Express và Information Builders
WebFocus Visual Discovery ” [8].
1.2. Khảo sát hệ thống BI triển khai ở Việt Nam
Trong những lĩnh vực kinh doanh có tính cạnh tranh cao, hàng hoá luôn
đi kèm với dịch vụ hoàn hảo, BI thực sự đem lại những thông tin có giá trị,
luôn cập nhật, phù hợp cho hoạt động của doanh nghiệp mà lại không mất quá
nhiều chi phí. Các doanh nghiệp có thể sử dụng BI như một trung tâm khai
thác thông tin doanh nghiệp (Business intelligence center) nhằm thu thập
thông tin từ khách hàng, từ đó triển khai những phương thức kinh doanh, như
cách thức tiếp thị, phong cách phục vụ, … phù hợp với các đối tượng khác
nhau. Như vậy doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng, lòng tin của
khách hàng và quan trọng hơn là củng cố, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
BI cần cho mọi tổ chức có nhu cầu tích hợp dữ liệu và phân tích thông
tin. Đối với nhà quản lý, đây là hệ thống phân tích hoạt động doanh nghiệp
chính xác và toàn diện nhất do thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn trong
doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, nếu không sử dụng BI, tổ chức/doanh
nghiệp sẽ không có được kết quả ngay, thậm chí có thể tốn kém một khoản
chi phí cho việc khảo sát, nghiên cứu, tìm tòi mới có được kết quả. Với BI,
doanh nghiệp dễ dàng có ngay thông tin phân tích quản lý, để trả lời các câu
hỏi như: “Khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp hiện nay là ai?”;

“Thị trường nào đang mang lại tỷ trọng lợi nhuận chính?”, …
Ở Việt Nam, các tổ chức/doanh nghiệp đang trong giai đoạn chuẩn hóa
hệ thống thông tin. Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp rơi vào tình trạng bùng
nổ dữ liệu các hệ thống dữ liệu của tổ chức bị manh mún, phân tán và không
quản lí được nên BI có thể là giải pháp toàn diện giúp tổ chức/doanh nghiệp
6

chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ ở tầng ứng dụng trên nhiều nền tảng
khác nhau, tích hợp dữ liệu vào DataWarehouse kết hợp với phân tích và tích
hợp tri thức nghiệp vụ để khai thác thông tin kinh doanh, thể hiện trên hệ
thống báo cáo đa tương tác.
Đứng trên quan điểm triển khai, BI có thể triển khai trên những dữ liệu
phi cấu trúc được tồn tại ở nhiều loại như tờ trình, báo cáo tổng kết của một
cá nhân, một bộ phận, các email chào hàng hay phản hồi của khách hàng, …
tích hợp chúng lại và gộp với dữ liệu có cấu trúc để phân tích. Đây là khả
năng có thể đứng độc lập của BI, mà một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, những
doanh nghiệp chưa có điều kiện sử dụng hệ thống ERP ở Việt Nam đang áp
dụng. Họ chỉ sử dụng Excel, Access và công cụ của Microsoft đã có thể thỏa
mãn nhu cầu phân tích cho giải pháp BI tối ưu.
Với các doanh nghiệp đã triển khai ERP và các hệ thống quản lý thông
tin tác nghiệp đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, bệnh viện, chứng khoán… thì
BI sẽ tự động móc nối vào các hệ quản lý tác nghiệp nói trên để tự động thống
kê, phân tích, báo cáo phục vụ quá trình quản lý và ra quyết định tức thời.
BI vừa là đầu ra cuối cùng của hệ thống ERP, CRM, … vừa là đầu vào
cho chính các hệ thống này. Vì nếu xây dựng doanh nghiệp từ các kết quả
đánh giá của BI, tức là từ các chỉ số đánh giá hiệu năng doanh nghiệp thì
doanh nghiệp sẽ có thông tin đầu vào phản ánh chính xác kết quả đầu ra đó.
Khi một doanh nghiệp ứng dụng ERP thì việc áp dụng BI là phần nên phát
triển và tận dụng. Điều đó sẽ giúp tổ chức hoàn thiện hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin của mình, thúc đẩy phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Thị trường cung cấp giải pháp BI ở Việt Nam còn khá sơ khai nhưng
cũng đã quy tụ khá nhiều tên tuổi như: Business Objects, Cognos, Hyperion,
SAP, Oracle và gần đây, Microsoft cũng đã tham gia vào thị trường của giải
pháp BI [7], Mỗi giải pháp đều có sự khác nhau về tính năng, khả năng
7

tích hợp, phân tích và xử lý thông tin. Nhiều doanh nghiệp quan tâm tới các
giải pháp BI nhưng chưa hiểu thấu đáo về chúng nên đây là một lĩnh vực rất
triển vọng trong tương lai.
1.3. Lịch sử và xu hƣớng phát triển của BI
Lịch sử của các hệ thống thông tin dành cho quản lý có thể chia làm 3
giai đoạn chính:
Giai đoạn đầu tiên là vào đầu những năm 70 khi hệ thống giao dịch lần
đầu tiên xuất hiện. Mục tiêu của các hệ thống này là cấu trúc và tự động hoá
quy trình kinh doanh. Chúng đã được tối ưu hóa cho các hoạt động giao dịch,
có kiến trúc, cấu trúc và logic cứng.
Giai đoạn thứ hai là thời điểm khi các ứng dụng phân tích xuất hiện. Các
ứng dụng sẽ cung cấp thông tin phân tích về hoạt động của tổ chức. Chúng
phỏng theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, mô hình hoạt động của tổ
chức, trả lời các vấn đề về kinh doanh, thiết kế tối ưu hóa các truy vấn và trả
lời truy vấn của người sử dụng [6].
Kinh doanh thông minh đề cập đến công nghệ, ứng dụng và thực tiễn của
việc thu thập, tích hợp, phân tích và trình bày thông tin kinh doanh. Kinh
doanh thông minh sử dụng các chỉ số hiệu suất (KPIs) để đánh giá hiện trạng
của doanh nghiệp và quyết định kế hoạch hoạt động. Ví dụ về các KPIS như:
Doanh số bán hàng, doanh số hàng tồn kho,… Trước khi máy tính và các ứng
dụng web được áp dụng rộng rãi, thông tin được nhập và tính toán thủ công,
dữ liệu thường được khai thác trong thời gian ngắn. Khi máy tính được sử
dụng rộng rãi hơn, hệ thống giao dịch và hệ thống phân tích phát triển mạnh.
Theo cách tiếp cận truyền thống, các thông tin liên lạc giữa hai loại hệ thống

(hệ thống giao dịch và hệ thống phân tích) theo một hướng, bởi vì hệ thống
phân tích được đồng bộ hóa với dữ liệu từ các hệ thống giao dịch. Hệ thống
phân tích cung cấp thông tin phản hồi về các quy trình kinh doanh và giúp
8

đưa ra các quyết định trong quản lý nhưng chúng có hạn chế lớn là chúng
không thay đổi hoặc tác động đến các hệ thống giao dịch.

Giai đoạn thứ ba: Môi trường kinh doanh cạnh tranh và rất năng động
gây áp lực cho các doanh nghiệp. Để thành công, các công ty buộc phải phản
ứng nhanh hơn để thay đổi điều kiện kinh doanh và đáp ứng yêu cầu của
khách hàng. Điều này làm phát sinh nhu cầu các hệ thống phân tích phải ảnh
hưởng đến hệ thống hoạt động. Thời điểm này thị trường sinh ra nhiều hoạt
động BI. Hoạt động BI cho phép giao tiếp hai chiều giữa các hệ thống hoạt
động và các ứng dụng phân tích. Các thông tin và kiến thức thu được từ hệ
thống phân tích được sử dụng cho việc ra quyết định, cải thiện các quá trình
kinh doanh và thích ứng với các hệ thống hoạt động để đáp ứng tốt hơn với
điều kiện thay đổi trên thị trường [6].
Quá trình phát triển của BI được thể hiện qua mô hình 1.2.
Ứng dụng phân tích

Hệ thống giao dịch
Cách tiếp cận truyền thống
Cách tiếp cận mới

Hệ thống giao dịch
Ứng dụng phân tích
Hình 1.1: Truyền thông giữa hệ thống giao dịch và ứng dụng phân tích
9



Mô hình này dựa trên các khái niệm về độ trễ: là khoảng thời gian giữa
các thời điểm của một sự kiện và thời điểm của sự kiện hiển thị.
+ Đường màu đỏ trong mô hình hiển thị quá trình làm mới dữ liệu.
+ Độ trễ dữ liệu: Khoảng thời gian cần thiết để thu thập các dữ liệu từ
các hệ thống nguồn cấp dữ liệu, chuẩn bị để phân tích và lưu nó vào kho dữ
liệu hoặc trung tâm dữ liệu, báo cáo thời gian thực, hoặc ra quyết định.
Báo cáo



Phân tích



Xử lý dữ
liệu
Báo cáo
tĩnh


Làm
bằng tay


Thói
quen
Quyết
định độ
trễ

Mô hình trưởng thành của BI – Báo cáo
Sơ Khai
Thời kì
đầu
Thời kì
thứ 3
Thời kỳ
thứ 4
Thời kỳ
thứ 5
Hoàn
thiện
Truy
vấn đặc
biệt

Bảng
tính


Làm
bằng tay
Tham số
hóa báo
cáo

Olap




Hàng
loạt ETL
điều
khiển
điểm

Phân tích
trực
quan


Hàng
loạt
CDC
Dự báo
kế hoạch,
mô hình

Đoán
trước mô
hình

Theo yêu
cầu (EII)
Báo cáo
diện
rộng

Mô hình
thời gian

thực

Tổ chức
điều
khiển
Làm tươi
dữ liệu
Nhận thức
Hiểu Biết
Thông tin
hành động
Quyết
định tự
động
hóa
Nhìn thấy
Hành động
Hình 1.2: Mô hình phát triển của BI
10

Trong mô hình Eckerson Wayne, kinh doanh truyền thống tương ứng với
thời kỳ sơ khai, thời kỳ đầu, thời kỳ 3. Đây là những giai đoạn đặc trưng bởi
độ trễ cao trong quá trình ra quyết định và làm mới dữ liệu thấp.
Thời kỳ 4 và thời kỳ 5 tương ứng với hoạt động kinh doanh thông minh.
Những giai đoạn được đặc trưng bởi độ trễ trong quá trình ra quyết định thấp
và tần suất làm tươi dữ liệu cao.
- Tình hình hiện nay:
Một thời gian dài, giải pháp BI được định hướng chủ yếu vào phục vụ
các tổ chức lớn có đủ nguồn lực tài chính và con người thực việc phân tích dữ
liệu một cách có hệ thống. Chỉ có những phân tích viên và các nhà quản lý

cấp cao mới tiếp cận được hệ thống này.
Gần đây, đã xuất hiện các giải pháp định hướng đến người dùng doanh
nghiệp, đặc biệt là các nhà quản lý trung và cao cấp. Nhờ những giải pháp này
mà họ đã có được các công cụ cho phép tự nhận báo cáo không cần qua các
phân tích viên hay chuyên gia công nghệ thông tin. Họ tự do lựa chọn các báo
cáo, kể cả cách trình bày các báo cáo đó (theo đồ thị, biểu đồ, ).
Khảo sát của Gartner trong ba năm trở lại đây cho thấy giải pháp BI luôn
đứng đầu trong thứ tự ưu tiên về nhu cầu đầu tư công nghệ của doanh nghiệp.
Trải qua hai mươi năm phát triển, ngày nay hệ thống BI đã dần trở nên hoàn
thiện và có xu hướng đáp ứng bốn nhu cầu quan trọng mà người quản trị luôn
mong đợi đó là [7]:
Data Warehouse - Khai thác dữ liệu tập trung.
Analysis -Báo cáo phân tích cao cấp.
Monitoring - Giám sát và cảnh báo tự động.
Planning and Forecasting - Dự đoán và lên kế hoạch.
Bên cạnh đó, diện ứng dụng của BI cũng thường xuyên được mở rộng
sang nhiều lĩnh vực như hỗ trợ việc ra quyết định chiến lược, phân tích hoạt
11

động kinh doanh và quản lý hiệu suất, phân tích quản lý quan hệ khách hàng
(trước hết dùng cho khối ngân hàng thương mại và các đơn vị bán lẻ), quản lý
rủi ro trong kinh doanh (chủ yếu trong mảng tài chính), phân tích thông tin
doanh nghiệp trên các mạng xã hội, BI di động, nhúng các hệ thống BI vào
các trung tâm xử lý tình huống v.v
Những giải pháp BI hiện đại ngày càng hướng đến đáp ứng nhu cầu sử
dụng đại trà trong việc phân tích tác nghiệp, phục vụ lãnh đạo và chuyên gia ở
nhiều cấp độ khác nhau. Đặc điểm chính của những giải pháp này là dễ sử
dụng, có nhiều chức năng hướng tới các ứng dụng kinh doanh cụ thể cùng khả
năng triển khai trên cả máy tính có cấu hình phổ thông.
- Xu thế BI tương lai:

Khuynh hướng phát triển các hệ thống BI phần lớn được xác định không
chỉ bởi nhu cầu của các doanh nghiệp đặt hàng mà còn ở khả năng của kiến
trúc điện toán mà các hệ thống BI xây dựng trên đó. Trong vòng mười năm
gần đây, các nhà phát triển BI đã cố gắng nối kết chúng với những đổi mới về
công nghệ và kiến trúc, từ SOA, kiến trúc cổng thông tin và công nghệ ảo
hoá, các giải pháp di động, Nay các nhà sản xuất hệ thống BI đang cố gắng
tích hợp chúng vào môi trường và kiến trúc đám mây. Tuy nhiên, những giải
pháp đó sẽ chiếm vị trí nào trên “đám mây” thì mọi người chưa hình dung hết.
Hoạt động BI luôn đòi hỏi những lượng dữ liệu lớn nên việc truyền tải dữ liệu
trên các “đám mây” sẽ khiến cho các nhà cung cấp dịch vụ gặp không ít khó
khăn. Tổ chức hoạt động của các ứng dụng điện toán đám mây dựa trên tính
toán của bộ nhớ chính sẽ đơn giản hơn. Chính SAP là công ty đang chuẩn bị
phát hành phiên bản đám mây của sản phẩm HANA theo hướng này. Trong
bất kỳ trường hợp nào, có nhiều cơ sở để hy vọng rằng các hệ thống BI trên
đám mây ít nhất cũng làm cho BI dễ tiếp cận hơn về chi phí, mở rộng đối
tượng người dùng do kết nạp được nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
12

Có thể coi việc sử dụng tích cực năng lực tính toán trên bộ nhớ chính
(in-memory) là phát hiện thành công của các nhà phát triển hệ thống BI. Việc
xử lý dữ liệu trong bộ nhớ phân tích cho phép nâng cao năng suất của hệ
thống BI rất nhiều, tới hàng trăm lần, nhờ giảm tối đa số lần kết nối với dữ
liệu được triển khai trên các ổ cứng (việc trao đổi dữ liệu với các đĩa cứng
chậm hơn rất nhiều so với trao đổi dữ liệu nằm trên bộ nhớ). Những giải pháp
BI như thế (không cần đến các đĩa lưu trữ dữ liệu) đang tỏ ra rẻ hơn nhiều lần
so với các hệ thống BI được xây dựng theo các sơ đồ cũ với kho lưu trữ dữ
liệu. Nhờ có tổng chi phí sở hữu thấp, làm cho chúng trở nên dễ tiếp cận hơn
và vì thế dễ triển khai đại trà hơn. Việc triển khai BI dựa trên tính toán của bộ
nhớ chính cho đến nay đã có trong sản phẩm của các hãng chính trên thị
trường như IBM, Oracle, Microsoft, SAP.

Sử dụng các cấu trúc công nghệ tổ hợp thiết bị - phần mềm đóng gói. Ở
những tổ hợp đó, phần cứng và phần mềm được thiết kế tối ưu cho mục tiêu
BI. Theo số liệu của các nhà sản xuất những giải pháp này đảm bảo tốt hơn từ
10 - 20 lần so với các tổ hợp không tối ưu. Dĩ nhiên, những hệ thống như thế
sẽ không rẻ nhưng ứng dụng chúng sẽ hợp lý hơn trong việc giải quyết hàng
loạt nhiệm vụ phân tích đặc thù tại các tổ chức lớn. Ví dụ cho giải pháp này là
dòng sản phẩm Oracle Exadata.
BI đang hướng tới đa dạng khách hàng. Các giải pháp BI trước đây
thường hướng vào các tổ chức doanh nghiệp nhưng gần đây đã có những định
hướng đến các đối tượng khách hàng mới như đối tượng khách hàng di động,
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có lẽ thành công nhất trong lĩnh vực này đang
thuộc về SAP. Các hãng phần mềm khác trên thị trường cũng đang bắt tay
vào tạo các giải pháp BI di động như thế.


13

1.4. BI và các vấn đề trọng tâm
Khai thác dữ liệu tập trung: Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì
việc mở rộng phạm vi trên nhiều tỉnh, thành hay nhiều quốc gia là nhu cầu tất
yếu. Song song với việc phát triển như thế, ban quản trị cũng vấp phải rất
nhiều khó khăn trong quản lý. Dữ liệu của công ty, tập đoàn nằm rải rác ở
nhiều nơi và dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, bất cứ nhu cầu truy vấn,
phân tích hay so sánh giữa các vùng với nhau đều tiêu tốn rất nhiều thời gian
và công sức. Với Data Warehouse của BI, những dữ liệu quan trọng nằm rải
rác nhiều nơi, dưới nhiều định dạng khác nhau của doanh nghiệp sẽ được trích
xuất đều đặn và được tập hợp lại thành một cấu trúc thống nhất. Qua đó,
những báo cáo từ chi tiết đến tổng quát của toàn doanh nghiệp luôn đảm bảo
được tính chính xác và kịp thời. Data Warehouse đã được nhiều tập đoàn lớn
nhìn nhận là một phần quan trọng trên bước đường toàn cầu hóa của họ.

Báo cáo phân tích cao cấp: Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của
quản trị doanh nghiệp là bị chìm ngập trong một rừng dữ liệu. Sắp xếp quản
lý rừng dữ liệu đó đã là quá khó khăn nói chi đến việc khai thác giá trị từ đó.
Nhưng thực tế trong quá trình đưa ra quyết định vẫn luôn đòi hỏi những nhu
cầu truy vấn phức tạp. Hiện nay giải pháp báo cáo phân tích cao cấp của BI đã
tương đối hoàn thiện với những tính năng nổi bật như:
- Đào sâu dữ liệu đến mức tối đa: Giúp ta có thể giải quyết những yêu
cầu phức tạp như “cung cấp thông tin về doanh thu và số lượng mặt hàng bán
được của ba năm gần nhất, theo tất cả các vùng, ứng với tất cả các nhóm sản
phẩm, từng sản phẩm và nhân viên thực hiện giao dịch” [5]. Với những dạng
câu hỏi như trên, người quản trị chỉ mất vài giây tương tác với hệ thống
OLAP là đã có được câu trả lời.
- Khả năng tùy biến chiều thông tin: Song song với tính năng đào sâu dữ
liệu là khả năng tùy chỉnh thứ tự của các chiều thông tin. Ví dụ cũng với
14

những chiều thông tin như yêu cầu trên ta có góc nhìn khác như cung cấp
thông tin về doanh thu và số lượng mặt hàng bán được ứng với các nhân viên
bán hàng của toàn bộ các vùng, trên tất cả các nhóm sản phẩm và từng sản
phẩm trong 3 năm gần nhất.
Giám sát và cảnh báo tự động: Để khẳng định tên tuổi của mình hơn
nữa trên thị phần BI, các nhà cung cấp giải pháp lớn như BusinessObjects,
Cognos, Hyperion, liên tục đầu tư vào phần giao diện người dùng. Các khái
niệm về Dashboards - bảng điều khiển, Scorecards - bảng chỉ số, đã được
áp dụng vào quản lý doanh nghiệp. Nhờ vào bảng điều khiển mà các chỉ số
thể hiện tình trạng phát triển của công ty (KPIs) luôn được tự động tổng hợp
và cập nhật thường xuyên. Ngoài chức năng cảnh báo tự động qua màu sắc,
hình ảnh, hệ thống BI còn có chức năng tự động gửi email thông báo đến
người có thẩm quyền, giúp người quản lý có được thông tin về những gì đang
xảy ra trong hệ thống.

BI thời gian thực: Hiệu suất báo cáo là một phần quan trọng khi kiểm
tra các công cụ BI. Các mối quan tâm không chỉ làm thế nào nhanh chóng tác
động tới bản ghi trong một cơ sở dữ liệu (được cập nhật hoặc lấy ra), mà thể
hiện trong hai lĩnh vực chính là tốc độ lọc dữ liệu và cấu trúc lại sau khi một
chu kỳ tính toán kết thúc và hiệu suất báo cáo cho người sử dụng.
Tốc độ lọc dữ liệu và cấu trúc lại sau một chu kỳ tính toán được xác định
bởi các chức năng trong quá trình kinh doanh. Thực tế có nhiều yếu tố sẽ ảnh
hưởng đến quá trình này trong doanh nghiệp và tốc độ thường ít bị giới hạn
bởi công nghệ nhưng lại bị giới hạn bởi quá trình hoạt động trong tổ chức.
Hiệu suất báo cáo cho người sử dụng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi công
nghệ và các công cụ sử dụng trong tổ chức. Hiệu suất cũng bị ảnh hưởng bởi
cơ chế truyền thông tin.
15

Trong BI thời gian thực, dữ liệu được phân tích và báo cáo ngay sau khi
nó đi vào tổ chức. Thời gian thực có nghĩa là thông tin cung cấp trong một
mili giây đến vài giây sau khi các sự kiện phát sinh. Độ trễ về báo cáo sau khi
phát sinh sự kiện trong trường hợp này giảm tối đa gần như bằng không. Ví
dụ: Người quản lý doanh nghiệp có thể theo dõi mức độ biến động chứng
khoán để đảm bảo các chiến dịch tiếp thị trực tuyến sẽ không thất bại vì các
tình huống chứng khoán không mong muốn. Một hệ thống BI thời gian thực
hoạt động dựa trên kho dữ liệu thời gian thực và liên tục cập nhật dữ liệu hoặc
tăng chu kỳ cập nhật các dữ liệu thường xuyên hơn. Những hệ thống này cập
nhật dữ liệu có thể đạt được gần với thời gian thực, nơi mà độ trễ dữ liệu
thường là trong khoảng vài giây.
Dự đoán và lên kế hoạch: Trong môi trường thực tế, để tổng hợp được
một bảng kế hoạch cho quý tới, năm tới hay phương hướng của công ty trong
nhiều năm tới sẽ rất phức tạp. Hầu như các bảng kế hoạch và dự báo của
doanh nghiệp đều phụ thuộc vào nhận định chủ quan của một số người có
kinh nghiệm. Tất cả những người quản lý chắc hẳn ai cũng muốn có được sự

hỗ trợ đáng tin cậy và mang tính khoa học nhằm giúp họ đưa ra được những
dự báo vững chắc hơn. Nắm bắt nhu cầu này, các tên tuổi hàng đầu về hệ
thống BI như: Business Objects, Cognos, SAP Business Intelligence, BI đều
hỗ trợ khá tốt khả năng dự báo và lên kế hoạch của doanh nghiệp. Kết hợp
với kinh nghiệm của người sử dụng, những bảng kế hoạch cho tương lai được
tổng hợp khá nhanh và có độ chính xác cao. Ngoài hai tính năng trên, hệ
thống BI còn giúp cho người sử dụng khả năng phân tích và giả định. Chức
năng này giúp cho người sử dụng có thể giả lập một số biến cố, qua đó đánh
giá được xu thế thay đổi của các chỉ số KPIs mà họ quan tâm.
Tuy là một giải pháp cao cấp nhưng BI không chỉ dành riêng cho các tập
đoàn lớn mà là giải pháp hỗ trợ quyết định cho tất cả các doanh nghiệp ở mọi
16

quy mô và nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trong thực tế, BI mang lại lợi
ích rõ nét nhất cho các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng, giải khát, thực
phẩm khi mà yếu tố về thời gian được đặt lên hàng đầu. Trên thế giới, BI đã
trở thành công cụ quản trị quen thuộc của nhiều tên tuổi lớn như: BMW,
Coca-Cola, Unilever, Còn tại Việt Nam, một số công ty lớn đã và đang
triển khai BI và coi như vũ khí bí mật của mình. Hy vọng trong thời gian tới
có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ sát cánh với giải pháp BI.


×